1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam

78 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Nhà Đầu Tư Cá Nhân Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Huỳnh Thúc Kim
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Thị Lanh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,21 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: GIỚI THIỆU 1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu (10)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 5. Kết cấu luận văn (12)
  • Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Tổng quan lý thuyết (13)
    • 2.1.1. Lý thuyết thị trường hiệu quả (13)
    • 2.1.2. Lý thuyết tài chính hành vi (13)
    • 2.1.3. Các nghiên cứu trước về yếu tố hành vi trong thị trường chứng khoán 5 (14)
    • 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư trong thị trường chứng khoán 6 1. Chọn lựa thị trường (15)
      • 2.2.2. Chọn lựa chiến lược (15)
      • 2.2.3. Yếu tố cơ bản (16)
      • 2.2.4. Phân tích kỹ thuật (17)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết (19)
      • 2.4.1 Các nghiên cứu trước về hành vi đầu tư (19)
      • 2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị (20)
      • 2.4.3. Các giả thuyết nghiên cứu (21)
  • Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu (22)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (22)
      • 3.2.1. Nghiên cứu định tính (22)
      • 3.2.2. Nghiên cứu định lượng (22)
      • 3.2.3. Mô hình nghiên cứu (23)
    • 3.3. Dữ liệu nghiên cứu (23)
      • 3.3.1. Tổng thể và mẫu (23)
      • 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi (24)
      • 3.3.3. Mã hóa thang đo (24)
      • 3.3.4. Cách thu thập và xử lý số liệu (26)
  • Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu (28)
    • 4.2. Kết quả khảo sát nhà đầu tư (31)
    • 4.3. Thống kê mô tả các biến (32)
    • 4.4. Phân tích độ tin cậy của các thang đo (35)
      • 4.4.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng (35)
      • 4.4.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo hành vi đầu tư (39)
    • 4.5. Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo (39)
      • 4.5.1. Phân tích EFA đối với thang đo yếu tố ảnh hưởng (0)
      • 4.5.2. Phân tích EFA đối với thang đo hành vi đầu tư (0)
      • 4.6.1. Phân tích tương quan (43)
      • 4.6.2. Phân tích hồi quy bội (44)
    • 4.7. Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình (0)
    • 4.8. So sánh kết quả nghiên cứu Yu-Je Lee & ctg (2011) và tác giả (2013) 39 Kết luận chương 4 (48)
  • Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu (50)
    • 5.2. Đóng góp nghiên cứu (0)
    • 5.3. Các kiến nghị cho nhà đầu tư và nhà quản lý TTCK Việt Nam (52)
      • 5.3.1. Một số kiến nghị cho nhà đầu tư (52)
      • 5.3.2. Các kiến nghị cho nhà quản lý TTCK Việt Nam (0)
    • 5.4. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (0)

Nội dung

GIỚI THIỆU 1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 mục tiêu chủ yếu sau:

1- Nhận dạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam

2- Tìm ra sự tác động giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam

3- Đưa ra một số kiến nghị cho các nhà đầu tư cá nhân trong việc thực hiện đầu tư và một số kiến nghị cho các nhà quản lý TTCK Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu để xác định đối tượng khảo sát phù hợp Vì có sự hạn chế về thời gian hoàn thành và chi phí thực hiện nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng được xác định như sau:

- Đối tượng khảo sát: Các nhà đầu tư được khảo sát trong nghiên cứu này là nhà đầu tư cá nhân đang có tài khoản hoạt động giao dịch ở hai sàn HSX và HNX được chọn lựa ngẫu nhiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và thời gian thực hiện khảo sát năm 2013 với mẫu dữ liệu sử dụng để nghiên cứu là 220 bảng câu hỏi được gửi đến các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

Kết cấu luận văn

Luận văn nghiên cứu này được chia thành năm (05) chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 Tổng quan lý thuyết

Lý thuyết thị trường hiệu quả

Tài chính truyền thống là một khối kiến thức được xây dựng dựa trên trụ cột của các nguyên lý về chênh lệch giá của Modigliani và Miller, các nguyên lý danh mục đầu tư của Markowitz, lý thuyết định giá tài sản vốn của Sharpe, Lintner và lý thuyết định giá hợp đồng chọn của Black, Scholes và Merton (Statman,

Theo lý thuyết thị trường hiệu quả thì giá cả trên thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, phản ánh mọi thông tin đã biết và giá có thể được xem như một đánh giá tối ưu về giá trị đầu tư thực ở mọi thời điểm Lý thuyết thị trường hiệu quả được đặt cơ sở trên quan điểm của con người hành động hợp lý, tối đa hóa lợi ích mong đợi một cách chính xác và xử lý tất cả những thông tin có sẵn (Shiller, 1998).

Lý thuyết tài chính hành vi

Tài chính hành vi là một mô hình mới của tài chính, nhằm bổ sung cho những lý thuyết truyền thống bằng cách đưa ra những khía cạnh thuộc hành vi đối với quá trình ra quyết định Trái với phương pháp tiếp cận của Markowitz và Sharpe, tài chính hành vi đề cập đến những cá nhân, cách thu thập và sử dụng thông tin Tài chính hành vi tìm hiểu và dự báo những hệ quả của quá trình ra quyết định thuộc tâm lý học trên thị trường tài chính có hệ thống Ngoài ra, nó còn tập trung vào việc ứng dụng các nguyên lý tâm lý học và kinh tế để nâng cao việc ra quyết định thuộc lĩnh vực tài chính (Olsen, 1998)

Hai khối hợp nhất của tài chính hành vi là tâm lý học nhận thức (Người ta suy nghĩ như thế nào) và giới hạn kinh doanh chênh lệch giá (Khi thị trường không hiệu quả) (Ritter, 2003, p1)

Theo lý thuyết tài chính hành vi, các nhà đầu tư được nhận thấy là phản ứng không hợp lý đối với những thông tin mới quá tự tin và thay đổi lựa chọn của họ khi căn cứ vào những thay đổi nông cạn trong bản thuyết trình thông tin đầu tư (Olsen, 1998)

Nhiều lý thuyết cơ bản về tài chính hành vi liên quan tới một loạt quan điểm mới dưới tiêu đề chung là ‘’Tính hợp lý bị chặn’’, một thuật ngữ với Simon

(1972) Nó liên quan tới những giới hạn nhận thức khi ra quyết định Như một kết quả, hành vi con người được thực hiện trên cơ sở của những phương pháp được đơn giản hóa hay sự tự nghiệm (Tversky and Kahneman, 1974) Điều này phù hợp với nghiên cứu được thực hiện bởi Slovic (1972) về hành vi chịu rủi ro đầu tư

Người ta cũng có khuynh hướng phản ứng quá mức đối với những thông tin không mong đợi và gây ấn tượng mạnh (De Bondt and Thaler, 1985).

