1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO

333 134 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế Học Thể Thao
Tác giả Tiến Sĩ Nguyễn Sĩ Hà, Thạc Sĩ Nguyễn Văn Bắc
Trường học Nhà xuất bản Thể thao-Du lịch
Chuyên ngành Kinh Tế Học Thể Thao
Thể loại giáo trình
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 333
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Hiện nay Thể thao được công nhận là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng, một phần của ngành công nghiệp giải trí đang chiếm hơn một phần tư tổng chi tiêu của người tiêu dùng.Nhiều bài báo và sách đã được viết về dòng tiền trong thể thao, và khi cụm từ “kinh tế học thể thao” được sử dụng thì hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó là phân tích “kinh doanh thể thao” hay phân khúc thể thao đỉnh cao ,nơi luôn luôn thu hút được dòng tiền lớn thông qua tài trợ,bản quyền phát sóng và chi tiêu của khán giả. Mặc dù một dòng tiền được tạo ra thông qua thể thao chuyên nghiệp,các cuộc thi đấu thể thao quốc tế và truyền hình trực tiếp các sự kiện thể thao lớn là đáng kể và ngày càng tăng,nhưng đây cũng chỉ là một phần tương đối nhỏ trong tổng thể thị trường thể thao. Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã hội sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm.Tuy vậy,khi định nghĩa về kinh tế học,Lionel Robbins cũng cho rằng hoạt động kinh tế không nhất thiết chỉ liên quan đến việc sản xuất và tái phân phối của cải vật chất giữa các thành viên khác nhau trong xã hội.Như vậy, nếu căn cứ vào các khía cạnh sản xuất, phân phối tài nguyên, cung ứng và tiêu dùng, thì những hoạt động kinh tế này có nhiều nét tương đồng với hoạt động thể thao . Kinh tế học nghiên cứu việc sản xuất, tiêu dùng và phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm, điều đó có nghĩa là tiền đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ.Rõ ràng, điều này cũng có thể áp dụng cho cả thể thao .Ở đó, dòng tiền được lưu thông trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng thể thao.

Trang 1

KINH TẾ HỌC THỂ THAO

Nhà xuất bản Thể thao-Du lịch-2020

Trang 3

Nhà kinh tế học vĩ đại thế kỷ 19 Alfred Marshall đã viết trong cuốn giáo trình

Những nguyên lý kinh tế của mình rằng“Kinh tế học là môn học nghiên cứu về loài

người trong cuộc sống thường ngày”.Mặc dù chúng ta đã biết thêm được nhiều điều vềkinh tế kể từ thời đại của của ông,nhưng định nghĩa về kinh tế học này vẫn còn đúng ynhư giáo trình đầu tiên của ông được xuất bản vào năm 1890.Vậy tại sao chúng ta,những sinh viên của thế kỷ 21 nên lao mình vào nghiên cứu kinh tế học?Nhà kinh tếhọc N.Gregory Mankiw nêu ra ba lý do:

-Nghiên cứu kinh tế học giúp cho bạn hiểu được thế giới mà chúng ta đang sống.-Nghiên cứu kinh tế học giúp cho bạn trở nên sắc sảo hơn khi tham gia vào nền kinh

tế Nghiên cứu kinh tế học tự nó sẽ không làm giàu cho bạn,nhưng nó cung cấp mộtvài công cụ có thể hữu ích phần nào trong nỗ lực đó

-Nghiên cứu kinh tế học giúp cho bạn có sự hiểu biết tốt hơn cả về tiềm năng lẫn giớihạn của chính sách kinh tế

Hiện nay Thể thao được công nhận là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng,một phần của ngành công nghiệp giải trí đang chiếm hơn một phần tư tổng chi tiêu củangười tiêu dùng.Nhiều bài báo và sách đã được viết về dòng tiền trong thể thao, và khicụm từ “kinh tế học thể thao” được sử dụng thì hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó làphân tích “kinh doanh thể thao” hay phân khúc thể thao đỉnh cao ,nơi luôn luôn thuhút được dòng tiền lớn thông qua tài trợ,bản quyền phát sóng và chi tiêu của khán giả.Mặc dù một dòng tiền được tạo ra thông qua thể thao chuyên nghiệp,các cuộc thi đấuthể thao quốc tế và truyền hình trực tiếp các sự kiện thể thao lớn là đáng kể và ngàycàng tăng,nhưng đây cũng chỉ là một phần tương đối nhỏ trong tổng thể thị trường thểthao

Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã hội sử dụng các nguồn tài nguyênkhan hiếm.Tuy vậy,khi định nghĩa về kinh tế học,Lionel Robbins cũng cho rằng hoạtđộng kinh tế không nhất thiết chỉ liên quan đến việc sản xuất và tái phân phối của cảivật chất giữa các thành viên khác nhau trong xã hội.Như vậy, nếu căn cứ vào các khíacạnh sản xuất, phân phối tài nguyên, cung ứng và tiêu dùng, thì những hoạt động kinh

tế này có nhiều nét tương đồng với hoạt động thể thao Kinh tế học nghiên cứu việcsản xuất, tiêu dùng và phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm, điều đó có nghĩa là tiềnđổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ.Rõ ràng, điều này cũng có thể áp dụng cho cả thểthao Ở đó, dòng tiền được lưu thông trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng thể thao

Kinh tế học thể thao là một khoa học xã hội nghiên cứu cách thức xã hội quản lý cácnguồn tài nguyên khan hiếm trong lĩnh vực thể thao đa dạng,từ thể thao nghiệp dưđến thể thao chuyên nghiệp,từ thể thao cá nhân đến thể thao đồng đội, các luật thi đấu

và cách thức tổ chức của chúng, từ khía cạnh vi mô tới vĩ mô của thể thao Nhưng nội

Trang 4

Chúng bao gồm các ý nghĩa kinh tế và tác động kinh tế của thể thao, cung-cầu thểthao, chi phí và lợi ích của các hoạt động và sự kiện thể thao, mô hình quản trị thể thao

và vai trò của nhà nước, lý thuyết kinh tế của các giải đấu và ứng dụng của nó vào thểthao cá nhân và đồng đội, cạnh tranh sự cân bằng và lý thuyết về các giải đấu và độithể thao, ý nghĩa của thị trường lao động thể thao chuyên nghiệp và một yếu tố quyếtđịnh quan trọng trong các vấn đề đó là yếu tố kinh tế

Như chúng ta đều biết,mỗi lĩnh vực nghiên cứu đều có ngôn ngữ và cách tư duy riêngcủa mình.Kinh tế học nói chung và kinh tế học thể thao nói riêng cũng vậy.Trong cuốnsách này chúng ta sẽ bắt gặp nhiều thuật ngữ mới mà trong cuộc sống hàng ngàychúng ta chưa từng sử dụng.Những thuật ngữ này mới nghe có vẻ như bí hiểm,nhưngchúng có giá trị rất lớn đó là cung cấp cho chúng ta một cái nhìn mới và hữu ích hơnkhi suy nghĩ về thế giới mà ta đang sống Lý tưởng nhất khi đọc cuốn sách này,đó làđộc giả đã có các kiến thức về kinh tế Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, ngay cả khikhông có kiến thức kinh tế như vậy, các thảo luận trong các chương khác nhau sẽ dễhiểu đối với những người quan tâm đến nghiên cứu về thể thao như một ngành côngnghiệp

Mục đích của cuốn sách này là giúp bạn học được cách tư duy của nhà kinh tế tronglĩnh vực thể thao.Tất nhiên không thể đọc qua cuốn sách rồi chúng ta sẽ trở thành nhàkinh tế.Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn thể thao,nghiên cứu các tìnhhuống,các sự kiện,cuốn sách này sẽ đem lại cho bạn nhiều cơ hội để có thể tư duy nhưmột nhà kinh tế

Các tác giả

Lời cảm ơn

Trang 5

Cuốn sách này nằm trong series tài liệu giảng dạy chuyên ngành kinh doanh thể thao

và tổ chức sự kiện của khoa khoa học thể thao trường Đại học Tôn Đức Thắng.Đây là món quà của tập thể tác giả tham gia biên soạn dành tặng cho trường Đại học Tôn Đức Thắng - Nguồn năng lượng và truyền cảm hứng sáng tạo vô tận

MỤC LỤC

Phần 1.Giới thiệu về kinh tế thể thao

Trang 6

1.1 Khái quát về kinh tế học………

1.1.1.Định nghĩa về kinh tế học ………

1.1.2.Các vấn đề cơ bản của kinh tế học …

1.2.Các vấn đề kinh tế

1.2.1 Ví dụ cú sốc giá dầu mỏ……

1.2.2.Phân phối thu nhập…

1.3 Sự khan hiếm và mục đích sử dụng tài nguyên khác nhau……

1.4.Vai trò của thị trường…

1.7.Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô……

1.8.Công cụ phân tích kinh tế thể thao…………

chương 2 Khái quát về kinh tế học thể thao…….

2.1 Khái quát lịch sử phát triển ngành kinh tế học thể thao

2.2.Tầm quan trọng của việc nghiên cứu kinh tế thể thao…

2.2.1 Thể thao là một ngành kinh doanh lớn…

2.2.2.Thể thao là ngành công nghiệp sử dụng rất nhiều lao động……

2.2.3.Thể thao có một tầm quan trọng đối với người tham gia hoạt động và hâm mộ… 2.2.4.Kinh tế thể thao góp phần làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản của kinh tế…

Chương 3.Thể thao và kinh tế……

3.1.Bản chất của thể thao ………

3.1.1.Định nghĩa thể thao………

3.2 Thị trường thể thao………

3.2.1 Tính chất phức tạp của thị trường thể thao…………

3.3.Các đặc điểm của kinh tế thể thao…

3.3.1.Đặc điểm của hàng hóa…………

3.3.2.Thể thao là một hàng hóa……

Chương 4.Tầm quan trọng của kinh tế thể thao…

4.1.Một mô hình của nền kinh tế………

Trang 7

4.2.Hạch toán thu nhập quốc dân……….

4.3.Những bất cập của ước tính quốc gia về tầm quan trọng kinh tế của thể thao

4.4.Các lợi ích kinh tế của việc tham gia hoạt động thể thao……

4.5.Ước tính tác động kinh tế của thể thao bằng phân tích đầu vào-đầu ra… 4.6.Kết luận………

Chương 5.Tác động kinh tế của các sự kiện thể thao trọng đại……

5.1.Tầm quan trọng của các sự kiện thể thao trọng đại trong nền kinh tế… 5.2.Chi phí tổ chức các sự kiện thể thao………

5.3.Tác động kinh tế của World Cup………

5.3.1.Quy mô kinh tế của World Cup………

5.3.2.Cơ cấu kinh tế và phương pháp đánh giá World Cup………

5.4 Tác động kinh tế của Thế vận hội Olympics 5.4.1 Quy mô kinh tế của Thế vận hội Olympics 5.4.2 Tác động kinh tế của Thế vận hội Olympics 5.4.2.1 Tác động kinh tế nhất thời của Thế vận hội Olympics 5.4.2.2 Lợi ích kinh tế lâu dài của Thế vận hội Olympics 5.5.Kết luận Phần II Cung- cầu trong hoạt động thể thao Chương 6 Thể thao đại chúng- một hành vi tiêu dùng thể thao 6.1 Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng………

6.1.1.Cầu cá nhân………

6.2 Mô hình kinh tế cốt lõi của tiêu dùng thể thao………

6.2.1.Sự lựa chọn của người tiêu dùng………

6.2.2 Sự đánh đổi giữa thu nhập và giả trí…………

6.2.2.1 Động cơ………

6.2.2.2 Giới hạn hoạt động

6.2.2.3 Lựa chọn thời gian giải trí………

6.2.2.4 Lựa chọn cân bằng giữa thu nhập và giải trí………

6.2.2.5 Những dự đoán từ mô hình………

6.2.3.Cầu thể thao…………

Trang 8

6.2.3.1 Động cơ………

6.2.3.2.Giới hạn ngân sách (ràng buộc về ngân sách)………

6.2.3.3 Những dự đoán từ mô hình đánh đổi thu nhập- giải trí……

6.3.Thể thao là một quá trình tiêu dùng thời gian và hàng hóa……

6.4 Ý nghĩa của chính sách………

6.5 Kết luận………

Chương 7.Cầu trong hoạt động thể thao

7.1.Lý thuyết về cầu trong thể thao…………

7.1.1.Bản chất kinh tế của hàng hóa thể thao………

7.1.2.Phân tích mức cầu………

7.2.Sự phát triển của cầu thể thao………

7.3.Phân tích cầu thể thao về mặt kinh tế-xã hội

7.3.1.Đặc trưng của người tham gia…………

7.3.2.Thể thao và lãnh thổ………

7.3.3.Thể thao và xã hội………

7.2.Các phương pháp phân tích cầu trong thể thao…

7.2.1.Cầu cá nhân………

7.2.1.1.Phương pháp phân tích cầu Tân-cổ điển………

7.2.1.2.Biến phụ thuộc:Lượng cầu…………

7.2.1.3.Các yếu tố quyết định cầu thể thao……

7.2.2.Cầu sự kiện thể thao của khán giả………

7.2.2.1.Các yếu tố quyết định cầu sự kiện………

7.2.3.Cầu đầu tư và sản xuất hộ gia đình…………

7.2.4.Tâm lý kinh tế và hành vi tiêu dùng thể thao……

7.2.5.Kết luận………

Chương 8.Các nguồn cung trong thể thao

8.1.Cấu trúc các nguôn cung

8.2.Nguồn cung từ khu vực Nhà nước …………

Trang 9

8.2.1.Quy mô chi tiêu cho thể thao của Nhà nước…….

