1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết vòng tay học trò nguyễn thị hoàng

109 49 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng)
Tác giả Nguyễn Phúc Hậu
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thành Thi
Trường học Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Cho đến những năm gần đây, các sáng tác của những nhà văn nữ hiện sinh như Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ được tái bản, đó là sự quay lại của một tri

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN



NGUYỄN PHÚC HẬU

CẢM QUAN HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT

VÒNG TAY HỌC TRÒ (NGUYỄN THỊ HOÀNG)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM NGỮ VĂN

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN



NGUYỄN PHÚC HẬU 44.01.601.079

CẢM QUAN HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT

VÒNG TAY HỌC TRÒ (NGUYỄN THỊ HOÀNG)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THÀNH THI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, chưa từng được công bố ở một công trình khoa học khác

Nếu không trung thực, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2022

Người thực hiện

Nguyễn Phúc Hậu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã gặp không ít khó khăn và đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ rất nhiều người

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin kính gửi lời tri ân chân thành nhất đến

PGS.TS Nguyễn Thành Thi, người đã truyền cảm hứng cho tôi trong những

năm Đại học Thầy là người đã chỉ bảo, góp ý và hướng dẫn một cách tận tình

để tôi có thể nhận thức và thực hiện được đề tài Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng)

Tôi xin cảm ơn tất cả những người đã quan tâm, chăm sóc, động viên và thương yêu chúng tôi trong suốt thời gian sống, học tập và nghiên cứu, những người luôn đem tới cho tôi sự bình an và hạnh phúc

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2022

Người thực hiện

Nguyễn Phúc Hậu

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

0.1 Lý do chọn đề tài 1

0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

0.4 Phương pháp nghiên cứu 7

0.5 Đóng góp của khóa luận 7

0.6 Cấu trúc của khóa luận 8

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ VÒNG TAY HỌC TRÒ TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC HIỆN SINH MIỀN NAM VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1975 10

1.1 Giới thuyết về chủ nghĩa hiện sinh 10

1.1.1 Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh 10

1.1.2 Quan niệm về chủ nghĩa hiện sinh 19

1.1.3 Những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh 21

1.2 Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng) và cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết miền Nam Việt Nam trước năm 1975 29

1.2.1 Những nguyên nhân du nhập văn học hiện sinh Pháp trong văn học đô thị miền Nam Việt Nam trước năm 1975 29

1.2.2 Vòng tay học trò với tiểu thuyết hiện sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975 32

Tiểu kết 37

CHƯƠNG 2 CẢM QUAN HIỆN SINH TRONG VÒNG TAY HỌC TRÒ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN THẾ GIỚI VÀ CON NGƯỜI 39

2.1 Cảm quan hiện sinh về thế giới 39

2.1.1 Thế giới hỗn độn, đa trị 39

2.1.2 Thực tại phi lí 45

2.2 Cảm quan hiện sinh về con người 52

2.2.1 Con người với nỗi “cô đơn bản thể” 52

2.2.2 Con người “bị kết án tự do” trước lựa chọn “chạy trốn” và “dấn thân” 60

2.2.3 Cái “tôi” chấn thương và “cái chết tượng trưng” 67

Tiểu kết 74

CHƯƠNG 3 CẢM QUAN HIỆN SINH TRONG VÒNG TAY HỌC TRÒ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ NGÔN NGỮ 76

3.1 Cốt truyện phân mảnh 76

3.2 Kiểu nhân vật khác thường – mang trạng thái cô đơn 81

3.3 Ngôn ngữ 89

3.3.1 Ngôn ngữ đối thoại 89

3.3.2 Độc thoại nội tâm 92

Tiểu kết 96

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 6

MỞ ĐẦU 0.1 Lý do chọn đề tài

Chủ nghĩa hiện sinh là triết thuyết ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân loại trong thế kỷ XX Chủ nghĩa hiện sinh ra đời ở châu Âu nhưng ảnh hưởng của nó lan rộng sang châu Mỹ và cả châu Á trong đó có miền Nam Việt Nam trước năm

1975

Về mặt chính trị – xã hội, chủ nghĩa hiện sinh thực sự là một hiện tượng văn hóa vượt xa phạm vi một lí thuyết triết học Từ chủ nghĩa hiện sinh đã trực tiếp tạo ra một lối sống để cho một thế hệ thanh niên và trí thức trong suốt những năm từ 1950 đến 1970 Họ bị hấp dẫn bởi các khái niệm như “dấn thân” (engagement), “tự do tính” (liberté) dù cho không mấy người hiểu ý nghĩa đích thực của khái niệm triết học đó Họ chỉ cần sống một lối sống phóng khoáng khác hẳn lối sống bị bó buộc trong các quy tắc lỗi thời có sẵn Về mặt triết học, công thức của chủ nghĩa hiện sinh là “hiện hữu có trước bản chất”, tức

là bản chất con người vốn không có sẵn mà phụ thuộc cái con người biến nó thành Chủ nghĩa hiện sinh một triết học về con người Triết học hiện sinh đề cao tự do nhân vị và đề cao tính chủ thể vì thế triết hiện sinh chỉ chú trọng đến ý nghĩa đời sống và tự do cá nhân cho mỗi con người

Ngoài các tác phẩm triết học hàn lâm viết theo ngôn ngữ triết học thì hầu hết các nhà triết học hiện sinh (kể cả hai ông tổ là Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche) đều sử dụng lối viết văn chương nên họ thường vừa được xem là nhà triết học lẫn là nhà văn Các tác phẩm của các triết gia hiện sinh, đặc biệt là J P Sartre thường minh họa cho triết thuyết hiện sinh Ảnh hưởng của triết học hiện sinh đến các nhà văn đương thời và sau này là rất to lớn; không chỉ

về ý thức hệ mà còn về thi pháp và kỹ thuật sáng tác

Ở Việt Nam, sau Đổi mới văn học năm 1986, chủ nghĩa hiện sinh được

đánh giá lại và hàng loạt cuốn sách được tái bản như: Văn học là gì? Của J P

Trang 7

Sartre, Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh, Ca tụng thân xác của Nguyễn

Văn Trung, Cho đến những năm gần đây, các sáng tác của những nhà văn nữ hiện sinh như Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ được tái bản, đó là sự quay lại của một triết thuyết lớn có thể không làm cho lĩnh vực tư tưởng hay nghệ thuật nước ta có một khởi sắc đột biến nhưng chí ít nó cũng giúp sự hiểu biết hơn tư tưởng và nghệ thuật ở thế giới Việc tiếp cận chủ nghĩa hiện sinh thông qua thực hiện khóa luận này, người viết chắc chắn sẽ học hỏi thêm chút ít kiến thức và phương pháp nghiên cứu; qua đó, năng lực nghiên cứu văn học sẽ nâng dần lên

Trong lần trò chuyện cùng nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, chúng tôi được bà

chia sẻ một vài thông tin về cuốn tiểu thuyết Vòng tay học trò Đây là tác phẩm

từng làm điên đảo giới thanh thiếu niên Sài Gòn một thuở, được tái bản tới 4 lần trong vòng mấy tháng, mỗi lần tái bản là con số luôn ở mức hàng nghìn, suýt nữa là được tài tử Kiều Chinh và Đặng Trần Thức chuyển thể thành phim điện ảnh

Vòng tay học trò trở thành một hiện tượng được nhiều người quan tâm Bên

cạnh sự tung hô đón nhận bao giờ cũng đi kèm những lời cay nghiệt, bài trừ Tác phẩm được xem là một “phi luân”, “sự buôn lậu tư tưởng trong một con bệnh

dâm thành phố” hay bài viết “Vòng tay học trò một cuốn truyện cần được phê

phán nghiêm khắc” (Phạm Văn Sĩ) Khi nhà văn Dương Nghiễm Mậu so sánh

Nguyễn Thị Hoàng với Quỳnh Dao, cây bút diễm tình nổi tiếng của Đài Loan, thì nhà văn Viên Linh đã phản đối ngay: "Quỳnh Dao viết về cái trong sáng, không viết về cái nhầy nhụa" Sau hơn nửa thế kỷ im hơi lặng tiếng vì những đổi

thay lịch sử, “Vòng tay học trò” và một số tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Thị Hoàng như “Một ngày rồi thôi”, “Tiếng chuông gọi người tình trở về”, “Tuần

trăng mật màu xanh”, “Cuộc tình trong ngục thất” vừa được đơn vị làm sách

Nhã Nam tuyển lựa và in ấn công phu, giới thiệu trở lại với bạn đọc đương thời

Trang 8

về một nữ sĩ của văn chương miền Nam, một trong ngũ đại nữ sĩ hàng đầu của Sài Gòn xưa

Ở quá trình đọc tác phẩm, người viết phát hiện ra cuốn tiểu thuyết Vòng tay

học trò của Nguyễn Thị Hoàng ẩn chứa rất nhiều phạm trù của chủ nghĩa hiện

sinh Dù cho, nhà văn Nguyễn Thị Hoàng luôn nói rằng, mình không biết chủ nghĩa hiện sinh là gì cả, chỉ nghĩ gì thì viết ra thế ấy Tuy nhiên, việc nhà văn Nguyễn Thị Hoàng có viết cuốn tiểu thuyết này dựa trên các phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh hay không là điều không quan trọng Đôi khi phần ngoài chủ ý mới chính là phần có nhiều giá trị hơn phần chủ ý của nhà văn Việc vận dụng các phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh để tìm ra các tầng nghĩa trong tác phẩm chỉ là một cách đọc của người viết chứ không phải là kết luận cuối cùng về giá trị tác phẩm Trong quá trình nghiên cứu cuốn tiểu thuyết này hẳn sẽ có nhiều phát hiện thú vị Việc tìm hiểu một triết thuyết lớn để góp phần soi rọi một tác phẩm ẩn chứ nhiều tiềm năng thẩm mỹ là một hứng thú đối với người viết

Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào đề tài Cảm quan hiện sinh

trong tiểu thuyết Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng)

0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Năm 1942, trong công trình Triết học Nietzsche, Nguyễn Đình Thi đã hệ

thống những hiểu biết ban đầu về Nietzsche cũng như các gợi mở về chủ nghĩa hiện sinh, trong công trình, tác giả đã trình bày khái quát về tiểu sử của Nietzsche cũng như triết học Nietzsche với những gợi mở “dùng trực giác chống

lí trí, dùng bi quan chống lại lạc quan, dùng phi đạo đức chống luân lí” (Nguyễn Đình Thi, 1942)

Năm 1984, Phạm Minh Lăng với công trình Mấy trào lưu triết học phương

Tây đã đặt chủ nghĩa hiện sinh trong sự tương quan so sánh với chủ nghĩa duy

linh và khẳng định sự ra đời của triết học hiện sinh hiện đại là một trong những

cơ sở ban đầu góp phần hoàn chỉnh những quan điểm hiện sinh đã có trong lịch

Trang 9

sử trước đó Mặc dù triết lí hiện sinh đến với miền Nam Việt Nam khá muộn nhưng không khí của nó có lúc còn sôi nổi hơn nhiều nước phương Tây

Năm 1987, trong công trình Phê phán văn học hiện sinh, Đỗ Đức Hiểu trên

cơ sở phân tích của Jean – Paul Sartre đã đi đến định nghĩa hiện sinh như sau:

