1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ tại công ty dệt may hà nội

88 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Hoạt Động Nhập Khẩu Bông Xơ Tại Công Ty Dệt May Hà Nội
Tác giả Bùi Đăng Thắng
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Liên Hương
Trường học Khoa Thương Mại
Thể loại chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 96,4 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (6)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu của công ty (6)
      • 1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu (6)
        • 1.1.1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu (6)
        • 1.1.1.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu (6)
      • 1.1.2. Các hình thức nhập khẩu (7)
        • 1.1.2.1. Nhập khẩu uỷ thác (7)
        • 1.1.2.2. Nhập khẩu tự doanh (7)
        • 1.1.2.3. Nhập khẩu liên doanh (7)
        • 1.1.2.4 Nhập khẩu hàng đổi hàng (8)
        • 1.1.2.5 Nhập khẩu tái xuất (8)
      • 1.1.3 Nội dung của hoạt động nhập khẩu (8)
        • 1.1.3.1 Nghiên cứu thị trường và nhu cầu nhập khẩu nội địa (8)
        • 1.1.3.2 Lập phương án nhập khẩu (8)
        • 1.1.3.3 Tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu (9)
        • 1.1.3.4 Đánh giá hoạt động nhập khẩu (9)
      • 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.(Yếu tố khách quan) (9)
    • 1.2 Khái quát về công ty Dệt may Hà Nội (10)
      • 1.2.1 Khái quát quá trình phát triển của công ty (10)
      • 1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty (10)
      • 1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty (11)
      • 1.2.4 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty (12)
        • 1.2.4.1 Các đơn vị thành viên (13)
        • 1.2.4.2 Các phòng ban trực thuộc (15)
    • 1.3 Thực trạng hoạt động của công ty trong thời gian hiện nay (21)
      • 1.3.1 Hoạt động chung của công ty hiện nay (21)
      • 1.3.2 Hiện trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty (23)
    • 2.1 Đặc điểm nhóm nguyên liệu bông xơ sợi và hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu này của công ty (31)
      • 2.1.1 Đặc điểm của nhóm nguyên liệu bông xơ (31)
      • 2.1.2 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu bông xơ của công ty (34)
    • 2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu bông xơ của công ty (35)
      • 2.2.1 Nhân tố chủ quan (35)
      • 2.2.2 Nhân tố khách quan (37)
      • 2.2.3. Vấn đề thông tin trong giao dịch quốc tế (39)
    • 2.3 Giá cả chung của thị trường thế giới (39)
    • 2.4 Thực trạng hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu bông xơ của Cty (42)
      • 2.4.1 Hoạt động nhập khẩu theo mặt hàng (0)
      • 2.4.2 Kim ngạch nhập khẩu của nhóm nguyên liệu bông xơ (46)
      • 2.4.3 Cơ cấu nhập khẩu nhóm bông xơ nguyên liệu theo chủng loại (48)
      • 2.4.4 Hoạt động nhập khẩu nhóm bông xơ theo thị trường (50)
    • 2.5 Hình thức nhập khẩu bông xơ nguyên liệu (54)
    • 2.6 Qui trình nhập khẩu của công ty (0)
      • 2.6.1 Nhu cầu hàng hóa (54)
      • 2.6.2 Mua hàng (55)
      • 2.6.3 Kiểm tra hàng hóa (64)
      • 2.6.4 Thanh toán và làm thủ tục nộp thuế (65)
      • 2.6.5 Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng và hành động khắc phục (66)
      • 2.6.6 Đánh giá nhà cung ứng (66)
    • 2.7 Đánh giá hoạt động nhập khẩu nhóm bông xơ sợi của công ty thời gian qua (68)
      • 2.7.1 Các ưu điểm trong hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu bông xơ (68)
      • 2.7.2 Các tồn tại trong hoạt động nhập khẩu bông xơ nguyên liệu (69)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU BÔNG XƠ SỢI CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (71)
    • 3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới (71)
      • 3.1.1 Phương hướng phát triển của ngành dệt may trong thờI gian tới (71)
        • 3.1.1.2 Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dệt - May đến năm 2010 (75)
      • 3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thờI gian tới (77)
    • 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu bông xơ sợi của công ty (77)
      • 3.2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia vào quá trình nhập khẩu (77)
      • 3.2.2 Hoàn thiện khâu lên kế hoạch nhập khẩu bông ,xơ phục vụ quá trình sản xuất và dự trữ bông xơ (79)
      • 3.2.3 Hoàn thiện khâu vận chuyển và thanh toán trong hoạt động nhập khẩu. .80 (80)
      • 3.2.4 Tìm nguồn cung cấp bông xơ ổn định trong thời gian dài ,phục vụ cho (80)
      • 3.2.5 Mở rộng hoạt động kinh doanh thêm mặt hàng bông xơ (80)
    • 3.3 Một số kiến nghị (81)
      • 3.3.1 Nghiên cứu hướng phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu bông xơ trong nước phục vụ cho quá trình hoạt động lâu dài của doanh nghiệp (81)
      • 3.3.2 Về chính sách thuế nhập khẩu (81)
  • KẾT LUẬN (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu của công ty

1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu

1.1.1.1.Khái niệm hoạt động nhập khẩu.

Nhập khẩu: trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v )

Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi.

1.1.1.2.Vai trò của hoạt động nhập khẩu

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước.

- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định

- Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Nhập khẩu vừa thỏa mãn nhu cầu trực tiếp về hàng tiêu dùng đồng thời đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động đồng thời qua đó tác động tích cực lại công tác xuất khẩu.

- Nhập khẩu có vai trò đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị, máy móc, phụ tùng, nguyên liệu phục vụ hoạt động của các ngành kinh tế trong nước

- Nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội về một số loại mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được.

- Nhập khẩu hàng hoá làm tăng khả năng lựa chọn sản phẩm hàng hoá cho người tiêu dùng,cho xã hội.

1.1.2.Các hình thức nhập khẩu

Hiện nay ở nước ta có những hình thức nhập khẩu sau

Nhập khẩu uỷ thác là việc một doanh nghiệp có vốn ,có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ nhưng không có quyền tham gia vào hoạt động nhập khẩu và uỷ thác cho một doanh nghiệp khác có chức năng tiến hành nhập khẩu trực tiếp nhập khẩu hàng hoá cho mình và trả một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.

Nhập khẩu tự doanh là việc một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp hàng hoá với mục đích kinh doanh lấy lợi nhuận.Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải tiến hành nghiên cứu thị trường ,tính toán chi phí để hoạt động khẩu hàng hoá sẽ mang lại lợi nhuận.

Hoạt động nhập khẩu liên doanh là sự liên kết một cách tự nguyện trong hoạt động nhập khẩu giữa các doanh nghiệp, nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động nhập khẩu theo hướng có lợi cho tất cả các bên đồng thờI giảm tỷ lệ rủI ro trong hoạt động nhập khẩu.

1.1.2.4 Nhập khẩu hàng đổi hàng Đây là phương thức giao dịch kết hợp chặt chẽ giữa nhập khẩu với xuất khẩu trong đó người nhập khẩu cũng đóng vai trò là người xuất khẩu Hoạt động này dựa trên nguyên tắc lượng hàng hoá trao đổI giữa các bên có giá trị ngang nhau.

Là việc một doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào trong nước nhưng không tiến hành lưu thông trong nước mà xuất tiếp hàng hoá đó (không qua chế biến tiếp tạI nước tái xuất) sang nước thứ ba nhằm mục đích thu lợi nhuận.

1.1.3 Nội dung của hoạt động nhập khẩu

1.1.3.1 Nghiên cứu thị trường và nhu cầu nhập khẩu nội địa. Đây là điểm xuất phát của hoạt động nhập khẩu.Nó có thể là việc phát hiện nhu cầu từ thị trường của doanh nghiệp thương mại hoặc là xuất phát từ nhu cầu sử dụng hàng hoá vật tư máy móc của một đơn vị sản xuất.

- Đối với doanh nghiệp thương mại : sau khi xuất hiện một nhu cầu hàng hoá vào một thời điểm nhất định, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường và dựa vào các kết quẻ đó đưa ra các quyết định về hoạt động nhập khẩu.

- Đối với doanh nghiệp sản xuất hoạt động nhập khẩu chủ yếu là căn cứ vào nhu cầu phục vụ sản xuất để tiến hành hoạt động nhập khẩu Đó có thể là các loại máy móc ,dây chuyền sản xuất hay nguyên phụ liệu đầu vào…

1.1.3.2 Lập phương án nhập khẩu.

Căn cứ vào nhu cầu hàng hoá nhập khẩu doanh nghiệp sẽ lựa chọn các loại hàng hoá nhập khẩu ,tiến hành tìm đối tác nhập khẩu , chào mua hàng hoá với các đối tác trên thị trường thế giới,so sánh và lựa chọn nhà cung cấp,từ đó quyết định hình thức nhập khẩu cho thích hợp

1.1.3.3 Tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu.

- Lựa chọn nhà cung ứng

- Chào mua hàng hoá với các nhà cung ứng hàng hoá trên thị trường quốc tế

- Nhận và kiểm tra thông tin chào bán của các nhà cung cấp hàng hóa.

- Tiến hành kí kết hợp đồng Hợp đồng kí kết theo thoả thuận giữa hai bên phù hợp với pháp luận của nhà nước và luật quốc tế.

- Tiến hành theo dõi quá trình giao hàng của nhà cung cấp và thực hiện hoạt động thanh toán dựa trên các điều khoản trong hợp đồng đã kí.

- Tiến hành làm các thủ tục hải quan mở tờ khai và nhận hàng hoá từ các kho hải quan chuyển tới các địa điểm ,kho bãi của doanh nghiệp.

- Đưa hàng hoá nhập khẩu vào quá trình lưu thông hoặc sản xuất.

1.1.3.4 Đánh giá hoạt động nhập khẩu.

Khái quát về công ty Dệt may Hà Nội

1.2.1 Khái quát quá trình phát triển của công ty

Công ty Dệt may Hà Nội – HANOSIMEX Địa chỉ :Số 1 Mai Động-Quận Hoàng Mai-Hà Nội Địa chỉ website : http://www.hanosimex.com.vn Địa chỉ email: hanosimex@hn.vnn.vn

Tổng giám đốc: Nguyễn Khánh Sơn

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Chính thức đi vào hoạt động từ 21 tháng 11 năm 1984 với cái tên ban đầu là nhà máy sợi Hà Nội Đây là nhà máy đầu tiên ở miền Bắc có qui mô 10 vạn cọc sợi và một dây truyền hiện đại ,công nghệ tiên tiến của Tây Đức.Chỉ sau 3 năm hoạt động công ty đã đưa hoạt động sản xuất đi vào ổn định liên tục đầu tư thêm dây chuyền dệt kim may mặc nhằm mở rộng sản xuất Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 đã đạt tới 500 ngàn USD.Sau 7 năm hoạt động, để đáp ứng với tình hình mới và nhu cầu phát triển của công ty, ngày 30 tháng 4 năm 1991 Nhà máy sợi Hà Nội đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp sợi dệt kim Hà Nội lấy tên giao dịch quốc tế là Hanosimex.Và tới 19-06-1995 lại tiếp tục đổi tên thành Công ty Dệt Hà Nội.Từ đây doanh nghiệp có những bước phát triển vững chắc trong thời kì mới của đất nước.Trong giai đoạn này xuất khẩu chủ yếu của công ty là vào thị trường Nhật Bản với nhiều loại sản phẩm như Polo Shirt, T.Shirt…Tới năm

1998 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp là 16 triệu USD, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp đã đạt con số 39 triệu USD.

Là một doanh nghiệp ổn định và phát triển ,doanh nghiệp luôn ý thức được trách nhiệm đối với ngành đệt may Việt Nam.Trong giai đoạn này doanh nghiệp đã lầm lượt tiếpa nhận Nhà máy sợ Vinh( 1993) và công ty dệt Hà Đông

(1995) là hai doanh nghiệp yếu kếm của ngành dệt may Việt Nam đang có nguy cơ phá sản Sau một thời gian nỗ lực với việc đầu tư vốn ,cải tạo ,xây dựng nhà xưởng nâng cấp đổi mới trang thiết bị ,sắp xếp tổ chức lại lao động,tình hình hai doanh nghiệp thành viên này đã đi vào ổn định, đã thực sự kinh doanh có lãi.

Sau 20 năm hoạt động và phát triển sản xuất của công ty không ngừng đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.Năm 1985 doanh thu công ty mới chỉ là 200 triệu đồng thì đến năm 2003 đã đạt 868 tỷ đồng,tăng bình quân hàng năm trên 20%.Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1985 đạt 50 triệu đồng , đến năm 2003 đạt 807,4 tỷ đồng tăng bình quân trên 20% năm.Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 ,lần đầu tiên trực tiếp xuất khẩu đạt 500 ngàn USD , đến năm 2003 đạt hơn 28 triệu USD ,trong đó tỷ lệ hành FOB trên 90% ,tăng hàng năm đạt trên 20%.Lợi nhận hàng năm luôn hoàn thành kế hoạch đạt ra.Thu nhập của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện và nâng cao.Công ty luôn hoàn thành đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

Từ năm 2005 đến nay doanh nghiệp đang tập trung chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình “ Công ty mẹ-công ty con” và tiến hành cổ phần hoá các đơn vị thành viên.

1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty

Công ty chuyên sản xuất – kinh doanh - xuất nhập khẩu hàng dệt may gồm :

- Các loại nguyên liệu bông

- Xơ, sợi , vải dệt kim

- Các sản phẩm may mặc dệt kim

- Các sản phẩm may mặc dệt thoi

- Thiết bị phụ tùng,động cơ,vật liệu,điện tử

- Hóa chất,thuốc nhuộm,các mặt hàng tiêu dùng khác

- Cung cấp các dịch vụ

- Kinh doanh kho vận, vận tải

- Kinh doanh văn phòng ,nhà xưởng

PGĐ điều hành may GĐ điều hànhGĐ điều hành dệt nhuộm GĐ quản trị hành chính GĐ tiêu thụ nội địa

P Thương mại KCS Trung tâm y tế

- Kinh doanh nhà hàng,khách sạn,siêu thị

- Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí

1.2.4 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty

Hiện công ty đang tổ chức theo mô hình công ty mẹ công ty con.

1.2.4.1 Các đơn vị thành viên.

- Sợi đơn: 12.000MT/năm - 112.000 cọc sợI.

- Sợi xe : 1.500MT/năm - 6.080 cọc sợi.

+ Sợi 100% cotton chải thô, chải kỹ Ne 16-40.

+ Sợi T/C chải thô, chải kỹ Ne 20-60.

+ Sợi CVC chải thô, chải kỹ Ne 20-40.

+ Sợi lõi chun cotton + spandex.

Công ty dệt may Hà Nội

Các đơn vị phụ thuộc, các văn phòng đại diện

 Các nhà máy may dệt kim

 Năng lực sản xuất : 8.000.000 sản phẩm / năm

- Áo Poloshirt, T.shirt, Hi-neck, quần áo thể thao, quần áo ngủ…cho người lớn và trẻ em.

 Nhà máy may dệt thoi

 Năng lực sản xuất : 1.500.000 sản phẩm /năm.

- Quần Jean, Áo Denim, Quần Khaki, Váy…cho người lớn và trẻ em.

 Trung tâm dệt kim Phố NốI

- Vải dệt kim thông thường:2.800 tấn/năm.

- Vải cào bông: 500 tấn/năm.

- Vải dệt kim các loại: Single Jersy, Interlock, Rib, Pique.

- Vải dệt kim cào bông.

 Nhà máy dệt vảI Denim

 Năng lực sản xuất : 9.000.000 m/năm.

Vải denim các loại từ 4.5 OZ đến 14.5 OZ bao gồm vải Denim thướng, Slub denim, Fancy denim co giãn và không co giãn.

 Trung tâm cơ khí tự động hóa

- Sản xuất, chế tạo phụ tùng thiết bị dệt may.

- Sửa chữa, lắp ráp thiết bị điện tử - tự động hóa

- Sản xuất – Kinh doanh ống giấy

- Dịch vụ lắp đặt ,sửa chữa thiết bị Cơ - Điện - Nhiệt.

 Công ty CP dệt Hà Đông

 Năng lực sản xuất : 1.500 MT/năm.

- Khăn các loại có trọng lượng từ 200gr/m2 - 800gr/m2

 Công ty CP may Đông Mỹ

 Năng lực sản xuất : 1.500.000 sản phẩm/năm

 Các sản phẩm chính: Áo Poloshirt, T.shirt, Hi-neck, quần áo thể thao, quần áo ngủ…cho người lớn và trẻ em

 Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan

 Công ty SX_XNK dệt may HảI Phòng

 Siêu thị Vinatex Hà Đông

1.2.4.2 Các phòng ban trực thuộc.

- Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm nội địa

- Công tác phát triển thị trường ,mở rộng mạng lưới bán hàng

- Kế hoạch sản xuất ,tiêu thụ sản xuất dệt kim bò nội địa

- Công tác quảng cáo,hội chợ ,giới thiệu thương hiệu sản phẩm của công ty

- Công tác giao dịch,thực hiện các kế hoạch đặt hàng ,bán hàng ,hợp đồng đại lý ,hợp đồng mua bán ,giải quyết bán hàng tồn kho

- Đánh giá các đại lý trong hệ thống ,quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

- Thực hiện các qui định phòng cháy chữa cháy,an toàn và vệ sinh lao động theo kế hoạch của công ty

 Phòng kế hoạch thị trường

- Tham mưu cho giám đốc về các công tác xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất,công tác cung ứng vật tư sản xuất và quản lý vật tư sản phẩm ,công tác Markrting tiêu thụ các sản phẩm của công ty.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm theo phương hướng mục tiêu phát triển của toàn nghành ,phù hợp với năng lực sản xuất của công ty.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh hàng tháng theo định hướng của công ty và tập hợp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng ,quí ,năm.

- Triển khai công tác tiêu thụ sản phẩm sợi của công ty theo chức năng được phân công.

- Triển khai công tác gia công cơ khí ,phụ tùng cho toàn công ty.

- Tổ chức tiếp nhận các đơn hàng của khách hàng Dệt may xuất khẩu nội địa.

- Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác suất nhập khẩu

- Quản lý tài liệu gửi đến, gửi đi, nghiên cứu đánh giá thị trường ,bạn hàng vớI những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu.

- Xuất khẩu sản phẩm may DENIM và dệt kim

- Nhập khẩu nguyên liệu ,thiết bị phụ tùng nhà máy dệt may.

- Giao dịch tiếp đón , đàm phán với các đoàn khách nước ngoài liên quan tới chức năng của phòng.

- Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục về hợp dồng xuất nhập khẩu trong lĩnh vực trực tiếp phụ trách trình tổng giám đốc kí

- Theo dõi chặt chẽ các hợp đồng xuất nhập khẩu trong lĩnh vực phụ trách, giảI quyết kịp thời những thủ tục và những khiếu nại phát sinh

- Cân đối tiến độ thanh toán chung các hợp đồng xuất nhập khẩu

- Nộp báo cáo xuất nhập khẩu

 Phòng kế toán tài chính

- Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích , đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì liên tục đạt hiệu quả.

- Tổ chức công tác kế toán phù hợp với các đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu quản lý tài chính của doanh nghệp.

- Tổ chức quản lý ,hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ghi chép, tính toán ,phản ánh ,phản ánh chính xác trung thực kịp thờI đầy đủ toàn bộ tài sản và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp Chịu trách nhiệm về tính chính xác ,trung thực kịp thờI và đầy đủ của số liệu kế toán.

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ.

 Phòng kỹ thuật đầu tư

- Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác khoa học kỹ thuật đầu tư xây dựng cơ bản ,kỹ thuật an toàn lao động, định mức kinh tế kỹ thuật,lĩnh vực tin học và mạng máy tính toàn công ty

- Tổ chức xây dựng ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật ,qui trình công nghệ, phương án sử dụng nguyên liệu cho các nhà máy may.

- Giám sát các nhà máy thực hiện theo đúng các qui định các thiết bị đã ban hành.

- Tham gia nghiên cứu áp dụng công nghệ mới,sáng chế sản xuất thử các sản phẩm mới.

- Hướng dẫn theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc lập và thực hiện các kế hoạch lịch xích,tu sửa thiết bị của nhà máy.

- Xây dựng chiến lược tổng thể và lâu dài,xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm sửa chữa thiết bị ,phụ tùng.

- Tập hợp yêu cầu mua sắm phụ tùng lập kế hoạch hàng năm.

- Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ,tham gia thực hiện việc nâng bậc theo kế hoạch của công ty

- Tổng kết đánh giá công tác ,công nghệ sản xuất hàng năm,xây dựng phương hướng chiến lược năm tiếp theo

- Trực tiếp điều hành công tác xây dựng cơ bản

- GiảI quyết khiếu nại của khách hàng phụ thuộc phạm vi công nghệ sản xuất.

 Phòng tổ chức hành chính

- Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ , đào tạo đổI mới doanh nghiệp ,chế độ chính sách hành chính.

- Xây dựng các mô hình tổ chức trực thuộc công ty

- Tham mưu công tác đổI mới tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.

- tuyển chọn ,bố trí ,sắp xếp , điều chuyển , đề bạt ,bổ nhiệm ,miễn nhiệm cán bộ.

- Đánh giá ,nhận xét cán bộ thực hiện các chế độ ,chính sách liên quan dến cán bộ.

- Lập kế hoạch ,tổ chức thực hiện công tác đào tạo cán bộ công nhân viên.

- Qui hoạch , đào tạo ,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận

- Quản lý hồ sơ cán bộ và hồ sơ đào tạo của cán bộ quản lý theo phân cấp.

- Quản lý công tác hành chính pháp chế.

- Tham gia xây dựng ,chỉnh sử các văn bản thuộc hệ thống chất lượng liên quan tới hoạt động của phòng.

- Tham mưu đánh giá chất lượng nội bộ công ty

- ĐạI diện lãnh đạo về an toàn sức khoẻ ,xây dựng hệ thống để phát hiện, ngăn ngừa và giải quyết các yếu tố gây mất an toàn và không đảm bảo về sức khoẻ.

- Chịu tránh nhiệm chung về an toàn phòng cháy chữa cháy ,an toàn máy móc thiết bị ,an toàn vệ sinh lao động.

- Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho ngườI lao động

- Tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ trong lao động và trong sinh hoạt chủ động phòng chóng bệnh theo mùa ,phối hợp với trung tâm y tế quận để sử lý các ổ dịch phát hiện báo cáo kịp thời về tình hình dịch bệnh với cấp trên

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động ,vệ sinh môi trường

- Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh ,cấp phát thuốc điều trị tạI chỗ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty

- Giải quyết cấp cứu tai chỗ cho cán bộ công nhân viên trong công ty

- Kết hợp điều tri đông tây y ,châm cứu bấm huyệt tai trung tâm y tế

- Tổ chức khám sức khoẻ định kì cho cán bộ nhân viên trong công ty

- Tham mưu cho tổng giám đốc chỉ đạo tốt công tác dân số kế hoạch hoá của công ty.

 Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng

- Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác chất lượng trong toàn công ty bao gồm :Chất lượng các loại nguyên liệu đầu vào , chất lượng chế phẩm và thành phẩm của công ty.

- Quản lý giám sát hoạt động của hệ thống chất lượng trong toàn công ty

- Quản lý công tác kiểm tr đánh giá kết luận chất lượng làm thủ tục chứng nhận hàng hoá nguyên liệu nhập về công ty

- Tổ chức quản lý máy móc thiết bị dụng cụ thí nhiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm của trung tâm

- Tổ chức quản lý tài liệu kỹ thuật các qui định pháp quy pháp lệnh của nhà nước về công tác chất lượng

- Tổ chức quản lý công tác tổng hợp chất lượng phân tích nguyên nhân gây lỗi thông báo đên scác đơn vị tìm biện pháp khắc phục

- Báo cáo định kì công tác chất lượng lên cấp trên và các cơ quan hữu quan theo qui định.

Thực trạng hoạt động của công ty trong thời gian hiện nay

1.3.1 Hoạt động chung của công ty hiện nay

Bảng 1 Các chỉ tiêu tổng hợp của công ty giai đoạn 2001-1006

Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Giá trị SXCN Tr đồng 592.409 699.889 807.813 711.626 810.216 1.032.325

Thu Tr đồng 556.774 667.949 866.071 1.037.257 1.351.693 1.712.237 Lợi nhuận Tr đồng 1.446 2.007 3.200 14.229 7.761 9.321.235 Kim ngạch

NK USD 11.225.000 13.315.427 14.051.479 22.443.298 23.667.250 25.897.085 Lao động bình quân năm ngườI 4.625 4.805 5.247 4.940 4.903 5.021 Thu nhập bình quân năm Đ/người/ tháng 1.292.000 1.350.000 1.400.000 1.560.000 1.700.000 1.860.000

Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường công ty Hanosimex

Theo bảng các chỉ tiêu tổng hợp có thể thấy được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm:

- Giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp năm 2001 đạt 592.409 triệu đồng , năm 2002 đạt 699.899 triệu đồng ,năm 2003 đạt 807.813 triệu đồng,năm 2004 đạt 711.626 triệu đồng ,năm 2005 đạt 810.216 triệu đồng,năm

2006 đạt 1.032.325 triệu đồng.Biến động qua các năm lần lượt là: 2002 tăng 107.490 triệu đồng tương ứng tăng 18,14% so với năm 2001, 2003 tăng 107.914 triệu đồng tương ứng vớI 15,42% so với năm 2002 , 2004 giảm 96.187 triệu đồng tương ứng giảm 13,52% so với năm 2003 , 2005 giá trị sản xuất lại tăng 98.590 triệu đồng tương ứng tăng 12,17% so với năm 2004 ,năm 2006 giá trị sản xuất lạI tiếp tục tăng 222.109 triệu đồng tương ứng vớI 27,41 % so vớI năm 2005.Năm 2004 giá trị sản lượng công nghiệp công ty giảm do công ty đang tiến hành nâng cấp mở rộng sản xuất bằng các hoạt động xây dựng thêm các nhà máy và lắp đạt các dây chuyền sản xuất Đồng thời đây cũng là giai đoạn doanh nghiệp tiến hành tổ chức sắp xếp lại về tổ chức.Ngoài ra đây cũng là giai đoạn chuyển đổi sản xuất các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Đến các năm tiếp theo giá trị sản xuất của doanh nghiệp đã tăng đều.

- Về doanh thu năm 2001 đạt 556.774 triệu đồng ;năm 2002 đạt 667.949 triệu đồng ; 2003 đạt 866.071 triệu đồng ; 2004 đạt 1.037.257 triệu đồng ; 2005 đạt 1.351.693 triệu đồng ; 2006 đạt 1.512.237 triệu đồng.Như vậy ta thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng liên tục qua các năm.Năm 2002 tăng 111.175 triệu đồng tương ứng với 19,97 % so vớI năm 2001;năm 2003 doanh thu tăng 198.122 triệu đồng tương ứng với 29,66 % so với năm 2002 ; năm 2004 doanh thu tăng 171.186 triệu đồng tương ứng với 19,77 % so với năm 2003 ;năm 2005 doanh thu tăng 314.436 triệu đồng tương ứng với 30,31 % so với năm 2004 ;năm 2006 doanh thu tăng 360.544 triệu đồng tương ứng vớI 26,67 % so vớI năm

2005 Năm 2004 giá trị sản xuất giảm so với năm 2003 vì đây là thờI kì doanh nghiệp đã có các hoạt động kinh doanh hợp lý trong giai đoạn sắp xếp và tổ chức lại doanh nghiệp.

- Về kim ngạch xuất nhập khẩu , nhìn vào bảng số liệu tổng hợp ta có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh trong giai đoạn 2001-2005 , năm

2001 nhập khẩu đạt 11.225.000 USD , xuất khẩu đạt 16.797.527 USD ; năm

2002 nhập khẩu đạt 13.315.427 USD , xuất khẩu đạt 23.540.651 USD ; năm

2003 nhập khẩu đạt 14.051.479 USD , xuất khẩu đạt 28.587.028 USD ; năm

2004 nhập khẩu đạt 22.443.298 USD , xuất khẩu đạt 26.571.365 USD ; năm

2005 nhập khẩu đạt 23.667.250 USD , xuất khẩu đạt 35.319.768 USD ; năm

2006 nhập khẩu đạt 25.897.085 USD , xuất khẩu đạt 39.470.102 USD Kết quả trên phản ánh sự mở rộng hoạt động về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Chỉ sau 5 năm giá trị nhập khẩu đã tăng gấp 2,3 lần (năm 2001 mới đạt11.225.000 USD , đến năm 2006 đã đạt được 25.897.085 USD ) ; giá trị xuất khẩu cũng tăng lên gấp 2,35 lần (năm 2001 mớI chỉ đạt 16.797.527 USD , đến năm 2006 đã đạt 39.470.102 USD).Các chỉ số cụ thể sẽ được phân tích kĩ hơn ở phần tiếp theo.

- Về lao động bình quân năm ; do các công ty thành viên đã đi vào hoạt động sản xuất ổn định nên lao động biến động không đáng kể dao động ở mức

4625 người đến 5247 người (4627 người /năm 2001; 4805 người /năm 2002;

5247 người /năm 2003; 4940 người /năm 2004; 4903 người /năm 2005; 5021 ngườI /năm 2006)

- Về thu nhập bình quân của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện đáng kể , đời sống người lao động từng bước được nâng cao , lương bình quân tăng cùng nhịp độ phát triển của công ty.thu nhập bình quân năm 2001 là: 1.292.000 đồng /người /năm; thu nhập bình quân năm 2002 là: 1.350.000 đồng /người /năm; thu nhập bình quân năm 2003 là: 1.400.000 đồng /người /năm; thu nhập bình quân năm 2004 là: 1.560.000 đồng /người /năm; thu nhập bình quân năm

2005 là: 1.700.000 đồng /người /năm; thu nhập bình quân năm 2006 là: 1.860.000 đồng/người/năm

- Về tổng thể chung hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả thể hiện qua sự tăng trưởng đều đặn hàng năm của tất cả các chỉ tiêu hiệu quả như : giá trị sản xuất công nghiệp , doanh thu ,lợi nhuận , hoạt động xuất khẩu ,lương bình quân của cán bộ công nhân viên

1.3.2 Hiện trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty

Hoạt động xuất khẩu của công ty là hoạt động mang lạI nguồn thu chính cho doanh nghiệp.Các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp luôn mang lạI các nguồn thu chủ yếu trong doanh thu của doanh nghiệp,có tác dụng quyết định cho việc mở a Hoạt động xuất khẩu theo thị trường

Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường

Nguồn :Phòng xuất nhập khẩu công ty Hanosimex

Theo bảng số liệu trên ta thấy :

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp là thị trường Bắc MĨ (Hoa Kì, Mêhicô , Canađa) Xuất khẩu vào thị trường Bắc Mĩ năm 2003 đạt 17.474.399,45 USD chiếm 61,11% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Năm 2004 đạt 14.532.985,32 USD chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.Năm 2005 đạt 17.780.903,94 USD chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của công ty Năm 2006 đạt 17.987.382,33 USD chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu của công ty Như vậy ta thấy trong năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của công ty có giảm sút 2.015.662,9 USD so với năm 2003 do một số lý do như công ty đang cơ cấu tổ chức lại sản xuất , ngoài ra do việc hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì đang gặp nhiều khó khăn do các rào cản của Hoa Kì với hàng dệt may Việt Nam.Tuy nhiên sang tới năm 2006 công ty đã phục hồi sản lượng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì tăng kim ngạch xuất khẩu thị vào thị trường này vượt không chỉ năm 2005 ,mà còn vượt năm 2004 đạt 17.987.382,33 USD Điều này cho thấy công ty đã bước đầu vượt qua khó khăn khi thâm nhập vào thị trường khó tính này.

- Thị trường xuất khẩu thứ hai của công ty là các nước ở Đông Á như Nhật Bản , Đài Loan , Hàn Quốc …Đây là các thị trường mang tính truyền thống của công ty Đây là các thị trường mà công ty đã khẳng định được thương hiệu về uy tín và chất lượng.Kim ngạch thị trường này tăng trưởng bền vững và đều đặn qua các năm.Năm 2003 công ty xuất vào thị trường này đạt kim ngạch 8.439.069,06 USD.Năm 2004 công ty xuất vào thị trường này đạt kim ngạch 9.203.094,99 USD.Năm 2005 công ty xuất vào thị trường này đạt kim ngạch 14.586.640,38 USD.Xuất khẩu năm 2004 tăng là 764.025,93 USD so với năm 2003 ,năm 2005 lại tiếp tục tăng 5.383.545,39 USD so với năm 2004 Đặc biệt năm 2005 là năm xuất khẩu tăng đột biến so với các năm trước tăng tới 58,5 % so với năm 2004 và lượng tăng này cũng chiếm 62% lượng tăng xuất khẩu so với năm 2004,chiếm tới 15,24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2005 Năm 2006 đến 16.194.593,25 USD, có được kết quả này là do trong năm 2006 doanh ghiệp đã mở rộng thị trường hoạt động tạI các nước như Đài Loan ,Hàn Quốc Ta thấy đây là thị trường truyền thống nơi doanh nghiệp cần tiếp tục củng cố và phát triển trên các thị trường này.

- Thị trường Châu Âu cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty.Mặc dù giá trị xuất không bằng các thị trường chính của công ty nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của công ty.Năm 2003 doanh nghiệp đã xuất sang thị trường này một khối lượng hàng hoá đạt giá trị không nhỏ 2.425.613,38 USD, năm 2004 đạt 2.280.288,15 USD, năm 2005 đạt2.714.843,04 USD, năm 2006 đạt 4.732.952,07 USD Đây là một con số không nhỏ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty,góp phần làm tăng doanh thu trong hoạt động kinh doanh của công ty.

- Các thị trường khác như thị trường Châu Phi,Châu Mĩ Latinh cũng đóng góp một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, khu vực này năm 2003 đạt mức 247.945,66 USD ; năm 2004 đạt mức 554.996,19 USD ; năm 2005 đạt mức 237.380,57 USD, năm 2006 đạt 555.174,25 USD. b Hoạt động xuất khẩu theo mặt hàng :

Bảng 3 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng

Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu công ty Hanosimex

Qua bảng xuất khẩu theo mặt hàng ta thấy :

Mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của công ty là quần áo dệt kim Đây là mặt hàng xuất khẩu có giá trị xuất khẩu luôn đóng góp phần quan trọng nhất trong hoạt động xuất khẩu của công ty.Năm 2003 giá trị xuất của mặt hàng này đạt 18.151.560,49 USD chiếm tỷ trọng 63,5% kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2004 giá trị xuất đạt 14.478.353,81 USD chiếm tỷ trọng 54,49% kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2005 giá trị xuất đạt 17.550.891,66 USD chiếm tỷ trọng 49,69% kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2006 giá trị xuất đạt 18.107.669,49 USD chiếm tỷ trọng 45,88% tổng giá trị xuất khẩu trong năm.Mặc dù ta thấy có sự giảm sút về cả giá trị xuất và tỷ trọng của nó trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của công ty nhưng quần áo dệt kim hiện vẫn đang là mặt hàng thế mạnh của công ty và chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất xuất khẩu của công ty.

Đặc điểm nhóm nguyên liệu bông xơ sợi và hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu này của công ty

2.1.1 Đặc điểm của nhóm nguyên liệu bông xơ a Đặc điểm của bông nguyên liệu.

Bông là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất sợi của công ty.Hiện nay công ty Dệt may Hà Nội chủ yếu nhập ba loại bông chính là bông cấp 1, bông cấp 2, bông cấp 3.Sau đây là một số đặc điểm kĩ thuật của bông cấp 1, cấp 2 ,cấp 3.

- Bông cấp 1. Độ dài sợi bông 1-1/8 “ Độ nén tối thiểu trên 1 inch 88,000

Bông sợi ngắn ( 70% Độ hụt ( giá trị tiêu chuẩn – 0.02) Độ hút nước 0.4

Polyeste ,Visco thuộc họ xơ tổng hợp, do trong phân tử có cấu trúc vùng vi tinh thể rất cao và có rất ít thành phần tạp chất, nên các lực liên kết phân tử bền hơn, tạo cho chỉ, sợi có độ bền kéo đứt, độ dãn cao, độ bền ma sát cao, bền vững với ánh sáng và trong môi trường nước, độ hút ẩm kém (độ ẩm = 0,4%) rất phù hợp may các loại vải kỹ thuật tráng phủ Bên cạnh đó, do mặt cắt ngang tròn nên chỉ , sợi làm từ xơ Polyester còn có ưu điểm về ngoại quan: độ bóng cao, độ đồng đều

2.1.2 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu bông xơ của công ty

Công ty Dệt may Hà Nội khởi đầu là nhà máy Sợi Hà Nội chuyên sản xuất các loại sợi các loại do dó doanh nghiệp đã có truyền thống và kinh nghiệm lâu năm trong việc tổ chức các hoạt động nhập khẩu bông xơ nguyên liệu nhằm phục vụ hoạt động sản xuất các loại sợi của doanh nghiệp.Từ chỗ thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu từ Đông Âu đến nay doanh nghiệp đã có quan hệ với các nhà cung cấp bông ở khắp nơi trên thế giới như Mĩ , EU, Thụy Sĩ ,các nước Trung Á, các nước Châu Phi

Hoạt động nhập khẩu bông xơ của công ty hoàn toàn phục vụ mục đính cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất Đặc điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất của công ty là sự khép kín trong quá trình sản xuất từ khâu sản xuất nguyên liệu đầu vào của quá trình may tới việc hoàn thiện các sản phẩm may.Do đó hoạt động sản xuất nguyên liệu may như sợi ,vải có vai trò quan trọng giúp công ty chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất,giảm giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm may xuất khẩu của công ty.Các sản phẩm chủ lực của công ty hiện nay là các mặt hàng sợi , các sản phẩm vải và các sản phẩm may mặc từ vải dệt kim ,vải denim.Do đó hoạt động nhập khẩu bông xơ của công ty có vai trò là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động sản xuất Đặc điểm chủ yếu trong hoạt động nhập khẩu bông ,xơ nguyên liệu của công ty là sự phụ thuộc hoàn toàn theo các kế hoạch sản xuất năm của công ty và các đơn vị thành viên.Do đó quá trình nhập khẩu bông ,xơ nguyên liệu được tiến hành thường xuyên với khối lượng nhập khẩu lớn về khối lượng và giá trị nhập khẩu.Nhập khẩu thường được tiến hành bằng các giao dịch có kì hạn và tiến hành trong một khoảng thời gian ổn định và lâu dài.

Hoạt động nhập khẩu bông luôn được tiến hành với khối lượng lớn nên việc vận chuyển bông, xơ nhập khẩu chủ yếu được tiến hành bằng đường biển,Quá trình vận chuyển này thông thường do bên bán chịu trách nhiệm chuyển hàng hoá tới các cảng đến được công ty chỉ định.Còn việc vận chuyển từ cảng tới để tới các đơn vị sản xuất ,các kho bãi của công ty thuộc về trách nhiệm của công ty.

Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu bông xơ của công ty

2.2.1 Nhân tố chủ quan b Các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.Công ty dệt may Hà Nội cũng như các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khác luôn lập nên các kế hoạch kinh doanh hàng năm nhằm kế hoạch hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Tất cả các hoạt động của công ty trong đó có hoạt động nhập khẩu bông ,xơ đều được lên kế hoạch theo từng năm.Kế hoạch sản xuất năm của công ty do phòng kế hoạch thị trường lập ra dựa trên khả năng sản xuất của các đơn vị thành viên trong công ty và căn cứ vào việc thực hiện các kế hoạch đề ra của năm trước.Kế hoạch sản xuất được ban giám đốc thông qua và được các phòng kế hoạch thị trường ,phòng xuất nhập khẩu,trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng,các nhà máy dệt tổ chức thực hiện.Ngoài ra phòng kế hoạch thị trường còn dựa trên một số các hợp đồng phát sinh trong năm để lên kế hoạch nhập khẩu thêm bông xơ nhằm phục vụ hoạt động sản xuất của các đơn vị theo các đơn hàng mới. c Nhu cầu dự trữ ,cơ sở vật chất phục vụ cho dự trữ nguyên liệu bông ,xơ của doanh nghiệp.

Là một đơn vị sản xuất doanh nghiệp luôn phải dự trữ một khối lượng nguyên liệu lớn cho hoạt động sản xuất.Chính vì vậy công ty Dệt may Hà Nội luôn thường phải duy trì lượng lớn bông xơ dự trữ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Do lượng tiêu thụ trong sản xuất của các đơn vị thành viên khá lớn nên đòi hỏi công tác tổ chức dự trữ phải được tiến hành tốt nhằm đảm bảo hoạt nguyên liệu cho hoạt động sản xuất nâng cao được hiệu quả sử dụng thiết bị máy móc ,và đảm bảo sản xuất sợi ,vải và các loại nguyên liệu khác phục vụ cho các hoạt động may xuất khẩu tại các đơn vị thành viên của công ty.

Bông ,xơ nguyên liệu thường được dự trữ với khối lượng lớn và có các đặc tính chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu , độ ẩm không khí, dễ cháy.Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu dự trữ bông xơ nguyên liệu đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống kho bãi tốt đáp ứng các nhu cầu dự trữ vớI số lượng lớn,và đảm bảo các điều kiện bảo quản chất lượng bông ,xơ. d Bộ máy quản lý ,trình độ cán bộ phụ trách hoạt động nhập khẩu.

Trong điều kiện kinh tếthị trường hiện nay,việc nhập khẩu bị ảnh hưởng nhiều bởI yếu tố bộ máy quản lý của quá trình nhập khẩu.Việc ra quyết định nhập khẩu không kịp thờI từ các cấp lãnh đạo quản lý của một bộ máy quản lý kồng kềnh nhiều cấp sẽ làm cho doanh nghiệp gánh chịu các thiệt hại nặng nề nhất là trong điều kiện thị trường bông ,xơ thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

Vấn đề trình độ nghiệp vụ của các cán bộ phụ trách hoạt động nhập khẩu cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu bông, xơ của công ty.Do đặc thù của hoạt động nhập khẩu bông xơ là khối lượng nhập khẩu và giá trị nhập khẩu lớn nên đòi hỏi trình độ của cán bộ phụ trách phải đáp ứng được các nhu cầu phụ vụ cho hoạt động nhập khẩu này.Bất kì một sai sót nào của cán bộ phụ trách quá trình nhập khẩu cũng sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu các tổn thất không nhỏ e Khả năng tài chính,uy tín của công ty trong hoạt động nhập khẩu.

Việc nhập khẩu bông,xơ luôn đòi hỏi phải có một khối lượng vốn lớn sự đảm bảo tài chính chắc chắn để có thể tiến hành giao dịch với các đối tác nước ngoài,do đó khả năng tài chính của doanh nghiệp đóng một vai trò quyết định trong hoạt động nhập khẩu bông xơ.Nếu doanh nghiệp có quan hệ tốt với các hệ ngân hàng ,có uy tín trong vấn đề tài chính với các ngân hàng sẽ là một thuận lợi lớn, là một sự ủng hộ và đảm bảo chắc chắn trong quá trình giao dịch với các đối tác nước ngoài

2.2.2 Nhân tố khách quan a Các nhân tố trong nước ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu bông, xơ

* Chính sách phát triển nguyên liệu trong nước của chính phủ

Năm năm trước, Chính phủ đặt ra mục tiêu năm 2005 cả nước sẽ có 115.000 héc ta bông vải, đạt sản lượng 80.000 tấn bông xơ để đáp ứng 50% nhu cầu trong nước và đến năm 2010, phát triển 230.000 héc ta bông vải, cung cấp 70% nhu cầu bông xơ trong nước Tuy nhiên, theo Hiệp hội Bông vải Việt Nam, thực tế mục tiêu không thực hiện được do diện tích và sản lượng bông vải trong nước không những không tăng mà còn giảm dần, trong khi nhu cầu bông xơ cho công nghiệp dệt lại tăng mạnh Công ty Dệt may Hà Nội không thể tìm kiếm các nguồn cung trong nước do đó phảI tìm kiếm các nguồn cung cấp bông xơ nguyên liệu bằng việc nhập khẩu nhóm nguyên liệu trên từ nước ngoài.Do đó có thể thấy các chính sách định hướng phát triển về nguyên liệu ngành dệt may của chính phủ là nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm dệt may và điều này cũng ảnh hưởng tới các vấn đề như thuế nhập khẩu làm tăng chi phí nhập khẩu bông xơ nguyên liệu,qui định hạn ngạch nhằm bảo trợ ngành trồng bông trong nước

* Khả năng cung cấp bông xơ trong nước còn hạn chế

Ngành dệt may nước ta hiện là một trong những ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong hơn năm năm qua từ năm 2002 đến năm 2006, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đầu tư hơn 2 tỉ đô la Mỹ chủ yếu cho ngành dệt, kéo sợi và phụ liệu Formosa của Đài Loan hiện là nhà sản xuất vải, sợi lớn nhất, với dự án trên 450 triệu đô la Mỹ ở tỉnh Đồng Nai Tuy lượng vốn đầu tư nhiều nhưng hiện nay năng lực sản xuất về nguyên phụ liệu may trong nước vẫn không theo kịp nhu cầu thị trường, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu vải và các loại nguyên phụ liệu như bông ,sợi, hoá chất thuốc nhuộm ngày càng tăng.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2006 Việt Nam nhập khẩu gần 5 tỉ đô la Mỹ vải, sợi, bông và các loại phụ liệu khác, gấp đôi so với năm năm trước đó Trong khi nhập khẩu phụ liệu bắt đầu có chiều hướng giảm nhờ sản xuất trong nước phát triển thì sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp vải ,bông ,xơ nguyên liệu ở nước ngoài lại đang tăng lên, đạt xấp xỉ 3 tỉ đô la

Mỹ vào 2005, gấp 3,5 lần mức nhập khẩu của năm 2001.Trong điều kiện như vậy ,công ty Dệt May Hà Nội mỗi năm phảI nhập hàng triệu USD để đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình.Do đó trong thời gian tới việc nhập nguyên liệu bông xơ còn tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với công ty dệt may Hà Nội và toàn ngành dệt may nước ta

* Hệ thống ngân hàng tài chính,hệ thống giao thông vận tải, kho ngoại quan

Hiện nay hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển quan trọng.Trong giai đoạn cuối năm 2006 đầu năm 2007 hàng loạt các ngân hàng đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm tăng nguồn vốn pháp định của mình để phù hợp với các qui định của nhà nước và để đáp ứng tình hình mới khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO sẽ phải chịu nhiều cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài.Bên cạnh quá trình huy động vốn là sự mở rộng các chi nhánh và tăng các dịch vụ cung cấp cho các đốI tượng khách hàng.Nhờ các yếu tố trên mà các doanh nghiệp nhập khẩu đang ngày càng được cung cấp nhiều dịch vụ tốt từ ngân hàng trong các vụ giao dịch.

Trong những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ViệtNam ngày càng mở rộng và phát triển , đặc biệt là hệ thống các cảng biển đang được xây dựng và mở rộng trên cơ sở các cảng cũ.Nhờ đó có thể nâng cao khả năng tiếp nhận các chuyến giao hàng lớn bằng đường biển.Bên cạnh đó hệ thống kho ngoại quan hiện nay có thể cung cấp các bãi chứa hàng có qui mô lớn và dài ngày Tất cả các yếu tố hạ tầng trên đang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của đơn vị

2.2.3 Vấn đề thông tin trong giao dịch quốc tế

Hiện nay hệ thống thông tin toàn cầu ngày càng phát triển.Các nhà kinh doanhquốc tế có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin về hàng hoá và nhu cầu một cách nhanh chóng và dễ dàng.Các thông tin về giá cả, về nguồn cung cấp của hàng hoá được các công ty truyền thông ,các sở giao dịch ,sàn giao dịch …cung cấp nhanh chóng và cập nhật chính xác theo từng phút.Nhờ đó các doanh nghiệp đã có được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả trong các giao dịch quốc tế.

Giá cả chung của thị trường thế giới

Giá bông trên thế giới hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào một số yếu tố như nguồn cung sản lượng theo các niên vụ của các nước xuất khẩu bông như Trung Quốc,Mĩ, Ấn Độ, Astrallia, các nước Châu Phi , nhu cầu về bông trên thế giới và lượng dữ trữ bông của các nước nhập khẩu. a Sản lượng bông theo vụ của các nước xuất khẩu chính.

Hiện nay các nước sản xuất bông chủ yếu trên thế giới là Trung Quốc,Mĩ, Astrallia, Ấn Độ , các nước Châu Phi Đây là các nước có diện tích trông bông lớn và ngày càng mở rộng Tuy nhiên cây bông bị tác động nhiều bởi các yếu tố về thời tiết và sản lượng bông thu được thường không ổn định tạo nên sự không ổn định trong giá bông thế giới Mặc dù các nước xuất khẩu bông thường có các kho dự trữ xuất khẩu bông nhưng lượng bông dự trữ thường chỉ có tác động tạm thời và duy trì bù đắp lượng bông mang tính chất tạm thời và cũng không thể làm giảm sức ép về giá bông trên thị trường thế giới vào những thời điểm nguồn cung thế giới giảm sút.

Bảng 5 Thống kê và dự báo bông thế giới và bông Mĩ tháng 3/2007 ĐVT : triệu kiện (480lb/kiện)

Niên vụ Tổng sản lượng Tổng cung Mậu dịch Tiêu thụ Dự trữ Thế giớI

Số liệu từ www.agtex.com.vn b Nhu cầu nhập khẩu của các nước lớn.

Mặc dù Trung Quốc là nước sản xuất sản lượng bông nhưng cũng lại là nước có lượng nhập khẩu bông hàng đầu thế giới.Trung Quốc hiện đang chiếm khoảng 50% lượng giao dịch bông và 30% nhu cầu bông trên toàn cầu,vì vậy bất kì động thái nào về cầu của nước có nền sản xuất dệt may lớn nhất thế giới này cũng có ảnh hưởng tới giá bông trên thế giới Đồng thời là sự hội nhập vào nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển mà tại các nước này may mặc hiện đang đóng một vai trò không nhỏ trong nền kinh tế là nhu cầu nhập khẩu bông tăng lên nhanh chóng.Hiện nay dù diện tích trồng bông của các nước sản xuất bông không ngừng tăng lên song vẫn ở mức thấp hơn sự tăng trưởng về nhu cầu nhập khẩu cho sản xuất hàng dệt may của các nước đang phát triển và nhu cầu dự trữ bông của các nước lớn như Trung Quốc ,Mĩ ,EU do đó giá bông trên thị trường thế giới hiện ngày càng có xu hướng tăng Ngành dệt may của Trung Quốc bất chấp việc đồng nhân dân tệ tăng giá và chi phí nguyên liệu tăng, ngành dệt mayTrung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng xuất khẩu từ 15-20% trong năm 2006.PhóCục trưởng Cục ngoại thương – Bộ Thương mại Trung Quốc Sun Jiwen cho biết như vậy trong cuộc họp bàn tròn về dệt may Trung Quốc tại Bắc Kinh gần đây. Trong năm 2006, xuất khẩu dệt may TQ đạt 174 tỉ USD, tăng 25% so với năm

2005 Nếu nền kinh tế thế giới tiếp tục ổn định và thu nhập nội địa tăng thì ngành dệt may Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng 2 con số.Do đó nhu cầu nhập khẩu bông xơ của Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới Điều này sẽ tiếp tục là nhân tố góp phần làm giá bông thế giới có xu hướng tăng trong thời gian tới

Thực trạng hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu bông xơ của Cty

2.4.1 Hoạt động nhập khẩu theo mặt hàng :

Bảng 6 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng

Bông xơ thiên nhiên US

Phụ tùng & thiết bị US

Nguyên phụ liệu may US

Nguồn :Phòng xuất nhập khẩu công ty Hanosimex

Bông xơ thiên nhiên là các nguyên liệu để phụ vụ hoạt động sản xuất sợi của công ty Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may và là một trong các mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất của công ty.Năm 2003 công ty nhập lượng hàng trị giá 5.056.260,10 USD tương ứng với 35,98% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp Năm 2004 công ty nhập lượng hàng trị giá 9.547.728,63 USD tương ứng với 42,54% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp Năm 2005 công ty nhập lượng hàng trị giá 6.087.094,62 USD tương ứng USSI 25,72% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp.Mặt hàng bông xơ thiên nhiên luôn có kim ngạch nhập khẩu cao nhất vì đây là mặt hàng có tính chiến lược trong hoạt động sản xuất của công ty.Do đó nên mặc dù biến động qua các năm là lớn ( năm 2004 nhập tăng so với 2003 là 4.491468,53 USD, năm 2005 nhập giảm là 3.460.634,01 USD so với 2004.) nhưng mặt hàng này vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của công ty và tăng đến năm 2006 đạt 9.648.615,31USD.

Mặt hàng nhập khẩu thường chiếm tỷ trọng cao thứ hai của công ty là Xơ

PE Visco Cũng giống như bông xơ thiên nhiên , xơ PE Visco cũng là một nguyên liệu để sản xuất các loại sợi, phục vụ hoạt động sản xuất cảu nhà máy sợi trong công ty.Năm 2003 giá trị nhập là 3.695.084,29 USD chiếm 26,3% kim ngạch nhập khẩu của năm.Năm 2004 giá trị nhập là 6.544.874,31 USD chiếm 29,16% kim ngạch nhập khẩu của năm.Năm 2005 giá trị nhập là 5.400.121,93 USD chiếm 22,81% kim ngạch nhập khẩu của năm Năm 2006 giá trị nhập là 7.871.664,40 Nhìn bảng ta thấy năm 2006 giá trị nhập của xơ PE Visco chỉ đứng thứ 3 sau phụ tùng ,thiết bị.Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2006 doanh nghiệp đang tiến hành tổ chức lại hoạt động sản xuất sắp xếp và mở rộng hoạt động sản xuất.Trong dài hạn việc nhập xơ PE Visco là hoạt động quan trọng đối với quá trình sản xuất của nhà mày sợi,và nhà máy dệt do đó hoạt động nhập nguyên liệu này sẽ tiếp tục phát triển.

Mặt hàng đứng thứ ba trong các mặt hàng nhập khẩu của công ty là nguyên phụ liệu may Đây là loại hàng cần thiết cho quá trình hoàn thiện thành phẩm quần áo.Do đó đây là mặt hàng nhập rất được công ty chú trọng do nó làm tăng giá trị và chất lượng cho các loại thành phẩm phục vụ xuất khẩu của công ty Năm 2003 công ty nhập 2.224.475.02 USD mặt hàng này chiếm 15,83 % kim ngạch nhập khẩu năm Năm 2004 công ty nhập 3.406.561.63 USD mặt hàng này chiếm 15,19 % kim ngạch nhập khẩu năm Năm 2005 công ty nhập 4.302.655.53 USD mặt hàng này chiếm 18,18 % kim ngạch nhập khẩu năm Giá trị nhập của mặt hàng này ngày càng tăng thể hiện sự mở rộng trong hoạt động sản xuất của công ty.Năm 2004 giá trị nhập mặt hàng này tăng là 1.182.086,61 USD tương ứng tăng 53,14% so với giá trị nhập năm 2003 Năm 2005 giá trị nhập mặt hàng này tăng là 896.093,9 USD tương ứng tăng 26,3% so với giá trị nhập năm 2004. Năm 2006 giá trị này tiếp tục tăng đến 5.757.905,38 USD.

Hoá chất thuốc nhuộm là một mặt hàng được công ty nhập thường xuyên ở mức độ ổn định với độ biến động về giá trị là tương đương nhau qua 4 năm

2003, 2004, 2005, 2006.Mức biến động về nhập khẩu của mặt hàng này không lớn.Năm 2003 giá trị nhập về hoá chất thuốc nhuộm của công ty là 1.926.596,96 USD tương ứng là 13,71 % kim ngạch nhập khẩu của năm Năm 2004 giá trị nhập về hoá chất thuốc nhuộm của công ty là 1.863.263.84 USD tương ứng là 8,3 % kim ngạch nhập khẩu của năm Năm 2003 giá trị nhập về hoá chất thuốc nhuộm của công ty là 1.933.766,36 USD tương ứng là 8,17 % kim ngạch nhập khẩu của năm.Do đây là mặt hàng cần thiết cho việc sản xuất các loại vải mẫu để phục vụ may xuất khẩu nên là một mặt hàng không thể thiếu cho hoạt động sản xuất cảu doanh nghiệp và là một trong các yếu tố đầu vào đóng vai trò quyết định cho hoạt đọng sản xuất của công ty.Việc nhập khẩu hoá chất thuốc nhuộm là yếu tố quyết định tới chất lượng các loại sản phẩm của công ty như mầu vải ,chất lượng vải thành phẩm , ảnh hưởng tới hoạt động chào hàng của công ty đối với khách hàng trong và ngoài nước.

Hoạt động nhập khẩu các phụ tùng và thiết bị là hoạt động không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất đặc biệt là trong ngành may mặc.Hoạt động nhập khẩu này có mục đính là nhằm thay thế các chi tiết ,thiết bị đảm bảo cho việc sản xuất được liên tục, không bị gián đoạn.Hoạt động nhập phải được tiến hành thường xuyên ,nhằm thay thế hoặc bổ sung kịp thời các hỏng hóc hay thiếu hụt về máy móc và thiết bị trong quá trình sản xuất.Năm 2003 công ty nhập khẩu 958.823,04 USD phụ tùng thiết bị.Năm 2004 công ty nhập 657.907,18 USD phụ tùng thiết bị.Năm 2005 công ty nhập 5.534.583,75 USD phụ tùng thiết bị Như vậy trong 2 năm 2003,2004 giá trị nhập khẩu về phụ tùng thiết bị chỉ chiếm 6,82%(2003) và 2,93% (2004) thì tới năm 2005 giá trị nhập thiết bị tăng đột ngột lên tới 5.534.583,75 USD chiếm 23,28% giá trị nhập khẩu năm 2005 Năm 2006 giá trị nhập khẩu thiết bị, phụ tùng này đạt 884.620,41 USSD.Nguyên nhân của hiện tượng này là công ty đang trong thời kì mở rộng sản xuất , mua sắm trang bị thêm các chuyền may cho các công ty,nhà máy thành viên Đây cũng là việc làm tất yếu nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của công ty trong thời kì mới.

Ngoài ra công ty cũng thực hiện nhập khẩu một số loại sợi mà công ty và trong nước không thể sản xuất được nhằm phục vụ các đơn hàng xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng.Năm 2003 doanh nghiệp nhập 190.240,08 USD sợi các loại chiếm 1,35% kim ngạch nhập khẩu của năm Năm 2004 doanh nghiệp nhập 422.962,43 USD sợI các loạI chiếm 1,89% kim ngạch nhập khẩu của năm Năm

2005 doanh nghiệp nhập 409.017,70 USD sợi các loại chiếm 1,73% kim ngạch nhập khẩu của năm.Hoạt động nhập khẩu này là nguồn bổ sung lớn cho công ty phục vụ quá trình đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp trong giai đoạn mới.

2.4.2 Kim ngạch nhập khẩu của nhóm nguyên liệu bông xơ a Hoạt động nhập khẩu bông nguyên liệu.

Bảng 7 Kim ngạch nhập khẩu bông trong giai đoạn 2003-2006 ĐVT: USD

Kim ngạch nhập khẩu bông nguyên liệu

Kim ngạch nhập khẩu nhóm bông xơ

100% Nguồn :P.XNK công ty Hanosimex Bông thiên nhiên đóng vai nguyên liệu để phục vụ hoạt động sản xuất sợi của công ty Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may và là một trong các mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất của công ty.Năm 2003 công ty nhập lượng bông trị giá 5.056.260,10 USD tương ứng với 57,78% trong kim ngạch nhập khẩu nhóm nguyên liệu bông xơ của doanh nghiệp Năm 2004 công ty nhập lượng bông trị giá 9.547.728,63 USD tương ứng với 59.33% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp Năm 2005 công ty nhập lượng bông trị giá 6.087.094,62 USD tương ứng với 52.99% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp.Năm 2006 giá trị nhập bông của công ty đạt mức cao nhất 9,648,615.31 USD chiếm 55.07% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty.Mặt hàng bông xơ thiên nhiên luôn có kim ngạch nhập khẩu cao vì đây là mặt hàng có tính chiến lược trong hoạt động sản xuất của công ty.Do đó nên mặc dù biến động qua các năm là lớn ( năm 2004 nhập tăng so với 2003 là 4.491468,53 USD,năm 2005 nhập giảm là 3.460.634,01 USD so với 2004,năm 2006 nhập tăng so với năm 2005 là 3.561.520,69 USD cao hơn 2004 là 100.886,67USD) nhưng mặt hàng này vẫn có tỉ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của công ty. b Hoạt động nhập khẩu xơ nguyên liệu.

Bảng 8 : Kim ngạch nhập khẩu xơ trong giai đoạn 2003-2006 ĐVT: USD

Kim ngạch nhập khẩu xơ nguyên liệu

Kim ngạch nhập khẩu nhóm bông xơ

Nguồn từ P.XNK công ty Hanosimex

Mặt hàng nhập khẩu thường chiếm tỷ trọng cao thứ hai của công ty là Xơ

PE Visco Cũng giống như bông xơ thiên nhiên , xơ PE Visco cũng là một nguyên liệu để sản xuất các loại sợi , phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy sợi trong công ty.Năm 2003 giá trị nhập là 3.695.084,29 USD chiếm 42,22% kim ngạch nhập khẩu của năm.Năm 2004 giá trị nhập là 6.544.874,31 USD chiếm 40,67% kim ngạch nhập khẩu của năm.Năm 2005 giá trị nhập là 5.400.121,93 USD chiếm 47,01% kim ngạch nhập khẩu của năm.Nhìn bảng ta thấy năm 2005 giá trị nhập của xơ PE Visco giảm xuống so với năm 2004.Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2005 doanh nghiệp đang tiến hành tổ chức lại hoạt động sản xuất sắp xếp và mở rộng hoạt động sản xuất Đồng thời đây cũng là thời điểm mà cá doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn trên thị trường thế giới buộc phải thu hẹp sản xuất.Tuy nhiên năm 2006 lại là năm kim ngạch nhập khẩu xơ của công ty tăng vọt và cao nhất trong các năm qua Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có những bước phát triển nhảy vọt trong hoạt động sản xuất xuất khẩu.Do đó khâu nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng cao và và đạt giá trị lớn.Kim ngạch nhập khẩu xơ đạt 7.871.664,40 USD chiếm44.93% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn công ty.Trong dài hạn việc nhập xơ PEVisco là hoạt động quan trọng đối với quá trình sản xuất của nhà mày sợi,và nhà máy dệt do đó hoạt động nhập nguyên liệu này sẽ tiếp tục phát triển.

2.4.3 Cơ cấu nhập khẩu nhóm bông xơ nguyên liệu theo chủng loại a Cơ cấu nhập khẩu bông.

Bảng 9 Cơ cấu nhập khẩu bông giai đoạn 2003-2006 ĐVT: USD

100,00% Nguồn từ P.XNK công ty Hanosimex Theo bảng số liệu trên ta thấy các cơ cấu nhập khẩu bông của công ty qua các năm như sau:

Năm 2003 cơ cấu nhập khẩu bông cấp 1 của công ty chiếm 45,91% giá trị nhập khẩu bông của công ty tương ứng vớI 2.321.220,10 USD.Bông cấp 2 đạt giá trị nhập khẩu là 2.063.215,00 USD chiếm 40,81% trong tổng giá trị nhập khẩu bông.Lượng nhập khẩu bông cấp 3 là 671.825,00 USD chiếm 13,28 %kim ngạch nhập khẩu bông của năm.

Năm 2004 cơ cấu nhập khẩu bông cấp 1 của công ty chiếm 44,58% giá trị nhập khẩu bông của công ty tương ứng vớI 4.256.365,02 USD.Bông cấp 2 đạt giá trị nhập khẩu là 4.365.255,25USD chiếm 45,72% trong tổng giá trị nhập khẩu bông.Lượng nhập khẩu bông cấp 3 là 926.108,37USD chiếm 9,70%kim ngạch nhập khẩu bông của năm

Năm 2005 cơ cấu nhập khẩu bông cấp 1 của công ty chiếm 60,00% giá trị nhập khẩu bông của công ty tương ứng vớI 3.652.265,25USD.Bông cấp 2 đạt giá trị nhập khẩu là 2.253.635,35USD chiếm 37,02% trong tổng giá trị nhập khẩu bông.Lượng nhập khẩu bông cấp 3 là 181.194,02USD chiếm 2,80%kim ngạch nhập khẩu bông của năm

Năm 2006 cơ cấu nhập khẩu bông cấp 1 của công ty chiếm 48,04% giá trị nhập khẩu bông của công ty tương ứng vớI 4.635.362,96USD.Bông cấp 2 đạt giá trị nhập khẩu là 4.126.635,68USD chiếm 42,77% trong tổng giá trị nhập khẩu bông.Lượng nhập khẩu bông cấp 3 là 886.616,67USD chiếm 9,19%kim ngạch nhập khẩu bông của năm. b Cơ cấu nhập khẩu xơ.

Bảng 10 Cơ cấu nhập khẩu xơ giai đoạn 2003-2006 ĐVT: USD

Nguồn từ P.XNK công ty Hanosimex

Theo bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu nhập khẩu xơ giai đoạn 2003-2006 như sau:

Năm 2003 giá trị nhập xơ là 3.695.084,29USD trong đó khẩu cơ cấu nhập khẩu xơ bao gồm :Xơ Polyester có giá trị nhập khẩu là 1.765.265,26 USD chiếm 47,77% kim ngạch nhập xơ của năm, xơ Visco có giá trị nhập khẩu là 1.929.119,03 USD chiếm 52,23 % kim ngạch nhập xơ của năm.Năm 2004 giá trị nhập xơ là 6.544.874,31USD trong đó cơ cấu nhập khẩu xơ bao gồm :Xơ Polyester có giá trị nhập khẩu là 3.236.845,39 USD chiếm 49,47% kim ngạch nhập xơ của năm, xơ Visco có giá trị nhập khẩu là 3.308.028,92USD chiếm 50,53% kim ngạch nhập xơ của năm.Năm 2005 giá trị nhập xơ là 5.400.121,93 USD trong đó cơ cấu nhập khẩu xơ bao gồm : Xơ Polyester có giá trị nhập khẩu là 2.614.548,23USD chiếm 48,42% kim ngạch nhập xơ của năm, xơ Visco có giá trị nhập khẩu là 2.785.573,70 USD chiếm 51,58% kim ngạch nhập xơ của năm.Năm 2006 giá trị nhập xơ là 7.871.664,40USD trong đó cơ cấu nhập khẩu xơ bao gồm :Xơ Polyester có giá trị nhập khẩu là 3.856.263,33USD chiếm 48,99

% kim ngạch nhập xơ của năm, xơ Visco có giá trị nhập khẩu là 4.015.401,07USD chiếm 51,01% kim ngạch nhập xơ của năm.

Cơ cấu nhập khẩu xơ

Nguồn: P.XNK công ty Hanosimex

2.4.4 Hoạt động nhập khẩu nhóm bông xơ theo thị trường a Nhập khẩu bông theo thị trường.

Qui trình nhập khẩu của công ty

2.5 Hình thức nhập khẩu bông xơ nguyên liệu.

Hiện nay việc nhập khẩu bông xơ nguyên liệu hiện nay của công ty thực hiện hoàn toàn là dưới hình thức nhập khẩu trực tiếp Công ty tiến hành lựa chọn kĩ càng các nhà cung cấp bông xơ,xem xét thông tin về hàng hoá rồI tiến hành kí kết trực tiếp với các đối tác đã lựa chọn Bông được mua từ các nhà cung cấp bông của công ty theo giá thị trường giao có kì hạn trên thị trường bông thế giới.Như các doanh nghiệp dệt may khác hầu hết các hợp đồng nhập khẩu bông xơ doanh nghiệp có giá trị lớn nên đều nhập theo giá CIF và thanh toán theo phương thức L/C là chủ yếu.Việc vận chuyển và vấn đề bảo hiểm đều do phía đối tác nước ngoài (bên bán) chịu trách nhiệm.Quá trình vận chuyển bông xơ theo đường biển là chủ yếu và bông xơ nhập khẩu của công ty đều nhập khẩu qua cảng Hải Phòng vào nội địa Bông nhập của công ty phục vụ hoạt động sản xuất nên bông nhập khẩu của công ty là bông nhập kinh doanh phục vụ sản xuất.Việc nhập khẩu được tiến hành trực tiếp theo các qui định của nhà nước.

2.6 Qui trình nhập khẩu của công ty

- Căn cứ yêu cầu sử dụng, dự trữ hàng hóa, vật tư, phụ tùng các đơn vị lập nhu cầu hàng hóa cụ thể theo các biểu mẫu tương ứng sau: BM-7.4/01/01; BM- 7.4/01/01A; BM-7.5.1/04/08.

- Vật tư, phụ tùng: Lập nhu cầu theo 3 mức: khẩn cấp, thường xuyên, dự trữ,…

+ Nhu cầu phụ tùng khẩn cấp: Căn cứ nhu cầu phụ tùng phát sinh cần sửa chữa khẩn cấp khi xảy ra sự cố thiết bị và lượng phụ tùng tồn kho, cán bộ phụ trách thiết bị của đơn vị lập nhu cầu phụ tùng khẩn cấp (BM-7.4/01/01A) kèm theo biên bản sự cố thiết bị (BM-6.3/01/17) trường hợp đặc biệt có bản giải trình kèm theo.

+ Nhu cầu phụ tùng thường xuyên: Căn cứ vào số thiết bị hiện có, kế hoạch lịch xích, mức độ hao mòn hư hỏng của các kỳ trước và lượng phụ tùng tồn kho hàng quý, các đơn vị lập nhu cầu vật tư phụ tùng theo BM-7.4/01/01A chậm nhất ngày 15 của tháng cuối quý gửi nhu cầu của quý sau (được TGĐ phê duyệt) về PXNK.

+ Nhu cầu phụ tùng dự trữ: căn cứ vào phụ tùng tồn kho mức độ cần thiết phải dự trữ các đơn vị lập nhu cầu dự trữ theo BM-7.4/01/01A.

- Nhu cầu hàng hóa phải ghi mã số theo catalogue hoặc theo bản chào hàng (nếu có) và mã số công ty.

- Nhu cầu hàng hóa được P.KHTT kiểm tra tồn kho, P.KTDT xác nhận nhu cầu, Tổng giám đốc phê duyệt.

- Phòng xuất nhập khẩu xác định số lượng nhập bông xơ cần nhập trên cơ sở nhu cầu của phòng kế hoạch thị trường và tình hình thị trường.

- Một số đơn hàng gấp, nếu đợi nhu cầu từ nhà máy, nhà cung cấp sẽ không đáp ứng thời hạn giao hàng theo yêu cầu, do đó tùy từng trường hợp cụ thể phải báo cáo cán bộ lãnh đạo phòng để có hướng giải quyết linh hoạt.

2.6.2 Mua hàng a Lựa chọn nhà cung ứng.

- Lựa chọn nhà cung ứng có trong danh sách đã được phê duyệt, nếu nhà cung ứng chưa có trong danh sách được duyệt thì phải đánh giá nhà cung ứng (xem mục 7).

- Đối với nhà cung ứng do khách hàng chỉ định, nhân viên theo dõi đơn hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà cung ứng cho nhân viên nhập nguyên phụ liệu Tối thiểu phải có các thông tin sau:

+ Mã hàng, PO#, mã công ty, ngày giao hàng

+ Giá phụ liệu cần mua (nếu có) b Hỏi hàng.

- Gửi thông tin mua hàng đến nhà cung ứng được lựa chọn hoặc nhà cung ứng do khách hàng chỉ định (loại trừ các nhà cung ứng do khách hàng chỉ định, mỗi mặt hàng phải có ít nhất 3 bản chào hàng từ 3 nhà cung ứng khác nhau). Trong trường hợp không có đủ bản chào hàng, làm báo cáo xin ý kiến Tổng giám đốc.

- Một số nhà cung cấp yêu cầu gửi thư hỏi hàng theo đơn đặt hàng mẫu của nhà cung cấp ( gọi là PO).

- Thông tin hỏi hàng phải chính xác theo nhu cầu của đơn vị đặt hàng. Trong trường hợp đặt nguyên phụ liệu cho đơn đặt hàng sản xuất xuất khẩu, cần đối chiếu với hợp đồng, tài liệu kỹ thuật của đơn hàng xuất khẩu, ngoài ra thư hỏi hàng cần phải được cung cấp cho nhân viên theo dõi đơn hàng. c Nhận và kiểm tra bản chào hàng.

- Kiểm tra các thông tin trên bản chào hàng: tên hàng, tên mã hóa theo catalogue, chỉ tiêu kỹ thuật, ngày giao hàng,… Trường hợp nhà cung ứng chỉ định không đáp ứng yêu cầu như giá cao hơn giá khách hàng thông báo, giao hàng muộn hơn, chỉ tiêu kỹ thuật không đúng như khách hàng yêu cầu…, liên hệ khách hàng đề nghị can thiệp hoặc có những thỏa thuận phù hợp khác như: tăng giá, lùi ngày giao hàng tương ứng hoặc thay đổi nhà cung ứng…

- Gửi các bản chào hàng cho P.KTĐT xác nhận.

- Nếu có mẫu, gửi mẫu cho P.KTĐT hoặc khách hàng xác nhận.

- Một số nhà cung cấp gửi chào hàng theo dạng PI (Proforma invoice) và yêu cầu công ty ký vào PI khi xác nhận đơn hàng. d Phê duyệt.

- Tập hợp các bản chào hàng, làm bảng so sánh giá giữa các bản chào hàng, so sánh với giá cũ, báo cáo các điều kiện giao hàng, thanh toán, các rủi ro, các điểm cần lưu ý (nếu có)… để Tổng giám đốc phê duyệt.

- Trong trường hợp Tổng giám đốc yêu cầu giao dịch lại, lập lại các bước trên. e Ký kết hợp đồng.

- Trên cơ sở phê duyệt của Tổng giám đốc, soạn thảo và trình Tổng giám đốc ký kết hợp đồng (và ký PI nếu nhà cung ứng yêu cầu) Hợp đồng ký kết theo thỏa thuận giữa hai bên phù hợp với pháp luật của nhà nước và luật quốc tế.

- Đối với những hàng hóa mua trực tiếp không thông qua ký kết hợp đồng, P.XNK trình Tổng giám đốc phê duyệt Sau khi được duyệt, Phòng XNK làm thủ tục mua hàng. f Thông báo hợp đồng đã ký kết.

- Ngay sau khi ký kết hợp đồng, thông báo cho đơn vị có nhu cầu (và nhân viên theo dõi đơn hàng) về hợp đồng đã ký. g Thanh toán

- Tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên, mỗi hợp đồng có một phương thức thanh toán khác nhau.

+ Đối với khách hàng tin cậy, có thể áp dụng phương thức thanh toán trả trước Tuy nhiên phương thức này có nhiều rủi ro nên chỉ áp dụng đối với những hợp đồng có giá trị thấp.

Đánh giá hoạt động nhập khẩu nhóm bông xơ sợi của công ty thời gian qua

2.7.1 Các ưu điểm trong hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu bông xơ

Hoạt động nhập khẩu bông xơ hiện nay của công ty Dệt may Hà Nội có nhiều ưu điểm trong quá trình tổ chức thực hiện.

Hoạt động nhập khẩu bông, xơ của công ty Dệt May Hà Nội hiện đang cung cấp một cách hiệu quả bông xơ nguyên liệu cho hoạt động nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu bông ,xơ của công ty không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu về số lượng ,chủng loại mà còn đảm bảo chất lượng trong cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.Trong những năm gần đồng thời với quá trình mở rộng sản xuất ,hoạt động nhập khẩu nguyên liệu bông xơ cũng không ngừng mở rộng đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về bông ,xơ phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp tại mọi thời điểm.

Doanh nghiệp có một hệ thống quản lý nhập khẩu tốt bao gồm một bộ máy tổ chức các hoạt động lên kế hoạch ,tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu bông xơ dựa trên hệ thống quản lý chất lượng ISO-9000 Tất cả các khâu của hoạt động nhập khẩu bông xơ đều được điều chỉnh theo các tiêu chí quản lý chất lượng chặt chẽ do đó tiết kiệm được chi phí quản lý ,giảm chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện việc nhập khẩu bông xơ của công ty.Công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu bông xơ theo các công đoạn được qui định chặt chẽ từ khâu lựa chọn nhà cung cấp tới các khâu làm thủ tục ,nhập hàng vào kho tất cả đều nằm trong quình quản lý chất lượng và được thực hiện dướI sự quản lý chặt chẽ của các phòng ban chịu trách nhiệm quản lý công việc.Ngoài ra việc thực hiện hoạt động nhập khẩu cũng diễn ra dưới sự kết hợp chặt chẽ của các đơn vị trong các khâu.Bông xơ nhập khẩu được các đơn vị phụ trách theo dõi chặt chẽ về cả chất lượng lẫn số lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu về sản xuất và giải quyết nhanh chóng các phát sinh trong quá trình cung cấp đảm bảo hoạt động sản xuất được thông suốt liên tục

Công ty có một danh mục các nhà cung cấp ổn định có uy tín.Hoạt động nhập khẩu được đánh giá theo các tiêu chí chặt chẽ nhằm tuyển chọn các nhà cung cấp tốt nhất cho doanh nghiệp.Hiện doanh nghiệp có một lượng lớn các nhà cung cấp bông có uy tín và có các nguồn cung cấp bông đa dạng cho hoạt động nhập khẩu của công ty Điều này đảm bảo cho doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn và thay thế các nhà cung cấp bông khi thị trường có biến động hoặc do các nhân tố khách quan khác làm ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu cung cấp bông xơ cho hoạt động sản xuất của công ty.Hiện nay công ty có nguồn cung đa dạng từ các thị trường chính như Mĩ , Indonesia ,Malaysia, Ấn Độ, Mêhico ,các nước Châu Phị (Togo ,Mali ,Mozambic )…

Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực dệt,có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nhập khẩu bông xơ phục vụ sản xuất,có truyền thống và uy tín cao với các đơn vị phụ trách nhập khẩu.Công ty luôn hoành thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước trong hoạt động nhập khẩu ,tuân thủ tốt các qui định của pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu do đó doanh nghiệp đã tao một hình ảnh tốt đối với các cơ quan quản lý hoạt động nhập khẩu.Do luôn tuân thủ tốt các hoạt động nhập khẩu doanh nghiệp luôn được ưu tiên ,và tạo điều kiện từ các cơ quan thuế quan ,các cơ quan hải quan và các đơn vị phụ trách hoạt động nhập khẩu Điều đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu bông xơ.

2.7.2 Các tồn tại trong hoạt động nhập khẩu bông xơ nguyên liệu a Phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất của các đơn vị thành viên.

Hoạt động nhập khẩu bông xơ nguyên liệu của công ty chủ yếu để phục vụ cho quá trình sản xuất và nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp theo các kế hoạch đặt ra của các đơn vị nhà máy thành viên.Do đó việc thực hiện các hoạt động nhập khẩu được tiến hành theo định kì và theo từng giai đoạn sản xuất trong năm nên có nhiều khoảng thời gian giao hàng sát với quá trình sản xuất Điều này có thể tạo nên các khó khăn cho quá trình sản xuất nếu xảy ra biến động hoặc phát sinh bất thường trong quá trình nhập khẩu bông xơ. b Phụ thuộc vào giá bông trên thị trường thế giới.

Hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp được tiến hành dựa trên các tiêu chuẩn về giá bông ,xơ thế giới.Bên cạnh đó hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trải dài trong cả năm theo các kế hoạch định trước Điều này tất yếu tác động làm tăng chi phí nhập khẩu trong hoạt động nhập khẩu bông xơ của doanh nghiệp.Hiện nay tình hình giá cả bông thế giới có nhiều biến động lớn và xu hướng tăng giảm thất thường do các yếu tố thời tiết và nhu cầu bông trên thế giới.Do đó các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp thường phải chịu các tác động trên mà việc tiến hành hoạt động nhập khẩu theo thời gian đề ra trong các kế hoạch sản xuất chỉ tính tớI nhu cầu sản xuất không tính tới sự biến động của giá bông thế giới có thể làm cho doanh nghiệp tốn nhiều chi phí hơn trong hoạt động nhập khẩu bông xơ phục vụ nhu cầu sản xuất và dự trữ của doanh nghiệp. c Sự biến động liên tục về nguồn cung cấp bông xơ của doanh nghiệp.

Việc thực hiện đa dạng hoá nhà cung cấp hiện nay của cty tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thay thế và đảm bảo nguồn cung cấp liên tục cho hoạt động sản xuất và dự trữ bông xơ nguyên liệu.Tuy nhiên phương thức này lạI làm nảy sinh một tình trạng là thay đổi nhà cung cấp liên tục và làm tăng chi phí tìm kiếm nhà cung cấp.Nếu năm 2003 các thị trường cung cấp chính cho doanh nghiệp là MĨ,Mehico ,các nước Nam Á như Ấn Độ,Pakistan,các nước châu Âu như Thụy Sĩ , Đức thì hiện nay các nguồn cung cấp bông chính của doanh nghiệp lại là bông Ấn Độ , bông Châu Phi ,bông của các nước Trung Á.Mặc dù bông Mĩ vẫn còn đóng góp phần quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp nhưng hiện nay bông nhập khẩu từ Mĩ đã giảm chỉ bằng 50% so với năm 2003 và bông nhập khẩu từ Mĩ chủ yếu là loạI bông cấp 1 Nếu không nhanh chóng ổn định nguồn thị trường cung cấp bông thì sẽ làm chi phí phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tăng nhiều khoản không hợp lý.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU BÔNG XƠ SỢI CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

3.1.1 Phương hướng phát triển của ngành dệt may trong thờI gian tới

3.1.1.1 Chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lượcphát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010.

Ngày 23 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 55/2001/QĐ-TTG phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lượcphát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 các nội dung sau:

Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010: a Đối với ngành dệt, bao gồm: sản xuất nguyên liệu dệt, sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất:

- Kinh tế nhà nước làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo; khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư trực tiếp của nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực này

- Đầu tư phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường; quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất ở xa các trung tâm đô thị lớn

- Tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến,trình độ chuyên môn hoá cao Chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín nhãn mác hàng dệt Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo bước nhảy vọt về chất lượng, tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. b Đối với ngành may:

- Đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp may mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành may, nhất là ở các vùng đông dân cư, nhiều lao động.

- Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm may Tập trung đầu tư, cải tiến hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng nhanh năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường quốc tế. c Đẩy mạnh đầu tư phát triển các vùng trồng bông, dâu tằm, các loại cây có xơ, tơ nhân tạo, các loại nguyên liệu, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm cung cấp cho ngành dệt may nhằm tiến tới tự túc phần lớn nguyên liệu, vật liệu và phụ liệu thay thế nhập khẩu. d Khuyến khích mọi hình thức đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài, để phát triển cơ khí dệt may, tiến tới cung cấp phụ tùng, lắp ráp và chế tạo thiết bị dệt may trong nước

Các chỉ tiêu chủ yếu: a Sản xuất:

- Đến năm 2005, sản phẩm chủ yếu đạt: Bông xơ 30.000 tấn; xơ sợi tổng hợp 60.000 tấn; sợi các loại 150.000 tấn; vải lụa thành phẩm 800 triệu mét vuông; dệt kim 300 triệu sản phẩm; may mặc 780 triệu sản phẩm.

- Đến năm 2010, sản phẩm chủ yếu đạt: Bông xơ 80.000 tấn; xơ sợi tổng hợp 120.000 tấn; sợi các loại 300.000 tấn; vải lụa thành phẩm 1.400 triệu mét vuông; dệt kim 500 triệu sản phẩm; may mặc 1.500 triệu sản phẩm. b Kim ngạch xuất khẩu:

- Đến năm 2005: 4.000 đến 5.000 triệu đô la Mỹ.

- Đến năm 2010: 8.000 đến 9.000 triệu đô la Mỹ. c Sử dụng lao động:

- Đến năm 2005: Thu hút 2,5 đến 3,0 triệu lao động.

- Đến năm 2010: Thu hút 4,0 đến 4,5 triệu lao động. d Tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trên sản phẩm dệt may xuất khẩu:

- Đến năm 2010: Trên 75% đ Vốn đầu tư phát triển:

- Tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2001-2005 khoảng 35.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Dệt May Việt Nam khoảng 12.500 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2006-2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Dệt may Việt Nam khoảng 9.500 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng.

Một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010:

1 Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may

2 Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may: a Được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời gian vay 12 năm, có 3 năm ân hạn; 50% còn lại được vay theo quy định của Quỹ Hỗ trợ phát triển; b Được coi là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

3 Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ để trình ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đối với vải và phụ liệu may sản xuất trong nước nếu bán cho các đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu.

4 Đối với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may: a Trong trường hợp cần thiết, được Chính phủ bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước; b Được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm (2001-2005) để tái đầu tư; c Được ưu tiên cấp bổ sung một lần đủ 30% vốn lưu động đối với từng doanh nghiệp.

5 Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có chi phí cho các hoạt động tham gia các Tổ chức dệt may quốc tế, cho công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may.

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu bông xơ sợi của công ty

3.2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia vào quá trình nhập khẩu

Hiện nay quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới đang ở mức độ cao, đánh dấu bằng việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.Hội nhập với kinh tế thế giới ,đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao trình độ của độ của nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của tình hình mới. a Tổ chức các buổi thảo luận nâng cao trình độ cho cán bộ xuất nhập khẩu.

Việc tổ chức các buổi thảo luận nghiệp vụ giữa các cán bộ nhân viên phòng xuất nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho cán bộ có thể nói lên các vướng mắc của mình trong công việc,từ đó giải quyết các vướng mắc trong công việc.

Việc tổ chức các buổi thảo luận còn là cơ hội để các cán bộ nhân viên phòng xuất nhập khẩu nâng cao kiến thức nghiệp vụ bằng việc trao đổi kinh nghiệm làm việc giữa các cá nhân trong phòng.

Tổ chức mời các giáo sư ,các cán bộ đầu ngành tới giảng bài cho cán bộ nhân viên trong phòng nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ,nhân viên trong phòng

Hoạt động nhập khẩu bông xơ là một nghiệp vụ nhập khẩu khó về chuyên môn đồng thời có sự kết hợp giữa nhiều khâu trong quá trình nhập khẩu do đó đòi hỏi các cán bộ phụ trách việc nhập khẩu phải không ngừng nâng cao khả năng nghiệp vụ chuyên môn của mình qua các buổi thảo luận chuyên môn b Tổ chức các nhóm làm việc nhằm tăng khả năng hợp tác theo công việc.

Việc tổ chức phân công các nhóm làm việc sẽ làm tăng hiệu quả quản lý trong công việc của các thành viên trong nhóm.Hoạt động nhập khẩu bông,xơ của công ty tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu nên hai hoạt động này có quan hệ một cách chặt chẽ.Việc tổ chức làm việc theo nhóm cũng tạo khả năng cho các thành viên trong phòng có thể trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ trong công việc c Hoàn thiện và cập nhật các kiến thức mới vào hệ thống quản lý chất lượng ISO về hoạt động nhập khẩu.

Do hoạt động nhập khẩu của công ty được điều chỉnh theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 nên đòi hỏi phòng xuất nhập khẩu của công ty phải liên tục cập nhật các kiến thức mới bổ sung cho qui trình nhập khẩu ISO làm kim chỉ nan cho hoạt động nhập khẩu của công ty.

3.2.2 Hoàn thiện khâu lên kế hoạch nhập khẩu bông ,xơ phục vụ quá trình sản xuất và dự trữ bông xơ

Việc lập kế hoạch của công ty cần kết hợp chặt chẽ giữa nhu cầu hoạt động sản xuất và nhu cầu dự trữ của các đơn vị thành viên.Do đó trong quá trình lập kế hoạch công ty cần nghiên cứu kĩ cả tình hình hoạt động của các công ty , đơn vị thành viên,lên kế hoạch tính toán về mặt thời gian nhằm tránh tình trạng hoạt động nhập khẩu bông xơ quá sát với thời gian sản xuất nhằm tránh tình trạng nhập không đáp ứng kịp cho nhu cầu sản xuất trong những thời điểm có biến động. a Nghiên cứu có hệ thống nhu cầu của hoạt động sản xuất và biến động của thị trường

Công việc này đòi hỏi sự kết hợp giữa các phòng ban trong công ty như phòng kế hoạch thị trường,phòng kĩ thuật đầu tư, phòng xuất nhập khẩu ,phòng thương mại và các đơn vị sản xuất nhằm nắm bắt chính xác khả năng sản xuất của các đơn vị sản xuất ,nhu cầu về nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các đơn hàng theo kế hoạch.

Phòng kế hoạch thị trường ,phòng xuất nhập khẩu ,phòng kĩ thuật đầu tư sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu dự báo biến động của thị trường, lên kế hoạch giao dịch tại các thời điểm mà gía bông có lợi cho hoạt động nhập khẩu. b Nâng cao khả năng liên kết giữa các bộ phận của công ty trong hoạt động nhập khẩu.

Việc kết hợp các hoạt động giữa các đơn vị trong công ty sẽ làm nâng cao hiệu quả hoạt động trong việc phối hợp các khâu giữa hoạt động nhập khẩu nguyên liệu với nhu cầu dự trữ và hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu Công ty có thể theo dõi các vấn đề đầu vào của các hoạt động sản xuất khẩu đểu tiện trong vấn đề hoàn thuế đầu vào sau khi xuất khẩu

3.2.3 Hoàn thiện khâu vận chuyển và thanh toán trong hoạt động nhập khẩu

Hiện nay quá trình thuê vận chuyển bông ,xơ nguyên liệu hiện phần lớn thuộc về ngườI bán.Do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu để có thể đảm trách cả vấn đề vận chuyển nhằm làm giảm chi phí cho hoạt động nhập khẩu.

Việc thanh toán trong hoạt động nhập khẩu bông xơ của công ty chủ yếu bằng hình thức L/C điều này làm mất nhiều thời gian thời gian và có thể ảnh hưởng tới quá trình giao dịch trong hoạt động nhập khẩu.Do đó doanh nghiệp cần tìm các đối tác đáng tin cậy và nghiên cứu các biện pháp nhằm làm giảm chi phí trong hoạt động thanh toán đồng thời tiết kiệm thời gian giao dịch, kịp thời hỗ trợ cho quá trình giao nhận hàng nguyên liệu bông xơ trong nhập khẩu của công ty.

3.2.4 Tìm nguồn cung cấp bông xơ ổn định trong thời gian dài ,phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của công ty

Trong thời gian tới doanh nghiệp nên tiến hành lựa chọn kĩ càng và tìm kiếm doanh sách các nhà cung cấp bông ,xơ ổn định trong một thờI gian.Bên cạnh việc tìm kiếm các nguồn cung cấp bông từ những nhà cung cấp quốc tế thì nguồn cung cấp bông, xơ trong nước cũng là những lựa chọn có thể nghiên cứu và tính tớI trong những năm sắp tới

Trong thời gian tới công ty cụ thể là phòng xuất nhập khẩu nên tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường bông, xơ một cách cụ thể để tìm kiếm các thị trường có khả năng cung cấp lượng hàng hoá bông xơ theo đúng yêu cầu của công ty về số lượng và chất lượng Lập các kế hoạch phát triển thị trường nhập khẩu bền vững nhằm tạo một nguồn cung cấp ổn định nhóm nguyên liệu bông xơ cho hoạt động sản xuất của công ty.Thực hiện được vấn đề này sẽ tạo bàn đạp cho chiến lược phát triển lâu dài của công ty

3.2.5Mở rộng hoạt động kinh doanh thêm mặt hàng bông xơ

Một số kiến nghị

3.3.1 Nghiên cứu hướng phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu bông xơ trong nước phục vụ cho quá trình hoạt động lâu dài của doanh nghiệp

Hiện nay nhà nước đang có nhiều chính sách bảo hộ và khuyến khích đầu tư vào hoạt động trồng cây bông nguyên liệu do đó doanh nghiệp có thể nghiên cứu hướng phát triển này nhằm chủ động về nguyên liệu trong quá trình hoạt động sản xuất>hiện nay giá thành bông trong nước rẻ hơn nhiều so vớI bông nhập khẩu điều này làm doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí trong sản xuất,tiết kiệm lượng ngoại tệ trong nhập khẩu bông để chuyển sang nhập khẩu những thứ cần thiết khác cho hoạt động sản xuất của công ty như máy móc,phụ liệu thuốc nhuộm…

3.3.2 Về chính sách thuế nhập khẩu

Hiện nay các hợp đồng kinh tế trong hoạt động nhập khẩu bông hiện đang phải chịu sự biến động vì giá bông thế giớI luôn biến động không ổn định.Trong khi đó việc giữ thuế nhập khẩu ở mức 5% hiện nay cùng vớI việc nhập khẩu100% bông xơ cho sản xuất làm doanh nghiệp phảI chịu thêm nhiều chi phí trong sản xuất.Do đó nhà nước cần nghiên cứu kĩ biểu thuế hợp lý nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất xuất khẩu.

Ngày đăng: 24/07/2023, 09:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 Các chỉ tiêu tổng hợp của công ty giai đoạn 2001-1006 - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ tại công ty dệt may hà nội
Bảng 1 Các chỉ tiêu tổng hợp của công ty giai đoạn 2001-1006 (Trang 21)
Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ tại công ty dệt may hà nội
Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường (Trang 24)
Bảng  3 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ tại công ty dệt may hà nội
ng 3 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng (Trang 26)
Bảng 4 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ tại công ty dệt may hà nội
Bảng 4 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường (Trang 28)
Bảng 5 Thống kê và dự báo bông thế giới và bông Mĩ tháng 3/2007 ĐVT : triệu kiện (480lb/kiện) - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ tại công ty dệt may hà nội
Bảng 5 Thống kê và dự báo bông thế giới và bông Mĩ tháng 3/2007 ĐVT : triệu kiện (480lb/kiện) (Trang 41)
Bảng 6 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ tại công ty dệt may hà nội
Bảng 6 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng (Trang 42)
Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu xơ trong giai đoạn 2003-2006                      ĐVT: USD - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ tại công ty dệt may hà nội
Bảng 8 Kim ngạch nhập khẩu xơ trong giai đoạn 2003-2006 ĐVT: USD (Trang 47)
Bảng 9   Cơ cấu nhập khẩu bông giai đoạn 2003-2006                         ĐVT: USD - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ tại công ty dệt may hà nội
Bảng 9 Cơ cấu nhập khẩu bông giai đoạn 2003-2006 ĐVT: USD (Trang 48)
Bảng 10 Cơ cấu nhập khẩu xơ giai đoạn 2003-2006                           ĐVT: USD - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ tại công ty dệt may hà nội
Bảng 10 Cơ cấu nhập khẩu xơ giai đoạn 2003-2006 ĐVT: USD (Trang 49)
Bảng 11 Kim ngạch nhập khẩu bông theo thị trường - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ tại công ty dệt may hà nội
Bảng 11 Kim ngạch nhập khẩu bông theo thị trường (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w