MỤC LỤCMỞ ĐẦU11. Lí do chọn đề tài12. Tổng quan tình hình nghiên cứu23. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu74. Phương pháp nghiên cứu75. Đối tượng nghiên cứu và nguồn tư liệu86. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu97. Bố cục của luận án10CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI111.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯ TỪ111.1.1. Hư từ và phân loại hư từ trong ngôn ngữ học đại cương111.1.2. Hư từ và phân loại hư từ trong tiếng Hán121.1.3. Hư từ và phân loại hư từ trong tiếng Việt161.1.4. Quan niệm về hư từ và phân loại hư từ của luận án191.2. HƯ TỪ HÁN VIỆT241.2.1. Tiếp xúc song ngữ Hán-Việt và vay mượn từ Hán trong tiếng Việt241.2.2. Từ Hán Việt261.2.3. Hư từ Hán Việt31Tiểu kết chương 138CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP - NGỮ NGHĨA CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT392.1. ĐẶT VẤN ĐỀ392.1.1. Nghiên cứu ngữ pháp - ngữ nghĩa392.1.2. Áp dụng ngữ pháp-ngữ nghĩa vào nghiên cứu hư từ Hán Việt402.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP-NGỮ NGHĨA CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT412.2.1. Phó từ Hán Việt412.2.2. Quan hệ từ Hán Việt592.2.3. Trợ từ Hán Việt76Tiểu kết chương 297CHƯƠNG 3. HƯ TỪ HÁN VIỆT XÉT TỪ BÌNH DIỆN SỬ DỤNG983.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT983.1.1. Hiện tượng hình vị hóa hư từ Hán Việt983.1.2. Hiện tượng chuyển loại trong hư từ Hán Việt993.1.3. Hiện tượng “ngữ pháp hóa” của một bộ phận hư từ Hán Việt1043.1.4. Hiện tượng thu hẹp và mở rộng phạm vi hoạt động của hư từ Hán Việt1063.1.5. Khảo sát mức độ sử dụng hư từ Hán Việt1113.2. KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CỦA MỘT SỐ HƯ TỪ HÁN VIỆT THƯỜNG DÙNG1143.2.1. Một số nhóm phó từ thường dùng1143.2.2. Một số nhóm quan hệ từ thường dùng1333.2.3. Một số nhóm trợ từ141Tiểu kết chương 3145KẾT LUẬN146DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO149MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1. Hư từ là lớp từ ra đời sau trong bất kì ngôn ngữ nào. Hư từ có số lượng nhỏ so với thực từ nhưng tần suất hoạt động lại lớn hơn nhiều. Hư từ có vị trí quan trọng trong việc thể hiện các quan hệ ngữ pháp. Như vậy, nghiên cứu hư từ nằm ở khu vực giao thoa giữa từ vựng học và ngữ pháp học.Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (từ không biến đổi hình thái khi thay đổi chức năng cú pháp), phương tiện ngữ pháp chủ yếu dựa vào phương thức trật tự từ và hư từ. Chính vì vậy, "gánh nặng" thể hiện các quan hệ ngữ pháp trong tiếng Việt lại càng đặt lên hệ thống hư từ. Nghiên cứu hư từ rất hữu ích đối với việc làm sáng tỏ những vấn đề về từ vựng và ngữ pháp của tiếng Việt.1.2. Thông thường, vay mượn từ ngữ giữa các ngôn ngữ chủ yếu diễn ra ở bộ phận thực từ. Bởi vì, thực từ đáp ứng nhu cầu bổ sung những tên gọi, khái niệm còn thiếu trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, tiếng Việt lại vay mượn một số lượng khá lớn hư từ gốc Hán. Theo Nguyễn Tài Cẩn, tiếng Việt có đến một phần ba hư từ là gốc Hán. Con số thống kê từ Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt (Hoàng Trọng Phiến, 2010) cho biết: 65% hư từ tiếng Việt có gốc Hán [64]. Từ đó mà nói, tiếng Việt chịu sự ảnh hưởng to lớn về mặt ngữ pháp của tiếng Hán. Nghiên cứu bộ phận hư từ Hán Việt sẽ cho chúng ta cái nhìn chính xác hơn về vấn đề này. Mặt khác, tính chất ngoại lai của hư từ Hán Việt còn khiến cho người sử dụng gặp khó khăn. Hiện tượng nói sai, viết sai ngữ pháp do hệ thống hư từ Hán Việt còn khá phổ biến. 1.3. Phần lớn hư từ tiếng Việt có nguồn gốc tiếng Hán. Ngay cả những hư từ trong các văn bản tiếng Việt cổ như: mựa, sá, tua, khắng, huống, đối (với), bui, chỉn, cái, chiếc, nhé, v.v. cũng được vay mượn từ tiếng Hán. Vì thế, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc San đã từng khẳng định: “nghiên cứu sự xuất hiện các hư từ và xác định được tương đối chính xác thời điểm xuất hiện của nó có thể làm chỗ dựa để nghiên cứu về trình độ diễn đạt và phát triển của ngôn ngữ.” “Tìm hiểu lai nguyên và quá trình du nhập của các từ này [hư từ] vào văn Nôm cũng có thể giúp ta hình dung được phần nào quang cảnh chung của sự phát triển tiếng Việt trong lịch sử.” [68, tr. 236] 1.4. Hư từ là một trong những vấn đề phức tạp nhất của bất kì ngôn ngữ nào. Chẳng hạn, muốn học giỏi một ngoại ngữ nào đó cần phải nắm vững về hư từ. Kết quả nghiên cứu về hệ thống hư từ tiếng Việt nói chung, bộ phận hư từ Hán Việt nói riêng có ý nghĩa ứng dụng rất to lớn, nhất là đối với việc biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm hư từ Hán Việt trong tiếng Việt” (có đối chiếu với hư từ thuần Việt, hư từ tiếng Hán cổ đại và hiện đại).
Trang 12 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Đối tượng nghiên cứu và nguồn tư liệu 8
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 9
7 Bố cục của luận án 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯ TỪ 11
1.1.1 Hư từ và phân loại hư từ trong ngôn ngữ học đại cương 11
1.1.2 Hư từ và phân loại hư từ trong tiếng Hán 12
1.1.3 Hư từ và phân loại hư từ trong tiếng Việt 16
1.1.4 Quan niệm về hư từ và phân loại hư từ của luận án 19
1.2 HƯ TỪ HÁN VIỆT 24
1.2.1 Tiếp xúc song ngữ Hán-Việt và vay mượn từ Hán trong tiếng Việt 24
1.2.2 Từ Hán Việt 26
1.2.3 Hư từ Hán Việt 31
Tiểu kết chương 1 38
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP - NGỮ NGHĨA CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT 39
2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 39
2.1.1 Nghiên cứu ngữ pháp - ngữ nghĩa 39
2.1.2 Áp dụng ngữ pháp-ngữ nghĩa vào nghiên cứu hư từ Hán Việt 40
2.2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP-NGỮ NGHĨA CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT 41
2.2.1 Phó từ Hán Việt 41
2.2.2 Quan hệ từ Hán Việt 59
2.2.3 Trợ từ Hán Việt 76
Tiểu kết chương 2 97
CHƯƠNG 3 HƯ TỪ HÁN VIỆT XÉT TỪ BÌNH DIỆN SỬ DỤNG 98
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT 98
3.1.1 Hiện tượng hình vị hóa hư từ Hán Việt 98
3.1.2 Hiện tượng chuyển loại trong hư từ Hán Việt 99
3.1.3 Hiện tượng “ngữ pháp hóa” của một bộ phận hư từ Hán Việt 104
3.1.4 Hiện tượng thu hẹp và mở rộng phạm vi hoạt động của hư từ Hán Việt 106
3.1.5 Khảo sát mức độ sử dụng hư từ Hán Việt 111
3.2 KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CỦA MỘT SỐ HƯ TỪ HÁN VIỆT THƯỜNG DÙNG 114
3.2.1 Một số nhóm phó từ thường dùng 114
3.2.2 Một số nhóm quan hệ từ thường dùng 133
3.2.3 Một số nhóm trợ từ 141
Tiểu kết chương 3 145
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
Trang 3Bá HọcNBK: NguyễnBỉnh Khiêm
CaoNCH: NguyễnCông Hoan
HồngNHT: NguyễnHuy Thiệp
KhuyếnNMC: NguyễnMinh Châu
Tuân
PQ: Phùng Quán
BằngVNG: Võ Nguyên GiápVSDÂ: Việt sử diễn âm
VTP: Vũ Trọng Phụng
Trang 4Bảng 1.1 Các quan điểm phân chia hư từ tiếng Hán ……… ……… … 17
Bảng 1.2 Quan điểm của Nguyễn Anh Quế về phân chia từ loại hư từ 17
Bảng 1.3 Các quan điểm phân chia tiểu loại hư từ tiếng Việt 19
Bảng 1.4 Danh sách phó từ Hán Việt 33
Bảng 1.5 Danh sách quan hệ từ Hán Việt 35
Bảng 1.6 Danh sách trợ từ Hán Việt 36
Bảng 2.1 Hệ thống phó từ thời gian tiếng Việt 44
Bảng 2.2 Khả năng kết hợp với các từ loại của phó từ chỉ mức độ 50
Bảng 2.4 Phân loại quan hệ từ Hán Việt 60
Bảng 3.1 Danh sách phó từ Hán Việt chuyển loại 102
Bảng 3.2 Danh sách quan hệ từ Hán Việt chuyển loại 103
Bảng 3.3 Danh sách trợ từ Hán Việt chuyển loại 104
Bảng 3.4 Hoạt động của hư từ Hán Việt theo phong cách chức năng 113
Bảng 3.5 Phân bố sử dụng của cặp hư từ những/các trong các văn bản 115
Bảng 3.6 So sánh đặc điểm sử dụng của hư từ các 118
Bảng 3.7 So sánh tần suất hoạt động của các, mỗi, những 120
Bảng 3.8 So sánh tần suất giữa đang - đương 125
Bảng 3.9 So sánh tần suất hoạt động của cực với cực kì 132
Bảng 3.10 Thống kê tần suất hoạt động của cặp từ tuy, tuy nhiên 140
Trang 5Hình 1.1 Sơ đồ phân chia tiểu loại hư từ tiếng Việt 23
Hình 1.2 Biểu diễn các giai đoạn tiếp xúc Hán-Việt 26
Hình 1.3 Phân biệt từ Hán Việt với từ tiếng Hán có cách đọc Hán Việt 28
Hình 1.4 Phân biệt từ Hán Việt về nguồn gốc 29
Hình 1.5 Cấu trúc của từ Hán Việt 30
Hình 1.6 Các lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt 31
Hình 3.1 Quá trình “hình vị hóa” của hư từ 99
Hình 3.2 Biểu đồ tần suất hoạt động của hư từ hòa 108
Hình 3.3 Biểu đồ tần suất hoạt động của hư từ hằng 109
Hình 3.4 Biểu đồ biến thiên số lượng hư từ Hán Việt (TK XV-nay) 112
Hình 3.5 Biểu đồ thống kê số lượng và tần suất hoạt động của hư từ Hán Việt theo phong cách chức năng 113
Hình 3.6 Sự khác biệt về ý nghĩa ngữ pháp của sẽ với sắp, sắp sửa, chuẩn bị 125
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Hư từ là lớp từ ra đời sau trong bất kì ngôn ngữ nào Hư từ có số lượng
nhỏ so với thực từ nhưng tần suất hoạt động lại lớn hơn nhiều Hư từ có vị trí quantrọng trong việc thể hiện các quan hệ ngữ pháp Như vậy, nghiên cứu hư từ nằm ởkhu vực giao thoa giữa từ vựng học và ngữ pháp học
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (từ không biến đổi hình thái khithay đổi chức năng cú pháp), phương tiện ngữ pháp chủ yếu dựa vào phương thứctrật tự từ và hư từ Chính vì vậy, "gánh nặng" thể hiện các quan hệ ngữ pháp trongtiếng Việt lại càng đặt lên hệ thống hư từ Nghiên cứu hư từ rất hữu ích đối với việc
làm sáng tỏ những vấn đề về từ vựng và ngữ pháp của tiếng Việt.