“Tôi muốn nói rằng hiện sinh, về định nghĩa của nó, không phải là cái tất yếu Hiện sinh có nghĩa là tồn tại đấy, có thế thôi, tức là cái vô thường, cái ngẫu nhiên hoàn toàn” Bên cạnh đưa ra khái niệm cơ bản và các phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh, tác giả đã đi vào phê phán kịch phi lí, phủ nhận những nội dung mà văn học hiện sinh miền Nam mang lại và khẳng định đó là dòng văn học “phản động”

Năm 2001, Trần Thiện Đạo trong công trình Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết

cấu trúc, đã cho rằng “Chủ nghĩa hiện sinh trình bày sự hiện sinh, l’existence,

như một hiện tượng đối lập với bản chất, l’essence, vốn hết sức mù mờ, đổi thay, thay đổi không ngừng; sự hiện sinh do ngẫu sinh, contingence, mà ra,

nghĩa là có đó vậy thôi, có đó một cách vô cớ, không bao hàm một ý nghĩa tiên nghiệm nào, và không được biện minh bởi một bản chất có thật nào

Năm 2005, Nguyễn Tiến Dũng đã khái quát sự ra đời và phát triển của chủ

nghĩa hiện sinh trong công trình Chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử, sự hiện diện ở

Việt Nam Trong công trình, tác giả đã nhấn mạnh rằng trong một thời gian rất

ngắn trào lưu văn học hiện sinh đã cho ra đời một khối lượng rất nhiều tác phẩm với nhiều tác giả tiêu biểu như: Duyên Anh, Nguyễn Thị Hoàng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp

Năm 2008, Huỳnh Như Phương trong công trình nghiên cứu Chủ nghĩa

hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954 – 1975 (trên bình diện lý thuyết) đã phác

thảo sơ lược về sự du nhập và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh xã hội Việt

Nam Trong công trình, tác giả nhấn mạnh “Để chọn một lý thuyết triết học và

mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác

Trang 10

văn học miền Nam Việt Nam những năm 1954 – 1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh” (Huỳnh Như Phương, 2008)

Năm 2016, công trình Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản, dịch giả

Đinh Hồng Phúc đã chuyển tải một cách trung thành quan niệm của Jean – Paul Sartre về tính nhân bản của thuyết hiện sinh Đó là một chủ thuyết yêu đời, yêu người, không hề bi quan, bởi nó khẳng định vận mệnh của con người do con người quyết định và họ có quyền hi vọng vào chính bản thân mình, học thuyết của hành động

Năm 2018, Trần Thị Thanh Quang với công trình Dấu ấn hiện sinh trong

truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, tác giả đã tìm hiểu về dấu ấn hiện

sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam Từ đó, tác giả đã minh giải các biểu hiện cơ bản trong cảm quan hiện thực và con người mang dấu ấn hiện sinh qua sáu tác phẩm Nguyễn Danh Lam

Về nghiên cứu tiểu thuyết Vòng tay học trò, người đọc có thể gặp đây đó

trên các bài báo hay các tạp chí phê bình nhận xét có thể được xem là những gợi

mở quý giá cho việc tiến hành nghiên cứu về cảm quan hiện sinh trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi

Trong bài nghiên cứu “Vòng tay học trò một cuốn truyện cần được phê

phán nghiêm khắc” (Phạm Văn Sĩ) đăng trên Tạp chí Văn học số 9 – 1969 đã

phê phán đả kích, chê trách cuốn tiểu thuyết này, xem nó là một “cuốn truyện

mang tính chất đồi trụy điển hình của dòng văn học “hiện đại chủ nghĩa” vùng tạm bị chiếm miền Nam Nguyễn Thị Hoàng đã tìm cách tô vẽ cho những con người sống trụy lạc, phóng đãng, phi đạo đức bằng những thứ son phấn vay mượn của triết lý suy đồi phương Tây”

Năm 2010, tác giả Minh Thạnh trong bài viết “Tiểu thuyết “Vòng tay học

trò” cùa Nguyễn Thị Hoàng: Từ góc nhìn Phật giáo về tâm từ và ái dục nhìn tác

phẩm từ góc độ Phật giáo, chúng ta có thể phát hiện thấy ý đồ của tác giả thể hiện sự khác biệt giữa tâm từ và ái dục Đi đến một kết luận về chủ đề tư tưởng

Trang 11

của tác phẩm: yêu chính là khổ, nhất là khi người ta yêu trong một hoàn cảnh đặc biệt như các nhân vật trong tác phẩm

Năm 2020, tác giả Nguyễn Mạnh Hà “Tác giả Vòng tay học trò tự làm mờ

chân dung…” đã có đề cập đến việc sau hơn năm mươi năm thăng trầm, Vòng tay học trò – tiểu thuyết từng bị cho là “đồi trụy” của Nguyễn Thị Hoàng trở lại

trên giá cùng bốn tác phẩm khác – để giúp bạn đọc có thể hình dung lại một thời từng sống của con người miền Nam trước 1975 Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng có mặt ở Hà Nội để giao lưu cùng bạn đọc và những người yêu mến bà Trả lời những câu hỏi xoay quanh vấn đề sáng tác, bà khẳng định “Tôi còn chả biết hiện sinh là cái quái gì”… Để phủ nhận việc ảnh hưởng các tác giả khác nhất là Francoise Sagan, bà nói rằng, vì bố nghiêm khắc cấm đọc tiểu thuyết nên suốt thời gian học Văn khoa, bà cũng như nhiều sinh viên chỉ kiếm vài cuốn sách cầm cho sang, chứ không đọc gì ngoài tựa Bà nói: “Tôi là có thể nói giống như một loài thất học, vì không nghiên cứu, không tìm hiểu Mà mọi chuyện đều từ mình mà ra”

Điểm lại lịch sử nghiên cứu của vấn đề, cho thấy việc nghiên cứu về Vòng

tay học trò và vấn đề chủ nghĩa hiện sinh nói chung, đã có không ít các tác giả

khai thác Tuy nhiên, khi xét chúng trong mối tương quan với nhau trong nghiên

cứu tác phẩm Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng thì vẫn còn khoảng

trống Dù vậy, những nghiên cứu của các tác giả đi trước, thực sự là những tri thức quý báu, giúp người viết có thể tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong suốt quá trình thực hiện luận văn

0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các

phương diện về cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Vòng tay học trò (Nguyễn

Thị Hoàng)

Phạm vi nghiên cứu

Trang 12

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết

Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng) nhìn từ phương diện nội dung và nghệ

thuật

0.4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở tiếp cận, phân tích tác phẩm Vòng tay học trò (Nguyễn Thị

Hoàng) nhằm làm rõ cảm quan hiện sinh trong sáng tác của nhà văn, chúng tôi

sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp lịch sử xã hội: được vận dụng để khảo sát sự hình thành của

triết học hiện sinh cũng như những biểu hiện cụ thể của trào lưu triết học này

trên bình diện văn hóa, tư tưởng và cuối cùng là trong văn học

Phương pháp nghiên cứu loại hình và phương pháp hệ thống: nghiên

cứu những đặc trưng của tác phẩm văn học nói chung, tiểu thuyết Vòng tay học

trò nói riêng Từ đó có sự đối chiếu, lý giải để thấy được đầy đủ giá trị, ý nghĩa

của tiểu thuyết Vòng tay học trò và đưa đến những kết luận trong luận văn

Phương pháp thống kê, phân loại: hỗ trợ cho việc hình thành các luận

điểm chính của đề tài, giúp xác định các hình tượng, chi tiết nghệ thuật mang đậm tính hiện sinh có trong tác phẩm

0.5 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận sau khi hoàn thành, sẽ có những đóng góp nhất định trên các

phương diện sau:

Thứ nhất, đây là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách có hệ thống về cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Vòng tay học trò (Nguyễn Thị

Hoàng) nhìn từ phương diện nội dung và nghệ thuật Qua đó, khẳng định đóng góp độc đáo của nhà văn vào dòng chảy chung của văn học hiện sinh miền Nam Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XX, hơn hết là là dòng văn học nữ hiện sinh

thời bấy giờ

Thứ hai, qua việc nghiên cứu cảm quan của chủ nghĩa hiện sinh biểu hiện

trong Vòng tay học trò, người thực hiện đề tài mong muốn đem đến cho người

Trang 13

đọc một cái nhìn sâu sắc về tác giả, về một tác phẩm mà gây được tiếng vang lớn hơn 50 năm về trước

Thứ ba, công trình này có thể dùng như một tài liệu tham khảo hữu ích,

dành cho những người muốn nghiên cứu, tìm hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Thị

Hoàng Hoặc có thể mở rộng ra các nhà văn nữ cùng thời như Túy Hồng, Nhã

Ca, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ,

0.6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1 Khái quát về chủ nghĩa hiện sinh và Vòng tay học trò trong

dòng chảy văn học hiện sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975

Với việc dẫn ra những phạm trù lí thuyết cơ bản nhất, chương này có ý nghĩa như một tiền đề lí thuyết - lí luận cho đề tài Chủ nghĩa hiện sinh được soi chiếu từ góc nhìn cơ bản đến góc nhìn kết hợp, chuyển hóa Đây là cơ sở đáng tin cậy để đề tài hướng tới định vị được sự tiếp biến chủ nghĩa hiện sinh trong văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975

Cụ thể, trong phần “Giới thuyết về chủ nghĩa hiện sinh”, chúng tôi sẽ triển khai một số nội dung như: Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh (Nguồn gốc xã hội

và nhận thức của chủ nghĩa hiện sinh, Nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh), Quan niệm về chủ nghĩa hiện sinh, Những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh

Trong phần “Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng) và cảm quan hiện sinh

trong tiểu thuyết miền Nam Việt Nam trước năm 1975”, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu những nguyên nhân du nhập văn học hiện sinh Pháp trong văn học đô thị

miền Nam Việt Nam trước năm 1975, Vòng tay học trò trong dòng chảy tiểu

thuyết hiện sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975 (Tiểu thuyết hiện sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975, Đôi nét về tác giả Nguyễn Thị Hoàng và

tiểu thuyết Vòng tay học trò)

Trang 14

Chương 2 Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Vòng tay học trò nhìn

từ phương diện thế giới và con người

Chương này hướng trọng tâm vào việc phân tích, chứng minh các biểu hiện

cơ bản trong cảm quan về thế giới và con người mang dấu ấn hiện sinh có trong

tiểu thuyết Vòng tay học trò Đó là hiện thực về một thế giới hỗn độn, đa trị và

phi lí Các dạng thức cảm quan hiện thực này chính là môi trường mà con người tồn tại Đó là cảm quan về con người mang phẩm tính hiện sinh phổ biến trên cơ

sở lí thuyết đã dẫn ở chương trước: kiểu con người với “nỗi cô đơn bản thể”; kiểu con người “bị kết án tự do” trước lựa chọn “chạy trốn” hay “dấn thân”; cái

“tôi” chấn thương và “cái chết tượng trưng”

Chương 3 Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Vòng tay học trò nhìn

từ phương diện cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ

Cảm quan hiện sinh có ảnh hưởng đến mọi mặt nghệ thuật của tiểu thuyết Chương này chúng tôi đi vào giải quyết các vấn đề về nghệ thuật tiêu biểu như: Cốt truyện phân mảnh, Kiểu nhân vật khác thường – mang trạng thái cô đơn, Ngôn ngữ đối thoại và Độc thoại nội tâm

Xem xét trong chỉnh thể cấu trúc, các chương có mối quan hệ chặt chẽ theo hướng bổ trợ cho nhau, góp phần thể hiện đóng góp của đề tài nghiên cứu

