1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1342 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx

90 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Tác giả Hoàng Tấn Phát
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Linh
Trường học Hochiminh University of Banking
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 197,63 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (13)
    • 1.1 Đ ỊNH NGHĨA (13)
    • 1.2 T ÍNH MỚI C ỦA ĐỀ TÀI (15)
    • 1.3 M ỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI (15)
      • 1.3.1 Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.3.2 Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.4 C ÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.5 Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.6 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.7 N ỘI DUNG NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.8 Đ ÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN (17)
    • 1.9 B Ố C ỤC ĐỀ XU ẤT C ỦA ĐỀ TÀI (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT (20)
    • 2.1 K HÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT V Ề TI ỀN G ỬI TI ẾT KI ỆM ĐỐI V ỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (0)
      • 2.1.1 Khái niệm về tiền gửi tiết kiệm (0)
      • 2.1.2 Phân loại về tiền gửi tiết kiệm (20)
      • 2.1.3 Phương pháp đo lường tỉ lệ tăng trưởngtiềngửi (22)
      • 2.1.4 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm (23)
    • 2.2 N HÓM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TI ỀN G ỬI C ỦA NGÂN HÀNG (25)
    • 2.3 T ỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TH ỰC NGHI ỆM (27)
      • 2.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài (27)
      • 2.3.2 Nghiên cứu ở trong nước (29)
    • 2.4 K HO ẢNG TR ỐNG C ỦA NGHIÊN CỨU (30)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (32)
    • 3.1 Q UY TRÌNH PHÂN TÍCH (32)
    • 3.2 M ẪU VÀ DỮ LI ỆU NGH IÊN CỨU (33)
      • 3.2.1 Mẫu nghiên cứu (33)
      • 3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu (34)
      • 3.2.3 Công cụ nghiên cứu (34)
    • 3.3 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
      • 3.3.1 Phương pháp tổng hợp lí thuyết (34)
      • 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu địnhlượng (34)
    • 3.4 M Ô HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUY ẾT (35)
      • 3.4.1 Mô hình nghiên cứu (35)
      • 3.4.2 Mô tả các biến và giả thuyết (0)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (42)
    • 4.1 T H ỐNG KÊ MÔ TẢ (42)
    • 4.2 K ẾT QU Ả NGHIÊN CỨU (45)
      • 4.2.1 Phân tích ma trận tương quan (45)
      • 4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến (46)
    • 4.3 K ẾT QU Ả H ỒI QUY C ỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (46)
      • 4.3.1 So sánh kết quả hồi quy giữa hai mô hình Pooled OLS và FEM (49)
      • 4.3.2 So sánh kết quả hồi quy giữa hai mô hình FEM và REM (50)
      • 4.3.3 So sánh kết quả hồi quy giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM (52)
      • 4.3.4 Khắc phục lỗi mô hình (53)
      • 4.3.5 Mô hình chính thức (54)
    • 4.4 T ÓM TẮT (58)
      • 4.4.1 Return on equity (ROE) (58)
      • 4.4.2 Loan size (LOANSIZE) (58)
      • 4.4.3 Liquity ratio (LQD) (59)
      • 4.4.4 Degree of financial intermediation (DOFI) (59)
      • 4.4.5 Equity to Total Assets (ETA) (59)
      • 4.4.6 Return On Assets (ROA) (60)
      • 4.4.7 Economic growth (GDP) (60)
      • 4.4.8 Inflation rate (INF) (60)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (62)
    • 5.1 K ẾT LU ẬN (62)
    • 5.2 H ÀM Ý CHÍNH SÁCH (63)
    • 5.3 H ẠN CH Ế C ỦA KHÓA LUẬN (64)
    • 5.4 Đ Ề XU ẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TI ẾP THEO (65)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................. 57 (67)
  • PHỤ LỤC ..................................................................................................................................................... 59 (69)

Nội dung

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2023 HOCHIMINH UNIVERSITYOP BANKING HOÀNG TẤN PHÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TIỀN GỬI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN N[.]

GIỚI THIỆU

Đ ỊNH NGHĨA

Về mặt lí thuyết, tiền gửi là tiền của tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận Trong đó có 4 loại tiền gửi chủ chốt:

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng.

Tiền gửi không kỳ hạn là tiền của khách hàng có trong tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.

Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu (gọi chung là giấy tờ có giá) là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa ngân hàng phát hành với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Tiền gửi cũng là một yếu tố mắt xích rất quan trọng giúp quyết định tính thanh khoản của ngân hàng thương mại Một ngân hàng thiếu hụt về khả năng thanh khoản sẽ gây ra khả năng vỡ nợ và đan xen theo chuỗi domino gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến các ngân hàng thương mại khác Năm 2008 chính là một ví dụ điển hình cho cuộc khủng hoảng kinh tế vì thiếu đi sự thanh khoản mà trong đó tăng trưởng tiền gửi đóng góp một phần không nhỏ vào sự khủng hoảng này Thiếu đi lượng tiền gửi không kịp đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng sẽ khiến ngân hàng không thể duy trì được tính thanh khoản Mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ và các chính sách tài khóa nới lỏng đến từ phía ngân hàng trung ương nhưng nhiều ngân hàng vẫn phải sáp nhập hoặc tệ hơn là tuyên bố phá sản Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm ấy, Basel III được ra đời với tư cách là một hiệp định pháp lí quốc tế đã đưa ra một loạt những cải cách nhằm hạn chế tối đa sự rủi ro đối với ngân hàng và nâng cao sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng Cải thiện được sự quản lí trong rủi ro và thúc đẩy tính minh bạch trong

Tại Việt Nam, ngân hàng nhà nước cũng đã đưa ra một số quy định về tiền gửi tiết kiệm nhằm bảo vệ khách hàng và cũng gia tăng được tính thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Theo thông tư 49/2018/TT-NHNN có quy định về việc các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi có kỳ hạn và các đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn.

Hiện nay trước tình hình suy thoái kinh tế của thế giới nói chung lẫn ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng do ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga và Ukraine kéo dài Nghiên cứu cần được thực hiện nhằm xác định các nhân tố sẽ giúp tăng trưởng tiền gửi ở Việt Nam trong giai đoạn này.

Trong hướng phát triển và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, ngân hàng không chỉ là một lĩnh vực, ngành nghề kinh tế chủ đạo trong việc điều phối, lưu thông tiền tệ mà còn ảnh hưởng rất lớn liên quan đến hàng loạt các ngành kinh tế khác Với chức năng chủ chốt như trung gian tài chính, ngân hàng thương mại góp phần kết nối được bên nhàn rỗi vốn và bên có nhu cầu vay vốn kinh doanh đầu tư Đối với mảng tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng đứng ra với cầu nối chính là vai trò cung cấp lãi suất hấp dẫn cho khách hàng và là nguồn cầu đối với việc cho vay vốn khách hàng Đây chính là một công cụ rất phổ biến mạnh mẽ trong việc điều hòa lưu thông một lượng lớn tiền tệ nhằm thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, lưu thông tiền tệ một cách hiệu quả hơn. Tăng trưởng tiền gửi đối với ngân hàng thương mại trong dịp này có thể nói là một vấn đề hết sức cấp bách Chiến tranh và lạm phát từ các nước phương Tây ít nhiều đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam khiến các ngân hàng thương mại thi nhau chạy đua lãi suất để tích cực huy động nguồn tiền gửi ở mức tối đa Đại án Vạn Thịnh Phát chính là ví dụ đã làm cho ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn bị lung lay và kéo theo hệ lụy khi nhu cầu rút tiền lớn hơn nhu cầu gửi tiền Vì thế mà tình trạng cạn hạn mức tín dụng trong năm 2022 xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Nhu cầu tiền gửi thấp so với nhu cầu thanh khoản sẽ tạo ra sự chênh lệch rất lớn về việc điều phối hệ thống tiền tệ và là một bài toán nan giải đối với ngân hàng trung ương.