8.2.2.Lý do kinh tế cho sự can thiệp của Nhà nước………

8.2.2.1.Tham gia hoạt động thể thao và sức khỏe………

8.2.2.2.Thể thao góp phần giảm thiểu tội phạm…………

8.2.2.3.Thể thao là hàng hóa công………

8.2.2.4.Thể thao và phát triển kinh tế………

8.2.2.5.Công bằng trong thể thao………

8.3.Nguồn cung từ khu vực tình nguyện 8.3.1.Cấu trúc và quy mô của thể thao tự nguyện……

8.3.1.2.Các sự kiện thể thao quốc lớn………

8.3.1.3.Thể thao cho người khuyết tật………

8.3.1.4.Thể thao trường học………

8.3.1.5.Thể thao và tổ chức thanh –thiếu niên………

8.3.2.Cơ sở kinh tế của khu vực tự nguyện…………

8.4.Nguồn cung từ khu vực thương mại……….

8.4.1.Định nghĩa và cấu trúc của lĩnh vực thương mại thể thao…

8.4.2.Hàng hóa thể thao và hiệu ứng tăng tốc………

8.4.3.Thương hiệu toàn cầu………

8.5.Mối quan hệ tương hỗ về nguồn cung từ các khu vực…

Chương 9 Chiến lược giá trong thể thao

9.1 Giá cạnh tranh(Competitive Pricing)

9.2.Đặt giá độc quyền đơn giản(Simple Monopoly Pricing)

9.2.1.Ghế trống và giá vé (Empty Seats and Ticket Pricing)

9.2.2.Giá vé và độ co dãn của cầu (Demand Elasticity)

9.3.Định giá phân biệt (Price Discrimination)

9.3.1.Điều kiện cần thiết để phân biệt giá thành công

Trang 10

9.3.2 Tối đa hóa lợi nhuận và đặt giá phân biệt giá

9.3.3 Giá vé

9.4.Giá giờ cao điểm (Peak Load Pricing)

9.5.Vé mùa và vé theo gói (Season Tickets, Bundling)

9.6 Định giá hai phần(Two-Part Pricing)

9.7.Đặt giá các hàng hóa bổ sung(Pricing Complements)

9.8 Giá cả linh hoạt

9.8.1.Giá vé trong ngày thi đấu

9.8.2.Giá vé khuyến mãi

9.8.3 Ghế ngồi sang trọng

9.8.4.Vé chợ đen: Một thất bại về giá

9.9 Giá phương tiện truyền thông

9.10.Chiến lược giá trong các giải đấu thể thao chuyên nghiệp 9.10.1.Giá vé quá cao, quá thấp, hay giá vừa phải?

9.10.2.Tại sao giá vé không co giãn?

9.10.2.1.Có nhiều khán giả tại sân vận động có nghĩa là tăng doanh số bán quyền đặc nhượng (Concession)

9.10.2.2.Có nhiều khán giả tới sân vận động sẽ làm tăng doanh số quảng cáo và tài trợ

9.10.2.3.Có nhiều khán giả xem trận đấu dẫn đến một lượng khán giả tiềm năng lớn hơn

9.10.2.4.Có nhiều khán giả tại sân vận động làm tăng khán giả truyền hình

9.10.2.5.Giá vé thấp giúp một câu lạc bộ có hình ảnh và danh tiếng hơn

9.10.2.6.Giá vé thấp hơn thì sản xuất có lợi thế cạnh tranh

9.11 Kết luận

Phần 3 Các vấn đề đương đại trong kinh tế thể thao

Chương 10.Tài trợ thể thao

Trang 11

10.1.Giới thiệu

10.1.1.Tài trợ là gì?

10.2.Mục tiêu của tài trợ

10.2.1.Mục tiêu thương mại (Commercial Objectives)

10.2.2.Mục tiêu uy tín công ty(Institutional Objectives)

10.3.Sự tăng trưởng của tài trợ thể thao

10.4.Bản chất của mối quan hệ và các loại tài trợ

10.5.Ý nghĩa của tài trợ thể thao

10.6.Quyết định tài trợ của các công ty

10.7.Đánh giá lợi ích tài trợ

10.8.Tác động của tài trợ đối với thể thao

10.9.Tổn thất cho môn thể thao được tài trợ

10.10.Tiếp thị phục kích (Ambush marketing)

10.11.Kết luận

Chương 11: Thể thao và truyền thông

11.1.Giới thiệu

11.2 Mối quan hệ giữa thể thao và truyền thông

11.2.1 Thể thao

11.2.2.Truyền thông

11.2.3 Mối quan hệ cộng sinh giữa thể thao và truyền thông

11.2.3.1 Lịch sử mối quan hệ giữa thể thao và truyền thông

11.3 Các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa thể thao và truyền thông

11.3.1 Công nghệ

11.3.2 Thương mại hóa

11.3.3 Tích hợp

11.3.4.Toàn cầu hóa

11.4 Cầu phủ sóng truyền thông của thể thao

Trang 12

11.4.1 Thị trường cho các chương trình thể thao

11.4.1.1.Các đặc điểm của sản phẩm và nguồn cung

11.5.Thị trường bản quyền phát sóng thể thao

11.5.1.Cartel hóa nguồn cung bản quyền của các tổ chức thể thao

11.5.1.1.Độc quyền hoặc quyền lực của các giải đấu và tổ chức thể thao

11.5.1.2.Cartel giải đấu ( league cartel)

11.5.1.3.Sự độc quyền của IOC và FIFA

11.5.1.4.Độc quyền cung: mô hình thống trị tại thị trường châu Âu

11.5.1.5.Quan điểm và tóm tắt

11.6 Cầu phát sóng thể thao

11.6.1 Các nhà mạng và bản quyền thể thao

11.6.2.Nhu cầu về thể thao truyền hình

11.6.3.Tác động của truyền hình thể thao đến khán giả tại sân vận động

11.7.Kết luận

Chương 12 Bảo hiểm tài năng thể thao………

Mục tiêu Những chủ đề quan trọng 12.1 Tài năng thể thao một tài sản có giá trị cao (player talent )………

12.1.1.Tài năng thể thao-một loại hàng hóa có giá trị cao………

12.1.2.Tài năng thể thao-những cỗ máy in tiền…………

12.1.3 Giá trị thương hiệu của các vận động viên………

12.2 Tài năng thể thao-một tài sản đầy rủi ro………

12.3.Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm………

12.3.1.Lo ngại rủi ro và bảo hiểm………

12.3.1.1 Mô hình lợi ích kỳ vọng (Expected Utility model)………

Trang 13

12.3.1.2 Lo ngại rủi ro và Bàng quan rủi ro (Risk Neutrality)…………

12.4 Đo lường giá trị kỳ vọng………

12.5 Chuyển hướng rủi ro thông qua bảo hiểm………

12.5.1.Việc mua bảo hiểm chuyển rủi ro sang cho công ty bảo hiểm… 12.6 Chi phí bảo hiểm………

12.7 Mua bảo hiểm theo đội………

12.8 Kết luận………

Chương 13 CÁ CƯỢC THỂ THAO………

13.1 Khái quát về cá cược thể thao………

13.2.Cá cược bóng đá-một ngành công nghiệp tỷ USD………

13.3.Mối quan hệ giữa thể thao và cá cược ………

13.3.1 Lợi ích của cá cược đối với Thể thao………

13.3.2 Tác hại của Cá cược đối với Thể thao………

13.3.3 Chính phủ có nên hợp pháp hóa cá cược thể thao?

13.4 Kinh tế học cá cược……

13.4.1.Lợi ích kỳ vọng của Cá cược………

13.4.2 Kinh doanh sàn cá cược thể thao………

13.5 Cá cược bởi các vận động viên chuyên nghiệp………

13.6 Kết luận………

Phần 4.Một số vấn đề cơ bản của thể thao chuyên nghiệp Chương 14: Kinh doanh thể thao………

14.1.khái quát về kinh doanh thể thao………

14.2.Tính chất đặc thù của kinh doanh thể thao………

14.2.1.Thứ hạng quan trọng hơn lợi nhuận

14.2.2.Sân chơi bình đẳng (level playing field)

14.2.3.Chất lượng thay đổi

14.2.4.Kế hoạch sản xuất cố định

Trang 14

14.2.5.Hợp tác và độc quyền nhóm (cartel)

14.2.6.Cảm xúc và đam mê

14.2.7.Sản phẩm và lòng trung thành với thương hiệu

14.3.Lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận………

14.4 Doanh thu và chi phí………

14.4.1 Các nguồn thu………

14.4.2 Chi phí để tạo ra doanh thu………

14.4.3 Lợi nhuận của Câu lạc bộ………

14.5 Giá trị của một câu lạc bộ chuyên nghiệp……

14.6 Kết luận………

Chương 15.Các vấn đề cơ bản của thể thao chuyên ngiệp

15.1.Sự chuyển đổi của thể thao từ nghiệp dư sang chuyên nghiệp :

15.1.1 Câu lạc bộ thể thao – Những khái niệm cơ bản

15.1.2.Chính thức hóa (Formalization)

15.1.2.1.Sự phát triển thi đấu có tổ chức

15.1.2.2.Chi trả tiền cho các cầu thủ

15.1.2.3 Quy định tiền vé vào cổng

15.1.3.Đánh giá

15.2.Thể thao đồng đội và tài chính

15.2.1.Nguồn tài chính của mô hình thể thao nghiệp dư

15.2.2 Nguồn tài chính của mô hình thể thao chuyên nghiệp truyền thống

15.2.3 Nguồn tài chính của mô hình thể thao chuyên nghiệp đương đại

15.2.4 Chiến lược tài chính trong hai mô hình chuyên nghiệp

15.2.4.1.Sự chuyển đổi giữa hai mô hình

Trang 15

15.2.4.2 Những khiếm khuyết của mô hình chuyên nghiệp đương đại

15.2.5.Khủng hoảng tài chính của các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp châu Âu15.2.6.Mô hình tài chính thể thao chuyên nghiệp Mỹ

15.3 Cơ sở của việc phân tích các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

15.3.1.Sản xuất của các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

15.3.2.Cấu trúc sản phẩm của trận đấu thể thao

15.3.2.1.Cấu trúc thị trường của sản phẩm thể thao chuyên nghiệp

15.3.3.Cấu trúc thị trường lao động

15.3.3.1.Phân bổ cầu thủ cho các đội

15.3.3.2.Lương cho cầu thủ và quy trình xác định tiền lương

15.3.3.3.Số lượng cầu thủ trong bảng lương

15.3.4.Cấu trúc thị trường vốn

15.4 Thi đấu thể thao là thi đấu kinh tế

15.4.1 Lý thuyết giải đấu-trận đấu

15.4.2 Kinh tế đặc thù của thể thao

15.4.2.1.Giải đấu như một liên doanh(độc quyền nhóm)

15.4.2 2.Giải đấu như một Cartel

15.4.2 3.Giải đấu thể thao và tối đa hóa lợi nhuận

15.4.2 4.Tiếp thị các sản phẩm giải đấu

15.4.2 5.Thị trường cầu thủ

15.4.2 6.Chia sẻ doanh thu

15.4.2.7.Giải đấu thể thao,sức mạnh độc quyền và phúc lợi người tiêu dùng

15.4.2 8.Các giải đấu ở Hoa kỳ và Châu Âu

Trang 16

American Football League

Arena Football League

Association of Tennis Professionals

Cost

Champions League

Collective Bargaining Agreement

Human Growth Hormone

English Football League

Football Association

FederationInternationaledeFootball Association

Gaelic Athletic Association

International Association of Athletics Federations

International Cricket Board

International Olympic Committee

International Rugby Board

Marginal costs

Maximum likelihood

Major League Baseball

Marginal product

Ladies Professional Golf Association

Marginal private benefit

Marginal private cost

Marginal propensity to consume

Marginal product of labour

Marginal revenue

Marginal revenue product

Chi phí bình quân Giải đấu Mỹ Doanh thu bình quân Giải bầu dục Mỹ Giải bóng đá trong nhà Hiệp hội quần vợt nhà nghề Chi phí

Giải vô địch Thỏa ước thương lượng tập thể Hóc môn tăng trưởng người Giải bóng đá Anh

Hiệp hội bóng đá Liên đoàn bóng đá quốc tế Hiệp hội vận động viên Gaelic Hiệp hội quốc tế các liên đoàn điền kinh Hội đồng Cricket quốc tế

Uỷ ban Olympic quốc tế Hội đồng Rugby quốc tế Chi phí cận biên

Khả năng tối đa Giải bóng chày Sản phẩm cận biên Hiệp hội cầu thủ Golf nữ nhà nghề Lợi nhuận cá nhân cận biên Chi phí cá nhân cận biên

Xu hướng tiêu dùng cận biên Sản lượng biên của lao động

Trang 17

Marginal rate of substitution

Marginal rate of technical substitution

Marginal Social Benefit

Marginal Social Cost

Major League Baseball Players Association

Major League Soccer

National Association for Stock Car Auto Racing

National Basketball Association

National Basketball Players Association

National Collegiate Athletic Association

National Football League

National Hockey League

Union of European Football Associations

United States Anti-Doping Association

United States Golf Association

United States Olympic Committee

United States Tennis Association

World Anti-Doping Association

Women’s Tennis Association

Doanh thu cận biên Sản phẩm doanh thu cận biên

Hiệp hội quốc gia đua xe ô tô Hiệp hội bóng rổ quốc gia Hiệp hội cầu thủ bóng rổ quốc gia Hiệp hội thể thao trường học quốc gia Giải bóng bầu dục quốc gia

Giải khúc côn cầu quốc gia Giải quốc gia

Giá cả Giải ngoại hạng Hiệp hội Golf nhà nghề

Số lượng đầu ra Tổng doanh thu Liên đoàn bóng đá Châu Âu Hiệp hội chống Doping Hoa Kỳ Hiệp hội Golf Hoa kỳ

Uỷ ban Olympic Hoa kỳ Hiệp hội quần vợt Hoa kỳ Hiệp hội chống Doping thế giới Hiệp hội VĐVquần vợt nữ

Trang 18

Phần 1 Giới thiệu kinh tế học thể thao

Mục tiêu:

Người đọc cần nắm được những vấn đề sau:

1.Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội giải quyết vấn đề khan hiếm như thếnào;

2.Các cách thức xã hội quyết định các vấn đề như:Sản xuất cái gì,sản xuất như thế nào

và sản xuất cho ai?

