Đây cũng chính là sự khẳng định quan điểm sống có ý nghĩa tích cực: Cần phát huy nội lực để hành động, khẳng định giá trị của bản thân hoặc sống một cuộc sống có ích, có ý nghĩa cho đời
Trang 1Ngày soạn: 10 03 2023
Ngày giảng: 12 03 2023
Buổi 9: Tiết 33,34,35,36
LUYỆN ĐỀ
ĐỀ 4 Câu 1 (8,0 điểm)
Nhan đề cuốn sách Mình là nắng việc của mình là chói chang của Kazuko
Watanabe đã gợi nhiều ý tưởng khác nhau ở người đọc
Hãy viết bài văn ngắn chia sẻ suy nghĩa của em về quan điểm sống có ý nghĩa được gợi lên từ nhan đề này?
Câu 2 (12,0 điểm)
“Dù viết về cái gì, văn chương chân chính cũng hướng về con người Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản lĩnh tốt đẹp của mình Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8,0 điểm)
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
Lưu ý: Mỗi thí sinh có thể rút ra một quan điểm sống khác nhau từ nhan đề cuốn sách ( Chẳng hạn: Sống là nỗ lực hành động để cống hiến/ sống là toả sáng/ sống phải có ý thức về thiên chức, trách nhiệm của mình…) Vì vậy, GK cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án khi chấm nhưng phải đảm bảo tính hợp lý, thuyết phục HDC chỉ đề xuất 01 hướng triển khai như sau:
Giải thích:
- Chói chang: Có thể hiểu là rực rỡ, toả sáng ( ở cường độ mạnh nhất) hoặc có ý nghĩa
- Nhan đề cuốn sách là lời khẳng định của chủ thể “ nắng” khi tự ý thức về thiên chức tồn tại của bản thân: Toả sáng hết mình Đây cũng chính là sự khẳng định quan điểm sống có
ý nghĩa tích cực: Cần phát huy nội lực để hành động, khẳng định giá trị của bản thân ( hoặc sống một cuộc sống có ích, có ý nghĩa cho đời)
Bình luận:
Khi ý thức rõ về mình, biết phát huy nội lực để hành động, mỗi người sẽ tạo nên thành quả để khẳng định giá trị bản thân, tạo ra niềm vui cho mình và nhận được sự tôn trọng
từ người khác
Như vậy, cuộc sống mỗi người sẽ thêm ý nghĩa ( dẫn chứng)
- Khi biết sống hết mình trong từng hành động, việc làm, mỗi chúng ta sẽ đóng góp được nhiều điều có ích, có nghĩa cho cuộc đời Từ đó xã hội ngày càng tốt đẹp ( dẫn chứng)
Liên hệ thực tế - Rút ra bài học:
Trong thực tế có rất nhiều người đã không ngừng phấn đấu để cống hiến cho đời những điều tốt đẹp ( Dẫn chứng) Tuy nhiên, vẫn còn không ít người sống không có mục đích, mất phương hướng, sống thu mình mà không phấn đấu, cống hiến…
Cần tự nhận thức rõ bản thân, phát huy năng lực cá nhân trong từng hành động , việc làm
để cuộc sống của mình có ý nghĩa
Câu 2 (12,0 điểm)
1 Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề:
Trang 2- Văn học là bức tranh về đời sống xã hội và con người Văn học viết ra để phục vụ con người
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận
2 Thân bài:
a Giải thích
- Thế nào là văn chương chân chính?
Văn chương chân chính là văn chương gần gũi, chuyên chú ở con người, phục vụ đời sống, có ích cho con người
- Vì sao viết cái xấu, cái tốt đều nhằm hướng về con người…?
Văn chương là tấm gương phản chiếu hiện thực của cuộc sống nên nó phản ánh cả những điều xấu và điều tốt của hiện thực
+ Viết về cái xấu với mục đích cảnh tỉnh, giúp con người nhận ra cái đúng – sai, tốt – xấu… để cải tạo con người
+ Viết về cái tốt nhằm để ngợi ca, động viên khích lệ,…con người
-> Đó là chức năng cao đẹp của văn chương
b Chứng minh qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, “Chuyện người con gái Nam Xương” ( Nguyễn Dữ)
* Viết về cái gì thì thứ văn chương chân chính cũng hướng về con người.
