1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Anh chị hãy phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Tác giả Nguyễn Đức Thái
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại Bài Tập Học Kỳ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 533,19 KB

Nội dung

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước là sự không ngừng ra đời và phát triển các loạ hình doanh nghiệp, trong đó đặc biệt phải kể đến công ty cổ phần. Loạ hình doanh nghiệp này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà nghiên cứu khoa học bởi tính linh hoạ trong cấu trúc vốn. Công ty cổ phần có khả năng huy động một số lượng vốn lớn, khả năng tích tụ và tập trung vốn với quy mô lớn nhất trong các loạ hình doanh nghiệp hiện nay. Có thể khẳng định tự do vận động của cổ phần của loạ hình công ty này đã làm ra đời thị trường chứng khoán1, kéo theo sự năng động của kinh tế toàn cầu. Trong thời kì đổi mới kinh tế đất nước, việc nắm vững quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần càng đặc biệt quan trọng không chỉ đối với các nhà đầu tư mà còn đối với những người làm trong lĩnh vực pháp luật. Vì lẽ đó, em xin lựa chọn đề bài số 2: “Phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần.”2 trong danh mục bài tập lớn để nghiên cứu và làm rõ.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI

ĐỀ SỐ 2:

“ Phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng

cổ phần trong công ty cổ phần ’’

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 0

NỘI DUNG 1

I, Lí luận chung về cổ phần và công ti cổ phần 1

1, Công ti cổ phần là gì? 1

2, Cổ phần là gì? 1

II, Quy định cụ thể của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần 2

1, Khái niệm 3

2, Điều kiện chuyển nhượng cổ phần 3

a, Đối với cổ phần phổ thông 3

b, Đối với cổ phần ưu đãi: 5

b.1, Cổ phần ưu đãi biểu quyết: 5

b.2, Cổ phần ưu đãi cổ tức: 6

b.3, Cổ phần ưu đãi hoàn lại: 6

b.4, Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định 7

3, Cách thức chuyển nhượng cổ phần 7

4, Chuyển nhượng cổ phần trong những trường hợp đặc biệt 8

5, Những trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần 9

6, Hậu quả pháp lí của chuyển nhượng cổ phần 11

7, Đánh giá những quy định về chuyển nhượng cổ phần 12

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trên cơ sở đổi mới tư duy kinh tế, những năm gần đây nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta đã từng bước chuyển sang kinh tế thị trường như một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển Trong điều kiện cơ chế quản lí thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước đã bộc lộ một số những yếu kém, lâm vào tình trạng sa sút và khủng hoảng Công ty cổ phần là hình thức kinh tế mới xuất hiện khi nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Sự tồn tại và phát triển của công ti cổ phần trong những năm qua đã chứng tỏ rằng sự hình thành các công ty cổ phần ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, là xu hướng phù hợp với thời đại Mà trong đó, quy định về chuyển nhượng cổ phần là một trong những điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này Để tìm hiểu rõ hơn, em xin chọn đề số 2 “ Phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần ’’ làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận học kỳ của mình

Trang 4

NỘI DUNG

I Lí luận chung về cổ phần và công ty cổ phần

1 Công ty cổ phần là gì?

Trước hết, căn cứ theo Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014, ta thấy công ty cổ

phần là: “1 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

2 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3 Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.”

Theo đó, công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Chủ sở hữu

cổ phần gọi là cổ đông Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân và tối thiểu phải có

từ 03 cổ đông trở lên, không giới hạn số lượng tối đa Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi cổ phần mà họ sở hữu Cổ đông có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần cổ phần mà mình nắm giữ trong công ty

2 Cổ phần là gì?

Trang 5

Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, thể hiện dưới hình thức cổ phiếu Giá trị mỗi cổ phần do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu Trong công ti cổ phần có hai loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi

Cổ phần phổ thông là loại cổ phần chỉ hưởng lãi hoặc chịu lỗ dựa trên kết quả hoạt

động của công ty Cổ phần ưu đãi gồm: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi

cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định

Trước hết, Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều

hơn so với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu

quyết do Điều lệ công ty quy định ( căn cứ theo Khoản 1 Điều 116 Luật doanh

nghiệp 2014).

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức

cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng,cổ tức cố định không phụ thuộc và kết quả kinh doanh của công ty Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ

tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức ( căn cứ theo Khoản 1

Điều 117 Luật doanh nghiệp 2014).

Còn cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu

cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu

đãi hoàn lại (căn cứ theo Khoản 1 Điều 118 Luật doanh nghiệp 2014).

Ngoài ra còn có cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định

Như vậy, cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách thành viên công ty bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau

II, Quy định cụ thể của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần

Trang 6

1, Khái niệm

Việc chuyển nhượng cổ phần là hành vi làm thay đổi (mua bán, tặng cho, thừa kế ) số lượng cổ phần mình đang nắm giữ hay nói cách khác là việc chuyển số cổ phần mình đang nắm giữ cho người khác Việc chuyển nhượng

cổ phần của người sở hữu cổ phần phải theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty Theo đó, việc chuyển nhượng cổ phần là tự do, trừ các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng khác

2, Điều kiện chuyển nhượng cổ phần

a, Đối với cổ phần phổ thông

Trước hết, khi căn cứ theo Điểm d khoản 1 Điều 110 Luật doanh nghiệp

2014: “Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho những người

khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật

này.’’, và căn cứ theo Khoản 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014: “Cổ phần

được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần”, ta

thấy cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Tuy nhiên, khi căn cứ theo Khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014:

“Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng

ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”

Ta thấy, trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của

Trang 7

mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó Theo đó, số cổ phần phổ thông bị hạn chế chuyển nhượng này là số cổ phần phổ thông mà cổ đông mua khi góp vốn thành lập doanh nghiệp (nằm trong số 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp)

Mặt khác, khi căn cứ theo Khoản 4 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014:

“Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ

sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần

mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải cổ đông sáng lập của công ty.”

Ta thấy, sau 03 năm kể từ khi được cấp Giấy đăng ký kinh doanh, cổ đông

sáng lập sẽ được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông mà không còn bị hạn chế Ngoài ra, cổ phần phổ thông mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp ( không phải 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp mà các cổ đông sáng lập cùng nhau đăng ký mua) cũng không bị hạn chế chuyển nhượng trong 03 năm kể từ khi được cấp Giấy đăng ký kinh doanh

Như vây, quy định trên nhằm bảo vệ các nhà đầu tư Đối với những công

ty mới thành lập trong vài năm đầu, khi công ty mới đi vào hoạt động và chưa

có nền tảng vững chắc, nếu công ty làm ăn thô lỗ và có nguy cơ không hoạt động tiếp được, nếu cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông mà họ đã cùng nhau đăng lý mua trong 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp có thể biến người

Trang 8

được chuyển nhượng thành cổ đông sáng lập Khi đó cổ đông sáng lập ban đầu

có thể tự ý bỏ công ty và rũ bỏ trách nhiệm của mình Và người chịu thiệt hại rủi ro khi ấy tất nhiên là các nhà đầu tư Vì vậy, có thể nói đây chính là một quy định mang tính ràng buộc nghĩa vụ vật chất của cổ đông sáng lập với người mua

b, Đối với cổ phần ưu đãi:

b.1, Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014: “Cổ đông sở hữu cổ

phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.”

Và theo Khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014: “Chỉ có tổ chức được Chính

phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Sau thời hạn đó, cổ phần

ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.”

Ta thấy, người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần biểu quyết đó cho người khác Bởi vì cổ phần ưu đãi biểu quyết

là loại cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông nên vừa giúp doanh nghiệp có thể ổn định khi vừa mới thành lập, vừa hạn chế sự thay đổi trong

cơ cấu, quyết định của doanh nghiệp Nếu muốn chuyển nhượng, họ phải đợi hết

03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khi đó,

cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông

Sở dĩ, có quy định trên là do các cổ đông sáng lập có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nên nếu họ tùy tiện chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình sẽ ảnh hưởng đến công ty Hơn nữa, chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết nên việc chuyển nhượng của họ có thể biến người được chuyển

Trang 9

nhượng trở thành cổ đông sáng lập, và người đó sẽ có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến ý tưởng và công sức gây dựng công ty của các cổ đông cũng như ảnh hưởng đến các quyết định của công ty sau này

b.2, Cổ phần ưu đãi cổ tức

Theo Điểm c Khoản 2 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2014 thì quyền của cổ

đông ưu đãi cổ tức giống như các quyền khác như cổ đông phổ thông ( tức là cổ phần ưu đãi cổ tức được chuyển nhượng tự do như cổ phần phổ thông trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần ), trừ các quyền như: cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết,

dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

Vì cổ phần ưu đãi cổ tức chỉ mang giá trị về mặt tài sản, tức là được nhận nhiều cổ tức hơn so với các cổ phần khác, chứ nó không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty Bởi vậy, nên cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

Đây chính là một điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 bởi trong Luật

Doanh nghiệp 2005 không tồn tại quy định về việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi

cổ tức mà việc chuyển nhượng phụ thuộc vào quy định của Điều lệ công ty Có thể thấy, giống như quy định đối với cổ phần phổ thông, luật Doanh nghiệp ngày càng hạn chế việc can thiệp vào nội bộ, quyết định của công ty cổ phần, đề cao sự thỏa thuận của các chủ sở hữu thông qua việc để doanh nghiệp tự do quyết định theo Điều lệ công ty

b.3, Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Giống như cổ phần cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại cũng có các quyền giống như các quyền khác như cổ đông phổ thông: tức là cổ phần ưu đãi cổ tức được chuyển nhượng tự do như cổ phần phổ thông trừ trường hợp Điều lệ công

Trang 10

ty có quy định khác về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần ( căn cứ theo Khoản 2

Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2014 ) Bản chất của cổ phần ưu đãi hoàn lại tương

tự như cổ phần ưu đãi cổ tức, đó là không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng

cổ đông và đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Người sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại sẽ có quyền yêu cầu hoàn lại vốn góp hoặc việc hoàn lại sẽ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại thì, tức là không mang tính ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty

b.4, Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định

Luật không có những quy định cụ thể về loại cổ phần ưu đãi này nên tùy vào Điều lệ của từng công ty sẽ có những quy định về vấn đề chuyển nhượng khác nhau

3, Cách thức chuyển nhượng cổ phần

Khi căn cứ theo Khoản 2 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014, ta thấy, việc

chuyển nhượng có thể được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc chuyển nhượng thông qua giao dịch trên sàn chứng khoán

Chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng thông thường nếu các cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho nhau hoặc cho người ngoài công ty bằng trao đổi trực tiếp Hai bên gặp trực tiếp để thỏa thuận, thương lượng với nhau

và bên mua có thể trực tiếp kiểm tra, thẩm định Nếu bên nhận chuyển nhượng

là cá nhân thì trong hợp đồng chuyển nhượng cần được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng ký Còn nếu bên nhận chuyển nhượng là tổ chức thì cần có chữ ký của bên chuyển nhượng và đại diện của bên nhận chuyển nhượng Như vậy, việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng

sẽ tuân theo các quy định của Luật doanh nghiệp 2014 “Trường hợp chuyển

nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển

nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký” và Bộ

luật dân sự 2005 theo cách thông thường

Trang 11

Với trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch chứng khoán thì các công ty phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt như: tính minh bạch về tài chính, về khả năng sinh lời, phải được Ủy ban chứng khoán thẩm định và phải tuân thủ các quy tắc kiểm toán theo pháp luật về chứng khoán Những quy định chặt chẽ này nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho người mua, vì khi các công ty niêm yết bán cổ phần trên thị trường thì người mua không có điều kiện trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa nên nếu các thông tin này bị sai lệch thì có rất nhiều rủi ro đối với người mua Do vậy, sự can thiệp của Nhà nước trong việc thẩm định các công ty cổ phần đăng ký bán cổ phần là một chứng thực tin cậy để người mua có thể trả giá mua hàng Điều này cho thấy pháp luật về chứng khoán cần phải hết sức cụ thể, phải được thực hiện đầy đủ để bảo vệ lợi ích cộng đồng người mua

4, Chuyển nhượng cổ phần trong những trường hợp đặc biệt

Trước hết, Khoản 3 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về

việc chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp cổ đông là cá nhân chết như

sau: “Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc

theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.” Như vậy, việc chuyển

nhượng cổ phần trong trường hợp này sẽ căn cứ vào di chúc của cổ đông đó Với quyền tự cho chuyển nhượng của mình, cổ đông có thể di chúc lại việc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ số cổ phần mà mình nắm giữ, cho một người hay nhiều người tùy thuộc vào ý chí của mình Hoặc nếu không có di chúc thì cổ phần của cổ đông sẽ được pháp luật chia theo pháp luật về thừa kế Quy định này nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông, vì cổ phần là một loại tài sản hợp pháp nên sau khi cổ đông chết thì số tài sản này được chia thừa kế như những loại tài sản khác

Ngoài ra, còn có những trường hợp khác quy định tại Khoản 4 Điều 126

“Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế,

Ngày đăng: 17/07/2023, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w