PHÒNG GD&ĐT ĐÔ LƯƠNG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ CUỐI NĂM HỌC 2019 2020 Môn thi Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài 120 phút ( Không kể thời gian giao nhận đề thi) PHẦN I ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn[.]
Trang 1PHÒNG GD&ĐT ĐÔ LƯƠNG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ CUỐI NĂM HỌC 2019- 2020
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian giao nhận đề thi)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(…) Đã từng nghe ai đó nói “đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời” Vậy
thì phải chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng Khi mà trong khoảng thời
gian hữu hạn của một ngày, một tháng, một năm…mỗi chúng ta vẫn đang say mê với
những “like, shake, bình luận” thì khoảng thời gian ta giành cho việc đọc sách sẽ là bao
nhiêu? Đã bao giờ chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho văn hoá đọc? Đó không
đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy Ở đó còn là
thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư…và sau cùng, thu về được Đó chắc chắn là
những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm túc.(…)
(Dẫn theo “Công nghệ số thay đổi văn hoá đọc”; http://vanhoadoisong.vn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đọn trích?
Câu 2 : Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
Câu 3: Chỉ ra phép liên kết câu trong hai câu sau:
“ Đã bao giờ chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho văn hoá đọc? Đó không đơn
giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy.”
Câu 4: Theo em, làm thế nào để đọc - hiểu một cuốn sách có hiệu quả?
PHẦN II: LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi, trình bày su nghĩ của em
về câu ngạn ngữ: “Học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng quả lại ngọt ngào”
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau đây trong bài thơ “Mùa xuân nho
nhỏ” của Thanh Hải
“…Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ
Ta làm một nhành hoa Lặng lẽ dâng cho đời
Ta nhập vào hoà ca Dù là tuổi hai mươi
Một nốt trầm xao xuyến Dù là khi tóc bạc…”
Trang 2
PHÒNG GD&ĐT ĐÔ LƯƠNG
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KĐCL ĐẠI TRÀ CUỐI NĂM HỌC 2019-2020
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian giao nhận đề thi)
A HƯỚNG DẪN CHUNG
1 Đáp án - Thang điểm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực GV cần nắm bắt
được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát và vận dụng linh hoạt Phần Tiếng Việt, giám khảo cần chú ý tính chính xác ở kiến thức; phần Làm văn cần đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng Nếu học sinh làm theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản
và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận
2 Tổng điểm toàn bài là 10,0 điểm, chiết đến 0,25 Trên cơ sở Đáp án - Thang điểm, GV
có thể thống nhất định ra những thang điểm cụ thể hơn
B HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câ
u
2 Văn bản bàn về vấn đề văn hoá đọc ( hoặc về vấn đề đọc sách) 0,5 đ
3 Phép liên kết trong 2 câu đã cho:
- Phép thế: đó= văn hoá đọc;
- Phép lặp: lặp từ “đầu tư”
0,25 đ 0,25 đ
4 HS trình bày được 2 hoặc 3 phương pháp trong số các phương pháp cơ
bản để đọc – hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả:
- Xác định mục đích của việc đọc sách
- Lựa chọn sách đọc phù hợp
- Phải đọc kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm, suy nghĩ, ghi chép
- Thực hành, vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
- …
0,5 đ
PHẦN II: LÀM VĂN
Viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi, trình bày su nghĩ của em
về câu ngạn ngữ: “Học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng quả lại ngọt
Trang 3a Đảm bảo cấu trúc: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Viết
đúng đặc trưng dạng bài NLXH
0,25đ
b Xác định đúng vấn đề NL: Học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng quả
lại ngọt ngào”
0,25đ
c Triển khai thành các ý cụ thể:
* Giới thiệu được vấn đề, dẫn câu ngạn ngữ
* Giải thích, làm rõ nghĩa câu ngạn ngữ
- Giải thích:
+ Học vấn: trình độ hiểu biết của mỗi người, có được thông qua quá
trình học tập
+ Rễ đắng và quả ngọt: là hình ảnh ẩn dụ, chỉ công lao học hành và kết
quả học tập
->Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về quy luật của học vấn, về
vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người
- Suy nghĩ về vấn đề học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành
đối với mỗi người
+ Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình
Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan: chiếm lĩnh tri
thức, luyện tập, thực hành,…Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi
phải từng bước chinh phục những bậc thang học vấn
+ Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân, gia
đình, thầy cô, nhà trường, quê hương…
Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát
vọng mới trên con đường lập nghiệp
->Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng
thành quả tốt đẹp lâu dài
* Đánh giá, mở rộng:
- Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực:
nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh,
chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được những thành quả tốt đẹp
trong học tập
- Trong thực tế, nhiều người lười biếng, không chịu khó học hỏi, trau
dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng đời; hay
có những người luôn ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn đến hành động
gian lận, không trung thực trong học tập
- Kết quả học tập, nếu không từ công sức bản thân sẽ không bền vững,
2,0 đ
Trang 4sẽ có lúc phải trả giá, sẽ trở thành kém cỏi trong cái nhìn của mọi người.
*Bài học nhận thức và hành động
d Sáng tạo: Văn viết có hình ảnh, cảm xúc chân thành, sáng tạo trong
dùng từ, đặt câu Có kết hợp tốt các PTBĐ
0, 25đ
e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ,
đặt câu
0,25đ
a Đảm bảo cấu trúc: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Viết
đúng đặc trưng dạng bài về một đoạn thơ
0,5 đ
b Xác định vấn đề NL: Khát vọng hoà nhập và cống hiến của nhà thơ 0,5 đ
c Triển khai thành các ý cụ thể:
* Giới thiệu đoạn trích, khái quát nội dung và nêu cảm nhận chung về
đoạn trích đó
*Cảm nhận về nội dung:
- Ước vọng được hoà nhập, hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân
chung: thể hiện qua những ước muốn đẹp, giản dị, khiêm nhường (làm
con chim hót, nhành hoa, nốt nhạc trầm xao xuyến…); qua đại từ “ta”,
điệp ngữ “ta làm”, nhịp thơ dồn dập
- Lẽ sống đẹp, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, không phô trương ồn ào mà
âm thầm, “lặng lẽ dâng cho đời”, dù ở bất kì thời điểm nào, lứa tuổi nào
(từ ngữ biểu cảm: nho nhỏ, lặng lẽ, dâng; điệp ngữ “dù là”,…); nguyện
ước riêng đã trở thành nguyện ước chung của tất cả mọi người, tất cả
chúng ta (đại từ “ta”),…
->Tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó
trọn đời với đất nước quê hương với một khát vọng chân thành, tha thiết
khiến ta xúc động và trân trọng
*Cảm nhận về nghệ thuật: sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả; hình ảnh
thơ đẹp, giản dị, ý nghĩa; ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm; so sánh và
ẩn dụ sáng tạo; thể thơ 5 chữ; giọng điệu chân thành, tha thiết phù hợp
với tâm trạng, cảm xúc,…tạo sức hấp dẫn cho đoan trích, cho tác phẩm
*Khái quát lại và liên hệ bản thân, đời sống
4,0 đ
d Sáng tạo: Văn viết có hình ảnh, cảm xúc chân thành, sáng tạo trong
dùng từ, đặt câu Có kết hợp tốt các PTBĐ
0,5 đ
e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ,
đặt câu
0,5 đ