Trong phần 2 này chúng ta sẽ tìm hiểu về các thành phần của Charticulator bao gồm: Chart canvas, Field pane, Glyphs và Glyph Pance, layer pane, attribute pane, và scales pane. Việc nắm vững các thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc vẽ Charticulator về sau.
Trang 1Các thành phần của charticulator
The Chart Canvas
Ở bên trái của màn hình là chart canvas Chúng ta lưu ý các đường màu xám nhạt của khung hình gọi là guides Chúng ta có thể nắm các đường này để thay đổi
vị trí hoặc kích thước của chart như hình dưới đây
The Fields Pane
Ở bên phải trên cùng của charticulator chính là khung Fields Chúng ta click vào dấu ba chấm ở góc phải của Fields sẽ hiển thị dữ liệu dưới dạng bảng
Trang 2Trong charticulator, chúng ta đặt tất cả các field dữ liệu vào khung Fields, sau
đó chúng ta sẽ quyết định vai trò của chúng trong vẽ đồ thị Điều này khác biệt hoàn toàn với PBI khi chúng ta phải bỏ chính xác các trường vào các mục Value, Legend
và Axis thì mới có thể vẽ đồ thị được
Một lưu ý là đối với biến thời gian như là date thì khi bỏ vào charticulator, charticulator tự động nhận nó là biến temporal Nếu chúng ta chọn nó là temporal thì chúng ta sẽ có các bậc temporal của nó từ year, quarter, month, day
Một điều cần lưu ý khác là thứ tự của các fields trong fields pane rất quan trọng bởi vì nó quyết định việc phân loại dữ liệu Nếu chúng ta không đặt biến phân loại vào trục x thì trường nằm đầu tiên trong field pane sẽ chính là category chính còn các trường sau đó sẽ là subcategories Để có thể thay đổi thứ tự của trường chúng
ta có thể sử dụng nút Options hoặc chúng ta chỉ cần nắm trường và thay đổi thứ tự trong khung Data
Trang 3Tuy nhiên nếu bạn đã lựa chọn thứ tự trong nút Options thì việc sắp xếp lại trường trong khung Data sẽ không có tác dụng bởi vì việc sort dữ liệu đã được quyết định bởi việc lựa chọn nút Options
Trang 4Glyphs and the Glyph Pane
Glyph chính là hình biểu tượng của loại đồ thị chúng ta muốn vẽ Có thể có
nhiều glyph khác nhau Glyph trong khung Glyph chính là tượng trưng cho dòng dữ
liệu đầu tiên Trong hình dưới đây, cột màu xanh chính là giá trị sale của Abel vào
năm 2017
Do đó trong một số trường hợp giá trị dòng đâu tiên quá nhỏ thậm chí bằng 0
thì glyph sẽ không hiển thị trong khung glyph
Tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi kích thước của glyph trong khung bằng
cách chọn một cột bất kì trong khung chart canvas
Trang 5Layers pane
Chứa tất cả các thành phần cấu thành nên chart và glyph Nó có thể chứa tất
cả hoặc một vài phần trong bảng dưới đây
Bạn có thể dấu hoặc xóa bỏ mỗi thành phần bằng cách sử dụng “con mắt” và “cục tẩy”
Thứ tự của các element rất quan trọng vì nó giúp hiển thị các element trong canvas và glyph pane Khi thay đổi thứ tự xuất hiện của các element nó sẽ giống như chúng ta thực hiện “send backward” hoặc
“bring forward” trong các ứng dụng khác Trong charticulator, người ta gọi đó là Z order
Attributes pane
Khung attribute sẽ hiển thị tất cả các thuộc tính của từng element trong glyph hoặc chart Như hình dưới đây, chúng ta chọn element Shape1, các thuộc tính của nó sẽ hiển thị bao gồm Height, Width, Length, and Fill color Chúng ta có thể thay đổi các attribute này để tạo ra các visual khác biệt
Trang 6Chúng ta có thể thay đổi tên của từng element bằng cách chọn attribute và đổi tên element như hình dưới đây
Scales pane
Khung scales liệt kê toàn bộ các thang đo sử dụng trong chart Scale luôn được tạo cho bạn và nếu cần chúng ta có thể tạo legend để giải thích cho từng thang đo
Trang 7động tạo “Scale1” với đặc tính “Shape1.Height” trong khung scales Chúng ta cũng gắn trường
“Salespeople” vào attribute Fill của glyph chữ nhật do đó tạo ra “Scale2” với đặc tính “Shape1.Fill”
Scales thông thường cũng cần thêm legend vào chart để giải thích cho scale Đó là lý do tại sao chúng ta chèn thêm legend để biểu diễn các giá trị liên quan đến độ cao của chữ nhật và legend để giải thích màu của saleperson