3.Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

4.Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô

một đơn vị đầu vào

I.1.Khái quát về kinh tế học

I.1.1.Định nghĩa về kinh tế học

Trang 19

Muốn hiểu được kinh tế học thể thao thì trước hết chúng ta cần phải có một sự hiểubiết nhất định một số nội dung cơ bản của kinh tế học để làm nền tảng cho việc bànluận chi tiết hơn về sau Để đáp ứng yêu cầu này,trong chương 1 chúng ta bắt đầu xemxét một số định nghĩa của kinh tế học và tìm hiểu mối liên hệ giữa chúng với cácphương pháp luận trong phân tích kinh tế.

Thuật ngữ kinh tế học (economy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp oikonomos có nghĩa là

“người quản gia” hay là“quy tắc quản lý gia đình” Ngữ nghĩa này có vẻ kỳ lạ nhưngthực ra, các hộ gia đình và nền kinh tế đều có rất nhiều điểm tương đồng với nhau.Trong tiếng Việt,thuật ngữ"kinh tế học" là một từ Hán -Việt, rút gọn từ cụm từ "kinhbang tế thế"(nghĩa là:trị nước,giúp đời) và từ "học" có nghĩa là "tiếp thu tri thức"thường được đi kèm sau tên các ngành khoa học (như "ngôn ngữ học","toánhọc").Cùng với sự phát triển xã hội và nhận thức của con người, nội dung của kháiniệm kinh tế đã không ngừng được mở rộng Kinh tế được xem là một lĩnh vực hoạtđộng của xã hội loài người trong việc tạo ra giá trị đồng thời với sự tác động của conngười vào thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội

Một hộ gia đình phải luôn đối mặt với nhiều quyết định,nó phải quyết định cácthành viên của mình phải làm những việc gì và mỗi thành viên nhận lại được nhữnggì? Tóm lại các hộ gia đình phải phân bổ nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm củamình cho các thành viên khác nhau trong gia đình tùy theo khả năng, nỗ lực và mongmuốn của từng thành viên

Giống như một hộ gia đình, xã hội cũng phải đối mặt với nhiều quyết định khácnhau.Một xã hội cần phải quyết định: Cần phải làm những công việc gì,và ai sẽ làmcông việc đó.Xã hội cần phải có một số người sản xuất lương thực thực phẩm cho xãhội, một số người khác sản xuất quần áo và một số khác thiết kế các máy móc Mộtkhi xã hội đã phân bổ được con người cũng như đất đai, nhà xưởng, máy móc vàonhững ngành nghề khác nhau, thì xã hội cũng phải phân bổ sản lượng hàng hóa vàdịch vụ mà nó sản xuất ra.Việc quản lý nguồn tài nguyên (nguồn lực) của xã hội có ý

nghĩa quan trọng vì nguồn tài nguyên luôn khan hiếm Khan hiếm có nghĩa là các

nguồn tài nguyên của xã hội hạn chế và không thể sản xuất tất cả mọi hàng hóa vàdịch vụ mà tất cả mọi người đều mong muốn Giống như một hộ gia đình, nguồn tàinguyên không thể đáp ứng được mọi mong muốn của tất cả mọi thành viên của mình,

xã hội cũng không thể nào làm cho mỗi cá nhân trong xã hội có một mức sống caonhất như họ khao khát

Kinh tế học là sự nghiên cứu

xem xã hội quyết định các vấn

đề sản xuất cái gì,sản xuất

như thế nào và sản xuất cho

ai.

Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu

cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyênkhan hiếm Ở hầu hết các xã hội, nguồn tàinguyên được phân bổ thông qua sự tương tác qualại giữa hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp.Do

Trang 20

người ra quyết định như thế nào.Họ làm việc bao

lâu, mua cái gì, tiết kiệm bao nhiêu và đầu tư

khoản tiết kiệm ấy ra sao.Các nhà kinh tế cũngnghiên cứu xem con người tương tác với nhaunhư thế nào Cuối cùng, nhà kinh tế phân tích cáclực lượng và xu thế tác động đến nền kinh tế với

tư cách một chủ thể, bao gồm sự tăng trưởng thunhập bình quân, tỉ lệ thất nghiệp và tốc độ lạmphát

Như vậy,dù sản xuất,tiêu dùng, tiết kiệm,đầu tư,mua quà tặng hay đi du lịch thìmỗi hành vi của con người hiện đại đều ngầm chứa đựng một hành vi kinh tế,vìvậy,thật khó có thể đưa ra một định nghĩa kinh tế học vừa đơn giản mà lại vừa baoquát hết mọi vấn đề

Mặc dù, những tranh luận về sản xuất và phân phối đã trải qua một quá trình lịch

sử lâu dài, nhưng kinh tế học mới được xem như là một khoa học độc lập chính thức

được xác định từ năm 1776 ,là thời điểm xuất bản cuốn sách "Bàn về bản chất và

nguồn gốc của cải của các dân tộc"(An inquiry in to the nature and causes of the

weath of Nationans) của nhà kinh tế học Adam Smith Ban đầu A Smith dùng thuậtngữ "kinh tế chính trị" để gọi tên môn khoa học này, nhưng dần dần, thuật ngữ này đãđược thay thế bằng thuật ngữ "kinh tế học" từ năm 1870 Adam Smith cho rằng "sựgiàu có" chỉ xuất hiện từ khi con người có thể sản xuất ra của cải nhiều hơn với nguồnlực lao động và tài nguyên sẵn có.Như vậy,theo A Smith, định nghĩa về kinh tế cũng

có nghĩa là định nghĩa về sự giàu có

John Stuart Mill (1900) định nghĩa kinh tế học là “khoa học ứng dụng của sản xuất

và phân phối của cải”.Định nghĩa này đã được đưa vào từ điển tiếng Anh rút gọnOxford mặc dù nó không đề cập đến vai trò quan trọng của tiêu dùng.Mill xác địnhcủa cải là toàn bộ những vật chất có ích

Định nghĩa kinh tế học hiện đại được xem là bao quát nhất do Lionel Robbins(1940) đưa ra.Ông định nghĩa: Kinh tế học là“Khoa học nghiên cứu hành vi con ngườicũng như mối quan hệ giữa nhu cầu và nguồn lực khan hiếm, trong đó có giải phápchọn lựa cách sử dụng”.Theo ông, sự khan hiếm nguồn tài nguyên có nghĩa là tàinguyên không đủ để thỏa mãn tất cả mọi ước muốn và nhu cầu của mọi người.Nếunhư không có sự khan hiếm tài nguyên và các cách thức sử dụng tài nguyên thay thếnhau thì sẽ không có vấn đề kinh tế nào cả Do đó, ngày nay kinh tế học đã trở thànhmôn khoa học của sự lựa chọn, sự lựa chọn đó bị ảnh hưởng bởi các động lực khuyếnkhích và các nguồn tài nguyên

Lawson (2003) cho rằng, các định nghĩa mang tính lịch sử đã nêu trên đủ để xácđịnh tất cả các nét cơ bản nổi bật của kinh tế học.Những định nghĩa này vừa có tính

Trang 21

trừu tượng,lại vừa mang tính tổng quát,chúng có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng

có nhiều điểm tương khắc nhau.Chẳng hạn, Mill nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa hoạtđộng của cá nhân và xã hội, nhất là thông qua sản xuất và phân phối của cải vật chấtnhằm tạo ra sự phồn vinh Có một số hệ quả mà của cải có liên quan đến vật chất hữuhình có thể đo đếm và được trao đổi trên thị trường, nhưng cũng có những của cải liênquan tới vật thể vô hình hay còn gọi là phi vật thể

I.1.2 Các vấn đề cơ bản của kinh tế học

Trong cuộc sống hàng ngày,tất cả mọi nhóm người trong xã hội đều phải giải quyết

ba vấn đề cơ bản như sau:Sản xuất hàng hóa,dịch vụ gì?sản xuất như thế nào? và sảnxuất cho ai?

Hàng hóa là tất cả các sản phẩm từ sắt thép,ô tô cho tới cây kim sợi chỉ.

Dịch vụ là những hoạt động như ca nhạc,thi đấu thể thao,làm đẹp được tiêu dùng hay

thưởng thức khi chúng được tạo ra

Vấn đề sản xuất cái gì,sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai hầu như không đượcgiải quyết sẵn

BOX 1.1.Phần lớn sản lượng là dịch vụ

Vào đầu thế kỷ 21,tổng sản phẩm quốc dân ở các nước phát triển đã có nhiều sự thay đổi.Nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ 1%,công nghiệp chiếm dưới 30%.Phần còn lại trong tổng sản phẩm là dịch vụ ,bao gồm:Ngân hàng,vận tải,giải trí,du lịch,viễn thông và dịch vụ công cộng (an ninh-quốc phòng,y tế,giáo dục).

Dịch vụ là thành phần phát tiển nhanh nhất trong tổng sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu.

Nguồn:World Bank,World Development Report

Bằng việc nhấn mạnh tới vai trò xã hội,cho nên định nghĩa kinh tế học được đặt vào

vị trí các môn khoa học xã hội là các môn khoa học chuyên nghiên cứu và giải thíchhành vi của con người.Kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất,phân phối vàtiêu dùng hàng hóa ,dịch vụ.Vấn đề cốt lõi của kinh tế học đối với xã hội là làm thếnào để dung hòa được mâu thuẫn giữa mong muốn vô hạn của con người đối với hànghóa,dịch vụ với sự khan hiếm của các nguồn tài nguyên để sản xuất ra hàng hóa,vàdịch vụ.Đối với việc giải quyết các vấn đề sản xuất cái gì,sản xuất như thế nào và sảnxuất cho ai,thì kinh tế học sẽ giải thích cách phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm cho

Trang 22

người và kiểm chứng chúng với thực tế.Như vậy,Kinh tế học là môn khoa học nghiên

cứu xem xã hội quyết định các vấn đề sản xuất cái gì,sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.

1.2 Các vấn đề kinh tế

Để hiểu được kinh tế học là gì thông qua các khái niệm,chúng ta cùng xem xét việc xãhội phân bổ các nguồn tài nguyên khan hiếm cho các mục đích khác nhau như thế nàothông qua ví dụ sau đây.Qua các ví dụ này chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng củavấn đề sản xuất cái gì,sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?

1.2.1.Ví dụ cú sốc giá dầu mỏ

Dầu mỏ là một tài nguyên khan hiếm,và là đầu vào của rất nhiều ngành sản xuất

khác nhau.Giá dầu mỏ cao làm cho người tiêu dùng sử dụng ít dầu hơn,và làm cho cácnước không phải là thành viên của hiệp hội OPEC sẽ tăng cường sản xuất và bán được

lượng dầu nhiều hơn.Như vậy,phản ứng này được chi phối bởi giá cả và đó cũng là

một phần trong phương thức mà nhiều xã hội xác định sản xuất cái gì,sản xuất như thếnào và sản xuất cho ai?