- “Ánh trăng” của Nguyễn Duy mượn cảm hứng đề tài truyền thống của thơ ca từ cổ chí
kim là vầng trăng Bài thơ không chỉ thể hiện cảm xúc về vầng trăng đẹp mà qua đó còn hướng người đọc đến bài học nhân sinh: Uống nước nhớ nguồn…
- “Chuyện người con gái Nam Xương”: Nguyễn Dữ ca ngợi vẻ đẹp dung dị, cao cả của
người phụ nữ trong XH xưa Đồng thời cũng là lời xót xa, tấm lòng trân trọng, đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Dữ dành cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đầy rẫy bất công
* Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản chất tốt đẹp của mình.
- “Ánh trăng” viết về sự đổi thay bội bạc của con người với quá khứ Quá khứ đó là sự
gắn bó nghĩa tình với thiên nhiên, nhân dân, đất nước trong những năm tháng gian lao của chiến tranh
Từ nhỏ đến lúc trưởng thành, trong khó khăn gian khổ con người gắn bó với ánh trăng như tri kỉ, tri âm (dẫn chứng) Vậy mà khi hoà bình với đầy đủ tiện nghi ở thành phố, con người đã vô tình quên lãng vầng trăng, thay đổi tới mức coi người tri kỉ như người dưng
xa lạ, lãng quên quá khứ, quay lưng lại với nhân dân với những người đã đùm bọc sẻ chia trong những năm chiến tranh gian khổ (dẫn chứng) Đó là cái xấu đáng lên án của con người
- “Chuyện người con gái Nam Xương”: Lên án phê phán xã hội PK coi trọng đồng tiền,
trọng nam khinh nữ và những người đàn ông gia trưởng như Trương Sinh bỏ ra “trăm lạng vàng” để lấy nàng về làm vợ; luôn “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.” ; độc đoán đã ép người vợ hiền ngoan như Vũ Nương bước đường cùng, buộc phải chọn cái
chết * Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình, đó chính là hành trang để con người hướng tới tương lai.
- “Ánh trăng” (Nguyễn Duy)
+ Bản tính tốt đẹp của nhân vật trong tác phẩm là dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy cái xấu của mình để sửa chữa và sống tốt hơn (dẫn chứng)
VD: “Ngửa mặt lên nhìn mặt…”, nhân vật trữ tình đối diện với vầng trăng, đối diện
với quá khứ, thấy ở đó sự thật, cái xấu…
Trang 3+ Người chiến sĩ trong “Ánh trăng” đã ân hận “rưng rưng”, “giật mình” bởi thái độ sống bạc nghĩa vừa qua của mình Đó là giọt nước mắt hướng thiện (dẫn chứng)
=> Bài thơ“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng
cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người.“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn (Gia đình, thầy cô, bạn bè)
- Vũ Nương dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ hiện lên là người phụ nữ có dung mạo, tư dung tốt đẹp
+ Trong cuộc sống vợ chồng, nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không lần nào vợ chồng phải đến nỗi bất hoà” Hai vợ chồng chia li, Vũ Nương một lòng nghĩ đến sự an nguy của chồng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi [ ]” Như vậy là nàng không hề nghĩ đến vinh hoa phú quý, chỉ nghĩ đến chân thành với tình vợ chồng keo sơn
+ Xa chồng, Vũ Nương thuỷ chung, tấm lòng luôn tha thiết hướng về chồng: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được"
+ Trong mối quan hệ với mẹ chồng, nàng hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn” Khi mẹ chồng mất, nặng thương yêu, lo lắng chu toàn: “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.” Tấm lòng nàng dành cho mẹ chồng khiến
bà cảm động để khi mất, những lời cuối cùng thiêng liêng của cuộc đời bà dành để chúc phúc cho con dâu Xưa nay, trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói “mẹ chồng con dâu” để chỉ mối quan hệ vốn không yên ấm giữa hai đối tượng này nhưng qua thái độ của người
mẹ chồng đối với Vũ Nương người đọc thấu hiểu tấm lòng chân thành, sâu sắc đối với mẹ chồng của nàng
+ Với con, Vũ Nương đã hết sức nuôi dạy, bảo ban, thương yêu và chiều chuộng con (để đến nỗi một trong những hành động vô tư của nàng đã trở thành nguyên nhân buộc nàng tự vẫn )
+ Không chỉ vậy, với tư cách là một cá nhân trong xã hội, ở Vũ Nương còn nổi bật lên lòng tự trọng đầy cảm động Bị chồng hiểu lầm, bị hàm oan tức tưởi, dẫu vẫn còn khao khát hạnh phúc trần gian nhưng Vũ Nương đã chọn cái chết để chứng minh phẩm tiết trong sạch của mình Hành động này cho thấy lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ đáng trân trọng này
+ Chi tiết ở cuối chuyện: Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ cũng đã thể hiện sự hối hận nhưng đã quá muộn màng của chàng
=> Từ nhân vật Vũ Nương chúng ta soi vào để bồi đắp tình yêu thương con người, biết trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam Từ nhân vật Trương Sinh ta cần điều chỉnh cách sống, cách ứng xử với gia đình, với mọi người xung quanh
c Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận
Văn chương và đời sống có quan hệ mật thiết với nhau Vì thế văn chương dù viết cái xấu hay cái tốt đều hướng về con người và nâng đỡ tâm hồn con người Đó là hành trang cần
có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai
Trang 4ĐỀ 5 Câu 1 (4,0 điểm)
Trong tập thơ "Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời", nhà thơ trẻ Nguyễn Thiên
Ngân đã viết mấy câu đề từ như sau:
“Những diệu kì nằm ở phía xa khơi!
Chúng mình là tàu bè trong hải cảng
Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời.”
Từ những câu thơ trên, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình
về “khát khao ra khơi” của những người trẻ?
Câu 2 (6.0 điểm)
Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình - tình cha con qua hai tác phẩm
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và “Nói với con" của Y Phương
HƯỚNG DẪN CHẤM Câ
u
m
1 Trong tập thơ " Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời", nhà
thơ trẻ Nguyễn Thiên Ngân đã viết mấy câu để từ như sau:
“Những diệu kì nằm ở phía xa khơi!
Chúng mình là tàu bè trong hải cảng
Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời.”
Từ những câu thơ trên, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về “khát khao ra khơi” của những
người trẻ?
a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ kết cấu ba phần: mở
bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai
được vấn đề; kết bài kết thúc được vấn đề
0.25
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Khao khát ra khơi, lên
đường của những người trẻ
0.25
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài
học nhận thức và hành động về vấn đề nghị luận Học sinh có nhiều
cách trình bày khác nhau, có thể đảm bảo các ý sau:
* Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận: Khao khát ra khơi, lên đường
của những người trẻ
* Thân bài:
- Giải thích:
+ Những diệu kì: Những điều thú vị, những chân trời mới, những
ước mơ đẹp, ; phía xa khơi: còn ở xa, chưa hiện ra trước mắt
+ Tàu bè trong hải cảng: những người trẻ, chưa tích lũy được đủ
kiến thức, kinh nghiệm, chưa thể ra khơi tới những miền xa
+ Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời: Tuy thế họ vẫn mơ về
những khung trời rộng lớn, những giá trị cao cả
=> Đoạn thơ nói về khao khát ra khơi, lên đường của những người
trẻ
- Bàn luận vấn đề:
+ Tuổi trẻ là độ tuổi thanh niên, thiếu niên đầy sôi nổi, nhiều háo
0,5 0,5
1.0
Trang 5hức với cuộc đời, luôn muốn khám phá, trải nghiệm, chinh phục để
khẳng định mình
+ Chính những khao khát ra khơi, lên đường sẽ là động lực lớn lao
để tuổi trẻ không ngừng nỗ lực hoàn thiện mình nhằm vươn tới
những điều tốt đẹp Nếu không có những khao khát này, cuộc đời
của những người trẻ sẽ tẻ nhạt, buồn chán biết bao
+ Tuổi trẻ cần khao khát ra khơi nhưng phải là ra khơi để hướng đến
những bến bờ tốt đẹp
(Học sinh lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh và khẳng định vấn
đề)
+ Phê phán những bạn trẻ không biết nằm mộng những chân trời
cũng như những bạn trẻ chỉ mãi năm mộng mà không tìm cách lên
đường ra khơi
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức được tuổi trẻ cần có khao khát lên đường tìm kiếm,
chinh phục những điều mới mẻ, tốt đẹp
+ Nỗ lực trang bị những kĩ năng và kiến thức cần thiết để đi tới
những chân trời mới, để khám phá những điều kì diệu phía xa khơi
* Kết bài: khẳng định lại vấn đề nghị luận.
0.25
0.25
0,5
d Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,
mới mẻ về vấn đề cần nghị luận
0.25
e Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo đúng quy tắc. 0.25
2 Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình - tình
cha con qua hai tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang
Sáng và “Nói với con" của Y Phương.
a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ kết cấu ba phần: mở
bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai
được vấn đề; kết bài kết thúc được vấn đề
0.25
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình cảm gia đình, tình cha
con và sự khám phá thể hiện vẻ đẹp tình cảm ấy trong hai tác phẩm:
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng và Nói với con của Y
Phương
0.25
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Học sinh
có nhiều cách trình bày khác nhau, có thể đảm bảo các ý sau:
* Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Tình cảm gia đình, tình
cha con và sự khám phá thể hiện vẻ đẹp tình cảm ấy trong hai tác
phẩm văn học: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng và Nói với
con của Y Phương
* Thân bài:
- Khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong “Chiếc
lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng:
+ Tình cảm sâu nặng của người cha - ông Sáu dành cho con
Những năm tháng chinh chiến khiến cho nỗi nhớ con luôn khắc
khoải trong lòng ông
Ngay khi về quê, ông đã vội lên bờ để có thể ôm hôn con cho thỏa
0,5 0,5 1,5
Trang 6nỗi nhớ
Khi con không nhận cha, ông vẫn kiên nhẫn chờ đợi, ân cần giúp
đỡ cho con để bù lại những tháng ngày xa cách nhưng bé Thu lại hiệu lầm và có thái độ không phải phép với ông
+ Tình cảm của người cha dành cho con trong sự hy sinh thầm lặng: Vào thời điểm ra đi, ông chỉ dám lặng lẽ nhìn con mà không dám lại gần để nói lời tạm biệt
Khi bé Thu nhận ra ba và nhảy lên ôm chặt lấy cổ ba, lúc bấy giờ nước mắt ông mới trào ra
Những ngày ở căn cứ, lúc rảnh rỗi là ông gửi hết tình thương con vào việc làm chiếc lược ngà
Trước lúc hy sinh, điều mà ông nghĩ tới duy nhất là nhờ đồng đội mang chiếc lược về cho con bởi nó chính là mối liên kết duy nhất của ông với con gái mình
=> Tình phụ tử sâu nặng của ông Sáu với bé Thu làm chúng ta thấm thía hơn nỗi đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra Nhưng điều đáng quý nhất trong cái mất mát ây đó là tình cảm cha con luôn bất diệt giữa biển trời bom đạn của chiến tranh
- Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong “Nói với con” của Y Phương:
+ Vẻ đẹp về tình cha con:
Tình yêu người cha dành cho con thể hiện qua lời tâm sự, nhắc nhở
về nguồn cội sinh dưỡng, cho con thấy được sự đầm ấm của gia đình và sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống tốt đẹp của quê hương
Là tình yêu mà người cha muốn thắp sáng ý chí, nghị lực và niềm tin cho con mình trong cuộc sống để kế thừa, tự hào và phát huy truyền thống của “người đồng mình”
+ Cách thể hiện:
Mượn lời thợ mộc mạc mà gợi cảm, người cha đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình Thiên nhiên
ấy đã chở che, nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống
Dùng cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ, người cha đã truyền đến con thái độ sống nghĩa tình, biết chấp nhận, vượt qua thử thách; giúp con hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc mình - gợi nhắc tình cảm gia đình luôn gắn bó với truyền thông quê hương
* So sánh, đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề:
+ So sánh:
Những nét giống nhau: Tình yêu thương, sự chăm sóc, ân cần dạy
dỗ, tấm lòng vị tha, đức hy sinh một đời vì con của cha, một tình cảm mang tính gia đình cao cả Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ
Những nét riêng: Hoàn cảnh tình cảm, xuất phát từ mối quan hệ, tình cảm gia đình - tình cha con là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá của mỗi người Môi nhà thơ, nhà văn bằng
1,5
0,5
Trang 7sự khám phá và thể hiện của mình đã đem đến cho văn học những
tác phẩm giàu giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo
dục và làm thức tình cảm tốt đẹp của con người về tình cảm gia
đình
+ Đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề:
Vẻ đẹp của tình cảm gia đình - tình cha con trong hai tác phẩm như
những nét vẽ góp phần hoàn thiện bức chân dung gia đình của mỗi
con người Tình cảm ấy lại được hoà quyện thống nhất, gắn bó chặt
chẽ với tình yêu quê hương, đất nước Đây cũng là một mạch nguồn
tình cảm được lưu chuyển qua dòng chảy truyền thống của thơ ca
dân tộc nhưng luôn có những khám phá, phát hiện và cách thể hiện
theo những nét riêng - một đặc trưng quan trọng trong sáng tạo nghệ
thuật
*Kết bài:
- Khẳng định lại nội dung của hai tác phẩm: Tình cha đối với con ở
hai hoàn cảnh khác nhau, cách biểu hiện khác nhau nhưng đều có
điểm chung là tình thương yêu hết sức sâu sắc, đằm thắm, thầm lặng
và đây sự hy sinh
- Liên hệ bài học cho bản thân:
+ Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình
cảm quý báu, mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn, phát huy
+ Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với tình cảm
cao quý đó
0,5
0,5
d Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,
mới mẻ về vấn đề cần nghị luận
0,25
c Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo đúng quy tắc. 0,25
ĐỀ 6 Câu 1 (8,0 điểm)
Đã bao giờ bạn “dán nhãn” người khác hoặc bị người khác “dán nhãn”?
Trong cuộc sống, chúng ta thường dán nhãn người khác hoặc bị người khác dán nhãn Dán nhãn - nghĩa là mặc định trong đầu mình một suy nghĩa về ai đó và luôn nhìn
họ theo hướng ấy, không hề thay đổi, bất kể trong thực tế họ có thực sự giống với điều mình nghĩ hay không
Theo em, việc dán nhãn và bị dán nhãn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của chúng ta về người khác và về chính mình?
Bằng những trải nghiệm cuộc sống, em hãy viết bài văn trả lời câu hỏi trên
Câu 2 (12,0 điểm)
Ở vùng xích đạo, có một giáo viên tiểu học cố gắng giải thích cho đám học trò nhỏ của mình về hình dáng của “tuyết”, nhưng dù cô có miêu tả thế nào, lũ trẻ vẫn không hiểu
Giáo viên nói: Tuyết có màu trắng thuần khiết
Lũ trẻ bèn đoán: Vậy thì tuyết giống muối rồi
- Nhưng tuyết rất lạnh
- Vậy tuyết giống như kem
Cuộc đối thoại trên khiến chúng nhận ra có những thứ khó diễn đạt bằng ngôn từ
Trang 8Ta khó có thể biết tuyết là gì khi chưa từng nhìn thấy nó Đến thứ hữu hình như tuyết còn chẳng thể mô tả một cách rõ ràng, huống chi những thứ vô sắc vô hình và khó nắm bắt như suy nghĩ
Muốn biết tuyết trông như thế nào, hãy đến một quốc gia có tuyết rơi
Muốn nghe tiếng hót của chim hoàng oanh, hãy ngồi dưới tán cây nơi nó đậu Muốn thưởng thức hương thơm thanh mát của dạ lan hương, hãy đến vườn hoa vào ban đêm.
(Theo Lâm Thanh Huyền, Trước khi muốn từ bỏ hãy nghĩa tới ngày mai, NXB Hà Nội, 2020)
Nếu vẻ đẹp của cuộc của cuộc sống chỉ được tìm thấy trong chính cuộc sống thì liệu văn chương có ý nghĩa gì trong việc thể hiện vẻ đẹp của cảnh sắc cuộc đời và nội tâm con người
Bằng những trải nghiệm văn học, em hãy viết bài văn trả lời câu hỏi trên
HƯỚNG DẪN CHẤM
1 Theo em, việc dán nhãn và bị dán nhãn sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến nhận thức của chúng ta về người khác và về chính mình?
Bằng những trải nghiệm cuộc sống, em hãy viết bài văn trả lời câu hỏi trên
4,0
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết
bài kết luận được vấn đề
0,5
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành
các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác tập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí
lẽ và dẫn chứng; rút ta bài học nhận thức và hành động
Học sinh có thể lập luận theo nhiều cách khác nhau, miễn hợp lý,
thuyết phục Sau đây là gửi Ý cho một hướng giải quyết đề bài:
- Giải thích:
+ Dán nhãn nghĩa là mặc định trong đầu mình một suy nghĩ về ai đó và
luôn nhìn họ theo hướng ấy Con người vẫn thường dán nhãn người khác,
đồng thời bị người khác dán nhãn
+ Có những nhãn dán phản ánh đúng, cũng có những nhãn dán cho thấy
cách nhìn sai lệch về đối tượng; có những nhãn dán thể hiện đánh giá tốt
đẹp, cũng có những nhãn dán mang hàm ý chê bai; có những nhãn dán
người ta vui vẻ nhận lấy, cũng có những nhãn gián người ta chỉ muốn xé
bỏ;…
=> Dù theo chiều hướng nào, việc dán nhãn cũng thể hiện cách nhìn chủ
quan, thiên kiến về đối tượng Chính vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến nhận
thức của chúng ta về người khác và về chính mình
- Bàn luận:
+ Việc dán nhãn sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về người khác:
Nếu dán nhãn người khác, ta sẽ không có được cái nhìn tổng quan, toàn
diện, luôn vận động về người đó Cuộc sống với nhiều tác động khiến con
người liên tục thay đổi, thêm vào đó tính cách, đặc điểm của mỗi cá nhân
cũng rất phức tạp, không chỉ gói gọn trong vài từ Thế nhưng một khi đã
dán nhãn, nhận thức của ta về người khác mãi dừng ở điểm ban đầu,
không theo kịp với thực tế Ta không nắm bắt được sự phong phú, đa dạng
trong tính cách cũng như sự biến chuyển không ngừng trong tâm hồn của
họ Chưa kể đến việc có thể ngay từ nhận xét ban đầu, ta đã không đánh
2,5
Trang 9giá đúng về ai đó nhưng ta vẫn cứ khăng khăng tin vào nhận xét ấy Điều
đó biến ta thành con người cực đoan, thiếu khả năng tiếp cận chân lý cuộc sống
+Việc bị dán nhãn sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của ta về chính mình: khi
bị người khác dán nhãn, nếu đó là nhãn dán tốt, ta có thể sẽ tự hài lòng về giá trị bản thân, từ đó muốn sống theo nhãn gián ấy để được khen ngợi, ngưỡng mộ, yêu quý Điều này tạo ra áp lực tinh thần khi cứ phải cố gồng,
cố gượng để trở thành một hình mẫu tốt đẹp nhưng chưa chắc phù hợp với mình Còn nếu đó là nhãn dán xấu, nó sẽ khiến ta hoài nghi giá trị bản thân, từ đó tự ti, mặc cảm, khổ sở trước những đánh giá của người khác về mình Tóm lại, những nhãn bị dán có thể làm con người không nhận thức đúng và sống đúng với giá trị bản thân Họ cứ thế bị giam hãm trong những định kiến của người đời
+ Mở rộng, bổ sung vấn đề: dù việc dán nhãn làm ảnh hưởng đến sự chính xác, khách quan trong đánh giá của mọi người nhưng đó là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống Đôi khi những nhãn dán tốt giúp ta nâng cao nhận thức của ai đó về mình, tạo tác dụng khích lệ họ nỗ lực vươn lên để không phụ sự đánh giá cao của mọi người, bên cạnh đó những nhãn dán xấu cũng có thể khiến người ta nhận ra điểm chưa tốt rồi nỗ lực để cải thiện hình ảnh bản thân trong mắt người khác Trong thực tế, có những trường hợp biểu hiện bên ngoài của một người vì lý do nào đó không khớp với nội tâm bên trong nhưng vì ấn tượng ban đầu của ta về người đó là ấn tượng phù hợp với bản chất ẩn sâu nên nhãn dán ta dán cho người ấy lại giúp ta trước sau đều đánh giá đúng về người
+Phê phán: những người quá dễ dãi trong việc dán nhãn người khác, quá cực đoan trong việc tin vào nhãn gián của mình dẫn đến nhận thức sai lầm
về đối tượng cũng như những người dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những nhãn dán người khác gán cho mình nên không lúc nào được thoải mái, bình yên
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức được dù muốn dù không, Cuộc sống luôn có những nhãn dán, tuy nhiên cần thận trọng khi dán nhãn và nhận nhãn dán
+ Có những hành vi đúng đắn trong việc dán nhãn và nhận thức về người,
về mình
2 Nếu vẻ đẹp của cuộc của cuộc sống chỉ được tìm thấy trong
chính cuộc sống thì liệu văn chương có ý nghĩa gì trong việc thể hiện
vẻ đẹp của cảnh sắc cuộc đời và nội tâm con người.
Bằng những trải nghiệm văn học, em hãy viết bài văn trả lời câu hỏi trên.
6,0
- Giải thích:
+ Nếu không thật sự tiếp xúc, trải nghiệm (đến một quốc gia, ngồi dưới tán cây nơi chim hoàng oanh đậu, đến vườn hoa vào ban đêm) thì rất khó
để cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc đời ( hình dáng của Tuyết, tiếng hót của chim hoàng Oanh, hương thơm thanh mát của dạ Lan Hương) Trong nhiều trường hợp, những thứ hữu hình như cảnh vật hay
vô hình như suy nghĩ của con người đều không thể diễn đạt bằng ngôn từ (đến thứ hũ hình như tuyết còn chẳng thể mô tả một cách rõ ràng, huống
Trang 10chi những thứ vô sắc vô hình và khó nắm bắt như suy nghĩ )
+Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là vẻ đẹp của cuộc sống chỉ có thể tìm thấy trong chính cuộc sống Trên những trang văn, người đọc vẫn bắt gặp vẻ đẹp của cảnh sắc cuộc đời và nội tâm con người
- Bàn luận:
+ Văn chương muôn đời đều hướng đến cái đẹp, cái tuyệt mỹ Là một hình thái ý thức xã hội, văn học có chức năng phản ánh Là một loại hình nghệ thuật, văn học có chức năng thẩm mỹ Chính vì vậy, trên những trang văn luôn in dấu vẻ đẹp của cảnh sắc và tâm tình, của cuộc sống và con người
+ Không phải bất cứ vẽ đẹp nào của cuộc đời, ta cũng có thể trực tiếp cảm nhận trong thực tế Những giới hạn về không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh, khiến con người chỉ có thể tiếp xúc với hữu hạn các vẻ đẹp.Văn học là vô tận, vượt lên trên mọi ranh giới Văn học giúp chúng ta phiêu du qua những khoảng cách thời gian, những cản trở không gian, đến với những miền đời xa lạ, cảm nhận rõ ràng về một thế giới khó thể hiện trước mắt trong đời thực
+ Với những chất liệu, phương tiện phản ánh đặc trưng vẻ đẹp mà văn chương mang đến có những khác biệt so với vẻ đẹp mà cuộc sống mang lại Giá trị phản ánh của văn học không phải ở chỗ giúp ta nhìn thấy nghe thấy theo nghĩa đen của những từ này mà là giúp ta phát huy thế giới của trí tưởng tượng cũng như các giác quan để lắng lòng mình lại hình dung
về hiện thực khách quan được tác giả tái tạo trong tác phẩm Nhiều khi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ không mang đến cho ta những cái đẹp toàn diện hay suy tưởng sâu sắc như những gì văn chương mang đến Văn chương làm cho con người biết rung động trước cái đẹp của cuộc sống và con người, từ đó làm cho tư tưởng, cảm xúc của họ thêm phong phú, sâu sắc Thậm chí, văn chương có thể giúp con người nhập thân vào những cảnh đời, những thân phận để hiểu trọn vẹn hơn về những vẻ đẹp xung quanh
- Phân tích một số tác phẩm để thấy vẻ đẹp của cảnh sắc cuộc đời và nội tâm con người trên những trang văn Cần chỉ ra văn học đã giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, nhiều màu vẻ của cuộc sống và con người
- Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận:
+ Câu hỏi trong đề đã gửi suy nghĩ về đặc trưng bản chất của văn học Dù thế giới có phát triển đến mấy, dù con người có thể làm được bao nhiêu điều chăng nữa, văn học vẫn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng phản ánh vẻ đẹp của cảnh sắc cuộc đời và nội tâm con người + Những trải nghiệm trên trang văn không thay thế hoàn toàn những trải nghiệm thực tế Nhiều khi chính những trải nghiệm thực tế sẽ khiến độc giả thấu rõ hơn vẻ đẹp trên trang văn
+ Để viết được những tác phẩm có giá trị, hướng đến cái đẹp của đời, nhà văn phải là người có tài năng quan sát, có tấm lòng gắn bó tha thiết với người, với đời, có khả năng ngôn ngữ, Để thấy được cái đẹp trên trang văn , người đọc phải có khả năng giải mã ngôn ngữ, có trình độ thưởng thức, có tình yêu cái đẹp,