ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮBỘ MÔN TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC BÀI TẬP NHÓM CUỐI KỲ MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Chủ đề: Sự hình thành, phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
BỘ MÔN TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC
BÀI TẬP NHÓM CUỐI KỲ MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chủ đề: Sự hình thành, phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi học sinh trung học (học sinh THCS và THPT)
Nhóm số: 06 Thành viên nhóm:
1 Nguyễn Vũ Bích Đan – 20040017
2 Dương Hải Hà – 20041292
3 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – 20041296
4 Nguyễn Hoàng Mai – 20040063
5 Bùi Phương Thảo – 20040096
6 Nguyễn Thị Trang – 20040118
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2022
1
Trang 2MỤC LỤC
ST
1 Sự hình thành , phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi học sinh
PA
Trang 3A LÝ THUYẾT
I Sự hình thành, phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi học sinhTHCS
1 Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển lứa tuỏi học sinh THCS
- Lứa tuổi THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11,12 tới 14, 15 (lớp 6 tới lớp 9) Vị tríđặc biệt này được phản ánh bằng những tên gọi khác của nó: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khóbảo”, “tuổi khủng hoảng”, tuổi bất trị”…Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầmquan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em
- Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành
- Giai đoạn tuổi thiếu niên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc thiết kế nhân cách, thiết kế tương lai của trẻ
2 Một số đặc điểm đặc trưng ở lứa tuổi thiếu niên
- Sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt cơ thể, tâm lý, trí tuệ, đạo đức
- Tồn tại song song vừa tính trẻ con (chiếm ưu thế), vừa tính người lớn (cần được ưu tiênphát triển)
- Hai hoạt động chủ đạo chi phối tới đời sống của thiếu niên là học tập và giao tiếp với bạnbè
3 Nguyên nhân chính thúc đẩy sự hình thành và phát triển tự ý thức của thiếu niên
- Cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn Mối quan hệnày sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình
- Sự cảm nhận về sự trưởng thành của bản thân, “cảm nhận mình là người lớn”, xu hướngvươn lên làm người lớn, những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động củacác em, nhu cầu tìm kiếm một vị trí trong gia đình, nhà trường, xã hội; trong hệ thốngnhững mối quan hệ xã hội đúng đắn với các em Đặc biệt, thiếu niên khao khát có một vịtrí trong lòng bạn bè, được bạn bè yêu thương và tôn trọng
4 Sự hình thành và phát triển tự ý thức ở lứa tuổi thiếu niên
a Nội dung của tự nhận thức về bản thân: Sự tự nhận thức của thiếu niên không diễn ra
+ Đầu tiên các em nhận thức được các hành vi của mình (đang học, đang chơi,…)
+ Tiếp theo, các em nhận thức được các phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực
Trang 4riêng của mình trong các phạm vi hoạt động khác nhau (chủ yếu là các phẩm chất đơn lẻ
dễ nhận thấy như: chăm chỉ, kiên trì, trong học tập;trong sinh hoạt: cẩu thả, bừa bộn haycẩn thận, gọn gàng…) rồi đến những phẩm chất thể hiện thái độ đối với người khác (âncần, cởi mở, yêu thương bạn bè, cha mẹ,…), tiếp đến là những phẩm chất thể hiện thái độvới bản thân (nghiêm khắc hay dễ dãi với bản thân, khiêm tốn hay là khoe khoang,…).+ Cuối tuổi thiếu niên có thể nhận biết được những phẩm chất phức tạp thể hiện mối quan hệnhiều mặt của nhân cách (tinh thần trách nhiệm, lương tâm, danh dự, lòng tự trọng cánhân,…)