Đầu tiên chúng ta xem xét vấn đề hàng hóa được sản xuất như thế nào? Khi giá dầu

cao các nhà máy sẽ cắt giảm việc sử dụng các sản phẩm phụ thuộc vào dầu củamình.Giá dầu cao sẽ làm cho nền kinh tế sản xuất theo xu hướng sử dụng ít dầu hơn

-Vấn đề thứ hai là vấn đề sản xuất cái gì?Khi giá xăng dầu cao thì người tiêu dùng sẽ

sử dụng các loại ô tô nhỏ và tiêu hao ít xăng dầu hơn,hay đi làm bằng xe bus.Người

tiêu dùng giảm tiêu thụ các sản phẩm có liên quan tới dầu mỏ và mua các sản phẩm

thay thế.Lượng cầu với các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm từ dầu mỏ nhiều hơn

sẽ làm cho giá cả của chúng tăng lên và khuyến khích hoạt động sản xuất các sản

phẩm này để tăng nguồn cung.Các nhà nghiên cứu sẽ tạo ra những sản phẩm thay thếcho dầu mỏ trong nhành công nghiệp hóa chất

Một nguồn lực là khan

hiếm nếu cầu tại mức giá

bằng không vượt quá cung

sẵn có.

Ở trong ví dụ này,vấn đề sản xuất cho ai đã có câu trả lời khá rõ ràng.Doanh thu từ

bán dầu mỏ của các nước trong hiệp hội OPEC được tăng cao,nhưng phần lớn doanhthu đó được đổ vào để mua hàng hóa được sản xuất từ các nước Phương Tây.Ngượclại,các nước nhập khẩu dầu phải từ bỏ nhiều sản phẩm của mình để trao đổi cho việcnhập khẩu dầu mỏ.Trên phương diện hàng hóa,giá dầu mỏ tăng làm tăng sức mua củacác nước OPEC,và làm giảm sức mua của các nước nhập khẩu dầu.Nền kinh tế thế

Trang 23

giới sản xuất nhiều hơn cho các nước OPEC và ít hơn cho các nước nhập khẩu dầumỏ.

Cú sốc giá dầu mỏ là một ví dụ minh họa cho việc xã hội phân bổ các nguồn tài

nguyên khan hiếm như thế nào cho các mục đích khác nhau.Giá dầu cao hơn phản ảnh

sự khan hiếm của nó khi các nước OPEC cắt giảm mức sản xuất

Phân phối thu nhập(trong

một quốc gia,hay trên thế

giới) cho biết tổng thu

nhập được phân chia như

thế nào cho các nhóm hay

cho các cá nhân khác nhau

1.2.2.Phân phối thu nhập

Mỗi người chúng ta đều có một khoản thu nhập để chi tiêu cho việc mua sắm hàng

hóa,sử dụng dịch vụ và sinh sống ở một địa điểm nhất định.Mức sống của chúng tabao gồm các hàng hóa và dịch vụ như :Lương thực thực phẩm,nhà cửa,y tế ,giáodục,giải trí…Thu nhập của bạn có thể cao hơn, hoặc thấp hơn những ngườikhác.Tương tự như vậy,các quốc gia cũng có mức thu nhập khác nhau.Có những nước

có thu nhập cao như các nước G7,nhưng cũng có những nước có thu nhập thấp như

các nước chưa phát triển.Phân phối thu nhập cũng có một mối quan hệ chặt chẽ với

các vấn đề sản xuất cái gì,sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.

Bảng 1.1 Dân số và thu nhập thế giới

Các nước nghèo Các nước trung bình Các nước giàu Thu nhập theo đầu

Nguồn:World Bank, World Development Report 2003

Thu nhập trên đầu người chỉ ra mức sống trung bình của một người.Hiện nay dân số ở

các nước nghèo chiếm 2/5 dân số của toàn thế giới, nhưng họ chỉ chiếm có 4% thunhập của toàn thế giới.Trong khi đó dân số ở các nước giàu chỉ chiếm có 15% dân sốthế giới nhưng lại chiếm tới 81% thu nhập của toàn thế giới.Như vậy, nền kinh tế thếgiới sản xuất cho ai?Tất nhiên chủ yếu sản xuất cho 15% dân số thế giới sống trongcác nước công nghiệp giàu có.Câu trả lời này cũng giúp cho chúng ta giải đáp được

câu hỏi sản xuất cái gì?Sản xuất của thế giới chủ yếu hướng tới các hàng hóa,dịch vụ

được tiêu dùng ở các nước giàu

Trang 24

Vậy,tại sao lại có sự bất bình đẳng như vậy?Sự bất bình đẳng này phản ánh việc hàng hóa được sản xuất như thế nào.Các quốc gia nghèo ít có máy móc,lao động ít được

đào tạo chuyên nghiệp và có kỹ thuật.Lao động có năng suất thấp vì họ làm việc trongcác điều kiện bất lợi.Thu nhập được phân phối bất bình đẳng trong nội bộ một quốcgia cũng như giữa các quốc gia với nhau.Sự chênh lệch đó phần nào phản ảnh đượcvấn đề mà chúng ta đang xem xét.Khi xem xét phân phối thu nhập trong mộtnước,chúng ta phải quan tâm tới hai điều ít quan trọng hơn khi bàn về chênh lệch thunhập tính theo đầu người giữa các quốc gia,đó là:

-Thu nhập của một cá nhân có được không phải chỉ nhờ vào công việc,mà còn nhờ vàoviệc sở hữu các tài sản (đất đai,nhà cửa,cổ phiếu)để có được thu nhập từ tiền chothuê,lợi tức…;

-Xã hội có thể quyết định xem có thể thay đối sự phân phối thu nhập hay không.Mộtnền kinh tế XHCN thuần túy đạt được mục tiêu về sự công bằng về thu nhập và tàisản.Ngược lại,trong một nền kinh tế sở hữu tư nhân,tài sản và quyền lực tập trung vàotay của một số ít người.Giữa hai thái cực này,chính phủ có thể thực hiện đánh thuế đểđiều chỉnh phân phối thu nhập

Như vậy,mức độ bất bình đẳng thu nhập trong một quốc gia không những chỉ ảnh

hưởng tới việc hàng hóa,dịch vụ được sản xuất cho ai,mà còn ảnh hưởng tới việc hàng hóa,dịch vụ gì được sản xuất ra.

1.3.Tài nguyên khan hiếm và mục đích sử dụng tài nguyên khác nhau

Để thỏa mãn nhu cầu của con người ngày càng tăng lên một cách vô hạn, đòi hỏi xãhội luôn phải tìm mọi cách để sản xuất ra ngày càng nhiều hàng hóa và dịch vụ bằngnhững nguồn tài nguyên vật chất (Tài nguyên thiên nhiên,sức lao động,đất đai) và kiếnthức công nghệ hữu hạn hiện có.Với sự hữu hạn của nguồn tài nguyên hiện có,xã hộikhông thể sản xuất mọi hàng hóa và dịch vụ một cách vô hạn để thỏa mãn nhu cầu vôhạn của con người.Bối cảnh này buộc xã hội phải suy tính,lựa chọn và quyết địnhphương án sử dụng nguồn tài nguyên của nền kinh tế một cách hiệu quả nhất,nghĩa là

sử dụng nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm nhất để thỏa mãn tốt nhất các nhu cầucủa mọi người trong xã hội

Sự khan hiếm nguồn tài nguyên chính là nguyên nhân sâu xa mà xã hội phải suy tính

để lựa chọn phương thức sử dụng có hiệu quả nhất của nền kinh tế ,vì nếu nguồn tàinguyên là vô hạn tức là không khan hiếm thì mọi hàng hóa và dịch vụ đều có thể đượcsản xuất một cách dễ dàng để thỏa mãn mọi nhu cầu.Khi đó tất cả hàng hóa,dịch vụ

đều có thể cho không.Nếu như hàng hóa cho không -xã hội sẽ không cần phải giải quyết các vấn đề sản xuất cái gì,sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.Xã hội trong

Trang 25

bối cảnh đó sẽ không bao giờ phải đương đầu với các cú sốc giá dầu mỏ…và khi đóđương nhiên không cần tới kinh tế học

Trong thực tiễn xã hội,mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn của con người với sự hữu hạncủa nguồn tài nguyên để thỏa mãn mọi nhu cầu ấy ngày càng trở nên gay gắt, vì nhucầu càng ngày càng gia tăng trong khi đó nguồn tài nguyên càng ngày càng cạn kiệt

Sự lựa chọn câu trả lời tốt nhất đối với ba vấn đề kinh tế cơ bản:Sản xuất cái gì?sản

xuất như thế nào?và sản xuất cho ai? ngày sẽ một khó khăn thêm Do đó,kinh tế học

ngày càng hữu ích hơn và buộc phải đương đầu với thách thức nảy sinh của xã hộingày càng phát triển

Do nguồn tài nguyên khan hiếm nên hầu hết hàng hóa,dịch vụ đều trở nên khanhiếm,và do vậy chúng đều có giá.Nguồn tài nguyên khan hiếm đòi hỏi các doanhnghiệp phải có lựa chọn kinh tế đối với các quyết định sản xuất,kinh doanh của doanhnghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế như mong muốn trong các hoạt động sảnxuất,kinh doanh của mình vì nguồn tài nguyên khan hiếm có thể sử dụng cho nhiềumục đích khác nhau

Vì nguồn tài nguyên khan hiếm nên cũng đòi hỏi người tiêu dùng phải có lựa chọnkinh tế tối ưu trong tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ của mình Trong việc lựa chọnkinh tế tối ưu có hai nguyên tắc,đó là (1)Tối đa hóa lợi ích khi sử dụng mọi nguồn tàinguyên xác định;(2) Tối thiểu hóa chi phí nguồn tài nguyên đối với những lợi ích xácđịnh

* Đối với doanh nghiệp,hai nguyên tắc này được mô tả:

-Nguồn tài nguyên sử dụng xác định nhằm tối đa hóa sản suất;

-Sản lượng sản xuất xác địnhnhằm tối thiểu hóa nguồn tài nguyên sử dụng

* Đối với người tiêu dùng,các nguyên tắc trên được mô tả:

-Nguồn tài nguyên sử dụng xác định nhằm tối đa hóa lợi ích tiêu dùng;

Chi phí cơ hội của một

Trang 26

1.4.Vai trò của thị trường

Thị trường là một quá trình mà qua

đótất cả các quyết định của các hộ gia

đình về tiêu dùng các hàng hóa khác

nhau,các quyết định của doanh ngiệp về

sản xuất cái gì,như thế nào,và các quyết

định của người lao động về làm việc cho

ai,làm việc bao nhiêu được cân bằng

thông qua sự điều chỉnh của giá cả.

Thị trường đưa người mua và người bán các hàng hóa ,dịch vụ đến gần nhau,ví dụtại các chợ truyền thống,người mua và người bán trực tiếp gặp nhau;Trong thị trườngchứng khoán,giao dịch có thể thực hiện bằng máy vi tính

Giá của hàng hóa,dịch vụ và nguồn tài nguyên(lao động,máy móc,đất đai,nănglượng ) điều chỉnh để đảm bảo các nguồn tài nguyên khan hiếm được sử dụng để sảnxuất các hàng hóa,dịch vụ mà xã hội mong muốn.Bạn mua một cái bánh mỳ cho bữasáng vì nó nhanh,rẻ và tiện lợi.Bạn thích ăn phở hơn nhưng nó có giá đắt hơn.Giá của

tô phở cao hơn giá của cái bánh mỳ để đảm bảo rằng xã hội trả lời câu hỏi sản xuấtcho ai về bữa ăn bằng tô phở cho một số người khác là có lợi

1.5 Các mô hình nền kinh tế

Lịch sử xã hội loài người dù ở quốc gia nào đều đã trải qua ba mô hình nền kinh tếđiển hình khác biệt nhau :

(1) Nền kinh tế mệnh lệnh (hay nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung;

(2) Nền kinh tế thị trường (hay nền kinh tế tự do-không có sự can thiệp của chínhphủ);

(3) Nền kinh tế hỗn hợp

1.5.1.Mô hình nền kinh tế mệnh lệnh (kế hoạch hóa tập trung)

Trong một nền kinh tế mệnh

lệnh,một cơ quan kế hoạch hóa

nhà nước quyết định sản xuất

cái gì,sản xuất như thế nào và

sản xuất cho ai.Các chỉ dẫn cụ

thể được đưa đến các hộ gia

đình,các doanh nghiệp và người

lao động.

Các nguồn tài nguyên được phân bổ như thế nào nếu các thị trường không tồn tại?Một quá trình kế hoạch hóa như vậy rất phức tạp.Không có một nền kinh tế mệnh lệnh

tuyệt đối mà tất cả các quyết định phân bổ đều được thực hiện theo cách đó Ở các

nước xã hội chủ nghĩa đã có kế hoạch hóa và chỉ đạo tập trung trên quy mô lớn.Nhà

Trang 27

nước sở hữu các nhà máy,đất đai và đưa ra các quyết định quan trọng về việc ngườidân tiêu dùng hàng hóa gì,các hàng hóa được sản xuất như thế nào và người ta làmviệc như thế nào.Đây là một nhiệm vụ rất lớn.Hãy tưởng tượng phải điều hành mộtthành phố mà chúng ta đang sống bằng mệnh lệnh.Nghĩ đến phân bổ lương thực,quầnáo,nhà ở mà chúng ta phải đưa ra.Chúng ta sẽ phải quyết định ai được hưởng cái gì, vàquá trình mà các hàng hóa,dịch vụ được sản xuất như thế nào?Khi mà các quyết địnhnày thông thường được thực hiện hàng ngày chủ yếu bằng cơ chế của thị trường và giácả.

