TRUONG DAI HOC DONG THAP
PHAM BINH PHUONG MY
KHẢO SÁT ĐỊA DANH Ở HUYỆN LAI VUNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SÓ: 60 22 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS NGUYÊN VĂN LOAN
ĐÔNG THÁP - 2015
Trang 2
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi Số liệu trong luận văn là trung thực, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được người khác công bố trong bắt kỳ một công trình nào khác
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Tác giả luận văn
Trang 3¡ đã nhận được nhỉ
cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Nguyễn
Trong qua trình thực hiện đề tài sự quan tâm, giúp đỡ
về mọi mặt của những người thân,
Văn Loan, người thầy đã hết lịng giúp đỡ tơi về mọi mặt cũng như cung cấp
những tư liệu quý, hướng dẫn nhiệt tình cho tôi những kiến thức sâu sắc
Ngồi ra, tơi cũng xin gửi lời cám ơn chân đến TS Trần Thanh Vân đã nhiệt tình giúp tơi tìm tư liệu và kiến thức để tơi hồn thành luận văn này
Cám ơn các cơ quan đơn vị: Ban Tuyên giáo Huyện Uỷ Lai Vung, Uỷ ban
nhân dân các xã, Phịng văn hố thơng tin Huyện Lai Vung, thư viện Trường Ð;
học Đồng Tháp, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Đồng Tháp đã cung cap
hay, tạo mọi điều kiện thuận lợi khi
cho thiều thông tin quý, những tư li
chúng tôi đi điền đã, tìm kiểm tư liệu, cung cấp nhiều thông tin bỗ ích
'Vẫn cịn nhiều thiếu sót trong luận văn này, người viết rắt mong được sự chỉ
dẫn, đóng góp ý kiến của quý thảy cô để đề tài được hoàn thiện hơn
Một lần nữa xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô, bạn bè, gia đình, người thân đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Trang 4
2 Lịch sử vấn đề,
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
6 Đồng góp của luận văn
3
5 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
9 9 7 Cấu trúc của luận vãi
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VE DIA DANH VA VAN ĐÈ DIA DANH HUYEN LAI VUNG, TINH DONG THAP lO 1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Về khaisnieemj địa danh
1.1.2 Vấn đề phân loại địa danh 7 `
1.1.2.1 Một số cách phân loại địa danh của tác giả nước ngoài
11 Cách phân loại địa danh của tác giả trong nước
1.1.3 Về chức năng và nhiệm vụ của địa danh học 0 15
1.1.4 Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học
1.2 Những vấn để về địa bàn của địa danh Lai Vun;
1.2.1 Một số nét về huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp L8
1.2.1.1 Vị trí địa lý
12.12 Điề
121
1.2.2 Kết quả thu thập và phân loại địa danh Lai Vung 2I
1.2.2.1 Kết quả thu thập
12
Kết quả phân loại địa danh
1.3 Tiểu kết ves —
Chuong2: DAC DIEM CAU TAO DIA DANH LAI VUNG
Trang 52.2.1 Giới thuyết chung
2.2.2 Mơ hình cấu trúc phức thể địa danh ở huyện Lai Vung a
2.3, Thanh t6 chung (A) va thanh t6 chung trong dia danh Lai Vung .31 2.3.1 Khái quát về thành tố chung
2.3.1.1 Về tên gọi thành tố chung
2.3.1.2 Khái niệm thành t chung ° ' ° 31
2.3.2 Thành tổ chung trong địa đanh huyện Lai Vung
2.3.2.1 Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh Lai Vung
2.3.2.2 Chức năng của thành tố chung trong địa danh Lai Vung
2.4 Thành tổ riêng (B) 2.4.1 Giới thuyết chun;
2.4.2 Đặc điểm cầu tạo của thành tổ riêng
2.4.2.1 Về số lượng các yếu tổ trong thành tí
lêng
2.4.2.2 về nguồn gốc ngôn ngữ trong thành tố riêng
2.4.2.3 Về cầu tạo đơn và cầu tạo phức của thành tố riêng
2.4.2.4 các phương thức tạo địa danh ở huyện Lai Vung ened
2.5 Tiểu kết chương 2
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA ĐỊA DANH LAI VUNG
3.1 Vấn đề và phương pháp xác định ý nghĩa của địa danh 3.1.1 Vấn đề ý nghĩa của địa danh
3.1.2 Phương pháp xác định nghĩa của địa danh
3.2 Đặc điểm ý nghĩa của dia danh Lai Vung 65
3.2.1 Phạm vi hiện thực mà địa danh phản ánh
3.2.2 Các nhóm ý nghĩa trong địa danh huyện Lai Vung
3.2.2.1 Nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan cesses 8
Trang 6
định đanh 80
3.3 Một số đặc trưng văn hóa thể hiện trong dia danh Lai Vung „83 3.3.1 Đặc trưng văn hóa được thể hiện qua các thành tố ngôn ngữ trong địa ` SA
3.3.2 Khơng gian văn hóa trong địa đanh huyện Lai Vung 3.3.3 Đặc điểm tri nhận qua địa danh huyện Lai Vung
3.4 Tiểu kết chương 3 ' ° ° 94 KẾT LUẬN
“TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7
1 Quy ước cách viết tắt tên các xã, thj tran
HL Hòa Long LT xã Long Thắng PH xã Phong Hịa ĐH wee ¬ xã Định Hòa ‘TD xã Tân Duong VT xã Vĩnh Thới HT ã Hòa Thành „ xã Tân Phước xã Long Hậu xã Tân Thành xã Tân Hòa
„thị tran Lai Vung
„ Nhà xuất bản 2 Các ký hiệu
“3: biến đổi thành (chun hóa)
©: tương đương nhau
Ix,tr.y]: x là tên tác giả, tài liệu trích dẫn ghi theo số thứ tự trong phan
‘Tai liệu tham khảo ở cuối luận văn try 1a sO trang
Trang 8
Sơ đồ 1.1 Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học,
-22
Bảng 1.1 Két qua thụ thập địa danh ở huyện Lai Vung
Bảng 1.2 Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên ~ khơng tự nhiên 24
Mơ hình 2.1 Cấu trúc phức thể địa danh ở huyện Lai Vung thuộc tỉnh Đồng
Tháp „30
Bảng 2.1 Kết quả thống kê cấu tạo của các thành tố chung ở huyện Lai Vung 33
Bảng 2.2 Kết quả thống kê tổng hợp chuyển hoá của thành tố chung
Bảng 2.3 Kết quả thống kê thành tố
ig theo số lượng yếu tố
Bang 2.4 Kết quả thống kê các địa danh theo phương thức định danh
Bảng 2.5 Kết quả thông kê tơng hợp chuyền hố của thành tố chung
Trang 101.1 Địa đanh học là một lĩnh vực quan trọng mà nhiều ngành khoa học quan tâm Địa danh là một hiện tượng xã hội nhằm để phân biệt các thực thể
địa lý mà trong sinh hoạt, sản xuất con người đã tạo nên Trong ngôn ngữ học,
địa danh học nghiên cứu tên và cách đặt tên các danh từ địa lí như tên sông, tên núi, tên làng và nhiều loại địa danh khác
1.2 Mỗi địa danh ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nên nó phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội Qua địa danh của một vùng, ta có thể biết được đặc điểm địa hình, cây cỏ, cằm thú của nơi mà nó mang tên Việc đặt tên cho một địa danh thường chứa đựng một ý nghĩa nào đó liên quan đến đối