1.2 Thông thường, vay mượn từ ngữ giữa các ngôn ngữ chủ yếu diễn ra ở bộ
phận thực từ Bởi vì, thực từ đáp ứng nhu cầu bổ sung những tên gọi, khái niệm cònthiếu trong ngôn ngữ Tuy nhiên, tiếng Việt lại vay mượn một số lượng khá lớn hư
từ gốc Hán Theo Nguyễn Tài Cẩn, tiếng Việt có đến một phần ba hư từ là gốc Hán
Con số thống kê từ Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt (Hoàng Trọng Phiến, 2010) cho biết: 65% hư từ tiếng Việt có gốc Hán [64] Từ đó mà nói, tiếng Việt chịu sự
ảnh hưởng to lớn về mặt ngữ pháp của tiếng Hán Nghiên cứu bộ phận hư từ Hán
Việt sẽ cho chúng ta cái nhìn chính xác hơn về vấn đề này Mặt khác, tính chấtngoại lai của hư từ Hán Việt còn khiến cho người sử dụng gặp khó khăn Hiện
tượng nói sai, viết sai ngữ pháp do hệ thống hư từ Hán Việt còn khá phổ biến
1.3 Phần lớn hư từ tiếng Việt có nguồn gốc tiếng Hán Ngay cả những hư từ
trong các văn bản tiếng Việt cổ như: mựa, sá, tua, khắng, huống, đối (với), bui,
chỉn, cái, chiếc, nhé, v.v cũng được vay mượn từ tiếng Hán Vì thế, nhà nghiên cứu
Nguyễn Ngọc San đã từng khẳng định: “nghiên cứu sự xuất hiện các hư từ và xácđịnh được tương đối chính xác thời điểm xuất hiện của nó có thể làm chỗ dựa đểnghiên cứu về trình độ diễn đạt và phát triển của ngôn ngữ.” “Tìm hiểu lai nguyên
và quá trình du nhập của các từ này [hư từ] vào văn Nôm cũng có thể giúp ta hình
Trang 7dung được phần nào quang cảnh chung của sự phát triển tiếng Việt trong lịch sử.”[68, tr 236]
1.4 Hư từ là một trong những vấn đề phức tạp nhất của bất kì ngôn ngữ nào.
Chẳng hạn, muốn học giỏi một ngoại ngữ nào đó cần phải nắm vững về hư từ Kếtquả nghiên cứu về hệ thống hư từ tiếng Việt nói chung, bộ phận hư từ Hán Việt nói
riêng có ý nghĩa ứng dụng rất to lớn, nhất là đối với việc biên soạn tài liệu dạy học
tiếng Việt cho người nước ngoài
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm hư từ HánViệt trong tiếng Việt” (có đối chiếu với hư từ thuần Việt, hư từ tiếng Hán cổ đại vàhiện đại)
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu hư từ tiếng Việt
Nhìn chung, “hầu hết các nhà ngữ pháp khi nghiên cứu về tiếng Việt đều trựctiếp hoặc gián tiếp nói đến hư từ Tuy nhiên vấn đề hư từ cho đến nay vẫn chưa phải
là một vấn đề đã khép kín” [67, tr 13] Dưới đây chúng tôi tóm tắt tình hình nghiêncứu về hư từ tiếng Việt dưới các góc độ khác nhau
Như đã đề cập, Nguyễn Anh Quế (1988) đã tiến hành khảo sát và miêu tả cácđặc điểm về ngữ nghĩa và ngữ pháp của từng nhóm hư từ và từng hư từ cụ thể củatiếng Việt Trong đó biện luận, so sánh các cách dùng khác nhau của cùng một hư
từ, hoặc của những hư từ có ý nghĩa tương đồng Công trình còn luận về khả năngchuyển đổi ý nghĩa (hư hóa hoặc thực hóa) của hư từ
Một số tác giả khi nghiên cứu về hư từ trên góc độ dụng học, tức khôngnghiên cứu hư từ với tư cách bản thân chúng, mà nghiên cứu khả năng hành chứccủa chúng Chẳng hạn như: Lê Đông (1991) với “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của hư từtiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của các hư từ” [21], “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của hư từtiếng Việt: Siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng Việt” [22]; Lê Đông, Hùng Việt (1995),
“Nhấn mạnh như một hiện tượng ngữ dụng và đặc trưng ngữ nghĩa-ngữ dụng củamột số trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt” [23]; Nguyễn Thị Lương (1996) với
Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt [53]; Nguyễn Văn Chính (2000) với luận án tiến sĩ Vai trò của hư từ
Trang 8tiếng Việt trong việc hình thành thông báo phát ngôn [12]; Phùng Thị Thanh Lâm
(2003) với Khả năng hoạt động của các phó từ chỉ thời thể tiếng Việt trong các sự
tình hậu cảnh [48]; Vũ Thị Kim Anh (2005) với Vai trò của các tiểu từ tình thái cuối câu trong việc hình thành hiệu lực tại lời của phát ngôn [1], v.v.
Ngoài ra, có những nghiên cứu hướng tới việc ứng dụng, trong đó rất hữu ích
là việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Đối với việc học ngoại ngữ, muốn hiểuđược ngữ pháp của một ngôn ngữ thì việc nắm bắt được hệ thống hư từ là rất quan
trọng Có thể kể một vài công trình như: Tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt và việc
dạy tiểu từ tính thái cuối câu tiếng Việt cho người nước ngoài (Lê Thị Hoài Dương,
2003); Kết từ tiếng Việt trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và
vấn đề giảng dạy kết từ cho người nước ngoài (Nguyễn Thị Thanh Ngọc, 2004)
Một số công trình lại là những nghiên cứu chuyên sâu về một tiểu loại hư từ
Phạm Hùng Việt (1996) với luận án tiến sĩ Một số đặc điểm chức năng của trợ từ
tiếng Việt hiện đại Luận án này về sau (2003) được tác giả phát triển thành cuốn
sách Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại [85] Tác giả đã đưa ra những tiêu chí để nhận
diện trợ từ tiếng Việt, một từ loại rất phức tạp và dễ nhầm lẫn với phó từ Sau khixác lập một danh sách tương đối đầy đủ về trợ từ tiếng Việt, phân loại chúng, tácgiả đã tiến hành phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa, chức năng và cách sử dụngcủa một số trợ từ
Có tác giả lại chú ý nghiên cứu về hư từ trong một văn bản cụ thể Vũ Đức
Nghiệu (1985, 2000) với một số bài viết: “Một số cứ liệu về lớp hư từ trong Quốc
âm thi tập và Hồng Đức Quốc âm thi tập thế kỉ XV” [55], “Hư từ trong bản giải âm Truyền kì mạn lục” [58], v.v.
Gần đây, Bùi Thanh Hoa (2012) trong luận án “Đồng nghĩa của hư từ” đã
nhấn mạnh hư từ có nghĩa và cho rằng “hư từ không phải là đơn vị trống nghĩa haychỉ thuần túy mang nghĩa ngữ pháp” [35, tr.5] Từ đó tác giả xếp các hư từ về 36nhóm hư từ đồng nghĩa với nhau “Việc xác lập và phân tích các nhóm hư từ đồngnghĩa đồng thời cũng chỉ ra và chứng minh được những hiện tượng ngữ nghĩa giốngvới thực từ của hư từ, như hiện tượng đa nghĩa, hiện tượng đồng âm và hiện tượngtrái nghĩa.” [35, tr 179] Với nhận xét như trên, tác giả đã dường như đã đánh đồng
Trang 9giữa ý nghĩa từ vựng với ý nghĩa ngữ pháp Theo chúng tôi, không có hư từ đồngnghĩa vì bản thân tên gọi “hư từ” đã là rỗng nghĩa Chỉ có nhóm các hư từ có cùngchức năng, cùng biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp tương đương nhau mà thôi.