Vấn đề rút tiền gửi lấy lãi suất của các khách hàng trong dịp đầu năm luôn là một hiện tượng cực nóng đối với các ngân hàng vì tình trạng thiếu nguồn thanh khoản.

Chính vì vậy mà tác giả đã chọn “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG

TRƯỞNG TIỀN GỬI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM” để làm khóa luận tốt nghiệp nhằm mục đích xác định xem các nhân tố nào tác động tích cực đến tăng trưởng tiền gửi, các nhân tố nào tác động tiêu cực để nhằm đưa ra các đề xuất mục đích gia tăng các biện pháp tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế cho đất nước.

T ÍNH MỚI C ỦA ĐỀ TÀI

Đề tài này tập trung vào việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi nhằm mục đích xác định xem các nhân tố nào tác động tích cực đến tăng trưởng tiền gửi, các nhân tố nào tác động tiêu cực để nhằm đưa ra các đề xuất mục đích gia tăng các biện pháp tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế cho đất nước mà vẫn đảm bảo được trạng thái cân bằng sinh lời đối với khách hàng và thanh khoản cho ngân hàng Đồng thời, số liệu nghiên cứu sẽ được tác giả cập nhật mới nhất tới năm 2021.

M ỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài được tác giả phân chia thành hai nhóm mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu chung của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi Từ đó tác giả sẽ triển khai các hàm ý đề xuất và giải pháp nhằm quản lí hiệu quả sự tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại.

Nhằm mục đích đạt được mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu của khóa luận sẽ hướng đến tập trung vào ba mục tiêu cụ thể sau:

+ Thứ nhất là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

+ Thứ hai là sử dụng biện pháp chạy kiểm định từng nhân tố tác động đến khả năng tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

+ Thứ ba là đề xuất các hàm ý và giải pháp nhằm quản lí sự tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại.

C ÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Khóa luận tốt nghiệp của tác giả sẽ trả lời các câu hỏi như sau dựa vào những tiêu chí trên:

+ Các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam?

+ Các nhân tố nào tác động tích cực và các nhân tố nào tác động tiêu cực đến khả năng tăng trưởng tiền gửi?

+ Những đề xuất và những giải pháp nào có thể giúp quản lí tăng trưởng tiền gửi một cách hiệu quả?

Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam:

• Phạm vi về không gian

Phạm vi mẫu được nghiên cứu sẽ là 24 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam:

• Phạm vi về thời gian

Các số liệu được tác giả tham khảo nghiên cứu sẽ nằm ở giai đoạn 2010 đến 2021.Các số liệu đã được niêm yết trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần.

P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp tổng hợp lí thuyết và phương pháp nghiên cứu định lượng Hai phương pháp này sẽ được tác giả thực hiện như sau:

+ Phương pháp tổng hợp lí thuyết: xem xét, đọc tài liệu tham khảo trong nước và tài liệu tham khảo của các tác giả có nhiều nguồn trích dẫn ở nước ngoài Thông qua đó đánh giá tình hình nghiên cứu của các bài báo khoa học đó có liên quan tới đề tài nghiên cứu khóa luận Sau cùng tác giả tổng hợp lại các cơ sở lí thuyết

5 của tất cả các bài báo và kiểm định giả thuyết của đề tài.

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thu thập số liệu từ 24 ngân hàng thương mại ở Việt Nam, sau đó sử dụng các mô hình phổ biến hiện nay như mô hình bình phương nhỏ nhất tổng hợp Pooled OLS, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM, mô hình hồi quy tác động cố định FEM, kiểm định sự phù hợp của mô hình Hausman Test và một số cách kiểm định khác nhằm khắc phục sự khuyết tật, sự tự tương quan và phương sai sai số thay đổi để mô hình được hồi quy một cách tối ưu.

N ỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Khóa luận của tác giả sẽ đi vào nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá được các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2021 thông qua việc sử dụng các mô hình hồi quy để kiểm định các tác động và xem xét các ý nghĩa thống kê của từng nhân tố đối với tăng trưởng tiền gửi Việc đánh giá sẽ dựa trên cơ sở các chỉ số dữ liệu được niêm yết sẵn trên các trang báo điện tử của chính phủ và của ngành ngân hàng.

Đ ÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN

Bài khóa luận tốt nghiệp của tác giả sẽ góp phần tìm hiểu về các biến và xây dựng mô hình hồi quy nhằm mục đích tìm hiểu các nhân tố đang ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại Từ đó mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới và có nội dung chuyên sâu hơn.

Việc tìm hiểu và xác định được các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho người đọc nhìn nhận được những nhân tố nào đóng góp tích cực và những nhân tố nào tác động tiêu cực đến khả năng tăng trưởng tiền gửi Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp đóng góp cho ngân hàng trung ương nhằm giúp các cấp quản lí đề ra được chính sách phù hợp để duy trì tốt khả năng gia tăng tiền gửi qua các kỳ hạn đối với các ngân hàng thương mạiViệt Nam.

B Ố C ỤC ĐỀ XU ẤT C ỦA ĐỀ TÀI

- Chương 1: Giới thiệu Ở chương 1, tác giả sẽ giới thiệu tổng quan và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Đồng thời tác giả cũng sẽ xác định đối tượng và phạm vi

6 nghiên cứu thông qua các nghiên cứu trong nước và nghiên cứu nước ngoài Khái quát sơ lược các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng trong bài.

- Chương 2: Cơ sở lí thuyết Ở chương 2 này, tác giả sẽ đi vào trình bày các lí thuyết, các khái niệm cơ bản về tiền gửi và các biến có ảnh hưởng.

- Chương 3: Mô hình nghiên cứu Ở chương 3 này tác giả sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc như thế nào Quy trình chọn mẫu và cách thức thu thập dữ liệu đầu vào Công cụ nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, mô tả về các biến và giả thuyết.

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu Ở chương 4, tác giả sẽ tập trung thảo luận và nhận xét các kết quả nghiên cứu trong chương 3.

- Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp Ở chương này tác giả sẽ nhìn nhận kết quả nghiên cứu ở chương 4 để đưa ra kết luận, hàm ý chính sách và kiến nghị.

Chương 1 đã chỉ ra tính cấp thiết của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Từ đó tác giả đưa ra hướng nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu thông qua các cơ sở khác nhau mục đích trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu tương ứng và sẽ làm rõ các câu trả lời Với cấu trúc của đề tài bao gồm 5 chương thì tác giả sẽ bám sát định hướng đã đề ra ở đầu chương 1 và đi sâu vào các mục tiêu ở những chương tiếp theo.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

N HÓM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TI ỀN G ỬI C ỦA NGÂN HÀNG

Bảng 2.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng

BIẾN ĐO LƯỜNG NGHIÊN CỨU DẤU

DG Tăng trưởng tiền gửi

Thu thập từ báo cáo

Lee, C C., & Hsieh, M F (2013) The impact of bank capital on profitability and risk in Asian banking Journal of

CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG

ROE Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Determinants of European bank profitability: A note Journal of banking & Finance, 16(6), 1173-1178.

Saeed, MS (2014) Banking-related, industry-related and macroeconomic factors affecting bank profitability:

The UK case Journal of Accounting and Finance Research, 5(2), 42-50.

ROA Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản

Tổng tài sản bình quân

Determinants of deposit bank profitability: evidence from Turkey.

Journal of Applied Economics and Business Research, 6(3), 218-231.

ETA Tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

Vu, H., & Nahm, D (2013) The determinants of profit efficiency of banks in Vietnam Journal of the Asia

Thông, T Q (2019) Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ

(-) thống ngân hàng thương mại Việt Nam Tạp chí Phát triển Kinh tế, 50-

DOFI Trung gian tài chính

Cho vay khách hàng/Tổng tài sản

(2009) Lebanon-determinants of commercial bank deposits in a regional financial center International

CÁC YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG

LOANSIZE Quy mô nợ Tổng nợ/Tổng tài sản

Saeed, M S (2014) Bank-related, industry-related and macroeconomic factors affecting bank profitability: A case of the United Kingdom Research journal of finance and accounting,

LQD Tỉ lệ thanh khoản ((Tiền mặt và số dư tại các ngân hàng trung ương + số dư và tiền gửi của các ngân hàng và tổ chức ngân hàng + chứng khoán khả mại) / Tổng tài sản).