Trang 15

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ VÒNG TAY HỌC TRÒ

TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC HIỆN SINH MIỀN NAM VIỆT NAM

TRƯỚC NĂM 1975

1.1 Giới thuyết về chủ nghĩa hiện sinh

1.1.1 Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh

1.1.1.1 Nguồn gốc xã hội và nhận thức của chủ nghĩa hiện sinh

Triết học hiện sinh, chủ nghĩa hiện sinh hay là “triết học về tồn tại” được coi là một trong các học thuyết triết học tư sản hiện đại nổi trội Chủ nghĩa hiện sinh hầu như có thể đặc trưng cho bầu không khí tinh thần của xã hội tư sản trong thời kỳ tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản

Chúng ta biết rằng, chủ nghĩa hiện sinh hình thành ở Đức, ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất Những biến cố xã hội gắn liền với chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cuộc chiến tranh đế quốc – “thảm họa thế giới” – đã làm thay đổi sâu sắc trong ý thức xã hội của giai cấp tư sản Tâm trạng lạc quan trước đây của giai cấp tư sản ngày càng mâu thuẫn với các sự kiện, các biến cố mới Tâm trạng ấy lại càng tăng thêm sau thất bại của người Đức sau chiến tranh nó đưa đến một ý thức mơ hồ về “sự cáo chung của lịch sử”, làm xuất hiện những ưu tư, lo lắng, làm mất đi niềm tin, hy vọng vào những

gì là tốt đẹp

Làn sóng mới của chủ nghĩa hiện sinh lại nổi lên ở Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Trong các tác phẩm triết học và văn học của các tác giả hiện sinh Pháp ta thấy sự phản ánh những mâu thuẫn của nước Pháp trong thời gian

bị chiếm đóng và sau chiến tranh Thất bại, nhục nhã dân tộc, khiếp sợ vì những cuộc khủng bố, tra tấn của bọn phát xít, phản ứng với sự lăng mạ nhân phẩm, với sự đàn áp tự do cá nhân đó là những động cơ trực tiếp của chủ nghĩa hiện

Trang 16

sinh ở Pháp và là cơ sở của việc phổ biến nó trong hàng ngũ của tầng lớp trí thức

và thanh niên

Chỉ trong vòng một phần tư thế kỷ, nhân loại đã phải chứng kiến hai cuộc đại chiến Hàng chục triệu người chết, hàng trăm triệu người bị thương, tàn phế không phải vì một chính nghĩa nào cả, mà chỉ để quyết định xem trong những nhóm tài phiệt ăn cướp, nhóm nào được hưởng chiến lợi phẩm lớn hơn Chiến tranh phơi bày quá nhiều cảnh bi thảm Người ta có cảm tưởng rằng mình chỉ là những con số vô danh, những chi tiết vô hồn trong một guồng máy vô hình Luật pháp, chính trị chỉ là các trò lừa đảo Đạo đức, tôn giáo không còn được kiêng

nể nữa Nói tóm lại, cơ cấu xã hội bị lung lay, người ta mất hết tin tưởng, nghi ngờ mọi giá trị Cuộc sống vì thế mà đầy những chán nản, phi lý, “buồn nôn” – những chủ đề luôn được đề cập và được mô tả sinh động trong các tác phẩm triết học và văn học hiện sinh

Nếu như các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản tiến bộ, cách mạng thế kỷ XVII – XVIII đã từng tin vào sức mạnh của lý trí; coi khoa học, kỹ thuật, tri thức là tri thức là sức mạnh, thì ngày nay các nhà tư tưởng lớn của phương Tây hiện đại, mà trước hết là các triết gia hiện sinh lại càng ngày càng nói nhiều về

sự bất lực của lý trí Chủ nghĩa hiện sinh không công nhận vai trò tiến bộ của khoa học kỹ thuật Nói coi khoa học kỹ thuật như những “lực lượng ma quỷ” có

xu hướng thống trị con người Khoa học không những đem lại hạnh phúc cho con người, mà ngược lại Con người khổ vì không hiểu biết thì ít, mà chủ yếu vì hiểu biết quá nhiều, vì nhờ có nhận thức khoa học mà con người lại đặt câu hỏi đối với chính sự tồn tại của mình Đôi lúc, hiểm họa chết người không phải là bom nguyên tử mà là sự tin tưởng của con người vào khả năng của nó có thể nhận thức; cải tạo; điều khiển và chinh phục thế giới, để làm cho cuộc sống của mọi người đều được hạnh phúc

Như chúng ta đã thấy, ngay trong thời kỳ vẫn được coi như là thời kỳ toàn thắng của nền văn minh tư sản (những năm cuối của nửa đầu thế kỷ XIX) đã

Trang 17

xuất hiện tư tưởng phê phán cách mạng mác - xít Mác phê phán xã hội tư bản

và chỉ ra triển vọng của một hình thái xã hội tương lai Thừa nhận sự kiện tha hóa của con người trong xã hội tư bản là một trong những luận điểm xuất phát của chủ nghĩa Mác Chính chủ nghĩa Mác đã làm rõ những nguyên nhân kinh tế

- xã hội của tha hóa, chỉ rõ những tiền đề vật chất cần thiết để xóa bỏ tình trạng

ấy, và đề xuất những con đường và biện pháp đấu tranh để thực hiện mục tiêu cao cả ấy Đối với Mác thì tha hóa xuất hiện dưới nhiều hình thức: tôn giáo, chính trị, pháp quyền, triết học, khoa học, đạo đức, nghệ thuật Nhưng tất cả những hình thức này đều bắt nguồn từ hình thức cơ bản là tha hóa của lao động Vậy muốn khắc phục sự tha hóa thì điều kiện tiên quyết là phải giải phóng lao động, làm cho lao động không còn là một hình thức hoạt động bị cưỡng bức nữa, không còn chỉ là một phương tiện sinh tồn đơn thuần nữa, mà là một hoạt động sáng tạo, một nhu cầu để thăng tiến con người

Không chấp nhận chủ nghĩa Mác, các nhà phê phán xã hội tư sản sẽ phải lựa chọn hoặc là thái độ cao thượng nhưng cũng là không tưởng và vô ích; hoặc

là, cam chịu, nhẫn nhục trước hiện thực xã hội; hoặc là, thất vọng trước thực trạng xã hội, thất vọng trước cái hố ngăn cách giữa một bên là những khả năng của con người và bên kia là các điều kiện đang tàn phá, hủy hoại những khả năng ấy Chủ nghĩa hiện sinh chính là sự lựa chọn sau cùng này Thất vọng trước thực trạng xã hội, nó kêu gọi con người quay trở về với đời sống nội tâm của mỗi cá nhân Đi theo con đường ấy chủ nghĩa hiện sinh nhất định phải đưa đến cảm giác về sự trống rỗng, cô đơn, ý thức bất hạnh về tính bi đát, tính phi lí của tồn tại Nó nhất định, và trên thực tế là đi quay lưng lại với chủ nghĩa lạc quan, chủ nghĩa duy lý, tán dương chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa phi lí

1.1.1.2 Nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh

Theo quan niệm duy vật lịch sử thì các tư tưởng triết học của mỗi thời đại, suy cho cùng, là bắt nguồn từ các điều kiện vật chất của thời đại đó, trước hết là

từ các sự kiện xã hội – các sự kiện được coi như là cơ sở của những tư tưởng ấy

Trang 18

Ở phần trên, chúng ta đã phân tích nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa hiện sinh và

đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa hiện sinh với chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa bi quan, ý thức bất hạnh về tính bi đát, tính phi lý của tồn tại chỉ là sản phẩm của các điều kiện xã hội nhất định trong thời kỳ khủng hoảng suy thoái của nó Tuy nhiên, nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa hiện sinh không nên bị tuyệt đối hóa Triết học là một hình thái ý thức xã hội có đặc điểm là không phản ánh các điều kiện xã hội một cách trực tiếp Trong sự tồn tại và phát triển của mình triết học bao giờ cũng có tính độc lập tương đối và một trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối ấy là sự ra đời của mỗi một khuynh hướng triết học bao giờ cũng dựa vào những tư liệu đã được hình thành từ những thế hệ trước Nói cách khác sự phát triển của tri thức triết học bao giờ cũng mang tính kế thừa, nó không phải chỉ đơn thuần là sự phản ánh các điều kiện vật chất của xã hội, mà

nó còn có nguồn gốc tư tưởng

Vậy đâu là nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh? Về vấn đề này các nhà nghiên cứu có các quan điểm rất khác nhau Ở đây chúng ta chỉ giới hạn xem xét hai quan điểm chính: một quan điểm đại diện cho nhà nghiên cứu phương Tây, và một quan điểm đại diện cho các nhà nghiên cứu Xô – Viết Mounnier (1905 – 1950) – một triết gia lớn của phương Tây hiện đại, trong những nghiên cứu của mình đã coi chủ nghĩa hiện sinh bắt nguồn từ cả trong thời kỳ cổ đại, và nói chung đã dựa vào cả một truyền thống Mounier viết:

“Lịch sử triết học đã đánh dấu đó đây những chuỗi thức tỉnh hiện sinh kêu gọi con người tự suy tư về mình và trở về nhiệm vụ chính yếu của mình Đó là tiếng gọi thống thiết của Socrate chống lại những ước mộng cắt nghĩa vũ trụ vật lý của các nhà vật lý học IONE: bởi lẽ họ đã quên chính con người của mình “Hãy tự biết mình!” Đó là tiếng gọi của các nhà khắc kỷ, kêu gọi con người biết tự tri, biết chấp nhận và đương đầu với vận mệnh bởi vì những người Hy Lạp đương thời chỉ say sưa với trò chơi của ngụy biện, quỷ biện, biện chứng pháp Đó là gướng thánh Bernard đã gia nhập thập tự quân nhân danh một Kitô giáo kêu gọi

Trang 19

cải hóa và cứu rỗi chống lại ông cuộc hệ thống hóa đức tin của Abelard Đó là Pascal, cùng với Descartes chống lại với những người quá say mê đào sâu khoa học và không màng lo gì tới người, với cuộc sống và sự chết của con người” (Monier E, 1970) Monier xếp Kierkegaard vào hàng “ông tổ” của hiện sinh và coi Công giáo như một cây cổ thụ để cho một ngành của triết hiện sinh ghép vào Nietzssche cũng được kể tên và được xem như người mở đầu cho một dòng hiện sinh mới – hiện sinh vô thần (Monier E, 1970)

Theo quan điểm hiện sinh, “tư duy hiện sinh” của Kierkegaard, nếu như tư duy khoa học là khách quan, trừu tượng, vô ngã thì “tư duy hiện sinh” lại gắn liền với đời sống nội tâm của con người, với những cảm xúc thầm kín của nó và chỉ có như vậy thì tư duy mới trở thành “trí thức cụ thể” Trong khi tư duy khoa học bàng quan, vô tư với chủ thể đang tư duy thì các nhà tư tưởng chủ quan (nhà hiện sinh), về cơ bản lại chú tâm đến tư duy của mình, nó tồn tại trong tư duy ấy

