1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”

104 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Dự Án: “Đầu Tư Xây Dựng Khu Dịch Vụ Sinh Thái Nông Nghiệp Núi Dộc”
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Các hạng mục công trình của Dự án Tính đến nay, Chủ dự án còn công trình nhà hàng ăn uống 2 tầng, kho chứa rác thải, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chưa xây dựng.. Các hạng mục công

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1.1 Tên chủ dự án đầu tư 1

1.2 Tên dự án đầu tư 1

1.2.1 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư 1

1.2.2 Quy mô của dự án đầu tư 3

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 4

1.3.1 Công suất hoạt động của dự án đầu tư 4

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 4

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 15

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án 15

1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước trong giai đoạn xây dựng 15

1.4.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước giai đoạn vận hành 21

1.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 24

1.5.1 Danh mục máy móc, thiết bị của dự án 24

1.5.2 Nhu cầu sử dụng lao động trong giai đoạn vận hành 24

1.5.3 Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện dự án 25

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, 26

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 26

2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 26

2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 27

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 28 3.1 Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 28

3.1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường khu vực Dự án 28

3.1.2 Dữ liệu về tài nguyên sinh vật 28

3.1.3 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường 28

3.2 Môi trường tiếp nhận nước thải dự án 29

3.3 Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí 29

Trang 4

3.4 Đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí

khu vực thực hiện Dự án 33

3.4.1 Hiện trạng các thành phần môi trường 33

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 39

4.1 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 39

4.1.1 Công trình, biện pháp xử lý nước thải 40

4.1.1.3 Nước mưa chảy tràn 43

4.1.2.1 Đối với chất thải rắn sinh hoạt 45

4.1.2.2 Đối với chất thải rắn xây dựng 46

4.1.3 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 48

4.1.3.2 Biện pháp giảm thiểu tác động 54

4.1.5 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác 60

4.2 Đề xuất các công trình biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 63

4.2.1 Công trình, xử lý bụi, khí thải 63

4.2.2.1 Đánh giá, dự báo tác động 68

4.2.2.2 Các biện pháp giảm thiểu nước thải 71

4.2.4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 82

4.2.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 83

4.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 84

4.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 84

4.3.2 Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 84

4.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 94

4.4 Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 95

CHƯƠNG 5 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 96

5.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 96

5.1.1 Nguồn phát sinh nước thải 96

5.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa 96

5.1.3 Dòng nước thải 96

5.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 96 5.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 97

Trang 5

5.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 97

5.2.1 Nguồn phát sinh khí thải 97

5.2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa 97

5.2.3 Dòng khí thải 97

5.2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo khí thải 97

5.2.5 Vị trí, phương thức xả khí thải và nguồn tiếp nhận 97

5.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 98

CHƯƠNG 6 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 99 6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 99

6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 99

6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình thiết bị xử lý chất thải 99

6.1.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch 100

6.2 Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 100

6.2.1 Chương trình quan trắc môi trường nước thải 100

6.2.2 Chương trình quan trắc khí thải 101

6.3 Chương trình giám sát khác 101

CHƯƠNG 7 CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 102

7.1 Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường 102

7.2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan 102

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tọa độ khép góc của dự án 1

Bảng 1.2 Thống kê hiện trạng các hạng mục của dự án 3

Bảng 1.3 Máy móc, thiết bị chính thi công nhà ăn 2 tầng 15

Bảng 1.4 Khối lượng nguyên, liệu thi công Nhà ăn 2 tầng 16

Bảng 1.5 Nhu cầu sử dụng dầu DO cho dự án trong giai đoạn thi công 19

Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng điện cho dự án trong giai đoạn thi công 20

Bảng 1.7 Dự kiến sử dụng nguyên liệu chính của nhà hàng ăn uống 22

Bảng 1.8 Thống kê danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất 24

Bảng 1.9 Nhu cầu sử dụng lao động tại Dự án 24

Bảng 3.1 Vị trí các điểm quan trắc môi trường không khí 34

Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh Dự án đợt 1 34

Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh Dự án đợt 2 35

Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh Dự án đợt 3 35

Bảng 3.5 Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt và nước ngầm 36

Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 37

Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 38

Bảng 4.1 Thống kê nguồn và các yếu tố gây tác động trong quá trình 39

Bảng 4.2 Định mức tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 40

Bảng 4.3 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 41

Bảng 4.4 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải thi công 42

Bảng 4.5 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 44

Bảng 4.6 Dự báo lượng CTNH phát sinh trong quá trình xây dựng 48

Bảng 4.7 Tải lượng ô nhiễm của các phương tiện giao thông 50

Bảng 4.8 Nồng độ chất ô nhiễm do hoạt động phương tiện giao thông thải ra theo khoảng cách x(m) 51

Bảng 4.9 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO 52

Trang 7

Bảng 4.11 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong công đoạn hàn 54

Bảng 4.12 Kết quả tính toán mức ồn của các phương tiện, thiết bị thi công 57

Bảng 4.13 Mức rung động của các phương tiện, thiết bị thi công 59

Bảng 4.14 Giá trị tối đa cho phép mức gia tốc rung đối với hoạt động xây dựng 59

Bảng 4.15 Hệ số ô nhiễm môi trường không khí do giao thông của WHO 63

Bảng 4.16 Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông tại dự án 64

Bảng 4.17 Nồng độ bụi phát sinh từ các phương tiện giao thông 65

Bảng 4.18 Lưu lượng nước thải sinh hoạt giai đoạn đi vào hoạt động ổn định 68

Bảng 4.19 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 69

Bảng 4.20 Các hạng mục công trình xử lý của hệ thống XLNT 75

Bảng 4.21 Danh mục thiết bị của hệ thống XLNT 75

Bảng 4.22 Dự kiến khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành Dự án 81

Bảng 4.23 Các tác động không liên quan đến chất thải 82

Bảng 4.24 Mức áp âm từ các phương tiện giao thông 82

Bảng 4.25 Danh mục các công trình bảo vệ môi trường 84

Bảng 4.26 Tóm tắt dự toán kinh phí thực hiện các biện pháp, công trình BVMT 93

Bảng 4.27 Nhận xét về các đánh giá trong báo cáo cấp phép 95

Bảng 5.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm 96

Bảng 5.2 Giá trị giới hạn cho phép đối với các dòng khí thải 97

Bảng 6.1 Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm 99

Bảng 6.2 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy mẫu các loại chất thải 99

Bảng 6.3 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải tại Dự án 100

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí thực hiện dự án 2

Hình 1.2 Hệ thống tưới nhỏ giọt 7

Hình 1.3 Quy trình trồng cây ăn quả hữu cơ 9

Hình 1.4 Quy trình trồng rau hữu cơ 11

Hình 1.5 Một số hình ảnh tại khu vực sản xuất của dự án 14

Hình 1.6 Quy trình hoạt động của khu vực nhà hàng ăn uống 14

Hình 4.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom và thoát nước thải của Dự án 71

Hình 4.2 Mô hình bể tự hoại 03 ngăn xử lý nước thải sinh hoạt 72

Hình 4.3 Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT tập trung của Dự án 73

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 11

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Tên chủ dự án đầu tư

- Tên Chủ dự án: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Văn Sỹ (Sau đây xin gọi tắt là Công ty);

- Địa chỉ văn phòng: Phố Cầu Huyện, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Nguyễn Văn Sỹ

- Chức vụ: Giám đốc Điện thoại: 0913.506.633

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2700782451 do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình đăng ký lần đầu ngày 31/03/2015, thay đổi lần thứ nhất ngày 10/03/2017

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 3661007062 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp lần đầu ngày 29/11/2018; đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 07/10/2020

1.2 Tên dự án đầu tư

Tên dự án: “Đầu tư xây dựng Khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc” (Sau đây xin gọi tắt là Dự án)

1.2.1 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Dự án “Đầu tư Xây dựng Khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc” được đầu tư xây dựng tại xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Vị trí Dự án được thực hiện theo Quyết định số 1459/QĐ-UBND ngày 07/11/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình về chủ trương dự án Đầu tư Khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc Ranh giới của khu đất được xác định tại thửa đất số 68, 69, 70, 71, 72, 74, 75, 76, 77, 78, 79,

81 tờ bản đồ số 18, bản đồ địa chính xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, lập năm 2010 tỷ lệ 1/1000, vị trí cụ thể như sau:

+ Phía Đông giáp núi Dộc

+ Phía Tây giáp đường và đất ruộng xã Ninh Mỹ

+ Phía Nam giáp đất ruộng xã Ninh Mỹ

+ Phía Bắc giáp đường bê tông liên thôn Ninh Mỹ

Vị trí của khu đất thực hiện dự án được giới hạn bởi các mốc tọa độ theo bảng sau:

Trang 12

Hình 1.1 Vị trí thực hiện dự án

Trang 13

1.2.2 Quy mô của dự án đầu tư

Diện tích sử dụng đất của dự án là 10.000m2 tại xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Thời gian hoạt động của dự án là 30 năm, kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư Sản phẩm, dịch vụ cung cấp của dự án là: dịch vụ thăm quan và trải nghiệm các công việc nông nghiệp như trồng rau, thu hoạch rau củ, đánh bắt cá ; cung cấp dịch vụ ăn uống và kinh doanh rau sạch các loại

Tổng vốn đầu tư thực hiện của dự án điều chỉnh từ 13.519 triệu đồng lên 16.176 triệu đồng (Căn cứ vào Văn bản số 1369/STNMT-MTBĐ của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 26/05/2023) Nguồn vốn: Vốn tự có, vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác

Căn cứ loại hình sản xuất kinh doanh là du lịch sinh thái với tổng vốn đầu tư dưới

45 tỷ nên dự án thuộc dự án nhóm C theo tiêu chí phân loại tại Khoản 4 Điều 10 Luật Đầu

tư công năm 2019

Căn cứ số thứ tự 2 mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2022/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Dự án thuộc doanh mục các dự án đầu

tư nhóm III

Căn cứ Điều 39 và khoản 4 Điều 41 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, Dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường do UBND huyện Hoa Lư cấp phép theo đúng quy định

1.2.3 Các hạng mục công trình của Dự án

Tính đến nay, Chủ dự án còn công trình nhà hàng ăn uống (2 tầng), kho chứa rác thải, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chưa xây dựng Các hạng mục công trình đã xây dựng: Hiện tại, chủ dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động các hạng mục như: Nhà điều hành + kho sơ chế; Khu trồng rau sạch; Ao sinh thái; Nhà bảo vệ + bán vé; Trạm điện và Cổng + tường rào

Bảng 1.2 Thống kê hiện trạng các hạng mục của dự án STT Hạng mục công trình dụng đất (m Diện tích sử 2

)

Diện tích sử dụng sàn (m 2 ) Hiện trạng

Trang 14

Bảng 1.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường chưa triển khai

1 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Hệ XLNT sinh hoạt công suất 6m3/ngày đêm

2 Kho lưu giữ chất thải nguy hại Diện tích 5m2, có kết cấu thép, bao quanh

bằng tôn, có mái che

3 Kho lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt Diện tích 10m2, có kết cấu thép, bao quanh

bằng tôn, có mái che

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1 Công suất hoạt động của dự án đầu tư

Công suất thiết kế:

- Vé thăm quan: 15.000 lượt vé/năm;

- Dịch vụ ăn uống: 30.000 lượt khách/năm;

- Kinh doanh rau sạch các loại: 60 tấn/năm

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a) Quy trình hoạt động của nhà màng trong sản xuất

Với ưu thế nhà màng giúp che mưa và ngăn ngừa sâu bệnh giúp chủ dự án chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra điều kiện sống tối ưu cho cây trồng để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu Đồng thời nhà có thể trồng được tất cả các loại rau củ quả quanh năm, đặc biệt là các loại rau khó trồng ngoài trời trong mùa mưa, rét Chính vì vậy việc lựa chọn công nghệ nhà màng rất phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp công nghệ cao

Nhà màng được thiết kế để trồng rau củ quả trên giá thể và trên đất, có lắp đặt hệ thống tăng cường khung nhà để treo giá thể rau củ quả

Nhà màng của dự án được lắp đặt các hệ thống hạ tầng, thiết bị, máy móc để phục

vụ kiện canh tác nông nghiệp công nghệ cao như sau:

Trang 15

 Vật liệu che phủ:

Phủ mái nhà màng và rèm hông được chế tạo bằng vật liệu màng polyethylene đùn

5 lớp, dày 200 micron với các chất bổ sung:

+ UVA: Chống tia cực tím

+ AV – Antivirus: chống virus

+ Diffusion 50%: Khuếch tán ánh sáng 50%, tạo ra ánh sáng khuếch tán đồng đều trong nhà màng, cho phép ánh sáng đến với mọi cây trồng bên trong

 Lưới ngăn côn trùng

+ Khẩu độ thông gió mái che bằng lưới có kích thước lỗ 25 mesh (tương đương 0,7mm)

+ Bốn vách nhà màng che bằng lưới côn trùng với kích thước lỗ 50 mesh (50 lỗ cho 1 inch dài), phần lưới bốn vách nhà màng tiếp đất bên dưới khổ 1,5m sẽ được lắp đặt màng bằng sợi plastic dệt được may liền với phần lưới chống côn trùng

+ Lưới nhôm Aluminet được dệt từ sợi nhân tạo phủ nhôm có tác phản xạ nhiệt và cắt nắng Hệ thống lưới nhôm di động giảm sự gia nhiệt trong nhà màng và che bớt nắng giảm cường độ ánh sáng trong nhà màng

+ Xoắn kép, mức cắt nắng 60% Lưới nhôm vừa là vật liệu cách nhiệt, vừa là vật liệu giảm cường độ ánh sáng trong nhà màng, được sử dụng trong những thời điểm nắng nóng để giảm nhiệt độ tăng cao trong nhà màng Hệ thống màng lưới nhôm cắt nắng được đóng mở nhờ hệ thống mô tơ và cơ khí truyền động, vận hành bằng cách đóng mở mô tơ

 Thanh nẹp mạng PE và lưới ngăn côn trùng

Thanh âm khóa định hình bằng thép mạ kẽm pre-galvanized, được thiết kế đồng bộ với kết cấu khung nhà màng, cùng với nẹp giữ bằng các lò xo thép bọc nhựa định hình zic-zac được thiết kế đồng bộ, đảm bảo nẹp giữ lưới ngăn côn trùng và màng PE căng, thẳng, kín

 Hệ thống tăng cường đỡ cây (chỉ cung cấp cho nhà màng trồng rau ăn quả)

Hệ thống treo đỡ cây cho nhà màng là hệ thống treo đỡ cây tiên tiến cho các cây trồng đảm bảo ứng dụng được các phương pháp canh tác tiên tiến trong nhà màng Toàn

bộ hệ thống treo đỡ cây được lắp dựng cho cây trồng từ khi cây còn rất nhỏ và hướng bố trí lắp đặt cho hệ thống này theo chiều từ đông sang tây và nằm ở hướng bắc của nhà màng nhằm tránh sự che khuất ánh sáng mặt trời giữa các cây trồng Ngoài việc tiết kiệm không gian, rau quả được trồng theo phương pháp này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu hoạch và làm giảm đi tỷ lệ hao hụt bởi vì làm cho quả không bị tiếp xúc với đất

Trang 16

 Quạt đối lưu

- Quạt đối lưu trong nhà màng trồng rau ăn lá và nhà màng trồng rau ăn quả có tác dụng tăng cường thông gió cưỡng bức Các quạt đối lưu này có thể sử dụng như là các quạt thông gió tổng thể, thông gió song song hoặc như là các quạt điều hòa tái lưu thông không khí trong nhà màng Các quạt này là quạt đa chức năng, cung cấp dòng khí thổi ra mỏng nhưng lại có hiệu quả sâu và rất hiệu dụng trong các điều kiện làm việc khác nhau tạo điều kiện tối đa trong việc đẩy khí nóng trong nhà màng ra bên ngoài và thu nhận không khí mát ngoài trời

- Số lượng: Có 02 quạt đối lưu sẽ được lắp đặt cho 1 khẩu độ nhà

- Hệ thống quạt đối lưu sẽ được vận hành tự động bằng công tắc đóng mở

- Chức năng và lợi ích của quạt đối lưu:

+ Đảm bảo tốt cho dịch chuyển khí nóng

+ Đảm bảo nhiệt độ ổn định

+ Di chuyển được vùng khí ẩm và làm khô cho lá

+ Để sử dụng một cách kinh tế nhất các chất hóa học dùng trong nông nghiệp

+ Giảm được khí nóng khi mở nhà màng

+ Tạo ra được lượng không khí dịch chuyển và tái tạo không đổi trong nhà màng

+ Các vòi phun Coolnet sẽ được gắn trên thân ống LDPE với khoảng cách 3,2m giữa các đường ống LDPE và 2m giữa các vòi phun dọc trên ống

+ Hệ thống Coolnet vận hành bằng bộ điều khiển tưới tự động theo các thông số về

độ ẩm và nhiệt độ trong nhà màng được lấy số liệu từ hộp sensor lắp đặt kèm theo hệ thống Coolnet

 Hệ thống tưới phân bón, bộ định lượng tự động Fertikit:

Một hệ thống thùng chứa phân bón hoàn chỉnh sẽ được cung cấp, được đặt trong phòng điều khiển tưới và bao gồm:

+ 1 thùng 500L cho phân bón "A"

+ 1 thùng 500L cho phân bón "B"

Trang 17

Tất cả các thùng chứa đều được cung cấp van, bộ lọc, đầu nối ống PVC có gioăng đệm và ống chuyên dụng nối đến 03 kênh hút phân của bộ định lượng phân bón Fertikit bypass

Toàn bộ các hệ thống tưới được lắp kết hợp với các máy bơm có công suất tương ứng phù hợp Tất cả các phụ kiện đi kèm lắp hệ thống tưới phân bón, bộ định lượng tự động Fertikit được lắp đầu tư đồng bộ để chủ dự án có thể lập chương trình tưới phân cho từng khu vực với tỷ lệ và khối lượng phân bón xác định trước Do đó, việc tưới phân sẽ được kiểm soát bằng độ pH và độ dẫn điện EC Các đầu dò cảm biến pH và EC sẽ đo thông số của dung dịch tưới và báo về bộ điều khiển trung tâm Nếu thông số vượt ngưỡng cho phép, bộ điều khiển sẽ ra lệnh cho hệ thống tăng hoặc giảm liều lượng để dinh dưỡng đến cây trồng hiệu quả nhất

 Hệ thống tưới nhỏ giọt

Hình 1.2 Hệ thống tưới nhỏ giọt

- Công nghệ tưới nhỏ giọt đã đáp ứng được tiêu chí tiết kiệm tối đa, nước được đưa tới từng gốc cây, nhỏ chậm từng giọt thấm vào đất và đi đến rễ cây cung cấp nước cho cây Những mặt lợi khi áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt so với hệ thống tưới khác: Nước được cây trồng hấp thụ tối đa; Điện năng tiêu tốn ít nhất; Bảo trì hệ thống thấp nhất; Hiệu quả sử dụng phân bón cao nhất; Giảm thiểu nước đọng tại thân lá, hay xung quanh, tránh tạo môi trường ẩm ướt cho sâu bệnh phát triển; Cải thiện năng suất và sản lượng tốt hơn Thay vì phải tưới 1-2 lần trong ngày, lượng nước phải dùng phải đảm bảo đầy đủ vì có những thời điểm đất vẫn khô do nước bay hơi rất nhanh trên bề mặt đất rộng Công nghệ tưới nhỏ giọt đã khắc phục được điểm yếu này của công nghệ tưới truyền thống, lượng nước tiết kiệm đạt tới 60% mà luôn cung cấp đủ năng lượng nước cho cây trồng Ngoài ra nước đưa đến tận gốc cây sẽ hạn chế lượng nước đọng trên thân, cành, lá Giúp hạn chế nấm bệnh hại cây trồng sinh ra từ môi trường ẩm ướt

Trang 18

- Dựng hệ thống cột, giằng chéo, đà ngang, dọc, sử dụng khoan bắt ốc hoặc đóng đinh 7-10cm, dùng dây dọi, ống bọt nước để cân chỉnh các chiều thẳng đứng và mặt

phẳng ngang Đóng van từ trong lòng hồ ra phía ngoài bằng đinh 5cm tạo cho vách bồn và đáy bồn thật phẳng, ở một tấm ván đáy có chứa lỗ lấy nước

- Trải tấm vải mủ sọc và tấm vải mủ trong, ém kỹ cho sát góc và thành bồn Tại vị trí lỗ định sẵn ở miếng ván đáy hồ, tiến hành tạo cửa lấy nước (đục thấu 2 lớp vải mủ) bằng đục tròn, luồn khớp nối răng trong ở dưới lên (đã lắp miếng đệm mê-ka và đệm cao

su) tương tự lắp ống ra ngoài, siết thật chặt

- Lắp hệ thống ống dẫn chính theo chiều dài thửa đất, truyền sang ống phụ theo líp bằng khớp nối chữ T giảm đường kính, lắp các ống nhánh tới các gốc cây và lắp vòi phun hay dụng cụ nhỏ giọt Các vòi phun và lỗ nhỏ giọt hướng lên phía trên để tránh cặn làm tắc ống và dễ kiểm tra lưu lượng nước tưới, nơi gần nguồn bố trí lỗ nhỏ giọt nhỏ hơn nơi

cuối nguồn

 Hệ thống tưới phun sương

Nguồn nước: Nước để sử dụng cho hệ thống này được lấy từ ao sinh thái nằm trong dự án Do đó, có thể đảm bảo được chất lượng nước tưới và trữ lượng dồi dào

- Sử dụng máy bơm để tạo áp

- Động cơ: Dự án dùng động cơ điện tự động để vận hành

- Hệ thống đường ống: Nước từ nguồn được dẫn đến khu tưới bằng đường ống chính

và ống nhánh Trên các ống nhánh người ta lắp các vòi phun nhân tạo để cung cấp nước cho cây trồng

- Có 02 loại đường ống thường dùng: Đường ống cố định và bán cố định:

+ Hệ thống tưới phun với đường ống cố định: Hệ thống ống dẫn được bố trí cố định dưới đất, vòi phun có thể bố trí cố định, hoặc di động Cách bố trí này hiệu quả cao, quản lý vận hành tiện lợi, chi phí vận hành thấp, chiếm đất ít; thuận tiện cho việc tự động hóa nhưng hiệu suất sử dụng không cao vì cần nhiều đường ống Do đó, vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích lớn Cho nên, hệ thống này chỉ thích hợp cho khu vực trồng rau, cây kinh tế có số lần tưới khẩn trương, khu vực có độ dốc mặt đất lớn, địa hình cục bộ phức tạp

+ Hệ thống tưới phun bán cố định: Ở hệ thống này, trạm bơm hoặc công trình tạo nguồn có đầu nước địa hình cố định và đường ống chính cố định, còn đường ống nhánh

và vòi phun di động Trên mỗi ống nhánh có từ 2 – 10 vòi phun Loại này sử dụng khi tưới luân phiên Do ống nhánh và vòi phun di động, nên việc dùng tưới luân phiên thì

Trang 19

- Có 02 loại vòi phun:

+ Vòi phun ly tâm: Nước từ lỗ phun ra vòi với một áp lực nhất định vào đỉnh chóp

và bật trở lại thành những giọt mưa phân bố trên một diện tích hình tròn Do tốc độ ly tâm

và tốc độ quay sau khi tia nước tách khỏi miệng vòi sẽ phân tán đều theo các phía, dưới tác dụng của lực cản không khí, tia nước phân nhỏ thành những hạt mưa theo bốn phía của đầu phun Đặc điểm loại này là khi áp lực không lớn; mức độ phân bố mưa vẫn tốt

Do vậy, loại vòi phun này có thể dùng cho áp lực thấp và tầm phun gần

+ Vòi phun tia: Nguyên lý làm việc của loại vòi phun này là dòng nước áp lực từ miệng vòi phun bắn ra gặp sức cản của không khí phân tán thành những hạt mưa phân bố đều trên một diện tích hình tròn Để dòng nước phun được xa, trong ống phun lớn thường

bố trí thiết bị chỉnh dòng Ở máy phun áp lực lớn người ta thường bố trí hai loại vòi phun Vòi lớn có tác dụng phun xa, vòi phun gần Như vậy đảm bảo được mật độ phun đồng đều Loại vòi phun này thường có áp lực lớn và tầm phun xa

b) Quy trình trồng cây ăn quả hữu cơ

Hình 1.3 Quy trình trồng cây ăn quả hữu cơ

Bước 1: Ươm cây

Lựa chọn những hạt giống khỏe, có khả năng nảy mầm tốt Ngâm hạt giống trong nước ấm trong thời gian khoảng 2 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch mang ủ trong túi vải khoảng thời gian 2 ngày 1 đêm Khi hạt đã nứt nanh ta tiến hành gieo vào khay xốp, mỗi lỗ 1 hạt Giá thể cần được làm ẩm trước khi gieo

Phòng trừ sâu bệnh

Ươm cây

Chuẩn bị giá thể

Thu hoạch Trồng và chăm sóc

Trang 20

Bước 2: Chuẩn bị giá thể

Giá thể có thể là mụn dừa, đá bọt, đất cát pha, hỗn hợp vỏ lạc và mụn dừa, tro trấu… Tùy vào những vật liệu có sẵn ở từng vùng mà ta chọn loại giá thể để sử dụng Nếu

ta sử dụng mụn dừa thì trước khi trồng cần phải được khử trùng và xử lý một số chất chát, muối…

Bước 3: Trồng và chăm sóc

Trước khi trồng cây khoảng 10-15 ngày thì ta tiến hành phun thuốc xử lý, vệ sinh tổng thể nhà màng, bầu trồng cây, hệ thống máng thoát nước… nhằm hạn chế sự gây hại của các loại nấm bệnh

- Tưới nước và bón phân:

Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và từng giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới cho phù hợp

- Chăm sóc:

Khi cây đạt chiều cao từ 20 – 30cm thì tiến hành quấn dây cho quả, sau đó cứ 2 ngày ta tiến hành quấn 1 lần Khi cây xuất hiện những chồi nách thì ta tiến hành tỉa hết các cành nách ở vị trí từ lá thứ 14 trở xuống, để lại chồi nách ở vị trí thứ 15 đến 18 và tiến hành thụ phấn Khi đã đậu quả thì ta bấm chồi của cành mang trái chỉ để lại 1-2 lá trên cành đó Mỗi cây có thể từ 1-2 quả Khi cây cao khoảng 1,5m cần tiến hành tỉa bỏ lá gốc, những lá vàng, lá bị bệnh để tạo độ thông thoáng trong vườn, hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh hại Khi cây có khoảng 25-27 lá tiến hành bấm ngọn để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái

Bước 4: Phòng trừ sâu bệnh hại

- Cắt bỏ những cây bị bệnh và mang ra khỏi nhà màng đi tiêu hủy, tránh sự lây lan của mầm bệnh

- Sử dụng cồn để khử trùng dụng cụ trước khi tỉa cành, nhánh

Bước 5: Thu hoạch, bảo quản

Thu hoạch đúng lứa không để rau già, giảm phẩm chất Dụng cụ thu hoạch phải đảm bảo vệ sinh, khi thu hoạch cần loại bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, để nơi khô mát, sau

đó bao gói vận chuyển đến nơi tiêu thụ

Trang 21

c) Quy trình trồng rau hữu cơ

Hình 1.4 Quy trình trồng rau hữu cơ

Bước 1: Hạt giống

Sử dụng các giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, được cung ứng từ các cơ

sở có uy tín Hạt giống hữu cơ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Hạt giống rau hữu cơ là hạt giống lấy từ cây bố mẹ (được trồng và chăm sóc bằng phương pháp hữu cơ), được thu hái, xử lý và chọn lọc bằng các phương pháp không sử dụng hóa chất gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt

- Không sử dụng hạt giống và vật liệu nhân giống từ cây trồng biến đổi gen

- Nếu không có sẵn giống hữu cơ thì sử dụng giống thu được từ giống cây trồng thông thường sau khi canh tác theo phương thức sản xuất hữu cơ ít nhất một vụ sản xuất

Bước 2: Chuẩn bị cây non

Gieo trực tiếp trên luống đất: Làm đất kỹ, luống đánh rộng 1,0 – 1,2 m, cao 25 – 30

cm, bón lót phân hữu cơ, rải đều phân trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống Lượng hạt giống gieo 2,5 – 3 gram/m2 Nên sử dụng máy gieo hạt và công cụ gieo hạt thủ công giúp giảm chi phí giống, công lao động Sau khi gieo tưới 01 –

02 lần/ngày trong vòng 3 – 5 ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất 2 ngày tưới một lần Tỉa cây bị bệnh, cây xấu Cây mồng tơi giống nhổ đi trồng khi được 2 – 3 lá thật, tưới nước đẫm trước khi nhổ 01 giờ

Chuẩn bị cây non

CTR

CTR

Trang 22

Gieo trên khay bầu: Dùng khay loại 50 – 80 lỗ/khay (khay vỉ có đường kính 3 cm,

độ sâu 4 cm) Giá thể đóng bầu là hỗn hợp của một số vật liệu chính gồm: xơ dừa 30%, phân hữu cơ 30%, đất 40%, sau đó bổ sung phân lân 02 – 03 kg/tấn giá thể và vôi 5 – 6 kg/tấn giá thể Cho đầy giá thể vào khay và nén nhẹ

Hạt giống trước khi gieo phải xử lý ngâm ủ Khi hạt bắt đầu nảy mầm tiến hành gieo hạt vào khay đã chuẩn bị Ấn nhẹ lỗ trong khay sâu 01 – 01,5 cm, gieo mỗi lỗ 01 –

02 hạt Gieo hết khay dùng đất nhỏ đã trộn phủ một lớp mỏng trên bề mặt của hạt Sau đó dùng trấu hoặc rơm, rạ phủ trên bề mặt của khay Không để khay trực tiếp lên mặt đất, cho lên giàn cao 20 – 50 cm Để khay ở nơi khô thoáng, nhiều ánh sáng mặt trời

Khay đã ươm hạt giống phải được giữ ẩm thường xuyên (70 – 80%), đặc biệt giai đoạn đầu khi mới gieo hạt Khi cây có 02 – 03 lá thật có thể nhổ đi trồng, loại bỏ cây bị bệnh, cây xấu Trước khi mang cây con ra trồng từ 03 – 05 ngày nên hạn chế nước tưới và chăm sóc dinh dưỡng để cây dễ thích nghi

Bước 3: Làm đất

Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau hữu cơ theo quy định Lên luống cao trên 30 cm, khoảng cách luống rộng 1,5 m (rãnh đến rãnh), mặt luống rộng tối thiểu 80 cm, dễ thoát nước Sau mỗi vụ nên giữ nguyên luống, cho nước ngập luống khoảng 10 ngày và có thể sử dụng máy xới mini làm đất trên mặt luống Có thể che phủ nilon mặt luống để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại

Bước 4: Bón phân

Yêu cầu đầu tiên của sản xuất rau hữu cơ là không được phép sử dụng phân bón vô

cơ Để bù đắp dinh dưỡng cho cây, nông dân phải ủ phân hoặc sử dụng những nguồn

phân hữu cơ tự nhiên

Có thể tự ủ phân với nguyên liệu ủ bao gồm:

- Phân chuồng như phân gà, phân dê, phân trâu bò Đây là nguồn cung cấp đạm cho rau Tuy nhiên, các vật nuôi trên phải được chăn thả tự nhiên, tuyệt đối không được nuôi bằng thức ăn tổng hợp

- Các vật liệu xanh như phụ phẩm lá rau, cây cỏ tươi, cây phân xanh Nguồn vật liệu này sẽ cung cấp chất khoáng cho rau

- Các loại vật liệu khác như rơm, lá khô Đây là nguồn vật liệu cung cấp kali cho rau

- Các vật liệu trên phải được trộn đều với nhau và ủ nóng trong khoảng 2 – 3 tháng cho đến khi hoai mục hoàn toàn Ngoài ra trong quá trình ủ các vi sinh vật hô hấp sẽ tạo

ra nhiệt, do đó nhiệt độ bên trong của khối phân ủ có thể lên tới 60oC đến 70oC tùy từng

Trang 23

giai đoạn Chính vì vậy các nguồn sâu bệnh hại sẽ bị tiêu diệt trong quá trình ủ phân, các hạt cỏ dại mất khả năng nảy mầm Sau khi phân ủ được phân hủy hoàn toàn và không còn mùi hôi mới được dùng đem bón cho đất

Tuyệt đối cấm sử dụng phân tươi, nước tiểu trong quy định sản xuất rau hữu cơ Tất cả các nguyên liệu trên phải được ủ nóng trước khi bón vào đất

Bước 5: Tưới nước và chăm sóc:

Tưới nước đủ ẩm từ sau khi trồng đến khi thu hoạch Tiêu nước kịp thời khi ngập úng Áp dụng biện pháp tưới rãnh hoặc tưới phun Làm cỏ kết hợp loại bỏ cây bệnh, lá bệnh tạo cho ruộng rau thông thoáng, hạn chế sâu bệnh

Bước 6: Phòng ngừa sâu bệnh:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm bệnh, điều tra phát dục sâu hại,

dự tính thời gian trưởng thành, sâu non rộ Lựa chọn, xử lý bằng các loại thuốc sinh học, thảo mộc,…

Bước 7: Thu hoạch:

Thu hoạch đúng lứa không để rau già, giảm phẩm chất Dụng cụ thu hoạch phải đảm bảo vệ sinh, khi thu hoạch cần loại bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, để nơi khô mát, sau

đó bao gói vận chuyển đến nơi tiêu thụ

d) Quy trình hoạt động của khu vực tham quan

Hình 1.4 Quy trình hoạt động của khu vực tham quan

Khách hàng tới dự án chủ yếu đi bằng ô tô, xe máy sẽ làm phát thải bụi, khí thải, tiếng ồn Tại đây du khách có sự trải nghiệm giữa sản xuất nông nghiệp kết hợp cùng với nhiều hoạt động như trồng rau, làm vườn, cắm trại… đem lại lại trải nghiệm mới cho du khách

Trang 24

Một số hình ảnh thực tế tại khu vực sản xuất của dự án

Hệ thống nhà màng Khu vực trồng rau hữu cơ

Khu vực vườn ươm Khu vực trồng cây ăn quả hữu cơ

Hình 1.5 Một số hình ảnh tại khu vực sản xuất của dự án

c) Quy trình hoạt động của nhà hàng ăn uống

Hình 1.6 Quy trình hoạt động của khu vực nhà hàng ăn uống

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Nước thải sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Nước thải sinh hoạt

- Nước thải nhà bếp

- Bụi, tiếng ồn, khí thải (của phương tiện giao thông)

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Nước thải sinh hoạt

Khu đón tiếp

Trang 25

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

- Vé thăm quan: 15.000 vé/năm;

- Dịch vụ ăn uống: 30.000 lượt khách/năm;

- Kinh doanh rau sạch các loại: 60 tấn/năm

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án

1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước trong giai đoạn xây dựng

a) Danh mục máy móc, thiết bị thi công

Đến nay dự án đã thực hiện xây dựng xong các hạng mục: Nhà điều hành + kho sơ chế, diện tích 330,0m2; Nhà màng khu trồng rau sạch, diện tích 3.645,0m2; Ao sinh thái, diện tích 656,0m2; Nhà bảo vệ + bán vé, diện tích 12,0m2 ; trạm điện, diện tích 12,0m2 cùng toàn bộ hệ thống tường rào và cổng dài 405 mét vào khu vực dự án

Các hạng mục chưa xây dựng gồm: Nhà hàng ăn uống (02) tầng, diện tích 144,0m2

và toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường cần được bổ sung như: Hệ thống rãnh thu gom nước thải, nước mưa, trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 6,0m3 sau khi xử lý đạt cột A QCVN 14:2008/BTNMT, kho chứa chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại

Máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công các hạng mục còn lại chủ yếu bao gồm máy đào, máy đầm, thiết bị đóng, ép cọc, các thiết bị thi công bê tông, Thiết

bị xây dựng được bố trí và điều động phù hợp với kế hoạch thi công của nhà thầu sao cho thuận lợi trong quá trình thi công, tiết kiệm được thời gian và tận dụng được năng lực của máy móc thiết bị

Khối lượng các loại máy móc, thiết bị chính dự kiến sử dụng trong thi công được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.3 Máy móc, thiết bị chính thi công nhà ăn 2 tầng

vị

Số lượng (cái) Xuất xứ

Tình trạng

1 Máy bơm bê tông - năng suất: 40 – 60 m3/h cái 1 Việt Nam 90%

2 Máy cắt gạch đá - công suất: 1,7 kW cái 1 Việt Nam 90%

3 Máy cắt uốn cốt thép - công suất: 5,0 kW cái 1 Hàn Quốc 90%

Trang 26

TT Loại máy móc, thiết bị Đơn

vị

Số lượng (cái) Xuất xứ

Tình trạng

4 Máy đào 1,25 m3 gắn đầu búa thủy lực/hàm kẹp cái 1 Trung Quốc 90%

5 Máy đào một gầu, bánh xích - dung tích gầu:

6 Máy đầm bê tông, đầm dùi - công suất: 1,5kW cái 1 Hàn Quốc 90%

7 Máy đầm bê tông, đầm bàn - công suất: 1,0 kW cái 1 Nhật Bản 90%

8 Máy đầm đất cầm tay - trọng lượng: 70kg cái 3 Nhật Bản 90%

9 Máy hàn xoay chiều - công suất: 23,0 kW cái 2 Nhật Bản 90%

11 Máy trộn bê tông - dung tích: 250,0 lít cái 1 Việt Nam 90%

12 Máy trộn vữa - dung tích: 150,0 lít cái 1 Hàn Quốc 90%

14 Máy vận thăng - sức nâng: 0,8 T - H nâng 80 m cái 1 Việt Nam 90%

15 Máy vận thăng - sức nâng: 2,0 T - H nâng 100m cái 1 Hàn Quốc 90%

16 Máy vận thăng lồng - sức nâng: 3,0 T - H nâng

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở)

b) Nhu cầu nguyên, vật liệu xây dựng

Các loại nguyên vật liệu chính phục vụ thi công các hạng mục công trình của dự án bao gồm gạch, đá, sắt, thép, xi măng, Khối lượng vật liệu thi công các công trình của dự

án được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 1.4 Khối lượng nguyên, liệu thi công Nhà ăn 2 tầng

TT Nguyên liệu Đơn vị Khối lượng Tỷ lệ quy đổi Quy đổi (tấn)

Trang 28

(Nguồn: Thuyết minh Dự toán đầu tư)

Các vật liệu khác (cát, sắt thép, xi măng, đá dăm cấp phối, bỏ via, ống cống, ) sẽ được mua tại các công ty, cơ sở có giấy phép kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và được vận chuyển đến công trường bằng đường bộ Phương án vận chuyển vật liệu thông qua mạng lưới đường bộ như QL1A, các tuyến đường địa phương, Trong đó chủ yếu sử dụng đường QL1A, đường ĐT 491 bằng ô tô tải 7 tấn Cự ly vận chuyển từ các mỏ về chân công trình trung bình 10 km

Toàn bộ vật tư, nguyên vật liệu xây dựng công trình do nhà thầu cung cấp đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của công trình do bên thiết kế và Chủ dự án quy định

c) Tổng hợp khối lượng đào, đắp

STT Hạng mục của nhà hàng ăn uống (2 tầng) Đơn vị Khối lượng

Khối lượng đất bóc hữu cơ để xây dựng hạng mục nhà hàng ăn uống 2 tầng sau khi bóc lên được tận dụng đổ vào vị trí khu vực trồng rau sạch 3.645m2 với tác dụng dùng để cải tạo một phần tính chất của đất mà không đổ ra ngoài phạm vi dự án

Trang 29

d) Nhu cầu sử dụng nhiên liệu sử dụng cho quá trình thi công

 Nhu cầu sử dụng dầu DO giai đoạn thi công

Tại dự án không bố trí kho nhiên liệu nên khi có nhu cầu sử dụng dầu DO, các bộ phận chuyên trách sẽ tiếp nhiên liệu từ các cửa hàng, đại lý xăng dầu trên địa bàn

Với số lượng máy móc như đã nêu ở bảng trên, áp dụng định mức sử dụng nhiên liệu đối với từng loại máy móc thiết bị theo Quyết định số 2370/QĐ-SXD ngày 26/08/2022 của Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình về việc công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tính toán được nhu cầu sử dụng dầu DO như sau:

Bảng 1.5 Nhu cầu sử dụng dầu DO cho dự án trong giai đoạn thi công

vị Số ca Định mức Nhu cầu sử dụng dầu DO (lít)

1 Máy đào 1,25 m3 gắn đầu búa

(Nguồn: Thuyết minh Dự án đầu tư)

 Nhu cầu sử dụng điện giai đoạn thi công

Nguồn điện lấy từ trạm biến áp của dự án công suất trạm biến áp: MBT 22/0,4kV Lấy định mức tiêu hao nhiên liệu theo Quyết định số 2370/QĐ-SXD ngày 26/08/2022 của Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình về việc công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tính toán được nhu cầu sử dụng điện giai đoạn thi công như sau:

Trang 30

320kVA-Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng điện cho dự án trong giai đoạn thi công

vị Số ca

Định mức

Nhu cầu sử dụng điện (KWh)

1 Máy bơm bê tông - năng suất:

7 Máy mài - công suất: 2,7 kW ca 0,87 4 3,469

8 Máy trộn bê tông - dung tích:

(Nguồn: Thuyết minh Dự án đầu tư)

e) Nhu cầu sử dụng nước

- Nguồn cung cấp đối với nước sinh hoạt công nhân và nước sinh hoạt khác (vệ sinh): Chủ dự án sẽ sử dụng nước được lấy trực tiếp từ Nhà máy nước của Chi nhánh Công ty Cổ phần Đĩa ốc VSG công suất 45.000 m3/ngày đêm Được đấu nối từ đường ống

Trang 31

- Nguồn cung cấp đối với nước thi công: nhà thầu thi công lấy nước từ ao sinh thái nằm bên trong dự án

Số lượng cán bộ, công nhân dự kiến tại công trường là 15 người Do Dự án ưu tiên tuyển dụng công nhân tại địa phương, không bố trí lán trại qua đêm nên nước cấp sinh hoạt cho công nhân chủ yếu sử dụng cho mục đích vệ sinh, không có nhu cầu sử dụng nước cấp cho các mục đích ăn uống, tắm giặt như sinh hoạt của hộ dân Vì vậy, lấy định mức sử dụng nước là 45 lít/người.ngày (theo TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế)

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt là: 15 người × 45 lít/người.ngày = 675 lít/ngày = 0,675 m3/ngày

 Nhu cầu nước xịt rửa lốp xe ra vào công trường:

Trong thời gian thi công xây dựng, các xe vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu trước khi đi ra khu dự án đều được phun rửa lốp xe Lượng nước cấp được dùng cho xịt rửa lốp

xe được tính toán cụ thể như sau:

Xe vận chuyển VLXD: Tổng khối lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển trong giai

đoạn thi công xây dựng là 598,02 tấn, sử dụng xe vận chuyển có trọng tải 7 tấn thì tổng số

xe vận chuyển nguyên, vật liệu là 598,02 tấn : 7 = 86 chuyến xe

Dự kiến thời gian thi công xây dựng dự án là 3 tháng (thời gian làm việc mỗi tháng

26 ngày), tương đương 78 ngày Số chuyến xe thực hiện trung bình trong một ngày là 86 chuyến xe : 78 ngày = 2 chuyến xe/ngày Lấy định mức nước cấp xịt rửa lốp xe cho 01 xe

là 300 lít = 0,3m3 (dựa theo nhu cầu cần cấp nước cho hoạt động rửa xe theo TCVN

4513:1988) thì lượng nước cấp cho hoạt động xịt rửa lốp xe ô tô vận tải trước khi ra khỏi

công trường là 2 chuyến xe/ngày x 0,3m3 = 0,6 m3/ngày

 Nhu cầu sử dụng nước thi công:

Nước phục vụ cho thi công bao gồm nước trộn vữa, nước rửa dụng cụ thi công Ước tính lượng nước cần sử dụng cho thi công tính trung bình cho 1 ngày khoảng 0,5

m3/ngày.đêm (dựa trên việc khảo sát các công trình dự án tương tự trên địa bàn tỉnh Ninh Bình)

 Tổng nhu cầu sử dụng nước trong quá trình thi công là: 0,6 + 0,5 = 1,1 m 3 /ngày

1.4.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước giai đoạn vận hành

a) Nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho nhà hàng ăn uống

Mục tiêu còn lại của dự án là xây dựng khu nhà hàng ăn uống nên nhu cầu sử dụng nguyên liệu bao gồm lương thực Dự báo khối lượng sử dụng lương thực và các vật phẩm thiết yếu chính theo bảng sau:

Trang 32

Bảng 1.7 Dự kiến sử dụng nguyên liệu chính của nhà hàng ăn uống

b) Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện được đấu nối từ đường dây trung thế 22KV của lưới điện quốc gia về trạm biến áp nội bộ của dự án công suất trạm biến áp: MBT 320kVA-22/0,4kV Nhu cầu

sử dựng điện dự kiến là 1.500kWh

c) Nhu cầu sử dụng nước

c1) Nhu cầu sử dụng nước dùng cho cán bộ công nhân viên

Tổng số lao động sử dụng cho dự án là 16 người, trong đó:

+ Bộ phận quản lý: 3 người

Trang 33

Lấy định mức sử dụng nước là 100 lít/người.ngày (theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt là: 16 người x 100 lít/người.ngày = 1.600 lít/ngày = 1,6 m3/ngày

c2) Nhu cầu sử dụng nước dùng cho hoạt động của khách tham quan, ăn uống

- Tổng số khách đến tham quan dự án là 15.000 vé/năm tương đương 42 lượt/ngày

Lấy định mức sử dụng nước là 25 lít/người.ngày (theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt là: 42 người x 25 lít/người.ngày = 1.050 lít/ngày = 1,05 m3/ngày

- Tổng số khách đến ăn uống dự án là 30.000 lượt khách/năm tương đương 83 lượt khách/ngày Lấy định mức sử dụng nước là 25 lít/người.ngày (theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt là: 83 người x 25 lít/người.ngày = 2.075 lít/ngày = 2,075 m3/ngày

Tổng nhu cầu sử dụng nước của khách tham quan, ăn uống: 1,05 + 2,075 = 3,13

m3/ngày

c3) Nhu cầu sử dụng nước dùng cho hoạt động tưới rau, cây xanh cảnh quan

- Khu trồng rau sạch có diện tích 3.645m2 Lấy định mức sử dụng nước là 4 lít/m2(theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động tưới rau sạch là: (3.645 x 4)/1000 = 14,58

m3/ngày.đêm

- Khu cây xanh, cảnh quan có diện tích 2.213m2 Lấy định mức sử dụng nước là 3 lít/m2 (theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động tưới rau sạch là là: (2.213 x 3)/1000 = 6,64

m3/ngày.đêm

 Tổng nhu cầu sử dụng nước của hoạt động tưới rau sạch, cây xanh cảnh quan: 14,58 + 6,64 = 21,22 m3/ngày đêm

* Nguồn cung cấp nước

- Nguồn cung cấp nước sạch sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên, khách tham quan,

ăn uống được lấy từ nhà máy nước của Chi nhánh Công ty Cổ phần Địa ốc VSG công suất 45.000m3/ngày.đêm Điểm đấu nối từ đường ống cấp nước bên ngoài nằm ở phía Bắc của khu đất

- Nguồn cung cấp nước cho hoạt động tưới rau, cây xanh cảnh quan được lấy từ ao sinh thái diện tích ao 656m2

Trang 34

1.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

1.5.1 Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

Bảng 1.8 Thống kê danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất

TT Tên thiết bị phương tiện Số lượng Đơn vị tính Xuất xứ

12 Hệ thống lọc nước công nghiệp 01 Bộ Trung Quốc

(Nguồn: Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Văn Sỹ)

1.5.2 Nhu cầu sử dụng lao động trong giai đoạn vận hành

Bảng 1.9 Nhu cầu sử dụng lao động tại Dự án

Trang 35

1.5.3 Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện dự án

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Văn Sỹ; Giấy chứng nhận đăng

ký doanh nghiệp số 2700782451 do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình đăng ký lần đầu ngày 31 tháng 3 năm 2015, thay đổi lần đầu ngày 10 tháng 03 năm 2017; địa chỉ trụ sở chính tại Phố Cầu Huyện, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Dự án đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc tại xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu số 3661007062 ngày 29/11/2018; Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 10/9/2020; Đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 07/10/2020 với quy mô công suất: Thăm quan: 15.000 lượt vé/năm; Dịch vụ ăn uống: 30.000 lượt khách/năm; Kinh doanh rau sạch các loại: 60 tấn/năm

Về tiến độ xây dựng cơ bản đến nay chủ dự án đã thực hiện xây dựng: Nhà điều hành + kho sơ chế có diện tích 330m2; Nhà màng khu trồng rau sạch có diện tích 3.645m2; Ao sinh thái có diện tích 656m2; Nhà bảo vệ + bán vé, diện tích 12m2; trạm điện

có diện tích 12m2 cùng toàn bộ hệ thống tường rào và cổng dài 405 mét vào khu vực dự

án Các hạng mục chưa xây dựng gồm: Nhà hàng ăn uống (02) tầng, diện tích 144,0m2 và toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường cần được bổ sung như: Hệ thống rãnh thu gom nước thải, nước mưa, trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 6,0m3 sau khi xử lý đạt cột

A QCVN 14:2008/BTNMT, kho chứa chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại

Về hoạt động của dự án: quá trình thực hiện dự án chủ dự án đã xây dựng 3.645,0m2 nhà màng để tiến hành các hoạt động trồng rau sạch bước đầu đã có sản phẩm cung cấp ra thị trường Tuy nhiên, đến nay chủ dự án mới ký hợp đồng sử dụng 3 nhân công là người địa phương, hoạt động theo thời vụ, ăn uống sinh hoạt tại nhà nên tại khu sản xuất rau sạch không phát sinh chất thải, nước thải sinh hoạt

Về hồ sơ cấp giấy phép môi trường: Tổng diện tích đất thu hồi phục vụ dự án là 10.000m2 trong đó diện tích đất nông nghiệp trồng lúa nước 02 vụ là 10.000m2 (chiếm 100%) Kể từ khi UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu số

3661007062 ngày 29/11/2018 đến ngày 31/12/2021 Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm

2014 và nghị định 40/2019 dự án không thuộc diện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường do diện tích đất lúa bị thu hồi dưới 5ha Mặc dù, chủ dự án chưa thực hiện đầy đủ các quy định về đầu tư nhưng vẫn tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (như đã nêu

ở phần trên) Giai đoạn từ ngày 1/1/2022 khi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có hiệu lực đến nay, chủ dự án vẫn chưa hoàn tất các thủ tục về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa có các công trình bảo vệ môi trường nhưng chủ dự án vẫn tiếp tục đưa dự án vào hoạt động và đã có sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Căn cứ vào số thứ tự số 2 mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Dự án này thuộc danh mục các dự án đầu tư nhóm III Căn cứ Điều 39 và khoản 4 Điều 41 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020,

Dự án thuộc diện phải có Giấy phép môi trường do UBND huyện Hoa Lư cấp

Trang 36

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

- Về quy hoạch sử dụng đất: Khu đất Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Văn Sỹ xin lập dự án xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc với diện tích đất 10.000m2 đã được huyện Hoa Lư cập nhật điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm

2018 và được HĐND tỉnh chấp thuận chuyển mục ng đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2018 tại Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 13/12/2017, do đó dự án đã phù hợp với quy hoạch sử dụng đất

- Văn bản 622/SXD-QHKT ngày 24/5/2017 của Sở Xây dựng: Vị trí công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại bóng đá Văn Sỹ xin đầu tư dự án xây dựng khu dịch

vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc thuộc xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư; theo quy hoạch Phân khu các khu vực 1-1A, 1-3A, 1-3B, 1-3C trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 24/5/2015 thì khu đất này nằm trong một phần lô đất có ký hiệu H3 thuộc tiểu khu XII-01 có tính chất quy hoạch là đất hỗn hợp dịch vụ sinh thái, với mục tiêu xin đầu tư xây dựng dự án khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp nhằm cung cấp cho khách du lịch địa điểm thăm quan mô hình trồng rau công nghệ cao và tham gia trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp nông thôn Việt Nam là phù hợp

- Văn bản số 585/SNN-KHTC ngày 01/6/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn: Mục tiêu xây dựng dự án phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh Sở Nông nghiệp và PTNT nhất trí với mục tiêu dự án;

- Văn bản số 244/SDL-QH&PTTNDL ngày 30/5/2017 của Sở Du Lịch: Mục tiêu đầu tư của dự án xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp, nhằm cung cấp dịch vụ thăm quan mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tham gia trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp nông thôn để phục vụ khách du lịch và nhân dân trong tỉnh là phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của địa phương và của tỉnh; Dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

- Phù hợp với diện tích đất: Tổng diện tích 10.000m2, trong đó: Diện tích đất xây dựng công trình kiến trúc 618m2 chiếm 6,2%, còn lại đất cây xanh, trồng rau, ao cá và sân

Trang 37

2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc khi đi vào hoạt động chủ yếu phát sinh

nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại Đối với nước thải sinh hoạt được chủ dự án thu gom đưa về trạm xử lý nước thải ở phía Tây dự án để xử lý đạt cột A QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và sau đó được tiêu thoát ra mương nội đồng phía Tây Bắc dự án thuộc quản lý của UBND xã Ninh

Mỹ, huyện Hoa Lư (theo biên bản thỏa thuận xả nước thải sinh hoạt sau xử lý vào kênh mương thủy lợi nội đồng xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư của Dự án giữa chủ dự án với UBND xã Ninh Mỹ ngày 12/12/2022) Nước thải được sử dụng cho mục đích tưới tiêu phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và tiêu thoát ra sông Chanh vào mùa mưa lũ

Nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án được thu gom,

xử lý bằng bể tự hoại; còn nước thải tại khu bếp, nhà ăn được xử lý bằng bể tách dầu mỡ

để thu gom vào trạm xử lý nước thải công suất 6 m3/ngày.đêm được chủ dự án xây dựng

ở phía Tây dự án Tại đây, nước thải được xử lý đạt cột A của QCVN 14:2008/BTNMT rồi thải ra nguồn tiếp nhận là các mương thoát nước của khu vực Hiện tại, nguồn nước tại mương thoát nước được sử dụng cho mục đích thoát nước cho khu vực không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Do đó, nước thải của dự án được xử lý trước khi

xả ra mương không gây tác động đáng kể tới chất lượng nước mương

Đối với chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại, chủ dự án thực hiện thu gom, lưu trữ tạm thời kho chứa chất thải rắn và chất thải nguy hại ở phía Tây dự án sau đó chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom vận chuyển và xử lý theo đúng quy định của pháp luật

Do vậy, nguồn thải phát sinh từ quá trình thực hiện Dự án về cơ bản phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường

Trang 38

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.1 Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

3.1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường khu vực Dự án

Dự án “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc” được thực hiện tại xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

- Chất lượng môi trường không khí: Theo khảo sát, từ tài liệu thu thập được cho thấy hiện tại không có bất kỳ dự án, khu công nghiệp hay các hoạt động khai thác khoáng sản nào diễn ra trong khu vực Do đó không có dấu hiệu suy giảm về chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án

- Chất lượng môi trường nước: Theo quan sát trực quan cho thấy không có dấu hiệu nước mặt trong khu vực chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm

3.1.2 Dữ liệu về tài nguyên sinh vật

Khu vực triển khai dự án đã được san nền hoàn chỉnh bởi chủ dự án, đã xây dựng một số hạng mục hoàn chỉnh như hệ thống nhà màng, nhà điều hành, kho sơ chế,… diện tích còn lại chủ yếu là các cây cỏ mọc dại, hệ sinh thái nghèo nàn Do đó, tác động do việc triển khai dự án đến hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật của khu vực là không đáng kể

3.1.3 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường

- Nhận diện yếu tố nhạy cảm về môi trường đối với Dự án:

- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng 10.000m2 trong đó đất trồng lúa nước 02 vụ 10.000m2 (chiếm 100%) để phục vụ dự án Do các hộ dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa và hoa màu có thu nhập thấp vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh

và thu nhập của các hộ dân thuộc diện bị thu hồi đất

- Dự án nằm giữa các khu dân cư cũ có mật độ dân số cao, xung quanh khu vực dự

án có nhiều đường giao thông liên xóm, liên xã, đường ĐT.491, và các công trình văn hóa, tâm linh như chùa Nhân Lý, trường mầm non xã Ninh Mỹ Việc thi công thực hiện

dự án sẽ ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên tuyến đường ĐT.491 và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân khu vực, ảnh hưởng đến việc dạy và học của trường mầm non do tiếng ồn, bụi, khí thải, của các phương tiện thi công gây ra

- Diện tích thực hiện dự án 100% là đất lúa 02 vụ có hệ sinh thái và đa dạng sinh học nghèo nàn do tác động của con người và môi trường bị ô nhiễm gây ra Do vậy, trong phạm vi thực hiện dự án không có các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ bị tác

Trang 39

3.2 Môi trường tiếp nhận nước thải dự án

Nguồn tiếp nhận nước thải từ Dự án là mương nước phía Tây Bắc của Dự án Hiện tại, mương nước được sử dụng để thoát nước cho khu vực, không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

3.3 Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí

Theo “Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Ninh Bình” năm 2021, hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Ninh Bình như sau:

- HL-NM2: Nước sông Sào Khê, khu vực cố đô Hoa Lư, tọa độ X: 2236163; Y: 597609

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Nhận xét: Các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn quy chuẩn quy định

Trang 40

* Về chất lượng nước ngầm:

Nước ngầm khu vực huyện Hoa Lư nằm trong tầng chứa nước Halogen (7m-30m) Tầng nước này là tầng nước có áp lực, thậm chí ban đầu chúng có khả năng đưa nước chảy cao hơn mặt đất Quá trình khai thác nước bằng các giếng khoan chọc thủng mái tầng chứa với mật độ dày đặc như hiện nay đã làm giảm áp lực trong nội tầng, cũng là giảm mực nước ngầm Bên cạnh nguyên nhân gia tăng số lượng giếng khoan thì các giếng khoan hỏng hoặc ngừng hoạt động không được bịt kín cũng là nguyên nhân gây mất áp tầng nước

Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm tại huyện Hoa Lư

thông số

Đơn

vị tính

MT:2015 /BTNMT Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4

Ngày đăng: 25/01/2024, 11:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Vị trí thực hiện dự án - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Hình 1.1. Vị trí thực hiện dự án (Trang 12)
Bảng 1.2. Thống kê hiện trạng các hạng mục của dự án - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Bảng 1.2. Thống kê hiện trạng các hạng mục của dự án (Trang 13)
Hình 1.2. Hệ thống tưới nhỏ giọt - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Hình 1.2. Hệ thống tưới nhỏ giọt (Trang 17)
Hình 1.3. Quy trình trồng cây ăn quả hữu cơ - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Hình 1.3. Quy trình trồng cây ăn quả hữu cơ (Trang 19)
Hình 1.4. Quy trình trồng rau hữu cơ - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Hình 1.4. Quy trình trồng rau hữu cơ (Trang 21)
Hình 1.4. Quy trình hoạt động của khu vực tham quan - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Hình 1.4. Quy trình hoạt động của khu vực tham quan (Trang 23)
Hình 1.5. Một số hình ảnh tại khu vực sản xuất của dự án - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Hình 1.5. Một số hình ảnh tại khu vực sản xuất của dự án (Trang 24)
Bảng 1.6. Nhu cầu sử dụng điện cho dự án trong giai đoạn thi công - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Bảng 1.6. Nhu cầu sử dụng điện cho dự án trong giai đoạn thi công (Trang 30)
Bảng 1.7. Dự kiến sử dụng nguyên liệu chính của nhà hàng ăn uống - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Bảng 1.7. Dự kiến sử dụng nguyên liệu chính của nhà hàng ăn uống (Trang 32)
Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí (Trang 44)
Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí (Trang 45)
Bảng 3.5. Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt và nước ngầm - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Bảng 3.5. Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt và nước ngầm (Trang 46)
Bảng 4.1. Thống kê nguồn và các yếu tố gây tác động trong quá trình - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Bảng 4.1. Thống kê nguồn và các yếu tố gây tác động trong quá trình (Trang 49)
Bảng 4.3. Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Bảng 4.3. Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Trang 51)
Bảng 4.4. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải thi công - Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án: “Đầu tư xây dựng khu dịch vụ sinh thái nông nghiệp Núi Dộc”
Bảng 4.4. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải thi công (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w