Với lợi thế là có khoảng 6 Km đường quốc lộ 1A chạy dài từ đầu xã cho đến cuối xã, đường tỉnh lộ 11B nối với các xãvùng trên, có 1 chợ, có ngã tư An Lỗ là trung tâm giao thương buôn bán,
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Khái niệm hoạt động phi nông nghiệp 3
2.2 Sinh kế và các nguồn vốn sinh kế 4
2.2.1 Khái niệm sinh kế và hoạt động sinh kế 4
2.2.2 Các nguồn vốn sinh kế 5
2.3 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trên thế giới 8
2.4 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp ở Việt Nam 9
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Nội dung nghiên cứu 12
3.1.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phong An 12
3.1.2 Tìm hiểu các loại hình sản xuất phi nông nghiệp tại xã Phong An 12
3.1.3 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong sinh kế của người dân 13
3.2 Phương pháp nghiên cứu 13
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 13
3.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu 13
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 13
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 14
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phong An 15
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 15
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 15
4.2 Các loại hình sản xuất phi nông nghiệp tại xã Phong An 20
Trang 24.3 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong sinh kế của người dân 24
4.3.1 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong thu nhập hộ 24
4.3.2 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương 26
4.3.3 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong xóa đói giảm nghèo 28
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30
5.1 Kết luận 30
5.2 Khuyến nghị 30
Trang 3DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu hộ năm 2010 17
Bảng 2: Cơ cấu lao động năm 2010 18
Bảng 3: Tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã 19
Bảng 4: Các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và tỷ lệ lao động tham gia tại thôn Thượng An và thôn Bồ Điền 23
Bảng 5: Một số chỉ tiêu ở thôn Thượng An và Bồ Điền 25
Bảng 6: Lao động trong phi nông nghiệp 27
Bảng 7: Tỉ lệ hộ nghèo của hai thôn 28
Biểu đồ 1: Cơ cấu thu nhập hộ ở thôn Thương An và Bồ Điền 24
Trang 4PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hơn một thập kỷ về trước, con người vẫn còn ít chú ý tới các hoạt độngphi nông nghiệp ở nông thôn Nhưng thời gian gần đây, người ta bắt đầu coitrọng các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn như là một trong nhữnggiải pháp khắc phục tình trạng nghèo đói ở nông thôn, nó thúc đẩy sự pháttriển ở khu vực nông thôn về mọi mặt đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế Huyđộng các nguồn lực tại chỗ về kinh doanh, tiết kiệm và cung cấp nguyên liệu
Sự có mặt của kinh tế phi nông nghiệp có thể tạo ra cơ hội việc làm, ngănchặn sự di cư đến các thành phố lớn, nguyên nhân gây ra sự thiếu lao độngcho sản xuất nông nghiệp Tăng cường hoạt động sản xuất ở nông thôn, nângcao năng suất lao động cũng như là thu nhập cho người dân, góp phần giảmbớt đói nghèo Việc làm trong phi nông nghiệp tham gia đáng kể vào phầntrăm tổng thu nhập của nông hộ Góp phần nâng cao trình độ của lực lượnglao động nông thôn nói riêng và toàn xã hội nói chung Ngoài ra việc tăngcường các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn có thể đem lại những kếtquả bất ngờ về phát triển nông nghiệp…
Xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm cáchthành phố Huế 20 km về phía Bắc Với lợi thế là có khoảng 6 Km đường quốc
lộ 1A chạy dài từ đầu xã cho đến cuối xã, đường tỉnh lộ 11B nối với các xãvùng trên, có 1 chợ, có ngã tư An Lỗ là trung tâm giao thương buôn bán, cónhà máy Tinh bột sắn, nhà máy chế biến nước khoáng Thanh Tân, nhà mátgạch Tuynel, các ngành nghề Vì vậy xã Phong An có những yếu tố thuận lợi
để phát triển các hoạt động phi nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệpnày đóng góp rất lớn trong sự phát triển kinh tế của địa phương
Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trongđời sống của các hộ gia đình cũng như đối với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa các địa phương và quốc gia Tuy nhiên, để “lượng hóa” được vai trò củahoạt động kinh tế phi nông nghiệp, mô tả và phân tích các khía cạnh khácnhau của hoạt động này, phát hiện ra các xu hướng biến đổi nó là một vấn đề