tượng hoặc chủ thể đặt tên Có thể nói, nghiên cứu địa danh sẽ cho chúng ta
biết về quá trình hình thành và tồn tại của văn hoá lịch sử một vùng đắt Hơn
nữa, nghiên cứu địa danh sẽ góp phần vào việc soi sáng sự phát triển của tiếng 'Việt và các phương ngữ tiếng Việt trong các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng - ngữ
nghĩa và ngữ pháp được phản ánh qua các giai đoạn lịch sử khác nhau
Địa danh là đối tượng quan tâm của nhiễu lĩnh vực khoa học như lịch sử, địa lý, dân tộc học, văn hố học, ngơn ngữ học Xét về bản chất cầu tạo, địa
danh là một đơn vị từ ngữ, có chức năng định danh sự vật, do đó, địa danh là
một bộ phận của từ vựng và vì vậy, trước hết là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học Trong cơng trình Địa danh học là gì ?, tác giả A.V
Superanskaja cũng đã xác định: “Địa danh học là một chuyên ngành của ngôn
ngữ học, nghiên cứu các tên gọi địa lý, giải thích sự cấu tạo, lịch sử xuất hiện của chúng và phân tích ý nghĩa ban đầu của các từ cấu tạo nên địa danh” [26, trả,
Chúng ta biết rằng, địa danh không chỉ là đối tượng của từ vựng học mà
Trang 11danh ngữ tuân theo những phương thức cấu tạo từ, ngữ của tiếng Việt
Địa danh cũng là đối tượng nghiên cứu của phương ngữ học Bởi vì nó là sản phẩm do người bản địa tạo ra, gắn chặt với lời ăn tiếng nói của từng vùng, từng địa phương Đây chính là cách tốt nhất để chúng ta nhận diện về “nghĩa”
của địa danh ở từng vùng lãnh thổ
1.3 Địa danh một khu vực luôn tồn tại những mối quan hệ gắn bó, tác
động qua lại với những lĩnh vực như văn hóa, lịch sử, địa lý, dân cư, ngôn ngữ, v.v Nghiên cứu địa danh của một ngôn ngữ cũng như của một địa
phương giúp chúng ta hiểu được đặc điểm văn hoá - lịch sử của một dân tộc
hoặc của công đồng cư dân địa phương như lớp trằm tích đọng
trong các địa danh của họ và kèm theo đó là những đặc điểm văn hoá được thể hiện qua chat liệu ngôn ngữ của từng vùng, từng địa phương, góp phần tìm hiểu sâu
hơn bản sắc văn hoá của người dân ở đó Đồng Tháp là một vùng đất ngập kênh rạch chẳng chịt gắn bó bao đời với sinh hoạt, chỉ phối đời sống kinh tế cũng như đời sống nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long Với sơng ngịi
tinh thần của con người nơi vùng đất này Chính mơi trường thiên nhiên đã
tác động mạnh đến mơi trường sống, tính cách, tâm lý của con người nơi đây 'Và tính cách, tâm lý đó đã ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của vùng miền, nó khơng chỉ đi vào lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người dân vùng đất này mà còn là yếu tố cấu tạo của nhiều địa danh Nó phản ánh nhiều
khía cạnh địa lý, lịch sử, văn hoá tại mảnh đất mà nó chào đời Từ lâu, nó
được xem là những tắm bia lịch sử - văn hố bằng ngơn ngữ Chính vì vậy,
muốn hiểu rõ một vùng Vì thế, ngồi ý nghĩa
óp phần làm sáng tỏ một số lĩnh vực khác như vừa nêu
nào, ta không thể không quan tâm đến địa danh
Trang 12
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu địa danh trên thé giới
V lề nghiên cứu địa danh đã được ngôn ngữ học thế giới quan tâm
nghiên cứu từ rất sớm Từ đầu Công nguyên, ở phương Đông đã diễn ra giai đoạn khởi nguồn Thao tác chủ yếu ở giai đoạn này là ghi chép, sưu tập, tổng hợp và giải thích về cách đọc, về ý nghĩa của địa danh Tiêu biểu như các tác phẩm của #án ;hư ghi chép được hơn 4000 địa danh, Thuy kinh chú đề cập
hơn ba van địa danh
Cuối thế kỷ XIX, ở phương Tây môn địa danh học chính thức ra đời
Nam 1872, JJ Eghi (Thụy Sỹ) viết Địa đanh học và năm 1903, J.W.Nagl
(Người Áo) cũng cho ra đời tác phẩm Địa đanh học Những năm 90 của thế kỷ XIX và 20 năm đầu của thế kỷ XX, uỷ ban địa danh ở các nước được
thành lập: Uỷ ban địa danh nước Mỹ (BGN - 1890), Uỷ ban địa danh Thụy
Điền (1902), Uỷ ban địa danh nước Anh (1919) Bắt đầu từ thế kỷ XX,
J-Gillềnon (1854 - 1926) đã viết Arlar ngôn ngữ Pháp nghiên cứu địa danh
theo hướng phát triển địa lý học A.Dauzat (1926 - Pháp) đã viết Nguồn góc và sự phát triển của địa danh đề xuất phương pháp địa lý học để nghiên cứu
niên đại của địa danh
Đi đầu và đạt nhiều thành tựu trong việc xây dựng hệ thống lý luận là các
nhà địa danh học Xô viết Hàng loạt những cơng trình vẻ địa danh học đã ra đời vào những năm 1960 Một số cơng trình tiêu biểu như: E.M.Murzaev với
Trang 13
Địa danh học là gì đã mang lại những định hướng mới cho việc nghiên cứu
địa danh, tạo ra những giá trị nhất định trong quá trình phát triển của địa danh học [30] Ngồi ra cịn có một số cơng trình khác nghiên cứu về địa danh ở Pháp, Anh, Mỹ, Trung Quốc Những cơng trình nghiên cứu địa danh trên thế giới nói trên đã tạo nên một khung lý thuyết tương đối khái quát, từ cách phân
loại đến việc miêu tả các lớp địa danh, phương thức định danh và giá trị phan
ánh hiện thực qua địa danh của từng vùng lãnh thổ, là cơ sở quan trọng đối
với chúng tôi khi thực hiện nghiên cứu dia danh ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
“Tháp
2.2 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Tuy việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam được bắt đầu muộn hơn so với các nước phương Tây, nhưng chúng ta cũng đã có được những cơng trình đánh dấu sự mở đầu cho việc nghiên cứu địa danh Đó là các cơng trình của
các tác giả như: Hoàng Thị Châu, Lê Trung Hoa, Từ Thu Mai, Trần Văn
Dũng, Phan Xuân Đạm, Nguyễn Kiên Trường, Nguyễn Văn Loan
“Tác giả Hồng Thị Châu với cơng trình nghiên cứu *Mới liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam A qua một vài tên sông” (1964) được coi như là một trong những người cắm cột mốc đầu tiên nghiên cứu địa danh dưới cách nhìn ngơn ngữ học ở Việt Nam Bằng cách tiếp cận ngôn ngữ học lịch sử, tác giả đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến nguồn gốc và quá trình hình thành địa danh ở khu vực Đông Nam Á nói chung, địa danh tiếng Việt nói riêng
Đến tác giả Lê Trung Hoa với cơng trình nghiên cứu “Dia danh thành
phố Hỗ Chí Minh "(1991), ông đã đi sau ng!
'bàn cụ thể đó là thành phố Hồ Chí Minh và đã có những đóng góp đáng kể
Trang 14
hòng với cơng trình *Kháo sát địa danh thành phố Hải Phòng” (1996) Tác giả Nguyễn Văn Loan với cơng trình “Khdo sát địa danh tỉnh Hà Tĩnh"(2012) đã đi sâu vào tầm hiểu địa danh tỉnh Hà Tỉnh trên các lĩnh vực:
đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa
'Các cơng trình trên đã có những đóng góp đáng trân trọng khi tiếp cận
vấn đề địa danh học dưới cách nhìn ngơn ngữ học, cung cấp một cách khá toàn diện về địa danh ở những địa bàn đã khảo sát Ngoài ra, cịn có một số cơng trình khác của tác giả Nguyễn Văn Âu đã hệ thống hóa một cách ngắn gon ly thuyét dia danh trong cơng trình “Một số vấn để địa danh học Việt Nam “(2003) Tiếp theo các tác giả Trần Thanh Tâm - Huynh Đình Kết, Đinh Xuân Vịnh, Bùi Thiết đã xây dựng các cuốn sách vẻ địa danh
C6 thé néi rằng, tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước đã cung cấp cho chúng tôi những cơ sở lý luận và thực tiễn cin
thiết để triển khai đề tài Riêng vấn đề nghiên cứu địa danh Lai Vung thuộc
tỉnh Đồng Tháp hiện nay chưa có cơng tình nào nghiên cứu một cách hệ
thống Vì vậy, để tài của chúng tôi đi vào nghiên cứu Khảo sát địa danh ở huyện Lai Vung thuộc tình Đồng Tháp là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa 'Việc nghiên cứu thành công để tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ
giữa văn hoá và ngôn ngữ trong một vùng lãnh thổ nói chung và của huyện
Lai Vung néi riêng, qua đó có thể hiểu thêm được sự phát triển của tiếng Việt
trong mối quan hệ với các tiếng địa phương thuộc các lĩnh vực ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp qua các thời kì giai đoạn khác nhau
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 15Luận văn của chúng tôi chỉ tìm hiểu các địa danh thuộc huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp trên các mặt: đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa và một số nét đặc trưng văn hóa gắn với địa danh huyện Lai
Vung
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi hướng tới 2 mục đích:
~ Nghiên cứu địa danh huyện Lai Vung trên các mặt: đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh và những nét đặc trưng văn hóa vùng miễn gắn với
địa danh huyện Lai Vung
~ Thông qua việc miêu tả và phân tích địa danh huyện Lai Vung, đề tài hướng tới làm sáng tỏ mối quan hệ giữa danh và các lĩnh vực liên quan như: lịch sử, địa lí, dân tộc, khảo cổ, văn hóa Trong điều kiện cho phép,
những cứ liệu được thu thập, thống kê sẽ là cơ sở để góp một phần nhỏ tư liệu trong cuốn từ điển địa danh Nam Bộ
“Thực hiện đẻ tài nghiên cứu này, chúng tơi sẽ góp phần bảo tổn, phát huy văn hoá truyền thống của một vùng lãnh thổ, gìn giữ về lịch sử tiếng Việt, bảo tồn phương ngữ của một vùng đắt
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
'Với mục đích trên, đề tài đề ra các nhiệm vụ cu thể:
~ Tổng quan các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
~ Tìm hiểu địa danh huyện Lai Vung trên hai mặt đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa
~ Thống kê, phân loại và phân tích, miêu tả hệ thống địa danh huyện Lai
Trang 16
iéu địa danh Lai Vung thuộc tinh Đồng Tháp trên các mặt: đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa, để tài ~ Qua việc tìm
góp phần rút ra một số đặc trưng văn hoá - lịch sử còn được tàng trữ trong hệ thống địa danh của vùng dân cư này
§ Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện
tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp điều tra điền dã
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra điền đã đề thu thập tắt cả các cứ
liệu có trên địa bàn huyện Lai Vung Phương pháp này là công cụ không thể thiếu để chúng tôi tập hợp tư liệu địa danh phục vụ cho nghiên cứu
Đầu tiên, việc đi thực tế giúp cho người nghiên cứu bồ sung thêm đây đủ những cứ liệu trong việc thống kê địa danh Tiếp theo, công tác thực địa giúp
cho người thực hiện làm sáng rõ những vấn đề còn bỏ ngỏ, nghỉ vẫn hay tranh
cãi mà chưa có lời giải đáp hay sự thống nhất Việc “tai nghe, mắt thấy” sẽ
giải đáp được nguồn gốc, sự hình thành và mắt đi của các địa danh, ý nghĩa của chúng, đối chiếu với những cứ liệu còn nghỉ vấn, điền vào chỗ trống những vấn để cịn bỏ ngỏ hay lí gi
các đáng các vấn đề đang tranh cãi
Ngoài ra, công tác điền dã giúp phát hiện ra các địa danh đang còn tiễm
an 6 đâu đó, đối chiếu với những địa danh còn nghỉ ngờ hay sửa sai các địa
danh trên bản đỏ, sách báo
"Tư liệu điền đã đã được người nghiên cứu quan sát, thu thập, ghi chép lại và chọn lọc trong quá trình đi thực tế Những tư liệu này phục vụ cho việc lập
bảng thống kê, phân loại từng nhóm địa danh và giúp giải thích nguồn gốc, ý' nghĩa, thời điểm ra đời cũng như những biến đổi của địa danh một cách chính
Trang 17thống kê để tìm hiểu mức độ phổ biến của từng loại địa danh, từng đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh Chúng tôi đã tiến hành đến các địa phương trong huyện điều tra, khảo sát tư liệu về các nội dung cần khảo sát, thu thập
các tư liệu địa danh trên địa bàn .5.8 Phương pháp phân tích
Chúng tơi chủ yếu phân tích các bình diện của địa danh như các yếu tố tham gia cấu tạo địa danh, phương thức định danh, sự phân bố của các yếu tố
ngôn ngữ trong các loại hình địa danh
5.4 Phương pháp miêu tả
Dựa vào nguồn tư liệu đã được thu thập, chúng tôi tiến hành phân loại và miêu tả các địa danh để thấy rõ số lượng từng loại Từ đó có thể rút ra đặc
điểm riêng của từng loại và đặc điểm chung của địa danh toàn vùng Chẳng
hạn, sau khi thống kê, phân loại, chúng tôi có thể chia địa danh ở huyện Lai
Vung theo tigu chí loại hình gồm địa danh tự nhiên, địa danh không tự
nhiên Trên kết quả phân loại, tiếp theo người nghiên cứu sẽ miêu tả những
phương thức định danh, cách cấu tạo địa danh, các kiểu ngữ nghĩa của định
danh, về nguồn gốc, văn hoá được biểu hiện qua địa danh Phương pháp miêu tả được sử dụng trên cơ sở vận dụng tri thức của nhiều ngành như văn hố,
lịch sử, ngơn ngữ, địa lý
.3.5 Phương pháp so sánh
“Tác giả sẽ tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu được với kết quả nghiên cứu địa danh của một số địa phương khác nhằm làm sáng tỏ về sự tương đồng
và nét khác biệt của địa danh khu vực này với địa danh ở các vùng miễn khác
Trang 18Phòng như (sông, kênh, rạch, bàu, vàm, cồn, bưng, tắt, )
Địa danh vốn mang trong mình nhiều mặt khác nhau về ngôn ngữ, văn
hoá, lich sử, xã hội Vì vậy, nghiên cứu địa danh cần áp dụng phương pháp
nghiên cứu tổng hợp, liên ngành, đa ngành Có như vậy, kết quả nghiên cứu mới đầy đủ, rõ ràng và mang tính khoa học hơn
6 Đồng góp của
Luận văn của chúng tôi có 2 đóng góp chính:
- Luận văn hướng đến việc lập được danh mục địa danh huyện Lai
'Vung, tỉnh Đồng Tháp và phân loại địa danh theo các tiêu chi cu thé
~ Đưa ra một bức tranh tổng thê về địa danh huyện Lai Vung được mô tả và khái quát ở các mặt: đặc điểm về cấu tạo, ý nghĩa, các phương thức định
danh
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đâu, Kết luận, Tà
có cấu trúc 3 chương: liệu tham khảo, nội dung của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về địa danh và vấn đề địa danh huyện Lai
Vung, tinh Đẳng Tháp
: Đặc điểm cấu tạo địa danh ở huyện Lai Vung, tỉnh Đẳng
Chương
Tháp
Chương 3: Đặc điển ngữ nghĩa của địa danh huyện Lai Vung, tỉnh
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYET VE DIA DANH
VA VAN DE DIA DANH HUYEN LAI VUNG, TINH DONG THAP 1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Về khái niệm địa danh
“Thuật ngữ địa đanh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “7øpøs” (vị trí) và
“Onoma”/"Onima” (tên gọi) Đó là những tên gọi địa lý, tạo thành một hệ
thống riêng, tồn tại trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ khác nhau trên thế
giới
Hiện vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về địa danh, vì mỗi định nghĩa đều có điểm riêng tuỳ theo cách lập luận và hướng tiếp cận của từng tác
giả Tác giả A.V Superanxkaja xác định về địa danh: “Toàn bộ những tên gọi
địa lý đơi khi cịn có những tên gọi khác " [26] và “những địa điểm, mục tiêu
địa lý đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị, xác định trên
bề mặt trái đắt, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi” [26, tr.13] Theo quan niệm của tác giả thì: Địa danh là tên gọi các đối tượng địa lý khác nhau, địa hình trên bề it Địa danh đánh dấu các
tên gọi địa lý bằng các từ Địa danh gần gũi
trái
ï tên người, tên động vật Tác giả Từ Thu Mai cũng đồng ý với quan điểm của Superanxkaja: “Dia danh là
những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bÈ
mặt trái đất” [31, tr21]
Ở Việt Nam, với cách hiểu từ Hán Việt, địa danh có nghĩa là tên đất
văn hoá, Đào Duy Anh cho
rằng: "Địa danh là tên gọi các miền đất" [I, tr.220] Còn trong Từ điển tiếng
Việt do Hoàng Phê chủ biên lại giải thích địa danh là "tên đất, tên địa Quan niệm về địa danh nhìn từ góc đô địa lý
Trang 20
“Tác giả Lê Trung Hoa đã đưa ra quan niệm về địa danh đưới góc độ ngơn
ngữ học: “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên riêng
của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và các
cơng trình xây dựng thiên về không gian hai chiều Trước địa danh ta có thể
đặt một danh từ chung chỉ loại địa danh đó: sơng Sài Gịn, đường Ba Tơ, ấp
Bau Tram [19, tr.22] Nguyén Kiên Trường thì xác định: “Địa danh là tên
riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề
mặt trái đất” [40, tr.16]
“Từ những quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước như đã nêu,
chúng tôi xin trình bày cách hiểu của mình về địa danh như sau: Địa danh: là những từ, cụm từ dùng làm tên riêng cho các đối tượng địa lý khác nhau, có
vị trí xác định thiên về không gian hai chiều trên bẻ mặt trái đắt
“Tên riêng nói chung, địa danh nói riêng đều mang chức năng xã hội Các
địa danh lúc đầu chỉ có chức năng định danh cho một địa điểm trong không
gian, nhưng khi đã thành tên gọi lại có sự gắn bó với xã hội: “Với chức năng
xã hội của nó, tên riêng khơng phải là một con số, một cái nhãn chỉ có tác
dụng đủ để phân biệt mà là một biểu trưng Ngay cả trong trường hợp cái nhãn thật như nhãn rượu, nhãn thuốc lá, nhãn máy thu hình thì khi sản phẩm
đã có tên trên thị trường nó cũng có một giá trị biểu trưng” giá trị mà người ta
phải phấn đấu để xây dựng và bảo vệ nó" [39, tr.234]
Dù có những quan niệm chưa thống nhất về địa danh, nhưng các nhà nghiên cứu địa danh học đều nhất trí rằng địa danh, ở một mức độ nào đó,
chính là những vật chứng đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu về dân tộc,
lich sử, văn hoá và ngôn ngữ Địa danh được xem là những "di chỉ khảo cổ
Trang 21hiện tượng đồng đại nhưng lại chứa nhiều thành tổ thuộc vẻ lịch đại Đó chính
là cơ sở, là xuất phát điểm để chúng tôi khảo sát, mô tả nội dung địa danh ở
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp trong mối liên hệ với sự phản ánh hiện thực
về một vùng lãnh thổ
1.1.2 Vấn đề phân loại địa danh
1.1.2.1 Một số cách phân loại địa danh của các tác giả nước ngoài Phân loại địa đanh là một vấn đề phức tạp Sự phức tạp trong phân loại
địa danh xuất phát từ nguyên nhân khách quan, nằm ngay trong bản thân địa
danh Ngồi ra cịn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là các quan niệm, các
hướng tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứu về địa danh Bản thân địa
danh là một tập hợp phong phú, đa dạng nó có thể được phân tách thành các kiểu loại khác nhau tuỳ theo mục đích va phương diện nghiên cứu
Để có thể giúp cho việc nghiên cứu địa danh diễn ra thuận lợi và đạt kết
qua cao, người ta thường tiến hành phân loại địa danh thành các kiểu, nhóm
khác nhau Mỗi nhà nghiên cứu tuỳ theo cách tiếp cận và đối tượng nghiên
cứu của mình lựa chọn đã đưa ra những cách phân loại thích hợp
Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các nhà ngơn ngữ học có những cách phân loại khác nhau về địa danh Dưới đây là một số cách phân
loại địa danh của các tác giả nước ngoài:
'Các nhà địa danh học Xô Viết chia địa danh theo đối tượng mà địa danh biểu thị, tức là dựa vào nội dung của nó
“Trong tác phẩm Địa danh Matxcơva [dẫn theo 30, tr.12], các tác giả G.P Xmolixkaja và M.V Gorbanhexki đã chia địa danh làm 4 loại
danh (tên các địa phương): 2 Sơn danh (tên núi, đồi, gò ): 3 Thuỷ danh (tên
1 Phương
các dịng sơng, hồ, vũng ); 4 Phố danh (tên các đối tượng trong thành phó)
1 Phương đanh; 2
Thuỷ danh: 3 Sơn danh; 4 Phố danh; 5 Viên danh (tên các quảng trường,
Trang 22công viên); 6 Lộ danh (tên các đường phô): 7 Đại danh (tên các đường giao
thông trên đất, trên nước, trên khơng)
Có thể thấy, các nhà địa danh học phương Tây và Xô Viết trước đây đã phân loại địa danh dựa theo hai tiêu chí: 1 Nguồn gốc ngơn ngữ cấu thành địa
danh; 2 Đối tượng địa lý mà địa danh phản ánh Trong đó, cách phân chia địa
danh của tác gia A.V Superanskaja là cụ thể và rõ rằng nhất
1.1.2.2: Cách phân loại địa danh của các tác giả trong nước
Ở Việt Nam, mỗi tác giả nghiên cứu về địa danh đưa ra những cách phân loại khác nhau Dựa trên những đặc điểm về địa lý và xã hội, Nguyễn Van Au
chia địa danh thành hai loại: địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế xã hội với
7 kiểu: Sơn danh, thuỷ danh, lâm danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố và
quốc gia; và 12 dạng: sơng ngịi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng núi, truông trảng, làng xã, huyện quận, thị trấn, tỉnh thành phố, quốc gia [3] Vì khơng
dựa vào các tiêu chí ngơn ngữ học, chỉ dựa vào đặc điểm địa lý - xã hội nên
kết quả phân loại các địa danh tỏ ra thiếu logic
Dưới góc độ ngôn ngữ học, Lê Trung Hoa và Từ Thu Mai lại đưa ra hai
tiêu chí khi phân loại địa danh Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Trị:
Căn cứ vào thuộc tính của các loại đối tượng địa lý (tự nhiên - không tự
nhiên) và nguồn gốc ngôn ngữ (thuần Việt - không thuần Việt Theo Lê
Trung Hoa, dia danh gọi tên các đối tượng địa hình thiên nhiên là địa danh tự
nhiên, còn địa danh gọi tên các đối tượng nhân tạo là địa danh không tự nhiên, bao gồm tên các cơng trình xây dựng, tên các đơn vị hành chính, tên vùng
“Tác giả Nguyễn Kiên Trường ngoài sự vận dụng 2 tiêu chí mà Lê Trung
Hoa đã áp dụng, bổ sung thêm tiêu chí chức năng giao tiếp của địa danh đã
Trang 23~ Dựa vào thuộc tính của đối tượng, tác giả chia địa danh Hải Phịng ra 2
nhóm: địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên và địa danh chỉ đối tượng địa lý
nhân văn Trong đó, địa đanh tự nhiên được chia làm hai tiểu nhóm: nhóm đắt
liền và vùng biển giáp ranh Địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn gồm hai tiểu nhóm: địa danh cư trú hành chính và địa danh gắn với hoạt động của con người tạo nên (đi chỉ, di tích, khu tập thể, trai, tran, xứ đạo ), địa danh đường phố (đường, ngã tư, ngõ) và địa danh chỉ công trình xây dựng (bể bơi, bến
cảng, chợ, chùa, nhà thờ, khách sạn, khu du lịch, xí nghiệp
~ Dựa vào nguồn gốc ngữ nguyên, tác giả chia địa danh Hải Phòng ra các loại: địa danh có nguồn gốc Hán Việt; địa danh có nguồn gốc thuần Việt: địa danh có nguồn gốc Pháp; địa danh có nguồn gốc Tày - Thái - Việt ~ Mường,
Khome, Chim, Mã lai; địa danh có nguồn gốc hỗn hợp; địa danh chưa xác
định nguồn g
~ Dựa vào đặc điểm giao tiếp, tác giả Nguyễn Kiên Trường chia địa danh
ra: tên gọi chính thức, tên gọi dân gian, tên cổ, tên cũ và tên khác
Dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó, Phan Xuân Đạm
đã khắc phục những chỗ chưa hợp lý trong cách phân loại địa danh, phân chia
địa danh theo thành tố chung và các trường từ vựng - ngữ nghĩa Theo tiêu la địa danh Nghệ An thành 2 loại lớn, 5 kiểu loại nhỏ và 91 dang Theo tiêu chí ngữ nại
chí tự nhiên và không tự nhiên, tác giả cẻ
Trang 24
Như vậy, có thể thấy, vin đề phân loại địa danh thực sự không đơn giản Mỗi tác giả tuỳ theo mục đích và phương pháp nghiên cứu riêng mà đưa ra những tiêu chí phân loại khác nhau, cho dù với mục đích và phạm vi nghiên cứu nào thì người nghiên cứu địa danh theo góc độ ngơn ngữ học đều phải
dựa vào hai tiêu chí cơ bản: tự nhiên - không tự nhiên và nguồn gốc ngôn ngữ Dù rất khó khăn nhưng việc phân loại theo ngữ nguyên là rất cần thiết, là cơ sở để chứng minh được nhiều vấn đề, từ nguồn gốc tộc người (chủ thẻ địa danh) đến ngôn ngữ - văn hoá của vùng đắt chứa địa danh Cách phân loại này sẽ giúp chúng ta thấy rõ đặc điểm cấu tạo của địa danh cũng như lý do định danh, sự thay đôi, chuyển hoá và ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh
1.1.3 Về chức năng và nhiệm vụ của địa danh học
Địa danh không chỉ đơn thuần là cái tên được đặt ra để chúng ta gọi về
bàn,
lịch sử - xã hội, ngôn ngữ Tên của những người thân quen có khả năng gợi
một vùng đất Mỗi địa danh thường phản ánh một đặc điểm nào đó về
cho chúng ta những tình cảm thân thiết, ngọt ngào hay những kỷ niệm về
những tháng ngày gắn bó Địa danh không chỉ như vậy mà còn mang ý nghĩa khái quát hơn, thiêng liêng hơn
Mỗi bộ môn khoa học và phân ngành của nó đều có một chức năng và
nhiệm vụ nghiên cứu riêng VỀ chức năng và nhiệm vụ của địa danh học, các
tác giả đã có một cách nhìn khá thống nhất Chăng hạn, trong tác phẩm Dia
danh học là gì? A.V Superanxkaja đã xác định: “Địa danh học là một chuyên
ngành của ngôn ngữ học, nghiên cứu các tên gọi địa lý, giải thích sự cấu tạo,
lịch sử xuất hiện của chúng và phân tích ý nghĩa ban đầu của các từ cấu tạo
nên địa danh” [dẫn theo 30, tr15]
Trang 25và các phương thức đặt tên của địa danh; Nghiên cứu về nội dung mà địa danh phản ánh (ý nghĩa); Nghiên cứu địa danh trong mối quan hệ với các đặc trưng văn hoá của từng khu vực, từng đân tộc
Địa danh là tên gọi của một địa hình tự nhiên, một cơng trình xây dung, một đơn vị hành chính hay một vùng lãnh thổ Cũng như mọi danh từ, danh ngữ khác, địa đanh có chức năng cơ bản là định danh sự vật Song, vì đặc thù của địa danh là tên riêng đặc biệt cho nên nó có chức năng mà danh từ chung, khơng có, đó là chức năng cá thể hoá đối tượng Chức năng này làm cho địa danh trở thành tượng đài ngôn ngữ ghỉ dấu ấn văn hoá lịch sử riêng biệt
Mỗi địa danh ra đời trong một hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định, cụ thể, lưu lại dấu ấn lịch sử văn hoá Do vậy, nó phản ảnh nhiều mặt khung cảnh chung quanh nó như về đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội xung quanh bằng những từ ngữ Ví dụ: Các địa danh như rạch Bà
Bóng, kênh Ba Hội, rạch Cây Bông, câu Tư Phan, cầu Năm Minh (TD), cẩu
Bằng Lãng, lưng Cá Trê thông báo cho chúng ta biết những con người, cây cỏ, cằm thú đã sinh sống, hoạt động trên vùng đất ấy Hoặc địa danh kinh Ông
Phat (TT) cho ta biết địa hình nơi nó chào đời Con kinh này được đào từ rạch
Cái Bần Trên đến ngã ba rạch Cái Sơn và rạch Phụ Thành ngày nay Kinh được đào thăng tắp, dài trên 3km Lúc đầu khi đào, chiều rộng chỉ khoảng 3m
Đến nay, trải qua nhiễu lần nạo vét kinh rộng từ 10 ~ 15m VỀ tên gọi, có 2
Trang 26'bệnh cho nhân dân trong vùng nên người ta gọi là kinh Thầy Phó Tên gọi này
được người dân sử dụng thường xuyên nên từ đó có địa danh kinh Thây Phó
Ngồi những chức năng trên, địa danh còn có chức năng bảo tổn Rất nhiều biến cố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ được lưu giữ trong địa danh Mỗi địa danh, xét từ góc độ từ nguyên đều chứa đựng những ý nghĩa lịch sử, văn hoá về thời điểm nó ra đời, gắn bó với vùng đắt, tình người Vì thể, địa danh lưu giữ dấu ấn lâu bền trong tâm tư, tình cảm của người dân
địa phương, nghĩa là có tính bảo lưu, bảo tồn mạnh mẽ
1.1.4 Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học
Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ học truyền thống có 3 ngành chính là ngữ
âm học, từ vựng học và ngữ pháp học Mỗi ngành này lại có những ngành nhỏ khác nhau Trong từ vựng học có một phân ngành là danh xưng học chuyên
nghiên cứu tên riêng Danh xưng học lại có hai ngành nhỏ hơn là: nhân danh
học và địa danh học Trong đó, nhân danh học chuyên nghiên cứu về tên người, địa danh học nghiên cứu về tên gọi địa lý gồm các mặt chính: lịch sử hình thành, biến đổi về cấu tạo, chức năng phản ánh hiện thực (ý nghĩa) Trên
lý thuyết trong danh xưng học cịn có một ngành khoa học nữa là hiệu danh
học, nghiên cứu tên riêng các thiên thể, các nhãn hiệu sản phẩm, các biển
hiệu Đến lượt nó, địa danh có thể chia ra nhiều ngành nhỏ hơn như: thuỷ danh học (đối tượng sông, suối ): sơn danh (tên núi, đồi ): phương danh học
Trang 27Sơ đồ 1.1 Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học
————————————————— Ngữ âm học Tir vung hoc Ngữ pháp học
Nhân danh học Địa danh học Hiệu danh học —————T————_—
Sơn danh học Thuỷ danh học | | Phương danh học | |_ Phố danh học
1.2 Những vấn đề về địa bàn, địa danh huyện Lai Vung 1.2.1 Một số nét về huyện Lai Vung, tỉnh Đơng Tháp
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Lai Vung là một trong những huyện cực Nam của tỉnh Đồng Tháp Phía
Bắc giáp huyện Lắp Vò, phía Đơng giáp thị xã Sa Đéc (nay là Thành phố Sa Déc) va huyện Châu Thành, phía Đơng Nam giáp huyện Bình Minh (tinh
Vinh Long), phía Tây và Tây Nam giáp Thành phố Cần Thơ - ranh giới ở
giữa sơng Hậu Diện tích tự nhiên toàn huyện Lai Vung là 21.977 ha, với dân
số 158.037 người (khoảng trên 33.000 hộ) (theo số liệu điều tra năm 2001)
70% dân số huyện Lai Vung sinh sống bằng nghề nơng, 30% dân số cịn lại
làm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ Huyện Lai Vung
ngày nay gồm 11 xã và 01 Thị tran: Xa Tan Dương, Hoà Thành, Hoà Long,
Long Thắng, Long Hậu, Tân Thành Tân Phước, Tân Hoà, Vĩnh Thới Phong
Hoà, Định Hoà va Thi Tran Lai Vung
Trang 28'Vung, nghề đan lợp, lờ ở Hoà Long Lai Vung có nhiều sản phẩm thơm ngon nổi tiếng như nem Lai Vung, quýt hồng Lai Vung, bưởi Phong Hoà
1.2.1.2 Điều kiện tự nhiên huyện Lai Vung
Là một huyện trên đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, Lai Vung có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân Qua hàng triệu năm, đắt đai Lai Vung được bồi lắng từ nguồn phù sa sông Cửu Long Con sông này dài và lớn nhất Đông Nam A, qua đất Việt Nam được chia
thành hai nhánh sông lớn: sông Tiền và sông Hậu
‘Ving dat Lai Vung có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ Im đến 1,5m Một số nơi có nguồn đất sét trữ lượng tương đối lớn, là nguồn cung cấp doi dào cho ngành vật liệu xây dựng, gốm sứ Lớp đất mặt (khoảng Im) rat
phì nhiêu màu mỡ Điều kiện khí hậu ơn hồ, mỗi năm hai mùa mưa, nắng
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng cịn gọi là mùa khơ từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau
Lai Vụng có nguồn tài nguyên nước ngọt quanh năm, được dẫn từ sông Tiền, sông Hậu qua hệ thống sơng ngịi kinh rạch chẳng chịt, từ đó có thể tưới tiêu cho đồng ruộng theo con nước thuỷ triều cao thấp (người dân gọi là
‘con nước rong, con nước kém và nước ròng, nước lớn)
Ở Lai Vung, sự hình thành tự nhiên kết hợp với sức cải tạo của con
người đã tạo nên một hệ thống giao thông thuỷ bộ tương đối phát triển Một hệ thống giao thông thuỷ - bộ phát triển như vậy rất thuận lợi cho việc đi lại sản xuất nông nghiệp và trao đổi, mua bán
1.2.1.3 VỀ ngôn ngữ
Nằm trong vùng phương ngữ Nam Bộ ngôn ngữ những người sống ở
huyện Lai Vung thuộc tỉnh Đồng Tháp mang những đặc trưng ngữ âm của
Trang 29phụ âm đầu ba phần tư số vần, và một phần ba số thanh của tiếng Việt
chuẩn" 8, tr.59] a.Về thanh điệu
Hệ thống thanh điệu có 5 thanh: ngang, huyền, hỏi, sắc, nặng Còn thanh ngã đã trùng với thanh hỏi Xét về mặt thanh điệu, đây là một hệ thống khác với phương ngữ Trung và phương ngữ Bắc
b Về phụ âm đầu
'Về phụ âm đầu, trong phương ngữ Nam Bộ chỉ có 19 phụ âm So với 23 phụ âm trong hệ thống phụ âm chuẩn thì phương ngữ Nam Bộ không có 3 phụ âm cong ludi/s, z {/ (chữ viết ghi là s, z, tr) (giống phương ngữ Bắc), khơng có phụ âm môi răng / v / Phụ âm đầu / v, z / đều phát âm là / z / (chit viết ghỉ la / gi,d /), tuy nhiên, / z / không phát âm giống tiếng Việt toàn dân
)
Lẫn lộn giữa / s, s / (chữ viết ghi là / s, x / Ví dụ: Sao sáng —> xao mà phát âm giống bán nguyên âm (j/ (“đi vẻ" —» “đi dê"
xXáng, sung sướng —> xung xướng
Lẫn lộn giữa / y / (chữ viết ghi là / z, g⁄œh /, chẳng hạn “cá rô” phát âm thành “cá gô”, làm về rồi — làm vẻ gỗi
Phụ âm đầu / { / thành / c / (chữ viết ghi là /rr, ch /)
Không phân biệt các âm tắc thanh hầu: huế —+ wề, quê hương — wê
hương
c Về phần vần
'Về phần vần, chúng tôi thấy có một số hiện tượng tiêu biểu Chẳng hạn
như:
Âm đệm /-w- / đang biển mắt dẫn trong phương ngữ Nam Bộ Âm đệm
1 -w- / hoặc bị lược bỏ (loan —+ lan) hoặc được nhắn mạnh thành âm chính
(loan — lon)
Trang 30Các nguyên âm đôi /ie, tuy, uo / khi đi với / -m, -p / cuối thì mất yếu tố sau (tiêm —+ tim, lượm —+ lựm ) Vần / au Í — Í ao /; / ao Í — Í tu /È/0/—*
ol
Nguyên âm cuối / -y/ được phát âm thanh / i / (nhu “may” — “mai”, “tay” — “tai”
d, Về phụ âm cuối
Phát âm không phân biệt / -n / với /-y /,/ z/ với / k/ (chữ viết ghỉ là /e, 4, k/) (Ví dụ: “bàn” thành “bang”, “tắt” thành “tắc
Tác)
Nhìn chung, phương ngữ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp có những
trong Cái Tắt + Cai
đặc điểm giống với phương ngữ Nam Bộ Trong phát âm, người dân có xu hướng đơn giản hoá các âm tiết cho đễ đọc (như các âm / 4, gi, v / đều được
đọc thành /4/;/ s, x/ đọc thành /x/ )
1.2.2 Kết quả thu thập và phân loại địa danh Lai Vung
1.2.2.1 Kết quả thu thập
Qua quá trình khảo sát thực tế trên địa bàn và dựa vào những nguồn tư
liệu đã nêu, chúng tôi thu thập được 1.989 địa danh Các địa danh này được xác định trên sự phân bố theo không gian ở địa bàn toàn huyện Lai Vung
Số lượng địa danh trên được chúng tôi thu thập chủ yếu qua các nguồn tư
liệu: theo các văn bản hành chính, bản đồ các loại, các tài liệu văn bản lưu trữ
tại các địa phương; nguồn thứ hai là từ kết quả điều tra điền dã theo sự tồn tại thực tế của các địa danh trong cộng đồng dân cư Đồng thời chúng tôi đã
thống kê và phân ra 2 loại hình địa danh: địa danh tự nhiên và địa danh không
Trang 31Bảng 1.1 Kết quả thu thập địa danh ở huyện Lai Vung
TT Loại hình địa danh Số lượng | Tỷlệ % T Dia danh te nhiên 997 30,13
Địa danh [Các đổi tượng cư trú , 235 1181
2 | khơng | hành chính 992 49.87 tưnhiên | Các cơng trình xây dựng | 757 38.06
Cong 1989 100
Nhận xét: Tìm hiểu các loại hình địa danh, gồm 2 loại: địa danh tự nhiên
và địa danh không tự nhiên chúng tôi rút ra nhận xét: địa danh tự nhiên có số
lượng lớn nhất với 997 trường hợp, chiếm 50,13% Còn địa danh không tự
nhiên là 992 trường hợp, chiếm 49.87%, trong đó địa danh chỉ các đối tượng
cu tri hành chính là 235 trường hợp, chiếm 11.81% địa danh chỉ các cơng
trình xây dựng là 757 trường hợp, chiếm 38.06% Qua đó có thể thấy rằng,
yếu tổ sông nước đã đi sâu vào tâm thức của người dân Nam Bộ, con người
quan sát, tìm những đặc điểm nỗi bật có khả năng phân biệt đối tượng để gọi tên, nhiều tên gọi ra đời xuất phát từ sự tri nhận trên của người dân nơi đây
1.2.2.2 Kết quả phân loại địa danh
a Địa danh tự nhiên
Kết quả thống kê địa danh địa hình tự nhiên có được là 997 trường hợp,
chiếm 50,13% Trong đó, địa danh chỉ các đối tượng nổi trên bề mặt là 160
trường hợp, chiếm 8,05% Ví dụ: đáp Đá (TH), cén Tién (DH - PH), bờ Đai
(VT) Địa danh chỉ các đối tượng lõm xuống so với bề mặt là 837 trường hợp,
chiếm 42,08% Ví dụ: rạch Mù U (TD), rạch Ngã Cũ (LT), mương Hội Đằng (VI), kinh Lâm Vô (LH ~ HLL), kinh Thầy Phó (TH), lung Cả Cát (LT)
b Địa danh không tự nhiên
Trang 32“Trong tổng số 992 trường hợp địa danh khơng tự nhiên, có 235 địa danh là các đơn vị dân cư hành chính, chiếm 11.81, trong đó tên
45 trường hợp, chiếm 2.26% Ví dụ: củn Tôm (ĐH - THỊ), kinh Lạc (LT), cho Béu Cua (PH), kinh Cụt (PH) Tên gọi hành chính cũ có 62 trường hợp
¡ dân gian có
chiếm 3.12% Ví dụ: lang Hau Thanh (TD), lang Hoa Long (HL), dp Huynh
Ngoc Ấn (HL) và tên gọi hành chính hiện nay có 128 trường hợp, chiếm 6.43% (vi dụ: xã Hoà Long, xã Phong Hoà, ấp Long Thành, ấp Long Phú )
* Địa danh các cơng trình xây dựng
“Tổng số địa danh chỉ cơng trình xây dựng theo chúng tôi khảo sát được
là 757 trường hợp chiếm 38.06%, trong đó các địa danh gắn với đời sống vật chất là 604 trường hợp, chiếm 30.36% Vi du: cdu Long Hậu (LH), cầu Sỉ mô na (LH), cầu Ông Tín (HT) chợ Bi Húc (PH), đường Cua Dinh (TP) Các địa danh gắn với đời sống văn hoá tỉnh thần là 153 trường hợp, chiếm 7.7% Ví dụ: chùa Bửu Lâm (ĐH), đình Hồ Long (tLV), miễu Thần Nông (HL), chùa Bửu Phước (LT)
'Kết quả thống kê và phân loại địa danh ở huyện Lai Vung theo tiêu chí
Trang 33Bang 1.2 Két quả phân loại địa danh theo tiêu chí
tự nhiên - khơng tự nhiên
Tiêu N Phân loại địa danh Sốlượng | Tỷlệ% 7 chí
Đổi tượng nơi trên
3 160 8,05
Loại hình bề mặt
Tự
địa danh tự | —„ 997 50,13
nhiên Đối tượng lõm
nhiên ‘ 2 837 42,08
xudng dudi bé mat
"Tên gọi dân gian 45 226
Địa danh | Tên gọi hành chính
6 3.12
cư trú hành | cũ 235 1181 Không | chính |Têngọi hành chính 128 643
tự hiện nay
nhiên Giãn với đời sơng vat
& 604 30.36
Cơng trình | chất as ame [GERI 757 38.06 xây dung [Gin voi đời sô
* : a 6 153 77
tỉnh thân
Cộng 1.989 |1.989 | 100 | 100
Trang 34nét khái quát về địa bàn Lai Vung nói riêng, chúng tơi có một vài nhận xét sau:
1.3.1 Nghiên cứu địa danh là một vất lề phức tạp Mặc dù ở Việt Nam, ngành địa danh học mới thực sự được hình thành vài chục năm trở lại đây
nhưng nó chiếm một vị trí khơng nhỏ trong giới nghiên cứu ngôn ngữ và các
ngành khoa học có liên quan Đi vào tìm hiểu, chúng tơi mới thấy được sự phức tạp của ngành khoa học này Mục tiêu đặt ra đối với việc nghiên cứu địa
danh là chúng ta phải nêu rõ những vấn đề chung về địa danh, đồng thời và quan trọng nhất phải chỉ ra được những nét riêng về các mặt như cấu tạo, ngữ nghĩa, sự biến đổi của địa danh khu vực khảo sát
1.3.2 Với phần trình bày về cơ sở lý thuyết, chúng ta có được một cái
nhìn tổng quan vẻ địa danh trong nước và cả thế giới Mỗi dân tộc, mỗi ngôn
ngữ có cách nhìn nhận khác nhau về cách xác định đối tượng, cách phân loại
địa đanh cũng như nội hàm khái niệm địa danh Dù vậy, các nha dia danh học
'Việt Nam cũng đã tham khảo, vận dụng trên cơ sở có đối chiếu so sánh rút ra
cho mình một hưởng đi mới, một cách nhìn nhận hệ thống hơn cho việc nghiên cứu lĩnh vực địa danh Việt Nam vốn còn non trẻ
Địa danh là một bộ phận đặc biệt của bộ mơn từ vựng học Vì vậy,
nghiên cứu địa danh sẽ góp phần phản ánh đời sống ngôn ngữ, thể hiện qua nhiều mặt khác nhau như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng Qua những tiền đề thực tiễn về địa bàn, có thể thấy rằng địa danh ở huyện Lai Vung cũng thể hiện
những nét đặc trưng riêng về lịch sử, văn hố ngơn ngữ bên cạnh sự giao
Trang 35Chuong 2
DAC DIEM CAU TAO DIA DANH LAI VUNG
2.1 Giới thuyết chung về cấu tạo địa danh
Các địa danh trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đều được xác
p trên những nguyên tắc chung nhất định Đó là nguyên tắc đặt tên hay còn ọi là các phương thức định danh Hiện nay, có nhiều cách hiểu, cách gọi tên về vấn để này khác nhau như: phương thức cấu tạo, cách cấu tạo tên gọi, luật
định danh hoặc nguyên tắc đặt tên, các phương thức đặt địa danh Tuy nhiên,
các tác giả đã thống nhất cao rằng địa danh mang trong mình nó hai thơng tin: đối tượng được gọi tên thuộc loại hình địa lý nào (núi, sông, xã, huyện ) thể
hiện qua ý nghĩa của danh từ chung; có ý nghĩa nào đó (khả năng phản ánh
hiện thực) thể
Trong bai loại thông tin trén, mỗi loại đều có vai trị của riêng mình
n qua tên riêng
“Thông tỉn đầu giúp con người nhận biết đối tượng một cách tổng qt, cịn thơng tin thứ hai nhằm xác định đối tượng cụ thể Định danh, về bản chất là đặt tên cho đối tượng như thế nào đó để mỗi địa danh ra đời ít nhiều đều có
“tính lý do” của nó
Như vậy, thao tác định danh gồm: xác định những đặc tính chung để
phân nhóm, tức là lựa chọn thành tổ chung (danh từ chung) và những đặc tính
riêng (nét riêng) cho đối tượng
Vi du: dia danh Cay Vong 5 Lang Tai nơi 5 làng gồm Định Hoà, Phong
Hoà, Long Thắng, Nhơn Hoà, Tân Phú Trung thuộc huyện Lai Vung giáp
ranh có cây vơng rắt to, không biết mọc tự bao giờ, đường kính đến hơn 1.5m, tán rộng che cả 5 làng nên người dân trong vùng quen gọi là cây vông 5 làng,
từ đó có tên gọi này Hiện nay, mặc dù cây vơng khơng cịn nhưng địa danh
Trang 36Hay địa danh kinh Lạc: kinh Lạc nối liền sông rạch Gỗ và nối liền hai xã Định Hoà - Long Thắng huyện Lai Vung với chiều ngang khoảng 5m, chiều
đài khoảng 2km, hình dạng khúc khuỷu Kinh được đào dưới thời Pháp thuộc Trong quá trình đào kinh, một địa chủ có thế lực trong vùng lo sợ việc đào
kinh sẽ làm mắt đất của mình nên địa chủ này bắt buộc phải đổi hướng đào con kinh, vì thế khi đào xong, con kinh không ngay thẳng như dự kiến ban
đầu mà lệch sang hướng khác nên người dan ở đây gọi là Kinh Lạc Như vay,
tên gọi đơn thuần chỉ bắt nguồn từ cách gọi dân gian
'Với hai thao tác này, việc định danh phải qua lựa chọn Đó là sự lựa chọn từ ngữ nào, ký hiệu nào để làm phương tiện định danh Từ ngữ, ký hiệu được
chọn lại phải xuất phát từ tính chất điển hình của đối tượng hoặc tâm thức chủ quan của cộng đồng đối với đối tượng Qua khảo sát địa danh ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi nhận thấy, việc định danh tuân thủ các
nguyên tắc chung về phương thức định danh như đã trình bày Nét khác biệt
có chăng nằm ở chỗ việc lựa chọn các thành tố riêng cũng như cách gọi tên một số thành tố chung mà các địa danh ở các vùng khác khơng có hoặc gọi 'bằng một tên chung khác
2.2 Mô hình cấu trúc địa danh
2.2.1 Giới thuyết chung
Địa danh, nói theo nghĩa rộng là tên gọi của một vùng Địa danh chính là
mã hiệu văn tự ngôn ngữ của không gian địa lý được con người thống nhất
đặt cho vùng địa lý có phạm vi, hình thái đặc trưng và vị trí riêng Địa danh, nhìn từ góc độ hình thức ngơn ngữ là từ hoặc cụm từ cố định trong ngôn ngữ 'Từ ngữ địa danh cũng giống như những loại từ ngữ khác đều có hình thức kết
cấu nhất định Chúng ta đã biết, trong mỗi địa danh đều gồm hai bộ phận,
chúng được phân biệt rõ ở hình thức chính tả: bộ phận được viết hoa và bộ
Trang 37một địa danh cụ thể Bộ phận viết thường là danh từ chung, thường đứng trước tên riêng Ví dụ: thị trấn Lai Vung, xd Long Thắng, xóm Cầu Chùa,
vin Co, xm Nem Lai Vung
Đã có nhiều nhà nghiên cứu địa danh bàn về vấn đề này Tác giả A.V Superanxkaja trong cuốn “Địa danh học là gì?" cho rằng: “Những mục tiêu địa lý có hai loại tên: tên chung để xếp chúng vào hệ thống khái niệm nào đó
(núi sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật này làm thành
một phức thể địa danh” [26, tr.13] Tác giả Phạm Tat Thing thi lai cho ring: “tên chung” (general names) là tên gọi thường gắn với một lớp đối tượng
cùng loại, còn tên riêng (proper names) là tên cho một đối tượng cá biệt” [33,
tr33] Tác giả Lê Trung Hoa thì xác định rằng: “Trước địa danh Việt Nam ta có thể đặt danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh và yếu tố chung này không
phải là thành tố của địa danh nên không viết hoa” [19, tr.21]
Tác giả Từ Thu Mai cũng cho rằng: “Khi đã phân biệt thành bộ phận từ ngữ chung và bộ phận tên riêng, địa danh được hiểu chỉ là bộ phận tên riêng,
còn bộ phận từ ngữ chung được đặt trước tên riêng đó chỉ có tính chất đĩ kèm,
chỉ loại hình đối tượng địa lý mà thôi” [31, tr.55] Từ nhận định đó, tác giả đi đến kết luận “có thê thống nhất rằng địa danh chỉ là bộ phận tên riêng của đối tượng địa lý Cả bộ phận từ ngữ chung và tên riêng đều nằm trong một cụm
từ có chứa địa danh Để tiện sử dụng có thể quy ước cách gọi cụm từ này là
một phức thể địa danh” [3 1, tr.56]
'Về vấn đề phức thể địa danh (theo cách gọi của Từ Thu Mai) và những ý kiến của các nhà nghiên cứu khác, chúng tôi thống nhất với các ý kiến cho rằng một phức thể địa danh bao giờ cũng có 2 yếu tố, yếu tố thứ nhất là thành
tố chung giúp chúng ta nhận lối tượng một cách tổng quát, yếu tô thứ hai là thành tố riêng (tên riêng - địa danh) nhằm xác định đối tượng một cách cụ
Trang 38Vẻ quan niệm địa danh chỉ là tên riêng hay gồm cả thành tố chung, chúng tôi thấy rằng trong thực tế hành chức của các đơn vị định danh, ở nhiều trường hợp, địa danh chỉ tồn tại trong bộ phận tên riêng mà những yếu tố chung đi kèm không nhất thiết tổn tai, ching hạn như: Cần Thơ, Huế, Sài
Gòn, Đà Lạt Khi sử dụng các đơn vị này, chúng ta gần như không dùng
thành tố chung đi kèm trước nó là danh từ chung thành phố Trái lại, khi nói
đi Thành phố Hồ Chí Minh, đi đường Phạm Hữu Lầu chúng ta không thể bỏ từ thành phố, đường, vì nếu không sẽ nhằm lẫn giữa địa danh và hiệu danh (Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh - Bảo tàng Hồ Chí Minh; Trường THPT Phạm Hữu Lầu - đường Phạm Hữu Lầu: Trường Tiêu học Nguyễn Trãi — đường Nguyễn Trãi )
Như vậy, khi xem xét mơ hình cấu trúc của một phức thể địa danh thật
khó để phân biệt và đánh giá thành tố nào quan trọng hơn thành tố nào, vì cả
hai thành tố đều có vai trị và chức năng khác nhau trong việc tạo lập một
phức thê địa danh
Từ cách tiếp cận vấn đề như vừa nêu, theo quan niệm của chúng tôi, một địa danh hay một phức thể địa danh luôn gồm hai thành tố: thành tố chung chỉ
loại và tên riêng cụ thể hố loại hình địa danh Trong sử dụng có thể tuỳ hoàn
cảnh mà áp dung linh hoạt mô hình địa danh đã được xác định
2.2.2 Mơ hình cấu trúc phức thể địa danh ở huyện Lai Vung
Cũng như địa danh ở các địa phương khác, địa danh huyện Lai Vung
thuộc tỉnh Đồng Tháp cũng được cấu tạo từ hai bộ phận: thành tố chung (A) và thành tố riêng (B) Quan hệ giữa thành tố chung (A) và thành tổ riêng (B) trong địa danh là quan hệ giữa cái được hạn định và cái hạn định Thành tố A
là cái được hạn định, nghĩa là A biểu thị một loại đối tượng có cùng thuộc
tính, cịn thành tố B là cái hạn định, được dùng để chỉ những đối tượng cụ thẻ,
Trang 39Mit, rach Cua Đỉnh, xã Tân Thành, xóm Cầu Chùa, xóm nem Lai Vung “Trong kênh Cái Mít, rạch Cua Đỉnh, xóm Câu Chùa thì kênh, rạch, xóm là
cái được han dinh, cdn Cai Mit, Cua Đỉnh, Cầu Chùa là cái hạn định
'Về mơ hình cấu trúc địa danh, kế thừa các tác giả đi trước và qua thực
tiễn khảo sát địa danh trên địa bàn huyện Lai Vung, chúng tôi mơ hình hố
cấu trúc phức thể địa danh ở huyện Lai Vung thuộc tỉnh Đồng Tháp qua mơ
hình 2.1 như sau:
Mơ hình 2.1 Cấu trúc phức thể địa danh ở huyện Lai Vung thuộc tỉnh Đồng Tháp
‘Thanh t6 chung (A) "Thành tỗ riêng (B)
Số lượng âm tiết tôi đa Số lượng âm tiết tôi đa
1 2 3 4 5 1 2 3 4
làng | nghề [đóng |xng |ghe |Rạch |Bà [Dai
đường | phía |Nam Rạch |Chùa |Cái | Đôi
“Trên đây là mơ hình xây dựng trên cơ sở khái quát về một phức thể địa
danh có độ dài lớn nhất ở huyện Lai Vung mà chúng tôi khảo sát được Mô
hình này khác về độ dài tối đa so với mơ hình của tác giả Từ Thu Mai (địa danh Quảng Trị), Nguyễn Văn Loan (địa danh Hà Tĩnh), Nguyễn Đình Hùng (địa danh Quảng Bình) So với mơ hình địa danh ở Quảng Trị thì mơ hình địa danh ở huyện Lai Vung có sự tương đồng về độ dài ở thành tố chung nhưng lớn hơn 1 yếu tổ ở thành tố riêng So với mơ hình địa danh ở Hà Tĩnh, Quang Bình thì độ dài tối đa của thành tố chung cũng có sự tương đồng nhưng nhỏ hơn 2 yếu tố ở thành tổ riêng, còn so với địa danh Quảng Bình thì thành tố
Trang 40Để có được một cái nhìn cụ thể hơn về những đặc trưng vừa nêu trong
cấu trúc địa danh ở huyện Lai Vung, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu từng
thành tố cụ thể,
2.3 Thành tố chung (A) và thành tố chung trong dia danh Lai Vung 2.3.1 Khái quát về thành tố chung
2.3.1.1 Về tên gọi thành tố chung
‘Thanh tố chung là một trong hai bộ phận cấu thành nên phức thể địa danh Về tên gọi của đối tượng này thì các nhà nghiên cứu lại có cách đặt vấn đề khác nhau Những tên gọi như: rừ chưng, yếu tổ chung, danh từ chung, thành tổ A, thành tổ chung lần lượt đã được các nhà nghiên cứu về địa danh
trong và ngoài nước sử dụng Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Kiên Trường sử
dụng thuật ngữ “danh từ chung”; tác gia Tir Thu Mai, Phan Xuan Dam sir
dụng thuật ngữ "thành tố chung” Trong luận án của mình, tác giả Từ Thu
Mai cho rằng: “sự kết hợp hai bộ phận trong cấu trúc tồn tại của địa danh sẽ
tạo nên một cụm từ - phức thể địa danh Trong đó, các danh từ (danh ngữ) chỉ
loại chung luôn đi trước tên riêng và có chức năng là một thành tổ trong cụm
từ Vì thế có thể gọi nó là một “thành tố chung” [31, tr 58] Đó cũng là cách đặt vấn đề của tác giả Phan Xuân Đạm khi nghiên cứu địa danh Nghệ An
Trong luận văn của mình, chúng tôi cũng thống nhất sử dụng tên gọi “thành tố chung” mà không sử dụng tên chung, hay danh từ chung vì có những thành tố chung không phải là một danh từ mà ở cấp độ cao hơn
2.3.1.2.Khdi niệm thành
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã đưa ra định nghĩa về danh
hung
từ chung như sau: "Danh từ chung dùng để gọi cùng một loại tên như nhau những sự vật thuộc cùng một loại" [41]
Còn theo A V Superanskaja, danh từ chung "là những tên gọi chung