Do vậy mà nhà hiện sinh hay nhà tư tưởng chủ quan không thể đối xử với hiện thực như một cái gì đó hoàn toàn khách quan bên ngoài con người được Kierkegaard lưu ý đến tính bất ổn tồn tại trong con người, cái chết không tránh khỏi của nó được thể hiện trong các khái niệm “lo âu”, “nghi ngờ”, “run sợ” Cuộc sống phức tạp và mâu thuẫn của con người khiến cho việc nhận thức nó bằng lý trí trở nên bất lực, sự bất lực lý trí, đến lượt nó, lại mở đường đến với đức tin

Chủ nghĩa hiện sinh lấy ở Husserl cái “phương pháp hiện tượng luận” phương pháp dựa trên trực quan để mô tả cơ cấu bên trong “ý thức thuần túy” Chủ nghĩa hiện sinh cũng mô tả cơ cấu bên trong của ý thức, nhưng không phải

là ý thức với tư cách là tư duy đang nhận thức, mà là ý thức của một cá nhân đang hành động, đang cảm nhận, đang mang trong mình những ưu tư, lo lắng, đang như bị bỏ rơi phải tự mình lựa chọn, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm Cần phải nói rằng những quan điểm trên là những điều được đặt ra có cơ

sở Trong lịch sử có thể tìm thấy nhiều tư tưởng giống như các tư tưởng của chủ

Trang 20

nghĩa hiện sinh hiện đại Monier cho thấy rằng chủ nghĩa hiện sinh có cả một lịch sử lâu dài, bắt nguồn từ triết học Hy Lạp thời kỳ Sokrates Điều đó không

có gì là sai Được biết Engels khi nói về triết học Hy Lạp có lưu ý rằng: “từ các hình thức muôn màu muôn vẻ của triết học Hy Lạp đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các kiểu thế giới quan sau này” (Ăng ghen Ph.,1994, tr 491) Tuy nhiên, khi nói về nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh hiện đại, ở đây chúng tôi chỉ giới hạn nói về nguồn gốc tư tưởng trực tiếp của nó mà thôi Và trong giới hạn này thì có thể thấy những bất đồng giữa hai quan điểm trên là thuộc về thứ yếu, còn về cơ bản thì chúng lại nhất trí với nhau Cả hai quan điểm ấy đều thừa nhận vai trò của Kierkegaard như ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh Kierkegaard người đã chống lại chủ trương dùng lý trí để nhận thức cuộc sống tự do của mỗi cá nhân, người dùng cuộc sống đối lập với hệ thống lý luận, coi cuộc sống là lĩnh vực không thuộc quyền phán xét của lý trí – và xét trên phương diện ấy ông là người khai trương cho chủ nghĩa hiện sinh Các nhà nghiên cứu Xô – viết lại cho rằng chủ nghĩa hiện sinh là sự hội tụ của ba khuynh hướng triết học đó Đó là những tư tưởng triết học – thần học của Kierkegaard, triết học đời sống của Nietzssche và hiện tượng học của Husserl Ngoài ra thì vẫn theo các nhà nghiên cứu Xô – viết, chủ nghĩa hiện sinh còn chịu ảnh hưởng của các tư tưởng trong triết học cổ điển Đức, của chủ nghĩa lãng mạn Đức đầu thế kỷ XIX, của các nhà triết học thuộc khuynh hướng phi lý – tôn giáo Nga Vai trò của Nietzsche đối với chủ nghĩa hiện sinh, thì sự khác nhau giữa hai quan điểm trên là có điểm đáng lưu ý Các nhà nghiên cứu Xô – viết coi Nietzsche với thái độ hạ thấp vai trò của tư duy duy lý trong nhận thức cuộc sống là một trong các nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa hiện sinh Trong khi đó Monier lại cho rằng Nietzsche chỉ mở đầu cho một dòng hiện sinh mới – hiện sinh vô thần và dòng này lại không phải là chủ nghĩa hiện sinh đích thực (Monier E, 1970, tr.13 - tr.14)

Trang 21

Nietzsche ý thức một cách bi đát rằng cuộc sống là giá trị cao nhất, tất cả những cái khác chỉ có giá trị trong chừng mực mà chúng tham gia vào giá trị cơ bản đó Tuy nhiên, tự nó cuộc sống không có giá trị nào hết, giá trị cuộc sống là

do chúng ta – chủ thể của mọi giá trị mang đến cho nó Cũng theo ông thì sở dĩ

từ trước đến giờ cuộc sống không có giá trị là vì triết học duy niệm và các tôn giáo đã dạy cho người sống thụ động Lòng từ bi của tôn giáo, tính xác thực khách quan của tri thức khoa học, nguyên tắc bình đẳng của các phong trào xã hội – tất cả những cái đó chỉ cho thấy tình trạng vô vị, thiếu sinh lực của xã hội đương thời Ông gọi tình trạng của xã hội đương thời là ốm yếu, bệnh tật, đang

bị chủ nghĩa hư vô thống trị Chủ nghĩa hư vô bắt nguồn từ chỗ người ta vẫn tin tưởng rằng mục đích của cuộc đời là có sẵn, không phải do con người tạo ra Theo Nietzsche thì tất cả những ai nhắm mắt tuân theo những luật lệ và tập tục của xã hội đều là những kẻ nô lệ Nietzsche kêu gọi mọi người hãy sống tự do, chỉ theo những chuẩn mực của bản thân, do mình tự đặt ra Người tự do, trong tất cả mọi việc nó chỉ chịu quyền của chính nó mà thôi, chứ không theo một ai hết Hãy trở nên chính mình, hãy là chủ nhân của chính mình! Con người không được làm nô lệ của bất cứ điều gì, nó phải luôn luôn sáng tạo ra chính cuộc sống của bản thân

Đề cao vai trò của chủ thể, khuyến khích một cuộc sống dấn thân luôn luôn vươn lên không dừng lại, không sống trong an tưởng, càng không sống trong những khuôn khổ hay theo các giá trị có sẵn – đó là một số các tư tưởng chính của Nietzsche, bên cạnh các tư tưởng khác mà sau này các đại biểu của chủ nghĩa hiện sinh hiện đại khai thác và phát triển lên Chính trong chiều hướng ấy

mà Nietzsche được coi như một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh được hình thành trên cơ sở những triết thuyết trước đó với tinh thần kế thừa, phát huy và phủ định phù hợp với quy luật phát triển Theo Trần Thị Thanh Quang trong luận văn Thạc sĩ Dấu ấn hiện sinh trong

Trang 22

truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam “trực tiếp nhất là triết học phi duy

lý thế kỷ XIX về bản thể luận (chỉ chú ý vào nghiên cứu thế giới tự nhiên) và nhận thức luận (đề cao vai trò của lý tính trong nhận thức).” (Trần Thị Thanh Quang, 2018, tr.26) Tiền đề hiện sinh có nguồn cội xa xưa từ các ý niệm hướng

về bản thể con người trong tư tưởng của các nhà triết học cổ đại như Socrate, Pascal, và được thế hệ của ba triết gia hiện đại là Friedrich Nietzsche, Husserl

và Soren Kierkegaard kế thừa, tiếp tục phát triển Họ chính là những người tiên phong trong việc định hướng cho sự hình thành của chủ nghĩa hiện sinh trong giai đoạn tiếp sau

Điểm chung giữa quan điểm của Friedrich Nietzsche và Soren Kierkegaard

ở chỗ họ đều quan tâm đến đến trải nghiệm của từng cá nhân hơn là các chân lý được khoa học nêu ra, đi sâu và chú ý đến sự phản kháng, tranh đấu không ngừng nghỉ của con người để chống lại thực tại đời sống vô nghĩa lí, họ biết tìm thú vui để cải thiện đời sống tinh thần Tuy nhiên, giữa cả ba nhà triết học đều

có những điểm khác biệt trong tư tưởng, cụ thể như dưới đây:

Nietzsche có bước đầu quan niệm về “tồn tại” khi cho rằng đời sống ở vị trí tiên quyết nhất như Trần Thái Đỉnh trong Triết học hiện sinh, dẫn ra: “hiện sinh

là giá trị uyên nguyên và giá trị duy nhất làm nên nền tảng cho các giá trị khác” (Trần Thái Đỉnh, 2015, tr.23) Từ việc nhận thấy những hạn chế của luân lí truyền thống, ông chỉ ra những điểm mà tôn giáo đã làm khiến cho con người dần yếu đuối, hèn nhát Quan điểm ông đề ra có tác dụng thức tỉnh con người nên sống theo những gì mình có, để bản thân tự do vùng vẫy với những giá trị của riêng mình Hơn nữa, ông nhận định “phải giết chết Thượng đế thì con người hùng tức con người siêu nhân mới có cơ hội xuất hiện” (Trần Thái Đỉnh, 2015) Con người ấy phải biết vươn lên số phận, vượt lên chính mình bằng tất cả

ý chí cùng tinh thần tự lực, tự cường, không bị ràng buộc mà tự quyết định hiện tại và tương lai phía trước Qua đó, ta thấy được chất hiện sinh trong triết thuyết của ông là hiện sinh vô thần

Trang 23

Đến với Husserl, ông có học thuyết Hiện tượng học – phủ định quan niệm triết học cổ điển về một thế giới tuyệt đối mà thế giới được vận hành từ sự chi phối của ý thức bản thể cá nhân Theo đó, “con người không tồn tại như ý niệm

mà tồn tại như những “chủ thể sinh hoạt tại thế” (sau này Heidegger – người học trò kiệt xuất của Husserl gọi là “hữu thể tại thế”)” (Trần Thị Thanh Quang,

2018, 23) Dù vậy nhưng có thể thấy Husserl chỉ nhấn mạnh vào tính chủ thể, cái tôi chung chung mà chưa chỉ rõ được sự cụ thể hay kinh nghiệm từ nó Cùng với đó, khi ông đề xuất triết thuyết có nguồn gốc đi từ chủ thể nhưng lại không

có sự phân tích rõ ràng để nêu bật bản chất con người nào sẽ có mối tương hợp cùng thế giới khách quan Đó là những điểm hạn chế trong quan điểm của ông

và đồng thời chính nó đã tạo nên lỗ hổng khiến nó bị dừng lại, nhường chỗ cho các triết thuyết khác ưu việt hơn

Đối với Kierkegaard, ông phủ định tư duy của Hegel về thế giới khách quan mà theo ông, con người thể nghiệm, nhận thức thế giới ấy, biến chân lý thành chân lý của con người, tức là chân lý chủ quan, chứa đựng tuyệt đối tinh thần của cá nhân Từ đây, ông đã “đưa ra ba giai đoạn của con đường hiện sinh là: hiếu mỹ, đạo hạnh, tôn giáo” (Trần Thị Thanh Quang, 2018, tr.22) Ông đi theo quan điểm trái ngược với Nietzsche khi cho rằng ở giai đoạn tôn giáo, con người bị chi phối do tín ngưỡng để đạt đến con đường hiện sinh, biến họ thành một nhân vị đích thực và qua đó dẫn ra con đường đến với Thượng đế Như vậy,

ở đây hiện sinh của Kierkegaard là hiện sinh hữu thần Ông đi sâu vào những biểu hiện ở bên trong con người như những lo âu, sợ hãi, nghi ngờ và cho rằng

lý trí không kiểm soát đời sống của chúng ta mà chính phạm trù ý chí, tình cảm mới là cái hiện sinh thực thụ Do đó, Trần Thái Đỉnh đánh giá về triết thuyết này của ông là một suy tưởng sâu xa về cuộc đời Vì thế nó mang tên triết học hiện sinh, triết học về cuộc đời con người