Các nghiên cứu trước về yếu tố hành vi trong thị trường chứng khoán 5

Theo Ahmed và cộng sự (2011), ‘’Tài chính hành vi: Hình thành những quyết định của các nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán Lahore’’, nghiên cứu khảo sát 300 nhà đầu tư được chọn lựa ngẫu nhiên đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Lahore bằng bảng câu hỏi khảo sát Các yếu tố về hành vi trong nghiên cứu này tác động đến quyết định nhà đầu tư bao gồm: Sự hợp lý, hiệu ứng tâm lý, sự hối tiếc, tự nghiệm tình huống điển hình và tự nghiệm sẵn có

Theo Chin (2012), ‘’Những khuynh hướng tâm lý và hành vi của nhà đầu tư: Khảo sát bằng chứng từ thị trường chứng khoán Malaysia’’ Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định tâm lý ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư như thế nào Bốn khuynh hướng tâm lý là niềm tin, tự tin, hối tiếc, hiệu ứng vết rắn cắn (Snake bite effect) và sự tác động của chúng lên việc ra quyết định là quan trọng Nghiên cứu xác nhận rằng các khuynh hướng tâm lý ngăn cản các nhà đầu tư khỏi việc thực hiện các quyết định ‘’hợp lý’’

Theo Hải Lý và Phương Thảo (2012), ‘’Ảnh hưởng yếu tố tâm lý lên mục tiêu của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam’’, nghiên cứu này xem

Nam đó là quá tự tin, quá lạc quan, thái độ đối với rủi ro và tâm lý bầy đàn Các yếu tố trên được xem xét thông qua kết quả khảo sát 251 nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Nghiên cứu đã chỉ ra được ba trong bốn yếu tố là quá lạc quan, thái độ rủi ro và tâm lý bầy đàn tác động có ý nghĩa thống kê lên mục tiêu của nhà đầu tư.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư trong thị trường chứng khoán 6 1 Chọn lựa thị trường

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư liên quan đến giao dịch cổ phiếu Cụ thể như mục tiêu đầu tư, lợi nhuận kỳ vọng, mức độ chịu rủi ro, sự lựa chọn cổ phiếu, thái độ ra quyết định mua, quyết định bán, khối lượng giao dịch, tần suất giao dịch, yếu tố tâm lý, yếu tố cơ bản, phân tích kỹ thuật, yếu tố vĩ mô, khối lượng giao dịch …Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố Chọn lựa thị trường, Chọn lựa chiến lược, Yếu tố cơ bản, Phân tích kỹ thuật, Yếu tố vĩ mô có tác động đến hành vi đầu tư

2.2.1 Chọn lựa thị trường (CLTT) Điểm then chốt trong việc lựa chọn hành vi đầu tư, sự lựa chọn thị trường đầu tư mà không chú ý đến mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận, đó là chọn lựa các mục tiêu đầu tư với các công ty có uy tín tốt, quy mô công ty lớn, cổ tức cao, lợi nhuận cao Tuy nhiên lợi nhuận cao thường đến với rủi ro cao Vì vậy, mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư là lựa chọn những khoản đầu tư cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận (Peng and Yu-Jan, 2003)

2.2.2 Chọn lựa chiến lược (CLCL)

Theo Kotler (1976), chiến lược là việc thiết kế một bức tranh tổng thể cho các công ty nhằm đạt chiến lược đã định với các kế hoạch hành động thích hợp cho bộ phận tiếp thị, bộ phận tài chính, bộ phận sản xuất

Burnie và Ridder (2010) cho thấy các nhà đầu tư sử dụng các chiến lược đầu tư thụ động đơn giản vì vậy không tin vào việc chọn đúng thời điểm thị trường hoặc mong chờ đánh cược vốn hiện có để giành lợi nhuận trong tương lai

Chọn lựa chiến lược trong nghiên cứu này là lợi nhuận kỳ vọng của chiến lược ngắn hạn có thời gian đầu tư dưới 3 tháng, trung hạn có thời gian đầu tư từ 3 tháng đến 1 năm và dài hạn có thời gian đầu tư trên 1 năm cũng như mối liên quan giữa chọn lựa chiến lược và hành vi đầu tư

2.2.3 Yếu tố cơ bản (YTCB)

‘’Phân tích cổ phiếu’’ bởi Graham và Dodd (1934) được sử dụng để quyết định giá trị nội tại của cổ phiếu dựa trên việc nghiên cứu những yếu tố về tình hình kinh tế, xu hướng ngành kinh doanh và doanh số bán hàng của công ty Nó tập trung phân tích dài hạn, được xem như phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường

Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về công ty; phân tích báo cáo tài chính của công ty; phân tích hoạt động kinh doanh của công ty; phân tích ngành mà công ty đang hoạt động ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản về cổ phiếu là:

Hoạt động kinh doanh của công ty Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty Khả năng lợi nhuận ( hiện tại và ước đoán ) Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả

Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian Kết quả sản xuất kinh doanh so sánh với công ty tương tự và với thị trường

Vị thế trong ngành Chất lượng quản lý

2.2.4 Phân tích kỹ thuật (PTKT)

Phân tích kỹ thuật là một phương pháp được các nhà đầu tư coi trọng và sử dụng để giúp nhà đầu tư xác định thời điểm mua – bán và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý trong ngắn hạn Phân tích kỹ thuật nhằm chỉ ra tình trạng “sức khỏe” hiện tại của thị trường hay của mỗi chứng khoán để dự báo biến động của giá bằng cách dựa trên những hình mẫu kỹ thuật đã xuất hiện trong quá khứ và áp dụng lại khi có mô hình tương tự xuất hiện Các công cụ cơ bản được sử dụng trong quá trình Phân tích kỹ thuật là các loại biểu đồ, đường xu thế, kênh xu thế, giải giao dịch - mức hỗ trợ và kháng cự, các mô hình

Phân tích và dự đoán sự di chuyển của giá trong các thị trường tài chính dựa trên các biểu đồ hình nến (Candlestick Chart) Một số lý thuyết về phân tích kỹ thuật nổi tiếng thường được các nhà đầu tư quan tâm là lý thuyết Dow, lý thuyết Wave, RSI, KD, MA, MACD và OBV…

2.2.5 Yếu tố vĩ mô (YTVM)

Có rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống về sự chuyển động giá cổ phiếu

Rủi ro không hệ thống bắt nguồn từ một phần của tài sản cá nhân, có thể loại trừ bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư

Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết chứng khoán Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như GDP sụt giảm, lãi suất biến động, tốc độ lạm phát thay đổi là những ví dụ về rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến sự dao động giá của các chứng khoán trên thị trường Rủi ro hệ thống được chia làm 3 loại rủi ro chính sau:

R ủ i ro th ị tr ườ ng: Giá cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn, mặc dù thu nhập của công ty không thay đổi Nguyên nhân của nó có thể rất khác nhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhóm cổ phiếu nói riêng Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu chủ yếu là do kỳ vọng của nhà đầu tư vào nó thay đổi và gọi là rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của nhà đầu tư đối với các sự kiện hữu hình hay vô hình Sự chờ đợi đối với chiều hướng sụt giảm lợi nhuận của các công ty có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn cổ phiếu giảm giá Nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực, hữu hình như sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, còn các sự kiện vô hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay có phản ứng vượt quá các sự kiện đó Sự sụt giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây nên nỗi sợ hãi cho các nhà đầu tư, có thể dẫn tới hiện tượng tháo chạy, tạo nên phản ứng dây chuyền, làm tăng vọt số lượng bán khiến giá chứng khoán rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp nhà đầu tư mua vào nhiều khi có những sự kiện bất thường xảy ra, lúc đó giá chứng khoán sẽ tăng lên

R ủ i ro lãi su ấ t: Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác, đó là các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty Nhà đầu tư thường coi trái phiếu chính phủ không có rủi ro, lãi suất của trái phiếu chính phủ là lãi suất chuẩn, là mức phí vay vốn không rủi ro Do đó, những thay đổi trong lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chứng khoán, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro nhất

Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết

Hành vi đầu tư là quá trình ra quyết định của nhà đầu tư từ việc xét đoán, phân tích Các nghiên cứu về hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đã thực hiện khá nhiều ở các nước trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ nêu ra một số nghiên cứu tiêu biểu mà tác giả biết trong giới hạn và khả năng của tác giả để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu đề nghị Cụ thể là các nghiên cứu sau:

Nghiên cứu của Kim và Nofsinger (2003) về ‘’Hành vi và thành quả của các nhà đầu tư cá nhân ở Nhật’’, bằng chứng thực nghiệm sử dụng mức độ dữ liệu thị trường, họ đã phát hiện các nhà đầu tư cá nhân Nhật sở hữu những cổ phiếu có tính rủi ro và giá trị sổ sách trên giá thị trường cao, giao dịch thường xuyên, thực hiện các quyết định giao dịch nghèo nàn và mua những cổ phiếu thắng gần đây Những hành vi và đặc điểm này xuất hiện khác nhau phụ thuộc vào tình trạng thị trường tăng giá hoặc giảm giá Trong một thị trường tăng giá các cá nhân có khuynh hướng nắm giữ những cổ phiếu có tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá thị trường cao, ngược lại trong một thị trường giảm giá họ có khuynh hướng thiên về những cổ phiếu có hệ số Beta cao Hành vi đầu tư nghèo nàn của các nhà đầu tư cá nhân có thể được giải thích phần lớn bởi khuynh hướng này, nắm giữ những cổ phiếu giá trị trong suốt thời gian thị trường tăng giá và những cổ phiếu rủi ro cao trong suốt thời gian các cổ phiếu đều suy thoái

Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2004), ‘’Hành vi và hiệu quả của các nhà đầu tư trên thị trường mới nổi: Bằng chứng từ Trung Quốc’’, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu để nghiên cứu là tài khoản môi giới từ Trung Quốc để nghiên cứu hành vi đầu tư và hiệu quả giao dịch trong một thị trường mới nổi Nghiên cứu tìm ra: các nhà đầu tư Trung Quốc biểu hiện những khuynh hướng hành vi (họ có vẻ quá tự tin) và thực hiện những quyết định giao dịch tồi Nghiên cứu cũng tìm thấy những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm hơn thực hiện nhiều lỗi giao dịch hơn

Nghiên cứu của Yu-Je Lee & cộng sự (2011), ‘’Hành vi đầu tư, các yếu tố quyết định và những ảnh hưởng của chúng đến hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Đài Loan’’, nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng hành vi đầu tư gồm có Chọn lựa thị trường, Chọn lựa chiến lược, Yếu tố cơ bản, Phân tích kỹ thuật, Yếu tố tâm lý, Yếu tố vĩ mô có tác động đến hành vi đầu tư Tuy nhiên, trong các yếu tố ảnh hưởng thì yếu tố chọn lựa thị trường và yếu tố tâm lý là hai yếu tố không có ý nghĩa trong phân tích hồi quy

2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị

Mô hình nghiên cứu đề nghị là dựa vào mô hình nghiên cứu của Yu-Je Lee

& cộng sự (2011) nhằm kế thừa, ứng dụng, kiểm định lại kết quả khi được thực hiện ở Việt Nam

2.4.3 Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thiết đưa ra để tiến hành kiểm định trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam được tác giả kỳ vọng như sau:

Giả thuyết H1: Hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt

Nam tác động cùng chiều với yếu tố chọn lựa thị trường

Giả thuyết H2: Hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt

Nam tác động cùng chiều với yếu tố chọn lựa chiến lược

Giả thuyết H3: Hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt

Nam tác động cùng chiều với yếu tố cơ bản

Giả thuyết H4: Hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt

Nam tác động cùng chiều với yếu tố phân tích kỹ thuật

Giả thuyết H5: Hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt

Nam tác động cùng chiều với yếu tố vĩ mô

Chương 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết bao gồm lý thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết tài chính hành vi Các nghiên cứu liên quan về hành vi đầu tư đã được thực hiện trước đây Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Phương pháp được tiến hành cơ bản dựa vào các biến ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trong mô hình nghiên cứu của Yu-Je Lee

& ctg (2011) và có thể điều chỉnh một số biến dựa trên xem xét ý kiến của đối tượng phỏng vấn Đối tượng khảo sát là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam được lựa chọn ngẫu nhiên từ các công ty chứng khoán SBB, SSI, HSC, ACBS, …

Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên nội dung của lý thuyết tài chính hành vi và các nghiên cứu trước đã đề cập ở chương 2, có tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán và thu thập thử để kiểm tra cách thể hiện và ngôn ngữ trình bày

Nghiên cứu định lượng nhằm vào mục đích thu thập dữ liệu để đánh giá các thang đo, kiểm định các biến trong mô hình nghiên cứu và đo lường hành vi nhà đầu tư Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến các nhà đầu tư cá nhân

Thang đo được đánh giá thông qua 2 bước: đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS Sau khi đánh giá sơ bộ, các thang đo được khẳng định lại bằng giá trị hội tụ, giá trị phân biệt Thang đo sau khi kiểm định thì dùng kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng cách phân tích hệ số tương quan và hồi quy tuyến tính bội để tìm ra sự tác động của các yếu tố đến hành vi nhà đầu tư cá nhân như thế nào?