Trang 5nghiên cứu không hề đơn giản và cho tới nay còn chưa được nghiên cứu mộtcách có hệ thống Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi tiến hành đề tài:
“Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong sinh kế của người dân tại xã Phong An , huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”
1.2 Mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phong An
- Tìm hiểu các loại hình sản xuất phi nông nghiệp tại xã Phong An
- Đánh giá vai trò của hoạt động phi nông nghiệp đến sinh kế của người dân
Trang 6PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm hoạt động phi nông nghiệp
Vào những năm đầu thập kỷ 70, các nhà nghiên cứu dùng khái niệm
“các hoạt động phi nông nghiệp” (Non-farm activities) để chỉ toàn bộ các hoạtđộng dịch vụ và sản xuất không phụ thuộc dịch vụ phi nông nghiệp theo nghĩarộng (tức là cả nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp) Về sau, do sự pháttriển của các hoạt động kinh tế ở nông thôn, khái niệm này được nhiều nhànghiên cứu mở rộng thêm Theo họ, các hoạt động phi nông nghiệp bao gồm:sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng (nói chung là sản xuấtcông nghiệp) và các hoạt động dịch vụ: vận tải, thương mại, bưu chính viễnthông, y tế, bảo hiểm…
Do vậy “Phi nông nghiệp” là nói đến những hoạt động không phải
là thuần nông ( bao gồm trồng trọt và chăn nuôi ) hoặc lâm nghiệp hoặc thuỷ sản mà là sự khai thác và sản xuất ra các sản phẩm có ích, là sự xây dựng, buôn bán, vận chuyển, là sự cung cấp tài chính và những dịch vụ
[2]
Theo Petter Lanjow và Rinku Murgai (2008), việc làm trong phi nôngnghiệp được chia làm ba loại:
1) Việc làm thường xuyên (nhận lương theo lệ thường)
2) Việc làm thất thường (nhận lương theo ngày làm việc)
3) Việc làm tư nhân hay hoạt động kinh doanh tư nhân
Hoạt động phi nông nghiệp được đảm nhận bởi những nông hộ nhưnhững người sản xuất độc lập ở gia đình của họ hoặc những người là lao độnglàm thuê cho những gia đình nông dân, hoặc sản xuất, hoặc kinh doanh TheoWorld Bank (2004) kinh tế phi nông nghiệp có thể được định nghĩa theo bamức độ:
- Mức độ thứ nhất, kinh tế phi nông nghiệp liên quan đến những hoạtđộng như là những ngành nghề trong ngành kinh doanh không phải là nôngnghiệp, sự xây dựng và sản xuất sản phẩm có ích, nó diễn ra tại những nôngtrại hay là những vùng nông thôn
Trang 7- Mức độ thứ hai, một phần nói đến những hoạt động phi nông nghiệpdiễn ra tại nông trại và những vùng nông thôn mà còn đề cập đến sự buônbán, vận chuyển và những dịch vụ khác.
- Mức độ thứ ba, kinh tế phi nông nghiệp diễn ra tại nông trại , nhữngvùng nông thôn, trung tâm thương mại nông thôn bao gồm không chỉ tất cảnhững hoạt động ở mức độ thứ nhất và thứ hai mà còn những hoạt động khácnhư là sự chế biến công nghiệp, tiếp thị và những dịch vụ có liên quan
Mức độ thứ ba này không những phù hợp cho những nhà nghiên cứu đểhiểu về những hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn và những người làmchính sách để đề xuất những chính sách cho việc phát triển những trung tâmthương mại nông thôn mà nó còn là nhân tố nòng cốt trong sự phát triển kinh
tế phi nông nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu trên địa bàn xã Phong An, huyện PhongĐiền, tỉnh Thừa thiên Huế thì khái niệm phi nông nghiệp được hiểu là mộthoạt động sản xuất tạo thu nhập khác với các hoạt động sản xuất nôngnghiệp
2.2 Sinh kế và các nguồn vốn sinh kế.
2.2.1 Khái niệm sinh kế và hoạt động sinh kế
a Khái niệm sinh kế
Ý tưởng về sinh kế đã có từ tác phẩm của Robert Chambers vào giữanhững năm 80 (sau đó được phát triển hơn nữa bởi Chamber, Conway vànhững người khác vào đầu những năm 1990) Từ đó một số cơ quan phát triển
đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện
Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinhnhai hay phương kế kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó
Theo Chamber and Conway (1992): Một sinh kế bao gồm khả năng(capacity), tài sản (assets)- (các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyềnđược bảo vệ và tiếp cận)- và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếmsống
Theo Ellis Một sinh kế bao gồm tài sản (tự nhiên, phương tiện vậtchất,con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp cận đến
Trang 8các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội), tất cả cùngnhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được.
Theo DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sửdụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống Các nguồn lực có thểbao gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai, tiếtkiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợchính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạtđộng (vốn xã hội)
b Khái niệm hoạt động sinh kế
Hoạt động sinh kế là các hoạt động cụ thể do con người làm chủ thể
Và hoạt động đó được tiến hành trong cuộc sống hằng ngày để tạo thu nhậpnhằm thỏa mãn nhu cầu sống của họ
Thông thường, đối với một cộng đồng thì luôn luôn tồn tại hai hoạtđộng sinh kế sau:
Hoạt động nông nghiệp gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản Hoạt động phi nông nghiệp gồm: Buôn bán, dịch vụ, làm thuê, xay xát,
2.2.2 Các nguồn vốn sinh kế
a Nguồn vốn con người
Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và cácthành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạtđược những kết quả sinh kế
Đây là nhân tố quan trọng nhất Nó có vai trò quyết định đối với việc
sử dung có hiệu quả, quyết định khả năng của một cá nhân, một hộ gia đình
sử dụng và quản lí các nguồn vốn khác Nguồn lực con người thể hiện kĩnăng, kiến thức, năng lực để lao động, và cùng với sức khỏe tốt giúp conngười theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêusinh kế của mình Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con người là yếu tố về sốlượng và chất lượng lao động sẵn có Tuỳ theo quy mô hộ, cấu trúc nhân khẩu
và số lượng người không thuộc diện lao động, giới tinh của các thành viên,giáo dục, tình trạng sức khoẻ mà khả năng lao động của họ là khác nhau
b Nguồn vốn tài chính
Trang 9Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiếc kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước.
Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc sử dụng thành công các yếu tố/tài sản khác Nguồn tài chính nghĩa là cácnguồn lực tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương)
mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình Có hai nguồntài chính cơ bản, đó là nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn vào thường xuyên
• Nguồn sẵn có: Tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, vật nuôi, khoản vay tíndụng,v.v…
• Nguồn vốn vào thường xuyên: Trợ cấp, các khoản tiền chuyểnnhượng từ nhà nước hoặc các khoản tiền gửi
c Nguồn vốn vật chất
Đề cập đến tài sản do con người tạo nên và các dạng tài sản vật chất Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hànghóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế Cơ sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóacông cộng sử dụng mà không cần trả phí trực tiếp, bao gồm những thay đổitrong môi trường vật chất mà chúng giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bảncủa mình và đem lại nhiều lợi ích hơn
Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và thiết bị mà con người
sử dụng để hoạt động mang lại năng suất cao hơn Các công cụ đó có thể domột cá nhân hay nhóm người sở hữu, cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến làđối với các thiết bị phức tạp
d Nguồn vốn xã hội
Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ, các tỏ chức xã hội và các nhóchính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó đượcnhững kết quả sinh kế
Là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mụctiêu sinh kế của mình Các mục tiêu này được phát triển thông qua các mạnglưới và các mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức vàmối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau [8]
e Nguồn vốn tự nhiên
Trang 10Là các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc của cộng đồng) mà conngười trông cậy vào Các nguồn lự tự nhiên này bao gồm: Các tài sản và dòngsản phẩm (Ví dụ: Như khối lượng sản xuất từ đất, rừng và chăn nuôi); cácdịch vụ về môi trường.Ví dụ: Như giá trị bảo vệ chống bão và xói mòn đấtcủa rừng [3].
Đối với đề tài nghiên cứu này cần chú trọng tới 2 nguồn vốn:
Thứ nhất: Nguồn vốn con người
Quan tâm tới nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng trong mỗi
hộ gia đình Và được thể hiện rõ cơ cấu lao động , trình độ học vấn, trình độlao động, tình trạng sức khỏe… để tiến hành hoạt động sản xuất Mỗi thànhviên trong gia đình sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau tùy theo khảnang và kiến thức của mình
Thứ hai: Nguồn vốn tài chính
Hộ gia đình sử dụng vốn tài chính để phát huy có hiệu quả các nguồnvốn khác như dùng tiền để mua sắm các tiện nghi trong nhà, xây dựng nhàcửa, đầu tư sản xuất (mua giống cây trồng vật nuôi, phân bón, máy móc…)
Thu nhập nông hộ phụ thuộc vào đầu tư các yếu tố sản xuất như: Diệntích đất sử dụng, số lao động, giá trị của tài sản cố định ngoài đất đai, có điềukiện tiếp cận thuỷ lợi dễ dàng và áp dụng giống lúa mới Sự gia tăng năngsuất nông nghiệp có thể ảnh hưởng gián tiếp lên lĩnh vực phi nông nghiệpbằng sự gia tăng thặng dư tương tự lúa gạo và như vậy tạo ra cơ hội việc làmtrong lĩnh vực chế biến ở nông thôn, thương mại và các hoạt động vận chuyển
từ đó có thể đóng góp trực tiếp làm thu nhập nông nghiệp lớn hơn
Sự phát triển tài nguyên nhân lực tuỳ thuộc trình độ của chủ hộ, có thểgóp phần làm tăng năng suất lao động các hoạt động phi nông nghiệp, từ đóthu nhập nông hộ gia tăng Giáo dục cũng tạo cơ hội nghề nghiệp cho thànhphần lao động gia đình thủ công, năng suất thấp (chủ yếu trong lĩnh vực nôngnghiệp và các hoạt động xây dựng) chuyển sang các hoạt động ngoài nôngnghiệp như: Thương maị và dịch vụ
Tình trạng của cơ sở hạ tầng cũng đóng góp tích cực vào thu nhậpthông qua giá cả của đầu vào, đầu ra trong lĩnh vực thương mại và qua việc
Trang 11gia tăng cơ hội lao động làm tăng thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp ởnông thôn
2.3 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trên thế giới
Hơn một thập kỷ về trước, con người vẫn còn ít chú ý tới các hoạt độngphi nông nghiệp ở nông thôn Nhưng thời gian gần đây, người ta bắt đầu coitrọng các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn như là một trong nhữnggiải pháp khắc phục tình trạng nghèo đói ở nông thôn - sự thành công ở TrungQuốc và các nước công nghiệp mới (NICs) đã chứng minh cho điều đó [2]
Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp ở các nước trên Thế Giới đượcthể hiện ở các khía cạnh sau đây:
- Thúc đẩy sự phát triển ở khu vực nông thôn về mọi mặt đặc biệt làtrên lĩnh vực kinh tế
- Huy động các nguồn lực tại chỗ về kinh doanh, tiết kiệm và cungcấpnguyên liệu
- Sự có mặt của kinh tế phi nông nghiệp có thể tạo ra cơ hội việc làm,ngăn chặn sự di cư đến các thành phố lớn - nguyên nhân gây ra sự thiếu laođộng cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời tránh đi những vấn đề như suythoái đạo đức và các tệ nạn xã hội Việc làm phi nông nghiệp chiếm khoảng30% trong tổng thời gian làm việc ở nông thôn ở Châu Á và Mỹ La Tinh,20% ở Tây và Bắc Á và 10% ở Châu Phi…
- Tăng cường hoạt động sản xuất ở nông thôn, nâng cao năng suất laođộng cũng như là thu nhập cho người dân, góp phần giảm bớt đói nghèo Việclàm trong phi nông nghiệp tham gia đáng kể vào phần trăm tổng thu nhập củanông hộ Thu nhập phi nông nghiệp có thể đóng góp từ 35-50% trong tổng thunhập của nông hộ Một cách cụ thể, phần trăm đóng góp trung bình của thunhập phi nông nghiệp là 44% ở Đông Âu và CIS2, 42% ở Châu Phi và 40% ở
Mỹ La Tinh và 32% ở Châu Á Kinh tế phi nông nghiệp là một chiến lược cho
sự ngăn chặn nghèo đói và trong một số trường hợp, nó có thể giảm nghèo đói
ở các vùng nông thôn [1]
- Thúc đẩy sự phát triển cân đối hơn theo vùng
- Góp phần nâng cao trình độ của lực lượng lao động nông thôn nóiriêng và toàn xã hội nói chung
Trang 12- Tăng khả năng tái sử dụng các nguyên vật liệu mà chúng không cókhả năng sử dụng được ở thành phố,như trong một số trường hợp tái sử dụngphế liệu.
- Tăng mức độ phát triển đồng đều và phi tập trung hóa giữa các vùng
và các khu vực - điều này càng được thể hiện rõ ở những nơi mà điều kiệngiao thông không thuận lợi
- Ngoài ra, tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn cóthể đem lại những kết quả bất ngờ về phát triển nông nghiệp Do trình độ củalực lượng lao động được nâng cao, quá trình công nghiệp hóa nông nghiệpnông thôn được diễn ra mạnh mẽ và quan hệ chặt chẽ với sử phát triển của cơ
sở hạ tầng…
Bên cạnh những vai trò to lớn đó thi kinh tế phi nông nghiệp cũng đemlại những ảnh hưởng xấu Tác động đầu tiên mà chúng ta có thể thấy đó là nóđược coi như là một nguyên nhân nới rộng khoảng cách giữa giàu và nghèo.Một số hộ không có khả năng đa dạng hoá ngành nghê, thiếu vốn, thiếu kỹnăng và sự đào tạo chuyên nghiệp vì vậy họ vẫn có thu nhập thấp, vẫn nghèo
Đó là đặc điểm chung của sự nghèo đói Ngược lại, những hộ gia đình giàu thì
có tiềm năng cho sản xuất phi nông nghiệp Theo Reardon, Delgado &Matlon hoạt động phi nông nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phân phốithu nhập ở Tanzania Nguyên nhân chính của vấn đề này là toàn bộ phần lớntài sản bao gồm đất và vốn đều thuộc về địa chủ Ngoài những tác động trênthì phi nông nghiệp còn gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, môitrường không khí Và nó cũng có thể dẫn đến hậu quả là làm suy thoái nềntrồng trọt truyền thống của địa phương
2.4 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp ở Việt Nam
Đến nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 70% dân số sinhsống tại nông thôn trên một khu vực địa lý rộng lớn chiếm 60% diện tích đấtđai sử dụng canh tác nông lâm nghiệp và đất ở
Trong những năm đổi mới, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu sản xuấtcây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, nhiều vùng nôngthôn ở nhiều địa phương đã xuất hiện và ngày càng phát triển đa dạng cácngành nghề phi nông nghiệp như: Ngành chế biến nông lâm thuỷ sản, sản
Trang 13xuất vật liệu xây dựng, cơ khí lắp ráp và sửa chữa nhỏ, sản xuất hàng thủcông mỹ nghệ và đặc biệt là một số ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất nôngnghiệp và phục vụ sinh hoạt của bà con nông dân Sự phát triển các ngànhnghề phi nông nghiệp và dịch vụ này hầu hết sử dụng nguyên liệu tại chỗ, thuhút nhiều lao động và tạo ra sự phân công lao động ngay trên địa bàn.
Theo điều tra thống kê gần đây cho thấy, cơ cấu các ngành nghề phinông nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn đã có sự thay đổi theo chiềuhướng tích cực, thu hút và tạo việc làm cho lao động, nhiều ngành dịch vụphát triển khá như các dịch vụ thương mại, tài chính, chuyển giao tiến bộkhoa học - kỹ thuật nông nghiệp
Thực tế phát triển đó cho thấy, các ngành nghề phi nông nghiệp vàdịch vụ nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nôngnghiệp phát triển, làm chuyển dịch mạnh mẽ hơn cơ cấu kinh tế nông nghiệp,phát triển thị trường nông thôn, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập và góp phầncải thiện đáng kể đời sống của nông dân Nơi nào phát triển đa dạng ngànhnghề và dịch vụ, phát triển thị trường thì nơi đó cuộc sống sôi động hơn,những tệ nạn xã hội trong dân cư ít hoặc không xảy ra, bộ mặt nông thônđược khởi sắc
Thời gian gần đây, sự phát triển nghề và làng nghề đã góp phần thúcđẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sảnxuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn vàgóp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động
Hiện nay, các ngành nghề ở nông thôn đã thu hút khoảng 29,5% lựclượng lao động tại chỗ Hoạt động ngành nghề đã phát triển mạnh trongkhuôn khổ hộ gia đình Hiện cả nước có khoảng trên 1,33 triệu hộ nông dânphát triển ngành nghề phi nông nghiệp Thu nhập từ các ngành nghề này caogấp 2 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp, đời sống của người dân trongvùng được cải thiện rõ rệt
Hoạt động phi nông nghiệp thu hút lao động dư thừa, lao dộng nhàn rỗi
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ ở nông hộ, từ đó thay đổi vàtăng thêm thu nhập cho họ
Trang 14Lao động nông nghiệp năm 2002 là 19 triệu người, năm 2020 sẽ còn9,5 triệu Trong thời gian 15 năm tới, nếu giảm được một nửa lao động nôngnghiệp thì năng suất lao động và thu nhập của nông dân sẽ tăng lên, số laođộng nông nghiệp còn lại sẽ làm việc trong các nông trại gia đình mà thựcchất là các doanh nghiệp nông nghiệp như ở các nước công nghiệp tiên tiếnhiện nay Ở các như Mỷ, Trung Quốc, nông dân chỉ còn khoảng 5 - 7% dân sốnhưng vẫn nuôi sống toàn bộ xã hội và còn xuất khẩu nông sản Nông trại giađình hay doanh nghiệp nông nghiệp là mục tiêu của sự phát triển kinh tế hộnông dân Các nông trại này chỉ có 1 đến 3 lao động chủ yếu là thành viên củagia đình, nhưng có thể canh tác từ vài chục đến vài trăm hecta bằng máy mócnông nghiệp và có năng suất lao động rất cao Người làm thuê trong nôngnghiệp hầu như biến mất
Tóm lại, các ngành dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp đóng vai trò quan trọngtrong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, làm chuyển dịch mạnh
mẽ hơn cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập và gópphần cải thiện đời sống của nông dân Do đó, một trong những nội dung cầnthiết khi phát triển thị trường và thương mại nội địa trong điều kiện côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là cần phát triển đồng bộcác ngành dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp trên thị trường nông thôn Hệ thống cácdịch vụ này sẽ tập trung hỗ trợ giải quyết từ các yếu tố đầu vào đến các yếu tốđầu ra của quá trình sản xuất nông nghiệp trên các phương diện kinh tế, thịtrường, tài chính và khoa học - kỹ thuật
Trang 15PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phong An
- Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý+ Thời tiết khí hậu+ Địa hình
+ Tài nguyên thiên nhiên+ Chế độ thủy văn
- Điều kiện kinh tế:
Tìm hiểu về các hoạt động sản xuất, cơ cấu hoạt động sản xuất, thu nhập của người dân ở trên địa bàn
- Điều kiện xã hội:
+ Dân số+ Lao động+ Trình độ dân số+ Trình độ lao động+ Số hộ nghèo+ Tỷ lệ trẻ đến trường+ Các chính sách phát triển của địa phương
3.1.2 Tìm hiểu các loại hình sản xuất phi nông nghiệp tại xã Phong An
Để tìm hiểu các loại hình sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn xã cầnchú xem xét các nội dung:
- Có các hoạt động sản xuất nào ?
- Đối tượng tham gia là ai ?
- Số lượng tham gia, chiếm bao nhiêu %
- Thường diễn ra vào thời gian nào và chiếm bao nhiêu thời gian
- Lịch sử phát triển của hoạt động đó
Trang 163.1.3 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong sinh kế của người dân
- Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong thu nhập hộ của người dân
- Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong giải quyết việc làm cholao động ở địa phương
- Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong xóa đói giảm nghèo
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnhThừa Thiên Huế Việc chọn điểm dựa trên các chỉ tiêu sau:
+ Là xã có sản xuất nông nghiệp
+ Là xã có các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp
+ Thuận tiện cho quá trình thu thập thông tin nghiên cứu
3.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu được chọn bao gồm 30 hộ Mẫu nghiên cứu được chọn theophương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng bao gồm 15 hộ tham giavào hoạt động phi nông nghiệp và 15 hộ tham gia vào hoạt động nông nghiệp
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập các báo cáo kinh tế xã hội trong những năm gần đây: các
số liệu thống kê lưu trữ về đất đai, dân số, cơ sở hạ tầng của xã
+ Các báo cáo, nghiên cứu liên quan đến hoạt động phi nông nghiệp
- Phỏng vấn bán cấu trúc:
Phó chủ tịch xã,Trưởng thôn được phỏng vấn để tìm hiểu về các vấnđề: Thực trạng kinh tế, các hoạt động sản xuất có trên địa bàn, tình hình cáchoạt động sản xuất đó, lịch sử phát triển của các loại hình sản xuất, tìm hiểu
về hộ nghèo, các chính sách phát triển của địa phương
- Thảo luận nhóm:
Trang 17Đề tài tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu các loại hình phinông nghiệp trên địa bàn xã, thôn và lịch sử phát triển của hoạt động phi nôngnghiệp nói chung.
+ Thảo luận nhóm người dân thôn Thượng An: Được tiến hành tạiHợp Tác Xã thôn Thượng An, với số lượng 5 người, gồm: Trưởng thôn và 4người dân
+ Thảo luận nhóm người dân thôn Bồ Điền: Được tiến hành tại HợpTác Xã Bồ Điền, với số lượng 5 người, gồm: Trưởng thôn và 4 người dân
- Phỏng vấn hộ:
30 hộ được phỏng vấn, trong đó thôn Thượng An 15 hộ, thôn Bồ Điền
15 hộ Các hộ này được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm Excell trên máy tính