Kết lại, chủ nghĩa hiện sinh với nguồn gốc hình thành từ những biến động mang tính dư chấn của lịch sử - xã hội cùng những nền tảng liên tục vận động,

Trang 24

phát triển trong tư tưởng của con người, đại diện là các triết gia lỗi lạc với mầm móng của tư tưởng hiện sinh Với sự hình thành của mình, chủ nghĩa hiện sinh cho thấy sự phản kháng trước chủ nghĩa duy lý trong lòng xã hội tư bản để nêu cao nhân vị, sự tự do và tự quyết của con người đối với cuộc sống của chính mình Từ đây, nó đi từ phạm trù triết học và khái quát nên thành trào lưu chủ nghĩa với sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam

1.1.2 Quan niệm về chủ nghĩa hiện sinh

Có thể thấy, không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi mới xuất hiện, chủ nghĩa hiện sinh đã tạo nên sức lan tỏa và bùng phát mạnh mẽ như một làn sóng ở nhiều quốc gia trên thế giới Từ nguồn gốc hình thành ở châu Âu với tư tưởng của những triết gia như: Soren Kierkegaard, Martin Heidegger, Friedrich Nietzsche, Jean – Paul Sartre, , trào lưu triết học này nhanh chóng ảnh hưởng đến các nước châu Á Trong thế kỷ XX, triết học hiện sinh đã ghi những dấu ấn đậm nét trong lịch sử triết học nhân loại Do đó, ở quan điểm của Trần Thái Đỉnh khi nói về ý nghĩa của triết học này, ông cho rằng: “Cho nên gạt qua một bên cái phần bọt bèo của nó, triết hiện sinh nói chung, dầu là triết học Sartre, dầu là triết học Heidegger hay Jaspers, vẫn là triết học về con người, về cái gì làm nên bản thể con người.” (Trần Thái Đỉnh, 2015, tr.8) Không những thế, nó còn để lại những dư ba hiện hữu qua các tác phẩm chịu ảnh hưởng của trường phái triết học trên với các tên tuổi Fyodor Dostoevsky, Albert Camus, Franz Kafka, Samuel Beckett, Cứ như thế, chủ nghĩa hiện sinh ra đời, tồn tại và cắm

rễ dần như một loại trào lưu nêu lên phản ứng đối với nhận thức duy lý của con người, quan tâm về ý nghĩa của sự tồn tại, tìm hiểu về cái chết, về thân phận con người trong guồng quay khủng hoảng của mục đích sống Các nhà hiện sinh tập trung sự chú ý của mình vào việc đào sâu, khai phá những vấn đề mang tính cá nhân, chuyên chở tư tưởng đề cao tự do cá nhân, xem trọng tính sáng tạo, sự độc đáo và vấn đề tự chịu trách nhiệm của con người Tất cả nhằm phản ánh nên mỗi

Trang 25

cá nhân tồn tại như một bản thể đơn độc với sự lựa chọn cách sống, lối hành xử

cho riêng mình để tạo nên một cuộc đời có ý nghĩa bằng cách tự thân tạo ra nó

Ở nước ta, chủ nghĩa hiện sinh có sự ảnh hưởng và du nhập vào miền Nam Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ XX Nó có sức tác động hết sức mạnh mẽ đến không chỉ về mặt tư tưởng mà còn ở cả lĩnh vực văn học đương thời Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên luồng triết học này không có điều kiện nghiên cứu khách quan do chưa được phát hiện ở các mặt nhân văn, vị nhân sinh mà nó bị xem là “đồi trụy”, “phản động” Từ khi đất nước thực hiện mở cửa năm 1986, văn học, tư tưởng được “cởi trói”, chủ nghĩa hiện sinh có cơ hội trình hiện những khía cạnh tích cực của mình trong văn học nước ta Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương đánh giá: “Để chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được

du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học miền Nam Việt Nam trong những năm 1954 – 1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh” (Huỳnh Như Phương, 2008, tr.92) Đứng trước

sự nảy nở ấy, có thể kể đến các công trình nghiên cứu, dịch thuật về triết học

hiện sinh cùng những điểm mới mẻ trong tư duy tiếp nhận như: Hiện tượng luận

về hiện sinh của Lê Thành Trị (Trung tâm học liệu Bộ Văn hóa Giáo dục và

Thanh niên, 1974), Ca tụng thân xác của Nguyễn Văn Trung, Martin Heidegger

và tư tưởng hiện đại của Bùi Giáng, Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh, Buổi hoàng hôn của những thần tượng của Friedrich Nietzsche, Thuyết hiện sinh

là một thuyết nhân bản của Jean – Paul Sartre, Như thế, cảm thức hiện sinh

được nhìn nhận từ sự tổng hợp của các cảm thức hư vô, phi lý bủa vây con người khi đối diện với thực tại buồn tẻ, đơn điệu, chơi vơi không có điểm tựa

giữa cuộc đời

Từ đây, khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh được Nguyễn Tiến Dũng – Võ

Anh Tuấn trong Một số vấn đề cần thống nhất khi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện

sinh như sau: “Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism – còn gọi là Thuyết sinh tồn,

Thuyết Hiện sinh, Triết Hiện sinh, phong trào hiện sinh) là một trào lưu triết học

Trang 26

phi duy lý phát triển với nhịp điệu chóng mặt (theo cách nói của một số học giả nghiên cứu về triết thuyết hiện sinh) ở châu Âu và mau lẹ trở thành mode thời thượng của xứ này sau thế chiến II Khoảng hai mươi năm sau 1945 là thời kỳ hoàng kim của triết thuyết này ( ) Hiện sinh trở thành tôn chỉ cho phong cách sống của những người dám là chính mình và sống cho chính mình” (Nguyễn Tiến Dũng & Võ Anh Tuấn, 2015, tr.69) Còn với quan điểm của Trần Thiện

Đạo trong Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc, tác giả nêu khái niệm như

sau: “Chủ nghĩa hiện sinh trình bày sự hiện sinh (l’existence) như một hiện tượng đối lập với bản chất (l’essence) và hết sức mù mờ, thay đổi không ngừng;

sự hiện sinh do ngẫu sinh (contingence) mà ra, nghĩa là có đó vậy thôi, có đó một cách vô cớ, không bao hàm một ý nghĩa tiên nghiệm nào mà không được biện minh bởi một bản chất có sẵn nào” (Trần Thiện Đạo, 2008, tr.30)

Tựu trung lại có thể hiểu chủ nghĩa hiện sinh hay cảm thức hiện sinh là việc con người tự tạo ra cho bản thân một hướng đi riêng, bất chấp quy chuẩn đạo đức với mục đích lớn nhất là vì bản thân muốn tìm hiểu, khám phá, thỏa mãn hay chinh phục những điều thiết yếu trong cuộc sống Cái tôi cá nhân được xem

là hạt nhân của chủ nghĩa hiện sinh xoay quanh trước các vấn đề của đời sống con người

1.1.3 Những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh dù có mầm mống từ các tư tưởng, triết thuyết của các triết gia gồm cả vô thần và hữu thần, song họ đều giao nhau ở việc xem xét con người với tư cách một “nhân vị” Trong công trình Triết học hiện sinh, Trần Thái Đỉnh có nêu lên kết luận như sau: “Triết hiện sinh là triết dạy ta suy nghĩ

về thân phận làm người Văn của triết hiện sinh là văn mô tả, đôi khi tả chân quá nhưng chủ ý của họ không phải gì khác cho bằng vạch cho ta thấy vẻ buồn nôn của con người tầm thường, hòng thức tỉnh con người trỗi dậy, bỏ cách sống của

sự vật để khai mạc một đời sống nhân vị, nhân vị cao cả của con người tự do.” (Trần Thái Đỉnh, 2015, tr 32) Trên cơ sở đó, đề tài mà tác giả cho là chủ nghĩa

Trang 27

hiện sinh của các nhà triết học hiện đại hướng tới là con người thực, tồn tại trên trần thế này với những sinh hoạt đời thường và có số phận độc đáo

Hiện sinh có trước bản chất (Existence precedes essence) Điểm này được

đề cập trong công trình Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản của J.P Sartre

(Đinh Hồng Phúc dịch): “Điểm chung giữa họ chỉ là ở chỗ họ cho rằng hiện hữu

đi trước bản chất hay nói cách khác, họ xuất phát từ tính chủ thể.” (Jean – Paul Sartre, 2016, tr.28) Theo quan điểm từ trước đến nay, có thể con người do Chúa hoặc tự nhiên tạo ra, cho nên từ khi sinh ra đời, con người đã có bản chất nhất định – cái làm nên định nghĩa/ ý nghĩa của con người Do vậy, con người cần phát huy bản chất ấy trong cuộc sống Khi có các nhà hiện sinh, họ hướng đến quan điểm đầu tiên người ta tồn tại rồi bản chất sẽ đến dần dần trong đời tùy thuộc vào những sự chọn lựa của chúng ta

Sự phi lý của hiện sinh (Absurdism) Theo đó, cuộc sống con người bỗng dưng trở nên vô nghĩa Tuy nhiên, một nghịch lý nảy sinh ở chỗ con người là động vật cao cấp nhất trong thế giới tự nhiên nên họ luôn thích việc đi tìm ý nghĩa, muốn khai phá, lý giải những ý nghĩa trong cuộc đời vô nghĩa này Nói cách khác, đó cũng chỉ là sự đi tìm một lời giải hợp lí trong một cuộc đời vốn dĩ chứa đựng nhiều phi lý

Gánh nặng của tự do Trong Tồn tại và hư không (1943) của J.P.Sartre đã

có nhận định “Con người bị kết án phải tự do, bởi vì một khi đã bị ném vào thế giới này, anh phải chịu trách nhiệm về những gì anh đã làm” Như thế, con người bị quăng quật vào cuộc sống hỗn độn, phải tự chịu trách nhiệm về tất cả

và bao giờ cũng mang trên vai sức nặng của sự tự do Thế giới này vốn dĩ không

có đường đi định sẵn nên không có chuẩn mực tối thượng nào cả, con người luôn phải thích ứng để tồn tại Và hơn hết, tự do đích thị này chính là thể hiện ở chỗ tự mình đảm nhận toàn bộ sự phát triển trên con đường sắp tới của mình, tự đưa ra các quyết định Bởi lẽ “Mỗi quyết định là một giá trị hiện sinh, mỗi quyết

Trang 28

định đòi một ý thức thận trọng và một tinh thần trách nhiệm cao cả” (Trần Thái Đỉnh, 2015, tr.29)

Sống một cách chân thực Đây là cách con người tự chọn lựa cách sống cho riêng mình Đồng nghĩa với điều này, họ phải chấp nhận gánh nặng của tự do, sự

vô nghĩa và phi lý của cuộc sống hiện tại Tuy vậy, chúng ta cũng thấy được khi lựa chọn cách sống chân thực, đối mặt với tất cả cũng có nghĩa là lựa chọn xuất phát từ tính tự do Theo đó, ta sẽ chịu trách nhiệm cho những gì mà mình hành

xử Ta có quyền chọn lựa những chuẩn mực mà ta trân trọng Như thế, muốn tạo nên một cuộc đời có ý nghĩa thì chỉ có một cách duy nhất là con người tự tạo nên ý nghĩa ấy Lối sống này trái ngược với ngụy tín (Bad faith), tức là tin vào những gì không có cơ sở, không tồn tại và dựa vào những thứ bên ngoài sự chọn lựa của mình

