1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM .... Một số bài học kinh nghiệm từ xử lý thông tin bất đối xứng trong hoạt độn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-DƯƠNG THỊ DIỆP MAI
THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên ngành : Tài chính và Ngân hàng
Mã số : 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THANH
Hà Nội - 2012
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 6
1.1 Ngân hàng thương mại 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Hoạt động của NHTM 7
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 7
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 7
1.1.2.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 7
1.1.2.4 Những hoạt động dịch vụ khác 8
1.2 Thông tin bất đối xứng 9
1.2.1 Khái niệm 9
1.2.1.1 Thông tin là gì? 9
1.2.1.2 Vai trò của thông tin đối với hoạt động NH 11
1.2.2 Khái niệm thông tin bất đối xứng 11
1.2.2.1 Lựa chọn đối nghịch 12
1.2.2.2 Rủi ro đạo đức 13
1.3 Tác động của thông tin bất đối xứng đối với hoạt động của các NHTM 15
1.3.1 Tác động đến hiệu quả và an toàn hoạt động của NHTM 15
1.3.1.1 Tác động của lựa chọn nghịch 15
1.3.1.2 Tác động của rủi ro đạo đức 15
1.3.2 Khắc phục vấn đề thông tin bất đối xứng trong hoạt động của các NHTM 16
1.3.2.1 Trước khi cho vay 16
1.3.2.2 Sau khi cho vay 18
1.4 Một số bài học kinh nghiệm từ xử lý thông tin bất đối xứng trong hoạt động của hệ thống NHTM ở một số nước 20
1.4.1 Mỹ 20
1.4.2 Mehico 20
1.4.3 Các nước Đông Nam Á 21
1.4.4 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 23
Trang 3CHƯƠNG 2 : THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM
TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1997 ĐẾN NAY 25
2.1 Tổng quan về hoạt động của NHTM Việt Nam 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.1.1 Sự phát triển về số lượng, vốn của các NHTM 28
2.1.1.2 Vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế 32
2.1.2 Tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay 34
2.1.2.1 Các điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM 34
2.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM Việt Nam hiện nay 37 2.2 Thực trạng thông tin bất đối xứng trong hoạt động của NHTM tại Việt Nam 42
2.2.1 Thực trạng của lựa chọn nghịch 42
2.2.2 Thực trạng của rủi ro đạo đức 46
2.2.3 Mức độ và ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng với hoạt động của NHTM tại Việt Nam 50
2.3.4 Những biện pháp mà các NHTM Việt Nam đang áp dụng để hạn chế tình trạng thông tin bất đối xứng……….….55
2.3 Đánh giá chung 57
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI 60
3.1 Phương hướng 60
3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế trong thời gian tới 60
3.1.1.1 Dự báo về tình hình kinh tế thế giới và trong nước 60
3.1.1.2 Dự báo sự phát triển của hệ thống NHTM trong thời gian tới 61
3.1.2 Phương hướng hạn chế vấn đề thông tin bất đối xứng trong hoạt động của NHTM 63
3.1.2.1 Hệ thống luật pháp 63
3.1.2.2 Tái cấu trúc hệ thống NH 64
3.2 Một số giải pháp chủ yếu (dự kiến): 65
3.2.1 Giải pháp khắc phục vấn đề lựa chọn nghịch 65
3.2.2 Giải pháp khắc phục vấn đề rủi ro đạo đức 83
3.2.3 Một số giải pháp khác 86
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 1
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay Đây là tổ chức nhận tiền gửi đóng vai trò là trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước làm thay đổi cơ bản nền kinh tế ở Việt Nam thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh Tín dụng ngân hàng cũng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp
độ cao trong nhiều năm liên tục Các NHTM đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững Thông qua nguồn vốn tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn Tuy nhiên, hệ thống NHTM ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập như:
- Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm chưa chắc chắn Nợ tồn đọng trong cho vay đầu tư xây dựng cơ bản bằng VNĐ đang ở mức cao trên tổng
dư nợ
- Mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên Mặc dù lãi suất tăng lên tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, nhưng việc lãi suất tiền gửi
Trang 5tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng thêm, và điều đó tạo thêm gánh nặng
về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng
- Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng chậm lại nhưng không đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng
- Huy động vốn khó khăn và thanh khoản trở thành mối quan ngại sâu sắc với hệ thống ngân hàng
- Giám sát an toàn của hệ thống ngân hàng còn có những bất cập
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng
là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy
cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút Thông tin bất đối xứng có ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động của các NHTM, nhưng những đề tài nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều Mặt khác, không phải NHTM nào cũng đã quan tâm đúng mức tới những giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng Đó là lý do tôi chọn đề tài này Đề tài tập trung trả lời 3 câu hỏi chính sau:
- Có tồn tại vấn đề thông tin bất đối xứng trong hoạt động của NHTM hay không?
- Tác động của thông tin bất đối xứng đối với hoạt động của các NHTM như thế nào?
Trang 6- Cần có các giải pháp nào để giảm thiểu vấn đề thông tin bất đối xứng trong hoạt động của NHTM trong giai đoạn sắp tới?
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây
Thông tin bất đối xứng là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam, mặc dù thông tin bất đối xứng có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán,… và cả quyết định tài chính của các công ty cổ phần Hiện nay đã có một vài đề tài nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như:
- Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Trọng Hoài,1994, “ Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam”: Nghiên cứu các cơ sở
hạ tầng và hoạt động tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam Đề tài đã đề cập đến việc tại sao các ngân hàng phải xử lý vấn đề thông tin bất đối xứng và đi sâu vào quy trình cấp tín dụng cũng như việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay Tuy nhiên, những vấn đề nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ lý thuyết và giả định, chưa có các phân tích số liệu từ thực tế
- Nguyễn Thị Hạnh, 2004, “Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam”: Ảnh hưởng của lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 2003 và phương hướng, giải pháp cho vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn tới
- Thiều Lê Thanh Lâm, “Thông tin bất cân xứng và các quyết định tài chính của các công ty cổ phần ở Việt Nam”: Nghiên cứu về thông tin bất đối xứng dựa vào mức độ hiệu quả của thị trường và những tác động đối với các quyết định tài chính của các công ty cổ phần ở Việt Nam
- Lê An Khang, 2008, “Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Tp.HCM”: Xác định mức độ thông tin bất đối xứng giữa nhà đầu tư và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tp.HCM, xem xét yếu tố nào tác động mạnh đến vấn đề thông tin bất đối xứng hiện nay và đề ra các gợi ý chính sách nhằm làm giảm mức độ thông tin bất đối xứng để nhà đầu tư đầu tư hiệu quả hơn
Trang 7- Nguyễn Việt Dũng, 2008, “ Mối liên hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam”: Nghiên cứu về những công ty đại chúng và các nhà đầu tư hoạt động trên TTCK Việt Nam từ năm 2000 đên tháng 7/2009 Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp về phía Nhà nước, doanh nghiệp
và nhà đầu tư nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam
- Trịnh Thị Vân Anh, Phạm Thị Mỹ Linh, Đỗ Thị Kim Tuyền, 2010, “Thực trạng và giải pháp bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam”: Thị trường chứng khoán Việt Nam còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề : Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng huy động vốn của mình chưa? Nó
có đúng là hàn biểu thử của nền kinh tế Việt Nam? Thị trường đã hiệu quả về mặt thông tin hay chưa? Và những giải pháp nào cần thực hiện để giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn?
Các đề tài trên đều tập trung nghiên cứu tác động của thông tin bất đối xứng trong thị trường tài chính, nhưng tập trung vào hoạt động ngân hàng chưa nhiều Ngoài ra, các đề tài này nghiên cứu tại thời điểm trước đây khá lâu Trong thơì gian qua, với sự hội nhập kinh tế quốc tế, ngành ngân hàng đã có những bước phát triển rất mạnh Song song với nó là những nguy cơ về rủi ro tín dụng, mất an toàn trong hoạt động Đề tài này nghiên cứu những tác động của thông tin bất đối xứng đối với hoạt động của các NHTM tại Việt Nam hiện nay và các giải pháp để giảm thiểu vấn đề thông tin bất đối xứng trong hoạt động của NHTM trong giai đoạn sắp tới
3.Mục đích nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng trong hoạt động của NHTM Việt Nam
- Kinh nghiệm đối phó với vấn đề thông tin bất đối xứng của một số nước
- Đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu cũng như hạn chế tác động của thông tin bất đối xứng trong hoạt động của các NHTM trong thời gian sắp tới
Trang 84 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thông tin bất đối xứng trong hoạt động NHTM Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Thông tin bất đối xứng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2003 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng lý thuyết chung về thông tin bất đối xứng làm cơ sở lý luận Ngoài ra luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, kết hợp phương pháp phỏng vấn chuyên gia để có nghiên cứu sâu về vấn đề này
5 Dự kiến đóng góp mới của Luận văn
Với phạm vi và phương pháp nghiên cứu trên, luận văn dự kiến có một số đóng góp sau:
- Làm rõ thực trạng vấn đề thông tin bất đối xứng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2003 đến nay
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu khắc phục vấn đề thông tin bất đối xứng trong hoạt động của các NHTM
6 Kết cấu của Luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về thông tin bất đối xứng trong hoạt động của NHTM
Chương 2: Thông tin bất đối xứng trong hoạt động của NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2003 đến nay
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hạn chế vấn đề thông tin bất đối xứng trong hoạt động của NHTM tại Việt Nam trong thời gian sắp tới
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn này có thể còn những hạn chế nhất định Tôi mong nhận được sự đóng góp của các thày cô và các bạn để có thể hoàn thiện hơn
Trang 9CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG TRONG
NHTM có chức năng tạo tiền, phân phối và thanh toán cho nền kinh tế
1.1.2 Hoạt động của ngân hàng TM
- NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác
- Việc kinh doanh của ngân hàng có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau
Trang 10- Trong quá trình hoạt động, dù kinh doanh theo cơ chế thị trường nhưng các NHTM phải chịu sự khống chế của ngân hàng nhà nước
1.2 Thông tin bất đối xứng
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Thông tin là gì?
Thông tin là một phạm trù khoa học, là những thông báo về một đối tượng khách quan, nó phản ánh về mặt số lượng và chất lượng những đặc tính của các đối tượng hiện thực, hay khả năng trong một không gian thời gian nhất định
1.2.1.2 Vai trò của thông tin đối với hoạt động ngân hàng
Thông tin đóng vai trò to lớn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng
và thông tin tín dụng mang nhiều đặc trưng riêng: đa dạng, cập nhật, biến đổi nhanh, phức tạp, mang tính kinh doanh có độ rủi ro cao
1.2.2 Khái niệm thông tin bất đối xứng
Theo Frederic S.Mishkin, trong những giao dịch diễn ra trên các thị trường tài chính, một bên thường không biết tất cả những gì mà họ cần biết về bên kia
để có những quyết định đúng đắn Sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên
có được gọi là thông tin bất cân xứng
1.2.2.1 Lựa chọn đối nghịch
Theo Frederic S.Mishkin, lựa chọn đối nghịch là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực hiện giao dịch mà bên có nhiều thông tin có thể gây hại cho bên có ít thông tin hơn
Lựa chọn đối nghịch xảy ra trên các thị trường tài chính khi những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn
1.2.2.2 Rủi ro đạo đức
Theo Frederic S.Mishkin, rủi ro đạo đức là một vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính diễn ra khi người cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt xét theo quan điểm của người cho
Trang 11vay, bởi vì những hoạt động này khiến ít có khả năng để món vay này được hoàn trả
1.3 Tác động của thông tin bất đối xứng đối với hoạt động của các NHTM
1.3.1 Tác động đến hiệu quả và an toàn hoạt động của NHTM
1.3.1.1 Tác động của lựa chọn nghịch
Lựa chọn nghịch tác động tới hành vi của người gửi tiền
Biểu hiện của hành vi này là người gửi tiền đã gửi vào ngân hàng không nên giao dịch
Lựa chọn nghịch tác động tới quyết định tín dụng của NHTM
Biểu hiện của hành vi này là Ngân hàng đã chọn nhầm đối tượng cho vay, nghĩa là cho những đối tượng có hoạt động đầu tư rủi ro hơn vay tiền
1.3.1.2 Tác động của rủi ro đạo đức
Nếu ngân hàng không thận trọng trong việc thẩm định cho vay và không giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, rủi ro đạo đức trên thị trường sẽ đặt ngân hàng trước nguy cơ rủi ro tín dụng rất lớn
Rủi ro đạo đức còn đến từ chính hoạt động của ngân hàng khi ngân hàng
đã huy động được nguồn vốn dồi dào và thực hiện những hoạt động đầu tư mạo hiểm
Tác động của thông tin bất đối xứng làm giảm lợi nhuận, tăng tỷ lệ nợ xấu
và có thể dẫn tới mất khả năng thanh khoản của NHTM
1.3.2 Khắc phục vấn đề thông tin bất đối xứng trong hoạt động của các NHTM
1.3.2.1 Trước khi cho vay
Giải pháp cho vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng là việc tự sản xuất và bán thông tin Vấn đề người đi xe không tốn tiền ngăn trở thị trường tư nhân sản xuất đủ thông tin để loại bỏ thông tin không cân xứng Quy chế của chính phủ để tăng lượng thông tin cho các nhà đầu tư là cần thiết đề giảm vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức
Ngoài ra, để xử lý những thông tin thu lượm được thì các cán bộ tín dụng NHTM cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để sàng lọc khách hàng
Trang 121.3.2.2 Sau khi cho vay
NH có thể đảm bảo rằng người vay tiền sử dụng khoản vay đó vào đúng mục đích bằng cách viết ra những điều khoản quy định hạn chế ở trong hợp đồng nợ để hạn chế các khoản đầu tư mang lại rủi ro cho người đi vay Và bằng cách giám sát các hoạt động của người đi vay để xem liệu họ có tuân thủ theo những quy định hạn chế hay không và buộc họ phải tuân thủ theo các quy định hạn chế khi NH có thể chắc chắn rằng người đi vay sẽ gây rủi ro cho NH
1.4 Một số bài học kinh nghiệm từ xử lý thông tin bất đối xứng trong hoạt động của hệ thống NHTM ở một số nước
1.4.1 Mỹ
Rủi ro vỡ nợ do việc bảo hiểm tiền gửi gây ra và ý muốn ngăn ngừa các vụ
vợ nợ ngân hàng lớn khiến dễ có thể là một sự đổ vỡ tài chính quan trọng sẽ xuất hiện, những người điểu hành ngân hàng đương nhiên là không muốn cho phép một ngân hàng lớn được vỡ nợ để gây tổn thất cho những người gửi tiền ở đó
1.4.2 Mehico
Khi các ngân hàng ở Mehico được tư nhân hóa vào những năm 1990, chúng không có bộ phận tín dụng chính thức để kiểm soát các khoản cho vay đối với các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ Sự bùng nổ cho vay này đã vượt quá khả năng kiểm soát và bảo vệ của các ngân hàng, đã xảy ra như là kết quả của các dòng tiết kiệm gia tăng vào lĩnh vực ngân hàng và sự gia tăng cổ phần cho vay của các ngân hàng cho các công ty tư nhân
1.4.3 Các nước Đông Nam Á
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á Một trong những nguyên nhân chính là tâm lý ỷ lại và đầu tư bong bóng
1.4.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt nam
Thứ nhất, NH nhà nước cần nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng Thứ hai, NH nhà nước cần tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra hoạt động tín dụng toàn hệ thống để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời, đặc biệt là cho vay bất động sản, các vi phạm về các tỉ lệ an toàn trong hoạt động
Thứ ba là bài học về xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng
Trang 13CHƯƠNG 2: THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1997 ĐẾN NAY
2.1 Tổng quan về hoạt động của NHTM Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
Thời kỳ trước đổi mới (1951 – 1986)
Trong thời kì này, hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo hệ thống ngân hàng một cấp (one-tier system), trong đó, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là một cơ quan quản lí nhà nước, đồng thời làm chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng
Thời kỳ đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân hàng (từ 1986 tới nay)
Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước đã thông qua và công bố hai Pháp lệnh
về Ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp
Ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ ngân hàng: Đến nay, phần lớn các NHTM đều có hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) - hệ thống quản lí thông tin tập trung của ngân hàng
Khối NH nước ngoài và liên doanh cũng có những động thái tích cực nhằm thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam
2.1.1.1 Sự phát triển về số lượng, vốn của các NHTM
So với cuối năm 2010, kết quả kinh doanh chung của nhóm ngân hàng nước ngoài tăng gấp 4 lần Nhóm ngân hàng nước ngoài vẫn hoạt động ổn định trong một năm nhiều sóng gió như năm 2011
Cùng với sự phát triển của hoạt động NHTM, hệ thống pháp luật quy định
về NH cũng không ngừng được hoàn thiện