Rabab’ah, M (2015) Factors affecting the bank credit: An empirical study on the Jordanian commercial banks.

International journal of Economics and Finance, 7(5), 166- 178. ĩnvan, Y A., & Yakubu, I N (2020).

Do bank-specific factors drive bank deposits in Ghana? Journal of

CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ

GDP Tăng trưởng kinh tế

Thu thập từ báo cáo Masson, P R., Bayoumi, T., &

Samiei, H (1998) International evidence on the determinants of private saving The World Bank

Bank Deposits in India Indian

Trinh, N T M (2019) Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam.

INF Lạm phát Thu thập từ báo cáo ĩnvan, Y A., & Yakubu, I N (2020).

Do bank-specific factors drive bank deposits in Ghana? Journal of

T ỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TH ỰC NGHI ỆM

Nghiên cứu của Saeed (2014) chỉ ra rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on equity) gọi tắt là “ROE” có mối tương quan thuận với tăng trưởng tiền gửi Lí giải cho sự việc tăng trưởng tiền gửi có tác động tích cực đến ROE là do sự gia tăng huy động tiền gửi sẽ giúp cho ngân hàng giảm được chi phí vốn và thông qua đó làm tăng mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng Tuy nhiên, Molyneux & Thornton (1992) cho rằng hầu hết các ngân hàng không thích nắm giữ nhiều vốn huy động vì sẽ làm giảm đi chi phí cơ hội đầu tư Từ các lập luận trên, tác giả kì vọng một mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tiền gửi.

Nghiên cứu của Finger & cộng sự (2009) cho thấy rằng “mức độ trung gian cao hơn có thể báo hiệu sự thành công của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập cũng như giúp tăng trưởng tiền gửi để hỗ trợ các hoạt động cho vay ngày càng tăng của mình” Tỉ lệ trung gian tài chính (Degree of financial intermediation) gọi tắt là “DOFI” được đo lường bằng cách “Cho vay khách hàng/Tổng tài sản” Tác giả kì vọng một mối quan hệ tích cực giữa trung gian tài chính và tăng trưởng tiền gửi.

Nghiên cứu của Ozgur, O., & Gorus, M S (2016) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on assets) gọi tắt là “ROA” càng cao thể hiện khả năng tìm kiếm lợi nhuận của ban quản lí ngân hàng ngày càng hiệu quả Thông qua đó giúp cho ngân hàng giảm thiểu hoặc hạn chế nghiệp vụ tăng trưởng tiền gửi để dùng tiền gửi của khách hàng tìm kiếm lợi nhuận và trả lãi cho họ Tỉ lệ này được đo lường bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế (Profit after tax) chia cho tổng tài sản bình quân (Average total asset). Tác giả kì vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa ROA và tăng trưởng tiền gửi.

Nghiên cứu của Nahm & cộng sự (2013) đề cập rằng tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tiền gửi và có tác động không rõ ràng đối với ROE Trên thực tế, tổng vốn tự có trên tổng tài sản càng nhỏ đồng nghĩa với việc vốn tự có của ngân hàng thương mại thấp thì việc cần huy động tiền gửi để xoay là nhu cầu cực kỳ cần thiết của các ngân hàng và ngược lại Tỉ lệ này được đo lường bằng cách lấy vốn chủ sở hữu (Equity) chia cho tổng tài sản (Total asset) Tác giả kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa tỉ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn và tăng trưởng tiền gửi.

Nghiên cứu của Saeed (2014) chỉ ra quy mô nợ có tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với yếu tố thanh khoản và tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng thương mại Trên thực tế, ngân hàng có tổng nợ quá lớn sẽ khiến cho khách hàng lo lắng về nguy cơ phá sản và sẽ ít đưa ra quyết định lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng thay vì đầu tư Và ngược lại một ngân hàng có tỉ lệ nợ thấp thì sẽ chiếm được lòng tin của khách hàng về một quy trình kinh doanh thuận lợi tạo ra được nhiều lợi nhuận và khi đó lượng tiền gửi nhàn rỗi từ trong xã hội sẽ được huy động và tăng trưởng một cách dễ dàng hơn Tỉ lệ này được đo lường bằng cách lấy tổng nợ (Total Loan) chia cho tổng tài sản (Total asset) Tác giả kì vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô nợ và tăng trưởng tiền gửi.

Nghiên cứu của Rabab'ah (2015) cho thấy rằng hệ số của tỉ lệ thanh khoản âm và có ý nghĩa thống kê, điều đó có nghĩa là tỉ lệ thanh khoản cao làm giảm tỉ lệ các khoản huy động tăng trưởng tiền gửi và các khoản tín dụng được cấp bởi thương mại Tỉ lệ này được đo lường bằng cách ((Tiền mặt và số dư tại các ngân hàng trung ương + số dư và tiền gửi của các ngân hàng và tổ chức ngân hàng + chứng khoán khả mại) / Tổng tài sản) Tác giả kì vọng một mối quan hệ trái chiều giữa thanh khoản và tăng trưởng tiền gửi.

Nghiờn cứu của ĩnvan & cộng sự (2020) đó chỉ ra tỉ lệ thanh khoản (liquidity ratio) viết tắt là “LQD” đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của ngân hàng có tác động tiêu cực và có ý nghĩa rất lớn (ở mức 1%) đối với tiền gửi ngân hàng Điều này cho thấy tỉ lệ thanh khoản của ngân hàng tăng gây ra sự sụt giảm trong mức tiền gửi ngân hàng.” Tác giả kì vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa tỉ lệ thanh khoản và tăng trưởng tiền gửi.

Nghiờn cứu của ĩnvan & cộng sự (2020) đó cho thấy tỉ lệ lạm phỏt gia tăng làm giảm tăng trưởng tiền gửi ngân hàng Lý do là trong môi trường lạm phát cao, mọi người chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ và do đó ít còn lại để tiết kiệm Kết quả của mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và tiền gửi ngân hàng là nhất quán với những phát hiện trước đó Tác giả kì vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tiền gửi và lạm phát.

Nghiên cứu của Masson & cộng sự (1998) cho rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) gọi tắt là “GDP” có quan hệ tích cực với tiền gửi tiết kiệm ở nhóm các nước này, mặc dù có một chút khác biệt về mức độ của các mối quan hệ này Tăng trưởng kinh tế được đo bằng Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) Khi tổng sản phẩm quốc nội tăng, ngoài nhu cầu giao dịch về tiền, có sự gia tăng tiền gửi của cộng đồng (Sandhu & Goswami, 1986) Tác giả kì vọng một mối quan hệ tích cực giữa GDP và tăng trưởng tiền gửi thông qua hai nghiên cứu trên.

Trương Quang Thông (2019) đã cho rằng vốn tự có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần Trong bài nghiên cứu khóa luận này tác giả kì vọng mối quan hệ trái chiều giữa tăng trưởng tiền gửi và vốn tự có trên tổng nguồn vốn.

Ngô Thị Mai Trinh (2019) đã chỉ ra từ kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa GDP và tăng trưởng tiền gửi là một mối quan hệ cùng chiều với nhau Tác giả kì vọng trong bài khóa luận này mối quan hệ cùng chiều của biến phụ thuộc tăng trưởng tiền gửi và biến GDP.

K HO ẢNG TR ỐNG C ỦA NGHIÊN CỨU

Tổng hợp từ các báo cáo nghiên cứu trong nước và ngoài nước, tác giả nhận thấy rằng ở mỗi quốc gia có những nghiên cứu khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi dẫn đến những động thái khắc phục tại mỗi ngân hàng thương mại ở mỗi nước là khác nhau Điều này rất khó dẫn đến các kết luận và những hàm ý chính sách trong việc áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng hầu hết những nghiên cứu trên được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu số liệu chỉ đến năm 2019 Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới toàn cầu đang suy thoái và lạm phát ở các nước đang tăng cao kỉ lục. Vấn đề huy động vốn tăng trưởng tiền gửi là một đề tài hết sức cấp bách của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng nhà nước nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại Bài khóa luận của tác giả sẽ lấp đầy khoảng trống nghiên cứu bằng cách cập nhật số liệu nghiên cứu mới nhất đến năm 2021.

Mục tiêu của chương 2 chính là trình bày nghiên cứu các khung lí thuyết về tăng trưởng tiền gửi và các nhân tố tác động đến tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng nhằm mục đích khái quát rõ hơn những nhân tố nào tác động tích cực, những nhân tố nào tác động tiêu cực đến huy động vốn tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Thêm vào đó, các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan nhằm phân tích những tác động của tăng trưởng tiền gửi chính là tiền đề để tác giả tham khảo và nghiên cứu áp dụng cho việc kiểm định các nhân tố tác động tại các ngân hàng thương mại cổ phần Tổng kết lại, chương 2 chính là cơ sở để tác giả nghiên cứu và vận dụng xây dựng mô hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam sẽ được tác giả thực hiện ở chương tiếp theo.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Q UY TRÌNH PHÂN TÍCH

Để tìm ra mức độ ảnh hưởng và tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tác giả đã xem xét chọn lọc mẫu là 24 ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn từ 2010-2021, nghiên cứu được tác giả thực hiện theo từng quy trình sẽ được trình bày trong mô hình như sau:

Biểu đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả tổng hợp

Bước 1 : Tổng hợp các cơ sở lí thuyết và các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến tăng trưởng tiền gửi ở cả Việt Nam lẫn nước ngoài, tiếp đó tác giả sẽ xác định khoảng trống nghiên cứu của những nghiên cứu trước đây và đề xuất định hướng mô hình nghiên cứu.

Bước 2 : Dựa trên những bằng chứng thực nghiệm từ những bài báo khoa học và trên các cơ sở lí thuyết, khóa luận sẽ thiết kế lại mô hình nghiên cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu và giải thích các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc.

Bước 3 : Xác định mục tiêu cũng như đối tượng cần nghiên cứu, sau đó xác định mẫu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Tiếp đó tác giả sẽ đi thu thập và xử lí số liệu theo mô hình nghiên cứu ở bước 2.

Bước 4: Xác định phương pháp nghiên cứu với những kỹ thuật phân tích và ước lượng cụ thể như phân tích tương quan, thống kê mô tả, phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo FEM, REM, Pooled OLS.

Bước 5 : Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, có thể sử dụng kiểm định F hoặc kiểm định t với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% để xác định các biến độc lập có ý nghĩa thống kê nhằm giải thích cho biến phụ thuộc; đồng thời so sánh hai mô hình Pooled OLS và FEM bằng kiểm định F-test với giả thuyết H 0 : Lựa chọn mô hình Pooled OLS; Sử dụng kiểm định Hausman để so sánh giữa 2 mô hình FEM và REM với giả thuyết H 0 : Lựa chọn mô hình REM, sau đó chọn mô hình phù hợp nhất.

Bước 6 : Tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình bao gồm tự tương quan, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi Nếu mô hình được kiểm định không có các khuyết tật này thì kết hợp từ bước 5 để thực hiện cho bước 7 Nếu có một trong các khuyết tật trên thì sẽ được tác giả khắc phục bằng phương pháp FGLS nhằm khắc phục những hiện tượng biến nội sinh xảy ra trong nghiên cứu, đồng thời kiểm định những giả thuyết nghiên cứu ở bước 5 và chuyển sang bước 7.

Bước 7 : Sau khi đã kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình (nếu có), đây chính là bước cuối cùng của quy trình Dựa trên kết quả hồi quy mô hình thu thập được, tác giả sẽ rút ra kết luận nhằm đề xuất những hàm ý và chính sách phù hợp mục đích trả lời các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết các mục tiêu mà nghiên cứu đã đặt ra.

M ẪU VÀ DỮ LI ỆU NGH IÊN CỨU

Phạm vi mẫu được nghiên cứu sẽ là 24 ngân hàng thương mại cổ phần tại ViệtNam giai đoạn 2010 đến 2021 Dữ liệu đã được chọn lọc một cách kĩ lưỡng chính là dữ liệu thứ cấp thu được từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của các ngân hàng thương mại, Tổng cục Thống kê và ở Ngân hàng Thế Giới.

3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp để đo lường biến phụ thuộc và nhóm nhân tố các biến độc lập bên trong ngân hàng, nhóm nhân tố các biến độc lập bên ngoài ngân hàng và nhóm nhân tố các biến vĩ mô Tất cả các biến trên được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm 2010 đến 2021 của 24 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Dữ liệu thứ cấp để đo lường nhóm các biến độc lập nhân tố vĩ mô được thu thập từ các tổ chức có liên quan.

Kết quả đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam dựa trên dữ liệu bảng với sự hỗ trợ công thức tính toán của phần mềm Excel, phần mềm chạy và phân tích dữ liệu nghiên cứu Stata 16.0.

P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phương pháp tổng hợp lí thuyết

Phương pháp tổng hợp lí thuyết: xem xét, đọc tài liệu tham khảo trong nước và tài liệu tham khảo của các tác giả có nhiều nguồn trích dẫn ở nước ngoài Thông qua đó đánh giá tình hình nghiên cứu của các bài báo khoa học đó có liên quan tới đề tài nghiên cứu của khóa luận Sau cùng tác giả tổng hợp lại các cơ sở lí thuyết của tất cả các bài báo và kiểm định giả thuyết của đề tài.

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam bao gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1 : Thống kê mô tả

Dữ liệu thống kê mô tả là một dạng dữ liệu cung cấp thông tin nghiên cứu tổng quát về các biến trong mô hình nghiên cứu dưới dạng thống kê theo giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn và số quan sát có trong nghiên cứu.

Bước 2: Phân tích ma trận hệ số tương quan

Thiết lập ma trận hệ số tương quan cho mô hình nghiên cứu, đồng thời sử dụng phân tích ma trận tương quan để kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập và mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Từ đó rút ra cơ sở đánh giá sự ảnh hưởng của mỗi biến đến chất lượng của mô hình nghiên cứu Trường hợp các biến độc lập có hệ số ma trận giữa các biến đều lớn hơn 0.8 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao và phải khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến Trường hợp còn lại hệ số ma trận giữa các biến bé hơn 0.8 thì mô hình là phù hợp.

Bước 3: Phân tích hồi quy dữ liệu bảng và lựa chọn mô hình phù hợp nhất

Nếu một trong các giả định ban đầu của hồi quy tuyến tính cổ điển bị vi phạm (phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến) Khi đó, các ước lượng thu được sẽ không đáng tin cậy và sẽ sai khi sử dụng chúng để phân tích Bên cạnh phương pháp Pooled OLS cơ bản, phương pháp hồi quy mô hình hiệu ứng cố định (FEM) hoặc hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) để ước tính dữ liệu dạng bảng sẽ được sử dụng Các phép thử như F-test, Hausman và Breusch-Pagan được sử dụng để chọn mô hình phù hợp nhất giữa sự so sánh các cặp mô hình ước lượng phù hợp.

Bước 4: Tiến hành kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan của mô hình đã chọn

Bước 5 : Chọn mô hình và phân tích, nhận xét

M Ô HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUY ẾT

Dựa vào các bài báo nghiên cứu ở cả trong nước và cả ở nước ngoài đã được tác giả trình bày chi tiết trong chương 2, mô hình nghiên cứu của tác giả chú trọng sử dụng phương pháp đo lường khả năng tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng bằng kỹ thuật tỷ số tổng tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản Thêm vào đó, nhân tố vi mô và vĩ mô trong mô hình nghiên cứu của tác giả cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong việc đánh giá sự ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại.

Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cho bài của mình như sau:

DG it = β 0 + β 1 ROE it + β 2 DOFI it + β 3 ROA it + β 4 LQD it + β 5 LOANSIZE it + β 6 ETA it

+ p 7 GDP it + p 8 INF it +£ it

+ DG: Tăng trưởng tiền gửi cũng chính là biến phụ thuộc của mô hình

+ ROE: Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

+ DOFI: Trung gian tài chính

+ ROA: Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản

+ LQD: Khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại, được tính bằng tỉ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản

+ ETA: Tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản

+ GDP: Tăng trưởng kinh tế

+ INF: Tỉ lệ lạm phát, được đo bằng tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng

+ £ : Sai số của mô hình (phần dư thống kê)

+ p 0: Hệ số chặn của mô hình

+ P 1 - p 8 : Hệ số góc của các biến độc lập

+ Các ngân hàng thương mại là biến i và t là số năm khảo sát thực hiện dữ liệu nghiên cứu

+ 4.2 Mô tả các biến và giả thuyết

Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Số thứ tự Tên biến Kí hiệu Biện pháp đo lường

1 Deposit growth DG Tiền gửi của khách hàng/Tổng tài sản

Degree of financial intermediation DOFI Cho vay khách hàng/Tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

Assets ETA Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu

6 Loan size LOANSIZE Tổng nợ/Tổng tài sản

((Tiền mặt và số dư tại các ngân hàng trung ương + số dư và tiền gửi của các ngân hàng và tổ chức ngân hàng + chứng khoán khả mại) / Tổng tài sản).

8 Economic growth GDP Tổng cục thống kê

9 Inflation rate INF Tổng cục thống kê

Nguồn: Tác giả tổng hợp

❖ Degree of financial intermediation (DOFI)

Nghiên cứu của Finger & cộng sự (2009) đưa ra kết quả “mức độ trung gian cao hơn có thể báo hiệu sự thành công của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập cũng như nhu cầu thu hút thêm tiền gửi để hỗ trợ các hoạt động cho vay ngày càng tăng của mình”. Thực tế cho thấy với mức độ trung gian tài chính của các ngân hàng thương mại ngày càng lớn thì nghiên cứu được kì vọng sẽ có sự tác động tích cực giữa trung gian tài chính và tăng trưởng tiền gửi Kỳ vọng này cũng phù hợp với nghiên cứu của Finger & cộng sự

(2009), đồng thời tạo một niềm tin tích cực cho sự phát triển của các trung gian tài chính trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

H1: Tỉ lệ trung gian tài chính tác động tích cực đến tăng trưởng tiền gửi.

Nghiên cứu Ozgur, O., & Gorus, M S (2016) đã chứng minh được tỉ lệ này càng cao thì khả năng tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng ngày càng hiệu quả và sẽ kéo theo mức thanh khoản của ngân hàng ngày càng tăng Điều này đồng nghĩa với việc giúp cho ngân hàng giảm thiểu hoặc hạn chế nghiệp vụ huy động tiền gửi để dùng tiền gửi của khách hàng tìm kiếm lợi nhuận và trả lãi cho họ Tác giả kì vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa ROA và tăng trưởng tiền gửi.

H2: Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản tác động tiêu cực đến tăng trưởng tiền gửi.

❖ Equity to Total Assets (ETA)

Tỉ lệ này được đo lường nhằm mục đích giúp cho ngân hàng có nên huy động thêm tiền gửi hay không nên Nghiên cứu của Nahm & cộng sự (2013) trước đây đã chứng minh rằng tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến việc huy động vốn Điều này đồng nghĩa với việc vốn tự có của ngân hàng càng nhỏ thì khả năng về rủi ro thanh khoản càng cao nên việc huy động tiền gửi là cần thiết và ngược lại khi nguồn vốn tự có trên tổng tài sản chiếm tỉ lệ cao thì ngân hàng có một nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào và việc huy động thêm tiền gửi là không thực sự cần thiết.

H3: Tỉ lệ vốn tự có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tiền gửi.

Nghiên cứu của Saeed (2014) đã chứng minh rằng ROE có mối tương quan thuận với tăng trưởng tiền gửi và vốn của ngân hàng Một nghiên cứu khác của tác giảMolyneux & Thornton (1992) cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tiền gửi Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu được tạo ra từ các hoạt động chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay vậy nên ngân hàng càng huy động được nhiều vốn và cho vay càng nhiều thì tỉ lệ ROE sẽ ngày càng tăng Từ những lập luận và các kết quả nghiên cứu thực tế đã được tác giả trình bày, tác giả kì vọng một mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tiền gửi.

H4: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tác động tích cực đến tăng trưởng tiền gửi.

Tỉ lệ quy mô nợ càng cao tương đương với việc mất khả năng thanh khoản hay hoàn toàn không có khả năng chi trả do mức độ nợ vượt qua mức độ vốn chủ sở hữu (Saeed, 2014) Điều này sẽ khiến khách hàng lo lắng và không đủ niềm tin để gửi tiền vào ngân hàng Và ngược lại quy mô nợ càng thấp thì chứng tỏ ngân hàng ít nợ xấu và việc khách hàng an tâm gửi tiền vào ngân hàng là một lẽ dĩ nhiên.

H5: Quy mô nợ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tiền gửi.

Nghiờn cứu của ĩnvan & cộng sự (2020) cú chỉ ra rằng tỉ lệ này cú tỏc động tiờu cực rất lớn đối với sự tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng Tỉ lệ thanh khoản của ngân hàng ngày càng tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng nắm giữ phần lớn tiền mặt để thanh khoản cho khách hàng thì việc huy động thêm tiền gửi sẽ là một biện pháp ngân hàng hạn chế đi bởi vì phải trả một khoản lãi cho nguồn tiền nhàn rỗi đó.

H6: Tỉ lệ thanh khoản tác động tiêu cực đến tăng trưởng tiền gửi.

Nghiên cứu của Sandhu & Goswami (1986) đã chứng minh được rằng khi kinh tế tăng trưởng sẽ đi đôi với sự gia tăng tiền gửi trong cộng đồng và khi kinh tế suy thoái, người dân có xu hướng hạn chế đầu tư hoặc gửi tiết kiệm thay vào đó họ giữ tiền cho bản thân nhiều hơn Tác giả kì vọng một mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiền gửi.

H7: Tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng tiền gửi.

Nghiờn cứu của ĩnvan & cộng sự (2020) đó chứng minh rằng tỉ lệ lạm phỏt tăng làm giảm tiền gửi trong ngân hàng Lý do là trong môi trường lạm phát cao, mọi người chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ và như vàng, ngoại tệ… nhằm tránh rủi ro đồng tiền bị mất giá và ngược lại khi lạm phát giảm, người dân có xu hướng gửi tiền ngân hàng lấy lãi nhiều hơn Tác giả kì vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tiền gửi và lạm phát.

H8: Tỉ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tiền gửi.

Chương 3 đã trình bày quy trình phân tích đồng thời chỉ ra được mức độ tác động kỳ vọng của các biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Thông qua đó tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở tổng hợp lí thuyết và các bằng chứng thực nghiệm có trong các bài báo nghiên cứu trước đó Các biến độc lập cũng được tác giả chọn lọc kĩ lưỡng nhằm gia tăng mức độ giải thích và tính vững cho mô hình Chương tiếp theo sẽ là những kết quả tác giả thu thập được từ việc áp dụng phương pháp nghiên cứu này.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

T H ỐNG KÊ MÔ TẢ

Dữ liệu dạng bảng trong mô hình đều là dữ liệu dạng bảng cân bằng được lấy từ báo cáo tài chính của 24 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2010- 2021 bao gồm 288 quan sát Các chỉ tiêu được trình bày trong bảng bao gồm các biến tăng trưởng tiền gửi, trung gian tài chính, tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản, tỉ lệ quy mô nợ, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỉ lệ thanh khoản, tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế và lạm phát Mỗi biến được bảng mô tả chi tiết với các nội dung: Tên biến, số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến Variable Observations Mean Standard

Nguồn: Kết quả dữ liệu đã xử lí qua phần mềm Stata 16.0

Biến tăng trưởng tiền gửi (DG) được đo lường bằng “Tiền gửi của khách hàng/Tổng tài sản” với giá trị trung bình là 64.42% và độ lệch chuẩn là 12.92% Ngân hàng có tỉ lệ tăng trưởng tiền gửi cao nhất là 89.37% thuộc về STB năm 2015 Ngược lại, ngân hàng có tỉ lệ tăng trưởng tiền gửi thấp nhất là TPB với 25.08% trong năm 2011 Các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ có tỉ lệ tăng trưởng tiền gửi thay đổi tùy theo tình hình kinh tế trong từng giai đoạn, từng thời kì khác nhau.

Biến tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được đo lường bằng “Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu" với giá trị trung bình và độ lệch chuẩn lần lượt là 9.112% và 8.35%. Ngân hàng có tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp nhất là SHB với -1.313% năm 2013 và ngân hàng có tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao nhất thuộc về TPB với tỉ lệ 82% Lợi nhuận của ngân hàng vẫn chủ yếu đến từ mảng kinh doanh truyền thống là chênh lệch lãi suất cho vay và huy động vốn.

Biến trung gian tài chính (DOFI) được đo lường bằng “Cho vay khách hàng/Tổng tài sản” có giá trị trung bình là 55.65% và độ lệch chuẩn là 13.43% Ngân hàng có tỉ lệ DOFI cao nhất thuộc về BIDV với 78.8% năm 2020, trong khi ngân hàng không có trung gian tài chính như là SGB với 0% năm 2010 Tỉ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách quản lí cho vay khách hàng của ngân hàng.

Biến tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng cho thấy mức trung bình là 0.78% và độ lệch chuẩn là 0.73% Trong đó, có ngân hàng TPB có ROA cao nhất là 5.511% vào năm 2011 và ngân hàng SHB có giá trị ROA nhỏ nhất là -0.9% vào năm 2013.

Biến tỉ lệ thanh khoản (LQD) được đo lường bằng “((Tiền mặt và số dư tại các ngân hàng trung ương + số dư và tiền gửi của các ngân hàng và tổ chức ngân hàng + chứng khoán khả mại) / Tổng tài sản)” có giá trị trung bình là 18.36% với độ lệch chuẩn là 8.918% trong giai đoạn 2010-2021. Trong đó, ngân hàng BAB có tỉ lệ thanh khoản thấp nhất với 2.694% vào năm 2014 và ngân hàng SSB có tỉ lệ thanh khoản cao nhất với 61.09% vào năm 2011.

Biến tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản được đo lường bằng “Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản” có giá trị trung bình và độ lệch chuẩn lần lượt là 14.28%, 21.4% tương ứng Trong khi đó ngân hàng có tỉ lệ vốn tự có cao nhất chính là CTG với 121.71% năm 2012 Ngược lại ngân hàng có tỉ lệ vốn tự có thấp nhất chính là BIDV với 4.06% năm 2017.

Biến quy mô nợ của ngân hàng được đo lường bằng “Tổng nợ/Tổng tài sản” và có giá trị trung bình là 90.38%, độ lệch chuẩn là 6.76% Tỉ lệ quy mô nợ lớn nhất thuộc về ngân hàng VPB với quy mô nợ lên đến 96.49% năm 2016 và tỉ lệ quy mô nợ nhỏ nhất thuộc về ngân hàng SGB với 0% năm 2010.

Biến tăng trưởng kinh tế (GDP) có giá trị trung bình là 5.71% cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2021 tương đối ổn định Tuy nhiên, từ cuối năm 2019-2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã tăng chậm và có sụt giảm mạnh do nền kinh tế bị phong tỏa do bởi đại dịch Covid-19.

Biến tỉ lệ lạm phát (INF) bình quân giai đoạn 2010-2021 là 5.96%, với độ lệch chuẩn là 4,49% Tỉ lệ lạm phát biến động cao nhất là 18,28% vào năm 2011 và thấp nhất là 1.83% vào năm 2021.

K ẾT QU Ả NGHIÊN CỨU

4.2.1 Phân tích ma trận tương quan

Bảng 4.2 Ma trận tương quan

Biến DG ROE DOFI ROA LQD ETA Loansize GDP INF

Nguồn: Kết quả dữ liệu đã xử lí qua phần mềm Stata 16.0

Sau khi đã thực hiện thống kê mô tả các biến, bước tiếp theo tác giả sẽ nghiên cứu ma trận tương quan nhằm mục đích chính tìm ra các cặp biến có hệ số tương quan lớn hơn 0.8. Theo Gujarati (2010), đối với mô hình có quá nhiều các cặp biến có hệ số tương quan quá cao vượt qua 0.8 thì mô hình đó sẽ có vấn đề về đa cộng tuyến.

Trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao thì đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng đa công tuyến và cũng chính là cơ sở để tác giả kiểm định đa cộng tuyến và khắc phục chúng Hệ số tương quan bằng 1 trong trường hợp tương quan tuyến tính dương và -1 trong trường hợp tương quan tuyến tính âm Các giá trị khác trong khoảng (-1,1) biểu thị mức độ phụ thuộc tuyến tính giữa các biến

Dựa vào bảng 4.2 phân tích ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc DG và các biến độc lập, có thể thấy các biến độc lập đa phần đều nhỏ hơn 0.8 Điều này có ý nghĩa rằng khả năng mô hình mắc khuyết tật đa cộng tuyến ở mức rất thấp Nhìn chung đây chính là mô hình phù hợp Để chắc chắn, kết quả kiểm định đa cộng tuyến được tác giả kiểm định bằng hệ số phóng đại phương sai “Variance Inflation Factor” gọi tắt là “VIF” ở bảng 4.3 Kết quả kiểm định cho thấy hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong nghiên cứu.

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến

Bảng 4.3 Hệ số phóng đại phương sai – VIF

BIẾN NGHIÊN CỨU VIF 1/VIF

Nguồn: Kết quả dữ liệu đã xử lí qua phần mềm Stata 16.0

Kết quả bảng 4.3 cho thấy giá trị trung bình VIF (Variance Inflation Factor) của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 10 Từ đó kết luận mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

K ẾT QU Ả H ỒI QUY C ỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Sau khi đã thực hiện thống kê mô tả, ma trận tương quan và hệ số phóng đại phương sai giữa các biến, tác giả tiếp tục thực hiện hồi quy lần lượt theo các mô hình Pooled OLS,

FEM và REM Bước đầu tiên, tác giả sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng thông thường theo phương pháp bình phương nhỏ nhất Pooled OLS để ước lượng các phương trình hồi quy và kiểm định các giả thuyết của mô hình Pooled OLS Bước kế tiếp, tác giả tiến hành nghiên cứu mô hình FEM và REM Thông qua đó thực hiện một số kiểm định để xác định xem thử mô hình nào phù hợp với mục đích nghiên cứu mà tác giả đề ra ban đầu từ đó sẽ chọn ra mô hình phù hợp nhất.

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy của 3 mô hình

Nguồn: Kết quả dữ liệu đã xử lí qua phần mềm Stata 16.0

4.3.1 So sánh kết quả hồi quy giữa hai mô hình Pooled OLS và FEM

Tiến hành kiểm định giữa hai mô hình Pooled OLS và mô hình FEM Tác giả sẽ thực hiện lựa chọn mô hình phù hợp thông qua kiểm định F (F-test) với giả thuyết kiểm định như sau:

H 0 : Lựa chọn mô hình Pooled OLS

H1: Lựa chọn mô hình FEM

Fixed effects (within) regression Group variable: MãNH

Number of obs = 288 Number of group = 24

Obs per group min = 12 avg = 12.0 max = 12

DG Coef Std Err t P > |t| [95% Conf Interval]

Sigma_e 06570383 rho 44862584 (fraction of variance due to u_i)

Nguồn: Kết quả dữ liệu đã xử lí qua phần mềm Stata 16.0

Kết quả kiểm định F-test cho thấy khi thực hiện hồi quy bằng phương pháp FEM kết quả cho ra F (24, 256) = 8.42 và P_value = 0.0000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H 0 với mức ý nghĩa 5% Từ đó suy ra lựa chọn mô hình FEM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS (1).

4.3.2 So sánh kết quả hồi quy giữa hai mô hình FEM và REM Để tìm ra được mô hình phù hợp giữa hai mô hình FEM và REM, tác giả lựa chọn thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn ra được mô hình phù hợp với giả thuyết

H0: Lựa chọn mô hình REM

H 1 : Lựa chọn mô hình FEM

INF -.689 -.661 -.027 018 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: H0: difference in coefficient not systematic chi2(8) = (b-B) ‘([V_b-V_B) ^ (-1)] (b-B) = 4.38

Nguồn: Kết quả dữ liệu đã xử lí qua phần mềm Stata 16.0

Kiểm định Hausman cho thấy rằng Prob>chi2 = 0.8210 > 0.05, do đó mô hình phù hợp được chọn lựa chính là mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM Vì vậy

4 0 chấp nhận giả thuyết H0: Mô hình REM là lựa chọn phù hợp với mức ý nghĩa α = 5%.

4.3.3 So sánh kết quả hồi quy giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM

Bảng 4.7 Kiểm định Breusch và Pagan Lagrange

DG[MãNH, t] = Xb + u[MãNH] + e[MãNH,t]

Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 194.85 Prob > chibar2 = 0.0000

Nguồn: Kết quả dữ liệu đã xử lí qua phần mềm Stata 16.0

Tiến hành kiểm định Breusch và Pagan Lagrange với giả thuyết kiểm định như sau

H0: Mô hình Pooled OLS phi ngẫu nhiên là lựa chọn phù hợp

H 1 : Mô hình REM ngẫu nhiên là lựa chọn phù hợp

Kết luận: với chibar2(01) 4.85 và Prob > chibar2= 0.0000 < α = 5%

Suy ra: mô hình REM là mô hình phù hợp Bác bỏ giả thuyết H 0 (3).

Bảng 4.8 Kết quả sau khi kiểm định các mô hình

Kiểm định Pooled OLS và FEM FEM và REM Pooled OLS và REM

Kết luận Chọn FEM Chọn REM Chọn REM

Nguồn: Kết quả dữ liệu đã xử lí qua phần mềm Stata 16.0

Từ các kết luận (1), (2) và (3), mô hình REM được lựa chọn để ước lượng và diễn giải kết quả nghiên cứu.

4.3.4 Khắc phục lỗi mô hình

• Kiểm định Wooldridge tự tương quan của mô hình

H 0 : không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình

H1: có hiện tượng tự tương quan trong mô hình

Tác giả sẽ thực hiện lệnh “xtserial” theo kiểm định của Wooldridge để xem mô hình REM có hiện tượng tự tương quan hay không Kết quả cho thấy rằng Prob > F= 0.000 < α

=5% Bác bỏ giả thuyết H 0 không có tự tương quan và chấp nhận H 1 là có hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình.

Wooldridge test for autocorrelation in panel data

Nguồn: Kết quả dữ liệu đã xử lí qua phần mềm Stata 16.0

• Kiểm định phương sai sai số của mô hình

H0: phương sai sai số không đổi

H 1 : phương sai sai số thay đổi

Tác giả sẽ thực hiện lệnh “xttest0” theo kiểm định của Breusch và Pagan Lagrange để xem mô hình REM có hiện tượng phương sai thay đổi hay không Kết quả bảng 4.7 cho thấy rằng Prob > chibar2 = 0.000 < α =5% Bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H 1 là có hiện tượng phương sai thay đổi giữa các biến trong mô hình.

Sau khi phát hiện ra mô hình có tự tương quan và có hiện tượng phương sai thay đổi.Tác giả sẽ khắc phục hai hiện tượng trên của mô hình bằng cách chạy kiểm định bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Square) gọi tắt của mô hình là FGLS bằng lệnh “xtgls” nhằm khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi.

Bảng 4.10 Kết quả hồi quy theo mô hình REM bằng phương pháp FGLS

Cross – sectional time-series FGLS regression Coefficients: generalized least squares

Correlation: common AR (1) coefficient for all panels (0.5595)

Number of obs = 288 Number of group = 24

Obs per group Time periods = 12 Wald chi2(8) = 359.07 Prob > chi2 = 0.0000

DG Coef Std Err z P > |t| [95% Conf Interval]

Nguồn: Kết quả dữ liệu đã xử lí qua phần mềm Stata 16.0

Từ bảng phân tích mô hình REM bằng phương pháp FGLS, đối với biến phụ thuộc

DG, sau khi sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục hiện tượng phương sai sai số và hiện tượng tự tương quan Với mức ý nghĩa thống kê Prob > chi2 = 0.0000 < α =5%, mô hình hồi quy được viết lại như sau:

DG it = 0.924 + 0.285 *ROE+ 0.428*DOFI - 6.499*ROA - 0.295*LQD

- 0.042*ETA - 0.438*LOANSIZE - 0.425*INF + ε it Ý nghĩa thống kê:

• β0 = 0.924: Trong điều kiện các yếu tố khác bằng 0 thì tăng trưởng tiền gửi sẽ ở mức 0.924 đơn vị.

• β 1 = 0.285: ý nghĩa giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 1 đơn vị tương ứng với mức độ tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng sẽ tăng 0.285 đơn vị.

ROE có độ tin cậy 96.6% có ý nghĩa giải thích rằng 96.6% độ biến thiên của biến tăng trưởng tiền gửi được giải thích bởi biến tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

• β 2 = 0.428: ý nghĩa giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỉ lệ trung gian tài chính tăng 1 đơn vị tương ứng với mức độ tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng sẽ tăng 0.428 đơn vị.

DOFI có độ tin cậy 100% có ý nghĩa giải thích rằng 100% độ biến thiên của tăng trưởng tiền gửi được giải thích bởi biến trung gian tài chính.

• β3 = -6.499: ý nghĩa giải thích rằng rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng 1 đơn vị tương ứng với mức độ tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng sẽ giảm 6.499 đơn vị

ROA có độ tin cậy 100% có ý nghĩa giải thích rằng 100% độ biến thiên của tăng trưởng tiền gửi được giải thích bởi biến tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản.

T ÓM TẮT

Bảng 4.11 Tổng hợp giả thuyết dự kiến và kết quả thực nghiệm

Biến nghiên cứu Giả thuyết dự kiến Kết quả

ROE Tích cực Tích cực với mức ý nghĩa 5%

DOFI Tích cực Tích cực với mức ý nghĩa 1%

ROA Tiêu cực Tiêu cực với mức ý nghĩa 1%

LQD Tiêu cực Tiêu cực với mức ý nghĩa 1%

ETA Tiêu cực Tiêu cực với mức ý nghĩa 1%

LOANSIZE Tiêu cực Tiêu cực với mức ý nghĩa 1%

GDP Tích cực Tiêu cực, không có ý nghĩa thống kê

INF Tiêu cực Tiêu cực với mức ý nghĩa 1%

Nguồn: Kết quả dữ liệu đã xử lí qua phần mềm Stata 16.0

Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tiền gửi và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Nghiên cứu của Saeed (2014) đã chứng minh rằng ROE có mối tương quan thuận với việc tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng Một nghiên cứu khác của Molyneux & Thornton (1992) cũng đã góp phần làm rõ mối quan hệ tích cực giữa tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tiền gửi Điều này làm rõ rằng khi ngân hàng kinh doanh và tạo ra được nhiều lợi nhuận sẽ tạo được niềm tin cho những khách hàng đang có nhu cầu gửi tiền để ăn chênh lệch lãi suất theo các kì, quý hoặc năm.

Tỉ lệ quy mô nợ theo kết quả thực nghiệm và giả thuyết cho thấy đây là biến tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% Tỉ lệ quy mô nợ của ngân hàng càng cao tương đương với việc rủi ro mất khả năng thanh khoản càng lớn hay hoàn toàn không có khả năng chi trả do mức độ nợ vượt qua mức độ vốn chủ sở hữu Điều này sẽ khiến khách hàng lo lắng về sự phá sản của ngân hàng và không đủ niềm tin để gửi

4 7 tiền vào ngân hàng Nghiên cứu của Saeed (2014) đã minh chứng cho điều này Qua đó cho thấy rằng ngân hàng có quy mô nợ càng thấp thì càng chiếm được lòng tin của khách hàng.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng tỉ lệ thanh khoản có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tiền gửi ở mức ý nghĩa thống kờ 1% Nghiờn cứu của ĩnvan & cộng sự

(2020) chỉ ra rằng tỉ lệ thanh khoản của ngân hàng ngày càng tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng nắm giữ phần lớn tiền mặt để thanh khoản cho khách hàng thì việc huy động thêm tiền gửi sẽ là một biện pháp ngân hàng hạn chế đi bởi vì phải trả một khoản lãi cho nguồn tiền nhàn rỗi Tỉ lệ thanh khoản càng cao thì tăng trưởng tiền gửi nhằm huy động vốn cho ngân hàng càng thấp vì ngân hàng đã có tính thanh khoản cao.

4.4.4 Degree of financial intermediation (DOFI)

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng trung gian tài chính có dấu hiệu cùng chiều với tăng trưởng tiền gửi ở mức ý nghĩa 1% Điều này có ý nghĩa rằng với mức độ trung gian tài chính của các ngân hàng thương mại ngày càng lớn thì nghiên cứu được kì vọng sẽ có sự tác động tích cực giữa trung gian tài chính và tăng trưởng tiền gửi Theo Finger & cộng sự (2009) “mức độ trung gian cao hơn có thể báo hiệu sự thành công của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập cũng như nhu cầu thu hút thêm tiền gửi để hỗ trợ các hoạt động cho vay ngày càng tăng của mình” là hoàn toàn phù hợp Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Nahm

& cộng sự (2013) trước đây đã chứng minh rằng tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến việc huy động vốn Điều này có ý nghĩa với việc vốn tự có của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng không cần huy động thêm tiền gửi và vốn tự có chiếm tỉ lệ nhỏ thì việc huy động tăng trưởng tiền gửi là biện pháp hết sức cần thiết nhằm duy trì tính thanh khoản cho ngân hàng.

4.4.5 Equity to Total Assets (ETA)

Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm và giả thuyết đều cho thấy rằng tỉ lệ vốn tự có đối với tăng trưởng tiền gửi có mối quan hệ ngược chiều ở mức ý nghĩa thống kê 1%.

Nghiên cứu của Nahm & cộng sự (2013) trước đây đã chứng minh rằng tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến việc huy động vốn Điều này có ý nghĩa với việc vốn tự có của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng không cần huy động thêm tiền gửi và vốn tự

4 8 có chiếm tỉ lệ nhỏ thì việc huy động tăng trưởng tiền gửi là biện pháp hết sức cần thiết nhằm duy trì tính thanh khoản cho ngân hàng.

Theo giả thuyết của tác giả và kết quả nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy rằng tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản có mối quan hệ tiêu cực đối với tăng trưởng tiền gửi ở mức ý nghĩa thống kê 1% Điều này có thể giải thích rằng tỉ lệ này càng cao thì khả năng tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng ngày càng hiệu quả và sẽ kéo theo mức thanh khoản của ngân hàng ngày càng tăng và ngân hàng sẽ phải giảm huy động tiền gửi để giảm bớt phần trả lãi cho khách hàng Nghiên cứu của Ozgur, O., & Gorus, M S (2016) đã chứng minh điều này.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tiêu cực đối với tăng trưởng tiền gửi Tuy nhiên mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Điều này được giải thích rằng khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống thì khách hàng sẽ ít mạo hiểm đầu tư làm ăn và thay vào đó họ sẽ chọn cách gửi tiền ngân hàng lấy lãi để trang trải cho chất lượng cuộc sống Trái với kì vọng của tác giả về một mối quan hệ tích cực của tăng trưởng kinh tế đối với tiền gửi chính là khi nền kinh tế suy thoái, khách hàng có xu hướng hạn chế đầu tư hoặc gửi tiết kiệm thay vào đó họ giữ tiền cho bản thân nhiều hơn.

Tỉ lệ lạm phát dựa theo giả thuyết và kết quả thực nghiệm cùng chỉ ra một kết quả ngược chiều đối với tăng trưởng tiền gửi. Điều này được giải thích rằng khi lạm phát tăng cao thì mọi người chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ và như vàng, ngoại tệ… nhằm tránh rủi ro đồng tiền bị mất giá và ngược lại khi lạm phát giảm, khách hàng có xu hướng gửi tiền ngân hàng lấy lãi nhiều hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Ở chương 4 này, tác giả đã thực hiện các mô hình hồi quy như Pooled, FEM, REM, để nhằm tìm ra mô hình hồi quy phù hợp nhất đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Nguồn dữ liệu được tác giả lấy từ 24 ngân hàng thương mại trên cả nước với giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021 Đồng thời trong chương này tác giả cũng đã khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi bằng mô hình FGLS và cuối cùng tác giả chọn mô hình FGLS làm chuẩn để phân tích các biến dữ liệu.

Kết quả phân tích dữ liệu các biến cho thấy rằng các biến tác động tích cực đến tăng trưởng tiền gửi bao gồm tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và trung gian tài chính Các biến còn lại như quy mô nợ, thanh khoản, vốn tự có, tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản và lạm phát có mối quan hệ tiêu cực đối với tăng trưởng tiền gửi Biến tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa thống kê đối với biến tăng trưởng tiền gửi.

Kết quả của chương 4 chính là cơ sở để tác giả kết luận và rút ra hàm ý quản lí trong chương 5.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. So sánh giữa tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn Đặc điểm Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn - 1342 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 2.1. So sánh giữa tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn Đặc điểm Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn (Trang 22)
Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Số thứ tự Tên biến Kí hiệu Biện pháp đo lường - 1342 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Số thứ tự Tên biến Kí hiệu Biện pháp đo lường (Trang 37)
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến Variable Observations Mean Standard - 1342 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến Variable Observations Mean Standard (Trang 42)
Bảng 4.2. Ma trận tương quan - 1342 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.2. Ma trận tương quan (Trang 45)
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy của 3 mô  hình - 1342 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy của 3 mô hình (Trang 48)
Bảng 4.5. Kiểm định F-test - 1342 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.5. Kiểm định F-test (Trang 49)
Bảng 4.6. Kiểm định Hausman - 1342 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.6. Kiểm định Hausman (Trang 51)
Bảng 4.8. Kết quả sau khi kiểm định các mô hình - 1342 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.8. Kết quả sau khi kiểm định các mô hình (Trang 53)
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo mô hình REM bằng phương pháp FGLS - 1342 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo mô hình REM bằng phương pháp FGLS (Trang 55)
Bảng 4.11. Tổng hợp giả thuyết dự kiến và kết quả thực nghiệm Biến nghiên cứu Giả thuyết dự kiến Kết quả - 1342 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tiền Gửi Của Các Nhtm Cp Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.11. Tổng hợp giả thuyết dự kiến và kết quả thực nghiệm Biến nghiên cứu Giả thuyết dự kiến Kết quả (Trang 58)
w