TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133
Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp xăng dầu K133
Xí nghiệp xăng dầu K133 là một trong ba chi nhánh của Công ty xăng dầu
Hà Sơn Bình trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Bộ Công thương, với hai chi nhánh còn lại là Chi nhánh Sơn La và Chi nhánh Hoà Bình Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình được thành lập ngày 17/6/1991 và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1991 trên cơ sở hợp nhất kho K133 ( trực thuộc công ty xăng dầu B12 - Quảng Ninh) và Xí nghiệp xăng dầu Hà Sơn Bình (thuộc Công ty xăng dầu khu vực I) Trụ sở chính của Công ty tại số 151 - phố Trần Phú – thành phố
Hà Đông – Hà Nội với nhiệm vụ chính là tạo nguồn hàng xăng dầu để dự trữ và kinh doanh trên 3 tỉnh : Hà Tây (cũ) – Hoà Bình – Sơn La.
Xí nghiệp xăng dầu K133 là một doanh nghiệp nhà nước cũng có những bước thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển của mình.
Giai đoạn trước tháng 7/1991, Xí nghiệp có tên gọi là kho xăng dầu K133 trực thuộc Công ty xăng dầu B12 (Quảng Ninh).
Giai đoạn từ tháng 7/1991 đến trước ngày 27/12/1995 thì sát nhập Xí nghiệp Dầu lửa Đỗ Xá với kho K133 và gọi là Kho K13 hoạt động với 80 cán bộ công nhân viên.
Đến ngày 27/12/1995, Xí nghiệp xăng dầu K133 chính thức được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 837/XD-QĐ của Tổng Giám đốcCông ty xăng dầu Việt Nam Xí nghiệp là đơn vị chuyên kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ, gas cho toàn tỉnh (Hà Tây cũ) và các tỉnh lân cận như: Hà Nam,Hoà Bình, Hà Nội, Sơn La …với 7 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và 2 kho xăng dầu với sức chứa lớn tăng từ 1000m 3 đến 4000m 3 là kho Đỗ Xá và kho Nam Phong.
Xí nghiệp nằm trên địa bàn huyện Thường Tín và Phú Xuyên (Hà Nội), tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và Thị xã Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), với trụ sở chính nằm trên đường 73 cách Quốc lộ 1A khoảng 1km và cách sông Hồng khoảng 4km rất thuận tiện cho giao lưu xăng dầu bằng đường bộ và đường sông.
Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân với con dấu riêng trong quá trình giao dịch kinh doanh Hiện nay, Xí nghiệp có tài khoản giao dịch số: 431101-01005 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyệnPhú Xuyên – Hà Nội; Giấy phép kinh doanh số: 335-TM-TCCB; Đăng ký kê khai nộp thuế tại Cục thuế Hà Đông với mã số thuế: 0500232954-034 và hình thức nộp thuế là nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp xăng dầu K133
Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, chức năng chính của Xí nghiệp là cung cấp mặt hàng xăng dầu, gas và các sản phẩm hoá dầu với chất lượng cao, phục vụ cho dự trữ quốc gia và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ), Hoà Bình, Sơn La và các tỉnh giáp danh Cụ thể, Xí nghiệp tiếp nhận, tồn chứa, bảo quản đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng xăng dầu sáng cho cho hoạt động kinh doanh của toàn công ty xăng dầu Hà Sơn Bình và xuất di chuyển nội bộ cho các công ty trong ngành như: Công ty xăng dầu TâyBắc, Công ty xăng dầu Bắc Thái, Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh…Đồng thời tổ chức kinh doanh xăng dầu sáng và các sản phẩm hoá dầu theo hình thức bán buôn, bán lẻ trên huyện Thường Tín và Phú Xuyên với các tỉnh lân cận khác.Ngoài ra, Xí nghiệp còn có chức năng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hoá góp phần ổn định thị trường, bảo toàn phát triển vốn và gia tăng lợi nhuận.
Là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, Xí nghiệp có nghĩa vụ với Nhà nước theo chế độ hiện hành, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình. Nhiệm vụ chính và cũng luôn là mục tiêu của Xí nghiệp là đáp ứng đầy đủ kịp thời mọi nhu cầu về các mặt hàng xăng dầu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống dân sinh trên địa bàn và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Xí nghiệp quản lý chặt chẽ nguồn hàng nhập về, luôn đảm bảo chất lượng số lượng từng mặt hàng, giảm hao hụt trong khâu vận chuyển hàng hoá, bảo toàn và phát triển vốn, gia tăng lợi nhuận, tăng thu nhập, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Bảo quản hàng dữ trữ quốc gia (P10) và cung cấp một cách kịp thời choNhà nước khi cần.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp xăng dầu K133
Hiện nay, bộ máy hoạt động của Xí nghiệp hoạt động theo mô hình trực tuyến - chức năng Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của Xí nghiệp:
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp xăng dầu K133
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Theo phân cấp thì chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc Xí nghiệp và 2 Phó giám đốc, là người giúp việc cho Giám đốc phụ trách về kinh doanh và công việc nội chính của Xí nghiệp.
Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp đảm bảo hiệu quả; Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Xí nghiệp về việc thực hiện các chế độ, chính sách quản lý của nhà nước, Tổng công ty, Công ty và Xí nghiệp về kinh doanh.
Bên cạnh đó phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ là đảm bảo nguồn hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của đơn vị, triển khai kế hoạch khi đã được Công ty duyệt Phòng kinh doanh phải tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, chuẩn bị hợp đồng mua bán xăng dầu; Thực hiện cơ chế bán hàng của công ty; Soạn thảo và trình Lãnh đạo Xí nghiệp ký kết các hợp đồng kinh tế với các khách hàng,…
Phòng kế toán – tài chính: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Xí nghiệp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác hoạch toán kế toán, quản lý tài chính thống nhất trong toàn Xí nghiệp, quản lý tài sản, hàng hoá, tiền vốn giúp quá trình kinh doanh của Xí nghiệp đạt hiệu quả, theo đúng Pháp luật Nhà nước,quy định cấp trên và các quy định của Xí nghiệp Nhiệm vụ của Phòng kế toán tài chính là giám sát và phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, lập kế hoạch tài chính theo đúng định hướng, hướng dẫn của cấp trên; kiểm tra giám sát mọi hoạt động tài chính của Xí nghiệp theo quy định của Công ty và Nhà nước;Hướng dẫn các nghiệp vụ thống kê, kế toán cho các cơ sở và các cửa hàng trực thuộc Xí nghiệp, phối hợp với các cơ quan hữu quan ở địa phương thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của đơn vị.
Phòng quản lý kỹ thuật: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong các lĩnh vực về kỹ thuật gồm: Đảm bào cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp (đầu tư, xây dựng mới, sửa chữa bảo dưỡng các tài sản cố định, vật tư, nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất); Đảm bảo chất lượng, điều kiện đo lường và quản lý hao hụt hàng hoá; Đảm bào an toàn đo lường về mặt kỹ thuật; Ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ xem xét tình trạng cơ sở vật chất của Xí nghiệp, các chỉ tiêu quy định mức do cấp trên quy định, quy mô kinh doanh của đơn vị và kế hoạch được giao để lập các kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm vật tư, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh; Bảo dưỡng sửa chữa kho bể, tuyến ống, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật …
Phòng Tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Xí nghiệp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác: Tổ chức cán bộ, tiền lương, các chế độ chính sách đối với người lao động, thi đua khen thưởng, kỷ luật, thanh tra pháp chế, an toàn vệ sinh lao động, hành chính Nhiệm vụ chính của phòng là lập kế hoạch lao động, tiền lương, đào tạo và phân phối tiền lương, tiền thưởng hợp lý, trình lãnh đạo Xí nghiệp duyệt để triển khai; Tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác của toàn Xí nghiệp; tham mưu cho Giám đốc về công tác quy hoạch cán bộ, mua sắm các thiết bị dụng cụ hành chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo về đời sống về tinh thần, vật chất cũng như sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.
Khối cửa hàng: Xí nghiệp có 7 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và 1 quầy gas (trước tháng 6/2009) Có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức hoạt động bán hàng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trực tiếp trên địa bàn hai huyện Thường Tín, Phú Xuyên và các hành khách vãng lai.
Kho Nam Phong, kho Đỗ Xá - đồng thời là bến xuất Đỗ Xá có nhiệm vụ là nhận xăng dầu từ công ty đầu nguồn, bảo đảm, tồn chứa, cung cấp, phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty và một số đơn vị trong ngành, đảm bảo quản lý tốt hàng dự trữ Quốc gia…
Tổ bảo quản: gồm 06 người có nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các hệ thống trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Tổ hoá nghiệm: 05 người có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng xăng dẩu trước khi xuất, trước và sau khi nhập.
Có thể nói việc phân cấp trong bộ máy quản lý của Xí nghiệp xăng dầuK133 rất khoa học Mô hình đã được sử dụng khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp Mỗi phòng ban nhiệm vụ là chuyên trách chức năng nhiệm vụ riêng biệt,không kiêm nghiệm Tuy nhiên các phòng ban đó lại có quan hệ khăng khít với nhau Chúng được ví như bộ phận không thể thiếu của cơ thể sống Sức mạnh của Xí nghiệp phụ thuộc vào sức mạnh của mỗi đơn vị Chính vì thế mỗi đơn vị phải ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong mối quan hệ tổng hoà với các đơn vị khác.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133
Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133 từ năm 2007 đến năm 2010
Theo bảng báo cáo kết quả kinh kinh doanh của Xí nghiệp K133 ở các năm dưới đây, ta thấy:
Do diễn biến thị trường, nhu cầu thị trưởng, ảnh hưởng nền kinh tế, sự chỉ đạo kinh doanh của ban lãnh đạo, sản lượng nhập và xuất bán cùng sự thay đổi chính sách kinh doanh xăng dầu của Nhà nước, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình … mà kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133 diễn biến phức tạp Cụ thể:
Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì năm 2008 tăng 1.247.882 triệu đồng tương ứng 142% so với năm 2007,nguyên nhân là năm 2008 giá bán lẻ biến động theo có chế thị trường giá bán lẻ xăng giao động từ (11.000đ/lít –19.000đ/lít), diesel (11.000đ/lít – 15.950đ/lít) và cùng với kế hoạch nhập hàng hợp lý đã đảm bảo cho Xí nghiệp có mức doanh thu cao Năm 2009 giảm đột biến, giảm 2.390.999 triệu đồng tương ứng 19% so với năm 2007 và giảm3.368.881 triệu đồng tương ứng 13% so với năm 2008 Do tác động của thị trường xăng dầu thế giới có xu hướng tăng trở lại, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng giảm xuống do tác động của suy thoái kinh tế, một số khách hàng đại lý nhập hàng ít một phần họ đã có đủ hàng, một phần họ nhập cả hàng của đối thủ cạnh tranh có giá thấp hơn, công nợ tốt hơn.
Do trong các năm 2007, 2008, 2009 không có các khoản giảm trừ doanh thu nên tổng doanh thu thuần bằng với Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ.
Do đây là mặt hàng đặc thù nên giá vốn hàng bán phụ thuộc vào giá Tổng công ty, Công ty giao, tình hình giá cả xăng dầu thế giới Trong ba năm, giá vốn hàng bán cũng diễn biến giống nhu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Hay nói cách khác sự biến động của giá vốn hàng bán quyết định sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Cụ thể, giá vốn năm 2008 bằng 142% giá vốn năm 2007, giá vốn năm 2009 bằng 18% giá vốn năm 2007, giá vốn năm 2009 bằng 13% giá vốn năm 2008 Giá vốn giảm do lượng xuất giảm, giá thu mua giảm.
Ta lại thấy lãi gộp của bán hàng và cung cấp dịch vụ nhìn chung có chiều hướng tăng Năm 2008 tăng 20.776 triệu đồng tương ứng 239% so với năm
2007, năm 2009 tăng 13.367triệu đồng tương ứng 189% so với năm 2007. Nhưng lãi gộp năm 2009 giảm 7.409 triệu đồng tương ứng 79% so với năm 2008.
Về hoạt động tài chính thì doanh thu liên tục tăng từ 13 triệu đồng (2007) lên 159 triệu đồng (2009) Mà chỉ có chi phí hoạt động tài chính năm 2008 cao là
586 triệu đồng, do tình hình lạm phát, chi phí tài chính gia tăng Ngược lại, thì năm 2009 chi phí này chỉ chiếm có 4% so với năm 2008.
Về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thì có chiều hướng gia tăng rõ rệt năm sau cao hơn năm trước Năm 2008 tăng 28% so với năm 2007, năm
2009 tăng 40% so với năm 2007, năm 2009 tăng 9% so với năm 2008
Do biến động của doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, doanh thu tài chính, chi phí tài chính khác nhau mà lợi nhuận của Xí nghiệp ở ba năm cũng khác nhau, tăng giảm thất thường Cụ thể, Lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm
2007 âm 1.235 triệu đồng, năm 2008 tăng đột biết và cao nhất là 14.685 triệu đồng, năm 2009 thì tụt xuống còn 5.984 triệu đồng.
Bù lại thu nhập khác từ thanh lý tài sản, cho thuê tài sản … có chiều hướng gia tăng rõ rệt, đặc biệt năm 2009 của Xí nghiệp tăng mạnh bằng 39233% của năm 2007 và bằng 8407% của năm 2008 Song chi phí khác này lại tăng giảm khác thường, thấp nhất là năm 2008 có 40 triệu đồng.
Cuối cùng, do sự biến động của doanh thu, giá vốn, chi phí mà Xí nghiệp có mức lợi nhuận trước thuế khác nhau Năm 2007, lợi nhuận của Xí nghiệp âm (-1.349), nguyên nhân chủ yếu là do chi phí bán hàng và chi phí tài chính cao hơn hẳn tổng doanh thu Năm 2008, lợi nhuận là khởi sắc nhất, do doanh thu tăng đột biến, tiết giảm các loại chi phí Năm 2009, lợi nhuận tụt xuống từ 14.687 triệu đồng (2008) còn 9.402 triệu đồng (2009).
Như vậy, sự biến động doanh thu, lợi nhuận của Xí nghiệp không theo một quy luật nào mà nó phụ thuộc vào chính sách quản lý của Nhà nước, Tổng công ty, công ty, sự biến động về khả năng khai thác và giá cả dầu thô, dầu thành phẩm và tình hình phát triển kinh tế trong nước (đặc biệt sự phát triển kinh tế của địa bàn kinh doanh - Thường Tín và Phú Xuyên) và thế giới.
Từ bảng kết quả kinh doanh cùng với các chỉ tiêu khác ta có bảng tổng hợp một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh chung:
Bảng 2.2: Tổng hợp một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh chung của cả
3 năm của Xí nghiệp xăng dầu K133 ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng doanh thu triệu đồng 2.952.016 4.199.984 564.685
2 Tổng chi phí triệu đồng 2.953.410 4.185.297 555.283
3 Tổng lợi nhuận triệu đồng -1.394 14.687 9.402
4 Nộp ngân sách nhà nước triệu đồng 24.208 30.521 38.233
5 Công nợ bình quân tháng triệu đồng 8,42 7,53 7,13
6 Thu nhập bình quân của CBCNV tr đ/tháng 2,5 3,2 2,9
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)
Ngoài tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận như phân tích ở trên thì ta thấy:
Xí nghiệp hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước từ 24.208 – 30.521 – 38.233 triệu đồng tương ứng tăng 26% (năm 2008 so với năm 2007) và tăng 58% (năm 2009 so với năm
2007) Điều này chứng tỏ, Xí nghiệp thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước tốt.
Về công nợ bình quân hàng tháng trong năm của Xí nghiệp có chiều hướng giảm từ 8,42 – 7,53 – 7,13 triệu đồng tương ứng giảm 11% (năm 2008 so với năm 2007) và giảm 15% (năm 2009 so với năm 2007).
Song thu nhập bình quân của CBCNV của Xí nghiệp thất thường, nhưng nhìn chung là có chiều hướng tăng lên so với năm 2007(2,5 triệu đồng).
Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133
2.2.1 Chỉ tiêu về thực hiện sản lượng Đối với mặt hàng xăng dầu (mặt hàng chính của Xí nghiệp xăng dầu K133) là mặt hàng có tầm quan trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước thì việc cung cấp đủ hàng đúng số lượng cho nhu cầu tiêu dùng nhân dân, sản xuất là vô cùng quan trọng Đây là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp về việc thực hiện sản lượng đúng kế hoạch Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình giao hay không.
Ta tiến hành phân tích kết quả thực hiện sản lượng theo các loại mặt hàng xăng dầu và theo hình thức xuất bán. a/ Phân tích kết quả thực hiện sản lượng theo mặt hàng xăng dầu
Ta có bảng kết quả sản lượng theo mặt hàng xăng dầu thực hiện từ năm
2007 đến năm 2009 của Xí nghiệp xăng dầu K133:
Qua bảng thực hiện sản lượng về từng mặt hàng ta nhận thấy:
* Với mặt hàng xăng dầu sáng:
Về thực hiện sản lượng của từng năm:
Thứ nhất, trong năm 2007: Về tổng nhập thì thực tế nhập được 285.760m 3 , tăng lên 149% so với kế hoạch Trong đó, Mogas 92KC nhập được 119.991, vượt kế hoạch 150%, diesel nhập 165.678, vượt kế hoạch là 148% Thế nhưng, tổng xuất qua kho chỉ có 283,973m 3 , vượt so với kế hoạch là 107 % và cả Mogas và diesel đều vượt kế hoạch lần lượt là 108% và 107%, còn xuất bán trực tiếp là 63.419m 3 , vượt kế hoạch 106%, trong đó chỉ có mazut là giảm chỉ bằng 7% kế hoạch Như vậy, năm 2007 có thể nói Xí nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch về mặt hàng xăng dầu sáng.
Thứ hai, trong năm 2008: Do sự khó khăn của thị trường, biến động kinh tế thế giới và trong nướ làm giảm việc thực hiện kế hoạch sản lượng theo mặt hàng của Xi nghiệp Tổng nhập là 301.143m 3 , bằng 104% kế hoạch Trong đó, Mogas 92KC vượt kế hoạch là 112%, nhưng diesel chỉ bằng 99% kế hoạch. Tổng xuất qua kho chỉ vựơt một chút ít so với kế hoạch là 101% về cả 2 mặt hàng Nhưng tổng xuất bán trực tiếp thì lại giảm, chỉ bằng 98% kế hoạch năm, trong đó, Mogas và diesel bằng 99% kế hoạch, dầu hoả bẳng 97% kế hoạch, mazut bằng 60% Nguyên nhân là giá dầu thế giới 7 tháng đầu tăng đỉnh điểm (dầu thô 147USD/thùng), giá bán lẻ Mogas 92KC lên tới 19.000đ/lít, rùi sau đó giá dầu đảo chiều, các doanh nghiệp khác có lợi thế về tồn kho thấp, nhập xăng dầu với giá thấp, kinh doanh có lãi hơn.
Thứ ba, trong năm 2009, chỉ có mặt hàng diesel của xuất bán trực tiếp là không hoàn thành kế hoạch, chỉ bằng 98% kế hoạch, còn lại hầu hết là vượt kế hoạch sản lượng.
Về diễn biến của việc thực hiện sản lượng của 2 năm gần đây:
Thứ nhất, so sánh năm 2008 với năm 2007, ta thấy, tổng nhập các mặt hàng xăng dầu sáng đều tăng Trong đó, năm 2008 Mogas 92KC tăng 13.718m 3 , bằng 111% so với thực hiện năm 2007, diesel tăng 1.666m 3 bằng 101% so với kế hoạch năm 2007 Thế nhưng, về xuất bán thì có xuất qua kho các mặt hàng đều tăng, thấp nhất là diesel bằng 103% thực hiện năm 2007, còn xuất bán trực tiếp đều giảm trừ mazut tăng đột biến 68m 3 và bằng 1071% thực hiện năm 2007. Diesel và dầu hoả thì giảm mạnh tương ứng là 77% và 8% so với thực hiện năm
2007 Nguyên nhân trực tiếp của sự giảm sút này là do biến động của thị trường, suy thoái kinh tế dẫn tới nhu cầu tiêu dùng giảm.
Thứ hai, so sánh năm 2009 với năm 2008 thì tổng nhập và xuất qua kho các mặt hàng đều tăng hơn Còn xuất bán trực tiếp thì giảm, cụ thể ở năm 2009 giảm 2.129m3 tương ứng giảm đi 4% so với năm 2008 Mặc dù, năm 2009, Mogas 92KC vượt, bằng 105% thực hiện năm 2008 còn diesel bằng 89% thực hiện năm 2008.
*Với các sản phẩm hoá dầu:
Về việc thực hiện sản lượng từng năm
Thứ nhất, trong năm 2007, ba loại mặt hàng chính của Xí nghiệp đều xuất đạt và vượt kế hoạch Cụ thể, mỡ nhờn rời là 48.960m3 đạt 163% kế hoạch, dầu mỡ nhờn lon chai là 1.209m3 đạt 105% kế hoạch, Gas hoá lỏng là 111.924 đạt 112% kế hoạch.
Thứ hai, trong năm 2008 thì ba lại mặt hàng này đều xuất không đạt so với kế hoạch đề ra mặc dù mức kế hoạch của năm 2008 xấp xỉ bằng mức kế hoạch năm 2007 Cụ thể, mỡ nhờn rời đạt 95% kế hoạch, mỡ nhờn lon chai đạt 97% kế hoạch, gas hoá lỏng đạt 99% kế hoạch.
Thứ ba, trong năm 2009 thì kế hoạch tiêu thu tăng hơn so với 2 năm trước song việc thực hiện giảm đi Cụ thể, mỡ nhờn rời chỉ bằng 56% kế hoạch, mỡ nhờn lon, chai chỉ bằng 94% kế hoạch, gas hoá lỏng chỉ bằng kế hoạch 38%.
Về diễn biến thực hiện sản lượng xuất bán của các năm:
Thứ nhất, năm 2008 so với năm 2009 thì việc thực hiện sản lượng trong năm 2008 đều giảm so với thực hiện năm 2009 Cụ thể, xuất mỡ nhờn rời chỉ bằng 71 thực hiện năm 2007, mỡ nhờn lon, chai chỉ bằng 97 thực hiện năm 2007, gas hoá lỏng chỉ bằng 80 thực hiện trong năm 2007.
Thứ hai, năm 2009 so với năm 2008 thì chỉ có mỡ nhờn lon chai là đạt
100% so với thực hiện năm 2007, còn hai loại mặt hàng còn lại đều giảm và giảm mạnh là gas hoá lỏng là -53.479kg và bằng 40% thực hiện năm 2009 Lí do của việc giảm sút gas này là do xí nghiệp đã chuyển giao mặt hàng này cho Công ty gas petrolimex quản lý và đảm nhiệm. b/ Phân tích kết quả thực hiện sản lượng theo phương thức bán hàng
Ta có bảng kết quả sản lượng mặt hàng xăng dầu sáng từ năm 2007 đến năm 2009 theo phương thức bán hàng:
Trong thời gian hoạt động kinh doanh của mình, Xí nghiệp có hai hình thức xuất bàn là xuất qua kho và xuất bán trực tiếp.
Về xuất qua kho: Qua bảng kết quả sản lượng trên ta xuất Tổng xuất qua kho chiếm tỉ trọng lớn trong xuất hàng của Xí nghiệp hàng năm từ 82%
- 88% Nhìn chung xuất qua kho của các năm đều đạt kế hoạch và vượt kế hoạch tương ứng là 107%, 101% và 129% thế nhưng ba hình thức xuất điều động, xuất di chuyển công ty, xuất di chuyển xí nghiệp cụ thể của từng năm thì lại chỉ có thực hiện trong năm 2007 là hoàn thành kế hoạch năm tương ứng là 115%, 107% và 106% kế hoạch năm Trong năm 2008 thì chỉ có xuất di chuyển Xí nghiệp là không đạt chỉ bằng 98% kế hoạch năm Sang năm 2009 thì kế hoạch đã chỉnh sửa, Xí nghiệp hoàn thành vượt mức bằng 108% kế hoạch năm Thế nhưng xuất điều động chỉ bằng 87% kế hoạch Việc năm 2009, Xí nghiệp vẫn vựơt kế hoạch về tổng xuất qua kho là do sự tăng đột biến của xuất di chuyển Công ty.
Nếu so sánh giữa các năm thì ta thấy tổng lượng xuất ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước Cụ thể năm 2008 vượt năm 2007 là 15.143m 3 tương ứng 105%, năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 86.574m 3 tương ứng 129% Thế nhưng xuất điều động thì ngày càng giảm, năm 2008 xuất chỉ bằng 92% xuất năm 2007, năm 2009 xuất chỉ bằng 86% xuất năm 2008 Xuất di chuyển Xí nghiệp cũng ngày càng giảm, xong việc thực hiện sản lượng so sánh giữa năm 2009 với năm
2008 và năm 2008 so với năm 2007 thì có tăng lên từ 84% lên 97%.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133
Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133
3.1.1 Cơ hội và thách thức với kinh doanh xăng dầu trong những năm tiếp theo của Xí nghiệp xăng dầu K133
Xí nghiệp xăng dầu K133 là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình là đơn vị thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam với nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh của toàn Công ty và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu, các mặt hàng hoá dầu trên địa bàn hai huyện Thường Tín, Phú Xuyên và địa bàn giáp ranh Xí nghiệp đang đứng trước những cơ hội lớn trong kinh doanh như:
Thứ nhất , về tổng quan, dự báo kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm tiếp theo có xu hướng phục hồi trở lại Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010 theo phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8 đưa ra là DGP tăng 6,5% và CPI là 7% Điều này kéo theo nhu cầu xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu sẽ có chiều hướng tăng dần trở lại Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn kinh doanh của Xí nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó Đây là cơ hội cho việc phát triển kinh doanh của Xí nghiệp và đảm bảo nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh của Công ty, góp phần tăng trưởng phát triển của Công ty. Đặc biệt, thị trường tài chính tiền tệ có những thay đổi tích cực tác động thuận chiều đến hoạt động kinh doanh tài chính và khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, giá cả nguyên vật liệu có xu hướng hạ nhiệt Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, khi cơ chế kinh doanh xăng dầu thực sự vận hành theo thị trường, can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính của Nhà nước sẽ giảm, cơ chế định giá rõ ràng, giá xăng dầu trong nước dần bám sát với thị trường Chính phủ tiếp tục không bù lỗ các mặt hàng xăng dầu Chính những điều này cho phép các doanh nghiệp đầu mối (trong đó có Xí nghiệp) được phép quyết định giá bán lẻ theo nguyên tắc vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả vừa bình ổn giá xăng dầu.
Thứ ba, Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình đã đề ra chính sách điều hành thù lao đại lý nhạy bén và phù hợp với điều kiện kinh doanh của các đơn vị, đặc biệt là đối với Xí nghiệp Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho Xí nghiệp giữ vững thị phần, gia tăng sản lượng cũng như tối ưu hoá lợi nhuận đối với kênh bán hàng qua mạng lưới đại lý.
Thứ tư , việc đầu tư nâng cấp hệ thống đường ống tuyến của Công ty xăng dầu B12 và sự quan tâm của Công ty và Tổng công ty tạo cơ hội giúp cho công tác tạo nguồn hàng của Xí nghiệp giảm bớt khó khăn hơn so với những năm trước Xí nghiệp sẽ chủ động hơn trọng việc tạo nguồn hàng, cung cấp đầy đủ nhu cầu của khách hàng cả trong những thời điểm nhạy cảm nhất.
Thứ năm , sự uy tín của Xí nghiệp với khách hàng trong nhiều năm qua sẽ tiếp tục là những thuận lợi lớn, những cơ hội lớn để Xí nghiệp phát triển kinh doanh của mình Khách hàng luôn chủ động tìm đến Xí nghiệp và ký kết hợp đồng mua bán 100% năm tiếp theo, ngoài ra Xí nghiệp còn phát triển thêm những khách hàng mới mỗi năm.
Thứ sáu , Sự phát triển kinh tế, mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao dấn tới như nhu cầu đi lại của nhân dân hai huyện Thường Tín và Phú xuyên cũng tăng nhanh Số lượng xe máy mỗi năm trong mỗi gia đình tăng cao, có gia đình còn có ôtô Điều này tạo cơ hội tăng sản lượng bán lẻ của các cửa hàng trực thuộc Xí nghiệp và các đại lý của Xí nghiệp đối với mặt hàng xăng Mogas 92
KC, tạo bước cho Xí nghiệp mạnh dạn đầu tư bán thêm mặt hàng xăng Mogas 95
Thứ bảy , Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp chế tạo ra các loại mặt hàng xăng dầu có chất lượng cao, không độc hại, không gây ô nhiêm môi trường (ví dụ hiện nay có xăng mogas 95 là loại xăng có chất lượng tốt nhất, giá thành có nhỉnh hơn chút ít thường là 500đ so với mogas 92) Điều này giúp cho
Xí nghiệp có cơ hội tiếp cận các loại mặt hàng có chất lượng cao hơn, phục vụ cho nhu cầu cao cấp, đa dạng hoá các loại mặt hàng kinh doanh hơn nữa Mặt khác, sự phát triển của khoa học cũng tạo ra cơ hội tạo ra các phương pháp nhập, xuất, tồn chứa xăng dầu sao cho mức hao hụt là thấp nhất.
Là một Xí nghiệp nhỏ trực thuộc Công ty, Tổng công ty, Xí nghiệp chịu nhiều thách thức trong thời gian kinh doanh tới:
Thứ nhất , Tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã làm cho giá xăng thế giới tăng giảm bất thường khó lường Điều này gây khó khăn cho Xí nghiệp chủ động tạo nguồn đảm bảo kinh doanh có lãi.
Thứ hai, Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
1/1/2009 vừa qua, nước ta đã bước đầu mở cửa thị trường bán lẻ, dịch vụ, Khi đó, sẽ có nhiều các đại lý, tổng đại lý bán lẻ xăng dầu nước ngoài nổi tiếng,tư nhân , các doanh nghiệp mới thâm nhập vào thị trường kinh doanh xăng dầu tiềm năng Việt Nam, đặc biệt là hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên (ngoại thành Hà Nội) Lúc đó Xí nghiệp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về công nợ, trợ cước vận tải ảnh hưởng đến việc gia tăng sản lượng, cũng như ổn định, giữ vững khách hàng.
Thứ ba , Việc Nhà nước áp dụng cơ chế kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu như Xí nghiệp phải chủ động tính toán tổ chức điều hành kinh doanh sát thực.
Thứ tư , việc sắp tới Nhà nước áp dụng Nghị định 84/2009/NĐ-CP về điều kiện làm tổng đại lý Điều này gây khó khăn cho các Tổng đại lý hiện nay của Xí nghiệp khó mà đáp ứng được Mặt khác, các cửa hàng trực thuộc của Xí nghiệp lại phân bố rải rác khắp khu vực phí nam thành phố Hà Nội và các vùng lân cận.Điều này sẽ là thách thức trong việc kinh doanh của Xí nghiệp sắp tới, hơn nữa còn phải cạnh tranh với các Công ty xăng dầu trong ngành trện địa bàn kinh doanh Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ petrolimex Hà Tây, các Công ty trong ngành trên địa bàn giáp ranh như: Công ty xăng dầu khu vực I, Công ty xăng dầu
Hà Nam Ninh và các công ty ngoài ngành như: Công ty xăng dầu quân đội, Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec, Công ty xăng dầu chất đốt Hà Nội, Công ty xăng dầu hàng không … Các Công ty này đều có lợi thế về tiềm lực tài chính, thù lao, công nợ, hỗ trợ đầu tư…
Thứ năm , Việc Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động năm 2009 vừa qua với sản lượng 3 triệu m3, tấn/năm, khi đó PV Oil trở thành đầu mối xăng dầu lớn thứ 2 ở Việt Nam sau Petrolimex với thị phần và tiềm lực mạnh. Điều này đòi hỏi Tổng công ty, Công ty trước thách thức làm sao triển khai một cách đồng bộ, quyết liệt ở các đơn vị để kinh doanh diễn ra như kế hoạch.
Thứ sáu , Địa bàn kinh doanh của Xí nghiệp là hai huyện Thường Tín và
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133
3.2.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nhu cầu và xu hướng tiêu dùng hàng hoá, các nhân tố tác động đến xu hướng đó Đặc biệt đối với mặt hàng trọng yếu xăng dầu của quốc gia mà Xí nghiệp xác định là mặt hàng chủ lực của mình Hơn nữa trong thời gian tới, Chính phủ áp dụng việc kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường thì việc nâng cao và hoàn thiện hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh, tính chủ động của Xí nghiệp trong quá trình kinh doanh của mình Do đó, với Công tác nghiên cứu thị trường, Xí nghiệp cần:
Một là , Xí nghiệp cần nắm bắt kịp thời các chính sách quản lý, quy định, hướng dẫn của Nhà nước, Tổng công ty, Công ty về mặt hàng này để có phương án kinh doanh hợp lý.
Hai là , Xí nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin, tình hình biến động của thị trường xăng dầu thế giới về giá cả, tình hình nguồn hàng từ Công ty xăng dầu B12 (đầu mối cung cấp xăng dầu duy nhất) đặc biệt là trong những thời điểm nhạy cảm do biến động kinh tế tài chính vừa qua để Xí nghiệp có kế hoạch, phương án nhập hàng hợp lý có được mức giá vốn với chi phí thấp có thể.
Ba là , Xí nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu và biến động nhu cầu của thị trường xăng dầu trong nước nói chung, thị trường xăng dầu trên địa bàn kinh doanh (hai huyện Thường tín và Phú xuyên) và địa bàn giáp ranh Qua đó, Xí nghiệp nắm được lượng tiêu thụ của các loại mặt hàng xăng, dầu, gas… mà mình kinh doanh; đánh giá được tổng quan vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường;
Xí nghiệp lập được kế hoạch bán hàng của mình chính xác hơn.
Thứ tư , Xí nghiệp nghiên cứu nhu cầu của chính khách hàng của mình thông qua các hợp đồng đã ký với Xí nghiệp, số lượng các hợp đồng đó, tính liên tục, mật độ ký kết các hợp đồng đó theo tháng, quý, năm Qua đó, Xí nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng đối với vấn đề: mặt hàng tiêu thụ, chất lượng mặt hàng, công nợ… từ đó cũng xác định đâu là khách hàng trọng tâm, tiềm năng của Xí nghiệp mà có các biện pháp hỗ trợ khách hàng của mình nâng cao uy tín
3.2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến bán hàng hoá
3.2.2.1 Tăng cường hoạt động hỗ trợ khách hàng
Khách hàng chủ yếu của Xí nghiệp là các Tổng đại lý, đại lý và bán buôn. Đây chính là lực lượng chính đẩy lượng hàng hoá của Xí nghiệp ra ngoài thị trường, phục vụ sự phát triển kinh tế, an ninh, xã hội trên địa bàn kinh doanh của
Xí nghiệp Chính tầm quan trọng của những khách hàng này đóng góp lớn vào hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp mà Xí nghiệp cần có những biện pháp hỗ trợ những khách hàng của mình như:
Một là , Xí nghiệp tiếp tục hỗ trợ 6 tháng một lần áo đồng phục bảo hộ lao động có in biểu tượng của Công ty, Xí nghiệp cho các Tổng đại lý, đại lý và các cửa hàng.
Hai là , Xí nghiệp thường xuyên rà soát, tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng của mình về việc sắp xếp vị trí cho các bảng tên cửa hàng, hộp chữ “P” - biểu tượng của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, bảng tên sản phẩm, bảng giá, bảng chú ý, bảng hướng dẫn, bảng nội quy … có khoa học, thuận tiện cho cả người bán hàng và người tiêu dùng.
Ba là , Xí nghiệp có thể tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng việc nhập xuất hàng về các cửa hàng của mình một cách đúng quy trình, giảm hao hụt và các biện pháp dụng cụ kiểm tra chất lượng hàng hoá.
Bốn là, trong một số hoàn cảnh đặc biệt như khách hàng có một chút vấn đề về tài chính, Xí nghiệp có thể kéo dài công nợ của khách hàng hơn quy định nếu có thể.
Những biện pháp hỗ trợ này sẽ tăng sự gắn bó giữa Xí nghiệp và khách hàng Ngoài ra, nó còn nâng cao uy tín, sự chuyên nghiệp của Xí nghiệp trong con mắt khách hàng.
3.2.2.2 Tăng cường khâu tiếp thị bán hàng
Trong tương lai, việc kinh doanh xăng dầu sẽ gần hơn với sự biến động của thị trường, cạnh tranh trở lên gay gắt, doanh nghiệp muốn khách hàng biến đến và mua hàng thì phải có các biện pháp tiếp thị, quảng cáo hợp lý, hiệu quả. Vốn xưa nay, việc tiếp thị quảng cáo trong ngành xăng dầu dường như bị lu mờ đi Xong theo sự phát triển của thị trường, nhu cầu tiêu dùng thì xăng dầu cũng không thể tránh được quy luật thị trường Do đó, để có vị thế vững chắc hơn nữa trên thị trường của mình, ngay từ bây giờ Xí nghiệp cần có những biện pháp quảng cáo tiếp thị như:
Một là , Xí nghiệp giới thiệu cho khách hàng của mình biết về mình như các thông tin về lịch sử phát triển, những thành tựu đạt được, sứ mệnh và triết lý kinh doanh …
Hai là , Xí nghiệp có các văn bản giới thiệu sản phẩm cho khách hàng về tên sản phẩm, đặc tính vật lý và hoá học của nó, các tiêu chuẩn chất lượng đối với từng loại hàng, giá bán và các vấn đề liên quan để tạo sự tin cậy cho khách hàng khi mua sản phẩm của Xí nghiệp.
Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước, Tổng công ty và Công ty
* Đối với các cơ quan Nhà nước
Ngành kinh doanh xăng dầu đang dần chuyển sang cơ chế kinh doanh mới – kinh doanh theo cơ chế thị trường Chính vì vậy, để có được môi trường kinh doanh bình đẳng, các cơ quan Nhà nước nên:
- Một là, đảm bảo bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh trên địa bàn, hạn chế việc gian lận thương mại gây ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng.
- Hai là, đảm bảo thực hiện nghị định 55/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng
04 năm 2007 của chính phủ” về kinh doanh xăng dầu” quy định về “ quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu” của quyết định số 1505/2003/QĐ BTM ngày 17 tháng
11 năm 2003 của BTM Và quyết định số 11/2007-BTM ngày 22 tháng 05 năm
2009 của BTM “ về vệc sử đổi bổ sung một số quyết định số 1505/2003/QĐ BTM ngày 17 tháng 11 năm 2003 của BTM;Quyết định số 84 /2009/NĐ-CP.
- Ba là nhà nước tạo hành lang pháp lý về các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng như các hộ sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu ( than, điện, xi măng, thép,…) có điều kiện áp dụng cơ chế “ phòng ngừa rủi ro giá dầu” thông qua phương thức mua bán xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm ổn định đầu vào của sản xuất, bình ổn thị trường trong nước trước biến động của xăng dầu thế giới.
- Bốn là ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc” quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn” hợp lý hiệu quả tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của xí nghiệp và các doanh nghiệp khác.
⃰ Đối với tổng công ty, công ty:
Xí nghiệp xăng dầu K133 là một Xí nghiệp Nhà nước nhỏ, trực thuộc Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nên để phát triển hơn Xí nghiệp cần sự trợ giúp của Công ty và Tổng công ty về lĩnh vực:
Một là , Xí nghiệp đề nghị Công ty quan tâm hiện đại hoá cho kho của Xí nghiệp, đặc biệt là kho Đỗ Xá như: hệ thống tự động đo, tự động vận hàng, trang bi camera bảo vệ toàn kho, xây dựng phòng thừ nghiệm ….
Hai là , Cấp phần kinh phí để Xí nghiệp xây dựng lại văn phòng làm việc vì hiện nay một số khu văn phòng đã xuống cấp và chật trội.
Ba là , Công ty cấp xe ôtô loại lớn hơn để phục vụ công tác.
Bốn là , hỗ trợ Xí nghiệp về vốn, mặt hàng kinh doanh, dự báo môi trường kinh doanh xăng dầu trong năm và những năm tới, hỗ trợ về các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu cho CBCNV của Xí nghiệp.