- Thứ hai: Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, đánh giá và điều chỉnh hành vi
+ Đầu tuổi thiếu niên (học sinh lớp 6-7) sự tự đánh giá của các em thường lấy từ người khác,dựa vào sự nhận xét, đánh giá của người khác, đặc biệt là những người có uy tín, gần gũivới các em
+ Cuối tuần thiếu niên (học sinh lớp 8-9) , các em hình thành khả năng độc lập phân tích vàđánh giá bản thân và người khác
+ Các em thường đánh giá bản thân khi so sánh mình với các bạn cùng tuổi mà các em ưathích Khả năng tự đánh giá bản thân của thiếu niên còn nhiều hạn chế, dễ rơi vào tìnhtrạng tự kiêu hoặc tư ti Các em muốn tự đánh giá nhưng do khả năng tự nhận thức bảnthân còn nhiều hạn chế, nên chưa đủ khả năng để phân tích hết những ưu, nhược điểm củabản thân Các em rất nhạy cảm với những nhận xét của người khác, đặc biệt là nhữngnhận xét về khả năng, về sự thành công hay thất bại của các em Các em thường có xuhướng đánh giá mình cao hơn hiện thực trong khi người lướn lại đánh giá thấp khả năngcủa các em Nhiều lúc, các em không muốn nghe lời nhận xét, đánh giá của người lớn vềmình Vì vậy, người lớn nên thận trọng với lời nhận xét, đánh giá của mình để giúp các
em tự đánh giá bản thân chính xác hơn
- Thứ ba: Có khả năng tự giáo dục, hoàn thiện bản thân: Ở những thiếu niên lớn, các em
đã có thái độ đối với sự tiến bộ của bản thân, kiểm tra bản thân, cảm thấy không hài lòngnếu chưa đạt được mục đích đã đề ra Các em tự tác động đến bản thân, tự giáo dục ýchí, tự tìm tòi những chuẩn mực nhận định, để cho mình những mục tiêu, những kếhoạch để tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân Tuy nhiên, sự tự giáo dục của các em cũng cònnhiều hạn chế: một số em chưa có khả năng xác lập mục tiêu, một số em cũng chưa có ýthức tự giáo dục bản thân, một số em còn hay nhầm lẫn giữa các giá trị…
b Quá trình hình thành tự ý thức
- Tự nhận thức những hành vi riêng lẻ rồi sau đó tự nhận thức toàn bộ hành vi: chỉ
Trang 5cần thấy mình giỏi ở 1 điểm thôi là sẽ nghĩ mình giỏi toàn bộ và ngược lại(VD: chỉ cầnchơi game giỏi là nghĩ mình giỏi lắm)
- Dựa trên những nhận xét, đánh giá của người lớn, từ đó thiếu niên hình thành sự độc lậptrong đánh giá nhân cách của bản thân: không dựa vào những lời nhận xét đánh giá củangười lớn nữa mà sẽ tự xác định được xem mình là người như thế nào Tuy nhiên, khilắng nghe lời nhận xét của người khác sẽ có những người lắng nghe và tiếp nhận mộtcách đúng đắn để phát triển bản thân nhưng vẫn sẽ có những kiểu người như :
+ Kiểu 1: nghe lời chê và chấp nhận, tự phủ định bản thân và người lại, nghe lời khen và tự cho bản thân mình giỏi
+ Kiểu 2: nghe lời chê và bác bỏ, không tiếp nhận và tiếp tục tự nghĩ là mình giỏi, sinh ra tính kiêu căng, ngạo mạn
+ Vì vậy, người lớn cần chú ý cách đưa ra lời nhận xét cho các em ở lứa tuổi này để tránh gây hậu quả xấu tới các em
� Độc lập trong nhận thức về phẩm chất đạo đức, tính cách, khả năng
5 Những hạn chế trong quá trình tự nhận thức của lứa tuổi thiếu niên:
- Khả năng tự đánh giá của thiểu niên còn nhiều hạn chế, chưa đủ khách quan Do đó, nảysinh những xung đột, mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng của các em với địa vị thực tế củacác em trong tập thể; mâu thuẫn giữa thái độ của các em đối với bản thân, đối với nhữngphẩm chất, nhân cách của mình và thái độ cảu các em đối với người lớn, đối với bạn bècùng lứa tuổi
- Việc nhận thức về mình còn thông qua việc đối chiếu so sánh mình với người khác.Nhưng khi đánh giá người khác, các em còn chủ quan, nông cạn, nhiều khi chỉ dựa vàomột vài hình tượng không rõ ràng, các em đã vội kết luận hoặc chỉ chú ý vào một vàiphẩm chất nào đó mà quy kết toàn bộ Vì thế, người lớn rất dễ mà cũng rất khó gây uytín với thiếu niên Và khi đã có kết luận, đánh giá về một người nào đó, các em thường
có ấn tượng dai dẳng và sâu sắc
6 Ý nghĩa của tự ý thức đối với thiếu niên
- Biểu hiện và mức độ biểu hiện của tự ý thức phát triển sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đời sốngtâm lý của thiếu niên, đến tính chất hoặt động cùng các mối quan hệ của thiếu niên Trên
cơ sở nhận thức và đánh giá bản thân, các em mới có khả năng điều khiển, điều chỉnhhành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu khách qua, mới giữ được quan hệ, có được
vị trí xứng đáng trong xã hội, trong nhóm bạn, trong lớp học
- Tự ý thức còn thúc đẩy thiếu niên vào một giai đoạn mới Từ tuổi thiếu niên trở đi, khi sự
tự giáo dục phát triển, các em không chỉ là khách thể của giáo dục mà còn là chủ thể của
sự giáo dục Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục
Trang 6Vì vậy, người làm giáo dục nên hướng dẫn, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuậnlợi cho sự tự ý thức của các em phát triển, khi đó tự giáo dục của thiếu niên sẽ hỗ trợ đắclực cho giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, làm cho giáo dục đạt hiệu quả tốiưu.
II Sự hình thành, phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT
1 Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển lứa tuổi học sinh THPT
- Tuổi THPT hay tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu phát triển từ lúc dậy thì vàkết thúc khi bước vào tuổi người lớn.( từ 14,15 đến 17,18 tuổi)
- Là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên
- Lứa tuổi mang tính phức tạp và tính không xác đinh vị trí (ở mặt này họ được coi làngười lớn, mặt khác lại không) Tính chất đó và những yêu cầu đề ra cho thanh niênđược phản ánh một cách độc đáo vào tâm lý thanh niên Vị trí "không xác định" củathanh niên là một tất yếu khách quan
2 Một số đặc điểm đặc trưng ở lứa tuổi thanh niên mới lớn
a Sự phát triển chung về sinh lý
- Thời kỳ phát triển êm ả, cân đối về mặt sinh lý (chiều cao, cân nặng )
- Đạt được sự tăng trưởng về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với ngườilớn
- Đa số các em đã vượt qua thời kì phát dục
b Sự phát triển của hệ thần kinh
- Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của phức tạp
- Các chức năng của não phát triển tạo điều kiện cho sự phức tạp hóa các hoặt động phân tích, tổng hợp, trong học tập và cuộc sống
c Đặc điểm của hoạt động học tập
- Yêu cầu sự tích cực, năng động cao, đòi hỏi sự phát triển mạnh của tư duy lý luận
- Hình thành hứng thú học tập liên quan đến xu hướng nghề nghiệp
- Tính chất của hứng thú học tập ảnh hưởng đến thái độ học tập và kết quả học tập
d Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
- Tri giác có mục đích dã đạt tới mức rất cao
- Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ ràng
- Tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ
- Có sự thay đổi về tư duy, có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ có căn cứ và mang tính nhất quán
Trang 73 Những điều kiện xã hội của sự phát triền của lứa tuổi thanh niên học sinh.