Yếu tố cơ bản Chọn lựa chiến lược

Hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Từ những nghiên cứu trước, cụ thể là dựa vào và kế thừa mô hình nghiên cứu của Yu-Je Lee & ctg (2011) để rút ra mô hình nghiên cứu cho phù hợp đề tài

Mô hình nghiên cứu của đề tài như sau:

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị của đề tài

Dữ liệu nghiên cứu

Tổng thể của nghiên cứu là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mẫu: Để chọn được mẫu tốt, đại diện cho toàn bộ các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, vừa thể hiện được tính đúng đắn, chính xác của tổng thể và phù hợp với mục đích nghiên cứu đề tài là một việc khá khó khăn, tốn kém Do đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí, phương pháp chọn mẫu sử dụng ở nghiên cứu này là chọn mẫu phi xác suất

Kích cỡ mẫu: Theo nguyên tắc chung thì kích cỡ mẫu càng lớn, độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao Tuy nhiên, việc chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào yếu tố rất quan trọng là năng lực tài chính, thời gian và phương pháp phân tích Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì cỡ mẫu ít nhất bằng 4 hay 5 lần số biến quan sát trong phân tích nhân tố EFA

Dựa theo nguyên tỷ lệ này, nghiên cứu có tất cả 27 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu cần thiết là 27 x 5 = 135

3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi

Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ Với lựa chọn số 1 nghĩa là ‘’Hoàn toàn không đồng ý’’ với câu phát biểu cho đến lựa chọn số 5 nghĩa là ‘’Hoàn toàn đồng ý’’ với câu phát biểu

Nội dung bảng câu hỏi khảo sát xem phụ lục A đính kèm

Bảng 3.1 Mã hóa thang đo các thành phần của yếu tố ảnh hưởng

1 Cổ phiếu của công ty lớn, có thương hiệu thì thường ít rủi ro hơn cổ phiếu công ty nhỏ CLTT1

2 Cổ phiếu của công ty có chia cổ tức hàng năm cao thì tốt hơn cổ phiếu công ty nhỏ

3 Cổ phiếu của công ty có lợi nhuận kinh doanh hàng năm cao thì tốt hơn cổ phiếu công ty nhỏ CLTT3

4 Cổ phiếu của công ty có thanh khoản cao trên thị trường chứng khoán thì tốt hơn cổ phiếu công ty nhỏ CLTT4

5 Cổ phiếu của công ty có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai sẽ được anh / chị chọn đầu tư

6 Cổ phiếu của công ty được chia cổ tức bằng tiền mặt cao sẽ được anh / chị chọn đầu tư CLTT6

7 Anh / chị chọn đầu tư cổ phiếu qua giá giao dịch CLCL1

8 Anh / chị chọn đầu tư trên 1 năm cho các cổ phiếu đang nắm giữ CLCL2

9 Anh / chị chọn đầu tư từ 3 tháng đến 1 năm cho các cổ phiếu đang nắm giữ CLCL3

10 Anh / chị chọn đầu tư dưới 3 tháng cho các cổ phiếu đang nắm giữ CLCL4

11 Anh / chị sẽ mua cổ phiếu khi tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao YTCB1

12 Anh / chị sẽ mua cổ phiếu khi cổ phiếu có mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định ở mức cao YTCB2

13 Anh / chị sẽ mua cổ phiếu khi biết được một số thông tin tốt về kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính công ty YTCB3

14 Cổ phiếu của công ty trong các ngành ngân hàng, quỹ đầu tư thì sẽ tăng giá nhanh hơn các ngành khác

15 Anh / chị sẽ mua cổ phiếu khi có khối lượng giao dịch cao PTKT1

16 Anh/ chị căn cứ vào biểu đồ giá để làm cơ sở cho các quyết định giao dịch tiếp theo PTKT2

17 Anh / chị phân biệt các cổ phiếu lời và cổ phiếu lỗ trong danh mục đầu tư đang giữ một cách riêng biệt để ra các quyết định khi giao dịch mua / bán

18 Anh / chị thường sử dụng phương pháp phân tích xu thế giá để ra quyết định đầu tư

19 Thay đổi tỷ lệ lãi suất cho vay ngắn hạn có ảnh hưởng đến đầu tư cổ phiếu của anh/ chị YTVM1

20 Thay đổi tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến đầu tư cổ phiếu của anh/ chị YTVM2

21 Lạm phát cao có ảnh hưởng đến đầu tư cổ phiếu của anh/ chị YTVM3

22 Kinh tế tăng trưởng tốt thì anh / chị đầu tư cổ phiếu nhiều hơn YTVM4

23 Thay đổi cung tiền có ảnh hưởng đến đầu tư cổ phiếu của anh/ chị YTVM5

Bảng 3.2 Mã hóa thang đo thành phần hành vi đầu tư

1 Anh / chị sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư cổ phiếu trong thị trường chứng khoán HVDT1

2 Anh / chị sẽ vẫn thực hiện đầu tư cổ phiếu trong thị trường chứng khoán cho dù có nhiều kênh đầu tư khác có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn

3 Anh / chị sẽ xem xét việc thực hiện đầu tư cổ phiếu trong thị trường chứng khoán như lựa chọn đầu tiên khi đầu tư HVDT3

4 Anh / chị sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư cổ phiếu thường xuyên hơn trong thời gian tới trong thị trường chứng khoán

3.3.4 Cách thu thập và xử lý số liệu

Cách thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu sơ cấp, thu thập từ khảo sát các nhà đầu tư cá nhân Để hạn chế những sai lệch trong thiết kế khảo sát và việc hiểu nhầm các câu hỏi, trước khi tiến hành khảo sát với quy mô lớn, tác giả đã làm một cuộc khảo sát thí điểm 30 người để điều chỉnh và thiết kế lại bảng khảo sát theo hướng phù hợp nhất

Cách xử lý số liệu

Cuộc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ 01 / 05 / 2013 đến 30 /

07 / 2013 Các bảng khảo sát được phát trực tiếp cho nhà đầu tư hoặc gửi qua thư điện tử

Bảng câu hỏi sau khi thu về, được xem xét và loại đi những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu do không trả lời đầy đủ, có nhiều ô bỏ trống Có 196 bảng câu hỏi trong 220 bảng câu hỏi được nhà đầu tư cá nhân trên TTCK trả lời hợp lệ

Sau đó, các biến quan sát sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS và tiến hành phân tích thông qua các bước sau:

(1) Phân tích thống kê mô tả dữ liệu

(2) Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha Hệ số Cronbach's Alpha được sử dụng để đánh giá tính hội tụ của các biến quan sát đo lường một yếu tố nào đó trong mô hình nghiên cứu và loại các biến rác Biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận nếu hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.7 (Nunnally và Burnstein,1994 trích bởi Nguyễn Đình Thọ,

(3) Phương pháp phân tích nhân tố EFA để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ thông tin của tập biến ban đầu Với mẫu thu thập được sẽ tiến hành phân tích EFA thỏa các điều kiện sau: Biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5, hệ số KMO (Kaiser- Mayer-Alkin) thỏa 0.5 ≤ KMO ≤ 1 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,

(4) Sau khi phân tích EFA, xác định được các biến ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư Phân tích tương quan được thực hiện để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau, cũng như giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc Tiếp theo, phân tích hồi quy bội được áp dụng trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu: sau khi nghiên cứu định tính tìm được mô hình nghiên cứu sẽ thiết lập biến khảo sát, tiến hành khảo sát hành vi đầu tư, thanh lọc kết quả còn lại 196 bảng câu hỏi được các nhà đầu tư cá nhân trả lời hợp lệ nên sẽ dùng trong nghiên cứu định lượng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu

Kết quả khảo sát nhà đầu tư

Hình 4.7: Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo thu nhập từ cổ phiếu hàng năm

Tu 200 den 300 tr Tren 300 tr

Số liệu thống kê theo hình 4.7 mô tả lượng nhà đầu tư được khảo sát theo thu nhập từ cổ phiếu hàng năm Kết quả cho thấy, các nhà đầu tư tham gia đầu tư có thu nhập hàng năm dưới 100 triệu chiếm 39.3%, từ 100 đến 200 triệu chiếm 35.2%, từ

200 đến 300 triệu chiếm 14.8% và trên 300 triệu chiếm 10.7% trên tổng mẫu khảo sát

4.2.2 Kết quả khảo sát nhà đầu tư theo mức đầu tư cổ phiếu hàng quý

Hình 4.8: Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo mức đầu tư cổ phiếu hàng quý

Tu 200 den 300 tr Tren 300 tr

Số liệu thống kê theo hình 4.8 mô tả lượng nhà đầu tư được khảo sát theo mức đầu tư cổ phiếu hàng quý Các nhà đầu tư tham gia đầu tư có mức đầu tư hàng quý dưới 100 triệu chiếm 51.0%, từ 100 đến 200 triệu chiếm 26.0%, từ 200 đến 300 triệu chiếm 18.9% và trên 300 triệu chiếm 4.1% trên tổng mẫu khảo sát

4.2.3 Kết quả khảo sát nhà đầu tư theo tài sản từ cổ phiếu đang nắm giữ

Hình 4.9: Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo tài sản từ cổ phiếu đang nắm giữ

Tu 200 den 300 tr Tren 300 tr

Số liệu thống kê theo hình 4.9 mô tả lượng nhà đầu tư được khảo sát theo tài sản từ cổ phiếu đang nắm giữ Các nhà đầu tư tham gia đầu tư có mức tài sản từ cổ phiếu đang nắm giữ dưới 100 triệu chiếm 45.4%, từ 100 đến 200 triệu chiếm 25.0%, từ 200 đến 300 triệu chiếm 20.9% và trên 300 triệu chiếm 8.7% trên tổng mẫu khảo sát.

Thống kê mô tả các biến

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1: hoàn toàn không đồng ý và

5 là hoàn toàn đồng ý) đánh giá mức độ cảm nhận của nhà đầu tư trong việc đầu tư cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Việt Nam:

4.3.1 Giá trị trung bình các câu trả lời nhận diện chọn lựa thị trường

Hình 4.10: Thống kê giá trị trung bình các biến chọn lựa thị trường

CLTT1 CLTT2 CLTT3 CLTT4 CLTT5

CLTT6 CLTT5 CLTT4 CLTT3 CLTT2 CLTT1

Số liệu thống kê theo hình 4.10 cho thấy tất cả các biến quan sát chọn lựa thị trường đều có giá trị trên mức trung bình trở lên Điều này cho thấy các nhà đầu tư là nhà đầu tư quan tâm nhiều đến công ty có chia cổ tức hàng năm cao và công ty có tính thanh khoản cao

4.3.2 Giá trị trung bình các câu trả lời nhận diện chọn lựa chiến lược

Hình 4.11: Thống kê giá trị trung bình các biến chọn lựa chiến lược

Số liệu thống kê theo hình 4.11 cho thấy tất cả các biến quan sát chọn lựa chiến lược đều có giá trị trên mức trung bình trở lên Đặc biệt các biến CLCL1, CLCL2, CLCL3 đều có giá trị trung bình cao ( ≈ 4) tức là nhà đầu tư quan tâm nhiều đến chiến lược đầu tư qua giá giao dịch, đầu tư từ 3 tháng đến 1 năm và trên 1 năm Điều này cho thấy các nhà đầu tư cho rằng việc lựa chọn chiến lược có ảnh hưởng mạnh trong hành vi nhà đầu tư

4.3.3 Giá trị trung bình các câu trả lời nhận diện yếu tố cơ bản

Hình 4.12: Thống kê giá trị trung bình các biến yếu tố cơ bản

Số liệu thống kê theo hình 4.12 cho thấy biến YTCB4 có giá trị trung bình thấp nhất (3.02) và các biến quan sát yếu tố cơ bản còn lại có giá trị trên mức trung bình là khá cao đồng nghĩa với việc nhà đầu tư quan tâm nhiều đến tỷ lệ thu nhập mỗi cổ phiếu, mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định ở mức nào của công ty phát hành cổ phiếu cũng như các thông tin về kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính của công ty công bố Điều này cho thấy các nhà đầu tư cho rằng yếu tố cơ bản ảnh hưởng mạnh trong hành vi nhà đầu tư

4.3.4 Giá trị trung bình các câu trả lời nhận diện phân tích kỹ thuật

Hình 4.13: Thống kê giá trị trung bình các biến phân tích kỹ huật

Số liệu thống kê theo hình 4.13 cho thấy tất cả các biến quan sát phân tích kỹ thuật đều có giá trị trên mức trung bình trở lên Điều này cho thấy các nhà đầu tư cho rằng phân tích kỹ thuật ảnh hưởng lớn trong hành vi nhà đầu tư cụ thể trong nghiên cứu này là nhà đầu tư quan tâm nhiều đến khối lượng giao dịch cổ phiếu, xem xét biểu đồ giá và phân tích xu thế giá làm cơ sở cho quyết định giao dịch cổ phiếu

4.3.5 Giá trị trung bình các câu trả lời nhận diện yếu tố vĩ mô

Hình 4.14: Thống kê giá trị trung bình các biến yếu tố vĩ mô

YTVM5 YTVM4 YTVM3 YTVM2 YTVM1

Số liệu thống kê theo hình 4.14 cho thấy tất cả các biến quan sát yếu tố vĩ mô đều có giá trị trên mức trung bình trở lên (>4) Điều này cho thấy các nhà đầu tư đều đồng ý rằng yếu tố vĩ mô ảnh hưởng rất lớn trong hành vi nhà đầu tư đặc biệt là tình hình lạm phát và sự tăng trưởng của nền kinh tế

4.3.6 Điểm số trung bình các câu trả lời nhận diện hành vi đầu tư

Hình 4.15: Thống kê giá trị trung bình các biến hành vi đầu tư

Số liệu thống kê theo hình 4.15 cho thấy tất cả các biến quan sát hành vi đầu đều có giá trị trên mức trung bình trở lên (>4) Điều này cho thấy các nhà đầu tư đều rất quan tâm đến việc đầu tư cổ phiếu.

Phân tích độ tin cậy của các thang đo

Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua công cụ là hệ số Cronbach's Alpha Hệ số Cronbach's Alpha được sử dụng trước nhằm loại bỏ các biến không phù hợp Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach's Alpha từ 0.8 đến 1 là thang đo lường tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được Đối với nghiên cứu này các biến quan sát có tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.4 và hệ số Cronbach's Alpha đạt > 0.7 thì thang đo được chấp nhận và giữ lại để đưa vào phân tích EFA

4.4.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng

Bảng 4.1: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo chọn lựa thị trường

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

CLTT6 19.35 7.828 853 909 Ở thang đo Chọn lựa thị trường có hệ số Cronbach's Alpha là 0.930 (> 0.7)

Ta thấy tất cả các biến quan sát của thang đo này đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.4 nên các biến đều được đưa vào phân tích EFA

Bảng 4.2: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo chọn lựa chiến lược

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.3: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo chọn lựa chiến lược – Lần 2

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

CLCL3 7.65 2.392 755 794 Ở thang đo Chọn lựa chiến lược có hệ số Cronbach's Alpha là 0.860 (> 0.7)

Ta thấy biến quan sát CLCL4 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4 nên bị loại Các biến quan sát còn lại gồm có CLCL1, CLCL2, CLCL3 đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.4, nên các biến này đều được đưa vào phân tích EFA

Bảng 4.4: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Yếu tố cơ bản

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.5: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Yếu tố cơ bản - Lần 2

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

YTCB3 7.89 1.768 789 696 Ở thang đo Yếu tố cơ bản có hệ số Cronbach's Alpha là 0.841 (> 0.7) Ta thấy biến quan sát YTCB4 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4 nên bị loại

Các biến quan sát còn lại gồm có YTCB1, YTCB2, YTCB3 đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.4 nên các biến này đều được đưa vào phân tích EFA

Bảng 4.6: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Phân tích kỹ thuật

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

PTKT4 11.50 3.328 835 860 Ở thang đo Phân tích kỹ thuật có hệ số Cronbach's Alpha là 0.905 (> 0.7) Ta thấy tất cả các biến quan sát của thang đo này đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.4 nên các biến đều được đưa vào phân tích EFA

Bảng 4.7: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Yếu tố vĩ mô

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

YTVM5 17.04 3.101 527 717 Ở thang đo Yếu tố vĩ mô có hệ số Cronbach's Alpha là 0.760 (> 0.7) Ta thấy tất cả các biến quan sát của thang đo này đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.4 nên các biến đều được đưa vào phân tích EFA

Tóm lại, qua kết quả phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy khá cao, quan sát từ 23 quan sát ban đầu, qua đánh giá độ tin cậy đã loại hai quan sát đó là CLCL4, YTCB4, 21 quan sát còn lại được đưa vào tiến hành phân tích nhân tố EFA để tìm mối liên hệ cũng như loại bỏ tiếp các biến không phù hợp tác động đến mô hình

4.4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo hành vi đầu tư

Bảng 4.8: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Hành vi đầu tư

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

HVDT4 12.30 2.365 582 805 Ở thang đo Hành vi đầu tư có hệ số Cronbach's Alpha là 0.823 (> 0.7) Ta thấy tất cả các biến quan sát của thang đo này đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.4 nên các biến đều được đưa vào phân tích EFA.

Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo

Phương pháp phân tích nhân tố EFA được dùng để kiểm định giá trị thang đo, đây là kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau Phương pháp trích hệ số sử dụng trong nghiên cứu này là :

+ Phương pháp Principal component analysis + Phép quay Varimax Có nhiều phương pháp xoay khác nhau trong đó được sử dụng rộng rãi nhất là Varimax procedure (xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố)

+ Các biến có hệ số tải nhân số (Factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại Theo Hair và ctg (1998) thì Factor loading (hệ số tải nhân tố) lớn hơn 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading lớn hơn 0.4 được xem là quan trọng, Factor loading lớn hơn 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hair và ctg, 1998 trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011) Do đó, với nghiên cứu này các quan sát có Factor loading nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn của thang đo

+ Điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1, chấp nhận thang đo khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn

Mộng Ngọc, 2005) Mô hình được kiểm định thông qua việc tính hệ số KMO and Bartlett's Test, giá trị KMO nằm giữa 0.5 đến 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố

4.5.1 Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo yếu tố ảnh hưởng

21 biến quan sát của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư sau khi kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach's Alpha đạt, được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .877

Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 2.758E3 df 210

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 6 iterations

Qua kết quả phân tích EFA, hệ số KMO and Bartlett's Test của thang đo là 0.877 thỏa mãn yêu cầu 0.5 ≤ KMO ≤ 1, với mức ý nghĩa 0 (sig=0.000) cho thấy phân tích nhân tố EFA là thích hợp Mức Eigenvalue: 1.090 >1 Các hệ số tải nhân tố > 0.5 đạt yêu cầu Ta có 5 nhân tố được rút ra từ 21 biến quan sát đạt độ tin cậy với phương sai 71.722% khá cao, thỏa mãn mức yêu cầu ≥ 50%

Qua phân tích nhân tố, thang đo các biến độc lập hội tụ thành 5 nhân tố:

Nhân tố thứ nhất có 6 biến quan sát gồm CLTT1, CLTT2, CLTT3, CLTT4, CLTT5, CLTT6 được đặt tên là Chọn lựa thị trường

Nhân tố thứ hai có 4 biến quan sát gồm PTKT1, PTKT2, PTKT3, PTKT4 được đặt tên là Phân tích kỹ thuật

Nhân tố thứ ba có 5 biến quan sát YTVM1, YTVM2, YTVM3, YTVM4, YTVM5 được đặt tên là Yếu tố vĩ mô

Nhân tố thứ tư có 3 biến quan sát gồm CLCL1, CLCL2, CLCL3 được đặt tên là Chọn lựa chiến lược

Nhân tố thứ năm có 3 biến quan sát YTCB1, YTCB2, YTCB3 được đặt tên là

4.5.2 Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo hành vi đầu tư

4 biến quan sát của thang đo hành vi đầu tư sau khi kiểm tra độ tin cậy với hệ số Cronbach's Alpha đạt, được đưa vào phân tích nhân tố EFA để kiểm định mối liên hệ giữa các biến Qua phân tích nhân tố EFA, hệ số KMO là 0.791, đạt yêu cầu vì nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1 với mức ý nghĩa bằng 0 (sig = 0.000)

Như vậy, việc phân tích nhân tố EFA cho thang đo hành vi đầu tư trong nghiên cứu này là phù hợp Kết quả phân tích thang đo này trích ra được 1 nhân tố, với mức phương sai trích 65.642% Kết quả được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo hành vi đầu tư

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .791

Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 283.252

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

Tóm lại, sau khi phân tích nhân tố EFA ta có: Đối với thang đo các yếu tố ảnh hưởng còn lại 21 biến quan sát trích ra được 5 nhân tố và đặt tên lại lần lượt là: Chọn lựa thị trường, Phân tích kỹ thuật, Yếu tố vĩ mô, Chọn lựa chiến lược, Yếu tố cơ bản Đối với thang đo hành vi đầu tư vẫn giữ nguyên 4 biến quan sát và trích ra được 1 nhân tố

4.6 Phân tích tương quan và hồi quy 4.6.1 Phân tích tương quan

Xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập với nhau thông qua phân tích tương quan Pearson Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có mối quan hệ với nhau và phân tích hồi quy là phù hợp

Ngược lại, nếu các biến độc lập có hệ số tương quan với nhau lớn thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy đang xem xét Kết quả phân tích tương quan được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.11: Kết quả phân tích tương quan Pearson

HVDT CLCL CLTT YTCB PTKT YTVM

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

Nhận thấy có sự tương quan các biến độc lập và biến phụ thuộc Cụ thể là biến PTKT có tương quan khá cao đối với biến HVDT (0.614), thấp nhất là tương quan của biến YTCB đối với biến HVDT (0.394) Sơ bộ nhận thấy có thể đưa các biến độc lập vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc Tuy nhiên, tương quan của các biến độc lập với nhau cũng khá cao nên cần lưu ý kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy

4.6.2 Phân tích hồi quy bội

Phương pháp phân tích hồi quy bội được sử dụng là phương pháp bình phương bé nhất thông thường OLS, được thực hiện với 5 biến độc lập: (1) Chọn lựa thị trường, (2) Chọn lựa chiến lược, (3) Yếu tố cơ bản, (4) Phân tích kỹ thuật, (5) Yếu tố vĩ mô và 1 biến phụ thuộc là Hành vi đầu tư

Kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong các bảng sau:

Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy bội

Model Variables Entered Variables Removed Method

CLTT a Enter a All requested variables entered b Dependent Variable: HVDT

Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát Phương pháp chọn biến là các biến đưa vào cùng một lúc để xem biến nào được chấp nhận (phương pháp Enter)

Std Error of the Estimate

1 739 a 547 535 32993 547 45.830 5 190 000 2.017 a Predictors: (Constant), YTVM, YTCB, CLCL, PTKT, CLTT b Dependent Variable: HVDT

Kết quả phân tích có R 2 là 0.547 và hệ số R 2 điều chỉnh là 0.535 Điều đó nói lên độ thích hợp của mô hình là 53.5% hay sự thay đổi của các biến độc lập trong mô hình giải thích được 53.5% sự biến động của hành vi nhà đầu tư cá nhân trong thị trường chứng khoán Việt Nam

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig

Total 45.625 195 a Predictors: (Constant), YTVM, YTCB, CLCL, PTKT, CLTT b Dependent Variable: HVDT

So sánh kết quả nghiên cứu Yu-Je Lee & ctg (2011) và tác giả (2013) 39 Kết luận chương 4

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của Yu-Je Lee và cộng sự (2011) với kết quả nghiên cứu của tác giả (2013) có điểm tương đồng Cụ thể là hai nghiên cứu có số lượng mẫu khảo sát nghiên cứu là gần giống nhau (khoảng hơn 190 mẫu), kết quả phân tích hồi quy của hai nghiên cứu đều cho thấy hành vi đầu tư là biến phụ thuộc của các biến độc lập như mô hình nghiên cứu ban đầu

Bên cạnh đó, hai nghiên cứu cũng có những điểm chưa giống nhau Cụ thể là trong nghiên cứu Yu-Je Lee & ctg (2011) thì chọn lựa thị trường (CLTT) không có ý nghĩa (sig > 0.05) trong phân tích hồi quy trong khi nghiên cứu tác giả (2013) cho thấy chọn lựa thị trường (CLTT) có ý nghĩa (sig < 0.05) Ngoài ra, trong phân tích hồi quy nhận thấy yếu tố phân tích kỹ thuật (PTKT) và yếu tố cơ bản (YTCB) trong nghiên cứu của tác giả (2013) có dấu dương (+) trong khi nghiên cứu của Yu-Je Lee

& ctg (2011) có dấu âm (-) Điều này có thể lý giải như sau: Hiện nay, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chủ yếu là những người có trình độ và am hiểu cổ phiếu hơn trước đây nên khi đầu tư các nhà đầu tư luôn xem xét kỹ yếu tố cơ bản (YTCB) và phân tích kỹ thuật (PTKT); điều này đồng nghĩa yếu tố cơ bản và phân tích kỹ thuật đồng biến (dấu dương) với hành vi nhà đầu tư

Chương 4 này trình bày việc phân tích và xử lý số liệu đã thu thập được, cụ thể gồm những phần chính sau: (1) Mô tả mẫu; (2) Đánh giá độ tin cậy thang đo, (3) Phân tích nhân tố khám phá EFA, (4) Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích tương quan, hồi quy Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi nhà đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1) Yếu tố vĩ mô, (2) Phân tích kỹ thuật, (3) Chọn lựa thị trường,

(4) Yếu tố cơ bản, (5) Chọn lựa chiến lược.

Ngày đăng: 05/12/2022, 11:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15-Chin, Audrey Lim Li (2012), Psychological Biases and Investor Behaviour: Survey Evidence from Malaysia Stock Market, International Journal on Social Science Economics &amp; Art, 2:74-80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychological Biases and Investor Behaviour: "Survey Evidence from Malaysia Stock Market
Tác giả: Chin, Audrey Lim Li
Năm: 2012
18-De Bondt, Werner F. M. and Richard Thaler (1985), Does the Stock Market Overreact?, The Journal of Finance, July, 40(3):793-805 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Does the Stock Market Overreact
Tác giả: De Bondt, Werner F. M. and Richard Thaler
Năm: 1985
19-Kotler (1976), Marketing management: Analysis, planning, and control, Prentice-Hall, P 278 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing management: Analysis, planning, and control
Tác giả: Kotler
Năm: 1976
20-Kim, Kenneth A. and John R.Nofsinger (2003), The behavior and performance of individual investor in Japan [pdf], Avaliable at http://www.acsu.buffalo.edu/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: The behavior and performance of individual investor in Japan [pdf]
Tác giả: Kim, Kenneth A. and John R.Nofsinger
Năm: 2003
21-Miao and Yan-Yang (2002), The analysis related of the monetary policy in the Asian-Pacific area and stock market remuneration, Master's thesis, Chung Yuan Christian University Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), The analysis related of the monetary policy in the Asian-Pacific area and stock market remuneration
Tác giả: Miao and Yan-Yang
Năm: 2002
22-Olsen, Robert (1998), Behavioral Finance and Its Implications for Stock Price Volatility, Financial Analysts Journal, 54(3):10-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Behavioral Finance and Its Implications for Stock Price Volatility
Tác giả: Olsen, Robert
Năm: 1998
23-Peng and Yu-Jan (2003), Study on investors’ behavior of the Taiwan stock market and index futures, Master’s thesis, National Cheng Kung University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study on investors’ behavior of the Taiwan stock market and index futures
Tác giả: Peng and Yu-Jan
Năm: 2003
24-Statman and Meir (1999), Behavior Finance: Past Battles and Future Engagement, Finance Analysts Journal No 55(6): 18 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Behavior Finance: Past Battles and Future Engagement
Tác giả: Statman and Meir
Năm: 1999
25-Shiller and Rober J. (1998), Human Behavior and the Efficiency for the Financial System at http://cowles.econ.yale.edu/Pcd/d11b/d1172.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human Behavior and the Efficiency for the Financial System at
Tác giả: Shiller and Rober J
Năm: 1998
28-Ritter, Jay R. (2003), Pacific – Basin Finance Journal, Behavioral Finance, Vol 11, No.4, Sept, pp.429-437 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Pacific – Basin Finance Journal
Tác giả: Ritter, Jay R
Năm: 2003
29-Tversky, Amos and Daniel Kahneman (1974), Judgement under Uncertainty: Heuristics and Biases, Science Journal, Sept, 185 (4157):1124-1131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Judgement under Uncertainty: "Heuristics and Biases
Tác giả: Tversky, Amos and Daniel Kahneman
Năm: 1974
30-Yu-Je Lee &amp; ctg (2011), The Investment Behavior, Decision Factors and Their Effects Toward Investment Performance in the Taiwan Stock Market, at http://search.proquest.com/docview/867814485/13F4D19E2A97D14A5B6/20?accountid=63189 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Investment Behavior, Decision Factors and Their Effects Toward Investment Performance in the Taiwan Stock Market, at
Tác giả: Yu-Je Lee &amp; ctg
Năm: 2011

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

thang đo, kiểm định các biến trong mơ hình nghiên cứu và đo lường hành vi nhà đầu tư. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến các nhà  đầu tư cá nhân - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
thang đo, kiểm định các biến trong mơ hình nghiên cứu và đo lường hành vi nhà đầu tư. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến các nhà đầu tư cá nhân (Trang 23)
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi (Trang 24)
Bảng 3.2. Mã hóa thang đo thành phần hành vi đầu tư - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.2. Mã hóa thang đo thành phần hành vi đầu tư (Trang 25)
Hình 4.1: Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo giới tính - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 4.1 Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo giới tính (Trang 28)
Số liệu thống kê theo hình 4.3 mơ tả số lượng nhà đầu tư được khảo sát theo tình trạng gia đình - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
li ệu thống kê theo hình 4.3 mơ tả số lượng nhà đầu tư được khảo sát theo tình trạng gia đình (Trang 29)
Hình 4.3: Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo tình trạng gia đình - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 4.3 Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo tình trạng gia đình (Trang 29)
Số liệu thống kê theo hình 4.5 mơ tả số lượng nhà đầu tư được khảo sát theo nghề nghiệp - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
li ệu thống kê theo hình 4.5 mơ tả số lượng nhà đầu tư được khảo sát theo nghề nghiệp (Trang 30)
Hình 4.5: Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo nghề nghiệp - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 4.5 Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo nghề nghiệp (Trang 30)
Số liệu thống kê theo hình 4.7 mơ tả lượng nhà đầu tư được khảo sát theo thu nhập từ cổ phiếu hàng năm - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
li ệu thống kê theo hình 4.7 mơ tả lượng nhà đầu tư được khảo sát theo thu nhập từ cổ phiếu hàng năm (Trang 31)
Hình 4.7: Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo thu nhập từ cổ phiếu hàng năm - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 4.7 Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo thu nhập từ cổ phiếu hàng năm (Trang 31)
Hình 4.9: Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo tài sản từ cổ phiếu đang nắm giữ - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 4.9 Cơ cấu số lượng nhà đầu tư theo tài sản từ cổ phiếu đang nắm giữ (Trang 32)
Số liệu thống kê theo hình 4.9 mô tả lượng nhà đầu tư được khảo sát theo tài sản từ cổ phiếu đang nắm giữ - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
li ệu thống kê theo hình 4.9 mô tả lượng nhà đầu tư được khảo sát theo tài sản từ cổ phiếu đang nắm giữ (Trang 32)
Hình 4.11: Thống kê giá trị trung bình các biến chọn lựa chiến lược - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 4.11 Thống kê giá trị trung bình các biến chọn lựa chiến lược (Trang 33)
Số liệu thống kê theo hình 4.11 cho thấy tất cả các biến quan sát chọn lựa chiến lược  đều có giá trị trên mức trung bình trở lên - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
li ệu thống kê theo hình 4.11 cho thấy tất cả các biến quan sát chọn lựa chiến lược đều có giá trị trên mức trung bình trở lên (Trang 33)
Số liệu thống kê theo hình 4.13 cho thấy tất cả các biến quan sát phân tích kỹ thuật  đều có giá trị trên mức trung bình trở lên - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
li ệu thống kê theo hình 4.13 cho thấy tất cả các biến quan sát phân tích kỹ thuật đều có giá trị trên mức trung bình trở lên (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN