Ngoài ra Công ty sẽ tiến hành các biện pháp sau để giảm thiểu độ đục của nước khi tiến hành khai thác bằng tàu hút: - Công ty sẽ thực hiện quan trắc chất lượng nước định kỳ trong thời gi
Trang 1MỤC LỤC
Content s
Chuơng 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 73
1.1 Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH thương mại tổng hợp Vi Anh 73
1.2 Tên cơ sở: Dự án khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường trên sông Hồng thuộc xã Sơn Hà, xã Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng 73
1.2.1 Địa điểm cơ sở: 73
1.2.2 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án 75
1.2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Các giấy phép môi trường thành phần 76
1.2.4 Quy mô của cơ sở 76
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 77
1.3.1 Công suất 77
1.3.2 Tuổi thọ dự án 78
1.3.3 Công nghệ khai thác 78
1.3.4 Công nghệ chế biến khoáng sản 84
1.3.5 Sản phẩm sản xuất 86
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: 87
1.4.1 Nguyên, nhiên liệu 87
1.4.2 Nguồn cung cấp điện 87
1.4.3 Nguồn cung cấp nước 87
Chương 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 89
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 89
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 89
Chương 3: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 90
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 90
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 90
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải: 91
3.1.3 Xử lý nước thải 92
Trang 23.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 95
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 96
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 97
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 98
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 98
3.7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 101
3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kế quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 105
3.9 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học 106
3.9.1 Kế hoạch, tiến độ thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường 106
3.9.2 Kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường 179
Chương 4: NỘI DUNG ĐỀ NGHI CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 180
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 180
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: Không 181
4.3 Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với tiếng ồn, độ rung: 181
4.4 Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: không 182
4.5 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Không có 182
Chương 5: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 183
5.1.Kết quả quan trắc môi trường định kỳ 183
5.2 Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo 183
Chương 6: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 185
6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 185
Chương 7: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 186
Chương 8 187
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 187
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng tọa độ các điểm góc ranh giới khu vực khai thác 73
Bảng 2: Bảng tọa độ các điểm góc ranh giới khu phụ trợ 74
Bảng 3: Bảng tổng hợp trữ lượng công nghiệp của mỏ 77
Bảng 4 : Bảng thống kê đặc tính kỹ thuật của tàu hút 81
Bảng 5: Bảng thống kê trang thiết bị 86
Bảng 6 : Khối lượng sản phẩm theo năm khai thác 86
Bảng 7: Kích thước các ngăn của bể tự hoại 94
Bảng 8: Kích thước lớp vật liệu lọc bể tự hoại 94
Bảng 9: Thành phần và khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình khai thác 97
Bảng 10: Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 176
Bảng 11 Giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 180
Bảng 12: Kết quả phân tích môi trường không khí tại cơ sở 183
Bảng 13: Kết quả phân tích môi trường nước tại cơ sở 184
DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ công nghệ khai thác cát, sỏi tại mỏ 78
Hình 2: Quy trình công nghệ khai thác bằng tàu hút 80
Hình 3: Sơ đồ cấu tạo tàu hút 81
Hình 4: Ảnh máy xúc gầu ngược khai thác cát, sỏi 83
Hình 5 : Quy trình công nghệ khai thác bằng máy xúc 84
Hình 6: Sơ đồ chu trình sàng phân loại sản phẩm 85
Hình 7: Sơ đồ thu gom nước mặt khu vực 90
Hình 8: Sơ đồ thu gom nước thải sản xuất 91
Hình 9: Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt 92
Hình 10: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại cải tiến BASTAF 93
Hình 11: Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng nhà vệ sinh di động 94
Hình 12: Sơ đồ tổ chức quản lý cải tạo, phục hồi môi trường 106
Trang 4Chuơng 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1 Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH thương mại tổng hợp Vi Anh
- Địa chỉ: số nhà 020 đường Dã Tượng, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai
- Người đại diện: bà Vi Như Quỳnh Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0978.030.080
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, mã số doanh nghiệp 5300752881 (đăng ký lần đầu ngày 30/5/2018; đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 16/01/2023)
1.2 Tên cơ sở: Dự án khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường trên sông Hồng thuộc xã Sơn Hà, xã Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng
1.2.1 Địa điểm cơ sở:
* Vị trí địa lý khu vực khai thác:
Khu vực mỏ nằm trên sông Hồng thuộc khu vực xã Sơn Hà, xã Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Diện tích khu vực khai thác đã được UBND tỉnh Lào Cai cấp Giấy phép khai thác số 883/GP-UBND ngày 19/03/2021 cho
phép Công ty TNHH MTV Thương mại Tổng hợp Vi Anh (tên hiện tại Công ty TNHH
Thương Mại tổng hợp Vi Anh) khai thác Ranh giới khu vực khai thác được giới hạn
bởi các điểm mốc theo thứ tự từ 1 đến 12, theo hệ tọa độ VN-2000 kinh tuyến trục
104045’ múi chiếu 30 Tọa độ các điểm góc ranh giới khu vực khai thác được thể hiện trên bảng sau:
Bảng 1: Bảng tọa độ các điểm góc ranh giới khu vực khai thác
Khu vực Điểm
góc
Tọa độ VN-2.000 Kinh tuyến trục 104 0 45’, múi chiếu 3 0 Diện tích
Trang 512 2.470.051 440.438
Diện tích khai thác thuộc lòng sông Hồng năm trên địa phận xã Sơn Hà, xã Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai với tổng diện tích là 73.373,5m2, trong đó một phần diện tích là lòng sông bị ngập nước hoàn toàn, một
phần diện tích là bãi bồi nhô lên khỏi mặt nước
* Vị trí địa lý khu vực phụ trợ:
Mặt bằng khu phụ trợ được công ty dự kiến xây dựng trên diện tích 3.646,4 m2, bao gồm khu điều hành mỏ và khu vực chế biến Được giới hạn bởi các điểm mốc theo thứ tự như bảng sau, theo hệ tọa độ VN-2000 kinh tuyến trục 104045’ múi chiếu 30 Tọa độ các điểm góc ranh giới khu vực phụ trợ được thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 2: Bảng tọa độ các điểm góc ranh giới khu phụ trợ
Khu vực
Điểm góc
Tọa độ VN-2.000 Kinh tuyến trục 104 0 45’, múi chiếu 3 0 Diện tích
Trang 6- Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 14/01/2021 của UBND tỉnh Lào Cai, quyết
định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án khai thác cát, sỏi làm VLXD thông thường
trên sông Hồng thuộc xã Sơn Hà, xã Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng (điều chỉnh lần thứ 1)
- Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 của UBND tỉnh Lào Cai,
quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án khai thác cát, sỏi làm
VLXD thông thường trên sông Hồng thuộc xã Sơn Hà, xã Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng (điều chỉnh lần thứ 2)
- Công văn số 2305/SGTVTXD-KTVL ngày 29/6/2021 của Sở Giao thông vận tải – xây dựng về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công công trình thuộc dự án khai thác cát, sỏi làm VLXD thông thường trên sông Hồng thuộc xã Sơn
Hà, xã Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng
- Quyết định của Giám đốc công ty TNHH thương mại tổng hợp Vi Anh năm
2023 về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình “khai thác cát, sỏi làm VLXD thông thường trên sông Hồng thuộc xã Sơn Hà, xã Sơn Hải và thị trấn Phố
Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Trang 7- Giấy phép số 883/GP-UBND, giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ngày 19/3/2021
- Quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 25/01/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ cát làm VLXD thông thường trên sông Hồng thuộc xã Sơn Hà, Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 29/01/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về phê duyệt kết quả xác định tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường trên sông Hồng thuộc xã Sơn Hà, Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Quyết định số 541/QĐ_UBND ngày 09/3/2022 của UBND tỉnh Lào Cai về việc cho Công ty TNHH MTV thương mại tổng hợp Vi Anh thuê đất
1.2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Các giấy phép môi trường thành phần
- Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 27/8/2020 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác cát, sỏi làm VLXD thông thường trên sông Hồng thuộc xã Sơn Hà, xã Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
(Chủ đầu tư Công ty TNHH MTV thương mại tổng hợp Vi Anh, nay đổi tên thành Công ty TNHH thương mại tổng hợp Vi Anh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 5300752881, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 16/1/2023)
1.2.4 Quy mô của cơ sở
1.2.4.1 Quy mô theo tiêu chí Luật đầu tư công
- Tổng mức đầu tư: 4.719.601.000 đồng
- Dự án khai thác chế biến khoáng sản thuộc nhóm C luật Đầu tư công
- Dự án khai thác khoáng sản được UBND tỉnh Lào Cai cấp phép, nằm trong danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (quy định tại phụ lục IV, nghị định 08/2022/NĐ-CP)
1.2.4.2 Quy mô dự án
* Trữ lượng khai thác
Trữ lượng khoáng sản được phép khai thác là 227.302 m3 (trong đó trữ lượng
cát là: 180.498 m 3 , trữ lượng khoáng sản đi kèm 46.804 m 3 ) đã được phê duyệt tại
Giấy phép khai thác số 883/GP-UBND ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai
Trang 8Bảng 3: Bảng tổng hợp trữ lượng công nghiệp của mỏ
Stt Khu
vực
Số hiệu khối
Cos sâu tính trữ lượng (m)
Trữ lượng địa chất trong ranh giới xin khai thác
Trữ lượng huy động vào thiết kế khai thác
Trữ lượng khai thác
Trữ lượng cát (m 3 )
Trữ lượng sỏi đi kèm (m 3 )
Trữ lượng cát huy động vào thiết kế khai thác (m 3 )
Trữ lượng sỏi huy động vào thiết kế khai thác (m 3 )
Trữ lượng cát
Trữ lượng sỏi đi kèm
- Công suất nguyên khối là:
+ Công suất cát nguyên khối là: 11.000 m3;
+ Công suất sỏi nguyên khối là: 3.000 m3
- Công suất nở rời (hệ số nở rời cát sỏi là 1,2) là:
+ Công suất cát nở rời là: 13.200 m3;
+ Công suất sỏi nở rời là: 3.600 m3
Trang 91.3.2 Tuổi thọ dự án
Thời gian khai thác là 14,5 năm, kể từ ngày cấp Giấy phép khai thác số UBND ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai
883/GP-1.3.3 Công nghệ khai thác
Qua đánh giá tính hiệu quả của các công nghệ khai thác có thể lựa chọn, phù
hợp với chiều sâu khai thác của mỏ cát, sỏi trên sông Hồng thuộc xã Sơn Hà, xã Sơn
Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, mức sâu khai thác đổi từ +57,7 đến +58,8m, đồng thời độ sâu ngập nước của thân cát, sỏi tại mỏ không lớn, một phần diện tích khai trường là bãi bồi nổi Như vậy để phù hợp với điều kiện địa hình thực tế khu khai thác
và tính chất cát, sỏi khu mỏ dự án lựa chọn kết hợp 2 công nghệ khai thác: công nghệ
tàu hút và công nghệ máy xúc gầu ngược
Sơ đồ công nghệ khai thác của mỏ được thể hiện tại sơ đồ sau:
Hình 1: Sơ đồ công nghệ khai thác cát, sỏi tại mỏ
Dự án lựa chọn kết hợp hai công nghệ khai thác là tàu hút và máy xúc, căn cứ theo đặc điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình thì khu mỏ có địa hình dạng bãi bồi và lòng sông Hồng, địa hình thường thấp hơn mực nước sông, phần bãi bồi nổi trên mặt nước chỉ vào 5 tháng mùa khô, thường từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau Như vậy, với đặc tính kỹ thuật của máy xúc chỉ làm việc khi bãi bồi nổi do
đó sẽ chỉ làm việc vào các tháng mùa khô (5 tháng trong năm), còn tàu hút có thể làm
Trang 10việc với cả điều kiện ngập nước và bãi nổi do vậy được sử dụng để tiến hành khai thác trong cả 10 tháng trong năm
Với những nhận định về điều kiện khai thác như trên, dự án dự kiến khai thác bằng công nghệ khai thác máy xúc chiếm 5/10≈50% tổng sản lượng khai thác mỏ tương đương 14.000 x 50%= 7.000 m3/năm; khối lượng khai thác bằng tàu hút chiếm 50% còn lại trong tổng sản lượng khai thác tương đương: 7.000 m3/năm
1.3.3.1 Công nghệ khai thác bằng tàu hút:
* Quy trình công nghệ khai thác:
Cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ là vật liệu chảy rời, hạt mịn ngập dưới nước vào mùa mưa nên dự án áp dụng công nghệ khai thác bằng tàu hút trực tiếp lên tàu vận chuyển bằng đường thủy về bãi tập kết Sau khi định vị phương tiện, cát, sỏi được máy hút lẫn với nước bơm lên khoang chứa của phương tiện vận tải, tại đây cát sẽ lắng đọng xuống, nước được tách ra và chảy trở lại khai trường Công đoạn hút cát kết thúc khi lượng cát trong khoang chứa hàng của phương tiện đạt tải trọng cho phép Đầu hút được di chuyển dọc theo thành phương tiện để hút Sau khi hút hết lượng cát, sỏi tại gương khai thác để hút tiếp cần phải di chuyển phương tiện theo chiều tiến của khoảnh khai thác
Đối với chiều dày bãi cát và cấu tạo địa chất, độ sâu ngập nước của mỏ; chế độ dòng chảy của sông Hồng, quy trình khai thác bằng tàu hút được thực hiện như sau:
- Dùng tàu hút đến định vị ở gương khai thác, dùng áp lực khí hoặc bánh công tác khuấy và rửa trôi lớp phủ tạo tuyến khai thác
- Hút cát bằng máy bơm cao áp, qua các đầu hút, khai thác các tuyến theo thứ tự
từ phía Nam về phía Bắc và từ ngoài vào trong
- Phương pháp hút: tàu hút làm việc theo sơ đồ hình rẻ quạt, hút theo các lớp cát mỏng từ trên xuống dưới
* Vận chuyển:
Trang 11Sau khi cát được hút đầy khoang tầu đạt tải trọng cho phép Tầu vận chyển di chuyển theo sông Hồng về vị trí bãi tập kết được bố trí tại phía hạ lưu của khai trường mỏ
* Công đoạn xả cát lên bãi chứa:
Sau khi tầu vận chuyển tới vị trí bãi tập kết, cát sỏi được máy xúc chất tải từ khoang tàu lên bãi chứa
Quy trình công nghệ khai thác được thể hiện tại sơ đồ sau:
Hình 2: Quy trình công nghệ khai thác bằng tàu hút
* Hệ thống cần gầu
Để làm tơi đất dùng phương pháp cơ học, thiết bị đầu nạo khuấy tan thành dung dịch bùn, được hút bằng bơm qua ống hút Tàu có đầu nạo dạng hở, số lưỡi dao là 5 vật liệu chế tạo là thép CT5, các cánh được bắt chặt vào mai ơ Cấu tạo của hệ thống
có tác dụng quy đinh các đặc điểm kỹ thuật của tầu hút và quá trình hút cát , sỏi
Hệ cần gầu được cấu tạo bởi hệ thống:
+ Giàn nâng (1) dùng để nâng hạ dàn đỡ
+ Dàn đỡ (2) kết cấu trên đó đặt các thiết bị phay đất và ống Một đầu cần phay nối bằng chốt vào phao tàu, đầu kia treo bằng cáp bởi cần cẩu để có thể nâng, hạ thay đổi chiều sâu hút hoặc nâng hẳn cần phay lên mặt nước khi tàu không hút
Cát, sỏi tại mỏ
Khoang tàu vận chuyển
Vận chuyển cát về bãi tập kết
Dỡ tải lên bãi tập kết
Tàu hút
Máy bơm
Máy xúc
Trang 12+ Đầu phay (3) đầu trực tiếp tiếp xúc với đất có nhiệm vụ đánh tơi đất cát để hút
Hình 3: Sơ đồ cấu tạo tàu hút
1 - Tời
2 - Máy bơm hút cát 3 - Đầu hút
4 – Vỏ tàu
5 - Phao và đường ống
Bảng 4 : Bảng thống kê đặc tính kỹ thuật của tàu hút
STT Tên thiết bị và đặc tính kỹ thuật Đơn vị Giá trị
* Trục quay đầu nạo, tính dàn
* Đường kính trung bình của đầu nạo:
Trang 13D= k.Qrp035 ( CT161/280) Trong đó:
q: là lực cản của bùn cát trên 1 đơn vị q=6-35 (GK/cm), chọn q= 6 (KG/cm);
1H: chiều dài dao ; 1H d/ = ( 0,909-0,7696) Chọn 1H = 0,8 (m) (Trong đó: = 1,1 – nghị quyết,3; d = 0,6(m);
Năng suất tính toán Qrr = 30m3/h
Số phần nước trong 1 phần cát, sỏi n = 5
Trang 14- Các thông số của máy: Ne = 385kW
- Trọng lượng: 1.240Kg
- Kích thước: LxBxH = 1.550 x 580 x 750
- Thiết bị cứu sinh: Hai phao cứu sinh:
+ Vật liệu: cao su xốp loại hai
1.3.3.3 Công nghệ khai thác bằng máy xúc ngược
Do thân cát, sỏi tại mỏ là dạng bãi bồi, lộ trên mặt vào mùa khô, vì vậy để đảm bảo hiệu quả trong công tác sản xuất, dự án sử dụng kết hợp công nghệ xúc bốc trực tiếp bằng máy xúc ngược để xúc bốc cát, sỏi lên tàu vận tải vận chuyển về bãi tập kết
Hình 4: Ảnh máy xúc gầu ngược khai thác cát, sỏi
* Quy trình công nghệ khai thác
Đối với thân khoáng, quy trình khai thác bằng máy xúc thực hiện như sau:
- Máy xúc được di chuyển vào gương khai thác, tiến hành xúc bốc khai thác cát, sỏi lên khoang của tàu vận tải theo trình tự từ ngoài vào trong
- Sau khi tàu được chất đủ tải trọng, cát, sỏi được vận chuyển bằng đường thủy
về bãi tập kết
Trang 15- Tại vị trí tập kết, cát sỏi được xúc chuyển lên bãi tập kết bằng máy xúc
Quy trình công nghệ khai thác được thể hiện tại sơ đồ sau:
Hình 5 : Quy trình công nghệ khai thác bằng máy xúc 1.3.3.4.Số lượng thiết bị
Stt Tên thiết bị và đặc tính KT Đơn vị Số lượng Tình
trạng
1 Tàu vận tải dung tích khoang chứa 20m3 Chiếc 01 80%
2 Tàu hút thể tích khoang chứa 8 – 10m3 Chiếc 01 80%
1.3.4 Công nghệ chế biến khoáng sản
Trang 16Sơ đồ công nghệ nghiền sỏi thành cát của mỏ như sau:
Hình 6: Sơ đồ chu trình sàng phân loại sản phẩm
Băng tải liệu vào máy
nghiền Máy nghiền
Cát thành phẩm
Trang 17Bảng 5: Bảng thống kê trang thiết bị
Stt Tên thiết bị và đặc tính kỹ thuật Đơn vị Số lượng
1.3.5 Sản phẩm sản xuất
Với công suất khai thác là 14.000m3 cát, sỏi nguyên khối, tương ứng là 16.800m3 cát, sỏi nguyên khai bao gồm: 13.200 m3 cát nguyên khai và 3.600 m3 sỏi nguyên khai Sản phẩm cát, sỏi khai thác sẽ phục vụ mục đích sản xuất bê tông, xây, trát… Hiện nay nhu cầu nguyên liệu cát, sỏi làm xây dựng trên thị trường khu vực là rất lớn, ngoài ra sản phẩm cát có giá trị kinh tế rất cao, do đó kế hoạch của công ty là sàng phân loại cát, sỏi sau khai thác, đối với khối lượng sỏi sau khi sàng tách một phần
sẽ bán trực tiếp làm vật liệu xây dựng, còn lại sẽ được nghiền làm cát xây dựng, cụ thể công tác phân loại được thực hiện như sau:
Khối lượng sỏi nguyên khai sàng phân loại là: 3.600 m3/năm Trong đó khối lượng sỏi sẽ được bán trực tiếp làm vật liệu xây dựng là 1.000 m3/năm và còn lại sẽ nghiền thành cát xây dựng với khối lượng sỏi nghiền thành cát là 2.600 m3/năm
Sản phẩm sau khi chế biến của dự án là cát làm vật liệu xây dựng thông thường Khối lượng sản phẩm theo từng năm sản xuất như sau:
Bảng 6 : Khối lượng sản phẩm theo năm khai thác
Trang 181.4.1 Nguyên, nhiên liệu
Stt Tên thiết bị và đặc tính KT Số
lượng
Số ca máy trong năm
Tiêu hao dầu diezen (lít/ca)
Lượng dầu tiêu hao (lít dầu/năm)
1 Tàu vận tải dung tích khoang
1.4.2 Nguồn cung cấp điện
Để cung cấp điện cho các phụ tải cho mỏ, cơ sở đầu tư 01 trạm biến áp công suất 250 KVA Trạm biến áp được đặt trong khu chế biến, từ đây sẽ xây dựng đường dây 0,35 kv đấu nối tới trạm nghiền cấp điện cho các thiết bị hoạt động trên trạm nghiền và chiếu sáng bảo vệ ban đêm cũng như đến các hộ tiêu thụ khác trên tổng mặt bằng của mỏ
Nguồn điện 35 kV sẽ do Điện lực huyện Bảo Thắng đảm nhiệm đưa đến trạm biến thế của mỏ theo hợp đồng mua bán điện giữa hai bên
1.4.3 Nguồn cung cấp nước
Nước phục vụ cho hoạt động của mỏ chủ yếu là cung cấp nước sinh hoạt cho
16 người trên mỏ; nước phục vụ cho công tác chế biến, tưới đường dập bụi và rửa phương tiện
+ Nước phục vụ sinh hoạt
Nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt nam Nhu cầu cấp nước được tính toán theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ xây dựng (TCXDVN 33 -
Trang 192006) thì lượng nước cần cho 1 người là: 80150 l/người, ta lấy giá trị để tính toán là
100 l/người ngày, tương ứng 0,1 m3/người;
Khối lượng nước cần cho sinh hoạt là:
Qsh = 0,1 x 16 = 1,6m3/ng.đ;
+ Nước phục vụ công tác chế biến
Nước phục vụ cho công tác sàng phân loại cát, sỏi và vớt cát trong công đoạn chế biến là: 10 m3/ngày
+ Nước phục vụ tưới ẩm dập bụi
Lượng nước phục vụ cho công tác dập bụi với định mức 0,5 lít/m2- ngày tưới 4 lần Tưới dập bụi chủ yếu tại bãi xúc sản phẩm và tuyến đường vận chuyển cát, sỏi đi tiêu thụ, diện tích dự kiến tưới dập bụi khoảng 3.000m2 Lượng nước cho công tác dập bụi 6m3/ngày
Tổng lượng nước cho toàn mỏ là Q = 17,6 m3/ng.đ lấy tròn 18 m3/ng.đ
b Giải pháp cấp nước
+ Cấp nước sinh hoạt: được Công ty hợp đồng với đơn vị cung cấp nước sạch
để đấu nối về khu văn phòng mỏ Đối với khu vực khai trường nước sinh hoạt được tích trữ tại các téc đặt trên tàu khai thác
+ Cấp nước sản xuất: Nước phục vụ chế biến, rửa phương tiện và tưới ẩm dập bụi trên mặt bằng có yêu cầu không cao nên không cần qua xử lý, được bơm trực tiếp
từ hố lắng và một phần từ sông Hồng để sử dụng
Trang 20Chương 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Tính đến thời điểm hiện nay, vị trí thực hiện dự án chưa có các Quy hoạch bảo
vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh về bảo vệ môi trường Đối với các Quy hoạch khác có liên quan do địa phương ban hành thì dự án phù hợp với:
- Dự án nằm trong Quy hoạch thăm dò của tỉnh tại Quyết định số UBND ngày 18/6/2018 về Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007-2015, xét đến năm 2020
1771/QĐ Quyết định số 3788/QĐ1771/QĐ UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Diện tích khai thác thuộc lòng sông Hồng năm trên địa phận xã Sơn Hà, xã Sơn Hải và thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai với tổng diện tích là 73.373,5m2 trong đó một phần diện tích là lòng sông bị ngập nước hoàn toàn, một phần diện tích là bãi bồi nhô lên khỏi mặt nước
Dự án đi vào vận hành cho thấy các tác động phát sinh gây ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí Các tác động diễn ra trong suốt thời gian hoạt động của dự án nhưng phạm vi ảnh hưởng chủ yếu là trong khu vực dự án Riêng đối với hoạt động vận chuyển khoáng sản đi tiêu thụ thị phạm vi ảnh hưởng rộng hơn, tuy nhiên có thể kiểm soát được trong trường hợp vận dụng hiệu quả các phương án bảo vệ môi trường
đã đề xuất
Về hiện trạng môi trường xung quanh thì đến nay khu vực thực hiện dự án chưa
có dữ liệu nghiên cứu, đánh giá về hiện trạng các thành phần môi trường khu vực Qua khảo sát thực tế và kết quả mẫu môi trường trong quá trình lập hồ sơ cấp phép cho thấy các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép Dự án đi vào hoạt động, các tác động phát sinh cơ bản đảm bảo khả năng chịu tải, làm sạch tự nhiên và các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định
Ngoài ra, trong những năm gần đây không ghi nhận được trường hợp gây tác động, ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng tại nơi thực hiện dự án
Trang 21Chương 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
• Thoát nước khu bãi chứa
+ Hệ thống thu gom là tuyến rãnh hở hình thang được đào quanh khu bãi chứa với kích thước rộng mặt x rộng đáy x sâu = 0,8x0,4x0,4m, chiều dài rãnh 170m Nước sau khi được thu gom sẽ dẫn về hố lắng được bố trí tại phía Bắc khu vực để xử lý lắng cặn
+ Hố lắng được xây dựng tại phía Bắc khu vực (gần điểm góc B2) được đào với kích thước D x R x C = 6 x 3 x 2(m), diện tích 18 m2 Để phòng tránh sạt bờ, hố lắng
sẽ được đầm nén với góc nghiêng thành ao là 45o thì dung tích hố lắng là 29 m3(dung tích hố lắng được tính toán khi đã trừ đi góc nghiêng thành hố và diện tích bờ ngăn)
Hố lắng cặn được chia làm 2 ngăn gồm ngăn lắng thô kích thước chiều dài x chiều rộng x sâu = 3 x 3,5 x 2 (m) và ngăn lắng trong có kích thước chiều dài x chiều rộng x sâu = 3 x 2 x 2 (m); bờ ngăn giữa 2 ngăn lắng thô và lắng trong có chiều dài x rộng mặt x sâu = 3 x 0,5 x 2m, mái dốc 1:0,5
• Thoát nước khu điều hành
+ Xây dựng tuyến rãnh thoát nước bằng gạch kiên cố dạng hình vuông, kích thước rãnh rộng mặt x rộng đáy x sâu = 0,3x0,3x0,3(m) nối liền với chân công trình với chiều dài 180m Do đặc thù mặt bằng khu điều hành là nơi sinh hoạt, ăn ở của công nhân nên không chứa cát, sỏi nên nước mưa chảy tràn qua khu vực này chứa ít cặn bẩn và cát trôi Vì vậy để tránh ngập úng khu vực thì nước sau khi thu gom sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận là sông Hồng
Hình 7: Sơ đồ thu gom nước mặt khu vực
Trang 22Ngoài ra khi trời mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu vực phụ trợ khai thác sẽ cuốn theo các loại đất, cát, rác thải (cành cây, chai nhựa, túi nilon,…),… trên mặt bằng và đặc biệt có thể chứa dầu mỡ gây tác động tiêu cực đến môi trường Chính
vì vậy, các biện pháp nhằm hạn chế tác động đến môi trường của nước mưa chảy tràn được đề xuất như sau:
- Nghiêm cấm CBCNV phóng uế bừa bãi, thải các loại chất thải chưa qua xử lý
ra môi trường gây ô nhiễm môi trường
- Thu gom triệt để và không để tồn lưu các loại CTR sinh hoạt lâu trên mặt bằng nhằm tránh sự phân hủy của các loại rác thải hữu cơ làm phát sinh nước rỉ rác
- Trong quá trình sửa chữa máy móc thiết bị, dầu nhớt thải và các loại CTNH phát sinh phải được thu gom triệt để, quá trình lưu chứa phải đảm bảo an toàn không được để rơi vãi hoặc đổ một cách tuỳ tiện trên mặt bằng khu vực
- Định kỳ kiểm tra, nạo vét, khơi thông hệ thống rãnh thoát nước hố lắng trước
và sau mỗi đợt mưa đảm bảo khả năng tiêu thoát nước, tránh để xảy ra ngập úng cục
bộ khu vực dự án
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải:
a Thu gom, thoát nước thải sản xuất
Do đặc thù là mỏ khai thác cát, sỏi Lượng nước sản xuất do bơm hút cát sỏi lên khu chế biến và sàng phân loại cát sỏi không chứa hóa chất độc hại và tính chất tương
tự như nước sông Hồng Vì vậy lượng nước này sẽ được thu gom và xử lý bằng tuyến rãnh và hố lắng xử lý nước mưa chảy tràn tại khu chế biến Nước sau khi xử lý được cấp tuần hoàn lại phục vụ công tác sàng phân loại cát sỏi cho dây chuyền chế biến
Hình 8: Sơ đồ thu gom nước thải sản xuất
Thông số kỹ thuật của tuyến rãnh và hố lắng như sau:
+ Hệ thống thu gom là tuyến rãnh hở hình thang được đào quanh khu chế biến với kích thước rộng mặt x rộng đáy x sâu = 0,8x0,4x0,4m, chiều dài rãnh 240m Nước sau khi được thu gom sẽ dẫn về hố lắng được bố trí tại phía Bắc khu vực để xử lý lắng cặn
+ Hố lắng được xây dựng tại phía Bắc khu vực (gần điểm góc M6) Hố lắng được đào với kích thước D x R x C = 7 x 4 x 2(m), diện tích 28 m2 Để phòng tránh sạt
bờ, hố lắng sẽ được đầm nén với góc nghiêng thành ao là 45o thì dung tích hố lắng là
48 m3(dung tích hố lắng được tính toán khi đã trừ đi góc nghiêng thành hố và diện tích bờ ngăn) Hố lắng cặn được chia làm 2 ngăn gồm ngăn lắng thô kích thước chiều
dài x chiều rộng x sâu = 4 x 4 x 2 (m) và ngăn lắng trong có kích thước chiều dài x
Trang 23chiều rộng x sâu = 4 x 2,5 x 2 (m); bờ ngăn giữa 2 ngăn lắng thô và lắng trong có chiều dài x rộng mặt x sâu = 4 x 0,5 x 2m, mái dốc 1:0,5
Ngoài ra Công ty sẽ tiến hành các biện pháp sau để giảm thiểu độ đục của nước khi tiến hành khai thác bằng tàu hút:
- Công ty sẽ thực hiện quan trắc chất lượng nước định kỳ trong thời gian khai thác cát, sỏi để đánh giá diễn biến ô nhiễm nước sông do hoạt động khai thác cát
- Vào những ngày mưa, độ đục của dòng sông tăng, do đó Công ty sẽ hạn chế khai thác cát vào những ngày có mưa lớn
- Hạn chế các phương tiện khai thác cát đồng thời
b Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
* Nước thải sinh hoạt khu nhà điều hành:
- Nước thải nhà vệ sinh được thu gom bằng hệ thống ống thoát nước bằng nhựa PVC90, nước thải thu gom vào bể tự hoại xử lý trước khi thải ra môi trường
- Nước tắm giặt, rửa tay chân được thu gom bằng ống nhựa PVC90, sau đó đấu nối với mương thoát nước mưa bằng gạch khu vực nhà điều hành, sau đó thoát ra sông Hồng
Hình 9: Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt
* Nước thải sinh hoạt trên tàu hút:
Do các tàu khai thác làm việc cách xa khu vực văn phòng mỏ, trong đó phần
lớn thời gian là hoạt động trên sông, như vậy nhất thiết phải có biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân làm việc trên tàu để chủ động trong sản xuất Biện pháp khả thi nhất để xử lý nước thải sinh hoạt trên tàu khai thác là sử dụng các nhà vệ sinh
di động bố trí trên tàu
3.1.3 Xử lý nước thải
a Công trình xử lý nước thải sinh hoạt tại khu điều hành
Nước thải sinh hoạt trong thời kỳ vận hành là 1,6 m3/ng.đ Lượng nước thải này
là không nhiều nhưng chứa hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao Biện pháp phù hợp nhất trong trường hợp này là xử lý yếm khí bằng hệ thống bể tự hoại Bể tự hoại sẽ được xây dựng chìm dưới nhà vệ sinh Công ty sẽ cho xây dựng một nhà vệ sinh diện tích
20 m2 đặt tại khu điều hành của mỏ
Bể tự hoại thiết kế theo kiểu 3 ngăn, thực hiện đồng thời hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng Trong bể tự hoại, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các
Trang 24chất hữu cơ bị phân hủy một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các
chất vô cơ hòa tan và không tan lắng thành cặn lắng Nước thải sau xử lý đạt quy
chuẩn môi trường được xả vào nguồn tiếp nhận
* Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại:
- Đầu tiên, nước thải chảy vào ngăn I để lắng các chất cặn lơ lửng có kích thước
lớn Ngăn này có vai trò làm ngăn lắng, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất
bẩn trong dòng nước thải Các chất bẩn hữu cơ trong nước thải tiếp xúc với các vi sinh
vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy ngăn và được các vi sinh vật hấp thụ,
chuyển hoá thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, dễ phân hủy
- Qua ngăn I, nước thải tự chảy sang ngăn II Tại đây diễn ra quá trình phân hủy
sinh học kỵ khí cuối cùng (giai đoạn methane hóa) của những chất ô nhiễm có trong
nước thải thành các chất đơn giản hơn
- Sau đó, nước thải chảy qua ngăn III, ngăn này có chứa lớp vật liệu lọc là cát,
sỏi có chức năng tách bùn sinh học và các chất rắn lơ lửng ra khỏi dòng nước thải
Chất lượng nước ra đảm bảo về chỉ tiêu chất rắn lơ lửng Chất lượng nước sau xử lý
đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường (QCVN 14:2008/BTNMT)
- Bùn dư từ cả 3 ngăn sẽ được định kỳ hút bỏ, Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn
vị chuyên trách để thu gom và xử lý
Sơ đồ nguyên lý hoạt động bể tự hoại thể hiện trên dưới hình sau:
Hình 10: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại cải tiến BASTAF
Thể tích tổng cộng của bể tự hoại: W = 3 m3
Thể tích ngăn thứ nhất lấy bằng ½ thể tích tổng cộng:
W1 = 0,5 x 3 = 1,5 m3Thể tích ngăn thứ hai và thứ ba lấy bằng ¼ thể tích tổng cộng:
W2 = W3 = 0,25 x 3 = 0,75 m3Chọn chiều sâu công tác của bể tự hoại H = 1m Khi đó diện tích F của bể tự
hoại là:
F = W/H = 3/1 = 3 m2 Chọn kích thước H * B * L (chiều sâu * chiều rộng * chiều dài) các ngăn như sau:
Trang 25Bảng 7: Kích thước các ngăn của bể tự hoại
b Công trình xử lý nước thải sinh hoạt trên tàu khai thác
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại cải tiến trong mô hình nhà vệ sinh di động:
Hình 11: Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng nhà vệ sinh di động
+ Đầu tiên, nước thải chảy vào ngăn I để lắng các chất cặn lơ lửng có kích thước lớn Ngăn này có vai trò làm ngăn lắng, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng
độ chất bẩn trong dòng nước thải Các chất bẩn hữu cơ trong nước thải tiếp xúc với các