a Gia đình
- Vị trí ngày càng được khẳng định
- Được tham gia bàn bạc việc gia đình
- Yêu cầu cao hơn trong công việc, trong cách suy nghĩ
b Nhà trường
- Nòng cốt các phong trào
- Tham gia tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản
- Hệ thống tri thức ngày càng phong phú
c Xã hội
- Thay đổi đáng kể
- 15 tuổi được làm chứng minh thư
- 18 tuổi được đi bầu cử
4 Sự hình thành và phát triển tự ý thức ở lứa tuổi thiếu niên
Sự phát triển tự ý thức của học sinh THPT thể hiện ở một số mặt sau:
- Thứ nhất, tiếp tục chú ý đến hình dáng, bề ngoài: học sinh THPT rất quan tâm đến việc tự
đánh giá về ngoại hình của cơ thể (về vóc dáng, về những chi tiết trên khuôn mặt, cơ thể )Tâm lý làm đẹp biểu hiện khá rõ (soi gương, chú ý nhiều đến ăn mặc, chạy theo mốt, tậpluyện thể thao để hoàn thiện, cải tạo hình thể ) Ở giai đoạn này, thanh thiếu niên tiếp tục chú
ý đến hình dáng bề ngoài
� Cần lưu ý là sự tự đánh giá về hình ảnh cơ thể của các em rõ ràng mang màu sắc giới tính
- Thứ hai,Khả năng đánh giá, cử chỉ hành vi của mình: học sinh THPT có nhu cầu mạnh mẽ
về việc tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý cảu bản thân theo các chuẩn mực đạođức xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Ở giai đoạn này, các en có khả năngđánh giá những cử chỉ hành vi của mình
-Thứ ba, quan tâm sâu sắc đến phẩm chất, nhân cách thể hiện cái tôi trong tương lai: ý thức
làm người lớn được thể hiện ở nhu cầu tự khẳng định mình Các em có nguyện vọng thể hiện
cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo Theo các nhà giáo dục học: “Đây là giaiđoạn đầu của tuổi thanh niên, một số phẩm chất cơ bản của nhân cách đã được định hình.Điều này thể hiện sự phát triển tính độc lập và lòng khao khát tự khẳng định mình, tự chịutrách nhiệm về cái “tôi” của mình bằng khả năng quan sát, phân tích, so sánh, tự đánh giá vớihoạt động của bạn bè và người lướn” Các em biết cách quan tâm quan sát đến phẩm chấtnhân cách thể hiện cái tôi trong tương lai
Trang 8- Thứ tư, hiểu rõ những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ và những phẩm chất phức tạp: học
sinh THPT có thể hiểu rõ những phẩm chất nhân cách bộ lộ rõ và những phẩm chất phức tạp,biểu hiện nhưg quan hệ nhiều mặt của nhân cách
-Thứ năm, viết nhật ký học sinh THPT thường cố gắng tự biểu hiện bản thân Điều này liên
quan đến tính tích cực, sáng tạo ngày càng tăng mà đặc biệt rõ nét trong những hình thức hoạtđộng khác nhau: sáng tác theo các đề tài tự do; ghi nhật ký; làm thơ; viết nhạc; tham gia cáccuộc thi tuyển; hội thi, hội diễn văn nghệ; thi đấu thể thao…
5 Những hạn chế trong quá trình tự nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT
- Hạn chế 1: Sự tự đánh giá của các em thường không khách quan, thiếu kinh nghiệm sống
nên cách đánh giá của các em thường có xu hướng cường điệu với những thái cực khác nhau
Đa số các em đánh giá các en đánh giá cao nhân cách của bản thân (năng lực, tính cách) dẫnđến những biểu hiện tự cao, coi thường người khác
- Hạn chế 2: Bởi quá mong muốn được thể hiện bản thân, các em học sinh THPT tìm mọi
cách để người khác quan tâm, chú ý đến mình hoặc làm gì đó để mình nổi bật trong nhóm, đôikhi hành động đó mang tính phô trương, hình thức
-Hạn chế 3: Chưa đủ kinh nghiệm và tỉnh táo để chọn các biểu hiện bản thân phù hợp Theo
Thạc sĩ tâm lý Huỳnh Lâm Anh Chương, khi thể hiện bản thân, học sinh THPT thường biểuhiện theo hai hướng tích cực và tiêu cực : “Cách thể hiện tích cực có thể là: cố gắng học giỏicác môn học, vượt qua mọi rào cản để thực hiện một hành động cao đẹp… Cách thể hiện tiêucực như là: tạo ra một kiểu thời trang cho bản thân một cách khác người và không phù hợpvới thị hiếu thẩm mỹ xã hội, thực hiện những hành vi gây sự chú ý của nhiều người nhưng lạikhông được chấp nhận, chạy theo một lối sống xa xỉ và không phù hợp với tuổi thanh niênchưa tự lập về tài chính, ” Còn với các nhà tâm thần học thì khẳng định: “Lứa tuổi từ 14 đến
18 là lứa tuổi khủng hoảng đối với tâm thần học” (A.E.Litrco- chuyên gia tâm thần học củaNga)
III SO SÁNH
1 Bảng so sánh đặc điểm, đặc trưng giữa lứa tuổi học sinh THCS và THPT
THC S
THP T Giống Tồn tại song song vừa tính trẻ con (chiếm ưu thế) và tính người lớn (cần được
ưu tiên phát triển)
Trang 9Sinh lý Sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân
đối về các mặt cơ thể, tâm lý, trí
tuệ, đạo đức
Thời kỳ phát triển êm ả, cân đối vềmặt sinh lý (chiều cao, cân nặng )Đạt được sự tăng trưởng về mặt thểlực, nhưng sự phát triển cơ thể cònkém so với người lớn
Tâm lý Tính trẻ con nhiều hơn Tính người lớn nhiều hơn
THPTQuan điểm về
sự trưởng
thành
● Dựa vào bên ngoài, vẻ ngoàiVd: Trang điểm, hút thuốc
là biểu hiện của trường thành
● Nhìn nhận từ vấn đề bên trong, cốt lõiVD: Biết tự lập, có mục tiêu rõ ràng, xác định được đam mê, …
Khi nghe
nhận xét của
người khác
● Sự quyết định phần lớn phụ thuộc vào người khác
● Sự quyết định phần lớn phụ thuộc vào niềm tin của chínhbản thân mình
Trang 10B TÌNH HUỐNG VẬN DỤNG 1,
Tình huống 1
CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC VỀ HỌC SINH “CÁ
BIỆT”-Trường THCS Đào Duy Từ, Hà Nội
Trang 11Trước tệ nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, Chuyên mụcTâm sự học đường xin gửi tới bạn đọc một câu chuyện có thật từ lời kể của GS TS Hồ NgọcĐại: Chuyện về cậu học sinh “đầu gấu” và căn “biệt thự” tặng thầy giáo cũ Câu chuyện dướiđây là tấm gương sáng giúp học sinh răn mình và giúp các bậc phụ huynh cùng suy ngẫm, trảinghiệm và soi vào chính mình để rút kinh nghiệm trong cách giáo dục con trẻ.
“Tôi không nhớ rõ đó là năm nào nữa Chuyện xảy ra cách đây cũng lâu lắm rồi, tôi chỉ lờ mờnhớ hình như là những năm đầu của đổi mới Một giáo viên chủ nhiệm lớp lên báo cáo với tôi
về một trường hợp học sinh rất cá biệt và đề nghị sẽ thực hiện mức kỷ luật đuổi học với họcsinh này
Tôi hỏi: Cậu học sinh ấy cá biệt ở chỗ nào, đã gây ra những lỗi lầm, sai trái như thế nào đểphải nhận quyết định buộc thôi học?
Cô giáo cho biết, mỗi buổi đến lớp, cậu bé đều đánh hết bạn này đến bạn khác Cả lớp đều rất
sợ và không ai dám bén mảng đến gần Hễ nhìn thấy bạn nào trong lớp, không vừa ý là cậuđánh đấm túi bụi Cả lớp gọi học sinh này sau lưng là “đầu gấu”, là “xã hội đen”…
Buổi học sáng ngày hôm sau, tôi xuống lớp và hỏi cậu bé lý do vì sao thích đánh bạn đến thế?Tôi vô cùng ngạc nhiên và sững sờ khi cậu bé trả lời: “Em đánh bạn vì em bắt chước bố Ởnhà, ngày nào em cũng bị bố đánh ít nhất là một lần…”.Giáo viên chủ nhiệm đã rất nhiều lầnnhắc nhở, mời phụ huynh đến lớp và thậm chí có những hình thức xử phạt nhưng cậu bé vẫnkhông dừng lại việc dùng bạo lực ở lớp học
Tôi liền liên hệ gọi người bố ấy đến trường để hỏi chuyện Anh này có thừa nhận là ngày nàocũng đánh con nhưng, lại không biết con mình cũng đến lớp đánh các bạn Tôi đề nghị vớingười bố ấy: “Anh hãy nghe tôi! Anh hãy dừng việc đánh con lại 1 ngày thôi!” Người bố ấyđồng ý một ngày không đánh con Ngày thứ 2, tôi lại yêu cầu: “anh hãy dừng đánh con ngàyhôm nay nữa!” Anh này cũng đồng ý không đánh con ngày thứ hai Ngày thứ ba, “anh hãydừng đánh con ngày hôm nay nữa!” Anh này cũng lại đồng ý không đánh… và từ đấy về sau,người bố này không bao giờ đánh con nữa
Cậu học sinh cũng không còn đến lớp đánh bạn và còn học rất giỏi Bẵng đi một thời gian,năm 2005, người bố đánh con năm nào đến tìm gặp tôi và nói: “Cậu bé đánh bạn năm xưamuốn tặng thầy Hồ Ngọc Đại một căn biệt thự” Tuy nhiên, tôi nhất quyết từ chối Cậu học tròliền quay sang bàn với bố sẽ tặng thầy giáo cũ một lăng miếu khi trăm tuổi về già…
https://thcsdaoduytuhn.vn/bai-viet-duoc-quan-tam-nhat/cau-chuyen-giao-duc-ve-hoc- ca-biet.html/
Trang 12sinh-Câu hỏi:
Câu 1: Nội dung tình huống trên đề cập vấn đề gì trong chương tâm lý học?
Câu 2: Hãy phân tích tình huống để làm rõ vấn đề tâm lý được đề cập đến?
Câu 3: Nêu ứng dụng từ vấn đề tâm lý trên trong việc giáo dục con cái từ phía gia đình? Trả lời:
Câu 1: Nội dung tình huống trên đề cập đến vấn đề trong tâm lí học là: sự hình thành và phát
triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THCS
Câu 2:
Từ tình huống trên có thể thấy, cậu bé học sinh đang gặp vấn đề tâm lý bởi cách giáo dục từphía gia đình Cậu được lớn lên trong một gia đình thường xuyên bị bố đánh đập, chửi mắng.Việc người bố có cách hành xử như vậy khiến cho cậu học sinh lấy đó làm mẫu, bởi vì ở lứatuổi này thiếu niên thường có xu hướng bắt chước, tự đánh giá bản thân theo khuôn mẫu, hành
vi của những người thân cận, gần gũi Nhưng do khả năng tự đánh giá, nhận xét còn hạn chế;nên ở độ tuổi này thiếu niên sẽ khó phân biệt được đâu là hành vi đúng dẫn tới việc bắt chước,lấy chuẩn các hành vi từ người khác không đúng cách
Tuy nhiên, sau khi người bố thay đổi hành vi của mình, không còn đánh mắng cậu bé nữa thìcậu đã có những chuyển biến tích cực Cậu không còn hành vi bạo lực với bạn bè trong lớpnữa Sự thay đổi tích cực này chính là do sự giáo dục tốt từ phía gia đình Độ tuổi này rất cần
sự lắng nghe, hành vi và nhận xét đúng mực thì các em sẽ có những hành vi đúng đắn và tíchcực
Có thể kết luận rằng: giáo dục từ phía gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lýcủa thiếu niên Các em vẫn chưa đủ lớn để nhận thức những hành vi của bản thân, và có xuhướng mô phỏng theo những khuôn mẫu thân cận như là bố mẹ Bố mẹ cần biết những lờinói, hành vi xấu của họ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ Ở độ tuổi này, sự tự giáo dụccủa các em cũng còn nhiều hạn chế: chưa có khả năng xác lập mục tiêu, một số em cũng chưa
có ý thức tự giáo dục bản thân, một số em còn hay nhầm lẫn giữa các giá trị dễ bị rơi vào tìnhtrạng như của cậu bé: bắt chước theo hành vi bạo lực của bố và làm điều tương tự với các bạntrong lớp
Câu 3: Ứng dụng từ vấn đề tâm lý trên trong việc giáo dục con cái từ phía gia đình:
Trang 13Trong cách giáo dục trẻ ở trong độ tuổi thiếu niên, các bậc cha mẹ cần nhớ rằng đây là độ tuổidậy thì, giai đoạn chuyển giao giữa trẻ con và người lớn, chính vì thế mà ở giai đoạn này các
em khá nhạy cảm, và tâm lý khá phức tạp Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải biết quan sát,lắng nghe những tâm tư của con cái Cha mẹ chính là tấm gương, là khuôn mẫu để các em lấylàm chuẩn Chính vì thế mà những hành vi, lời nói, thái độ, nhận xét của cha mẹ sẽ ảnh hưởngtới tâm lý của trẻ Cha mẹ nên có những hành vi chuẩn mực để làm gương cho con: khôngđánh đập, có hành vi bạo lực; không chửi mắng và chê bai thậm tệ Thay vào đó hãy tạo chocon cái một môi trường giáo dục lành mạnh: các thành viên trong gia đình yêu thương nhau,sống hòa thuận và hạn chế xảy ra cãi vã Hãy biết cân bằng giữa việc khen chê, không nênnhận xét đánh giá quá tiêu cực sẽ dẫn đến những phản ứng ngược của các em như không nghelời, làm trái ý, và đem những hành vi đấy trút giận lên những bạn bè xung quanh
2, Tình huống 2
“Mình lớn rồi”
Trong chuyến tham quan triển lãm kỹ niệm ngày thành lập quân đội, Huy đã bắt gặp hình ảnhlưỡi cuốc của bà Võ Thị Thơi ở Củ Chi, cái cuốc mà bà đã dùng để đào hầm trong suốt 27năm Điều này đã khiến trong lòng cậu bé 13 tuổi lười biếng ấy bỗng trào lên sự xấu hổ khó
tả Sau đây là diễn biến từ sau chuyến đi:
“Kể từ ngày đi xem triển lãm về, tật làm biếng rời bỏ tôi, tất nhiên không phải cùng một lúc.Với những chuyện đã trải qua trước đó, tôi cũng mơ hồ nhận ra rằng chỉ có siêng năng, chịukhó mới thành công ở đời [ ] và tính lười nhác không được ai nể nang Nhưng phải đến khi
"gặp" bà Võ Thị Thơi thì mọi chuyện mới rõ ràng đối với tôi Từ việc học tập, lao động đếnsinh hoạt, kiểm điểm lại, tôi thấy mình còn thua xa so với thiên hạ Đầu đuôi cũng tại tôi ítchịu cố gắng Tôi nhớ lại chuyện thằng Thành hôm trước Nó với thằng Tú đều ở tổ mười, đềunghịch như nhau, nhưng thằng Tú nghịch mà siêng, còn Thành thì lười Nó lười còn "ác" hơntôi Ai đời trực quét sân mà nó bỏ tới ba buổi liền [ ] Thế là thằng Thành bị đưa ra hội đồng
kỷ luật nhà trường Bữa đó ba nó phải hứa hẹn đủ điều, lại phải làm tờ cam đoan nữa, thằngThành mới được học tiếp Nghĩ tới chuyện đó, tôi phát ớn lạnh Gì thì gì, tôi không bao giờ để
bị đưa ra hội đồng kỷ luật Nghĩ tới cảnh ba tôi phải ngồi trong văn phòng ban giám hiệu, đauxót nghe các thầy cô kể tội con mình, tôi thấy thà độn thổ cho xong
Thấy tôi tự dưng đâm ra gọn gàng, ngăn nắp, chịu mó tay vô chuyện nhà, má tôi mừng lắm: