1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đo lường chi phí và hiệu quả trong nghiên cứu kinh tế dược

16 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đo Lường Chi Phí Và Hiệu Quả Trong Nghiên Cứu Kinh Tế Dược
Tác giả Nguyễn Thị Thiết, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Thanh, Đặng Thị Nhớ, Phan Thị Ngọc Linh, Nguyễn Thị Hằng, Lê Hoài Đức, Nguyễn Thị Trà My, Đinh Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Linh Chi
Người hướng dẫn Nguyễn Thi Minh Thuy Nhúm
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kinh Tế Dược
Thể loại Luận Văn
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Một số khái niệm Trang 5 1.2 Phân loại chi phí:1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng1.2 Phân loại chi phí: Trang 6 1.2 Phân loại chi phí:1.2.1 Phân loại chi phí theo chức nănga.Chi ph

Trang 1

ĐO LƯỜNG CHI PHÍ VÀ HIỆU

QUẢ TRONG NGHIÊN CỨU KINH

TẾ DƯỢC

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Thúy

Nhóm: 6

Trang 2

1.Nguyễn Thị Thiết 2.Ngô Thị Thảo

3 Nguyễn Thị Thanh

4 Đặng Thị Nhớ 5.Phan Thị Ngọc Linh 6.Nguyễn Thị Hằng 7.Lê Hoài Đức

8.Nguyễn Thị Trà My 9.Đinh Thị Lan Hương

10 Nguyễn Thị Linh Chi

Thành viên

nhóm 6

n nhóm 6

Trang 3

1 CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 1.1 Một số khái niệm

Nghiên cứu chi phí là bước nghiên cứu

cơ bản phục vụ cho các đánh giá kinh

tế y tế - kinh tế dược như phân tích chi phí - hiệu quả, chi phí - thỏa dụng, chi phí - lợi ích nhằm so sánh các thuốc, can thiệp y tế.

Trang 4

1 CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ

1.2 Một số khái niệm

Về mặt kinh tế học, chi phí là giá trị của các nguồn lực

bị mất đi hoặc được sử dụng để tạo ra một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó; hay chi phí được tính toán để ước tính nguồn lực đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.

Chi phí cơ hội của một hàng hóa, dịch vụ là giá trị của việc sử dụng thay thế tốt nhất từ cùng một nguồn lực Nói cách khác: Chi phí cơ hội của một hàng hóa, dịch

vụ là giá trị của cơ hội tốt nhất bị mất đi do sử dụng

nguồn lực vào việc này thay vì việc khác.

Trang 5

1.2 Phân loại chi phí:

1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng

1.2 Phân loại chi phí:

1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng

Trang 6

1.2 Phân loại chi phí:

1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng

a.Chi phí trực tiếp y tế

Chi phí trực tiếp y tế là giá trị

của các nguồn lực cần thiết

cho việc thực hiện, tiếp nhận

và duy trì can thiệp y tế hoặc

việc điều trị

Chi phí trực tiếp y tế bao gồm

chi phí chăm sóc bệnh nhân

nội trú tại bệnh viện, chi phí

thăm khám ngoại trú, cấp

cứu, chăm sóc tại bệnh viện,

phục hồi chức năng, xét

nghiệm, chẩn đoán hình ảnh

b Chi phí trực tiếp ngoài y tế Chi phí trực tiếp ngoài y tế đề

cập đến những chi phí phát sinh

có liên quan trực tiếp với bệnh nhưng không phải là các chỉ phí

y tế, chẳng hạn như chi phí vận chuyển, chi phí thay đổi chế độ

ăn uống, ở trọ, chăm sóc người bệnh

Chi phí trực tiếp ngoài y tế khó xác định hơn các chi phí y tế rất nhiều nên các nghiên cứu tập trung vào dạng chi phí này khá hạn chế

Trang 7

c Chi phí gián tiếp

Chi phí gián tiếp đo lường chi phí cơ hội bị mất

đi do bệnh, bao gồm tổn thất năng suất lao

động liên quan đến bệnh tật va tử vong

Thiệt hại về năng suất bao gồm: nghỉ làm do

ốm, giảm năng suất trong quá trình đi làm,

người thân trong gia đình nghỉ làm để chăm sóc

bệnh nhân, giảm năng suất lao động do tàn tật

và giảm năng suất lao động do tử vong sớm

Đối với nhiều bệnh, chi phí gián tiếp thậm chí

còn gây ra tổn thật lớn hơn rất nhiều so với chi

phí trực tiếp Trong thực tế, chi phí gián tiếp tạo

thành một phần thiệt hại không nhỏ về phúc lợi

xã hội

d Chi phí vô hình Chi phí vô hình bao gồm chi phí do

đau đớn, thương tổn, lo lắng gây

ra bởi bệnh tật hoặc quá trình điều trị bệnh Đây là loại chi phí rất khó tính toán, đôi khi không thể xác định

Trang 8

1.2.2 Phân loại chi phí theo tính chất

a, Chí phí cố định

Chi phí cố định là các khoản chi phí không biến đổi khi mức hoạt động thay đổi vd chi phí nhà xưởng,chi phí nhân lực quản

b, Chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là các khoản chi phí tỷ lệ

thuận với biến động về mức độ hoạt

động ,thay đổi phụ thuộc vào sản lượng

đầu ra của hàng hóa dịch vụ.vd chi phí

thuốc ,chi phí vật tư y tế

c,Chi phí hỗn hợp

Là các chi phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều.vd chi phí lương, bảo trì máy móc

Trang 9

2.1 Thiết kế nghiên cứu

2.1.1.Mục tiêu nghiên cứu

 Vấn đề sức khỏe đang được quan tâm là gì

 Can thiệp thuốc nào sẽ được sử dụng nhằm giải quyết vấn đề sức khỏe đó

 Lý do cần tiến hành phân tích chi phí cũng phải được chỉ rõ nhằm định hướng phương pháp tiếp cận, cách thức và đối tượng đo lường của nghiên cứu

Đơn vị đồng tiền và thời điểm quy đổi giá trị đồng tiền cũng phải được xác định rất rõ ràng

2 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH CHI PHÍ

Trang 10

2.1.2 Quan điểm nghiên cứu

Cần xác định các chi phí liên quan dựa trên quan điểm nghiên cứu

Các quan điểm trong phân tích kinh tế được có thể được chia thành bốn loại:

quan điểm của

nhà cung cấp dịch vụ

quan điểm của bệnh nhân

quan điểm hệ thống y tế và quan

điểm xã hội

quan điểm của bên thứ ba

Trang 11

Quan điểm của bên thứ ba là quan điểm từ những người trả tiền khác

ngoài bệnh nhân bao gồm: các công ty bảo hiểm, người sử dụng lao động,

hoặc chính phủ

=> Việc đánh giá chi phí - hiệu quả thuốc dưới góc nhìn của cơ quan bảo hiểm

y tế sẽ thuộc quan điểm của bên thứ ba

+Chi phí chủ yếu là các chi phí trực tiếp liên quan đến quá trình điều trị lâm

sàng gồm:

chi phí thuốc, vật tư y tế, giường bệnh, thăm khám, xét nghiệm

Quan điểm của xã hội là quan điểm đầy đủ và toàn diện nhất trong lý

thuyết kinh tế

+Chi phí thuộc về xã hội :

chi phí của các công ty bảo hiểm, chi phí của bệnh nhân, chi phí thuộc các lĩnh vực khác chi phí gián tiếp bởi mất năng suất lao động

=>Là quan điểm thích hợp nhất theo lý thuyết kinh tế học nhưng không phải là phổ biến nhất trong phân tích kinh tế dược

Trang 12

2.2 Xác định các chi phí được đưa vào tính toán

Nguyên tắc cơ bản trong xác định

chi phí là:

- Liệt kê đầy đủ chi phí thành phần

- Phân bổ được các chi phí đầu tư

- Xác định đúng giá trị theo thời điểm

của chi phí

- Trong trường hợp không thể tính

toán hết các chi phí cấu phần, cần ưu

tiên các thành phần chi phí lớn

Trang 13

2.3 Đo lường chi phí

Đối với chi phí trực tiếp có 3 phương pháp để đo lường :

Phương pháp TOP - DOWN (phân bổ chi phí từ trên xuống)

+ Dựa trên nguyên tắc: chi phí để tạo ra một sản phẩm được tính bằng chi phí chung chia cho tổng số các sản phẩm mà cơ sở tạo ra.

Ưu điểm: có nguyên tắc đơn

giản, dễ thực hiện, không tốn

kém nhân lực và vật lực

trong quá trình nghiên cứu

và cho kết quả toàn diện

Nhược điểm : Thực tế, phải tạo

ra nhiều sản phẩm khác nhau và

tỉ lệ sử dụng nguồn lực chung trên mỗi sản phẩm này cũng sẽ không đồng nhất Song không thể khắc phục hoàn toàn nhược điểm về tính chính xác và chi tiết của phương pháp

Trang 14

Phương pháp BOTTOM-UP ( đo lường chi phí từ dưới lên)

+ Phương pháp xác định chi phí của một sản phẩm bằng cách : chỉ

ra tất cả các nguồn lực được sử dụng để tạo thành sản phẩm, tính toán số lượng mỗi nguồn lực và chi phí đơn vị của mỗi nguồn lực

Ưu điểm: tính chi tiết, chính

xác so với phương pháp top -

down

Nhược điểm : việc chỉ ra tất

cả các yếu tố thành phần, số lượng và chi phí đơn vị của từng yếu tố tốn rất nhiều thời gian, công sức và đôi khi là không khả thi.

Trang 15

Phương pháp tiếp cận kinh tế lượng: ước tính sự khác biệt

về chi phí giữa một nhóm bị bệnh và một nhóm không mắc bệnh Các cá nhân trong hai nhóm được ghép cặp về các đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính, tuổi tác, chủng tộc, nơi sinh sống, bệnh mắc kèm thông qua phân tích hồi quy

- Trong phương pháp kinh tế lượng, có hai phương pháp ước lượng chi phí:

+ Phương pháp khác biệt trung bình: So sánh chi phí trung bình của từng nhóm trong hai nhóm để xác định sự khác biệt gia tăng do bệnh

+ Phương pháp hồi quy đa tầng thường được áp dụng nếu có nhiều trường hợp với chi phí bằng không và một vài trường hợp có chi phí rất cao Chi phí gia tăng của bệnh được xác định bằng cách so sánh ước lượng hồi quy khi có và không có biến bệnh.

Phương pháp

tiếp cận kinh tế

lượng

Ngày đăng: 30/01/2024, 14:11