1.5.2 Mô hình nền kinh tế thị trường

Thị trường đưa người mua và người bán các hàng hóa ,dịch vụ đến gần nhau,ví dụ tạicác chợ truyền thống,người mua và người bán trực tiếp gặp nhau;Trong thị trườngchứng khoán,giao dịch cóa thể thực hiện bằng máy vi tính

Giá của hàng hóa,dịch vụ và nguồn tài nguyên (lao động,máy móc,đất đai,nănglượng ) điều chỉnh để đảm bảo các nguồn tài nguyên khan hiếm được sử dụng để sảnxuất các hàng hóa,dịch vụ mà xã hội mong muốn.Thị trường là một quá trình mà qua

đó tất cả các quyết định của hộ gia đình về tiêu dùng các hàng hóa khác nhau,cácquyết định của doanh nghiệp về sản xuất cái gì,sản xuất như thế nào và quyết định củangười lao động về làm việc cho ai,làm việc bao lâu được cân bằng thông qua sự điềuchỉnh của giá cả.Mô hình kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thịtrường,nghĩa là nền kinh tế tự điều chỉnh bằng “bàn tay vô hình” hay bằng các quyluật kinh tế khách quan của thị trường (quy luật giá trị,quy luật cung cầu)mà không có

sự can thiệp của Nhà nước.Giá cả của hàng hóa và nguồn tài nguyên(lao động,máymóc,đất đai ) được điều chỉnh để đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên khan hiếm được

sử dụng để sản xuất hàng hóa,dịch vụ mà xã hội mong muốn.Bạn mua một cái bánh

mỳ cho bữa ăn sáng vì nó tiện lợi và rẻ.Bạn thích ăn phở hơn nhưng nó có giá cả đắt

hơn.Giá của một tô phở cao khá cao để đảm bảo rằng xã hội trả lời câu hỏi sản xuất

cho ai về bữa ăn sáng bằng tô phở cho một số người khác là có lợi.Sinh viên làm thêm

tại các quán hàng vì công việc giúp họ có thêm thu nhập.Nếu tiền làm thêm giảmxuống ,họ sẽ không làm việc.Ngược lại,công việc này không đòi hỏi kỹ năng và nếu

có nhiều sinh viên sẵn sàng tìm kiếm những công việc như vậy thì các quán hàngkhông phải trả tiền cao hơn

Giá cả chi phối quyết định của bạn ăn sáng bằng món ăn nào,chi phối quyết định làmviệc của sinh viên.Xã hội phân bổ các nguồn tài nguyên vào sản xuất hàng hóa thôngqua hệ thống giá cả.Nếu người tiêu dùng không thích một sản phẩm nào đó, thì doanhthu sẽ không đủ để bù đắp được chi phí để sản xuất ra nó.Xã hội sẽ không phân bổnguồn tài nguyên vào sản xuất hàng hóa đó.Sở thích của người tiêu dùng đối với mộthàng hóa chi phối sự phân bổ nguồn tài nguyên vào sản xuất hàng hóa đó

Trang 28

Thị trường mà các chính phủ

không can thiệp vào được gọi là thị

trường tự do.

“ Bàn tay vô hình” là sự khẳng định

rằng cá nhân mưu cầu lợi ích riêng

của mình trong thị trường tự do có

thể phân bổ các nguồn tài nguyên

một cách có hiệu quả theo quan

điểm của xã hội

1.5.2.1.Bàn tay vô hình

Thị trường mà ở đó các chính phủ không can thiệp được gọi là thị trường tự do.Trongthị trường tự do,các cá nhân mưu cầu lợi ích của mình không thông qua sự can thiệp

hay chỉ đạo của chính phủ.Ý tưởng về một hệ thống có thể giải quyết các vấn đề sản

xuất cái gì,sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai là một trong các chủ đề cổ điển

nhất của kinh tế học.Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng các cá nhân mưu cầu lợiích của bản thân mình sẽ được dẫn dắt bằng “bàn tay vô hình” để làm những việc vìlợi ích của toàn xã hội

1.5.3.Mô hình nền kinh tế hỗn hợp

Trong một nền kinh tế hỗn hợp,

khu vực chính phủ và khu vực tư

nhân cùng tham gia giải quyết các

vấn đề kinh tế.Chính phủ can thiệp

vào các quyết định thông qua đánh

thuế,trợ cấp các dịch vụ miễn phí

như quốc phòng-an ninh.Chính phủ

cũng thực hiện điều tiết mức độ mà

các cá nhân có thể mưu cầu lợi ích.

Thị trường tự do cho phép các cá nhân mưu cầu lợi ích riêng của mình mà không cónhững hạn chế của chính phủ.Nền kinh tế mệnh lệnh hạn chế tự do kinh tế cánhân.Các quyết định đều do chính phủ đưa ra từ trên xuống.Nên kinh tế nằm giữa haithái cực này là nền kinh tế hỗn hợp

Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của nhà nước,là sự phốihợp giữa nhà nước và kinh tế thị trường trong tổ chức nền kinh tế.Sự phối hợp nàyphát huy được ưu thế của cả hai mô hình ,đồng thời hạn chế được những khuyết tậtcủa chúng

1.6.Kinh tế thực chứng và kinh tế chuẩn tắc

Xuất phát mục đích khác nhau của quá trình nghiên cứu kinh tế học mà kinh tế học

có hai hướng tiếp cận khác nhau đó là kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

Trang 29

tế trước những biến động.Trong kinh tế học thực chứng,chúng ta hành động nhưnhững nhà khoa học khách quan.Bất kể quan điểm chính trị hay giá trị văn hóa củachúng ta như thế nào,chúng ta xem xét thế giới thực sự hoạt động như thế nào.Ở giaiđoạn này,không có chỗ cho những nhận định mang giá trị cá nhân.Chúng ta xem xétcác luận điểm dưới dạng:Tại sao lại có hiện tượng này?Nếu hiện tượng này thay đổithì sẽ xảy ra hậu quả gì cho nền kinh tế.Về mặt này,kinh tế học thực chứng giống nhưcác môn khoa học tự nhiên như vật lý hay thiên văn học.

áp đặt thuế đối với một hàng hóa,thì giá của hàng hóa đó sẽ tăng lên.Câu hỏi chuẩn tắcliên quan tới giá cả tăng lên có tốt hay không là một vấn đề khác.Cũng giống như cácmôn khoa học khác,kinh tế học cũng có những câu hỏi chưa giải đáp được,còn cónhững ý kiến bất đồng với nhau.Những bất đồng này là những thách thức đặt ra chokinh tế học thực chứng.Quá trình nghiên cứu sẽ giải đáp một số vấn đề này nhưng sẽ

có những vấn đề khác sẽ nổi lên,cung cấp các hướng mới cho những nghiên cứumới.Việc nghiên cứu sâu sắc các nguyên tắc có thể giải đáp nhiều vấn đề còn tồn tạitrong kinh tế học thực chứng.Không thể có những nghiên cứu đó về giải pháp chonhững vấn đề trong kinh tế học chuẩn tắc.Kinh tế học chuẩn tắc dựa trên những nhận

Trang 30

quan.Phát biểu sau đây kết hợp kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc:

“Những người cao tuổi có chi phí chăm sóc y tế rất cao và chính phủ nên có trợ cấpcho họ” “Những người cao tuổi có chi phí chăm sóc y tế rất cao” là nhận định trongkinh tế học thực chứng.Nó là nhận định về sự vận động của thế giới thực.Chúng ta cóthể hình dung được một chương trình nghiên cứu để xác định điều đó đúng haykhông.“Chính phủ nên có trợ cấp cho họ” là đề xuất chính phủ nên làm gì,đề xuất nàykhông thể chứng minh được đúng hay sai bằng bất cứ điều tra nghiên cứu khoa họcnào.Nó là một nhận định mang giá trị chủ quan dựa trên cảm giác của người đưa ranhận định đó.Những người khác cũng có thể cho rằng thay vì chính phủ cần trợ cấp đểchăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi,tốt hơn là chuyển nguồn tài nguyên khan hiếmcủa xã hội sang việc cải thiện môi trường sống và làm việc

Vậy,kinh tế học không thể chỉ ra rằng các nhận định này của kinh tế học chuẩn tắc làđúng hay sai.Nó hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích hay các ưu tiên của cá nhân hay xãhội khi đưa ra sự lựa chọn

1.7.Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

-Kinh tế học vĩ mô

nhấn mạnh sự tác

động qua lại trong

toàn bộ nền kinh tế.Nó

cố ý đơn giản hóa các

cấu phần riêng lẻ trong

phân tích để phân tích

toàn bộ tác động qua

lại của nền kinh tế.

Kinh tế học được phân chia ra thành hai bộ phận là kinh tế vi mô và kinh tế vĩmô.Cả hai bộ phận này đều giải thích các hành vi kinh tế và mối quan hệ của các chủthể kinh tế của nền kinh tế nhưng giữa chúng cũng có những dấu hiệu để phân biệtmột cách tương đối

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô được phân biệt trước hết qua mức độ tổng hợp trong

việc phân tích kinh tế.

- Các nhà kinh tế vi mô có xu hướng đưa ra các phân tích chi tiết về một khía cạnhcủa hành vi kinh tế nhằm duy trì sự đơn giản của phân tích.Một phân tích kinh tế vi

mô về tiền lương của các cầu thủ bóng đá sẽ nhấn mạnh đến đặc điểm của các cầu thủbóng đá và khả năng chi trả của câu lạc bộ.Nó bỏ qua những ảnh hưởng gián tiếp mà

sự tăng lương của cầu thủ có thể ảnh hưởng tới (chẳng hạn như giá nhà cao cấp tănglên).Khi phân tích,kinh tế vi mô bỏ qua những ảnh hưởng xảy ra một cách gián tiếp,nóphân tích “bộ phận” chứ không phải phân tích “tổng thể”

Trang 31

Kinh tế vi mô đưa ra

các phân tích chi tiết

kinh tế vĩ mô thường gặp là các khái niệm:Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)- là giá trị

tổng sản phẩm của nền kinh tế trong vòng 1 năm;Mức giá chung đo lường giá trị

trung bình của các hàng hóa,dịch vụ Nó cho chúng ta biết điều gì xảy ra đối với giá

cả trung bình khi mức giá này tăng lên,chúng ta nói có lạm phát;Tỷ lệ thất nghiệp là

% của lực lượng lao động không có việc làm nhưng đang tìm kiếm công việc.

1.8 Công cụ phân tích (Tools of analysis)

Thật hứng khởi khi bạn chơi một môn thể thao nào đó mà đã có được kỹ năng chơi như thế nào,và công việc đốn cây thật dễ dàng nếu bạn dùng cưa máy chứ không phải bằng cưa tay.Tất cả các hoạt động hay các môn khoa học đều có một

hệ thống các công cụ cơ bản.Các công cụ này có thể là hữu hình như cây vợt tennis,quả bóng,hay vô hình như kỹ năng chơi tennis.Trong phần này chúng ta

đề cập tới các công cụ của thương mại,trao đổi.

Trong nghiên cứu kinh tế học thể thao chủ yếu dựa trên các nguyên tắc cơ bản của kinh tế học vi mô.Trong các từ khóa, các nguyên tắc cơ bản được trình bày

ở đây để người đọc có thể có hiểu biết kinh tế cần thiết để phân tích kinh tế thể thao Các phân tích kinh tế sử dụng nhiều mô hình.Do đó,một số hiểu biết cơ bản về hình học phẳng là cần thiết.Ngoài ra, có nhiều ví dụ được trình bày bằng các số liệu,và chúng đòi hỏi một số kiến thức đại số cơ bản.

Một mô hinh hay một lý thuyết

đưa ra những giả định để từ đó

nhận định về việc con người

hành xử như thế nào.Nó là sự

đơn giản hóa thực tế.

Các mô hình hay các lý thuyết (đồng nghĩa) là các cơ sở phân tích để tổ chức cách thức xem xét một vấn đề.Chúng được đơn giản hóa bằng cách bỏ qua một

số các chi tiết của thế giới thực để tập trung vào các vấn đề cơ bản nhất.Một nhà

Trang 32

kinh tế sử dụng một mô hình giống như một du khách sử dụng bản đồ.Bản đồ bỏ qua các chi tiết thực tế như đèn giao thông,hạn chế tốc độ…,nhưng du khách có thể biết sự vận hành của các luồng giao thông và con đường tốt nhất để đi.

Các số liệu và các sự kiện tác động qua lại với mô hình theo hai cách:

Số liệu là hàng loạt các bằng

chứng về hành vi kinh tế.

-Số liệu giúp chúng ta lượng hóa các mối quan hệ mà các mô hình lý thuyết đang xét đến.Mô hình là quan trọng vì nó cho ta biết dữ kiện nào là quan trọng nhất.

-Số liệu giúp chúng ta kiểm nghiệm mô hình.Các nhà kinh tế học phải kiểm nghiệm xem các lý thuyêt của họ có phù hợp với thực tế không.

Sự kết hợp giữa mô hình và số liệu hết sức tinh tế.Số liệu cảnh báo chúng ta về những mối quan hệ logic mà chúng ta đã bỏ qua.Và bất kỳ lý thuyết nào mà chúng ta mong muốn duy trì chắc chắn cần phải được kiểm nghiệm so với dữ liệu thực tế Để phân tích các vấn đề kinh tế thể thao chúng ta sử dụng các dụng

cụ cơ bản sau.

1.8.1.Các tính toán Giá trị hiện tại (PV)

Có nhiều trường hợp khi chi phí hoặc lợi ích của quyết định kinh tế chỉ xảy ra trong tương lai.Trong những trường hợp như vậy,sẽ rất hữu ích khi thể hiện những luồng chi phí và lợi ích này theo các giá trị chung để tránh nhầm

lẫn.Trong môn quản trị tài chính thể thao, chúng ta sẽ làm quen với các tính

toán giá trị hiện tại. Trong môn học này, các tính toán như vậy được sử dụng để hiểu rõ giá trị của dòng tiền Công cụ này được sử dụng ở nhiều chương khác trong cuốn sách để hiểu các giá trị của hợp đồng lao động nhiều năm, quyền đặt tên, nhượng quyền thương mại và các vấn đề khác.

Có nhiều trường hợp, giá trị của một dòng thu nhập trong tương lai không được nêu chính xác từ góc độ kinh tế Ví dụ,khi ngân hàng Barclays mua quyền đặt tên sân vận động mới của New Jersey Nets,họ đã cam kết chi trả 20 triệu đô

la mỗi năm trong vòng 20 năm.Đây là một hợp đồng trị giá 400 triệu đô la,

nhưng giá trị hiện tại của dòng tiền thanh toán đó chỉ có cao hơn 170 triệu đô la

nếu lãi suất liên quan là 10%.

Phương pháp tính giá trị hiện tại của một dòng chi trả trong tương lai được sử

dụng xuyên suốt phần kinh tế thể thao chuyên ngiệp để đo lường tỷ lệ lợi tức

Trang 33

đầu tư vào nhượng quyền thương mại thể thao và các công trình thể thao Các giá trị của các hợp đồng nhiều năm khác liên quan đến quyền đặt tên sân vận

động và giấy phép phát sóng cũng được tính toán hợp lý như các giá trị hiện tại.

1.8.2.Tính không chắc chắn của kinh tế (Economics of Uncertainty)

biết được.Tình huống mà

xác suất đạt kết quả cho

trước của một sự kiện thì

không được biết.

Chúng ta sống trong một thế giới không chắc chắn, và do đó đôi khi phải đưa ra quyết định trước khi có được thông tin đầy đủ Chúng ta mua vé vào xem một trận đấu trước khi biết liệu tiền vệ ngôi sao sẽ phải ngồi ghế dự bị vì bị chấn thương hay không, hay liệu trận đấu sẽ bị hoãn lại vào một ngày sau đó vì trời mưa hay không Các câu lạc bộ thường ký hợp đồng với các cầu thủ nhiều năm trước khi biết được cầu thủ đó sẽ thi đấu như thế nào, liệu anh ta có bị chấn thương hay không, và liệu anh ta có duy trì được sự phong độ lâu dài hay không.Tất cả các khoản đầu tư vào nhượng quyền thương mại,cơ sở vật chất, huấn luyện viên, quảng cáo và quyền đặt tên đều liên quan đến lợi nhuận không chắc chắn, nhưng các điều khoản cam kết phải được thực hiện trước khi lợi ích được thể hiện.

Mô hình lợi ích kỳ vọng được trình bày trong Chương bảo hiểm tài năng thể

thao và chương cá cược thể thao sẽ cung cấp một khung phân tích các quyết

định khi có sự không chắc chắn.Mô hình này được sử dụng để phân tích cầu về các chính sách bảo hiểm để trang trải rủi ro do chấn thương thể thao Mô hình lợi ích kỳ vọng chứng minh tính hữu ích trong việc phân tích cá cược thể thao

và ngăn chặn gian lận, hành vi sai trái và sử dụng các hình thức Doping nhằm tăng cường hiệu suất thi đấu của vận động viên.

Câu hỏi ôn tập

a.Câu hỏi trắc nghiệm:

1.Hãy tìm các câu được đánh số phù hợp với mỗi khái niệm dưới đây:

Trang 34

b.Phân phối thu nhập

3 Là cách thức trong đó thu nhập(của một quốc gia haycủa thế giới) được phân chia cho các cá nhân hay cácnhóm người khác nhau

4.Một nguồn lực mà cầu của nó tại mức giá bằng (0)vượt quá cung của nó

5 Một nền kinh tế trong đó chính phủ thực hiện tất cả cácquyết định trong sản xuất và tiêu dùng

6.Các mệnh đề kinh tế liên quan đến những giải thích khoahọc hay khách quan về sự hoạt động của nền kinh tế

7.Thị trường mà các chính phủ không can thiệp vào được

8 đưa ra các phân tích chi tiết về các quyết định cá nhân đốivới các hàng hóa cụ thể

9 đưa ra những giả định để từ đó nhận định về việc conngười hành xử như thế nào.Nó là sự đơn giản hóa thực tế

10 hàng loạt các bằng chứng về hành vi kinh tế

b.Câu hỏi tự luận:

Tại sao thu nhập của các cầu thủ nổi tiếng lại cao gấp hàng chục lần lương của các bác

sĩ nổi tiếng?

Key Study-Nghiên cứu trường hợp:Hiện tượng siêu sao

Trong khi hầu hết mọi người chơi Tennis để giải trí thì Roger Federer kiếm được hàng triệu đô la trong các giải đấu chuyên nghiệp.Tại sao R.Federer kiếm được nhiều tiền như vậy?

Chúng ta cũng không nên quá ngạc nhiên khi biết rằng thu nhập cũng đã có sự khác biệt trong mỗi ngành nghề.Một nha sĩ lành nghề có thu nhập cao hơn một nha sĩ mới ra nghề.Mỗi người có sự khác nhau về khả năng và nỗ lực,và những sự khác biệt này dẫn đến sự khác biệt trong thu nhập.Tất nhiên một nha sĩ tài giỏi cách mấy cũng không thể nào có được mức thu nhập hàng triệu đô la như các vận

Trang 35

động viên xuất sắc như R.Federer,C.Ronaldo hay Lionel Mesi…Chúng ta lý giải vấn

đề này như thế nào?

Để biết tại sao các vận động viên nổi tiếng lại có thu nhập kinh khủng như vậy,chúng ta cần nghiên cứu những đặc điểm của thị trường mà họ cung cấp các dịch vụ của mình.Thị trường thể thao mà họ cung cấp dịch vụ có hai đặc tính sau: -Mỗi người tiêu dùng trên thị trường đó đều mong muốn được thụ hưởng những hàng hóa được cung cấp bởi những nhà sản xuất tốt nhất

-Hàng hóa được sản xuất với một công nghệ mà công nghệ đó có thể giúp nhà sản xuất tốt nhất có thể cung ứng sản phẩm đến mọi người tiêu dùng với chi phí thấp Nếu R.Federer là tay vợt xuất sắc nhất hiện nay,nếu ai đã xem anh ta thi đấu một trận thì sẽ muốn xem anh ta thi đấu trận thứ hai;Nếu ta thay thế xem một trận của R.Federer bằng nhiều trận của một tay vợt kém hơn R.Federer nhiều , thì đó không phải là sự thay thế tốt.Hơn thế nữa,tất cả mọi người yêu thích Tennis đều có thể tận hưởng tài nghệ của Federer được phô diễn trên các đài truyền hình cùng một lúc.

Bây giờ chúng ta có thể hiểu được tại sao không thể có nha sĩ siêu sao được.Một nha sĩ tài giỏi không giống như một siêu sao thể thao,ông ta chỉ có thể cung cấp dịch vụ của mình đến một số lượng người tiêu dùng có hạn

Kinh tế học thể thao là một khoa học xã hội nghiên cứu cách thức xã hội quản lýcác nguồn tài nguyên khan hiếm và đa dạng trong lĩnh vực thể thao như:Thể thaonghiệp dư, thể thao chuyên nghiệp,thể thao cá nhân, thể thao đồng đội, luật thi đấu vàcách thức tổ chức của chúng.Phạm vi nghiên cứu của nó rộng lớn từ các chủ đề kỹthuật (như kế toán thể thao) cho đến các vấn đề về cơ sở lý luận khác nổi bật trongkinh tế như:

-Ý nghĩa kinh tế và tác động của thể thao; Cung-cầu về thể thao; Chi phí và lợi ích củahoạt động thể thao và các sự kiện thể thao; Mô hình quản trị thể thao và vai trò củanhà nước

-Lý thuyết kinh tế của giải đấu và ứng dụng của nó trong thể thao cá nhân và thể thao

Trang 36

-Lý thuyết về sự cân bằng cạnh tranh trong các giải đấu và đội tuyển thể thao;

-Những ảnh hưởng của thị trường lao động đối với thể thao chuyên nghiệp

- Một số vấn đề về"lệch hướng" trong thể thao.Các môn thể thao đang bị lệch hướngđạo đức của chúng do Doping, do các hoạt động tham nhũng và một do một yếu tốquyết định quan trọng khác đó là chỉ xem kinh tế là mục đích tối thượng của thể thao

2.1 Khái quát lịch sử phát triển kinh tế học thể thao

Kinh tế học thể thao được hình thành từ năm 1956 tại Hoa Kỳ.Người khai sinh ra nó

là giáo sư Simon Rottenberg của trường Đại học Chicago, khi ông công bố một nghiêncứu về thị trường lao động của các cầu thủ bóng chày (Rottenberg,1956) Như vậy,ngay từ buổi ban đầu,kinh tế học thể thao đã có sự liên kết chặt chẽ với kinh tế laođộng Trong nghiên cứu của mình,Rottenberg đã xác định rõ bản chất của sản phẩm

trong thi đấu thể thao,và ông cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của yếu tố không

chắc chắn kết quả thi đấu và những hạn chế của việc tập trung các cầu thủ tài năng

vào cùng một đội hình đối với mục đích tối đa hóa lợi nhuận của câu lạc bộ Từ

đó,ông đưa ra các vấn đề được xem như là nguyên tắc bất biến Rottenberg nổi tiếng

về phân bố tài năng giữa các đội trong một giải đấu.Như vậy, từ khi mới hình thành,kinh tế thể thao Bắc Mỹ đã quan tâm đến tổ chức kinh tế, lý thuyết kinh tế vi mô vềdoanh nghiệp và thị trường cạnh tranh.Ngoài Rottenberg,còn có hai học giả người Mỹkhác đó là Jay Topkis và Paul Gregory là những nhà kinh tế học luôn quan tâm tới thểthao.Trong một báo cáo khoa học đã được công bố trong một tạp chí luật trongnăm1956 ,Jay Topkis đã giải quyết vấn đề độc quyền trong các sự kiện thể thaochuyên nghiệp Paul Gregory (1956) cũng công bố một nghiên cứu về thị trường laođộng của các cầu thủ bóng chày theo đặt hàng của chính phủ Mỹ.Tiếp theo là nghiêncứu của Walter Neale (1964),và đây là điểm khởi đầu của lý thuyết giải đấu thể thaochuyên nghiệp,vì nó thể hiện sự cạnh tranh thể thao (sự cân bằng đua tranh) và cạnhtranh thị trường (cân bằng kinh tế) Ông lập luận rằng, nếu mục đích của một giải đấu

là sự thành công về mặt doanh thu và lợi nhuận,thì một đội bóng không nên thống trị

sự cạnh tranh khi thi đấu trên sân Không giống như trong hầu hết tất cả các ngành

công nghiệp khác,các câu lạc bộ thể thao trong một giải đấu phải hợp tác với nhau để cân bằng trận đấu

Lý thuyết kinh tế vi mô đã được El-Hodiri và Quirk (1971) đưa ra một cách nghiêmtúc hơn,khi hai ông trình bày một trong những mô hình kinh tế chính thức đầu tiên củamột giải đấu thể thao Như vậy,kinh tế học thể thao ở Hoa Kỳ thường tập trung chủyếu vào các môn thể thao chuyên nghiệp

Trước những năm 1970,việc nghiên cứu kinh tế học thể thao tiến triển khá chậmchạp,ví dụ, một trong những cuốn sách đầu tiên của Mỹ về kinh tế thể thao đồng đội

Trang 37

chuyên nghiệp (Demmert,1973) có không quá tám tài liệu tham khảo về kinh tế họcthể thao, các tài liệu tham khảo còn lại đề cập đến kinh tế vi mô của cạnh tranh khônghoàn hảo, chủ nghĩa tư bản Mỹ và kinh tế định tính.Ấn phẩm xuất bản nhiều nhất

trong thời kỳ này là cuốn: Chính phủ và kinh doanh Thể thao, do Roger Noll biên soạn

(1974), đây là một cuốn kỷ yếu hội thảo về Kinh tế học thể thao được tổ chức tại ViệnBrookings vào tháng 12 năm 1971 Tài liệu tham khảo của nó có khoảng 25 ấn phẩm

về kinh tế thể thao,tuy nhiên gần một nửa số tài liệu tham khảo đó đã được công bốtrên các tạp chí luật mà nội dung chủ yếu của chúng là về phân tích chống độcquyền.Ấn phẩm của Noll đã có tác dụng như một bàn đạp cho sự phát triển cơ sở lý

luận kinh tế học thể thao ở Hoa kỳ.Nó mở ra cánh cửa nghiên cứu về cầu thể thao

(khán giả, giá vé), phát sóng thể thao,tài trợ thể thao,trợ cấp cho sân vận động và cácđấu trường thể thao.Ngoài các lĩnh vực này, các vấn đề về kỳ thị chủng tộc,giới tínhtrong thị trường lao động vận động viên cũng đã trở thành chủ đề chính trong kinh tếhọc thể thao ở Bắc Mỹ.Chủ đề này được phát triển nhờ vào các nghiên cứu của GeraldScully(1974),công trình nghiên cứu cho thấy năng suất doanh thu cận biên của vậnđộng viên có thể được đánh giá bằng một quá trình gồm hai bước :Đầu tiên bằng sựđóng góp của cầu thủ cho trận thắng,tiếp theo là đóng góp của trận thắng đối vớidoanh thu.Nghiên cứu này cũng cung cấp các chỉ số rõ ràng về sự phân biệt chủng tộckhi một thiểu số vận động viên đã được chi trả ít hơn cho sự đóng góp của họ trong

chiến thắng chung của đội Có lẽ lý do chính khiến kinh tế học thể thao phát triển ở

Hoa Kỳ là sự tăng trưởng yêu cầu phân tích chống độc quyền dựa trên các điều khoảnbảo lưu cầu thủ và các vấn đề có liên quan.Hơn nữa,vào thời điểm này các câu lạc bộ

và các giải đấu đều có hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế học thể thao,bởi vì họ đã tuyểndụng các nhà kinh tế học để trình bày các lập luận kinh tế khi tham gia vào các cuộctranh luận về chính sách công với Quốc hội.Vào cuối những năm 1960,các công trìnhnghiên cứu của Mỹ bắt đầu được chú ý ở Anh.Lấy cảm hứng từ công trình nghiên cứucủa Rottenberg, Peter Sloane một nhà kinh tế học lao động đã áp dụng cách thức phântích kinh tế thị trường lao động của các cầu thủ bóng đá Anh trong một nghiên cứu thểthao đầu tiên của mình được công bố vào năm 1969 Vào năm 1971 một nghiên cứukhác đã đưa ra một quan điểm được nhận thức rộng rãi từ lâu,đó là các câu lạc bộ thểthao Châu Âu không quan tâm nhiều đến lợi nhuận như thường được thấy ở Hoa Kỳ,

mà quan tâm tới độ thỏa dụng (utility) hoặc tối đa hóa chiến thắng.Vào những năm

1970 và 1980, một số các nhà nghiên cứu đã phát triển việc phân tích thể thao chủ yếudựa trên các dữ liệu của Anh (thường là bóng đá) để giải quyết các vấn đề liên quanđến cầu và cân bằng cạnh tranh.Kinh tế thể thao ở Anh chỉ bắt đầu phát triển vàonhững năm 1990 với sự xuất hiện của một thế hệ các nhà nghiên cứu mới

Ở các nước châu Âu khác,xã hội học cũng đã thu được được nhiều minh chứng hơnnữa.Trong tác phẩm đầu tiên của mình,Volpicelli (1966) đã kiểm chứng mối quan hệkinh tế giữa thể thao hiện đại và sản xuất Ông lập luận rằng,thể thao hiện đại đã tạo ra

Trang 38

những tiến bộ trong công nghiệp có liên quan đến Chủ nghĩa tư bản công nghiệp hiệnđại dẫn đến “hàng hoá” thể thao.Cuốn sách của Volpicelli đã làm nổi bật sự xuất hiệncủa một "trường phái" kinh tế thể thao của Pháp cùng với các công bố của một số nhà

xã hội học Dựa trên các nghiên cứu của Pierre Bourdieu (1979) về sự phân biệt xãhội,nhà xã hội học người Pháp Christian Pociello (1981) đã giải thích các môn thểthao theo các yếu tố xã hội và kinh tế.Trong bối cảnh nước Pháp,các yếu tố này baogồm: Phân phối ngân sách nhà nước cho thể thao,vai trò của công nghệ và sự ảnhhưởng của khách hàng công nghiệp,xác định tỷ lệ tăng trưởng của các môn thể thaokhác nhau trong thực tế (Andreff, 1981).Volpicelli cho rằng, cạnh tranh thể thao vớicác nghi thức, luật lệ, huấn luyện kỹ thuật và các chương trình của nó cũng giống như

tổ chức công nghiệp và phân công lao động trong các nhà máy Phân tích này đượcđưa ra bởi nhà xã hội học Jean-Marie Brohm (1976), ông lập luận rằng,kể từ khi thểthao hiện đại được hòa nhập trong sự phát triển kinh tế tư bản,nó phát triển theo cùngmột động lực,đó là cạnh tranh và sự cần thiết phải thu được lợi nhuận kinh tế.Việc sảnxuất ra các sản phẩm hoạt động thể thao được xếp bên cạnh việc sản xuất các hàng hoátrên thị trường Việc tạo ra giá trị thể thao cũng là giá trị kinh tế, đầu vào của thể thaoyêu cầu thời gian làm việc theo một công nghệ ngày càng tăng, do đó sân vận động trởthành một công xưởng sản xuất công nghiệp,nó được trang bị “máy” chạy, “máy”nhảy, “máy” đá bóng Do đó,thời kỳ ban đầu của kinh tế học thể thao Pháp là một sựkết hợp của xã hội học và kinh tế học Sau năm 1977, các nghiên cứu này đã phát triển

nhanh chóng ở Pháp thông qua một loạt các luận án:Luận án thạc sĩ:khảo sát kinh tế

về môn xe đạp (Reydet,1977); luận án tiến sĩ: Hệ thống kế toán thể thao

(Malenfant-Dauriac, 1977); Một công trình khác của Gerbier và Di Ruzza (1977) đã phát triển mộtphân tích kinh tế về ngành công nghiệp trượt tuyết;Và cùng năm 1977, một nhóm họcgiả bắt đầu các hội nghị của họ tại Đại học Grenoble nhằm phát triển cách tiếp cậntương tự với các môn thể thao khác.Trong bối cảnh này một luận án tiến sĩ đã phântích sự tích hợp và xung đột lợi ích trong việc kinh doanh xe đạp và vai trò đặc biệtcủa Tour de France (Calvet, 1981) Năm 1978, các luận án tiến sĩ đã áp dụng kháiniệm về “vốn con người” của Gary Becker vào phân tích cung-cầu trong thị trường laođộng thể thao (Fouques, 1978).Một luận văn khác đã nghiên cứu về các yếu tố quyếtđịnh nhu cầu hàng hóa thể thao (Sobry, 1982).Cuối cùng nhưng không kém phần quantrọng đó là một trung tâm nghiên cứu về luật pháp và kinh tế học thể thao đã đượcthành lập tại Đại học Limoges, cũng tại đây khóa học đầu tiên về kinh tế thể thao đãđược khai giảng.Một số nhà nghiên cứu được đào tạo tại Limoges (Pháp),sớm bắt đầucung cấp các phân tích kinh tế cho chính phủ và các cơ quan chủ quản thể thao.Nhữngphân tích này bao gồm một nghiên cứu cho ủy ban Olympic và Liên đoàn thể thaoPháp về đào tạo quản lý và hệ thống kế toán cho các hiệp hội thể thao phi lợi nhuận(Andreff, 1980);Vai trò của tình nguyên viên trong thể thao (Andreff vàNys,1984).Năm 1985, Andreff phân tích tác động của ngành công nghiệp thể thao.Các

Trang 39

lĩnh vực chủ yếu bao gồm kinh tế công nghiệp, chính sách công, thị trường lao động,tác động của công trình thể dục thể thao đối với sự phát triển kinh tế khu vực, tiêudùng thể thao liên quan đến thực tiễn Nói cách khác,cách tiếp cận của kinh tế học thểthao Pháp là ít tập trung vào các môn thể thao chuyên nghiệp hơn so với Bắc Mỹ.Sở

dĩ như vậy vì tầm quan trọng của kinh tế thể thao Pháp cho đến đầu những năm 1990tương đối thấp

Nghiên cứu kinh tế thể thao ở các nước châu Âu khác đều có khuynh hướng theo môhình của Pháp.Phương pháp tiếp cận của Đức chú ý đặc biệt tới hai phương pháp đãđược thông qua:Một,tương tự như phân tích Anh-Mỹ (Melzer và Stäglin,1965), và hai

là dựa trên phân tích của Rottenberg (1956) và Neale (1964) nhưng đặt trong bối cảnhcủa bóng đá Bundesliga.Egon Franck (1995) đã đưa ra lý thuyết về chiến lược quản lýtrong ngành công nghiệp thể thao đồng đội bằng cách sử dụng lý thuyết về quyền sởhữu, mô hình đại diện chủ thể, chi phí giao dịch và thể chế kinh tế Tuy nhiên, độnglực thực sự của kinh tế học thể thao là một nghiên cứu do Wolfgang Weber (Weber vàcộng sự,1995) dẫn đầu.Công trình này nghiên cứu ý nghĩa kinh tế của thể thao trongbối cảnh một nước Đức thống nhất, và đây được coi là mô hình kinh tế vĩ mô đầu tiêncủa nền kinh tế thể thao và tác động của các sự kiện thể thao lớn như World Cup 2006

tổ chức tại Đức.Kể từ đó, các kiến thức về kinh tế thể thao Đức đã phát triển rất nhanhchóng

Cuối cùng, khi nói về kinh tế học thể thao,chúng ta không thể không đề cập đến

Australia.Các học giả Australia đã bắt đầu quen thuộc với những phát triển kinh tế họcthể thao ở Bắc Mỹ và Anh, họ đã áp dụng những hiểu biết ban đầu về kiến thức nàyvào bối cảnh thể thao ở Australia Dabscheck (1975) là một trong các học giả

Australia đầu tiên tập trung vào phân tích kinh tế để xác định mức lương cho các vậnđộng viên thể thao trên thị trường lao động.Công trình đầu tiên của Borland tập trungvào nhu cầu bóng bầu dục Australia (Borland, 1987).Một nghiên cứu quan trọng kháccủa Australia có ảnh hưởng lớn hơn là nghiên cứu của Burns và cộng sự (1986) ở Giảiđua ô tô F1 ở đường đua Grand Prix Adelaide

2.2 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu kinh tế thể thao

Kể từ giữa những năm 1990 đã có một loạt các công trình nghiên cứu kinh tế họcthể thao được công bố Hàng trăm bài viết và hàng chục cuốn sách lớn đã được xuấtbản Hơn 100 nhà kinh tế tham gia vào các ấn phẩm này và số lượng này đang gia tănghàng năm Trong những năm gần đây kinh tế học thể thao đã bắt đầu một quá trình 'thểchế hóa' phản ánh sự gia tăng trong việc công nhận tính khoa học của nó

Năm 1999,Hiệp hội các nhà kinh tế học thể thao Quốc tế ra đời, hàng năm hiệp hộiđều có tổ chức một hội nghị báo cáo khoa học

Trang 40

Năm 2000,Tạp chí Kinh tế Thể thao xuất bản số đầu tiên.

Trong nhiều năm qua số lượng các nhà kinh tế học quan tâm đến thể thao càngngày càng gia tăng mạnh mẽ ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ Ngày nay có hai tạp chí

dành riêng cho lĩnh vực kinh tế thể thao đó là Journal of Sports Economics và

International Journal of Sport Finance, và ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu

kinh tế thể thao xuất hiện trên các tạp chí: Kinh tế học ứng dụng (Applied

Economics), Tạp chí kinh tế (Economic Journal), Tạp chí viễn cảnh kinh tế

(Journal of Economic Perspectives), Tạp chí phân tích năng suất(Journal of

Productivity Analysis), kinh tế học lao động (Labour Economics), Tạp chí chính sách kinh tế Oxford (Oxford Review of Economic Policy ) và Tạp chí kinh tế chính trị Scotland(Scottish Journal of Political Economy).Có lẽ đây là điều mà Simon

Rottenberg không thể nào tưởng tượng nổi khi ông viết bài báo kinh tế thể thao đầu

tiên đăng trên Tạp chí Kinh tế Chính trị (Journal of Political Economy) vào năm

1956

Ngày nay Kinh tế học thể thao được xem là một chủ thể riêng biệt,chứ không cònđơn thuần là một phần của luật pháp (như ở Mỹ thời kỳ ban đầu),hoặc xã hội học (như

ở Pháp) mặc dù một số bài viết về kinh tế học thể thao vẫn được công bố trong các tạp

chí như: Quản lý Thể thao Châu Âu;Tạp chí Pháp luật và kinh tế Thể thao ở Pháp,

hoặc tạp chí khoa học xã hội khác áp dụng cho môn thể thao, thực tế là các công bố vềthể thao được thừa nhận rộng rãi trong các tạp chí kinh tế chủ đạo chứng tỏ sự pháttriển của kinh tế thể thao,sự công nhận nó như là một lĩnh vực kinh tế chuyên ngành Vậy,tại sao kinh tế thể thao lại có sức lôi cuốn các nhà kinh tế học mạnh mẽ nhưvậy?Sở dĩ các nhà kinh tế học quan tâm mạnh mẽ tới kinh tế thể thao vì bốn lý do sau:

2.2.1.Thể thao là một ngành kinh doanh lớn.

Động lực thúc đẩy kinh tế học thể thao phát triển nhanh chóng chính là sự giatăng ý nghĩa kinh tế của thể thao trong suốt nhiều chục năm qua Nhu cầu tham giahoạt động thể thao, nhu cầu về hàng hóa thể thao, nhu cầu xem trực tiếp các sự kiệnthể thao ,và nhu cầu phát sóng thể thao đã gia tăng nhanh chóng kể từ những năm

1970 ở Bắc Mỹ,những năm 1980 ở Tây Âu và phần lớn thế giới trong những năm

1990 Chúng ta có thể thấy rõ sự gia tăng này qua một số con số sau:

-Doanh thu Hàng hóa thể thao: Ngày nay, riêng thị trường hàng hóa thể thao mùa

đông thường kết thúc một mùa với 1,6 tỷ Euro,và thị trường giày dép thể thao toàn cầuđạt trên 20 tỉ euro, thị trường toàn cầu cho tất cả các mặt hàng thể thao nằm trongkhoảng150 tỷ Euro.Theo nhà tư vấn A.T Kearney, tính riêng năm 2013 giá trị nềncông nghiệp thể thao toàn cầu ước tính lên tới 620 tỉ USD

Ngày đăng: 24/01/2024, 10:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13.2. Cá cược bóng đá-một ngành công nghiệp ngàn tỷ USD Cá cược thể thao là một ngành công nghiệp khổng lồ và đang phát triển nhanh mạnh. Trước đây, cá cược thể thao đều gắn liền với các giải Đua Ngựa, nhưng ngày nay cá cược bóng đá đã trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới với phần lớn các giao dịch được thực hiện trên thị trường bất hợp pháp ở châu Á, nơi mà các khoản tiền đặt cược rất lớn. Ông Darren Small, Giám đốc trung tâm phân tích dữ liệu thể thao và cá cược cho biết: Theo ước tính hiện nay, tổng doanh thu của cá cược thể thao trên cả thị trường bất hợp pháp và các thị trường hợp pháp là từ 700 tỷ USD đến 1.000 tỷ USD một năm. Trong đó, uớc tính khoảng 70% khoản tiền này thuộc về cá cược bóng đá. Trong khi việc cá cược ở châu Á vẫn bị cấm trong một giới hạn nhất định thì tại châu Âu, người ta có nhiều lựa chọn hơn so với những lựa chọn truyền thống như thắng, thua hoặc hòa. Cá cược hợp pháp cung cấp hơn 200 thị trường khác nhau cho các trận đấu trên toàn cầu. Bạn có thể đặt cược vào cầu thủ ghi bàn đầu tiên và cuối cùng, tỉ số chính xác, tỉ số giữa hiệp, số bàn thắng, cho tới sự thay đổi người, cú hattric, đá phạt đền hoặc số quả phạt góc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá cược bóng đá-một ngành công nghiệp ngàn tỷ USD
Tác giả: Darren Small
13.3.1. Lợi ích của cá cược đối với Thể thaoCờ bạc xâm nhập vào các sự kiện thể thao đã có một lịch sử hàng trăm năm. Thật vậy, nhà sử học Munting (1996) đã chứng minh sự gắn kết chặt chẽ giữa cờ bạc và thể thao đã được thể hiện trong môn cricket và bóng chày vào thế kỷ mười tám và mười chín ở Anh và Mỹ. Nhưng phần lớn thời gian của thế kỷ XX, nhu cầu đối với cá cược, và cờ bạc nói chung bị cấm đoán ở nhiều nước. Cho đến gần đây,mặc dù cá cược được chơi ở môn đua ngựa nhờ nó đã đi đúng quỹ đạo,thì đặt cược vào thể thao đồng đội là bất hợp pháp ở Hồng Kông hay ở bất cứ tiểu bang của Mỹ ngoài Nevada. Tuy nhiên,thế giới hiện tại đang trong giai đoạn gia tăng dần dần sự chấp nhận pháp lý cho tất cả các cách thức của các hoạt động chơi game. Ở Mỹ, xổ số nhà nước cũng mới xuất hiện từ năm 1964 và chỉ Nevada mới được mở sòng bạc trước năm 1976. Một số khu vực pháp lý chẳng hạn như Singapore và Hồng Kông đã cho phép cá cược bóng đá để kiềm chế sự đặt cược của các sàn đến từ các khu vực bất hợp pháp. Ở Hoa Kỳ, tuy cá cược bất hợp pháp trên Internet vẫn còn hoạt động và nhà nước đã có những nỗ lực để thực thi các lệnh cấm bằng cách chặn các công ty thẻ tín dụng từ chối chi trả các khoản thanh toán cho các sàn cá cược ở các khu vực đặt cược đang phục vụ cho thị trường Mỹ như là Costa Rica. Tổng số tiền đặt cược hợp pháp của năm 1998 (trong thị trường pháp lý, nhưng không bao gồm vé số loại trò chơi dựa trên kết quả thể thao) vào các môn thể thao trên toàn thế giới được ước tính đã được khoảng 36 tỷ Đô la.Đến năm 2003 con số này đã tăng thêm 50% vượt quá 56 tỷ đô la (Nguồn:Tư vấn cá cược toàn cầu và cá cược, 2005). Trong cá cược thể thao,sàn cá cược được giữ lại từ 5 đến 10% số tiền cá cược, do đó sẽ có được khoản doanh thu ròng ít nhất 6 tỷ đô la Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi ích của cá cược đối với Thể thao
Tác giả: Munting
Nhà XB: Tư vấn cá cược toàn cầu và cá cược
Năm: 1996
13.2. Tác hại của Cá cược đối với Thể thao Tác hại chính ở đây đó là, khả năng hối lộ cầu thủ, hoặc quan chức bởi người chơi cá cược hoặc sàn cá cược, có thể dẫn tới khả năng làm hỏng môn thể thao và trận đấu . Cũng giống như với bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào ,trong thể thao rất khó có thể đánh giá mức độ phổ biến của hiện tượng này.Tuy nhiên khi nghiên cứu về đua ngựa và bóng rổ,một số tác giả như Crafts (1985) ,Gandara và cộng sự. (1998) đã chứng minh rằng,sự biến động tỷ lệ đặt cược trong quá trình cá cược cũng là một yếu tố dự báo tốt về kết quả trận đấu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác hại của Cá cược đối với Thể thao
Tác giả: Crafts, Gandara
Năm: 1985, 1998
13.3.Mối quan hệ giữa thể thao và cá cược Kinh tế thể thao và kinh tế cá cược là hai nhánh nhỏ khác nhau của kinh tế, nhưng chúng lại có mối quan hệ chồng chéo lên nhau,bởi vì các hoạt động của chúng thường bị ràng buộc với nhau.Có thể nói rằng, một số môn thể thao khó có thể tồn tại nếu như không có cá cược làm nền tảng cho nó. Môn đua ngựa ở nhiều quốc gia là một ví dụ của thể thao mà là phần lớn doanh thu có được luôn luôn được lấy ra từ thị trường đặt cược luôn đồng hành cùng môn thể thao đó. Do đó, vào đầu thế kỷ XX ở Mỹ, môn đua ngựa đã từng phải đóng cửa hoàn toàn,vì các Bang ban hành một lệnh cấm cá cược trên đường đua (Munting, 1996) . Tất nhiên, đa số các môn thể thao không nhất thiết phải phụ thuộc vào cá cược.Mặc dù vậy,sự tồn tại của thị trường cá cược với số lượng lớn vào các môn thể thao như bóng bầu dục, bóng đá và bóng chày đặt ra cho các nhà kinh tế học thể thao những vấn đề to lớn. Có ba lý do để các nhà kinh tế thể thao suy nghĩ về cá cược thể thao một cách nghiêm túc Khác
13.3. Chính phủ có nên hợp pháp hóa cá cược thể thao?Cá cược thể thao là hình thức đặt cược các kết quả của những trận đấu thể thao sắp diễn ra. Một số môn thể thao thường được mang ra cá cược gồm: Bóng đá, Đua mô tô tốc độ, Đua Ngựa, Bóng rổ, Bóng chày, Golf, Bóng Rugby và Quyền anh. Những con số xuất hiện hoặc tổng hợp trong mỗi trận đấu đều có thể được mang ra cá cược, như tỷ số chung cuộc, người giành chiến thắng, cầu thủ ghi điểm đầu tiên… hay đôi khi cả số lỗi vi phạm trong một trận đấu cũng được sử dụng trong mục đích cá cược.Tính hợp pháp của cá cược thể thao, cũng như việc cho phép các hoạt động cá cược thể thao được diễn ra công khai tại mỗi nước đều khác nhau. Ngay cả ở một số nước đã hợp pháp hóa việc cá cược thể thao đi căng nữa, thì vẫn còn tồn tại những tranh cãi trong công tác quản lý lĩnh vực này. Theo một số ý kiến, việc hợp pháp hóa cá cược thể thao sẽ phần nào thu hút sự quan tâm của người hâm mộ tới những môn thể thao có tính cạnh tranh cao. Hơn thế nữa, khoản lợi nhuận thu được từ việc cá cược thể thao sẽ là nguồn kinh phí không nhỏ để phục vụ cho các hoạt động tái cơ cấu và tái đầu tư vào thể dục thể thao. Tuy nhiên, không thể không tính đến những yếu tố tiêu cực do cá cược thể thao mang lại, đặc biệt là vấn đề dàn xếp kết quả thi đấu, tính trung thực trong các trận đấu, tâm lý của các cá nhân trực tiếp tham gia vào các hoạt động của trận đấu (cầu thủ, trọng tài, quan chức, huấn luyện viên…). Cá cược bị cấm trong các trò chơi may rủi,nhưng khi được đặt dưới sự giám sát của pháp luật thì nó lại không bị cấm trong các trò chơi đòi hỏi kỹ năng. Đua Ngựa được tổ chức là một trò chơi kỹ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 4.2. nền kinh tế chính thức - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Hình 4.2. nền kinh tế chính thức (Trang 65)
Bảng 4.1 chỉ ra chuỗi thời gian cho các yếu tố chính của chi tiêu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ liên quan đến thể thao từ năm 1985 đến năm 1995 - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Bảng 4.1 chỉ ra chuỗi thời gian cho các yếu tố chính của chi tiêu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ liên quan đến thể thao từ năm 1985 đến năm 1995 (Trang 69)
Bảng 5.1 Chi phí (Thâm hụt) tài chính và tác động kinh tế của các sự kiện khác nhau - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Bảng 5.1 Chi phí (Thâm hụt) tài chính và tác động kinh tế của các sự kiện khác nhau (Trang 78)
Bảng 5.2. Các chi phí liên quan đến các chỉ tiêu ngân sách quốc gia - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Bảng 5.2. Các chi phí liên quan đến các chỉ tiêu ngân sách quốc gia (Trang 86)
Hình 5.7 Các mô hình tài chính của Thế vận hội từ Munich 1972 đến Sydney 2000 Nguồn: Preuss (2004) - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Hình 5.7 Các mô hình tài chính của Thế vận hội từ Munich 1972 đến Sydney 2000 Nguồn: Preuss (2004) (Trang 91)
Hình 5.8 Sự phát triển của thành phố là kết quả của Thế vận hội Olympic. - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Hình 5.8 Sự phát triển của thành phố là kết quả của Thế vận hội Olympic (Trang 92)
Bảng 6.1.Đường giới hạn ngân sách biểu thị những tổ hợp hàng hóa khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua với một mức thu nhập cho trước.Ở đây người tiêu  dùng - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Bảng 6.1. Đường giới hạn ngân sách biểu thị những tổ hợp hàng hóa khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua với một mức thu nhập cho trước.Ở đây người tiêu dùng (Trang 96)
Hình   6.2.  Biểu   diễn   thị   hiếu   tiêu - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
nh 6.2. Biểu diễn thị hiếu tiêu (Trang 100)
Hình 6.3 Lựa chọn  tiêu dùng - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Hình 6.3 Lựa chọn tiêu dùng (Trang 104)
Hình  6.5  Ảnh hưởng của việc tăng thu nhập - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
nh 6.5 Ảnh hưởng của việc tăng thu nhập (Trang 105)
Hình 6.5. Một sự thay đổi giá áo - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Hình 6.5. Một sự thay đổi giá áo (Trang 106)
Hình 6.6 chỉ ra phản ứng của lượng cầu với giá áo cao hơn.Tại giá cũ,người tiêu dùng - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Hình 6.6 chỉ ra phản ứng của lượng cầu với giá áo cao hơn.Tại giá cũ,người tiêu dùng (Trang 107)
Hình 6.7.Đường cầu thị trường là tổng - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Hình 6.7. Đường cầu thị trường là tổng (Trang 108)
Bảng 8.1.So sánh  tài trợ thể thao một số nước (tỷ bảng) - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Bảng 8.1. So sánh tài trợ thể thao một số nước (tỷ bảng) (Trang 148)
Hình 8.1. Chính sách đánh đổi trong thể thao (Sports policy trade-off). - GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC THỂ THAO
Hình 8.1. Chính sách đánh đổi trong thể thao (Sports policy trade-off) (Trang 151)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w