2.2 Nghiên cứu hư từ Hán Việt
Việc nghiên cứu từ vựng gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng từ lâu đãđược quan tâm Điểm qua các công trình viết về từ vựng tiếng Việt có thể thấy cáctác giả ít nhiều đều có đề cập đến từ Hán Việt Các học giả: A de Rhodes (1651),Trương Vĩnh Kí (1889), Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895), Maspéro (1912) chính lànhững người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu về từ gốc Hán, từ Hán Việt trongtiếng Việt Maspéro đã đưa ra số liệu: tiếng Việt có 60% từ gốc Hán Nhà nghiên
cứu người Trung Quốc, Vương Lực (1958) trong Hán Việt ngữ nghiên cứu đã lấy
âm Hán Việt làm trung tâm để chia từ gốc Hán làm ba loại: Hán Việt cổ, Hán Việt
và Hán Việt Việt hóa Nguyễn Tài Cẩn (1979) với cuốn sách Nguồn gốc và quá
trình hình thành cách đọc Hán Việt [6] đã đi sâu nghiên cứu vấn đề ngữ âm của từ
gốc Hán và lí giải sâu sắc về âm Hán Việt Từ đó về sau, nhiều nhà từ vựng họckhác cũng quan tâm đến vấn đề từ gốc Hán và nghiên cứu ở nhiều góc độ khácnhau: Hồ Lê, Nguyễn Văn Tu (1978), Phan Ngọc (1983, 1985, 1991), Nguyễn VănKhang (1986, 1991, 1994), Đinh Trọng Lạc (1964, 1997), Cù Đình Tú (1983), PhanVăn Các (1991), Nguyễn Ngọc San (1993), Stankievic N (1991), Nguyễn Đức Tồn(2001), Lê Đình Khẩn (2002), v.v
Việc nghiên cứu riêng về hư từ Hán Việt hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn Cóthể kể tên một số tác giả có công trình nghiên cứu có liên quan đến hư từ gốc Hánnhư: Lê Đình Khẩn (2001, 2002), Phạm Thị Hồng Trung (2003, luận văn thạc sĩ),
Vũ Đức Nghiệu (2006), Đào Thanh Lan (2007, chủ trì đề tài khoa học cấp Đại họcquốc gia Hà Nội)
Dưới đây, chúng tôi tóm tắt những công trình nghiên cứu tiêu biểu có liênquan đến hư từ Hán Việt
Lê Đình Khẩn (2001) có bài “Hư từ gốc Hán và cách thức Việt hóa” [43, 24] Trong bài viết này, đóng góp lớn nhất của tác giả là đã liệt kê 39 hư từ Hán
tr.19-Việt, xếp vào ba nhóm: phó từ, giới từ và liên từ Với quy mô một bài báo thì số
Trang 10lượng từ ngữ khảo sát như vậy là không nhỏ Nhưng nhìn rộng ra, những cứ liệunày chưa đủ để khái quát diện mạo về hư từ gốc Hán (trên thực tế tác giả làm việc
với hư từ Hán Việt) trong tiếng Việt Các từ loại như: tình thái từ, trợ từ không hề
được nhắc đến Ngoài ra, bài viết còn có một nội dung khác là “một số cách thứcViệt hóa hư từ gốc Hán”, như hiện tượng chuyển loại, “đổi vị trí”, “thay đổi sắcthái”, v.v Nhìn chung, bài viết mới dừng lại ở việc đề xuất vấn đề
Năm 2002, tác giả Lê Đình Khẩn tiếp tục công bố cuốn Từ vựng gốc Hán
trong tiếng Việt [81], trong đó chương 5: “Hư từ gốc Hán và cách thức Việt hóa” Ở
đây, tác giả đã khảo cứu các quan niệm về hư từ của các nhà nghiên cứu đi trước vàđưa ra 4 tiêu chí nhận diện hư từ Theo tác giả hư từ gồm 6 tiểu loại: “phó từ (phụtừ), giới từ, liên từ (kết từ), trợ từ, thán từ, từ tượng thanh” [44, tr 239] Tuy nhiên,khi tiến hành lập danh sách và miêu tả hư từ gốc Hán, tác giả chỉ đưa ra 3 tiểu loại,gồm: phó từ, giới từ, liên từ, tổng cộng 39 từ cụ thể (25 phó từ, 4 giới từ, 10 liên từ)
Các từ loại khác như: trợ từ, thán từ, từ tượng thanh không được nhắc đến 39 hư từ
gốc Hán mà tác giả khảo sát chưa bao quát được hoạt động của hư từ gốc Hán và hư
từ Hán Việt nói riêng trong tiếng Việt Lê Đình Khẩn chịu ảnh hưởng của một số
nhà biên soạn từ điển hư từ Hán cổ (Trần Văn Chánh) nên là người duy nhất đưa từ
tượng thanh vào danh sách hư từ
Phạm Thị Hồng Trung (2003) trong Luận văn thạc sĩ “Khảo sát hoạt độngchức năng của một số hư từ có nguồn gốc tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại” đãlập được một danh sách 150 hư từ, bao gồm phó từ, giới từ, liên từ gốc Hán Ở đây,
do chưa xác định rõ ràng các vấn đề lí thuyết hư từ nên tác giả đã bỏ sót các tình
thái từ, trợ từ trong khi khảo sát Tác giả đã tiến hành mô tả hoạt động của từng hư
từ thông qua các ví dụ bằng tiếng Việt và tiếng Hán Nhưng nhìn lại kết quả nghiêncứu thì tác giả mới làm được công việc liệt kê và giải thích ý nghĩa của các hư từtrên, tựa như một cuốn từ điển chứ chưa khái quát được các đặc điểm ngữ pháp củachúng Hơn nữa việc so sánh sự khác biệt trong hoạt động giữa hư từ gốc Hán với
hư từ Việt, sự biến đổi về chức năng ngữ pháp và xu thế phát triển của chúng lànhững vấn đề còn bỏ ngỏ
Trang 11Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia “Khảo sát đặc điểm hư từ có nguồngốc tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại” do Đào Thanh Lan chủ trì (2007) Trongchuyên luận 87 trang này, các tác giả đã khảo sát 13 đầu sách để lập danh sách các
hư từ gốc Hán trong tiếng Việt, bao gồm các hư từ Hán Việt: 46 phó từ, 22 liên từ, 7giới từ và các hư từ Hán Việt Việt hóa: 5 phó từ, 8 liên từ, 3 giới từ Chuyên luận đãmiêu tả các hư từ trên hai phương diện: ý nghĩa và kết hợp ngữ pháp [47] Trongcông trình nghiên cứu này, có một số vấn đề chúng tôi thấy cần lưu tâm Thứ nhất,
định từ, trợ từ không được đưa vào khảo sát và miêu tả Thứ hai, các tác giả “tham
khảo” cách hiểu của Trần Trọng Kim về phó từ tiếng Việt, nên coi phó từ là những
từ có thể phụ nghĩa cho mệnh đề hoặc cú
Vũ Đức Nghiệu (2006) trong bài viết “Hư từ tiếng Việt thế kỉ XV trong Quốc
âm thi tập và HĐ” [57, tr.1-16] đã lập một danh sách 135 hư từ các loại có mặt
trong tiếng Việt vào thế kỉ XV Tác giả phân loại các hư từ này theo hai hướng Hướng thứ nhất, dựa vào phạm vi sử dụng, chia chúng thành 3 loại Loại thứ
nhất là những hư từ cổ (gồm những hư từ đã mất hoặc gần như mất hẳn trong đời
sống tiếng Việt hiện đại); loại thứ hai là những hư từ vẫn đang tồn tại nhưng đã cónhững biến đổi về ý nghĩa và cách dùng; loại thứ ba là những hư từ không biến đổi
từ thế kỉ XV cho đến nay
Hướng phân loại thứ hai, dựa vào nguồn gốc Tác giả tách riêng nhóm 38 hư từ
gốc Hán trên tổng số 135 hư từ đã khảo sát Dựa vào Từ điển tần số (1980) tác giả
đưa ra nhận xét rằng hầu hết các hư từ gốc Hán được vay mượn từ thế kỉ XV vẫnđược sử dụng và “cung cấp thêm cho tiếng Việt một bộ phận công cụ ngữ pháp”,
“có đủ khả năng thể hiện đầy đủ được các quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp”[57, tr.12]
Trong khi nghiên cứu về hư từ gốc Hán, một số tác giả đã phác thảo được mộtdiện mạo chung của hư từ Hán Việt trong tiếng Việt Danh sách hư từ Hán Việt(Phạm Thị Hồng Trung, 2003; Đào Thanh Lan, 2007) đã khá đầy đủ Tuy nhiên, cáctác giả có lúc đã nhầm lẫn giữa từ Hán Việt với từ Hán có cách đọc Hán Việt nên đãxếp nhiều hư từ của tiếng Hán vào danh sách hư từ Hán Việt Chẳng hạn, trongdanh sách 97 phó từ Hán Việt của Phạm Thị Hồng Trung có tới 29 phó từ của tiếng
Trang 12Hán Ngoài ra, khi xếp đặt hư từ vào các tiểu loại có chỗ chưa phù hợp với tiêu chíphân định lí thuyết Ví dụ: trong danh sách 47 phó từ Hán Việt của Đào Thanh Lan,
xu hướng vận động của hư từ Hán Việt trong quá trình hoạt động trong tiếng Việt
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nêu trên, luận án đề ra một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài luận án
- Xác định khái niệm hư từ Hán Việt và xác lập một danh sách hư từ Hán Việt
- Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của hư từ Hán Việt
- Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm sử dụng của hư từ Hán Việt
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó, cómột số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: giúp thống kê, xử lí tư liệu ngôn ngữ.
Nhờ có phương pháp này mà luận án có được các bảng danh sách hư từ Hán Việt,bảng thống kê số lượng, tần suất hoạt động của hư từ làm cơ sở đưa ra những kếtluận về xu hướng biến đổi của hư từ Hán Việt
- Phương pháp tính trị số và lập biểu đồ: Đối với các đơn vị hư từ cần so
sánh trong mối tương quan với nhau, phương pháp này giúp lập các hệ giá trị (tầnsuất, các đặc tính ngữ pháp) tiện cho việc lập bảng và lập biểu đồ Biểu đồ có tácdụng hiển thị các giá trị trong quan hệ so sánh, đối chiếu một cách rõ ràng
Trang 13- Phương pháp phân tích và miêu tả ngữ pháp: giúp miêu tả các đặc điểm về
ngữ pháp của hư từ Hán Việt như: vị trí, vai trò cú pháp của từ, cấu trúc từ, khảnăng kết hợp, khả năng cấu tạo đoản ngữ, khả năng hình thành các kết cấu biểu thị ýnghĩa ngữ pháp, v.v
- Phương pháp so sánh, đối chiếu ngôn ngữ, bao gồm so sánh đồng đại và so sánh lịch đại So sánh bản thân hư từ Hán Việt với các hư từ có chức năng tương
đương trong tiếng Việt hoặc trong tiếng Hán hiện đại Đối chiếu để đánh giá quá trìnhhoạt động của hư từ Hán Việt trong tiếng Việt qua các giai đoạn
5 Đối tượng nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Theo quan niệm về lí thuyết được sử dụng trong luận án, chúng tôi tiến hànhkhảo sát hư từ Hán Việt trên các nhóm từ loại: phó từ, quan hệ từ, trợ từ
Để có thể xác lập được danh sách 149 hư từ Hán Việt (xem mục 1.2.3.2.)