Đi từ những vấn đề trên, có thể thấy chủ nghĩa hiện sinh luôn tập trung vào những vấn đề về chủ thể tính, “coi con người như một hữu thể đứng trên vũ trụ

và có quyền gán cho vũ trụ một giá trị tùy quan điểm của mỗi người” (Trần Thái Đỉnh, 2015, 22) Theo tác giả, con người không nằm ở thế bị động trong tiếp xúc với các sự vật, cũng không lãnh nhận các ấn tượng mà sự vật ghi dấu ấn trên giác quan của mình Do đó, con người là chủ thể, thông qua phản ứng chủ động

để thể nghiệm, chọn lựa cho bản thân những giá trị cụ thể Xuất phát từ “nhân vị” mà các nhà hiện sinh hướng đến, những phạm trù về mặt tư tưởng chủ đạo

mà chủ nghĩa hiện sinh biểu hiện nên bao gồm: cô đơn, tự do, dấn thân, lo âu, buồn nôn, tha hóa, cái chết,

Thứ nhất: cô đơn

Chúng ta không nên hiểu cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu nhằm đáp ứng lại với sự cách ly xã hội Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết nối hay giao tiếp với những cá nhân khác,

cả trong hiện tại cũng như tiếp tục kéo dài đến tương lai Như vậy, sự cô đơn có thể cảm nhận ngay cả khi con người được bao quanh bởi mọi người Nguyên

Trang 29

nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất Đó là chúng ta xét về mặt tâm lí đời sống, thế nhưng

“cô đơn” mà chủ nghĩa hiện sinh đề cập là một thái độ triết học

Trên hành trình dấn thân tìm ra ý nghĩa của cuộc sống của mình đã không trốn tránh nỗi cô đơn mà dám đương đầu và có trách nhiệm với nó Trong Triết học hiện sinh Trần Thái Đỉnh đề cập: “Cuộc đời của đa số người ta đều mang vẻ tầm thường, buồn nôn; cuộc đời đó là một phóng thể; vì thế cần thiết chúng ta phải tỉnh ngộ, ý thức về giá trị cao quý của nhân vị mình: do đó sinh ra ưu tư, tuy nhiên sống là phải vươn lên, vươn lên mãi mãi, bởi vì dừng lại là tự đặt mình vào cảnh chết của tinh thần; đằng khác, cuộc đời là một thử thách, đòi hỏi ta phải sáng suốt để quyết định, tự quyết Trong tất cả các hành động đó, tôi không thể ỷ lại vào người bên cạnh, lấy họ làm gương mẫu: tôi không được làm thế, vì mỗi nhân vị là độc đáo: thành thử con người cảm thấy cô đơn.” Cho nên con người hiện sinh tự tạo cho mình một nỗi “cô đơn” mà ta gọi đó là cái riêng, cái đặc trưng cho việc tạo nên một nhân vị đặc sắc

Thứ hai: tự do

Tự do ở đây không hiểu theo nghĩa tự do chính trị hoặc xã hội mà là tự do trong triết học của chủ nghĩa hiện sinh Vấn đề tự do đối với các nhà hiện sinh khi đề cập vấn đề khả năng, ý nghĩa của mỗi con người là đề cập đến tự quyết,

tự do Họ có thể làm những điều mình thích, họ tự do trong suy nghĩ cũng như hành động mà không gì có thể ngăn cản, bất chấp điều đó có thành công hay thất bại Ta có thể hiểu tự do ở đây được thể hiện bằng hành động từ ý định tự do của

lí trí

Trên cơ sở đó, con người khác xa với các sự vật khi mang chủ thể tính Theo Trần Thái Đỉnh, “Tự do đây mới đúng là do tôi quyết định, tự tôi đảm lấy Một hành động tự do là hành động xuất phát tự trong bản thể con người tôi.” (Trần Thái Đỉnh, 2015, tr.27) Lúc ấy, người ta có bản lĩnh tự lựa chọn cho mình những giá trị mà mình xem là chuẩn mực, coi là trân trọng mà không cần những

Trang 30

yếu tố bên ngoài chi phối cho chọn lựa ấy Từ đó, con người được là chính mình, ý thức và chịu trách nhiệm tạo nên cái ý nghĩa cho cuộc đời mình chứ không chấp nhận đi theo lối mòn, làm theo khuôn mẫu mà ai sắp đặt Qua đây,

“nhân vị” được thể hiện rõ rệt, phản ánh cái chất riêng biệt của từng cá thể tồn tại trong xã hội và bộc lộ ý thức về sự độc đáo cá nhân

Thứ ba: dấn thân

Chủ nghĩa hiện sinh hướng đến vấn đề dấn thân, nhập cuộc để cải biến bản thân, thoát khỏi cuộc sống tầm thường Điều này xuất phát từ quan điểm của nhà hiện sinh hữu thần Kierkegaard Theo ông “Con người phải vươn lên khỏi giai đoạn hiếu mỹ để đạt tới giai đoạn đạo đức; rồi lại phải vươn lên khỏi trình độ đạo đức để tiến lên giai đoạn tôn giáo.” (Trần Thái Đỉnh, 2015, tr 44) Còn Sartre và Marcel cũng có cho mình những quan điểm về việc vươn lên, không ngừng dấn thân để cải biến, vượt thoát Với Sartre, ông đối chiếu hữu thể tự thân (en soi) cùng tự quy (pour soi) và quan niệm về tự thân là “chắc nịch, lầm lỳ, nhầy nhụa, buồn nôn” bởi lẽ nó cực kì ì ạch, giậm chân tại chỗ Trái lại, hữu thể

tự quy lại không ngừng phát triển, vươn lên với những biến hóa Về phần Marcel, triết gia này cũng ý thức được chiếm hữu (avoir) và hiện hữu (être) Theo đó, chiếm hữu là những gì ta sở hữu, nó “có thể gọi thành tên, và cứng đọng” dẫn con người đến sự tự phụ, tự cao và dẫn ta đến sa lầy” (Trần Thái Đỉnh, 2015, tr.45), trong khi hiện hữu lại là hiện sinh “là đặc tính của những con người ý thức về nhân vị” Vì thế, họ không ngừng vươn lên, dấn thân, nhập cuộc

để trước hết là chiến thắng bản thân, sau mới là thoát khỏi những cái tầm thường

để tiến tới sáng tạo ý nghĩa cho bản thân và thế giới

Vươn lên theo chủ nghĩa hiện sinh là việc con người vươn lên, chiến thắng với chính bản thân họ Không phải sự hơn thua giữa mình với những người xung quanh, chiến thắng, chinh phục được những vấn đề bản thân đặt ra, đó là điều quan trọng nhất mà chủ nghĩa hiện sinh quan tâm Con người nếu không vươn lên thì sẽ trì trề, khi xem cuộc sống này là ổn, là tạm, như vậy là đủ thì sẽ bị

Trang 31

cứng đọng Vì vậy để có được một cuộc sống đích thực con người phải cần vươn lên trong cuộc đời này Qua hành động của chính bản thân mà tạo ra những giá trị độc đáo cho chính bản thân và mọi người xung quanh

Bằng việc nêu ra các vấn đề trên, có thể thấy chủ nghĩa hiện sinh với nguồn gốc và biểu hiện xứng đáng với tầm một triết thuyết được bùng nổ và lan tỏa mạnh mẽ Nó khẳng định sự tồn tại và giá trị của con người trong cuộc sống hỗn độn, đa chiều và hứa hẹn ghi nhiều dấu ấn không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ trong triết học và văn học

Thứ năm: buồn nôn

Định nghĩa về buồn nôn, các nhà hiện sinh cho rằng ấy là trạng thái lầm lì trong sinh hoạt thường nhật Theo đó, đây là “cảnh sống của những con người chưa vươn lên tới mức đích thực, còn cam sống như cây cỏ và động vật” (Trần Thái Đỉnh, 2015, tr.37) Điểm này cho thấy nếu cứ giữ cuộc sống như thế, con người sẽ mất đi “nhân vị”, sống mòn như thể các sự vật trong thế giới này J.P.Sartre gọi là buồn nôn, Heidegger gọi là tầm thường, còn phi lý là cách Camus định danh về nó Sartre cho rằng cách sống đó là “hiện hữu như một sự

Trang 32

vật”, trong khi Heidegger gọi “tình trạng đó là “người ta” – những người có nhân cách, tức là có bản chất song lại tồn tại một cách vô vị, vô danh Trong luận văn Dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, tác giả Trần Thị Thanh Quang cho rằng ấy là “một thái độ triết học về một trầm

tư của con người trước cái phi lý của đời, về một cảm tính khó chịu, nặng nề như ngạt thở trước cái hiện hữu chưa thành hiện sinh của con người” (Trần Thị Thanh Quang, 2018, tr.34) Hơn nữa, J.P Sartre cũng chú ý tới con người trong cuộc sống phi lý, gọi “sống như thế là “sống thừa ra (se survivre)” (Jean – Paul Sartre, 2016, tr.38) Từ đó, triết gia này đi đến kết luận ấy chỉ là hiện hữu chứ không là hiện sinh, vượt lên trạng thái sự vật sống không nghĩa lí để hướng tới việc trở thành một “nhân vị” sống với trách nhiệm mà mình cần thực hiện khi tồn tại

Thứ sáu: tha hóa

Đây là một trong những phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh, nó còn được gọi tên là “vong thân” hay “phóng thể” Dưới con mắt của các triết gia hiện sinh, cuộc sống của con người được coi là có giá trị cao nhất, con người là kẻ có quyền gán cho vạn vật những giá trị này hay giá trị khác Nó là chúa tể của vạn vật Nhưng mặt khác con người lại không phải là chúa tể ngay trong chính phạm

vi làm người của mình, vì trong cuộc sống, con người phải thường xuyên đối mặt với nguy cơ tự đánh mất bản thân mình Chủ đề tha hóa hay vong thân là một trong những chủ đề được đề cập nhiều nhất trong chủ nghĩa hiện sinh

Tha hóa là tình trạng con người đánh mất bản chất của mình trong những hoàn cảnh, trong những người khác, trong các chức năng xã hội Đó là một tình trạng tồn tại không đích thực của hiện sinh

Trang 33

không phải là một phát hiện gì cả Hiểu về cái chết trong triết học hiện sinh như sau, đó là cảm nhận được tính hữu hạn của tồn tại con người, bằng cách này hay cách khác, quy định toàn bộ cuộc sống

Mỗi cuộc sống nhất định phải tiến về cái chết Tuy nhiên cái chết không phải như là một tai nạn ở bên ngoài đến với con người Đừng tưởng rằng cái chết như một cái mốc xác định trong thời gian và ở đó thản nhiên, lạnh lùng chờ đợi chúng ta Cái chết chính là cơ cấu của tồn tại con người Là cơ cấu của tồn tại con người cho nên cái chết không ở ngoài, mà nó hiện diện, thường trực ở trong cuộc đời, bất cứ lúc nào nó có thể đến, cắt đứt mọi dự định của ta Vì vậy không thể có sự hoàn tất về đời người được, con người không bao giờ có thể cùng với lịch sử để trở thành người chủ của chính mình Cuộc đời là một công trình dở dang Theo đuổi cái lâu đài và hoàn thiện là một ảo tưởng

Chấp nhận cái chết con người sẽ tự thấy mình là một tồn tại hữu hạn Hậu quả của tình cảm này là con người sẽ sống với lòng khoan dung, vì con người đã trực cảm được tất cả tính chất phù ảo của cuộc đời Con người sẽ để cho mình cùng với tất cả mọi người được tự do là mình, được suy nghĩ, hành đọng để kiến tạo cuộc đời theo ý muốn bất kể hậu quả kèm theo, bởi vì những hậu quả này đặt bên cạnh cái chết thì chỉ là phù phiếm, chúng chẳng là gì cả, chúng chỉ là hiện thân của hư vô

Bằng việc nêu ra các phạm trù cơ bản trên, có thể thấy chủ nghĩa hiện sinh với nguồn gốc và biểu hiện nó xứng đáng với tầm của một triết thuyết được bùng nổ và lan tỏa mạnh mẽ ở thế kỉ XX Nó khẳng định sự tồn tại và giá trị của con người trong cuộc sống hỗn độn, đa chiều và hứa hẹn ghi nhiều dấu ấn không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ trong triết học và văn học

Trang 34

1.2 Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng) và cảm quan hiện sinh trong tiểu

thuyết miền Nam trước năm 1975

1.2.1 Những nguyên nhân du nhập văn học hiện sinh Pháp trong văn học đô thị miền Nam Việt Nam trước năm 1975

Ở các nước tư bản phương Tây, chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành một phong trào rầm rộ sau cuộc thế chiến lần thứ hai, tức là vào những năm 1950 – 1960 Ở Pháp vào năm 1946, sau khi chiến tranh kết thúc, đông đảo quần chúng trong đó

có một bộ phận lớn là thanh niên tỏ ra nghi ngờ đối với mọi thể chế chính trị, mọi tập tục cũ và thành kiến cũ Họ cảm thấy bơ vơ, cô đơn, không tin vào Thượng đế, bởi “Thượng đế đã chết”, đã không ngăn nổi những cuộc tàn phá ghê gớm, giết hại hàng triệu con người Đối với họ, tương lai như đám sương

mù, mọi sự đều vô nghĩa, phi lý, con người không biết tin vào ai ngoài mình ra,

do vậy họ tuyên bố: con người được tự do làm mọi chuyện, và trong tâm trạng ngao ngán, hoài nghi, bi quan như vậy, họ đã bắt gặp tư tưởng hiện sinh chủ nghĩa về thân phận con người

Ở miền Nam Việt Nam, tập trung nhất là các đô thị bị quân xâm lược Mỹ chiếm đóng, triết lý hiện sinh chỉ trở thành “phong trào hiện sinh”, tất nhiên có chậm hơn ở Pháp, nhưng không khí hiện sinh cũng không kém phần nồng nhiệt hơn sau khi chế độ Ngô Đình Diệm do đế quốc Mỹ xây dựng lên sụp đổ, nhất là vào những năm 1965 cho đến năm 1975 Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, có thể dẫn ra vài nguyên nhân sau đây

Một là, từ sau khi 1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đi vào công cuộc xây dựng mới, thì miền Nam nước ta còn do Mỹ chiếm đóng Cuộc đấu tranh giữa ta và địch là một cuộc đọ sức, cuộc thử nghiệm một “hình thức chính trị” mới đối với nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, kể cả châu Mỹ

la tinh Ta gọi đó là chủ nghĩa thực dân mới Nếu như chủ nghĩa thực dân cũ tiến hành chính sách ngu dân, chính sách chia để trị thì đối với chủ nghĩa thực dân nó

có điểm mới hơn ở chỗ lồng được một nội dung sâu sắc hơn, nhất là lĩnh vực

Trang 35

triết học Chủ nghĩa hiện sinh đã được chế độ Mỹ và tay sai coi là một trong những triết thuyết có giá trị để chống lại triết học Marx một cách hiệu quả Điều này đã được nhà nghiên cứu triết học Nghiêm Xuân Hồng viết: “Đứng trên phương diện nhận thức, ta không thể chối cãi được rằng, triết thuyết hiện sinh có những điểm giá trị của nó Trên lịch trình diễn tiến của tư tưởng, thuyết hiện sinh của Sartre tiếp tục theo trào lưu triết học của Kierkegaard và Heidegger – là một phản ứng tất yếu chống lại khuynh hướng lý trí độc tôn (Intellectualisme unitaire), tượng trưng bởi phái duy tâm, duy vật của Hegel và Marx” (Nghiêm Xuân Hồng, 1967)

Hai là, nếu bắt đầu tính từ sau khi Hiệp định Giơnevo về Đông Dương được kí kết thì đế quốc Mỹ đã thay chân Pháp chiếm đóng miền Nam hơn 20 năm Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống Mỹ - ngụy mang giá trị lịch sử to lớn nhưng sự mất mát của nó là vô cùng to lớn về người, của cải, sự khốc liệt và bất

an do chiến tranh gây ra đã lan tỏa khắp xóm làng, khắp các gia đình từ Bắc đến Nam Tại các vùng địch chiếm, trước sự thống trị trực tiếp của quân xâm lược

Mỹ và tay sai, đại đa số người dân lao động luôn trong tình trạng bất định, cảnh tra tấn, tù đày, chết chóc, đói khổ đè lên đầu người dân lương thiện Sài Gòn trong những năm cuối luôn có sự thay đổi về chính quyền cai trị thân Mỹ, không một chính quyền nào mang đến cho người dân chút tin tưởng Chính trong tình cảnh này, một triết lý mang danh “triết lý về con người”, “vì tự do của con người” đã đến với họ Họ nghĩ và hi vọng rằng triết lý này có thể làm xoa dịu đi những tổn thương về tinh thần mà họ phải chịu Số đông quần chúng bị ảnh hưởng của triết lý này là giới thanh niên ở các đô thị, trong đó có trí thức, sinh viên, học sinh Chủ nghĩa hiện sinh như một cơn mưa làm xoa dịu cơn khát của

số đông con người đang mơ hồ, bế tắc về mặt tư tưởng lúc bấy giờ

Ba là, chủ nghĩa hiện sinh có ảnh hưởng nhiều nhất ở các đô thị miền Nam Việt Nam là triết thuyết hiện sinh của Sartre, một thần tượng của quầng chúng Pháp lúc đó, đồng thời Sartre cũng là một trí thức lớn, kịch liệt lên án hành vi

Trang 36

xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ ở Việt Nam Ông đã tham gia Tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với nhân dân ta với tư cách là đồng Chủ tịch Toàn án Ông phê phán gay gắt xã hội tư tưởng không còn nhân tính, đã tỏ ra thờ ơ với mọi cái “danh” và “lợi” mà người ta cố tình dụ dỗ ông Đối với một bộ phận thanh niên trí thức ở các đô thị miền Nam này thì lối sống

“độc đáo”, “bướng bỉnh” của ông đã tạo được sự cảm tình, hơn nữa là lòng kính trọng ở họ

Bốn là, Chủ nghĩa thực dân mới Hoa Kỳ mong muốn biến dần xã hội miền Nam thành một “xã hội tiêu thụ” kiểu phương Tây, và đương nhiên do nhu cầu bức bách về đời sống, người dân trong “xã hội tiêu thụ” này có thể mua chịu, mua góp những thứ cần dùng, để đi tới chỗ lấy của cải vật chất làm giá trị, để họ ngày càng lệ thuộc vào chủ nghĩa thực dân mới Chúng dùng những chiêu trò đó

để cho công chúng các đô thị quen dần với lối sống tiêu thụ, trở về với những ham muốn bản năng, đi đến chối từ lý tưởng sống tốt lành và cả ý thức quyền độc lập, tự chủ của quê hương, xứ sở

Với những người quen với lối sống hưởng thụ, ngại lao động chân tay dễ chấp nhận ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa hiện sinh và có thể họ là thành phần giúp truyền bá chủ nghĩa hiện sinh, một số nhà văn nữ ở các đô thị trong thời điểm này đã lấy Francoise Sagan làm thần tượng, đã vay mượn bút pháp của nữ văn sĩ nổi tiếng này một cách lộ liểu, sống sượng

Thế là, qua nhiều con đường và hình thức du nhập khác nhau đã có giữa Sài Gòn với nhiều thành phố của nước ngoài như nhu cầu về thông tin, nhu cầu

về trao đổi sách báo, qua con đường sinh viên du học, nhân viên công vụ ở nước ngoài về, của Việt kiều về nước, của khách nước ngoài mang vào các trào lưu triết học, tư tưởng phương Tây, trong số đó có phân tâm học và các dạng chủ nghĩa hiện sinh lần lượt được biên dịch, giới thiệu một cách rộng rãi trước đông đảo độc giả, đặc biệt là sự hưởng ứng nồng nhiệt của một bộ phận thanh niên trí thức đã có vốn văn hóa Pháp trước khi người Mỹ tới

Trang 37

1.2.2 Vòng tay học trò với tiểu thuyết hiện sinh miền Nam Việt Nam trước

năm 1975

1.2.2.1 Tiểu thuyết hiện sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975

Có lẽ ít có một trào lưu triết học nào gần gũi với văn học như là chủ nghĩa hiện sinh Đó cũng là một trong các lý do giải thích tại sao chủ nghĩa hiện sinh

đã có một ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc sống Ở miền Nam nước ta trước đây

có hẳn một mảng văn học viết theo những quan niệm và ý niệm của chủ nghĩa hiện sinh Chính thông qua văn học nhất là thể loại tiểu thuyết, mà chủ nghĩa hiện sinh đã đến với đông đảo bạn đọc và đi vào cuộc sống

Sài Gòn từ năm 1963 trở đi, ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh lan rộng đến nỗi nhiều người cầm bút tự thấy mình trở nên lạc lõng nếu như bài viết của

họ không có những danh từ quen thuộc của chủ nghĩa hiện sinh Từ đó cho thấy chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành một thứ “mốt” trong văn học Sài Gòn thời bấy giờ Văn học hiện sinh Sài Gòn vẽ ra trước mắt ta với con người sống không lí tưởng, lạnh nhạt với vận mệnh Tổ quốc, với đời sống xã hội, đời sống gia đình, coi nhẹ tình cảm thủy chung, lưng khừng hoài nghi trong các mối quan hệ tình cảm bạn bè, người yêu hoặc quay lưng với mọi hoài bão ước mơ, yếm thế, cô đơn, cuồng loạn, trác táng

Một số tác phẩm thời này chỉ cần đọc vào nhan đề tác phẩm cũng khiến

người đọc thấy được những ám ảnh của chủ nghĩa hiện sinh như: Con sâu, Đêm

tóc rối (Dương Nghiễm Mậu), Thung lũng hư vô, Vực nước mắt, Tình yêu địa ngục, Ngày qua bóng tối, Một ngày rồi thôi, Thành lũy hư vô, Vòng tay học trò

(Nguyễn Thị Hoàng), Tôi nhìn tôi trên vách, Những sợi sắc không (Túy Hồng),

Dòng sông định mệnh (Doãn Quốc Sỹ), Đêm tối bao la, Chiều mênh mông, Thú hoang, Lao vào lửa, Nhang tàn thắp khuya (Nguyễn Thị Thụy Vũ), Tiếng khóc vào đời; Uyên buồn (Nguyên Vũ) Điệu ru nước mắt; Nước mắt lưng tròng; Sa mạc tuổi trẻ; Ảo vọng tuổi trẻ (Duyên Anh), Bếp lửa, Cát lầy (Thanh Tâm

Tuyền), Bóng tối thời con gái (Nhã Ca), Chìm vào lãng quên (Mai Thảo),

Trang 38

Tiểu thuyết Cát lầy của Thanh Tâm Tuyền thể hiện cái hư vô hiện sinh qua

tâm trạng của một con người sống luẩn quẩn, bế tắc, sống hững hờ với tất cả, coi cuộc sống như cát lầy, mọi liên hệ giữa con người, chẳng có ý nghĩa gì xác định, chỉ thấy lịch sử của những đời người đang vô vị, nhạt nhẽo trong cái khung cảnh

bày xếp trơ trơ của tạo hóa Thái độ của Trí, nhân vật trong Cát lầy của Thanh Tâm Tuyền rất giống nhân vật Antoine Roquentin trong Buồn nôn của Sartre

Nổi loạn được xem là một phạm trù tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh vì quan niệm cuộc đời này là hư vô, phi lí, là chuỗi ngày dài khép kín dẫn đến cái chết từ đó các nhân vật trong chủ nghĩa hiện sinh đã nổi loạn để chống lại thân phận, cái phi lí hay một nỗi tuyệt vọng âm thầm: “Vậy lí tưởng là gì Sự nghiệp danh vọng là gì Phải chăng là thứ ma túy của đời sống và muốn sống cuộc sống riêng hạnh phúc phải chăng là bằng cách từ chối lịch sử, mà người khác buộc nó phải nhận” (Dương Nghiễm Mậu, 1971, tr 55)

Hay ta có thể bắt gặp ngòi bút của Nguyễn Thụy Long khi viết về những xóm gái giang hồ Trong Loan mắt nhung, tác giả đã cho Loan sống một lối sống như vợ chồng với một cô gái ăn sương trong xóm làng chơi Hình ảnh khách đi tìm gái làng chơi, ma cô xử gái trong Kinh nước đen hay Nhà chứa đều được miêu tả chi tiết và sinh động, một lối sống có thể gọi là nổi loạn hay dấn thân để vẫy vùng trong thói đời đen bạc, đó không hẳn là một cách sống xấu xa, đồi trụy mà đó là cách mà họ sống với những gì thiết thực với số phận chảy trôi trong dòng đời

Trong Mưa không ướt đất (Trùng Dương), chúng ta bắt gặp hình ảnh nhân

vật Thư với giấc mơ tưởng chừng thơ mộng nhưng thực chất là một nỗi sợ đáng gờm trong tâm hồn con người Thư tự thấy mình dạt vào một hòn đảo hoang, hình ảnh cái cây trụi lá và đầy rễ khiến cho nỗi cô đơn bản thể của Thư càng trỗi dậy, cô sợ những con sóng lớn sẽ đánh bật cái rễ và Thư sẽ không còn gì để bám víu Con người có những lúc cô đơn không lối thoát, đúng với nghĩa của cô đơn

là đơn độc, trơ trọi

Trang 39

Có thể thấy, hầu như các phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học ở đô thị miền Nam đặc biệt là mảng tiểu thuyết Đây được xem là con đường để chủ nghĩa hiện sinh thâm nhập vào đời sống xã hội thành thị miền Nam Và cũng được xem là một trong những tiền đề có sự ảnh hưởng qua lại trong các sáng tác văn học hiện sinh ở đô thị miền Nam trước năm 1975,

cụ thể trong giới hạn của luận văn này là tiểu thuyết Vòng tay học trò (Nguyễn

Thị Hoàng)

1.2.2.2 Đôi nét về tác giả Nguyễn Thị Hoàng và tiểu thuyết Vòng tay học trò

Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939 tại Huế, nguyên quán ở Quảng Trị Thân sinh của bà từng làm Tổng Giám thị trường Quốc học Huế từ năm

1930 Bà theo học tại trường tiểu học Đoàn Thị Điểm và trung học Đồng Khánh Huế đến năm 1956 thì theo gia đình vào Nha Trang sinh sống Năm 1960, Nguyễn Thị Hoàng theo học đại học Văn khoa, cùng lớp học có Nguyễn Văn Sâm – sau này trở thành một trong những GS lỗi lạc của miền Nam; sau đó bà tiếp tục học ở đại học Luật khoa rồi lên Đà Lạt dạy học

Năm 1964 bà bắt đầu viết tác phẩm đầu tiên Vòng tay học trò với bút danh

Hoàng Đông Phương Tác phẩm được đăng dưới hình thức nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa, làm chấn động giới văn chương thời bấy giờ với sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng và gây ra những tranh cãi không ngớt Năm 1966, cuốn

tiểu thuyết Vòng tay học trò được ra mắt bạn đọc, in lần đầu tiên đã 5000 cuốn

và chỉ trong vòng mấy tháng đã tái bản bốn lần Từ năm 1965 đến 1975, bà xuất bản gần 30 cuốn tiểu thuyết và tuyển tập truyện ngắn Sau đó Nguyễn Thị Hoàng im tiếng suốt 15 năm, theo lời của Nguyễn Thị Hoàng khi trả lời cho phóng viên báo Tuổi trẻ “Tôi không thể viết được gì suốt 15 năm đầu vì thay đổi, di chuyển, thường xuyên lo toan cách thế sống cho gia đình có năm con nhỏ, mất hộ khẩu, không biên chế, không ngành nghề chuyên môn Cho đến năm 1990, tạm yên về thủ tục tạm trú và con đủ lớn, dù khó khăn vẫn còn chồng chất nhưng tôi đã “định thần” để sống lại phần viết của mình Khởi đầu đoạn

Trang 40

viết này là những chương rời về nhân vật, sự kiện, thư gửi như Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn, John Lennon, Francoise Sagan, bà Marian Nga, cú đá phạt 11 mét của Platini , chỉ để nói ra những suy nghĩ của mình từ cõi lặng im Phạm Công Thiện đọc hai lần nói đùa tôi trở thành triết gia, Trịnh Công Sơn thì cho là khó hiểu Một số truyện ngắn chưa in, và nhiều thứ khác sau 1990 trong

đó có tập ghi chép Nhật ký của im lặng Cái dài nhất, du trải khắp đời mình thì đang viết”

Hiện tại thì nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đã 83 tuổi, và đang sinh sống cùng gia đình tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Vòng tay học trò được xem là một tác phẩm có ảnh hưởng rộng rãi đến bạn

đọc so với những tiểu thuyết khác thuộc dòng văn học đô thị miền Nam trước

1975, lại còn là tác phẩm nổi tiếng vì đề tài gây tranh cãi thời bấy giờ Vòng tay

học trò được coi như tác phẩm đầu tay của Nguyễn Thị Hoàng, xuất hiện nhiều

kỳ trên Bách Khoa và được tái bản nhiều lần sau bản in đầu tiên năm 1966 Truyện lấy bối cảnh những năm 60 giữa Đà Lạt - “thành phố ngàn hoa” lãng mạn và mộng mơ, thành phố mà mình đã trót ôm mối tương tư, dù cho đi bao nhiêu lần cũng không thoả hết nỗi nhớ nhung Đà Lạt Cô giáo Trâm là hiện thân của Nguyễn Thị Hoàng, bỏ lại phần đời buông thả, phiêu lưu liều lĩnh nơi Sài Gòn phồn hoa để dừng chân nơi phố núi Đà Lạt, quyết làm lại cuộc đời bằng việc tâm huyết với nghề “gõ đầu trẻ” Nào ngờ cuộc gặp gỡ định mệnh với Minh

là hiện thân của Mai Tiến Thành, cậu học trò trọ chung nhà đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống yên bình của cô giáo trẻ Mối tình của hai người trẻ dần nảy nở

từ những rung động kín đáo nhất, bung toả từ những khát khao nồng cháy nhất,

để rồi tàn lụi từ những hờn ghen bản năng nhất sâu thẳm trong trái tim con người

Chính tác giả trong một cuộc phỏng vấn với Mai Ninh năm 2003 đã nói về

việc viết Vòng tay học trò đã chia sẻ rằng do chán chương trình, không khí ở

Văn khoa, Luật, bỏ học, đi làm không lâu lại bỏ việc này (thư ký riêng của một

Ngày đăng: 31/08/2023, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Hoài Anh. (2009). Lí luận – phê bình văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975. Hà Nội: Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận – phê bình văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975
Tác giả: Trần Hoài Anh
Năm: 2009
2. Nguyễn Văn Dân. (2002). Văn học phi lí. Hà Nội: Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phi lí
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
3. Nguyễn Tiến Dũng. (2005). Chủ nghĩa hiện sinh - lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam. Hồ Chí Minh: Tổng hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện sinh - lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2005
4. Nguyễn Tiến Dũng. (2011). Triết lí hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI (luận văn thạc sĩ). Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lí hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2011
5. Nguyễn Tiến Dũng & Võ Anh Tuấn. (2015). Một số vấn đề cần thống nhất khi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh. Hà Nội: Viện Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cần thống nhất khi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Võ Anh Tuấn
Nhà XB: Viện Thông tin
Năm: 2015
6. Trùng Dương. (1967). Mưa không ướt đất. Sài Gòn: Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mưa không ướt đất
Tác giả: Trùng Dương
Nhà XB: Văn
Năm: 1967
7. Trần Trọng Đăng Đàn. (1990). Văn hóa, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại miền Nam Việt Nam 1954 – 1975. Sài Gòn: Thông tin – Long An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại miền Nam Việt Nam 1954 – 1975
Tác giả: Trần Trọng Đăng Đàn
Năm: 1990
8. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính & Phùng Văn Tửu. (2010). Văn học phương Tây. Hà Nội: Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương Tây
Tác giả: Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính & Phùng Văn Tửu
Năm: 2010
9. Đặng Anh Đào. (2011). Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
10. Trần Thiện Đạo. (2008). Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc. Hà Nội: Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc
Tác giả: Trần Thiện Đạo
Năm: 2008
11. Trần Thái Đỉnh. (2008). Triết học hiện sinh. Hà Nội: Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học hiện sinh
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Năm: 2008
12. Francoise Sagan. (2019). Một nụ cười nào đó. (Thanh Thư dịch). Hồ Chí Minh: Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một nụ cười nào đó
Tác giả: Francoise Sagan
Nhà XB: Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2019
13. Franz Kafka. (2018). Hóa thân. (Đức Tài dịch). Hồ Chí Minh: Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa thân
Tác giả: Franz Kafka
Nhà XB: Hội nhà văn
Năm: 2018
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử & Nguyễn Khắc Phi. (2006). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Giáo dục
Năm: 2006
15. Haruki Murakami. (2014). Rừng Nauy. (Trịnh Lữ dịch). Hồ Chí Minh: Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng Nauy
Tác giả: Haruki Murakami
Năm: 2014
16. Phong Hiền. (1977). Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ - ngụy. Hà Nội: Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ - ngụy
Tác giả: Phong Hiền
Năm: 1977
17. Phong Hiền. (1984). Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Hà Nội: Thông tin lý luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam
Tác giả: Phong Hiền
Năm: 1984
18. Đỗ Đức Hiểu. (1978). Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa. Hà Nội: Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Năm: 1978
19. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu &Trần Hữu Tá. (2004). Từ điển văn học (bộ mới). Hà Nội: Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học (bộ mới)
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá
Nhà XB: Thế giới
Năm: 2004
20. Nguyễn Thị Hoàng. (2019). Mây bay qua trời xưa. Hồ Chí Minh: Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mây bay qua trời xưa
Tác giả: Nguyễn Thị Hoàng
Năm: 2019

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN