Thù lao lao động có tầm quan trọng như vậy nhưng công tác thù lao lao động của công ty Cổ PhầnVLXD Phúc Thịnh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, chưa hoàn thiện thậm chí có một số sự
Trang 1MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU 5
Chương I: Khái quát chung về công ty cổ phần VLXD Phúc Thịnh 7
1.1 Khái quát 7
1.1.1 Thông tin chung về công ty 7
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 7
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 8
1.2 Một số đặc điểm chính của công ty 9
1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm 9
1.2.2 Đặc điểm về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh 9
1.2.2.1 Đặc điểm về khách hàng, thị trường 9
1.2.2.2 Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh 10
1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 12
1.2.4 Đặc điểm về nhà xưởng, đất đai, kho tàng 15
1.2.5 Đặc điểm về công nghệ, trang thiết bị 15
1.3 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 18
1.3.1 Kết quả về sản phẩm 18
1.3.2 Kết quả về doanh thu và lợi nhuận 20
1.3.3 Kết quả về Vốn kinh doanh 22
1.3.4 Kết quả về vốn chủ sở hữu 23
1.3.5 Kết quả về nộp ngân sách Nhà nước 23
1.3.6 Kết quả về tiền lương bình quân của người lao động 24
1.3.7 Kết quả về khả năng tài chính 25
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động của công ty 26
1.4.1 Nhân tố bên ngoài 26
1.4.1.1 Thị trường lao động 26
1.4.1.2 Các mong đợi của xã hội, văn hoá và phong tục tập quán 27
1.4.1.3 Luật pháp và các quy định của Chính phủ 28
1.4.1.4 Tình trạng của nền kinh tế 29
1.4.2 Nhân tố bên trong 30
1.4.2.1 Quy mô, lĩnh vực sản xuất 30
1.4.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh 31
1.4.2.3 Đặc điểm đội ngũ lao động của công ty 36
1.4.3 Các nhân tố thuộc về công việc 38
Trang 2Chương II: Thực trạng công tác thù lao lao động của 41
công ty cổ phần VLXD Phúc Thịnh 41
2.1 Thực trạng công tác thù lao lao động 41
2.1.1 Công tác tiền lương 41
2.1.1.1 Các căn cứ xây dựng quy chế trả lương của công ty 41
2.1.1.2 Cách thức trả lương của công ty 42
2.1.1.3 Thực trạng quỹ tiền lương của công ty 43
2.1.1.4 Các hình thức trả lương mà công ty đang áp dụng 44
2.1.1.4.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng 45
2.1.1.4.2 Hình thức trả lương theo thời gian 53
2.1.2 Công tác tiền thưởng 55
2.1.2.1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty 55
2.1.2.2 Các hình thức thưởng của công ty 56
2.1.3 Phúc lợi và trợ cấp 57
2.1.3.1 Phúc lợi vật chất 57
2.1.3.1.1 Phúc lợi bắt buộc 57
2.1.3.1.2 Phúc lợi, trợ cấp vật chất khác 59
2.1.3.2 Phúc lợi tinh thần 60
2.1.3.2.1 Trợ cấp giáo dục, đào tạo 60
2.1.3.2.2 Chăm sóc y tế tại chỗ 61
2.1.3.2.3 Chương trình thể thao, văn hoá 62
2.1.3.2.4 Chương trình tham quan dã ngoại 63
2.1.4 Các yếu tố thuộc nội dung công việc 64
2.1.4.1 Mức độ ổn định, thách thức, hấp dẫn của công việc 64
2.1.4.2 Yêu cầu về trách nhiệm khi thực hiện công việc 65
2.1.4.3 Cơ hội đề bạt, thăng tiến 66
2.1.5 Môi trường làm việc 67
2.1.5.1 Điều kiện làm việc 67
2.1.5.2 Thời gian làm việc 68
2.1.5.3 Mối quan hệ giữa mọi người trong công ty 69
2.1.6 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 70
2.1.7 Tổng kết về thù lao lao động 71
2.2 Nhận xét chung về công tác thù lao lao động của công ty 72
2.2.1 Ưu điểm 72
2.2.1 Nhược điểm 75
Trang 3-Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động của công ty
cổ phần VLXD Phúc Thịnh 80
3.1 Định hướng phát triển của công ty 80
3.1.1 Định hướng chung 80
3.1.2 Định hướng về công tác thù lao lao động 80
3.1.3 Mục tiêu cụ thể trong năm 2009 82
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động 83
3.2.1 Hoàn thiện công tác tiền lương 83
-3.2.1.1 Hoàn thiện công tác xây dựng định mức lao động và cách tính lương đối với hình thức trả lương khoán theo sản phẩm 83
3.2.1.3 Hoàn thiện công tác phân tích và đánh giá thực hiện công việc 86
3.2.1.3.1 Hoàn thiện công tác phân tích công việc 86
3.2.1.3.2 Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc 90
3.2.1.3 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm 93
3.2.2 Hoàn thiện công tác trả thưởng 93
3.2.3 Hoàn thiện công tác phúc lợi và trợ cấp 94
3.2.4 Nâng cao khả năng nhận thức của người lao động về thù lao lao động 95
3.2.5 Hoàn thiện môi trường làm việc 97
3.2.5.1 Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động 97
3.2.5.2 Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc 98
3.2.5.3 Bố trí lao động hợp lý 99
3.2.5.4 Tạo cơ hội đề bạt, thăng tiến công bằng 99
3.2.5.5 Xây dựng và thực hiện chế độ giờ giấc làm việc chặt chẽ 100
-3.2.5.6 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa những người lao động với nhau và giữa họ với cấp trên 100
-3.2.6 Hoàn thiện công tác quản lý quỹ tiền lương, quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty 101
3.2.7 Xây dựng chính sách hợp lý, công bằng về thù lao lao động 102
3.2.8 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 103
3.2.9 Hoàn thiện bộ máy quản lý công ty 106
3.3 Một số kiến nghị lên tổng công ty mẹ 107
KẾT LUẬN 108
Trang 4-Danh mục bảng biểu sơ đồ:
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý ở công ty cổ phần vật liệu và xây dựng 14
Phúc Thịnh 14
Bảng 1: Máy móc thiết bị, công nghê 16
Biểu đồ 1: Sản lượng gạch sản xuất qua các năm 18
Biểu đồ 2: Sản lượng gạch tiêu thụ qua các năm 20
Bảng 2: Bảng phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận qua các năm 21
Bảng 3: Một số chỉ tiêu vốn 22
Bảng 4: Bảng phân tích tình hình vốn kinh doanh qua các năm 22
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình vốn chủ sở hữu qua các năm 23
Bảng 6: Bảng phân tích tình hình nộp ngân sách qua các năm 23
Bảng 7: Bảng phân tích tình hình tiền lương bình quân qua các năm 24
Bảng 8: Bảng phân tích một số khả năng tài chính của công ty qua các năm 25
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất của phân xưởng sản xuất của công ty 33
Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình sản xuất gạch 35
-Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động của công ty cho đến tháng 12/2008 37
Bảng 10: Bảng phân tích tình hình quỹ tiền lương của công ty 43
-Bảng 11: -Bảng đơn giá tiền công trên 1000v gạch hai lỗ theo nội dung công việc năm 2008 46
Bảng 12: Bảng đơn giá tiền công trên 1000 viên gạch năm 2008 49
-Bảng 13: -Bảng tiền lương theo tháng của cán bộ, nhân viên các phòng ban trong công ty 53
Bảng 14: Bảng phụ cấp trách nhiệm hàng tháng của một số cán bộ quản lý 55
Bảng 15 : Bảng kết quả đo lường điều kiện làm việc năm 2008 67
Bảng 16: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2004 – 2008 74
Bảng 17: Bảng tốc độ tăng thu nhập bình quân giai đoạn 2004 – 2008 75
Bảng 18: Bảng kế hoạch sản xuất năm 2009 82
Trang 5-MỞ ĐẦU
Xã hội mà chúng ta đang sống đang ngày càng phát triển nhanh chóng, điều đó
có nghĩa là con người chúng ta đang có cuộc sống ngày càng đầy đủ và sung sướnghơn Để có kết quả đó thì hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọnghàng đầu, nhưng để hoạt động sản này có thể diễn ra và ngày càng phát triển nhưvậy thì nhân tố con người với sức lao động cũng như trí óc sáng tạo của họ lại đóngvai trò quyết định Các tổ chức sản xuất kinh doanh luôn tìm cách thu hút và giữchân những người lao động giỏi làm việc có kết quả và hiệu quả cao để đóng gópcho sự phát triển của tổ chức nói riêng và của xã hội nói chung Và công cụ có hiệuquả nhất chính là thù lao lao động, là tất cả các khoản mà người lao động nhận đượckhi họ làm và đóng góp cho tổ chức, bao gồm thù lao cơ bản, các khuyến khích vàcác phúc lợi Thù lao lao động không chỉ có ý nghĩa với tổ chức mà còn có ý nghĩavới người lao động, đây là động lực khiến họ nỗ lực làm việc, phấn đấu, cống hiếncho tổ chức và cũng chính là cho chính cuộc sống của họ Với khoản thù lao này,người lao động có thể chi cho nhà ở, đi lại, ăn uống, vui chơi, giải trí,… bù đắp và
bổ sung sức lao động đã mất để tiếp tục làm việc, sống và tồn tại Thù lao lao động
có tầm quan trọng như vậy nhưng công tác thù lao lao động của công ty Cổ PhầnVLXD Phúc Thịnh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, chưa hoàn thiện thậm chí
có một số sự không hợp lý trong việc chi trả các khoản tiền thuộc thù lao lao độngcho mọi người trong công ty, điều này gây một số bức xúc cũng như tâm lý khôngbằng lòng dẫn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty khó đượcnhư mục tiêu đề ra Thấy được điều này, em quyết định chọn đề tài về thù lao laođộng khi thực tập tại công ty cổ phần VLXD Phúc Thịnh, xã Nguyên Khê - Đông
Anh – Hà Nội Đề tài của em là Hoàn thiện công tác thù lao lao động của công ty
cổ phần VLXD Phúc Thịnh.
Với đề tài này, phạm vi sẽ bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến công tácthù lao lao động trong phạm vi toàn Công ty Cổ phần VLXD Phúc Thịnh, gồm cáckhoản thù lao lao động vật chất cũng như tinh thần như: tiền lương, tiền thưởng,tiền ăn ca, tiền phụ cấp, các phúc lợi, trợ cấp, môi trường làm việc, cơ hội đề bạt
Trang 6thăng tiến,… Đối tượng của đề tài là toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty,những người lao động trực tiếp và gián tiếp, những người trong biên chế và cả kýhợp đồng với công ty Đề tài không chỉ đề cập đến thực trạng của công tác thù laolao động của công ty còn chỉ ra và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế công tác này
và các giải pháp để hoàn thiện tốt hơn, để công tác thù lao lao động có thể tạo độnglực thúc đẩy người lao động hơn nữa và thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế của côngty
Kết cấu của đề tài sẽ bao gồm ba chương như sau:
Chương I: Khái quát chung về công ty cổ phầnVLXD Phúc Thịnh
Chương II: Thực trạng công tác thù lao lao động của công ty cổ phần VLXD Phúc Thịnh
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động của công ty cổ phần VLXD Phúc Thịnh
Với Chương I em sẽ giới thiệu về những khía cạnh chung nhất của công ty,tóm tắt một số đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, những yếu tố ảnh hưởngđến công tác thù lao lao động của công ty và những kết quả công ty đạt được tronghoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong giai đoạn 2004 – 2008
Chương II là thực tế công tác thù lao lao động của công ty về tất cả các nộidung liên quan, những ưu điểm hay kết quả công ty đã đạt được và những hạn chếcần khắc phục trong công tác này
Chương III sẽ là định hướng chung để phát triển của công ty trong vài năm tới,định hướng cụ thể trong năm 2009 và một số giải pháp mà công ty có thể thực hiện
và một vài kiến nghị lên Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội đểhoàn thiện công tác thù lao lao động hiện tại để đó thực sự trở thành đòn bẩy kinh
tế, thực sự trở thành công cụ kinh doanh hiệu quả của công ty
Trang 7Chương I: Khái quát chung về công ty cổ phần VLXD
Phúc Thịnh
1.1 Khái quát
1.1.1 Thông tin chung về công ty
Công ty mẹ
Tên công ty: Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Urban Infrastructure Development InvestmentCorporation
Tên viết tắt: UDIC
Trụ sở: 27 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ website: http://udic.com.vn
- Tên công ty con: Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Phúc Thịnh
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Phúc Thịnh
- Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
- Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần 70%, Nhà nước 30%
- Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất vật liệu xây dựng
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế,chuyển giao công nghệ, xây dựng các công trình dân dụng
- Địa chỉ: Xã Nguyên Khê - Đông Anh – Hà Nội
- Điện thoại: 84-4) – 38 832 275/38 820 216/38 820 583
- Fax : (84-4) – 38 883 2275
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần VLXD Phúc Thịnh tiền thân là nhà máy gạch Phúc Thịnhthuộc Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng Đô thị Hà Nội
Công ty được thành lập ngày 13/06/1977 theo quyết định số 534/TCUB củaUBND Thành phố Hà Nội Đến năm 1979 nhà máy gạch chính thức hoàn thành
và đi vào hoạt động
Trang 8Ngày 22/12/1992, căn cứ vào quyết định số 3358/QĐUB của UBND Thànhphố Hà Nội thành lập công ty Nhà nước theo Nghị định số 338/HĐBT của Hộiđồng Bộ Trưởng nay là Chính Phủ.
Trải qua 25 năm thành lập đến ngày 30/07/2002, theo quyết định số 5202QĐUB của UBND thành phố Hà Nội, nhà máy chính thức đổi tên thành công tyvật liệu xây dựng Phúc Thịnh Ngoài nhiệm vụ chính là sản xuất gạch, đất sétnung để cung cấp cho xây dựng nhà ở, khu chung cư và các khu công nghiệp ở
Hà Nội và các vùng lân cận, công ty còn tiến hành một số hoạt động sản xuấtkinh doanh như xây dựng, sản xuất bê tông thương phẩm
Tháng 06/2005, công ty đã chính thức tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệpthành công và có tên là Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Phúc Thịnh
Sau 30 năm hình thành và phát triển, công ty đã trưởng thành và tự khẳngđịnh mình trên thị trường vật liệu xây dựng Hà Nội Công ty đã cung cấp sảnphẩm cho các công trình lớn như: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, khu chung
cư, nhà ở…Tiêu chí của công ty là “ Hợp tác phát triển ” và sản xuất theo hướng:
“Đón đầu công nghệ, phát triển và nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sảnphẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Phúc Thịnh là một thành viên củaTổng công ty phát triển hạ tầng đô thị Hà nội Công ty chuyên sản xuất các loạigạch để cung cấp cho các công trình xây dựng và sản xuất kinh doanh các loạisản phẩm theo sự phân công của Tổng công ty phát triển hạ tầng đô thị với cácsản phẩm kinh doanh như:
Trang 91.2 Một số đặc điểm chính của công ty
1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm
Các sản phẩm chủ yếu của công ty như: Gạch xây dựng các loại: gạch 2 lỗ,
4 lỗ, 6 lỗ, gạch đặc to, gạch đặc nhỏ cùng với nhiều màu sắc khác nhau như màunâu, màu đỏ xẫm, màu hồng, màu nâu xẫm,…Tổng sản lượng sản xuất hàng nămkhoảng 30 triệu viên, trong đó gạch đặc tiêu chuẩn chiếm đến 50%, gạch phi tiêuchuẩn chiếm khoảng 25%, gạch gạch 4 lỗ, 6 lỗ chiếm khoảng 10% còn lại là cácloại khác Sản phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ của Bungari là chủ yếu,được nung bằ ng lò tuy-nen trên dây chuyền có ép chân không
Sản phẩm chủ yếu của công ty là gạch đặc tiêu chuẩn với kích thước là 200
x 90 x 50 mm, tất cả các sản phẩm được tạo ra từ hai nguồn là than và đất sét với
Khách hàng của công ty là bất kỳ cá nhân hay tổ chức, các nhà thầu xây dựng
có nhu cầu xây dựng các công trình nhà ở hay kiến trúc,…họ chủ yếu ở tại địa bàn
Hà Nội, các khu công nghiệp như Bắc Thăng Long, Quang Minh,… Công ty cũngcung cấp sản phẩm cho các địa bàn lân cận TP Hà Nội như Bắc Ninh, Hà Tây cũnay là Hà Nội 2, Hoà Bình, Thái Nguyên,…Với bộ phận tiêu thụ ngày càng đượcđào tạo và thực hiện nhiều chức năng hơn, thị trường tiêu thụ của công ty ngàycàng mở rộng hơn, góp phần quan trọng tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.Công ty đến với khách hàng chủ yếu thông qua mối quan hệ của các thành viêntrong công ty và sự tìm kiếm trực tiếp của nhân viên tiêu thụ chứ không thông quađại lý hay phương tiện truyền thông nào Trước đây công ty có một đại lý bán hàngtrên Đường Bưởi nhưng hiện nay không còn nữa
Đối với thị trường gạch đỏ, doanh nghiệp trong nước không phải cạnh tranh
với hàng ngoại nhập, sức ép cạnh tranh không gay gắt như những ngành khác Theo
Trang 10thống kê của Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam, năm 2008 nước ta sản xuất khoảng 20 tỷviên gạch mà vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, đặc biệt là quý I và II/2008.Trong đó, sản lượng gạch thủ công chiếm tới 50% thị phần gạch đỏ Mặt khác,Chính phủ đã có quyết định xoá dần lò gạch thủ công gây ô nhiễm, tiến tới xoá bỏhoàn toàn vào năm 2010, chuyển đổi sang mô hình lò nung gạch liên tục kiểu đứng,
lò gạch tuynel, lò gạch công nghệ mới Điều đó cũng có nghĩa rằng, thị trường tiêuthụ của các công ty gạch đỏ sẽ được mở rộng
Tiếp đến là tiềm năng và triển vọng ngành Đây là môi trường thuận lợi đểdoanh nghiệp phát triển bền vững Hiện tại, Chính phủ đang kích cầu tiêu dùng vàđầu tư, tập trung vào ngành xây dựng, đặc biệt chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng vànhà ở cho người nghèo Thu nhập bình quân của Việt Nam năm 2008 đạt trên 1.000USD/người là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư Khi nền kinh tế pháttriển ổn định, thu nhập của người dân ngày càng cao thì nhu cầu sinh hoạt và làmviệc (nhà ở, văn phòng, giải trí…) sẽ tăng Theo Quyết định số 76/2004/QĐ-TTgngày 6/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đếnnăm 2020, nước ta phấn đấu phát triển nhà ở đô thị đến năm 2010 đạt 15 m2sàn/người và 20 m2 sàn/người vào năm 2020; phát triển nhà ở nông thôn bình quânngười đạt khoảng 14 m2 sàn vào năm 2010 và 18 m2 sàn vào năm 2020 Theo dựbáo, đến năm 2010 dân số nước ta khoảng 88,5 triệu người (nông thôn chiếm 65%
và đô thị chiếm 35%, tương đương 31 triệu người) Do đó, nhu cầu về nhà ở, vănphòng làm việc, hệ thống cơ sở hạ tầng khu đô thị, công trình giao thông, văn hoá…trong tương lai sẽ rất lớn Nếu đạt mục tiêu đến năm 2010, nhà ở khu vực đô thịbình quân người đạt 15 m2 sàn và 14 m2 sàn đối với khu vực nông thôn thì nước tacần tới 1.270 triệu m2 sàn nhà ở, đó là chưa kể nhu cầu về phát triển các khu côngnghiệp, hạ tầng kỹ thuật, công trình văn hoá, trung tâm thương mại… Điều đó chothấy, nhu cầu các loại vật liệu xây dựng trong tương lai rất lớn
1.2.2.2 Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh chính của công ty là hàng loạt công ty sản xuất gạch nungtrên địa bàn Hà Nội như CTCP Cầu Đuống, CTCP Gốm xây dựng Đông Anh,
Trang 11CTCP Gốm Việt, CTCP Gạch ngói Thạch Bàn…Đây là những công ty có sản phẩmvới công nghệ tương tự như CTCP vật liệu và xây dựng Phúc Thịnh
Bên cạnh đó là việc tồn tại hàng trăm lò gạch thủ công dọc bãi đất ven sôngHồng….Tuy Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24/7/2000
và thủ tướng Chính phủ có quyết định 115/QĐ-TTg ngày 1/8/2001 về việc xóa bỏcác lò gạch ngói thủ công xung quanh các đô thị đến năm 2005 và trên phạm vi cảnước đến năm 2010 Nhưng đến nay ở riêng huyện Đông Anh vẫn tồn tại hàng chục
lò nung thủ công Không chỉ tàn phá môi trường, gây ô nhiễm và “ăn” vào đất nôngnghiệp (do sử dụng công nghệ lạc hậu, đào bới lung tung, sản xuất không tập trung),
“ liên hiệp ”các lò nung thủ công này còn tự ý điều chỉnh giá gạch tăng giảm mộtcách bất hợp lý (sau tết nguyên đán mậu Tí giá gạch xây có lúc tăng đến hơn 300%,
từ 600-620 đồng/viên lên 1700-1800 đồng/viên cao một cách không bình thường)
do các lò thủ công này không hoặc ít pải thực hiện trách nhiệm với xã hội về môitrường cũng như đóng thuế cho nhà nước Vì vậy với thế mạnh giá rẻ, những lònung thủ công đang tồn tại hợp pháp và bất hợp pháp vẫn là đối thủ cạnh tranh lớncủa công ty
Hiện tại, gạch không nung dạng block bê tông đã xuất hiện ở nước ta vớikhá nhiều cơ sở sản xuất tại nhiều địa phương như Ninh Bình, Hà Nội, Đồng Nai với các dây chuyền sản xuất hiện đại được nhập từ Italia, Tây Ban Nha, Cộng hòaliên bang Đức, Nhật, Pháp Gạch này cũng được đưa vào xây dựng nhiều nhà ở,khách sạn hiện đại như Hilton, Horison, Trung tâm hội nghị quốc tế, Sân vận động
Mỹ Đình Gạch không nung (hay gạch block) có những ưu điểm so với gạch nungtrong việc xây nhà cao ốc và kho tàng như: cường độ chịu lực có thể đáp ứng theonhu cầu sử dụng; khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao; kích thước viêngạch lớn hơn nhiều so với gạch nung ( gấp từ 5 đến 11 thể tích viên gạch nung), chophép giảm được chi phí nhân công, đạt được tiến độ nhanh hơn cho các công trìnhxây dựng; đa dạng chủng loại, mầu sắc, kích thước đồng đều…Tuy nhiên, hiện nayviệc sử dụng vật liệu không nung còn khá hạn chế là do lâu nay người dân vốn quen
sử dụng gạch đất sét nung cỡ nhỏ, khi sử dụng gạch kích thước lớn với quy trìnhxây dựng yêu cầu chặt chẽ hơn khiến nhiều thợ e ngại Thêm nữa, do nước ta chưa
Trang 12ban hành đồng bộ, đầy đủ tiêu chuẩn sản phẩm các loại vật liệu không nung, quyphạm xây dựng, kết cấu kiến trúc, và đơn giá xây dựng với loại vật liệu mới này nêncác kiến trúc sư, tư vấn thiết kế xây dựng chưa thể chỉ định thiết kế xây gạch blockcho công trình Một nguyên nhân nữa là do giá thành vật liệu không nung đắt hơn(khoảng 50-60% so với vật liệu nung) nên người dân và các chủ đầu tư chưa mặn
mà với loại vật liệu mới
Tuy vật liệu không nung mới chỉ đạt 8-8,5% trong tổng số lượng gạch xâyđược sử dụng, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia về vật liệu xây dựng, thời
cơ phát triển của vật liệu xây dựng không nung đã xuất hiện bởi nhu cầu vật liệuxây dựng trong những năm tới sẽ tăng cao, trong khi đó việc mở rộng sản xuất loạivật liệu có nung sẽ khó khăn do chính sách không khuyến khích sản xuất của Chínhphủ và quỹ đất cũng không còn nhiều Do đó, đây chính là thách thức lớn đối vớisản phẩm gạch nung truyền thống của công ty
1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Phúc Thịnh được cổ phần hoá vào cuốinăm 2005 với 30% cổ phần thuộc nhà nước và 70% cổ phần thuộc về các cổ đông
Bộ máy tổ chức của công ty như sau :
- Hội Đồng Quản Trị : Đây là nơi tập trung quyền lực cao nhất của công ty
tập trung tất cả ý kiến của các cổ đông, là nơi họp bàn ra các quyết định, phươnghướng phát triển của công ty và hoạch định các kế hoạch phát triển hiện tại và trongtương lai của công ty
- Ban Giám đốc : bao gồn giám đốc và phó giám đốc Giám đốc: là người
được hội đồng quản trị bầu ra, đứng đầu bộ máy quản lý của nhà máy, là người chịutrách nhiệm trước công ty, Tổng công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh, quản lý lao động, quản lý tiền vốn và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà
nước theo quy định của pháp luật Phó giám đốc : Là người phụ trách phần tổ chức
lao động, điều hành các vấn đề sản xuất, con người báo cáo cho giám đốc
- Phòng tổ chức điều hành: đây là phòng bao gồm các bộ phận nhỏ hơn nữa
là phòng tổ chức lao động, phòng y tế, phòng bảo vệ, thủ kho, tạp vụ Đứng đầu làtrưởng phòng tổ chức điều hành, có chức năng lập kế hoạch tiền lương, theo dõi lao
Trang 13động, thực hiện chế độ bảo hiểm, phục vụ thường trực lái xe y tế Theo dõi côngvăn đến, đi và quản lí con dấu Bảo vệ tài sản, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ cũngnhư sản phẩm của công ty, quản lý trật tự an toàn trong toàn công ty.
- Phòng kế toán, tài vụ : hoàn thành tốt mọi công tác về tài chính theo chế
độ hiện hành của nhà nước Kết hợp với các phòng ban liên quan hoàn thành mọibáo cáo, thực hiện đầy đủ các quy định của doanh nghiệp với Nhà nước về mặt tàichính Lập các báo cáo kiểm kê, kiểm toán và thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế đốivới nhà nước Cân đối và cung cấp tài chính kịp thời phục vụ tốt mọi dự án xâydựng đổi mới và cải tiến công nghệ của công ty
- Phân xưởng sản xuất vật liệu xây dựng : Là nơi chuyên sản xuất các mặt
hàng chủ yếu của công ty, đó là các loại gạch đặc tiêu chuẩn, phi tiêu chuẩn, gạch2lỗ, 4lỗ, 6lỗ,… Quản lý và vận hành toàn bộ máy móc, công nghệ và thiết bị sảnxuất của công ty Gồm 6 tổ là tổ máy cúc tạo hình sản phẩm, tổ xếp va gông, tổnung sấy, tổ ra lò, tổ cơ khí kỹ thuật (chuyên sửa chữa cơ điện, phục vụ sản xuất,đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả Chế tạo khuôn mẫu mới phục vụchế tạo thử nghiệm) và bộ phận nấu ăn cho toàn công ty Đứng đầu là quản đốcphân xưởng sau đó đến phó quản đốc phân xưởng
- Phòng tiêu thụ : Tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất ra theo mức
khoán sản lượng, doanh thu, cân đối kế hoạch sản xuất tiêu thụ cho từng tháng, quý,năm để phấn đấu thực hiện, đáp ứng đủ chủng loại để phục vụ khách hàng, vậnchuyển bốc xếp đến chân công trình khách hàng yêu cầu Thu hồi tiền hàng nhanhtheo đúng điều khoản hợp đồng ký kết, thoả thuận Tiếp thị khảo sát thị trường vàgiá cả sản phẩm khách hàng yêu cầu, tổng hợp kịp thời những ý kiến đóng góp củakhách hàng về sản phẩm như giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm để tham mưucho lãnh đạo công ty
Trang 14Phòng
kế toán, tài vụ
Phòng tổ chức, điều hành
Phòng tiêu thụ
Phân xưởng sản xuất
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý ở công ty cổ phần vật liệu và xây dựng
Phúc Thịnh
: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng
Ban Giám đốc Hội đồng quản trị
Trang 151.2.4 Đặc điểm về nhà xưởng, đất đai, kho tàng
Với diện tích gần 4ha, bao gồm 3000 m2 nhà xưởng bao che bằng bê tôngcho 2 lò lung tuynel do Bungari sản xuất và các hệ thống đường ray xếp và gônggạch mộc và gạch chín.Tổng diện tích cán phơi gạch gồm các nhà kính và cángnhựa có 15000 m2 , có một kho chứa than trong nhà máy được 1000 tấn, có mộtkho chứa đất từ 10 – 15 vạn khối Diện tích kho thành phẩm có thể xếp được 15triệu viên gạch Hiện nay, công ty vẫn còn một phần lớn diện tích đất chưa dùngđến nhất là phần diện tích đất phía trước cổng công ty, do đó tạm thời công ty sửdụng là nơi chứa phế phẩm là gạch chín gãy vỡ Bên cạnh đó, phần diện tíchdành cho các phòng ban lãnh đạo như phòng giám đốc, phó giám đốc, phòng kếtoán, tài vụ, phòng tổ chức điều hành, phòng tiêu thụ,…cũng rộng lên đến 700m2
và bộ phận y tế, nhà ăn là 300m2
1.2.5 Đặc điểm về công nghệ, trang thiết bị
Từ khi thành lập cho đến nay, công ty vẫn giữ được các loại máy móc thiết
bị tuy nhiên có cải tiến và sửa chữa nhiều nhưng vẫn đảm bảo được công suấtyêu cầu thậm chí còn cao hơn công suất mong muốn trước đây Khi mới đưa vào
sử dụng, công suất mong đợi của các máy móc mày chỉ 25 triệu viên gạch/năm,đến nay chúng có thể đạt công suất 30- 35 triệu viên/năm mà không cần đầu tưmua thêm Nói chung đây là những máy móc, công nghệ tuy vẫn đáp ứng đượcyêu cầu sản xuất nhưng chúng đều đã cũ, hầu hết là được đầu tư lắp đặt và đưavào sử dụng từ những năm 1980, chỉ có một số ít là lắp đặt vào năm 2000 trở đinhư: máy ủi, va gông, máy dập ngói, hầm sấy, máy xa luân, máy nghiền, quạtkhói, xe phà, Đáng chú ý nhất vẫn là lò tuy-nen của Bungari, đây là loại lònung kiểu đứng và liên tục, công suất lớn và xả ít khói ra môi trường, giảm ônhiễm các vùng lân cận Công ty có 2 hệ thống máy bao gồm :
+ Máy Bungải với công suất đạt bình quân từ 80- 100 ngàn
viên/ngày
+ Hệ máy Việt Nam đạt công suất bình quân từ 50- 60 ngàn
viên/ca
Trang 16Sản lượng gạch mộc đạt từ 2,8- 3,0 triệu viên/tháng
Công nghệ của công ty chủ yếu là từ Bungari có chất lượng khá tốt nhưng
cho đến nay chúng không còn hiện đại mà tương đối lạc hậu Vì vậy, công ty có
thể sẽ nâng cao công suất hơn nữa nếu đầu tư trang bị mới đối với những loại
máy móc này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong xây
dựng Có thể xem xét cụ thể hơn tình hình máy móc thiết bị của công ty qua bảng
số liệu sau:
Bảng 1: Máy móc thiết bị, công nghê
Loại máy móc, thiết bị,công cụ
Nước sảnxuất
Năm đưa vào
sử dụng
Sốlượng
1 Máy móc thiết bị, công cụ
2 Máy móc thiết bị sản xuất
3 Máy móc thiết bị đang dùng
a Hệ thống điện
Trang 17- Máy phát điện Liên Xô 1980 1 cái
b Khu tạo hình
(Nguồn: phòng kế toán tổng hợp)
Hầu hết các máy móc thiết bị đã hết khấu hao, do đó có thể đầu tư đổi mới.Ngoài ra còn rất nhiều công cụ dụng cụ cũng như các loại thiết bị văn phòngkhác phục vụ cho sản xuất sản phẩm như máy vi tính, máy fax, máy điều hoànhiệt độ, quạt thông gió, điện thoại, So với trình độ của cán bộ và kỹ sư củacông ty thì máy móc công nghệ thuộc vào hạng dễ sử dụng, có thể nói là thấphơn so với trình độ của họ, điều này góp phần vận hành thuận lợi hơn và đảm bảosản xuất đủ sản phẩm cần thiết
Công ty có nhiều loại máy móc, phụ tùng trang thiết bị nhưng hiện tại công
ty vẫn chưa có phương tiện vận tải riêng, luông phải đi thuê ngoài Đây cũng làmột bất cập cần giải quyết để công ty có thể chủ động hơn trong khâu tiêu thụ
1.3 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhìn chung kết quả hoạt động của công ty có sự thay đổi rõ rệt trước và sau cổphần hoá, trước năm 2005 thì con số về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, thunhập bình quân, vốn chủ sở hữu, … đều thấp thì sau năm đó các con số này đã caohơn nhiều chúng ta sẽ đánh giá cụ thể như sau:
1.3.1 Kết quả về sản phẩm
Sản lượng sản xuất:
Trong 5 năm trở lại đây thì trung bình hàng năm công ty sản xuất từ 25 đến 33triệu viên gạch mỗi năm Tuỳ vào tình hình tiêu thụ trên thị trường và lượng hàng
Trang 18tồn kho mà sản lượng sản phẩm sản xuất hàng năm khác nhau nhưng nhìn chung làtăng dần qua các năm
Biểu đồ 1: Sản lượng gạch sản xuất qua các năm
(Nguồn: phòng kế toán tổng hợp)
Sản lượng gạch hàng năm công ty sản xuất tăng đều qua các năm, tuy nhiên có
sự tăng nhanh hơn vào năm 2007 sau đó giảm vào năm 2008 Công ty chủ chươngkhông tăng số lượng lao động mà tăng năng suất, chất lượng của máy móc thiết bị
và đội ngũ công nhân hiện có để tăng sản lượng sản phẩm hàng năm Năm 2004,công ty sản xuất được 25 triệu viên gạch thì đến năm 2005 tăng lên 26 triệu viên đạt104%, năm 2006 tăng lên 29 triệu viên đạt 111% so với năm 2005, năm 2007 tănglên 33 triệu viên đạt 113% so với năm 2006 và đây là năm cao nhất trong giai đoạnnăm năm, năm 2008 chỉ sản xuất được 30 triệu viên chỉ đạt 91% so với năm 2007
Sự giảm về sản lượng năm 2008 này do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyênnhân là lượng hàng tồn kho, sự giảm công nhân sản xuất,…
Trang 19động như dịch cúm gia cầm, giá dầu hỏa tăng,… Chính phủ đã ba lần điều chỉnhtăng giá bán xăng dầu làm cho giá cả vật tư đầu vào đều tăng từ 10% đến 20%, chiphí sản xuất trực tiếp và chi phí vận chuyển tăng, giá bán sản phẩm vì vậy cũng tăngcao hơn so với năm 2004, vì vậy sản lượng tiêu thụ tăng chậm tương đối so vớidoanh thu Chỉ tiêu này tiếp tục tăng qua các năm cho đến năm 2007 và giảm trongnăm 2008.
Biểu đồ 2: Sản lượng gạch tiêu thụ qua các năm
Trang 20(Nguồn: phòng kế toán tổng hợp)
Năm 2004 chỉ tiêu thụ được 21 triệu viên thì năm 2005 tiêu thụ được 23 triệuviên, tăng nhẹ so với năm trước và đạt 109% Sang năm 2006 sản lượng tiêu thụtăng lên 26 triệu viên đạt 113% và con số này tiếp tục tăng vào năm 2007 là 30 triệuviên đạt 115%, năm 2008 là năm công ty tiêu thụ được ít sản phẩm hơn năm 2007với sản lượng tiêu thụ được chỉ là 28 triệu viên, đạt 93% Sự giảm này do một phầnảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho giá cả thì tăng cao, nhu cầu
về sản phẩm của công ty giảm khiến cho sản lượng tiêu thụ của công ty thì giảm.Tuy nhiên doanh thu của công ty vẫn tăng do giá bán tăng và công ty vẫn thu đượcnhiều từ một số hoạt động khác
1.3.2 Kết quả về doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu của công ty cũng như lợi nhuận liên tục tăng nhất là sau khi cổ phầnhoá, do tinh thần ý thức trách nhiệm trong công việc của ban lãnh đạo và người laođộng tăng lên cùng với sự biến đổi của nền kinh tế
Bảng 2: Bảng phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận qua các năm
Trang 21Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008Doanh thu (1000 đ) 8608000 9815000 11759000 16367000 20500000
(Nguồn: phòng kế toán tổng hợp)
Về doanh thu: Bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu
từ hoạt động cho thuê đất và tiền lãi gửi ngân hàng Trước cổ phần hoá vào năm
2004 doanh thu của công ty rất thấp, chỉ đạt 8,608 tỷ đ, đây là giai đoạn mà công ty
vẫn được sự bao cấp hỗ trợ từ phía Nhà nước nên kết quả kinh doanh không cao
Sang năm 2005 khi công ty cổ phần hoá thì đã có sự tăng lên trong doanh thu cũng
như lợi nhuận, doanh thu tăng lên 9,815 tỷ đ đạt 114% Sự tăng lên trong doanh thu
này chủ yếu do giá sản phẩm tăng chứ không phải do sản lượng tiêu thụ tăng, sự
tăng lên trong giá bán sản phẩm ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố của nền kinh tế trong
nước Năm 2006 doanh thu tiếp tục tăng lên với mức độ nhanh hơn một chút lên
11,759 tỷ đ, đạt 119,81% Năm 2207 thì doanh thu tăng lên với tốc độ nhanh hơn
nữa với mức 16,367 tỷ đ, đạt 139,19%, sự tăng lên này do công ty tăng được sản
lượng tiêu thụ đồng thời giá bán sản phẩm cũng tăng do ảnh hưởng của lạm phát
Năm 2008 cũng tăng tiếp lên 20,5 tỷ đ, đạt 125,25% Kết quả này cho thấy công ty
ngày càng kinh doanh tốt hơn
Về lợi nhuận: Cũng có sự tăng dần lên qua các năm, năm 2004 là năm công ty
kinh doanh không tốt, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng chi phí sản
xuất kinh doanh nên lợi nhuận trong năm này là 0 đ Năm 2005 khi công ty đã cổ
phần hoá thì đã có lợi nhuận với con số khiêm tốn là 215 triệu đ Năm 2006 thì lợi
nhuận lớn hơn 3,4 lần với mức 732 triệu đ Lợi nhuận tiếp tục tăng lên trong các
năm tiếp theo, năm 2007 là 1,552 tỷ đ, gấp hơn 2 lần và năm 2008 là 1,943 tỷ đ, đạt
125,19%
Nhìn vào hệ số sinh lợi doanh thu ta có thể thấy công ty kinh doanh ngày càng
hiệu quả hơn khi 1đ doanh thu tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận hơn Cứ 100 đ
Trang 22doanh thu năm 2005 tạo ra được 2,2 đ lợi nhuận thì đến năm 2008 con số này đã là
9,5 đ
1.3.3 Kết quả về Vốn kinh doanh
Là doanh nghiệp hạng II số lượng lao động dưới 300 người và vốn cổ phần
dưới 10 tỷ Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Phúc Thịnh được cổ phần hoá với
30% vốn cổ phần của Nhà Nước và 70% vốn cổ phần của các cổ đông khác, tổng
vốn cổ phần là 7,541 tỷ đ
Bảng 3: Một số chỉ tiêu vốn
Đơn vị: triệu đồng
Vốn đầu tư của chủ sở hữu :
Tính đến cuối năm 2008 thì:
- Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành: 75.410
- Số liệu cổ phiếu đã bán ra công chúng: 75.410
- Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành: 100.000 đ
Bảng 4: Bảng phân tích tình hình vốn kinh doanh qua các năm
Vốn kinh doanh(1000 đ) 17500000 17800000 18200000 16500000 17000000
(Nguồn: phòng kế toán tổng hợp)
Vốn kinh doanh của công ty biến đổi không rõ rệt lắm qua các năm, sự tăng
giảm của vốn kinh doanh qua các năm không lớn lắm cụ thể như sau: năm 2004 vốn
kinh doanh là 17,5 tỷ đ tăng nhẹ lên 17,8 tỷ đ năm 2005 tức là chỉ tăng thêm 1,71 %
so với năm trước Năm 2006 thì vốn kinh doanh cũng chỉ là 18,2 tỷ đ, tăng thêm
2,25% so với năm 2005, và vốn kinh doanh vào năm 2007 giảm nhẹ xuống còn 16,5
tỷ tương ứng với giảm 9,35% Năm 2008 lại tăng lên 17 tỷ tức là tăng thêm 3,03 %
Với nguồn vốn kinh doanh mà công ty có thì chưa đảm bảo cho hoạt động sản xuất
diễn ra tốt nên hàng năm công ty luôn phải vay nợ và trả lãi từ các nguồn khác
nhau
Trang 231.3.4 Kết quả về vốn chủ sở hữu
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình vốn chủ sở hữu qua các năm
Lợi nhuận sau thuế
(1000 đ)
(Nguồn: phòng kế toán tổng hợp)
Vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua các năm cho dù công ty kinh doanh
có lãi hay không, điều đó chứng tỏ công ty rất quan tâm đến việc tích luỹ cho vốn
chủ sở hữu Năm 2004 vốn chủ sở hữu chỉ có 4,857 tỷ thì năm 2005 là 7,957 tỷ đ
trong đó vốn cổ phần là 7,541 tỷ đ Năm 2006 vốn này tăng lên 8,534 tỷ tương ứng
với tăng thêm 4,99%, và năm 2007 thì vốn này tăng nhanh hơn với mức là 9,447 tỷ
đạt 113,08% Năm 2008 chỉ tăng nhẹ lên 9,941tỷ tương ứng với tăng thêm 5,23%
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu cũng tăng dần qua các năm cũng chứng tỏ công ty
kinh doanh có hiệu quả hơn Năm 2005 thì cứ 100 đ vốn CSH thì tạo ra 2,7 đ lợi
nhuận thì năm 2006 là 8,76 đ, năm 2007 là 16,43 đ và năm 2008 là 19,54 đ
1.3.5 Kết quả về nộp ngân sách Nhà nước
Bảng 6: Bảng phân tích tình hình nộp ngân sách qua các năm
Năm 2004, 2005 và 2006 công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
bởi vì năm 2004 lợi nhuận la 0đ còn hai năm tiếp theo công ty được miễn theo quy
định của Nhà nước Tuy vậy, cùng với các khoản thuế khác như thuế giá trị gia
tăng, thuế nhà đất, thuế môn bài,… thì khoản nộp ngân sách Nhà nước của công ty
vẫn tăng qua các năm, cụ thể như sau: năm 2004 công ty chỉ nộp vào ngân sách 367
triệu thì năm 2005 tăng lên 728 triệu tương ứng với tăng thêm 98,36%, năm 2006
tăng tiếp lên 896 triệu đạt 123,07% Năm 2007 và 2008 công ty phải nộp thuế thu
Trang 24nhập doanh nghiệp nhưng chỉ với 50% mức quy định, tức là chỉ nộp 14% trên tổnglợi nhuận trước thuế Số tiền nộp ngân sách Nhà nước của công ty năm 2007 là 1,1
tỷ đ, tăng 22,76% so với năm 2006 và năm 2008 là 1,3 tỷ tăng thêm 18,18% so vớinăm trước Nhìn chung công ty đã có sự đóng góp khá lớn vào ngân sách Nhà nước,góp phần xây dựng nền kinh tế nước nhà
1.3.6 Kết quả về tiền lương bình quân của người lao động
Bảng 7: Bảng phân tích tình hình tiền lương bình quân qua các năm
là nhờ sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đến người lao động và CB-CNV nhằmcải thiện và nâng cao dần cuộc sống, giúp cho họ đỡ vất vả hơn, sinh hoạt dễ hơnphần nào đó, hơn nữa như vậy mới đảm bảo công bằng so với những người laođộng khác trong cùng ngành, cùng làm những công việc tương tự Công ty tănglương cho công nhân viên không chỉ dựa vào mức độ đóng góp của họ cho công ty
mà còn tăng định mức lao động hay đơn giá tiền công trên một đơn vị sản phẩm, ởđây là trên 100 viên gạch đối với công nhân sản xuất
1.3.7 Kết quả về khả năng tài chính
Trang 25Bảng 8: Bảng phân tích một số khả năng tài chính của công ty qua các
năm
Nợ phải trả (1000 đ) 15644000 12421000 12275000 8163000 9599000Tổng tài sản (1000 đ) 20501000 20378000 20629000 17610000 19540000
Chúng ta có thể đánh giá khả năng tài chính của công ty qua một số chỉ tiêu
như tổng nợ phải trả, hệ số nợ tổng tài sản, hệ số tài trợ và hệ số nợ vốn cổ phần Nợ
phải trả của công ty cao nhất vào năm 2004 với mức 15,644 tỷ đ, với mức nợ lớn
như vậy công ty đã phải trả chi phí lãi vay rất lớn, sau đó năm 2005 công ty cổ phần
hoá và giảm được một phần nợ còn 12,42 tỷ, con số này giảm nhẹ năm 2006 và
giảm mạnh hơn vào năm 2007 còn 8,163 tỷ đ, năm 2008 tăng thêm hơn 1tỷ lên
9,599 tỷ đ Tổng tài sản của công ty giao động từ 17,610 tỷ năm 2007 lên cao nhất
là 20,629 tỷ đ năm 2006 và vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua các năm như đã
phân tích ở trên Từ những kết quả đó chúng ta phân tích được khả năng chi trả nợ
cũng như mức độ độc lập về tài chính của công ty
Về khả năng trả nợ, tất cả các hệ số nợ tổng tài sản của công ty đều nhỏ hơn 1
chứng tỏ tất cả các năm công ty đều có khả năng chi trả nợ, không rơi vào tình trạng
phá sản được Tuy nhiên thì các hệ số này cũng khá cao vì công ty cũng hay nợ và
nợ không ít Khả năng chi trả của công ty cao nhất là vào năm 2007 với hệ số nợ
tổng tài sản là 0,4635 và thấp nhất là năm 2004 lên đến 0,763 Nhưng nếu dựa vào
số vốn cổ phần của công ty thì chỉ có năm 2007 và 2008 là công ty có khả năng trả
nợ còn các năm còn lại công ty không thể trả nợ được với số vốn chủ sở hữu mà
công ty có
Về mức độ độc lập tài chính, nhìn vào hệ số tài trợ được tính bằng vốn chủ sở
hữu trên tổng nguồn vốn hay tổng tài sản của công ty, qua các thông số này chúng
ta có thể thấy mức độ độp lập về tài chính của công ty rất thấp bởi hệ số tài trợ chỉ
Trang 26có 0,2 đến 0,5 Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cùng với các phòng ban phải
có chiến lược, chính sách hợp lý trong việc huy động và sử dụng vốn sao cho cóhiệu quả hơn, tránh đẩy công ty vào tình thế với áp lực trả nợ quá lớn
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động của công
VN từ năm 1989 đến năm 2008 cao nhất là 13% năm 1989 và thấp nhất là 4,2%năm 2007 Từ năm 2000-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cảicách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồidào trong cả nước nói chung và trong khu vực dân doanh nói riêng, do đó tỷ lệ thấtnghiệp cao nhất là 6,42% năm 2000, cho đến năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp là 4,6%,đây là con số không cao lắm so với các nước trong khu vực và trên thế giới Tuynhiên đến năm 2009 thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao hơn nhiều so với năm 2008 vẫn doảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu xuất phát từ Mỹ
Sự thay đổi cơ cấu lao động cũng như các định chế về giáo dục đào tạo cũngảnh hưởng đến công tác thù lao lao động Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, laođộng trong ngành xây dựng chiếm tỷ lệ không cao lắm chỉ từ 4,16% năm 2003 đến5,13% năm 2007, lao động trong ngành nông lâm nghiệp vẫn cao nhất sau đó đếncông nghiệp chế biến với tỷ lệ tương ứng là 56,98% năm 2003 – 50,2% năm 2007trong ngành nông lâm và 11,24% năm 2003 – 13,5% năm 2007 trong ngành côngnghiệp chế biến, lao động trong ngành xây dựng đứng thứ ba, tiếp đó là đến thuỷsản rồi đến Giáo dục đào tạo
Với tình hình thị trường lao động như vậy thì công ty cổ phần VLXD PhúcThịnh cũng bị ảnh hưởng không chỉ trong công tác tuyển dụng lao động mà côngtác thù lao lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng Nguồn lao động đầu vào của công ty sẽ
Trang 27dồi dào hơn nhất là những người chỉ cần sức khoẻ tốt còn trình độ thì từ cấp II trởlên, nhưng khủng hoảng kinh tế cũng ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanhcủa công ty nên mức thù lao cho họ có thể không như họ mong đợi Thực tế chothấy ngày càng nhiều công nhân trẻ từ các nơi xa xôi đến xin việc và trở thành côngnhân hợp đồng tại công ty nhất là từ Hoà Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, họ là nhữngthanh niên trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng có sức khoẻ và
có thể làm được công việc nặng nhọc của ở công ty Do đặc điểm về trình độ và tìnhhình kinh doanh của công ty nên thu nhập của họ đôi khi không được như mongmuốn, chỉ đủ sinh hoạt hàng ngày chứ không để ra được mấy
1.4.1.2 Các mong đợi của xã hội, văn hoá và phong tục tập quán
Các mong đợi, văn hoá, phong tục tập quán tại nơi mà công ty đang kinhdoanh cũng ảnh hưởng đến việc công ty chi trả thù lao lao động như thế nào chongười lao động cũng như cán bộ công chức vì thù lao lao động phải phù hợp với chiphí sinh hoạt của vùng địa lý Là một huỵên ngoại thành của Thủ đô Hà nội, mứcsống của người dân huyện Đông anh nhìn chung là khá cao, cao hơn so với các địabàn khác như Sóc Sơn, và các huyện của các tỉnh khác, do vậy công ty cũng cần chú
ý xem xét để trả lương phù hợp đảm bảo cho chi phí hàng ngày của người lao động,không để họ vào tình trạng thiếu thốn, nghèo khổ Ngoài tiền lương gắn với kết quảlao động của người lao động thì công ty còn xem xét và tăng dần các quỹ hỗ trợ chongười lao động theo thời gian như quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ lương, quỹ thămhỏi, quỹ điều tiết sản xuất,…thậm chí công ty nói chung và phân xưởng sản xuất nóiriêng còn tăng định mức đơn giá tiền công Bên cạnh đó, vào các ngày lễ tết truyềnthống trong địa phương thì người lao động cũng được công ty hỗ trợ phần nào đó đểđảm bảo tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào địa phương, môi trường xanhsạch đẹp bên trong và xung quanh công ty cũng cần được đảm bảo vệ sinh, an toàn,không gây ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh
1.4.1.3 Luật pháp và các quy định của Chính phủ
Khi công ty xác định và đưa ra mức thù lao lao động thì buộc phải tuân theocác điều khoản được quy định trong Bộ luật lao động cũng như trong các Nghị Địnhcủa Chính Phủ quy định về mức lương tối thiểu
Trang 28Điều 145, Bộ luật lao động 1995, có sửa đổi năm 2002, khoản 1:”Người lao
động được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng khi có đủ tuổi đời và thời gian đóngBHXH như sau:
a, Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi Tuổi đời được hưởng chế độ hưu trí củanhững nguời làm việc nặng nhọc, độc hại, hoặc làm việc ở vùng cao, biên giới hảiđảo và một số trường hợp đặc biệt khác do Chính Phủ quy định
b, Đã đóng BHXH 20 năm trở lên ”
Điều 149:
1, Quỹ BHXH được thành lập từ các nguồn sau đây:
a, Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương
b, Người lao động đóng bằng 5% tiền lương
c, Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đốivới nguời lao động
d, Các nguồn khác
2, Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ Tiêu chuẩn của Nhà nước,hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ Quỹ BHXH được thực hiện các biệnpháp để bảo tồn giá trị và tăng cường theo quy định của Chính phủ
Ngày 16/11/2007 Chính phủ ban hành ba Nghị định 166/2007/NĐ-CP; Nghịđịnh 167/2007/NĐ-CP; Nghị định 168/2007/NĐ-CP về mức lương tối thiểu mới ápdụng cho công chức,viên chức Nhà nước, những người làm việc trong các doanhnghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài Theo nhữngNghị định này thì mức lương tối thiểu không những được chia theo khu vực kinh tế
mà còn theo các vùng khác nhau Ví dụ, điều 2 Nghị định 167 như sau:
a, Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn các quận thuộc Thànhphố Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh : 620.000 đ/tháng
b, Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc TP Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh; các quận thuộc TP Hải Phòng, Hạ Long; một số địa bàn khácthuộc tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu: 580.000 đ/tháng
c, Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn khác: 540.000 đ/tháng Tất cả các mức lương trên đều áp dụng từ ngày 01.01.2008
Trang 29Ngoài ra còn có nhiều các Nghị định khác quy định về quản lý lao động, tiềnlương Các Nghị định thường xuyên được sửa đổi theo tình hình thực tế của nềnkinh tế, do tác động của nền kinh tế trong và ngoài nước để đảm bảo công bằng,hợp lý trong công tác quản lý lao động tiền lương Các doanh nghiệp nói chung vàcông ty cổ phần VLXD Phúc Thịnh nói riêng tuỳ vào đặc điểm thực tế của công ty
mà có quy chế trả lương cho phù hợp nhưng vẫn nằm trong sự phù hợp với các quyđịnh chung của Pháp luật Hiện nay công ty áp dụng mức lương tối thiểu là 540.000đ/tháng và tuân theo các quy định về BHXH, BHYT và KPCĐ do Luật lao độngquy định
1.4.1.4 Tình trạng của nền kinh tế
Nền kinh tế VN tính từ đầu những năm 2000 đến nay có nhiều biến chuyển vàcũng đạt được nhiều thành tựu nhất là trong sự tăng trưởng của GDP Từ năm 2000GDP của nước ta liên tục tăng, năm 2000 tăng trưởng 6,7% dần qua các năm đếnnăm 2007 tăng trưởng cao nhất là 8,5%, đây là thành công lớn trong nền kinh tếnước nhà, tuy nhiên sang năm 2008 thì tăng trưởng chỉ còn 6,2% do ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Thu nhập bình quân hàng tháng của người laođộng trong khu vực Nhà nước cũng tăng qua các năm từ 1.639.500 đ/tháng năm
2005 lên 1.936.000 đ/tháng năm 2006 và 2.064.000 đ/tháng năm 2007, tuy vậy thunhập bình quân của người lao động trong ngành xây dựng tương đối thấp, thấp hơn
cả mức ở trên với mức lương tương ứng qua các năm 2005, 2006 và 2007 là1.566.900 đ/tháng, 1.669.000đ/tháng và 1.726.900 đ/tháng Nhưng ngành xây dựngđang trên đà phát triển và cả ngành vật liệu xây dựng cũng vậy nên thu nhập bìnhquân của người lao động sẽ tăng cao hơn nữa trong tương lai Tốc độ tăng trưởngcủa Ngành Vật liệu Xây dựng đạt trên 17%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chungcủa công nghiệp cả nước
Nền kinh tế nước ta tăng trưởng về GDP và thu nhập bình quân nhưng trongmấy năm gần đây thì lạm phát tăng cao nhất là sau dịch cúm gia cầm năm 2005 làmcho giá cả leo thang, đồng tiền trở nên mất giá, hàng tiêu dùng đắt đỏ, lượng hàng
mà người tiêu dùng mua được ít đi Số liệu báo cáo sơ bộ của Tổng cục Thống kê
Trang 30cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2008 so với tháng 4 đã tăng 3,91% Như vậy,tính chung trong 5 tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 15,96%, caohơn nhiều so với cùng kỳ năm 2007 Được biết, cùng kỳ năm 2007 tăng 4,32%
Như vậy từ những đặc điểm của nền kinh tế về GDP, Thu nhập bình quân vàlạm phát thì công ty cổ phần VLXD Phúc Thịnh cũng xem xét và trả lương cho phùhợp với sự gia tăng của nền kinh tế, của giá cả hàng hoá dịch vụ,…đồng thời kếthợp với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, như vậy mới đảm bảo mức sốngcho người lao động Có thể nhận thấy rằng tiền lương bình quân của người lao độngqua các năm liên tục tăng, như vậy công ty cũng đã quan tâm và thay đổi trong côngtác thù lao lao động cùng sự thay đổi của nền kinh tế
1.4.2 Nhân tố bên trong
1.4.2.1 Quy mô, lĩnh vực sản xuất
Công ty cổ phần VLXD Phúc Thịnh là doanh nghiệp vừa, được Nhà nước xếpvào doanh nghiệp hạng II vì số lao động dưới 300 người và vốn cổ phần dưới 10 tỷ
đ Đây là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên 20 năm trở thành công ty cổ phầntrong lĩnh vực sản xuất VLXD thuộc ngành xây dựng Lĩnh vực này lao động chântay là chủ yếu, người lao động thường phải hao phí nhiều sức lao động trong quátrình làm việc và lực lượng lao động sản xuất trực tiếp thường chiếm tỷ lệ lớn trongtổng số lao động, hiện nay lao động sản xuất trực tiếp của công ty chiếm khoảng75% - 80% so với tổng số lao động toàn công ty Bên cạnh đó, công việc sản xuấtvật liệu xây dựng này tạo ra một môi trường làm việc có nhiều bụi, tiếng ồn, khí độchại, … Với những đặc điểm đó, công tác thù lao lao động của công ty cần quan tâmhơn đến chế độ phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động, bồi dưỡng và khuyến khích ngườilao động để họ làm việc tốt hơn cũng như để bù đắp lượng lao động hao phí mà họ
đã mất một cách tốt nhất
Một điểm cần quan tâm nữa là tốc độ tăng trưởng của ngành VLXD hiện nayngày càng cao, thậm chí cao hơn so với ngành xây dựng nói chung trong cả nướcvới 17%, điều đó có nghĩa là người lao động trong ngành cũng một phần nào đó
Trang 31phải được hưởng lợi mà biểu hiện rõ ràng nhất là mức thu nhập cao hơn để nâng caomức sống Và như vậy công ty cổ phần VLXD Phúc Thịnh cũng nên xem xét và trảlương cho người lao động sao cho công bằng, hợp lý không chỉ bên trong mà cònbên ngoài công ty nhất là những công ty có cùng quy mô, lĩnh vực sản xuất VLXD.
1.4.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh
Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất gạch kiểu liên tục như trên và đểphù hợp với điều kiện thực tế, hiện nay quy trình sản xuất của công ty được tổ chức
ở một phân xưởng sản xuất và các bộ phận phụ trợ… Phân xưởng được chia rathành các tổ sản xuất nhỏ hơn dưới sự quản lý chung của ban quản đốc phân xưởng.Tuỳ vào đặc điểm từng công việc của từng bộ phận nhỏ này mà phân xưởng có quyđịnh trả lương, phụ cấp, thưởng, phạt tiền…khác nhau do mỗi công việc đòi hỏi sựkhéo léo cũng như mức độ phức tạp, độ bụi, hao hụt sức lao động, độ độc hại khácnhau Cụ thể như sau:
+ Tổ máy cúc: xúc ủi đất từ bãi vào và gia công chế biến đất đúng quytrình, chế tạo ra hình dạng các loại gạch ở dạng ướt, vận chuyển gạch ướt ra sânphơi Đảm bảo tỷ lệ đất và than đúng quy định, xếp gạch ướt ra sân cáng gọn gàngthuận tiện cho tổ xếp vagong lấy và chuyển lên goòng, và hạn chế tối thiểu số lượnggạch rơi méo,…
+ Tổ xếp va gông: chuyển gạch mộc khô từ sân cáng chuyên chở vàxếp lên va gông bằng xe cải tiến, phải đảm bảo 55-60 vagông một ngày theo đúngchỉ dẫn cho vòm, vỏ và lõi Bên cạnh đò còn đảm bảo số lượng gạch mỗi vagông vàhình dáng của khối gạch
+ Tổ nung sấy: chuyển vagông gạch vào lò sấy rùi đến lò nung chođến khi chín cho ra khỏi lò Ngoài ra tổ nung sấy còn có nhiệm vụ cấp than cho toàn
bộ phân xưởng Đảm bảo đủ nhiệt độ, áp suất và thời gian cần thiết cho mỗi lầnnung, tổ này là bộ phận duy nhất trong công ty làm ba ca một ngày và có mức lươngtrung bình tổ cao nhất trong toàn công ty
+ Tổ ra lò: chuyển gạch chín từ vagông ra sân bãi theo đúng chủngloại, chất lượng và báo cáo với thủ kho Đây là công việc đòi người công nhân phải
Trang 32nhìn nhanh và chính xác đặc điểm của từng viên gạch để phân loại gạch chính xác,phục vụ quá trình bán hàng.
+ Tổ cơ khí kỹ thuật: Chuẩn bị phụ tùng cho từng máy, kiểm tra sửachữa máy móc, thiết bị, công cụ và dây chuyền công nghệ; bố trí công nhân cụ thểtừng người đảm nhận các công việc phù hợp với nghề thợ, trực tiếp chỉ đạo quản lýkhai thác lưới điện có hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đảm bảomáy móc thiết bị, dụng cụ lao động hoạt động tốt phục vụ sản xuất
+ Bộ phận nấu ăn: gồm hai người chuyên phục vụ nước uống chocông nhân phân xưởng và bữa trưa, đảm bảo đủ lượng và chất giúp cho cán bộ côngnhân viên trong công ty có thể bổ sung sức lao động cần thiết
Ngoài ra, phân xưởng còn có một nhân viên làm nhiệm vụ thống kê các kếtquả về sản phẩm hoàn thành của từng tổ, thống kê và phân bổ tiền lương của từng
bộ phận,…
Trang 33Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất của phân xưởng sản xuất của công ty
: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng
Trong các bộ phận trên thì bộ phận nung sấy là được hưởng nhiều phụ cấpđộc hại và tiền trách nhiệm nhất do tính chất công việc nung sấy thường xuyên tiếpxúc với nhiệt độ cao, với bụi than và phải làm đêm Bộ phận ra lò cũng được phụcấp do nồng độ bụi cao của gạch chín ra lò, các bộ phận còn lại không được phụcấp Bên cạnh đó, đơn giá tiền công trên một đơn vị sản phẩm đối với mỗi bộ phậncũng khác nhau nên thù lao lao động giữa các bộ phận cũng khác nhau
Đặc điểm quy trình công nghệ
Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Phúc Thịnh với quy trình công nghệsản xuất gạch hàng loạt và tương đối khép kín Quy trình sản xuất gạch có thểchia ra làm 2 khâu kế tiếp nhau :+ Khâu chế biến tạo hình
+ Khâu sấy nung
● Khâu chế biến tạo hình : Đất sau khi được kiểm tra xem xét sẽ được
chuyển vào phễu cấp liệu bằng máy ủi Tiếp đó qua băng tải đất qua máy cánrăng và máy cán mịn để vào máy nhào lọc hai trục Tại đây than cũng được đậpnhỏ và trộn vào đó theo tỷ lệ nhất định, để đạt được độ dẻo cần thiết có thể trộnthêm nước để đạt độ ẩm W=20 - 22% Sau khi nhào xong, tất cả sẽ được chuyển
Ban quản đốc phânxưởng
Bộ phận nấu ăn
Thống
kê phânxưởng
Trang 34vào máy đùn ép chân không để độ chân không chỉ còn 0,8 – 0,9% Sau đó máycắt sẽ cắt tạo hình hoàn chỉnh cho sản phẩm và được chuyển ra sân phơi bằng xecải tiến nhỏ sao cho khô với độ ẩm chỉ còn khoảng 12%, sản phẩm lúc này gọi làgạch mộc rồi tổ xếp vagông sẽ tiếp tục chuyển lên goòng để chuẩn bị cho khâusấy nung.
● Khâu sấy nung : Gạch mộc khô đã được xếp lên các xe goòng sẽ được tiến
hành sấy nung trong một thời gian nhất định Công ty có hai hệ thống nung sấy cóthể đạt 80 triệu viên /năm, lò sấy dài 56m và lò nung dài 94m Gạch mộc sau khi đãchuyển lên goòng sẽ vào lò sấy sao cho độ ẩm chỉ còn 3- 5% ở nhiệt độ 2300C, sau
đó các goòng tiếp tục được chuyển vào lò nung và được cấp nhiệt liên tục nhưngnhiệt độ cao nhất là 10500C sau đó giảm xuống, thời gian nung ở nhiệt độ cao nhấtchỉ khoảng 3h, áp suất nung bằng với áp suất khí quyển Đối với gạch đặc thì lònung có thể nung được 20 – 30 goòng/ngày đêm và đối với gạch lỗ thì có thể lênđến 60 goòng/ngày đêm Sau đó gạch ra khỏi lò Gạch ra lò là gạch chín được phânloại dựa theo hình dáng, màu sắc bên ngoài Sau đó, thủ kho căn cứ vào kết quảkiểm kê làm thủ tục nhập kho thành phẩm
Trang 35Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình sản xuất gạch
_ _ +
H2O=(20% - 22%)
_
+
+ _
Trộn đất theo tỉ lệ bằng máy ủi
Xem xét lựa chọn đất, than,
phụ tùng
Vào kho tiếp nhập, xem xét, nhập sổ
Hàng hỏng
Nhào lọc
Xe bánh lốp Đùn ép chân không
Cáng khơi n = 14% - 16%
Máy cắt tự động
Sấy nung liên hoàn
Xe bánh lốp Cán mịn
Xuất đổi
Đập than
Cán răng Phễu cấp liệu
Thí nghiệm
Thí nghiệm
Phân loại Xếp va gông
Trang 36Do ở mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất thì yêu cầu độ ẩm, hình dạng, kíchthước cũng như màu sắc của sản phẩm dở dang khác nhau nên người lao động thựchiện tại các bước cần chú ý sắp xếp và phân loại Quá trình sản xuất gạch bắt đầu từđất, than đến khi sản phẩm gạch chín ra sân bãi có những quy định khác nhau trongđơn giá tiền công trên một đơn vị sản phẩm cũng như mức tiền phạt khi làm rơi vỡgạch, hay mức tiền thưởng khi hoàn thành xuất sắc công việc, vì vậy có thể nói đặcđiểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty cũng ảnh hưởng đến tiền công nóiriêng và công tác thù lao lao động nói chung trong công ty.
1.4.2.3 Đặc điểm đội ngũ lao động của công ty
Lao động trong công ty được chia làm hai loại là lao động trực tiếp và laođộng gián tiếp Lao động trực tiếp của công ty tính đến thời điểm tháng 12 năm
2008 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động với 110 người tương đương với78,6%, họ là công nhân của 4 tổ trong phân xưởng sản xuất, còn lại là lao độngsản xuất gián tiếp Sự chênh lệch lớn như vậy dẫn đến quỹ lương trả theo sảnphẩm và quỹ lương trả theo thời gian của công ty cũng chênh lệch rất lớn
Công tác thù lao lao động cũng như yêu cầu về trình độ đối với lao độngtrực tiếp và lao động gián tiếp là khác nhau Đối với công nhân sản xuất thì trình
độ được yêu cầu tốt nghiệp cấp II trở lên còn cán bộ công chức tại các phòng banthì yều cầu tối thiểu là tốt nghiệp trung cấp Trong quá trình lao động và làm việcmốt số cán bộ công nhân viên được cử đi đào tạo thêm để thành thạo hơn trongviệc sử dụng máy móc thiết bị Nhìn chung, trình độ lao động của mỗi ngườicông nhân đều ở mức trung bình, hầu hết lao động tại các tổ máy, xếp va gông, ra
lò đều trình độ cấp II hoặc cấp III, lao động tổ máy cũng vậy, chỉ có một số ít làđào tạo qua trường dạy nghề và trung cấp Đối với cán bộ làm việc tại các phòngban quản lý thì cũng chỉ có một vài người trình độ đại học, cao đẳng, còn lại làtrung cấp hoặc phổ thông trung học, dạy nghề Do đó, hàng năm công ty có tổchức cho cán bộ công nhân viên đi học thêm nâng cao tay nghề để giải quyết các
sự cố máy móc có thể xảy ra cũng như đảm bảo sản xuất diến ra thuận lợi Vàcũng vì đặc điểm như vậy nên cũng ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động củacông ty, nếu dựa vào trình độ của người lao động để trả lương thì sẽ rất thấp nên
Trang 37dựa vào kết quả sản xuất và tính chất công việc, mặc dù vậy, mức lương trong
công ty không cao lắm, đời sống của cán bộ công nhân viên cũng chỉ bình
thường, họ làm việc vất vả và chỉ đủ chi tiêu với mức lương hiện có
Tùy từng khoảng thời gian khác nhau mà số lượng lao động tại mỗi bộ
phận có thể tăng giảm cả về lao động chính thức và lao động hợp đồng Không
chỉ vậy, họ có thể được thuyên chuyển hoặc tạm thời làm việc tại bộ phận khác
để đảm bảo nhu cầu sản xuất của công ty Việc thay đổi vị trí làm việc và sự tăng
giảm số lượng ảnh hưởng rất lớn đến số tiền công mà công ty trả cho người lao
động Chúng ta sẽ phân tích cụ thể hơn qua số liệu thống kê sau:
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động của công ty cho
đến tháng 12/2008.
Chỉ tiêu
Bangiámđốc
Phòng tổchức điềuhành
Phòngkếtoán,tài vụ
Phânxưởng sảnxuất tiêu thụPhòng Tổng
Trang 38Tỷ lệ nam nữ trong công ty ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc nhất làđối với công nhân trực tiếp sản xuất tính lương theo sản phẩm do nam giới thường
có sức lao động cao hơn, làm việc nhanh nhẹn hơn trong khi công việc sản xuất củacông ty khá nặng nhọc, vất vả Bên cạnh đó khoản tiền chi trả cho người phụ nữ khi
ốm đau, thai sản cũng ít hơn so với trường hợp công ty có nhiều lao động nữ Nhưvậy, tỷ lệ nam nữ trong công ty có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thù lao lao độngcủa công ty
Khía cạnh thứ hai cũng ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động của công ty
đó là trình độ của người lao động Lao động của công ty đến 90% là trình độ phổthông, chỉ có 6% là trình độ đại học, 6% trình độ trung cấp và tỷ lệ lao động caođẳng còn thấp hơn nhiều chỉ có 2% Trình độ lao động như vậy không chỉ ảnhhưởng đến thù lao lao động mà còn ảnh hưởng đến chất lượng lao động Cũng dođặc điểm của công việc sản xuất là khá đơn giản, máy móc thiết bị công nghệ vậnhành khá dễ dàng nên yêu cầu về trình độ lao động không cao Công nhân trực tiếpsản xuất thì chỉ cần có sức khoẻ và sự chăm chỉ là có thể làm việc được và họ chỉ cóthể tăng mức thù lao của mình bằng cách làm việc nhiều hơn, sản xuất được nhiềusản phẩm hơn bên cạnh việc công ty nâng định mức lao động hay đơn giá tiền côngtrên một đơn vị sản phẩm
Tiếp theo là số lượng lao động trong biên chế và hợp đồng cũng ảnh hưởngđến thù lao lao động do lao động hợp đồng không phải đóng BHXH, BHYT vàKPCĐ,… Đến cuối năm 2008 thì lao động biên chế của công ty là 115 người, chiếm82.14% còn lại là lao động hợp đồng
Tuổi tác hay thâm niên của người lao động cũng là một nhân tố ảnh hưởng đếncông tác thù lao lao động của công ty, người lao động công tác càng nhiều năm thìtiền nghỉ phép của họ trong một năm càng nhiều và ngược lại
1.4.3 Các nhân tố thuộc về công việc
Có thể nói công việc là nhân tố chính và quyết định đến thù lao lao động, mứctiền công của người lao động trong công ty Các công ty thường xem xét, chú trọngđến giá trị thực của từng công việc cụ thể qua các yếu tố như: kỹ năng, trách nhiệm,
sự cố gắng và điều kiện làm việc
Trang 39Kỹ năng: Nói về kỹ năng thì công việc của người lao động trong công ty nói
chung là không phức tạp ngoài công việc của những kỹ sư bộ phận kỹ thuật, côngviệc này không chỉ cần đến sức lao động của chân tay mà còn cần đến kiến thức vềchuyên môn kỹ thuật, họ phải có trình độ từ trung cấp trở lên chứ không phải đơnthuần là phổ thông Các cán bộ công nhân viên các phòng ban thì công việc cũngkhông phức tạp lắm, hàng ngày họ thực hiện những nhiệm vụ tương tự nhau, ít cầnđến tính sáng tạo và nhạy bén, thậm chí đôi khi còn dẫn đến sự nhàm chán Còn đốivới lao động trong phân xưởng sản xuất của công ty thì lại chủ yếu là lao động chântay nên yêu cầu về trình độ, kiến thức cũng không cao họ chỉ cần sức khoẻ, sự chịukhó, kiên nhẫn, bên cạnh đó cũng cần chút khéo léo và tinh mắt trong việc sắp xếp
và lựa chọn gạch các loại Như vậy, mỗi đối tượng lao động, mỗi loại công việc đòihỏi kỹ năng khác nhau và tiền lương cũng như một số khoản khác chi trả cho họcũng khác nhau
Trách nhiệm: Cũng như các công ty khác, thành viên trong công ty đòi hỏi
phải có trách nhiệm về tài sản của công ty như máy móc, thiết bị, sản phẩm, công
cụ, dụng cụ, (như xe bánh lốp, vagông, máy vi tính, máy fax,…), các thông tin, cáckết quả về tài chính, về sự hoàn thành công việc, các mối quan hệ với khách hàng
và các đối tượng khác trong và ngoài tổ chức Người công nhân và cán bộ càng cótinh thần trách nhiệm, càng thực hiện công việc có kết quả và hiệu quả cao hơn và
đi kèm với đó là được thưởng nhiều hơn, bị phạt ít hơn, khoản thù lao lao động mà
họ nhận được sẽ cao hơn
Sự cố gắng: Người lao động trong công ty chịu áp lực công việc nặng nhọc
nên luôn cần cố gắng hoàn thành bằng khả năng của họ với thể lực và trí lực mà họ
có Trong quá trình làm việc, họ cũng luôn phải quan tâm đến các điều kiện cụ thể,chi tiết để có thể sản xuất ra sản phẩm đúng yêu cầu, quy định Ngoài ra họ còn phảiquan tâm đến các khía cạnh khác như bầu không khí trong tổ chức, sự gắn bó đoànkết giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc Sự cố gắng của họ sẽ được đền đáp bằngkhoản tiền lương, thưởng,… cao hơn, tạo được niềm tin và uy tín trong công ty và
xa hơn nữa là cơ hội đề bạt thăng tiến về sau, nhưng trường hợp này chỉ phổ biếnđối với phân xưởng sản xuất
Trang 40Điều kiện làm việc: Các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, tốc độ gió, nồng độ bụi,
tiếng ồn, độ rung chuyển, hàm lượng Silic, CO2, CO, NO2,… đều ảnh hưởng đếnkết quả làm việc của người lao động cũng như ảnh hưởng đến chi phí cho các dụng
cụ, trang phục bảo vệ, các khoản hỗ trợ, phụ cấp độc hại,…Là một công ty sản xuấtvật liệu xây dựng thì điều kiện làm việc của công ty có đầy đủ các yếu tố trên vàcông ty đã có những giải pháp và chi ra nhiều khoản liên quan đến việc hạn chế tácđộng của điều kiện làm việc khó khăn, độc hại để bảo vệ người lao động