chúng tôi đã tiến hành theo ba cách:
- Dựa vào từ điển tiếng Việt và từ điển hư từ, từ điển từ công cụ tiếng Việtthông qua việc kiểm tra âm Hán Việt của từ
- Dựa vào các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về hư từ và hư từgốc Hán trong tiếng Việt để rút ra các hư từ Hán Việt
- Thông qua khảo sát trên các văn bản tiếng Việt từ thế kỷ XV trở lại đây
5.2 Nguồn tư liệu khảo sát
Để có được cứ liệu về quá trình hoạt động của các hư từ Hán Việt trong từvựng tiếng Việt qua các giai đoạn lịch sử, chúng tôi dựa vào các văn bản tiếng Việtcác thời kì: cổ - trung đại, cận đại, hiện đại
Vì lí do lịch sử, trước thế kỉ XIII, nước ta chưa có các văn bản thành văn ghi chéplại tiếng nói dân tộc Vì thế, trong giai đoạn I: tiếng Việt cổ - trung đại, chúng tôi dựavào các văn bản từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI Cụ thể nguồn ngữ liệu như sau:
(1) Thời kì tiếng Việt cổ đại: Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, bốn bài phú Nôm đời Trần: Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Vịnh
Hoa Yên tự phú, Giáo tử phú; Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi); Hồng Đức Quốc âm
Trang 14thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn), Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, Thiền tông khóa hư lục (Trần Thái Tông)
(2) Thời kì tiếng Việt trung đại: Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyền kì mạn lục giải âm, Việt sử diễn âm (thời Mạc), Những bức
thư Nôm (Nguyễn Ánh)
(3) Thời kì tiếng Việt cận - hiện đại: Thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu, Truyệnngắn của các tác giả: Bảo Ninh, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Thiệp,Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Kim
Lân, Khái Hưng, Thạch Lam, Phạm Duy Tốn, v.v.; Tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến
tranh (Bảo Ninh), Sông xa (Nguyễn Minh Châu), Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài),
Số đỏ, Vỡ đê, Giông tố (Vũ Trọng Phụng), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Nửa chừng xuân (Khái Hưng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), v.v.; Nghiên
cứu, phê bình: Chân dung đối thoại (Trần Đăng Khoa); Nghị luận chính trị - xã hội:
Hồ Chí Minh toàn tập (tập 1-12); Hồi kí, bút kí: Những năm tháng không thể nào quên, Điểm hẹn lịch sử (Võ Nguyên Giáp), Hà Nội ba mươi sáu phố phường (Thạch
Lam), Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng); Báo chí: Báo Nhân dân, báo Tuổi trẻ, báo
Dân trí; Văn bản hành chính: các văn bản của Bộ Giáo dục năm 2013.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
+ Ý nghĩa lí thuyết:
- Luận án đưa ra cái nhìn có tính toàn diện về lí thuyết hư từ tiếng Việt và trìnhbày quan điểm về khái niệm hư từ và các tiểu loại hư từ và hư từ Hán Việt Thôngqua việc nghiên cứu các đặc điểm về ngữ pháp của các tiểu loại hư từ, luận án đưa
ra quan điểm trong cách phân định phó từ và trợ từ tiếng Việt Bằng cách khái quátnên các quy tắc kết hợp của phó từ, luận án cho thấy phương pháp phân biệt phó từvới trợ từ Tiếng Việt có hàng loạt các từ nằm giữa ranh giới của hai từ loại phó từ
và trợ từ do ý nghĩa tình thái của chúng Căn cứ vào vị trí của chúng trong câu mà ýnghĩa từ loại của chúng mới được định hình
- Miêu tả các đặc điểm về ngữ pháp và ngữ dụng của hư từ Hán Việt
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Trang 15Từ kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc:
- Làm cơ sở khoa học cho các công trình nghiên cứu có liên quan về ngữ pháp
và từ vựng tiếng Việt
- Biên soạn giáo trình dạy hư từ Hán Việt cho người nước ngoài
- Biên soạn từ điển hư từ Hán Việt
7 Bố cục của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Luận án có bố cục 3 chương, bao gồm:Chương 1 Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2 Đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa của hư từ Hán Việt
Chương 3 Đặc điểm sử dụng của hư từ Hán Việt
Trang 16CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯ TỪ
1.1.1 Hư từ và phân loại hư từ trong ngôn ngữ học đại cương
Vấn đề phân loại thực từ - hư từ là một vấn đề hết sức phức tạp của ngôn ngữ học,vốn có nguồn gốc từ trong ngữ pháp các ngôn ngữ Ấn Âu Hư từ (grammatical words/synsemantic words/ structure-class words/ function words/ 虚詞) được đặt trong thếđối lập với thực từ (content words/ open class words/ lexical words/ autosemanticwords/ notion words/ 内容词) Thực từ có giá trị biểu đạt ý nghĩa từ vựng; hư từ có giátrị thể hiện các quan hệ ngữ pháp Ở nhiều trường hợp, thực từ có thể dùng từ đồngnghĩa thay thế còn hư từ thì khả năng này rất hạn chế Bởi lẽ, số lượng hư từ khôngnhiều Hư từ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với thực từ trong bất kì ngôn ngữ nào, nhưngtần suất hoạt động của hư từ so với thực từ lại cao hơn rất nhiều
Hư từ là một khái niệm vừa thuộc phạm trù từ vựng vừa thuộc phạm trù ngữpháp có tính phổ quát ở mọi ngôn ngữ trên thế giới Đối với các ngôn ngữ biếnhình, các phạm trù ngữ pháp chủ yếu được biểu hiện thông qua hình thái của từ.Còn đối với các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập phân tích tính như tiếng Việt,tiếng Hán, thì gánh nặng thể hiện các quan hệ ngữ pháp đặt lên hư từ Các quan hệngữ pháp giữa từ với từ, giữa câu với câu; giữa kiến trúc sâu với kiến trúc mặt, đềuđược thể hiện thông qua ý nghĩa và chức năng của hư từ Do vậy, nghiên cứu nhữngđặc trưng ngữ pháp của một ngôn ngữ, thì việc nghiên cứu hư từ là rất quan trọng.Việc phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai mảng đối lập thực từ - hư
từ không phải lúc nào cũng có thể tiến hành dễ dàng Các nhà nghiên cứu ngôn ngữtrên thế giới hầu như đều thống nhất dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa để phân biệt Tuynhiên, tiêu chí này khó có thể áp dụng triệt để ở bất cứ ngôn ngữ nào Ở các ngônngữ đơn lập như tiếng Việt, tiếng Hán, cùng một từ đảm nhiệm nhiều chức năngkhác nhau: khi thì là thực từ, khi lại là hư từ thì việc phân loại chỉ đơn thuần dựavào ý nghĩa khái quát của từ gặp rất nhiều khó khăn Chính vì vậy, từ lâu, người ta
đã đề nghị dựa vào chức vụ cú pháp của từ trong câu để xét đoán tính chất từ loạicủa từ và từ đó biết được một từ là thực từ hay hư từ
Trang 17Một hiện tượng chung cho mọi ngôn ngữ là hư từ đều xuất phát từ thực từ “hưhóa” Tất cả hư từ, dù đã trải qua quá trình hư hóa hoàn toàn vẫn có thể truy nguyênđược gốc gác thực từ của nó Theo Vương Lực, ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, quátrình hư hóa của thực từ cũng diễn ra khác nhau Mỗi một hư từ cũng lại trải quaquá trình hư hóa đa dạng, phức tạp và không giống nhau Minh chứng là, chúng tađang chứng kiến một số thực từ của tiếng Việt đã và đang trong quá trình chuyểnhóa thành hư từ (xem chương 3, luận án này) Bystrov từng nhận định: “… Đa số từ
mà truyền thống xếp vào hư từ hoàn toàn không nên coi là những từ có ý nghĩa ngữpháp đơn thuần, nghĩa là chúng đã hoàn toàn mất ý nghĩa từ vựng…” [67, tr 21]
1.1.2 Hư từ và phân loại hư từ trong tiếng Hán
Hư từ trong tiếng Hán có liên quan trực tiếp tới hư từ Hán Việt trong tiếngViệt Bởi vậy, trước khi tìm hiểu tình hình nghiên cứu hư từ tiếng Việt, chúng tôiđặt ra nhiệm vụ tìm hiểu những thành tựu nghiên cứu hư từ trong tiếng Hán
Thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu có thể giúp chúng ta nhậnxét được những nét tương đồng và dị biệt giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong cáchphân tách thực từ - hư từ; cách phân chia tiểu loại hư từ Đồng thời thấy đượcnhững ảnh hưởng to lớn từ thành tựu nghiên cứu hư từ trong tiếng Hán tác độngsang tiếng Việt từ trước tới nay
1.1.2.1 Trước “Mã thị văn thông” (1898)
Ngay từ thời Hán đã manh nha có những nghiên cứu về “trợ tự” 助字, “ngữ trợ”
语助, “trợ ngữ từ” 助语辞 (hư từ) Lưu Hiệp 刘勰 trong Văn tâm điêu long 文心雕
龙 căn cứ vào vị trí và chức năng của từ mà chia thành “từ phát đoan” (từ mở đầu) và
“tống mạt” (từ kết thúc) Thời Nam Tống, Trương Viêm 张炎 đã đặt ra tên gọi “thựctự” (chữ thực) và “hư tự” (chữ hư) để phân biệt các chữ Hán về ý nghĩa
Đời Nguyên (1271-1368), Lư Dĩ Vĩ 卢以纬 cho ra đời cuốn Ngữ trợ 语助,
trong đó giải thích cách dùng của hàng loạt hư tự thông dụng trong Hán văn cổ,
như: chi 之, giả 者, dã 也, chư 諸, v.v Đến đời Thanh (1636-1912) xuất hiện một
trào lưu nghiên cứu hư từ cùng với tên tuổi các tác giả nổi tiếng như: Viên NhânLâm 袁仁林 với Hư tự thuyết 虚字说, Lưu Kì 刘淇 với Trợ tự biện lược 助字辯略,Vương Dẫn Chi 王引之 với Kinh truyện thích từ 經传释词, v.v
Trang 18Từ đời Hán cho đến đời Thanh, hơn 2000 năm, sự phân biệt thực từ - hư từmới chỉ dựa trên ý nghĩa từ vựng, vì thế, không thuộc phạm trù từ loại của ngữ pháphọc mà là đối tượng nghiên cứu của tu từ học và huấn hỗ học
1.1.2.2 Từ “Mã thị văn thông” (1898) đến những năm 1950
Công trình “Mã thị văn thông” 马氏文通 (1898) của Mã Kiến Trung 马建忠
mở ra một giai đoạn mới trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán Đây là công trìnhđầu tiên vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại vào nghiên cứu ngữ pháp tiếngHán (cổ đại và hiện đại) Trong cuốn sách, các khái niệm “thực tự” 實字, “hư tự”
虚字 lần đầu tiên đã trở thành khái niệm ngữ pháp học Sách chia từ “hư tự” thành 4
loại: giới tự, liên tự, trợ tự, thán tự [115]
Tiếp theo Mã thị văn thông, một trào lưu nghiên cứu về hư từ tiếng Hán đã
được dấy lên Những tác giả có ảnh hưởng to lớn đến giới nghiên cứu phải kể đến:
Lê Cẩm Hy 黎锦熙, Vương Lực 王力, Lã Thúc Tương 吕叔湘, Trương Thế Lộc 张
世禄, Chu Đức Hy 朱德熙
Cuốn Tân trước quốc ngữ văn pháp 新著国语文法 của Lê Cẩm Hy (1924) là
công trình nghiên cứu đầu tiên về ngữ pháp bạch thoại Cuốn sách đã có nhữngđóng góp to lớn với kết quả nghiên cứu về từ loại tiếng Hán Tác giả đã chia từvựng thành 5 nhóm lớn, bao gồm:
- Thực thể từ 实体词, gồm: danh từ, đại từ, phụ lượng từ 附量词;
- Thuật thuyết từ 述说词, gồm: động từ 动词;
- Khu biệt từ 区别词, gồm: hình dung từ 形容词 và phó từ 副词;
- Quan hệ từ 关系词, gồm: giới từ 介词 và liên từ 连词
- Tình thái từ 情态词, gồm: trợ từ 助词 và thán từ 叹词
Lê Cẩm Hy 黎锦熙 cho rằng, hư từ bao gồm quan hệ từ và tình thái từ, cụ thể
là các từ loại: giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ [99]
Lã Thúc Tương吕叔湘 (1940) có cuốn Trung Quốc văn pháp yếu lược 中国文 法要略 trong đó phân biệt thực nghĩa từ (thực từ) và phụ trợ từ (hư từ) Trong đó “phụ trợ từ” bao gồm: hạn chế từ (phó từ), chỉ xưng từ (đại từ), quan hệ từ, ngữ khí từ [116] Trong cuốn Trung Quốc hiện đại ngữ pháp 中国现代语法 (1943), Vương Lực
phân loại từ theo hai nhóm lớn:
Thực từ
Hư từ
Trang 19- từ lí giải (thực từ), bao gồm: danh từ, số từ, hình dung từ, động từ;
phác thảo hệ thống ngữ pháp tiếng Hán) [110] Trong cuốn sách này, hư từ được chia thành 5 loại: phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ.
Cuốn Hiện đại Hán ngữ ngữ pháp giảng thoại 现代汉语语法讲话 (1952-1953)
đã khai sáng trường phái cấu trúc luận ở Trung Quốc Cuốn sách do tập thể tác giả:Đinh Thanh Thụ 丁声树, Lã Thúc Tương 吕叔湘, Lí Vinh 李荣, Tôn Đức Tuyên孙德宣 Quản Tiếp Sơ 管燮初, Phó Tinh 傅婧, Hoàng Thịnh Chương 黄盛璋, TrầnTrị Văn 陈治文 Các tác giả nhận thấy sự phức tạp trong việc phân chia từ theoranh giới thực-hư Chính vì thế mà các tác giả thuần nhất dựa trên tính chất và cáchdùng của từ để phân chia thành 10 loại: danh từ, đại từ, số từ, lượng từ, hình dung
từ, động từ, phó từ, liên từ, ngữ trợ từ, tượng thanh từ [114]
Lã Thúc Tương 吕叔湘 và Chu Đức Hy 朱德熙 (1951) trong cuốn Ngữ pháp
tu từ giảng thoại 语法修辞讲话 phân chia hư từ thành 5 loại: đại từ 代词, phó từ
副词, liên tiếp từ 连接词, ngữ khí từ 语气词, tượng thanh từ 象声词
Ngoài ra, hai tác giả còn đặt thêm hai tên gọi từ loại: phó danh từ và phó động
từ Hơn nữa các ông đã bổ sung tượng thanh từ vào hư từ vì cho rằng kiểu từ này
không biểu thị một sự vật, sự việc nào
Trương Thế Lộc 张世禄 (1978) trong bài “Quan vu Hán ngữ ngữ pháp thể hệvấn đề” 关于汉语语法体系问题 (Về vấn đề hệ thống ngữ pháp tiếng Hán) chorằng: hư từ là những từ biểu thị quan hệ giữa các khái niệm và quan hệ bên trong
Trang 20các khái niệm (cũng có nghĩa là quan hệ giữa các thành phần ngữ pháp và quan hệbên trong các kết cấu ngữ pháp) và biểu thị tính chất ngữ khí của toàn bộ câu Hư từ
vì thế bao gồm: quan hệ từ và ngữ khí từ [100]
Từ thập niên 80 về sau, việc nghiên cứu hư từ tiếng Hán bước vào thời kì thịnh
đạt Trước tiên phải kể đến hai bộ từ điển: Hiện đại Hán ngữ bát bách từ 现代汉语 八百词 (Tám trăm từ tiếng Hán hiện đại) của Lã Thúc Tương (1980) và Hiện đại
Hán ngữ hư từ biện thích (Giải thích hư từ tiếng Hán hiện đại) của Khoa Trung văn
Đại học Bắc Kinh 北大中文系(1991) Tiếp theo là công trình nghiên cứu Hiện đại
Hán ngữ hư từ tán luận (Bàn về hư từ tiếng Hán hiện đại) của nhóm tác giả Lục
Kiệm Minh 陆俭明 và Mã Chân 马真 Các nghiên cứu trên đây, không chỉ dừng lại
ở chỗ giải thích ý nghĩa từ vựng của từng hư từ mà còn bắt đầu chú ý đến việc phântích ý nghĩa ngữ pháp của chúng; không chỉ phân tích từng hư từ mà còn nhận địnhtổng quát kết cấu cú pháp của các nhóm hư từ tương đồng hay tương phản
Trang 21Bảng 1.1 Các quan điểm phân chia hư từ tiếng Hán
Lê Cẩm Hy giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ
Lã Thúc Tương,
Chu Đức Hy
đại từ, phó từ, liên tiếp từ, ngữ khí
từ, tượng thanh từ Vương Lực liên kết từ, ngữ khí từ phó từ, đại từ, hệ từ
Các tác giả cuốn Tạm
nghĩ Hán ngữ giáo học
ngữ pháp hệ thống
phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thántừ
Trương Thế Lộc
liên từ, giới từ, trợ từ kết cấu, trợ từthời thái; thán từ, trợ từ ngữ khí,phó từ ngữ khí, phó từ phán đoán
1.1.3 Hư từ và phân loại hư từ trong tiếng Việt
Việc phân chia các nhóm thực từ, hư từ thành các tiểu loại là cần thiết Nhưngviệc phân chia tiểu loại hư từ lại phức tạp hơn nhiều so với việc phân chia các tiểuloại thực từ Trong nhóm thực từ, người ta dễ dàng vạch được sự đối lập giữa cáctiểu loại cơ bản bằng ý nghĩa từ vựng: danh từ, động từ, tính từ và chỉ cần áp dụngtiêu chuẩn chức vụ cú pháp trong trường hợp từ chuyển loại Đối với hư từ, sự đốilập giữa các tiểu loại chính là sự đối lập về đặc điểm ngữ pháp Dưới đây, chúng tôiđiểm lại quan điểm phân chia tiểu loại hư từ của một số học giả tiêu biểu trongnghiên cứu về từ loại tiếng Việt
(1) Nguyễn Tài Cẩn (1975) dựa vào đoản ngữ để phân định từ loại, chia từ
tiếng Việt thành 3 nhóm chính: thực từ, hư từ và thán từ Trong đó thán từ đối lập
với tất cả khối từ còn lại do “không có một mối liên quan nào đối với tổ chức của
đoản ngữ” Hư từ là những từ loại chỉ có khả năng làm thành tố phụ đoản ngữ: phó
từ hoặc kết hợp với đoản ngữ: quan hệ từ, trợ từ [5, tr.341]
(2) Sách Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học xã hội đối lập đặc điểm có
“nghĩa thực” - “nghĩa hư” và “có thể dùng làm phần đề và phần thuyết trong mộtnòng cốt câu” để chia từ tiếng Việt thành bốn nhóm, trong đó hư từ chỉ bao gồm hai
tiểu loại: phụ từ và kết từ [86, tr 68-71]
(3) Đinh Văn Đức (1986) trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại) căn cứ vào
tập hợp các tiêu chuẩn: ý nghĩa, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ, chia
Trang 22từ tiếng Việt thành “ba tập hợp cơ bản”: thực từ, hư từ, tình thái từ Trong đó, hư từ
bao gồm hư từ từ pháp (làm thành tố phụ trong đoản ngữ, theo cách gọi của tác giả
là từ phụ, tương đương với phó từ) và hư từ cú pháp (quan hệ từ)
(4) Nguyễn Anh Quế (1988) khẳng định rằng hư từ cũng có ý nghĩa từ vựng.Tác giả phân tích: đối với tiếng Việt, “tuyệt đại bộ phận hư từ lại vốn bắt nguồn từthực từ, vì vậy nếu chỉ nói rằng hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chânthực thì sẽ không phản ánh được gì diện mạo chung của hư từ tiếng Việt.” “Nói
chung các hư từ đều có một nghĩa từ vựng nhất định như các thực từ.” [67, tr 41]
Tác giả đề nghị một cách phân định hư từ gồm hai bước: “bước 1, dựa vào tổ chứcđoản ngữ và bước 2, dựa vào chức năng cú pháp.” [67, tr 51] Những từ loại không
có khả năng làm trung tâm đoản ngữ được coi là hư từ, nhưng nếu chúng có khảnăng làm thành phần câu (chức năng cú pháp) thì lại có thể coi chúng là thực từ,
như trường hợp số từ, đại từ Hư từ được tác giả chia thành ba nhóm:
Bảng 1.2 Quan điểm của Nguyễn Anh Quế về phân chia từ loại hư từ
làm thành tố phụ: giới từ,
liên từ và “các hư từ đặc
biệt” (như: là, thì, kẻo
huống, phương chi, vả).
Nhóm hư từ nằm ngoàiđoản ngữ (hư từ phụ trợ):
trợ từ, phụ từ (gồm: ngữ khí từ và cảm thán từ)
(5) Hoàng Văn Thung (1991, 1998) kết hợp cả hai hướng phân loại: dựa vàocấu trúc đoản ngữ và dựa vào chức năng cú pháp của từ, chia từ tiếng Việt thành hai
nhóm: thực từ và hư từ Trong đó hư từ gồm các tiểu loại: phụ từ (gồm: định từ phụ cho danh từ và phó từ phụ cho vị từ), kết từ, tiểu từ (gồm: trợ từ và tình thái từ)
(6) Lê Biên (1999) “áp dụng một tập hợp tiêu chí về nghĩa-ngữ pháp để phân chia
từ loại tiếng Việt” [4, tr.12] cũng đã đối lập thực từ với hư từ Với sự kế thừa sâu sắccách phân loại của Đinh Văn Đức, tác giả cũng chia vốn từ tiếng Việt thành ba mảnglớn: thực từ, hư từ và tình thái từ, điểm khác biệt là tác giả xếp số từ, đại từ vào nhóm
thực từ Theo tác giả hư từ gồm: phụ từ (phụ cho thể từ và vị từ), quan hệ từ [4,
tr.169-176]
Trang 23(7) Nguyễn Hồng Cổn (2003) căn cứ vào chức vụ cú pháp và khả năng kết hợpcủa từ đã phân chia từ tiếng Việt thành ba nhóm [14, tr.43]:
- Nhóm thứ nhất có khả năng làm trung tâm đối tố (danh từ, đại từ) hoặc trung
tâm vị tố (động từ, tính từ);
- Nhóm thứ hai làm thành tố phụ của đối tố (lượng từ, số từ, định từ, chỉ từ)
hoặc thành tố phụ của vị tố (tiền phó từ, hậu phó từ);
- Nhóm thứ ba là các từ liên kết (liên từ, giới từ) và từ tình thái (trợ từ, tiểu từ,
thán từ)
Tuy tác giả không đối lập thực từ với hư từ trong khi phân loại lớp từ, nhưng
có thể thấy, theo quan niệm của ông, hư từ chính là nhóm thứ hai và thứ ba gộp lại
(8) Diệp Quang Ban (2004) chủ yếu kế thừa kết quả phân loại các lớp từ
truyền thống Tuy vậy, tác giả có quan điểm xếp đại từ vào nhóm trung gian giữa thực từ và hư từ; tách định từ thành hai nhóm: mạo từ và chỉ định từ (nằm trong đại
từ) Hư từ bao gồm: mạo từ (tương đương với định từ theo cách gọi thông thường), phó từ, quan hệ từ, tiểu từ tình thái (gồm: ngữ thái từ và trợ từ), thán từ [3, tr.473]
(9) Đào Thanh Lan (2007) cho rằng: “Hư từ là từ không biểu hiện ý nghĩa từvựng” và phân t hành hai loại: “loại chuyên biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp thường gọi
là hư từ và loại chuyên biểu hiện ý nghĩa tình thái được gọi chung là tình thái từ”.
Hư từ chia thành hai lớp:
- Phụ từ: bổ sung ý nghĩa phụ cho thực từ, gồm: định từ (phụ cho danh từ) và
giả chia hư từ thành 10 tiểu loại, bao gồm: đại từ, động từ tình thái, giới từ, liên từ,
ngữ khí từ, phó từ, quán ngữ, thán từ, trợ từ, tiểu từ.
Trang 24Để tiện đối chiếu, so sánh, bảng dưới đây tổng kết các quan điểm phân chia hư
từ tiếng Việt
Bảng 1.3 Các quan điểm phân chia tiểu loại hư từ tiếng Việt
Tác giả Tiêu chí phân loại Số
Từ loại trung gian
đại từ trợ từ, cảm từ Đinh Văn Đức
- ý nghĩa khái quát
- khả năng kết hợp
- chức vụ cú pháp
2 từ phụquan hệ từ
tình thái từ (tiểu từ, trợ
từ, thán từ) Nguyễn Anh
Quế
- tổ chức đoản ngữ
- chức năng cú pháp 6
phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, phụ từ (ngữ khí từ, cảm thán từ)
tình thái từ (trợ từ, tiểu
từ, thán từ) Nguyễn Hồng
Cổn
- khả năng kết hợp
- chức vụ cú pháp 10
lượng từ, số từ, định từ, chỉ từ, phó từ, liên từ, giới từ, từ tình thái (trợ từ, tiểu từ, thán từ) Diệp Quang
đại từ (trong
đó có chỉ
định từ)
Đào Thanh Lan
- ý nghĩa khái quát
- khả năng kết hợp
- chức vụ cú pháp
4
phụ từ (định từ, phó từ) kết từ (liên từ, giới từ) tình thái từ
1.1.4 Quan niệm về hư từ và phân loại hư từ của luận án
Nhìn vào bảng (1.3) trên đây, chúng ta thấy sự không nhất quán giữa các nhàViệt ngữ học trong phân chia tiểu loại hư từ thể hiện ở hai điểm: (1) tiêu chí xácđịnh từ loại và phân chia tiểu loại và (2) việc xác định tính chất thực từ hay hư từcủa các từ loại: đại từ, số từ, tình thái từ, thán từ
1.1.4.1 Tiêu chí xác định và phân chia tiểu loại hư từ tiếng Việt
Trang 25a Ba nhóm tiêu chí truyền thống
Số lượng và tên gọi của các từ loại tiếng Việt sở dĩ có khác nhau trong cáchphân chia của các tác giả là do khác nhau tiêu chí phân định từ loại khác nhau Tựu
trung, có thể tổng kết ba nhóm tiêu chí sau:
- Dựa vào tiêu chí ý nghĩa là quan điểm của các nhà nghiên cứu theo trường
phái ngữ pháp lô-gic truyền thống như: G Aubaret, Trương Vĩnh Ký, Trần TrọngKim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân, v.v Ý nghĩa của từ bao gồm ý nghĩa từ vựng và ýnghĩa ngữ pháp Những từ biểu thị nghĩa từ vựng gọi là thực từ, những từ biểu thịnghĩa ngữ pháp gọi là hư từ Như Bùi Đức Tịnh đã nhận xét: "mỗi loại trong các từngữ ấy đều có ý nghĩa riêng biệt, không thể lẫn lộn " và "muốn sắp một từ ngữthuộc về loại nào cần phải biết rõ ý nghĩa của nó" [76, tr 274]
Theo đó, tiêu chí duy nhất để quyết định một từ nào đó có phải là hư từ haykhông chính là rỗng nghĩa từ vựng Đối với những từ nhiều nghĩa, từ mờ nghĩa từvựng, hiện tượng từ chuyển loại thì công việc xác định này trở nên khó khăn Quanđiểm này đến nay đã tỏ ra lạc hậu và từng bị nhiều nhà nghiên cứu phê phán Ýnghĩa từ vựng là tiêu chí khu biệt dễ nhận biết nhất và có thể vạch ra sự đối lập rõràng giữa thực từ và hư từ Nhưng việc đánh giá ý nghĩa của một từ chỉ căn cứ vàobản thân từ (như tra từ điển) rất dễ mang tính chủ quan, ngộ nhận
- Dựa vào tiêu chí ngữ pháp (chức vụ cú pháp và khả năng kết hợp) Phan
Khôi sau khi tiếp thu những thành quả của trào lưu nghiên cứu hư từ những năm
1950 ở Trung Quốc đã chủ trương dựa vào chức vụ cú pháp của từ trong câu làm
tiêu chí phân định từ loại Ông cho rằng phải "tuỳ vào vị trí và chức vụ của từng từ
mà quy nhập nó vào loại nào" [45, tr 188] Như vậy, ông coi việc phân định từ loạinhư việc “gán nhãn” cho các thành phần của câu nói Trên thực tế, đó không phảimục đích của việc xác định từ loại trong ngôn ngữ học Hơn nữa, một chức vụ cúpháp có thể do nhiều từ loại đảm nhiệm và ngược lại một từ loại có thể đảm nhiệmnhiều chức vụ cú pháp khác nhau Chẳng hạn, chủ từ có thể do đại từ hoặc danh từđảm nhiệm, vị từ có thể là động từ hay tính từ thậm chí danh từ Nếu chỉ dựa vàochức vụ cú pháp thì không thể xác định được các tiểu loại từ loại và việc xác địnhnày cũng không có giá trị thực tiễn nào
Trang 26Không cực đoan chỉ dựa vào chức vụ cú pháp của từ trong câu, Lê Văn Lý(1968) và sau này là Lưu Vân Lăng (1970), Nguyễn Tài Cẩn (1975) bổ sung tiêuchuẩn khả năng kết hợp của từ trong đoản ngữ để xác định tính chất từ loại Các tácgiả Nguyễn Anh Quế (1988) và Nguyễn Hồng Cổn (2003) đã kết hợp cả hai hướngphân loại: dựa vào cấu trúc đoản ngữ và dựa vào chức năng cú pháp của từ Cáchlàm này cũng bộc lộ nhiều mâu thuẫn và làm cho các nhà ngôn ngữ học bối rốitrong khi phân chia các tiểu loại hư từ về các nhóm Ví dụ, đại từ cùng nhóm vớidanh từ do có cùng khả năng làm chủ từ, nhưng đại từ lại khác danh từ ở chỗ rỗngnghĩa từ vựng
- Kết hợp tiêu chí ý nghĩa và tiêu chí ngữ pháp: Sự cực đoan trong việc lựa
chọn tiêu chí: hoặc ý nghĩa hoặc vai trò ngữ pháp của từ trong khi phân loại đều đểlại những nhóm từ trung gian, không có được sự đối lập rõ ràng về tính chấthư/thực Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã kết hợp cả hai tiêu chí trên để phân định
từ loại tiếng Việt Theo hướng này có các tác giả: Ủy ban Khoa học xã hội (1983),Đinh Văn Đức (1986), Hoàng Văn Thung (1991, 1998), Lê Biên (1999), DiệpQuang Ban (2004), Hoàng Trọng Phiến (2008), v.v
b Quan điểm của luận án về tiêu chí xác định và phân chia tiểu loại hư từ
Tiêu chí phân loại quyết định kết quả phân loại Tuy nhiên, như đã thấy, cómột số tác giả có cùng tiêu chí phân loại mà kết quả phân loại vẫn khác nhau Đó là
do việc vận dụng hệ tiêu chí theo trình tự chưa hợp lí hoặc quá khiên cưỡng
Trong luận án này, chúng tôi áp dụng một hệ tiêu chí được đa số các nhà
nghiên cứu chấp nhận, bao gồm: (1) ý nghĩa khái quát, (2) tổ chức đoản ngữ (vai tròcủa từ trong đoản ngữ), (3) chức vụ cú pháp (vai trò của từ trong câu)
Căn cứ vào tiêu chí có ý nghĩa khái quát để vạch được sự đối lập giữa thực từ
với hư từ Rỗng nghĩa từ vựng là đặc điểm tiên quyết xếp một từ vào hư từ Hệ quảcủa việc “không có nghĩa từ vựng” chính là việc “có nghĩa ngữ pháp” Đó là hai đặctrưng quan hệ mật thiết và biện chứng với nhau trong khái niệm hư từ
Tiếp đến là sử dụng các tiêu chí ngữ pháp nhằm chia nhỏ hư từ ra các tiểu loại
Căn cứ vào tổ chức đoản ngữ để có thể vạch ra sự đối lập giữa khả năng làm trung tâm đoản ngữ (thực từ) và khả năng làm thành phần phụ đoản ngữ: phó từ Căn cứ
Trang 27vào chức vụ cú pháp để xác định tính chất từ loại của những hư từ nằm ngoài kết
cấu đoản ngữ Những thực từ đã làm trung tâm đoản ngữ bao giờ cũng giữ một chức
vụ cú pháp nhất định (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, v.v.) Hai nhóm từ loại không đảmnhiệm vai trò thành phần câu, bao gồm:
- trợ từ: là thành phần gia thêm vào câu, mang lại sắc thái ngữ nghĩa hoặc ý
nghĩa tình thái cho câu, là thành phần có thể lược bỏ
- quan hệ từ: là thành phần có chức năng liên kết.
Hệ tiêu chí trên đây giúp phân biệt hư từ với thực từ và xác lập phạm vi khảo
sát và đây chính là điều kiện để sàng lọc, phân loại hư từ
1.1.4.2 Khái niệm hư từ tiếng Việt
Nhìn lại các công trình nghiên cứu trước nay ([86], [85], [87], [24], [67], [4],[14]), chúng tôi nhận thấy các quan điểm về hư từ tiếng Việt hiện nay mới chỉ đạtđược sự đồng thuận ở hai đặc điểm cơ bản sau đây của hư từ:
+ Hư từ đối lập với thực từ trước hết ở mặt ý nghĩa từ vựng Hư từ không cónghĩa thực, nghĩa cụ thể, hay còn gọi là rỗng nghĩa;
+ Hư từ là từ công cụ để biểu thị các quan hệ ngữ pháp
Kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, xem xét những đặcđiểm về ngữ pháp của hư từ tiếng Việt, chúng tôi quan niệm:
Hư từ là những từ không mang nghĩa từ vựng Trong đó, một số làm thành tố
phụ trong đoản ngữ (phó từ), một số khác có chức năng biểu thị các quan hệ ngữ pháp (quan hệ từ) hoặc ý nghĩa tình thái ở cấp độ câu (trợ từ)
1.1.4.3 Phân chia tiểu loại hư từ
a Để phát huy tác dụng khu biệt của từng tiêu chí, chúng tôi tiến hành phânloại hư từ theo 3 bước ứng với 3 tiêu chí
Bước 1: Dựa vào ý nghĩa từ vựng để phân ranh giới thực từ/ hư từ Những từ
có ý nghĩa từ vựng rõ ràng được xếp vào thực từ Những trường hợp còn tồn nghi cóthể tiếp tục được sàng lọc trong bước 2, bước 3
Bước 2: Dựa vào tổ chức đoản ngữ để phân biệt được những từ nằm trong với
những từ nằm ngoài kết cấu đoản ngữ Đối với những từ nằm trong kết cấu đoản
Trang 28ngữ, lại tiếp tục phân biệt: khả năng làm trung tâm đoản ngữ với khả năng làmthành phần phụ đoản ngữ.
Bước 3: Kiểm tra chức vụ cú pháp Những từ có khả năng đảm nhiệm một
chức vụ cú pháp nhất định (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ) là thực từ Những
từ không đảm nhiệm chức vụ cú pháp nào, xảy ra hai trường hợp:
- những từ làm nhiệm vụ kết nối các câu hoặc các bộ phận thuộc câu
- những từ gắn với một bộ phận câu hoặc gắn với cả câu để gia tăng một sắcthái ngữ nghĩa nào đó
b Kết quả hư từ được chia thành ba (3) nhóm:
- Nhóm 1: Những từ làm thành phần phụ đoản ngữ: phó từ, bao gồm phó danh
từ (những, các, này, kia, đấy, v.v.) và phó thuật từ (đã, sẽ, đang, rất, lắm, không, chẳng, v.v.) Phó từ chia thành hai loại: phó danh từ (phụ cho đoản ngữ danh từ) và phó thuật từ (phụ cho đoản ngữ động từ, đoản ngữ tính từ)
- Nhóm 2: Những từ làm thành phần phụ cho cả câu: trợ từ (ngay, cả, chính,
đích, à, ư, nhỉ, nhé, đi, mà, v.v.)
- Nhóm 3: Những từ không làm thành phần phụ đoản ngữ, cũng không làm
thành phần phụ của câu Đó là những từ có chức năng liên kết, gọi là quan hệ từ, trong đó liên kết đẳng lập là liên từ, liên kết phụ thuộc là giới từ
Tóm lại, chúng tôi cho rằng dựa vào đặc điểm ngữ pháp của hư từ, có thể phân
chia thành chúng thành 3 nhóm: phó từ, trợ từ và quan hệ từ, như thể hiện trong sơ
đồ dưới đây
Hình 1.1 Sơ đồ phân chia tiểu loại hư từ tiếng Việt
Trước đây, Panfilov cũng đã đưa ra quan điểm cho rằng: “Hư từ hiện nay củatiếng Việt thường được phân thành ba loại” Đó là: (1) những hư từ chỉ đi kèm với
HƯ TỪ PHÓ TỪ
Bước 1(dựa vào ý nghĩa khái quát) THỰC TỪ
Bước 2(dựa vào cấu trúc đoản ngữ)
Bước 3(dựa vào chức vụ cú pháp)
Trang 29một danh từ hay vị từ để diễn đạt đặc trưng ngữ pháp cho từ đó; (2) những hư từdùng để diễn đạt các quan hệ cú pháp cần cho từ tổ hay cho câu; (3) và những hư từ
đi kèm với phát ngôn để diễn đạt mối quan hệ giữa phát ngôn và thực tại [62, tr.235-261] Tương ứng với ba loại hư từ kể trên theo quan điểm của chúng tôi là: phó
từ (1), quan hệ từ (2) và trợ từ (3)
1.2 HƯ TỪ HÁN VIỆT
1.2.1 Tiếp xúc song ngữ Hán-Việt và vay mượn từ Hán trong tiếng Việt
1.2.1.1 Tiếp xúc ngôn ngữ
Tiếp xúc ngôn ngữ (language contact) là hiện tượng phổ biến đối với mọi ngôn
ngữ trên thế giới Nó diễn ra trong môi trường giao tiếp song ngữ hay đa ngữ dướitác động của các nhân tố ngôn ngữ xã hội Trong quá trình phát triển của lịch sửnhân loại, phụ thuộc vào các nguyên nhân địa lí, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa,v.v các quốc gia/ dân tộc nảy sinh những tiếp xúc lẫn nhau Ngôn ngữ là phươngtiện để thực hiện các cuộc tiếp xúc trên các phương diện này Vay mượn từ vựng là
hệ quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ trong quá trình tiếp xúc ngônngữ
1.2.1.2 Vay mượn từ vựng
“Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ.” [42, tr 9] Nhucầu trao đổi ngôn ngữ là một nhu cầu hết sức tự nhiên và vì thế, vay mượn từ ngữ làmột hiện tượng tất yếu, nó không phụ thuộc vào việc người ta muốn hay không.Theo cách nói của tác giả Nguyễn Văn Khang thì ngôn ngữ đi ra nước ngoài “khôngcần hộ chiếu”
Vay mượn từ vựng không chỉ là sự bù đắp thiếu hụt trong từ vựng của một
ngôn ngữ mà còn là quá trình làm tăng cường khả năng biểu đạt, làm phong phú vàsinh động cho vốn từ vựng của ngôn ngữ đó Thông thường, vay mượn từ vựng diễn
ra do nhu cầu bổ sung từ ngữ tự nhiên Nhưng cũng có trường hợp, vay mượn từvựng do áp đặt mà hình thành Chẳng hạn như sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếngThái và tiếng Việt với tiếng Hán
Trang 30“Vay mượn từ vựng là một trong những phương thức quan trọng để bổ sungcho vốn từ vựng của một ngôn ngữ.” [42, tr 14] Từ vựng vay mượn từ các ngônngữ khác được gọi là “từ ngoại lai”.
1.2.1.3 Từ ngoại lai
Từ ngoại lai trong một ngôn ngữ có biểu hiện đa dạng “Chúng có thể được bản
ngữ hóa về mặt âm, thậm chí cả mặt nghĩa… Nhưng cũng có những từ ngữ ngoại laivẫn giữ lại được hình thức âm thanh đặc trưng của ngôn ngữ gốc…” [42, tr 252] Cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt tiếp xúc và vay mượn từvựng từ nhiều nguồn khác nhau Nhưng quá trình tiếp xúc với văn hoá Hán, ngônngữ Hán là quá trình tiếp xúc lâu dài và sâu đậm nhất trong lịch sử Hầu hết các nhànghiên cứu về lịch sử tiếng Việt đều thừa nhận giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã có
sự tiếp xúc từ rất sớm, vào giai đoạn đầu Công Nguyên Kết quả là, trong tiếng Việt,cho đến tận ngày nay, vẫn đang tồn tại và hoạt động một số lượng rất lớn các từ gốcHán, các yếu tố gốc Hán
1.2.1.4 Phân kì quá trình tiếp xúc Hán-Việt
Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến vay mượn từ ngữ Hán vào tiếng Việt diễn
ra vô cùng phức tạp Việc mô tả và phân chia các giai đoạn tiếp xúc Hán Việt củacác nhà nghiên cứu từ trước tới nay cũng rất khác nhau
a) Vương Lực (Hán Việt ngữ nghiên cứu, 1958) chia làm 3 giai đoạn: đầu công
nguyên đến thế kỷ VII; thế kỷ VII đến thế kỷ X, thế kỷ X về sau
b) Nguyễn Tài Cẩn (Nguồn gốc cách đọc Hán Việt, tr.37-40), chia làm 2 giai
đoạn: từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X và từ thế kỷ X về sau (trong đó mỗi giaiđoạn lại chú ý đến các mốc có thể phân chia thành các khúc đoạn nhỏ hơn: thế kỷVII và thế kỷ XIII)
c) Tác giả Nguyễn Văn Khang [42, tr.65-73] lấy mốc sự kiện lịch sử là chiếnthắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 và sự rađời của nước Đại Việt độc lập làm ranh giới phân chia quá trình tiếp xúc Hán - Việt.Quan điểm này phù hợp với cách nhìn của các nhà sử học, coi thế kỉ X là "cái mốcvừa đánh dấu nhưng cũng vừa là để phân đôi lịch sử Việt Nam thành hai giai đoạn":trước và sau thế kỉ X
Trang 31Có thể phân chia các giai đoạn tiếp xúc Hán-Việt như sau:
+ Giai đoạn 1: Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X Khi Việt Nam chưa giànhđược độc lập, chính quyền còn nằm trong tay nhà nước đô hộ, nhu cầu xây dựng,phát triển đất nước về mọi mặt là chưa thực sự bức thiết
+ Giai đoạn 2: Thế kỷ X đến thế kỷ XV Nước nhà giành được độc lập, lậpnên nhà nước phong kiến độc lập, có chủ quyền đầu tiên ở nước ta
+ Giai đoạn 3: Thế kỷ XV đến thế kỷ XX Cho đến thế kỷ XV, mặc dù từvựng tiếng Việt đã tương đối phong phú, ổn định, những tiếp xúc giữa hai ngôn ngữvẫn tiếp tục diễn ra một cách gián tiếp nhưng ở quy mô nhỏ và lẻ tẻ
+ Giai đoạn 4: Từ đầu thế kỷ XX về sau Việt Nam và Trung Quốc phảitrang bị một hệ thống lý luận, những khối kiến thức kinh tế, triết học, khoa học kỹthuật du nhập từ phương Tây Những từ ngữ, khái niệm mới thuộc các lĩnh vực trên
đã du nhập qua Trung Quốc, Nhật Bản, v.v bằng tiếng Hán và một lần nữa chuyểnqua Việt Nam
Một đặc điểm quan trọng của quá trình tiếp xúc Hán Việt là các giai đoạnlàm tiền đề cho nhau, giai đoạn sau có kế thừa giai đoạn trước
Có thể hình dung, các giai đoạn tiếp xúc Hán Việt và hai phương thức vaymượn từ ngữ gốc Hán qua sơ đồ dưới đây:
Hình 1.2 Biểu diễn các giai đoạn tiếp xúc Hán-Việt 1.2.2 Từ Hán Việt
Vay mượn có hệ thống lần 2 (từ Hán Việt hiện
đại)
Vay mượn phi hệ thống
Cọ xát gián tiếp Cọ xát gián tiếp
Trang 32Hán Việt nhằm chứng minh âm Hán Việt được phát triển trên cơ sở của hệ thốngngữ âm phương ngữ Trường An (kinh đô nhà Đường) thế kỉ IX-X
Tác giả Vương Lực (1982) lại dùng thuật ngữ “Hán Việt ngữ”, trong đó chia làm ba loại: Cổ Hán Việt ngữ, Hán Việt ngữ và Hán Việt Việt hóa
Nguyễn Tài Cẩn (1979) trong chuyên luận Nguồn gốc hình thành cách đọc
Hán Việt đã lí giải một cách cặn kẽ các giai đoạn tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt dẫn
đến các lớp từ mượn Hán du nhập vào tiếng Việt với các vỏ ngữ âm khác nhau.Mốc thời gian quan trọng phân kì tiếp xúc Hán Việt chính là thế kỉ X, khi nước Việtgiành được độc lập, kết thúc một nghìn năm Bắc thuộc Những chữ Hán được mượnvào tiếng Việt từ đời Đường trở về trước được đọc theo âm Hán cổ Sau thế kỉ X,người Hán rút về phương Bắc Những chữ Hán cùng với âm đọc là ngữ âm đờiĐường còn ở lại Người Việt sử dụng âm đọc đó để đọc chữ Hán mãi về sau này
Cách đọc đó gọi là cách đọc Hán Việt
Cách đọc Hán Việt là sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán
và nền văn tự Hán xảy ra vào đời Đường, theo hệ thống ngữ âm tiếng Hán mà cụthể là hệ thống Đường âm được dạy ở Giao Châu (khoảng thế kỉ VIII-X)
1.2.2.2 Khái niệm từ Hán Việt
Trong kho văn tự Hán hiện nay, đối với người Việt, có thể chia làm hai nhóm:nhóm những chữ biểu thị những từ ngữ đã được vay mượn sang tiếng Việt và nhómnhững chữ chỉ biểu thị những từ ngữ của tiếng Hán hiện đại Bằng cách đọc HánViệt, chúng ta có thể đọc được tất cả các chữ Hán Tuy nhiên, chỉ những từ ngữ Hánđược vay mượn sang tiếng Việt mới được gọi là từ Hán Việt
Tác giả Nguyễn Văn Khang phân biệt hai khái niệm từ Hán Việt với từ Hán
chỉ có cách đọc Hán Việt Tác giả cho rằng: “nhờ có hệ thống cách đọc Hán Việt
mà tất cả các chữ Hán đều có thể đọc lên bằng âm Hán Việt”; “đây là tiền đề để chocác từ Hán luôn có tiềm năng trở thành từ Hán Việt” Nhưng cần phải khẳng định:
“không phải tất cả các chữ Hán một khi được khoác lên mình cái vỏ ngữ âm HánViệt là trở thành yếu tố Hán Việt.” [42, tr.110]
Trang 33Hình 1.3 Phân biệt từ Hán Việt với từ tiếng Hán có cách đọc Hán Việt
Trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, có rất nhiều từ (đọc theo âm Hán Việt) chỉxuất hiện một vài lần và hầu như không được đa số người dùng biết đến Tác giả
Nguyễn Tài Cẩn nêu ra trường hợp những từ chẩm 怎, giá 这, ma 嗎, v.v Ngoài ra
chúng ta có thể thấy khá nhiều những từ Hán Việt chỉ xuất hiện đơn lẻ trong một số
văn bản Nôm thế kỉ XVIII-XIX Chẳng hạn trong tác phẩm Chinh phụ ngâm diễn
nôm (Đoàn Thị Điểm) có hàng loạt những từ: trùng quan, hành dịch, tân toan, v.v.
mà hiện nay hầu như chúng ta không còn dùng nữa
Chúng tôi cho rằng, một từ đã xuất hiện mà nay vắng bóng, không có nghĩa là
nó sẽ không xuất hiện trở lại nữa Như trường hợp từ khoa đẩu trong Tụng Tây Hồ
phú (Nguyễn Huy Lượng) Cũng như vậy, một từ đang hoạt động với tần số cao
cũng có thể vắng bóng trong tương lai Trong hoàn cảnh này, từ vay mượn cũngnhư từ mới được tạo ra trong một ngôn ngữ luôn chịu sự chi phối của các quy luậtngôn ngữ Nếu có khả năng thích ứng thì một từ mới, hay một từ mới được vaymượn sẽ tồn tại và được cộng đồng sử dụng và ngược lại
Cho nên, chúng tôi quan niệm, từ Hán Việt là một phạm vi mở, không cố định,
nó có thể thay đổi theo thời gian Điều đó có nghĩa là, bất cứ từ gốc Hán được đọctheo âm Hán Việt nào đã xuất hiện trong các văn bản tiếng Việt, được đông đảongười dùng thừa nhận thì mặc dù nó ít xuất hiện hoặc không thấy xuất hiện nữa, nóvẫn được coi là từ Hán Việt
Trong số từ Hán Việt không phải tất cả đều có nguồn gốc Hán Nếu phân chia
về mặt nguồn gốc có thể chia từ Hán Việt thành các nhóm:
Trang 34- Từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán: quốc gia 國家, sơn hà 山河, xã tắc 社稷,
nhân nghĩa 仁義, đạo đức 道德, v.v.
- Từ Hán Việt không phải gốc Hán mà do tiếng Hán mượn lại từ các ngôn ngữ
khác Có những từ có nguồn gốc tiếng Phạn (Sanskrit) như: Phật, Nát Bàn, Di lặc, v.v.
Có những từ lại vốn thuộc nguồn gốc châu Âu như: câu lạc bộ, Anh Cát Lợi, Pháp,
Hoa Thịnh Đốn, v.v Nhưng chủ yếu trong số này là những từ Hán Việt có nguồn gốc
tiếng Nhật Tiếng Việt tiếp nhận những từ ngữ này thông qua phong trào Đông du vànhóm Đông Kinh nghĩa thục những năm 1920 Theo Trần Đình Sử có “trên 350 từ gốc
Nhật ngày nay vẫn được sử dụng trong tiếng Việt” Ví dụ: biên chế 編制, cách mệnh/
mạng 革命, chính sách 政策, chủ nghĩa 主義, dân chủ 民主, đầu tư 投資, tài phiệt 財
阀, thăng hoa 昇華, văn hóa 文化, văn minh 文明, v.v
- Từ Hán Việt được người Việt tạo mới bằng cách ghép các yếu tố Hán Việt lại
với nhau Ví dụ: y sĩ 醫仕, đặc công 特攻, thể công 体攻, thúc bách 綀迫, v.v.
Hình 1.4 Phân biệt từ Hán Việt về nguồn gốc
1.2.2.3 Vấn đề cấu trúc của từ Hán Việt
Trong bộ phận từ vựng vẫn được gọi chung là từ Hán Việt hiện nay, có nhữngđơn vị không có khả năng hoạt động độc lập với tư cách từ Chúng chỉ là nhữnghình vị, những yếu tố cấu tạo từ Hoặc có cả những đơn vị tương đương với từ (cụm
từ cố định, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ) Ở đây chúng tôi sử dụng thuật ngữ “từ”(word) để gọi chung cho các đơn vị từ vựng dưới từ và tương đương với từ
Dưới đây là minh họa về cấu trúc của từ Hán Việt:
Trang 35Hình 1.5 Cấu trúc của từ Hán Việt
1.2.2.4 Tiêu chí xác định và quan niệm về từ Hán Việt
Từ những phân tích trên đây, chúng tôi rút ra một số tiêu chí xác định từ Hán Việt:
- Không phải tất cả những từ ngữ mang vỏ ngữ âm Hán Việt đều là từ HánViệt Đó có thể là những từ tiếng Hán đọc theo Hán Việt Chỉ những từ ngữ đã xuấthiện ít nhất một lần trong những văn bản tiếng Việt mới được coi là từ Hán Việt
- Không thể căn cứ vào mức độ đồng hóa hay cái gọi là “cảm thức ngôn ngữ”
để xác định một từ có phải là từ Hán Việt hay không Những từ có nguồn gốc tiếngHán, được đọc theo âm Hán Việt, dẫu có hoạt động tự do như những từ thuần Việtvẫn phải coi là từ Hán Việt
- Từ Hán Việt có thể xuất phát từ các nguồn gốc khác nhau: chủ yếu là vay mượn
từ tiếng Hán, một số từ tiếng Hán mượn hoặc phiên âm từ các ngôn ngữ khác, một số
từ do người Việt tự tạo bằng cách ghép các yếu tố Hán Việt Bất kể nguồn gốc của từ:vay mượn trực tiếp, gián tiếp hay Việt tạo, chúng đều được coi là từ Hán Việt
- Mặc dù một số từ Hán Việt có các biến thể về ngữ âm, nhưng trong trườngcác biến thể ấy được sử dụng trong các văn bản tiếng Việt và phân biệt với nhau thìchúng đều được coi là từ Hán Việt Có thể tổng kết quá trình tiếp xúc Hán Việt vàviệc hình thành lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt qua sơ đồ sau:
TỪ HÁN VIỆT
Trang 36Hình 1.6 Các lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt
Do đó, chúng tôi quan niệm từ Hán Việt là từ có âm đọc Hán Việt, hoạt động
trong các văn bản tiếng Việt, được vay mượn trực tiếp hay gián tiếp từ tiếng Hán hoặc do người Việt tự tạo trên cơ sở ghép các yếu tố gốc Hán Việt
1.2.3 Hư từ Hán Việt
Hư từ gốc Hán nói chung và hư từ Hán Việt nói riêng là một bộ phận quantrọng của hư từ tiếng Việt “Trong vốn từ vựng tiếng Việt, không chỉ ở khu vựcthực từ, mà ngay cả ở khu vực hư từ, hiện tượng vay mượn cũng diễn ra rất mạnhmẽ.” [57] Nguyễn Tài Cẩn cho biết “trong số các hư từ tiếng Việt hiện nay có tới
một phần ba (1/3) là hư từ gốc Hán Ví dụ: hư từ Hán Việt: nhân, tuy, do, v.v; hư từ Hán Việt Việt hoá: cùng-cộng (共); bèn-tiện (便); vì-vi (為),v.v
1.2.3.1 Quan niệm về hư từ Hán Việt
Trong luận án này chúng tôi quan niệm, hư từ Hán Việt trước hết là từ HánViệt Tức là những hư từ có cách đọc Hán Việt đã từng hoạt động trong các văn bảntiếng Việt Tiêu chí này chấp nhận ngay cả những hư từ Việt tạo trên cơ sở ghép cácyếu tố Hán Việt lại Như vậy sẽ có những hư từ Hán Việt không xuất phát từ conđường vay mượn
Tiếp xúc Hán Việt Cách đọc Hán Việt
ảo – huyễn 幻
vựng – hội 汇
biến thể âm tiếng Việt
trường – tràng 長phúc – phước 福
Trang 37Chúng tôi loại trừ khỏi danh sách những hư từ gốc Hán có cách đọc Hán cổ
hoặc Hán Việt Việt hóa Chẳng hạn: đang (đương), cùng (cộng), càng (cánh), dầu,
dù (do), loạt (luật), từng (tằng), tạn (tận), từ (tự), v.v Đồng thời không khảo sát các
biến thể phương ngữ của âm Hán Việt, như: phúc-phước, vũ-võ, v.v
Chúng tôi chấp nhận các biến thể âm Hán Việt của cùng một Hán tự, như:
chúa/ chủ 主; giá/giả 假;, v.v.
Về cơ bản, tách bộ phận hư từ Hán Việt ra khỏi hư từ tiếng Việt để nghiên cứuchỉ là sự phân tách một cách cơ giới về mặt nguồn gốc của từ Về mặt lí thuyết, hư
từ Hán Việt vẫn chịu sự chi phối chung của hư từ tiếng Việt Hư từ Hán Việt cũng
có đầy đủ các tiểu loại cơ bản như các tiểu loại của hư từ tiếng Việt, như: phó từ,liên từ, giới từ, trợ từ
Hư từ Hán Việt vẫn mang những đặc điểm chung của từ Hán Việt Tuy nhiên,các hư từ Hán Việt tách ra khỏi hư từ tiếng Việt, làm thành một lớp với những đặcđiểm ngữ pháp riêng
Hư từ Hán Việt là bộ phận có mức độ Việt hóa ít hơn cả (so với hư từ cổ Hán
Việt, hư từ Hán Việt Việt hóa) Do vậy, những miêu tả về đặc điểm ngữ pháp của hư
từ Hán Việt sẽ rất hữu ích đối với việc nghiên cứu và sử dụng tiếng Việt
Như đã trình bày trong mục “tổng quan nghiên cứu”, cho đến nay chưa cócông trình nào nghiên cứu riêng về hư từ Hán Việt, mà chỉ có những nghiên cứuchung về hư từ gốc Hán Hướng nghiên cứu về hư từ gốc Hán mới dừng lại ở việcliệt kê, miêu tả bằng cái nhìn đồng đại, chứ chưa chú trọng đến việc so sánh hoạtđộng của chúng so với giai đoạn trước đây và so với tiếng Hán cổ đại và hiện đại.Thông qua việc so sánh này có thể tìm hiểu về xu hướng vận động của hư từ HánViệt, các quá trình chuyển hóa về nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp (hư hóa, thực hóa)
và nhất là quá trình ảnh hưởng, biến đổi của ngữ pháp tiếng Hán sang tiếng Việt
1.2.3.2 Danh sách và phân loại hư từ Hán Việt
Dựa theo các tiêu chí phân định hư từ Hán Việt ở trên, chúng tôi đã lập danhsách 149 từ, chia làm 3 tiểu loại: phó từ (71 từ), quan hệ từ (36 từ), trợ từ (41 từ)
Trang 3940 liên tục 連續 Cô ta liên tục gắp thức ăn bỏ vào bát mình.
Trang 40Bảng 1.5 Danh sách quan hệ từ Hán Việt
6 đồng thời 同時 Anh tặng quà đồng thời cũng là để lấy lòng tôi.
9 giá dụ/ giả dụ 假喻 Giả dụ mai không về được thì sao?
11 giá sử/ giả sử 假使 Giả sử chuyện vỡ lở thì anh tính sao?
13 giá thử/ giả thử 假此 Giả thử chuyện vỡ lở ra thì anh tính sao?
cũng rất hời hợt.
17 huống hồ 况乎 Chuyện lớn còn bỏ qua được, huống hồ một
chuyện cỏn con.
24 quý hồ 貴乎 Quý hồ anh có lòng thương, Em có lòng đợi như rương khóa rồi
32 tuy nhiên 雖然 Bài làm có tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn sai sót.
34 tự hồ (tựa hồ) 似乎 Cảnh vật đồng quê tựa hồ một bức tranh phong