Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là dân ca nghi lễ của người Thái ở Việt Nam với mục đích nhƣ sau:
- Tập trung nghiên cứu các nội dung phản ánh, phương thức phản ánh của dân ca nghi lễ của người Thái trong đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần thông qua việc phân tích, diễn giải các văn bản dân ca nghi lễ
- So sánh ở mức độ nhất định diễn trình diễn xướng nghi lễ cưới hỏi và tang ma ở một số ngành Thái, so sánh dân ca nghi lễ của dân tộc Thái với dân ca nghi lễ của một số dân tộc anh em khác để tìm ra sự tương đồng và khác biệt về diễn xướng nghi lễ và dân ca nghi lễ của người Thái.
Nhiệm vụ của luận án
- Luận án tiến hành tập hợp, hệ thống, đối chiếu tƣ liệu trên các văn bản đã đƣợc công bố đồng thời điền dã, khảo sát thêm nhiều tƣ liệu mới, quan sát thực tế bối cảnh diễn xướng dân ca nghi lễ của người Thái ở Việt Nam
- Luận án tập trung nghiên cứu nội dung, nghệ thuật của dân ca nghi lễ với tƣ cách là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ giữa bối cảnh diễn xướng với các lễ thức tín ngưỡng dân gian Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét dân ca nghi lễ nhƣ một hiện tƣợng văn hóa dân gian mang tính nguyên hợp đồng thời dựa vào những đặc trưng văn hóa tộc người để có cơ sở lý giải ý nghĩa cơ bản của một số hình ảnh nghệ thuật thẩm mỹ để từ đó làm nổi bật lên mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa và dân ca nghi lễ của người Thái
- Luận án đặt dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa với mong muốn làm rõ những khía cạnh phản ánh của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần nhằm góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của loại hình dân ca này trong cộng đồng người Thái
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và tƣ liệu sử dụng
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dân ca nghi lễ của người Thái ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu và tƣ liệu sử dụng: những bài dân ca hôn lễ và dân ca tang lễ (mo tang lễ)
Trong quá trình nghiên cứu, một mặt chúng tôi dựa vào các văn bản dân ca nghi lễ đã đƣợc tuyển chọn và giới thiệu trong các sách:
+ Đối với dân ca nghi lễ đám cưới, văn bản mà chúng tôi lựa chọn để làm căn cứ nghiên cứu về lời trong luận án là: Khặp Thái Thanh Hóa [50];
Khắp sứ lam của của người Thái Đen xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên [51]; Đám cưới truyền thống của người Thái Nghệ An [96]; Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hóa [113]; Tổng quan văn hóa truyền thống dân tộc Thái tỉnh Điện Biên [114]
+ Đối với dân ca nghi lễ tang ma, văn bản chúng tôi lựa chọn để làm căn cứ nghiên cứu phần lời là: Tang lễ của dòng họ Lò bản Tặt [28]; Tang lễ của người Thái trắng [33]; Tang lễ của người Thái Đen mường Thanh [52]; Tang lễ của người Thái Nghệ An [95]; Lời tang lễ [111]; Tổng quan văn hóa truyền thống dân tộc Thái tỉnh Điện Biên [114]; Văn hóa truyền thống Thường Xuân
[139]; Phong tục tang lễ của người Thái Đen xưa kia [162]
Mặt khác, chúng tôi hiện có các văn bản sau đây (ghi chép về dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma của người Thái ở Thanh Hóa):
- Bản chép tay chữ Thái, phiên âm, dịch tiếng Thái Cảm ơn thông gia
[ĐC 1] của nhà sưu tầm, dịch thơ Hà Nam Ninh (2011) dài 44 câu; người cung cấp tƣ liệu là ông Cao Ngọc Bích, bản Đỏ, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Bản chép tay chữ Thái, phiên âm, dịch tiếng Thái Hát mời trầu [ĐC 2] của nhà sưu tầm, dịch thơ Hà Nam Ninh (2011) dài 68 câu; người cung cấp tư liệu là ông Hà Công Thành, bản Bơn, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn, tỉnh
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
+ Về đám tang: Gồm 20 bài Mo tang lễ bản chép tay gồm 3 phần: chữ Thái, phiên âm và dịch thơ của người Thái ở Thanh Hóa do các tác giả Hà Công Mậu, Hà Nam Ninh sưu tầm, người viết chữ Thái, biên dịch: Hà Nam Ninh, sưu tầm tại xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm, Thành Lâm, Thành Sơn thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (năm 2011) 20 bài mo tang lễ này đƣợc các tác giả sắp xếp theo trình tự một cuộc mo đám tang (MĐT), bao gồm:
- Bài 1: Đặt trầu đón Mo dài 90 câu
- Bài 2: Cúng ma thấy mo dài 209 câu
- Bài 3: Cúng nhập quan dài 130 câu
- Bài 4: Đuổi ma khuồng dài 158 câu
- Bài 5: Mở đầu vào cuộc mo dài 661 câu
- Bài 6: Mo mổ trâu dài 110 câu
- Bài 7: Mo cúng cơm dài 364 câu
- Bài 8: Mo chay dài 228 câu
- Bài 9: Mo kể về đẻ đất đẻ nước dài 851 câu
- Bài 10: Mo kể về thân thế thầy mo dài 249 câu
- Bài 11: Mo kể về thân thế người chết dài 644 câu
- Bài 12: Mo kể về nguồn gốc quan tài dài 161 câu
- Bài 13: Nộp áo quan và lọng chiếng dài 215 câu
- Bản 14: Mo lên trời dài 1449 câu
- Bài 15: Mo bán hoa dài 462 câu
- Bài 16: Mo bán chim Nộc Cáo dài 550 câu
- Bài 17: Mo xuống âm ty dài 575 câu
- Bài 18: Mo vào nghĩa địa dài 572 câu
- Bài 19: Lời chia buồn dài 266 câu
- Bài 20: Lời khấn tảy trần dài 616 câu
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Tất cả các văn bản này đều là những văn bản bản chép tay, bằng bút tàu, mực xanh đen, sau này được trường Đại học Hồng Đức đưa vào đề tài khoa học cấp tỉnh, đã qua Hội đồng thẩm định nghiệm thu nhƣng chƣa xuất bản, do vậy, chúng tôi chỉ xin tạm coi nhƣ những tƣ liệu khảo sát, tham khảo thêm trong quá trình nghiên cứu
Việc khảo sát, đối chiếu dân ca trong thực hành nghi lễ của người Thái đƣợc chúng tôi tiến hành chủ yếu trên các địa bàn tỉnh Thanh Hóa vì đây là tỉnh có nhiều người Thái sinh sống ở các huyện như Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân Thanh Hóa còn là nơi giao thoa của các vùng Thái: Tây Bắc- Nghệ An- Thái Lào; người Thái nơi đây mang nhiều đặc trưng chung của người Thái Việt Nam và họ vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp Ngoài ra, trong quá trình điều tra, điền dã, chúng tôi mở rộng phạm vi thực địa ra các địa phương khác nhƣ Hòa Bình, Điện Biên, Nghệ An là những tỉnh có khá đông đồng bào Thái sinh sống
Ngoài một số tƣ liệu văn bản của các tác giả, tƣ liệu khảo sát, tác giả luận án đã đi điền dã, tham dự 03 đám cưới và 03 đám tang của đồng bào Thái vùng Thanh Hóa
* Đối với dân ca nghi lễ đám cưới: Dự 03 đám cưới ở 03 huyện, đồng thời có tham khảo thêm một số nghi lễ đám cưới khác để làm căn cứ xác lập một nghi lễ đám cưới thực tế - bảng 1 (có ảnh phần phụ lục)
Bảng 1: Thống kê tư liệu điền dã nghi lễ đám cưới
Stt Họ và tên Tuổi
Thời gian tổ chức lễ cưới Địa điểm
Bản Đỏ, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
4-5/1/2016 Bản Pọong, xã Văn Nho, huyện
Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Bản Muống, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
* Đối với dân ca nghi lễ tang ma: Dự 03 đám tang của 02 người phụ nữ và 01 người đàn ông ở các độ tuổi khác nhau, các địa phương khác nhau, mất vì lý do khác nhau để làm căn cứ xác lập một nghi lễ tang ma thực tế (có ảnh phần phụ lục)
Stt Họ và tên Tuổi Thời gian tang lễ Địa điểm
Bản Khó, xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bản Na Nghịu, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bản Leo, xã Thành Lâm, huyện
Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đề tài đặt ra, chúng tôi đã sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu như sau:
5.1 Phương pháp phân tích ngữ văn dân gian
Dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma Thái được thể hiện qua nhiều yếu tố, song lời là yếu tố thể hiện cơ bản nhất bởi vì yếu tố lời ca xuất hiện gần nhƣ từ đầu đến cuối và quyết định tới toàn bộ lễ thức và diễn xướng của nghi lễ đám cưới và nghi lễ tang ma Nếu thiếu yếu tố lời coi như diễn xướng nghi lễ đám cưới và diễn xướng nghi lễ tang ma không tồn tại, đặc biệt là nghi lễ tang ma
Sử dụng phương pháp phân tích ngữ văn dân gian , trên cơ sở tư liệu (văn bản tiếng Thái, văn bản dịch thơ), chúng tôi phân tích, nhận định về đặc điểm nội dung, hình thức nghệ thuật của dân ca nghi lễ Thái
5.2 Phương pháp so sánh lịch sử và so sánh loại hình
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Luận án sử dụng phương pháp này nhằm đối chiếu, so sánh nghi lễ đám cưới và đám tang các ngành Thái từ truyền thống đến hiện tại; so sánh diễn trình diễn xướng giữa các ngành Thái; so sánh dân ca nghi lễ của người Thái với dân ca nghi lễ của một số dân tộc anh em khác, trên cơ sở phân tích tổng hợp nhằm tìm ra nét riêng biệt, đặc sắc của dân ca nghi lễ của người Thái
5.3 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Dân ca nghi lễ Thái ẩn chứa sự đa dạng và phong phú những giá trị chiếm lĩnh thế giới thuộc lĩnh vực nhận thức, dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo, sinh hoạt, nghệ thuật…Các giá trị trên có thể đƣợc thể hiện độc lập song do đặc trƣng của thể loại nên phần lớn là nguyên hợp Xuất phát từ yếu tố này mà tác giả luận án đã sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhƣ: ngữ văn, lịch sử, dân tộc học, xã hội học, thống kê học, tâm lý học hành vi, khảo cổ học…Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành sẽ giúp cho việc khám phá các bình diện của dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma Thái toàn diện và sâu sắc hơn
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành sưu tầm, điền dã, tham gia thực tế vào các nghi lễ đám cưới và nghi lễ tang ma, gặp gỡ, trao đổi với các nhà sưu tầm, ông mo, ông mối…để lắng nghe, quan sát, phỏng vấn, chụp ảnh, ghi chép lại những bài dân ca nghi lễ đƣợc thực hành trong nghi lễ hiện nay của người Thái Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu điền dã, từ đó chúng tôi tìm hiểu và mô tả lại diễn trình, diễn xướng thực tế của dân ca nghi lễ trong đời sống đồng bào Thái
Với những phương pháp sử dụng như trên, việc chiếm lĩnh các bình diện của dân ca nghi lễ Thái sẽ đƣợc thực hiện một cách khoa học, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu đặt ra.
Những đóng góp của luận án
Thứ nhất: Luận án là công trình đầu tiên tập hợp và hệ thống hóa, đồng thời sưu tập thêm được tư liệu về dân ca nghi lễ của người Thái, góp phần làm
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
13 phong phú thêm nguồn tư liệu về văn học dân gian người Thái nói chung và dân ca nghi lễ Thái nói riêng
Thứ hai: Đặt dân ca nghi lễ trong môi trường diễn xướng của chính nơi sản sinh ra nó với chức năng thực hành nghi lễ tín ngƣỡng đậm nét, luận án đã mô tả một cách cụ thể toàn bộ diễn trình diễn xướng của dân ca đám cưới và dân ca tang ma của người Thái, bước đầu cho thấy mối liên hệ giữa môi trường diễn xướng và hình thức diễn xướng với các lớp văn hóa, tôn giáo tín ngƣỡng đƣợc chứa đựng, ẩn sâu trong các văn bản lời ca dân ca nghi lễ Thái
Thứ ba: Luận án lần đầu tiên nhìn nhận diện mạo và chỉ ra nguồn gốc, dạng thức DCNL của người Thái Tiếp thu các kết quả nghiên cứu của các nhà sử học, tôn giáo học, văn hóa học để đi sâu tìm hiểu, phân tích tính biểu tƣợng của loại hình dân ca này thông qua các biểu tƣợng trong hôn lễ và tang lễ.
Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án bao gồm 4 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Dân ca nghi lễ đám cưới - diễn trình diễn xướng và nội dung Chương 3: Dân ca nghi lễ tang ma - diễn trình diễn xướng và nội dung Chương 4: Một số phương diện nghệ thuật trong dân ca nghi lễ của người Thái
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Tổng quan về người Thái ở Việt Nam
1.1.1 Lịch sử tộc người, dân số, địa bàn cư trú
Người Thái là một trong những dân tộc ít người đã có nhiều công sức trong sự nghiệp dựng nước Ý thức này được thể hiện rất rõ trong tâm lý “hặc pản péng mướng” (yên bản yên mường), quyết tâm xây dựng quê hương thành một vùng giàu có của đất nước Họ luôn luôn coi miềm quê hương mình là một bộ phận hay một địa phương của đất nước Việt Nam
Người Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Hiện nay, các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (hay Cháng - Đồng hay Kăm - Thái) có gần trăm triệu người cư trú ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Liên bang Myanmar vùng Assam miền đông Ấn Độ Xưa các tộc người này có chung một nguồn gốc, một ngôn ngữ, sau dần tản ra thành các tộc người riêng rẽ Dựa vào tình hình hiện nay có thể chia thành hai ngành: ngành phía Đông và ngành phía Tây Ở Việt Nam có ba tộc ngươi Thái, Lào, Lự thuộc ngành phía Tây
Theo thống kê dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, dân tộc Thái hiện nay có 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam Người Thái sinh sống tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa và rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Dân tộc Thái còn có tên gọi khác là Táy và có các nhóm: Táy Đăm
(Thái Đen), Táy Khao (Thái Trắng), Táy Mưới, Táy Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày- Thái
Người Thái tự danh là Cân Tay (người Tay) hay Phu Tay Các công trình nghiên cứu trước đây chưa giải thích rõ ràng thời điểm chia tách thành nhóm người Tày và người Thái cũng như giữa người Lào và người Thái Việt Nam
Khảo sát thực tế, người Thái có tiếng nói, văn học dân gian, đặc biệt là thần thoại, cổ tích Họ ý thức rằng, phía dưới có người Kinh, phía trên có người Lào; người Lào là anh, người Kinh là em út Người Thái có 02 nhóm chính là Thái Đen (phân bố chủ yếu ở Thanh Hóa, Nghệ An) và Thái Trắng (vùng Tây Bắc)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Quăm tô mương (lịch sử bản mường) của người Thái đã ghi lại, đến thế kỷ XI, hai anh em Tạo Xuông, Tạo Ngần đã đưa người Thái xuống tận Mường Ôm, Mường Ai (Vân Nam- Trung Quốc) đến Mường Lò (Nghĩa Lộ- Yên Bái) Sau đó, hậu duệ của Tạo Xuông, Tạo Ngần đã khai phá mường, tạo lập cả một vùng đất miền Tây và Tây Bắc rộng lớn Đến cuối thế kỷ XIII, người Thái ở Việt Nam đã cư trú ổn định ở vùng Tây và Tây Bắc Việt Nam
Do địa bàn cƣ trú cùng các cuộc thiên di lớn từ những thiên niên kỷ thứ nhất và thứ hai sau công nguyên, các ngành Thái Đen và Thái Trắng đã có sự giao lưu, tiếp biến với nhiều nền văn hóa và nhân chủng của các cư dân địa phương nơi họ đi qua Vì thế ngày nay, một số nhóm Thái Đen có sự pha trộn của dân tộc Lào, ngành Thái Trắng ở vùng Hoàng Liên Sơn và Hòa Bình đã chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Tày nên đã bị Tày hóa Chính những yếu tố này đã tác động tới nền văn hóa lâu đời của người Thái tạo nên sự giao thoa văn hóa giữa người Thái và các tộc người trong vùng cư trú
Trước khi vào Hợp tác xã, hình thành kinh tế tập thể vào những năm 60 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tự cấp tự túc Nghề sống chính là làm ruộng, làm nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với khai thác nguồn thức ăn trong tự nhiên Một số vật phẩm có giá trị nhƣ đại gia súc, thổ cẩm mỹ nghệ là có thể mang bán hoặc trao đổi Các loại dụng cụ lao động và dụng cụ sinh hoạt gia đình thuộc đồ gốm, đồ đồng, đồ sắt và muối ăn phải mua với người dưới xuôi Trong các bản làng đã có một số ít người đi buôn đường xa Tuy nhiên mục đích chưa phải là làm giàu mà chủ yếu là thỏa mãn nhu cầu được đi lại giao lưu, mở rộng hiểu biết xã hội Tài sản tích lũy thường hay quan tâm là ruộng đất, sanh, nồi, chiêng, bạc trắng, vải vóc
Người Thái vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước lâu đời Đồng bào quen với cuộc sống ổn định là “Tắng chặng kin pá, phừa na kin kháu” nghĩa là “Chặn nước ăn cá, làm ruộng ăn cơm” [113, tr.452] Bản mường Thái định
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
16 cƣ ở vùng thung lũng chân núi Con trâu là loại gia súc chủ yếu vừa dùng để cày bừa, vừa để làm thịt, cúng tế vừa bán lấy tiền Nghề trồng lúa nước trong các cánh đồng dọc theo thung lũng sông, suối đã phát triển ở mức độ kỹ thuật cao Người Thái đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm về nước, phân, cần, giống, đặc biệt chú ý về các biện pháp thủy lợi, thời vụ và phòng trừ sâu, chuột, trâu, bò phá hoại
Thời xa xưa, người Thái chỉ làm ruộng mỗi năm một vụ, vào vụ mùa từ tháng năm đến tháng mười, mà vẫn đủ lương thực để ăn quanh năm Về sau, do nhu cầu lương thực tăng, người Thái đã làm ruộng mỗi năm hai vụ, trong đó ruộng thấp canh tác quanh năm, ruộng cao, bậc thang chỉ làm một vụ
Sản phẩm nông nghiệp tương đối phong phú Có nhiều giống lúa quý trồng ở ruộng, nương Mặc dù bữa ăn của người Thái chủ yếu dùng cơm nếp, nhƣng lúa gạo làm ra có đủ nếp, đủ tẻ, có nhiều loại thơm ngon nhƣ nếp cái, nếp cẩm, tám thơm… Tuy nhiên, do diện tích đất bằng có thể khai ruộng được còn hạn chế và điều kiện thời tiết, khí hậu, thiên tai thất thường, sức người chưa thể chinh phục được Người ta còn nhiều điều ước nguyện cầu mong đƣợc ký thác trong văn học dân gian và trong tín ngƣỡng, thờ cúng
Nghề làm nương, phổ biến là phương pháp quảng canh và xen canh, du canh Nhưng người Thái rất quan tâm đến việc tìm tòi, chọn giống Hầu như tất cả các loại giống lương thực, hoa quả, rau màu trồng trên nương của người Mường, người Khơ Mú, người Dao, người Lào đều được người Thái sử dụng
Các nghề thủ công truyền thống phổ biến nhất là nghề thêu dệt thổ cẩm, đan lát, chặt đẽo bằng dao, rìu
Nghề dệt thổ cẩm, nghề trồng bông kéo sợi, trồng dâu, nuôi tằm, chế biến thuốc nhuộm, dệt thêu may vá trở thành công việc thường ngày của người phụ nữ Thái Sản phẩm làm ra phục vụ đầy đủ sinh hoạt của gia đình nhƣ váy, áo, khăn ,túi, chăn, màn, gối ,đệm Của hồi môn của con gái chủ yếu là các thứ thêu dệt được Người ta quen đánh giá đám rước dâu to, nhỏ trên cơ
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
17 sở căn cứ vào số lƣợng chăn, đệm, khiêng, gánh đi theo cô dâu Đó là những sản phẩm do chính tay cô dâu làm ra, để dùng cho vợ chồng, con cái suốt đời và làm quà cho người thân bên nhà chồng Một số sản phẩm vừa đẹp vừa có giá trị sử dụng thiết thực và đƣợc mua bán, trao đổi từ xƣa nhƣ váy hoa, vỏ chăn, mặt phá, khăn thêu…Hiện nay, một số nơi đã phấn đấu sản xuất thành hàng hóa trao đổi trên thị trường Tuy nhiên, cách thức sản xuất thủ công theo kiểu gài nan, đếm sợi tốn nhiều công sức thời gian, năng suất thấp Và nhiều nơi không còn quan tâm đến việc trồng bông, nuôi tằm, chế biến thuốc nhuộm từ cây cỏ Do đó chƣa mở rộng sản xuất thổ cẩm hàng hóa
Tổng quan về dân ca nghi lễ của người Thái
1.2.1 Khái quát về dân ca nghi lễ của người Thái
Qua khảo sát tình hình thực tế dân ca Thái, chúng tôi nhận thấy dân ca nghi lễ Thái hết sức phong phú và đa dạng thể hiện ở các tiểu loại: Dân ca nghi lễ nông nghiệp (trong đó có cầu mùa, cúng cơm mới, …), dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma, dân ca nghi lễ làm vía, mừng thọ, mừng nhà mới… mà ở mỗi tiểu loại đều có những đặc điểm riêng
Dân ca nghi lễ nông nghiệp từ rất lâu đời đã đƣợc các ông Mo chuyển thành các bài ca nghi lễ; hoặc nói cách khác là chúng bị thu hút vào trong diễn xướng có tính chất tôn giáo để phục vụ các nghi lễ liên quan đến lao động sản xuất nông nghiệp Cũng có thể ngay từ đầu chức năng phục vụ nghi lễ và chức năng phục vụ lao động của các bài ca cổ đang còn ở tình trạng hỗn hợp, nhƣ là tính chất nguyên hợp của các thể loại văn học dân gian khác trong xã hội cổ đại; chúng chƣa phát triển đến mức tách biệt nhau nhƣ ở những giai đoạn xã hội phát triển về sau này Ngoài những bài ca nông lễ gắn với nghi lễ, ngày nay người Thái còn có các bài Khặp chèo thuyền hay những Bài ca bắt ong, Bài ca săn thú… Tuy nhiên, những bài hát liên quan đến lao động nông
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
27 nghiệp vẫn phong phú và đa dạng hơn cả, như: Bài ca phát nương, Bài ca gieo vãi, Bài ca làm cỏ, Bài ca đuổi chim … Ngoài bộ phận quan trọng các bài ca lao động nông nghiệp, ở dân tộc Thái còn lưu truyền các bài ca phản ánh sinh hoạt, lao động thủ công như Bài ca dệt vải, Bài ca xe sợi … thể hiện bước phát triển đáng kể trong sáng tạo văn hóa vật chất của người dân lao động
Trong các loại hình dân ca nghi lễ của đồng bào Thái nói trên, thì dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma có vai trò quan trọng và có sự xuất hiện và lưu truyền phong phú hơn cả Trong đời sống đồng bào dân tộc Thái, hôn lễ là một trong những lễ thức lớn của đời người do vậy dân ca nghi lễ trong đám cưới của người Thái rất phong phú và được hát ở tất cả các giai đoạn giới thiệu người yêu với gia đình như: lễ ăn hỏi; lễ cưới tại nhà gái; lễ cưới tại nhà trai và trong suốt quá trình diễn ra đám cưới Song tiêu biểu nhất vẫn là những bài hát của các ông mối trao đổi, thảo luận với nhau về việc tác thành và tổ chức hôn lễ cho đôi trai gái Lời của bài ca thiên về tự sự, đƣợm nét vui tươi, hồn nhiên Sau đó là đến lời của nhà trai và nhà gái đối đáp với nhau trong lúc xin dâu, lúc cưới
Trong đời sống người Thái, tang lễ cũng là một lễ thức quan trọng thuộc các lễ thức của vòng đời người Nếu hôn lễ được thể hiện qua các bài ca nghi lễ đám cưới phản ánh quan hệ giao tiếp, vui chơi, thù tạc và đua tài giữa hai họ nhân ngày vui của đôi bạn trẻ, thì tang ma đƣợc thể hiện qua các bài ca tang lễ bày tỏ tình cảm thương tiếc của những người than đối với người đã mất, phản ánh những quan niệm về sự hình thành vũ trụ, hình thành thế giới, về sự ra đời của con người và các kỳ tích chinh phục thiên nhiên trong buổi đầu của lịch sử loài người Dân ca tang lễ cũng được ca trong suốt đám tang, bắt đầu từ khi con cháu túc trực người hấp hối và gọi hồn đến lúc đưa tang, chôn cất, dựng nhà mồ Các bài ca tang lễ Thái mang tính chất tự sự sử thi, đồng thời cũng có bộ phận các bài trữ tình, thể hiện những tình cảm thương tiếc, yêu mến giữa người thân đã chết với con cháu ở lại trên cõi đời
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Có thể nói, dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma Thái có số lƣợng và dung lƣợng các bài ca khá lớn và hiện còn tồn tại trong dạng thức nguyên hợp điển hình của tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt hầu nhƣ không bị pha tạp với dân ca tang lễ của các dân tộc khác Trên cơ sở các tài liệu sưu tầm, biên dịch của các tác giả đi trước về dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma là hết sức phong phú, đồng thời trên cơ sở điền dã khảo sát tình hình thực tế sinh hoạt dân ca của đồng bào Thái hiện nay, tác giả luận án lựa chọn việc đi sâu nghiên cứu về hai tiểu loại dân ca trong hệ thống dân ca nghi lễ Thái, đó là Dân ca nghi lễ đám cưới và Dân ca nghi lễ tang ma Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sẽ sử dụng thuật ngữ “Dân ca nghi lễ” chính là nhằm để chỉ về dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma này
1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu về dân ca của người Thái
Nghiên cứu về văn hóa Thái tại Việt Nam đã manh nha trong giai đoạn phong kiến nhƣng không nhiều mà chủ yếu là những nghiên cứu của các nho sĩ và quan lại phong kiến và các nhân sĩ người Thái có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc mình Tác giả đầu tiên là Nguyễn Trãi trong Dƣ địa chí đã nhắc đến nhóm Thái xứ Hƣng Hóa; sau đó là các tác giả Hoàng Bình Chánh (Hƣng
Hóa phong thổ lục); Phạm Thận Duật (Hƣng Hóa ký lƣợc)
Từ sau đổi mới đến nay, số lượng các học giả nước ngoài đến nghiên cứu các vấn đề kinh tế-văn hóa- xã hội Thái ở Việt Nam ngày càng nhiều Những hội thảo Thái học tổ chức tại Điện Biên, Thanh Hóa, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm trở lại đây đã tập hợp đƣợc nhiều nghiên cứu và xuất bản về văn hóa Thái từ nhiều góc độ khác nhau Điển hình là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về người Thái của các học giả Pháp như A
Bourlet, “Les Thai”, Anthropos, số 2, 1907 [180], R Robert (1941), Notes Sur
Les Tay Deng de Lang Chanh (Thanh Hoa- An Nam), Vien Dong, Ha Noi
[181]…Các nghiên cứu đó tập trung vào các chủ đề có tính xuyên văn hóa,
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
29 xuyên quốc gia nhƣ: di cƣ, ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa, kinh tế, phong tục tập quán, đặc điểm nhân chủng học và cách tiếp cận nhân học- dân tộc học của dân tộc Thái
Về công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số, trong nhiều năm qua đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã đạt được một số thành tựu đáng kể Đặc biệt, từ năm 2008 trở lại đây, chương trình dự án “Công bố và phổ biến tài sản văn hóa- văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam” mà trưởng ban chỉ đạo là nhà nghiên cứu Tô Ngọc Thanh đã có hàng trăm công trình được ra đời Trong đó phải kể tới các công trình sưu tầm, biên dịch bài ca nghi lễ của dân tộc Thái vùng Tây Bắc, Nghệ An nhƣ dân ca đám cưới, tang ca, kin pang Then, dân ca nghi lễ xên bản xên mường,
… và một số công trình nghiên cứu khác Sau đây chúng tôi giới thiệu một số công trình có liên quan tới đề tài luận án:
Năm 1962 tập Văn học dân tộc thiểu số [17], một tập trong bộ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam do Nông Quốc Chấn chủ biên ra đời Đây là một tập hợp gồm 695 trang đã giới thiệu những tác phẩm văn học nghệ thuật của nhiều dân tộc Bắc, Trung, Nam từ bao đời nay chung đúc lại, trong số ca dao - dân ca các dân tộc có khá nhiều câu ca dao - dân ca Thái về lao động sản xuất đƣợc tuyển chọn
Năm 1979, tác giả Mạc Phi công bố công trình sưu tầm, dịch và giới thiệu của mình trong cuốn Dân ca Thái [124] Văn bản dày 165 trang, gồm những bài dân ca Thái về tình yêu, những bài dân ca nông lễ trữ tình xinh xắn, mộc mạc mà thời trước người dân lao động Thái thường hay hát trong lao động sản xuất, trong đấu tranh xã hội, trong nghi lễ tín ngƣỡng, trong vui chơi
Năm 1988, tác giả Đặng Nghiêm Vạn và các cộng sự cho ra mắt công trình nghiên cứu Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của người Thái Mai Châu [166]
Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã sưu tầm và giới thiệu được
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
30 một số tác phẩm VHDG Thái thuộc nhiều thể loại: truyện thơ, sử thi, ca dao dân ca, tục ngữ… tại Mai Châu, Hòa Bình
Năm 1991, với tác phẩm Hạn Khuống [13] của tác giả Cầm Biêu đã giới thiệu “Hạn khuống” là sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Thái có từ rất lâu đời gắn với tập quán canh tác lúa nước Đây là những bài dân ca khặp trai- gái (từ dưới sàn khặp lên nhà) Nội dung của khắp Hạn khuống là ca ngợi thiên nhiên, cổ vũ tinh thần yêu lao động, đề cao tính trung thực, khuyên làm điều lành, tránh cái ác, nói về tình yêu nam –nữ Tính chất âm nhạc trữ tình, trong sáng
Cùng năm này tác giả Nguyễn Hữu Thức và các cộng sự cho ra đời cuốn
Dân ca Thái Mai Châu [151] đã sưu tầm và giới thiệu những bài dân ca tiêu biểu ở nhiều tiểu loại khác nhau Trong đó có dân ca nghi lễ nông nghiệp, dân ca mừng nhà mới, dân ca giao diễn tả những tình cảm lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng
Năm 1993, tác giả Cầm Cường cho ra mắt công trình Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam [16] đã nêu lên vai trò quan trọng của văn học dân gian Thái trong dòng chảy của văn học dân tộc, văn bản giúp người đọc có cái nhìn khái quát về nguồn gốc, thành tựu của văn học Thái, những giá trị nội dung của các thể loại văn học Thái từ đầu thế kỷ XX đến nay Vài nét về dân tộc Thái và ngôn ngữ hệ Thái Cùng thời gian này Chiến sỹ văn hóa Cầm Biêu biên soạn giới thiệu tục Xên kẻ [14] của đồng bào Thái Sơn La đã đƣợc Hội Văn nghệ dân gian trao giải 3 Văn bản giới thiệu về tục thờ cúng những người khai phá ra bản, mường Trong lễ “Xên bản” người làm lễ là thầy mo Phần lễ bao gồm hai phần chính là cúng cọp sửa (cúng ở chỗ cây thiêng đầu bản) và cúng chẩu sửa (cúng trưởng bản)
Cơ sở lý luận của luận án
Dân ca nghi lễ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người Thái Nội dung những bài dân ca nghi lễ phản ánh khá sinh động về phong tục nghi lễ đám cưới và nghi lễ tang ma của đồng bào Thái Vì vậy khi tìm hiểu dân ca nghi lễ không thể tách rời chúng ra khỏi các nghi lễ và bối cảnh diễn xướng của nó Trên quan điểm ấy, luận án coi dân ca nghi lễ như một sự kiện xã hội tổng thể và để khám phá đƣợc những bình diện ẩn sâu trong dân ca nghi lễ, chúng tôi sử dụng các hướng nghiên cứu dựa trên một tập hợp lý thuyết đó là lý thuyết nghiên cứu văn bản, lý thuyết về diễn xướng folklore, lý thuyết về nghiên cứu bối cảnh diễn xướng folklore và lý thuyết về văn hóa tộc người làm cơ sở nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Thái
1.3.1 Lý thuyết nghiên cứu văn bản 1.3.1.1 Khái niệm dân ca
Từ điển thuật ngữ văn học đã đồng nhất khái niệm ca dao với dân ca
Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu “Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca” [49, tr.31]
Về mặt thuật ngữ thì nhƣ vậy, còn để có một khái niệm đầy đủ về dân ca thì thật không đơn giản Cho đến nay có khá nhiều định nghĩa về dân ca và dân ca nghi lễ, đặc biệt là bộ phận dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam Tuy nhiên, chúng tôi thấy các định nghĩa sau phản ánh chính xác và đầy đủ hơn cả: Một là khái niệm của nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật: “Dân ca là một loại hình sáng tác dân gian chủ yếu có tính chất trữ tình dưới hình thức ngôn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
40 ngữ có vần điệu gắn với lời ca hát” [100, tr.106] Khái niệm thứ hai là của nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn: “Dân ca là những bài hát ngâm hay kể bằng văn vần, hoặc độc lập, hoặc kèm theo nhạc, điệu múa, trò chơi, hoặc tự một người thể hiện hay một tập thể cùng tham gia…Đó là những bài hát ngắn dăm bảy câu đến hàng trăm hàng ngàn câu cắt ra từng khúc, từng đoạn”
(Lời nói đầu- Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam - Đặng
Nghiêm Vạn) [167, tr.18] Hai định nghĩa trên đều chỉ ra bản chất cơ bản nhất của dân ca nhƣng định nghĩa của tác giả Đặng Nghiêm Vạn có phần cụ thể và dễ đối chiếu với tình hình thực tế dân ca, đặc biệt là dân ca các dân tộc thiểu số, vì vậy chúng tôi lựa chọn để áp dụng nghiên cứu trong luận án
Trong Tạp chí Văn học số 1 năm 1977, tác giả Nguyễn Xuân Kính đƣa ra khái niệm “Dân ca nghi lễ là các lời hát của người thực hiện hành vi nghi lễ trong các hoạt động nghi lễ như đám cưới, đám tang, đám cầu cúng, chúc tụng- những lời hát này đã trở thành một bộ phận hữu cơ của các nghi lễ đó” [65, tr
138] Tác giả Lê Chí Quế trong bài Việc phân loại dân ca các dân tộc ở miền Bắc nước ta [128, tr.54-57], tác giả Võ Quang Nhơn trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam cùng đồng ý kiến phân chia dân ca các dân tộc thành ba loại:
Dân ca lao động; Dân ca nghi lễ - phong tục và Dân ca sinh hoạt [73, tr 413]
Tác giả Phan Đăng Nhật cho rằng dân ca có bốn bộ phận: Dân ca nghi lễ và phong tục; Dân ca giao duyên; Hát ru và Hát vui chơi của trẻ em [100, tr.108]
Nhƣ vậy, thông qua các nhận định trên về dân ca nghi lễ, chúng tôi nhận thấy kho tàng dân ca nghi lễ - phong tục của các dân tộc ít người rất phong phú Tùy theo chức năng của chúng, có thể phân chia các bài dân ca này ra thành nhiều nhóm khác nhau: Nhóm các bài ca về nghi lễ nông nghiệp; nhóm các bài ca về nghi lễ đám cưới; nhóm các bài ca về nghi lễ đám tang; nhóm các bài hát mừng nhà mới Ngoài ra còn có những bài hát trong các nghi lễ khác nhƣ: Cầu tự, cầu sức khỏe; mừng tuổi thọ, mừng nhà mới, làm vía…
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
1.3.2 Lý thuyết về diễn xướng và vấn đề mối quan hệ giữa văn bản- diễn xướng và bối cảnh
Diễn xướng (performance) gắn với các loại hình folklore như một đặc trƣng quan trọng của folklore, thể hiện bản chất của đối tƣợng cũng nhƣ quá trình sáng tạo Đối với nhiều hình thức tác phẩm folklore, sáng tạo và diễn xướng là hai hoạt động đồng thời diễn ra Theo Richard Bauman- một nhà folklore học Hoa Kỳ trong bài viết Nghệ thuật ngôn từ truyền miệng nhƣ một hình thức diễn xướng cho rằng “Những năm gần đây, khái niệm diễn xướng trở nên có tầm quan trọng then chốt trong việc định hướng cho một số ngày càng tăng các nhà folklore và cả những người khác quan tâm đến nghệ thuật lời nói Theo cách mà nó đƣợc sử dụng trong các công trình của các học giả này, thuật ngữ sự diễn xướng dùng để chuyển tải ý nghĩa kép của hành động mang tính nghệ thuật- một việc làm có tính folklore, và một sự kiện có tính nghệ thuật- đó là tình huống biểu diễn, bao gồm người biểu diễn, hình thức nghệ thuật, thính giả và bối cảnh Cả hai cái đó đều là cơ bản đối với việc phát triển cách tiếp cận diễn xướng…” [148, tr.744]
Trước hết, diễn xướng khác biểu diễn, trình diễn Biểu diễn và trình diễn mang ý nghĩa định danh các hình thức sân khấu hóa Diễn xướng thường không gắn với sân khấu mà gắn với những điều kiện không gian, thời gian nhất định, với hoàn cảnh, môi trường sống của con người Các trò diễn dân gian, cách thức tổ chức hội làng, hát ru, trò chơi đồng dao…tồn tại trong những hình thức diễn xướng dân gian nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người lao động Diễn xướng cũng tạo nên sự liên kết, gắn bó tất cả mọi người tham gia, hình thành nên cộng đồng bền vững với ý thức cùng chung sống
Diễn xướng mang tính nguyên hợp không phân tách Diễn: Hành động;
Xướng: Hát lên, ca lên
Nhưng bản thân dạng thức ban đầu của diễn xướng không bị câu thúc bởi nhiều yếu tố không- thời gian Đặc biệt, diễn xướng gắn với các công cụ,
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
42 hiện vật đi kèm và thường diễn ra tại một số địa điểm mang tính đặc thù, người diễn xướng tùy theo cảm hứng, nhu cầu của mình và những người xung quanh mà có thể diễn các tác phẩm chỉ qua một vài đoạn nào đó
Một trong những tư tưởng quan trọng được Richard Bauman thể hiện qua công trình Nghệ thuật ngôn từ truyền miệng nhƣ một hình thức diễn xướng là nhấn mạnh về việc “phát triển khái niệm về nghệ thuật lời nói với tư cách một diễn xướng, dựa trên sự hiểu biết về sự diễn xướng như một phương thức nói” [148, tr 744] Đối tƣợng quan tâm của ông là nghệ thuật diễn xướng trong các thể loại folklore mà ông gọi là “nghệ thuật nói” Quan điểm này đƣa tới cái nhìn, góc nhìn mới mẻ về nghệ thuật folklore
Nhà nghiên cứu xuất phát từ quan niệm sự diễn xướng của nghệ thuật lời nói sẽ dẫn đến cách tiếp cận thông qua chính bản thân sự diễn xướng và từ đó ông quan niệm về bản chất của sự diễn xướng như sau “Diễn xướng với tư cách là một phương thức thông tin bằng miệng, là sự truyền đạt thông tin đến với thính giả thông qua năng lực diễn giải của người nói, đồng thời người nghe cũng có thể đánh giá về các hành động, kĩ năng của người nói, thông qua đó nâng cao vốn sống của mình” [148, tr 750] Bauman chỉ ra các yếu tố cấu thành sự diễn xướng: các luật lệ đặc biệt, ngôn ngữ bóng bảy, lối hành văn song song, các đặc điểm cận ngôn ngữ đặc biệt, các công thức đặc biệt, sức hấp dẫn của truyền thống diễn xướng, từ chối diễn xướng
DÂN CA NGHI LỄ ĐÁM CƯỚI – DIỄN TRÌNH DIỄN XƯỚNG VÀ NỘI DUNG
Các nghi thức trong đám cưới của người Thái
Trong đời sống đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào Thái nói riêng, hôn lễ là vấn đề hết sức hệ trọng trong chu kỳ vòng đời con người Vì vậy, hôn lễ bao giờ cũng có các hình thức sinh hoạt rất phong phú, ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ trong đời sống thường nhật của đồng bào, mọi người đều tham gia, góp công xây dựng nên các hình thức sinh hoạt đó và trở thành sản phẩm chung của cả cộng đồng
Tục ngữ Thái có câu “Gái yêu chỉ để trong tâm/ Trai yêu quyết lấy bằng được” [114, tr.557] nên với đồng bào Thái, trước khi lễ cưới được đồng bào có tục giới thiệu người yêu với gia đình Con trai giới thiệu người yêu với bố mẹ; nếu bố mẹ đồng tình chấp thuận con dâu tương lai thì sẽ chọn ngày sang nhà gái “thăm tang” đặt vấn đề cho đôi trai gái tiếp tục tìm hiểu
Cưới xin là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống của con người của mọi dân tộc, mọi thời đại Có lẽ vì vậy mà nghi lễ trong đám cưới luôn luôn được các dân tộc hết sức chú trọng và hầu như mỗi dân tộc, cộng đồng lại có một nghi thức, nghi lễ đám cưới khác nhau và có sự độc đáo riêng của mình Với người Kinh việc tổ chức một đám cưới thông thường diễn ra 3 bước đơn giản là: lễ ăn hỏi, lễ dạm ngõ và lễ cưới; với người Mường lễ tục cưới xin lại khá phức tạp, thực hiện theo các bước: dò ý, đi dạm, lễ ăn hỏi, lễ ra mắt rể, lễ cưới Đám cưới của người Thái cũng có một số bước giống đám cưới người Kinh và người Mường nhưng nghi thức rất độc đáo và trải qua các lễ: lễ dạm ngõ, lễ hỏi, lễ xin cưới, lễ cưới và lễ chả, ứng với các lễ đều có những bài hát bắt buộc.
Diễn trình diễn xướng dân ca nghi lễ trong đám cưới của người Thái
Đám cưới của người Thái tồn tại rất nhiều nghi lễ và phong tục nên số
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
53 lượng của các bài dân ca đám cưới là khá lớn Trong việc thực hiện các nghi lễ này các ông mối đều phải trao đổi hoặc hát để trình bày các vấn đề liên quan đến hôn nhân Nhìn chung, cơ bản là họ hát những bài hát đã cố định, có motip sẵn hoặc có thể ứng tác thêm
Chúng tôi đã có những chuyến đi điền dã tại các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa; huyện Mai Châu (Hòa Bình); huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên); huyện Quỳ Hợp (Nghệ An)…kết hợp với việc khảo sát các văn bản về đám cưới của người Thái Sau đây chúng tôi xin đưa ra một cái nhìn hệ thống về diễn trình diễn xướng dân ca nghi lễ đám cưới của người Thái ở Việt Nam qua 05 lễ sau:
Về cơ bản, lễ dạm ngõ chia làm 2 bước chính:
Bước 1: Pẹo Mai (Thăm tang, thăm dò)
Nhà trai nhắm được một cô gái ở bản nào đó là người tốt (theo quan niệm của họ là người khỏe mạnh, chăm chỉ, ngoan ngoãn…) thì nói với con trai mình đến tìm hiểu người con gái đó vào các dịp lễ, tết, phiên chợ, hội bản, sân chơi buổi tối Khi trai gái đã có cảm tình với nhau, chàng trai thổ lộ chuyện muốn cưới cô gái về làm vợ Nếu cô gái đồng ý, người con trai về thƣa chuyện tình yêu của mình với bố mẹ, hoặc dẫn cô gái về giới thiệu với gia đình Gia đình nhà trai nếu đồng ý thì nhờ người thân trong gia đình (thường là ông bác bên ngoại) đến nói chuyện với gia đình nhà cô gái, đánh dấu cô gái đã có người hỏi thăm, các con đã ưng nhau, xin phép cho các cháu tiếp tục tìm hiểu Ở bước này chỉ có những câu đối đáp tự do, không có bài ca nào mang tính chất cố định
Bước 2: Au khoan ( Dạm ngõ)
Sau một thời gian, nhà trai tìm một người đại diện, cao tuổi có uy tín bên ngoại của chàng trai (cũng chƣa phải là mối) sang nói chuyện với nhà gái, thường đi vào khoảng 17h-18h Đi theo người đại diện này có một thanh niên
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
54 là bạn của chú rể đi theo giúp việc cho ông già nhƣ mang trầu cau, rƣợu, bánh kẹo, chè thuốc đến nhà bố mẹ cô gái hỏi ý kiến nhà gái có cho nhà trai đến đặt vấn đề ăn hỏi hay không Phía nhà gái chƣa cần thông báo cho ai biết Đến nơi hai bên nói chuyện vui vẻ, người cao tuổi của nhà trai hay hát trước khi uống nước ăn trầu, như:
Cảm ơn trầu, cảm ơn cả đĩa Cảm ơn cau, cảm ơn cả buồng Cảm ơn cả ống đựng vôi, cả sợi dây bạc Cảm ơn miếng cau cong nhƣ đầu thuyền Cảm ơn bàn tay têm trầu có duyên
Gói trầu này đặt ra đầu tiên Tôi xin ngửa bàn tay đón nhận
Nếu nhà gái không nhất trí vẫn có quyền từ chối, trả lại quà cáp cho nhà trai mang về
Lễ này thông thường được tiến hành sau lễ dạm ngõ một thời gian và đƣợc tiến hành theo những quy tắc nghi thức nhất định Kết quả điền dã hai đám cưới của Vi Văn Chon- Hà Thị Hoài (bản Pọong, xã Văn Nho, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) và đám cưới của Lò Văn Đức- Vi Thị Chinh (bản Muống, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) chúng tôi nhận thấy : Sau khi đôi trai gái đã quyết định đi đến hôn nhân thì tiến hành lễ hỏi
Lễ hỏi cũng được chia làm hai bước như sau:
Bước 1: Khảu túm nọi (Ăn hỏi nhỏ, ăn hỏi lần thứ nhất, ăn hỏi nhỏ ít bánh)
Sau lần đi dạm ngõ, ƣớm hỏi, thấy nhà gái đáp lại với tín hiệu tốt, hai bên gia đình không có việc gì xấu thì nhà trai quyết định quyết định liên hệ với người đã đi với gia đình mình trước đó đến nhà người con gái nói rằng nhà trai muốn làm lễ ăn hỏi lần 1 Nhà gái tham khảo ý kiến của anh em, đặc
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
55 biệt là ông cậu, quyết định gả con gái và đƣa ra ngày cho phía nhà trai qua người trung gian trước đã đến đây Người này báo lại cho nhà trai mang lễ đến nhà gái đúng theo quy định Đoàn nhà trai gồm có ông Mối, bác hoặc chú ruột, anh, em chàng trai, chàng trai có thể đi hoặc không đi Bố mẹ chàng trai vẫn chưa được đi sang nhà gái ở bước này
Lễ vật “kháu túm nọi” gồm có: bánh ú, bánh chƣng dài nhỏ, bánh ben mỗi thứ từ 10-20 cái (phải là số chẵn), trầu, cau, rƣợu tất cả bỏ vào Ớp xách đi (không đƣợc gánh) Đoàn đi vào lúc xế chiều, đến nơi bày mọi thứ ra mâm
Nhà gái lúc này đã mời những người quan trọng như trưởng tộc (làm ông mối cho nhà gái), cô dì, chú bác, cậu mợ và một số hàng xóm đến dự Trong lúc hai bên gia đình uống nước, nói chuyện với nhau thì mâm bánh của nhà trai mang đến đƣợc thầy mo (do nhà gái mời) mo cho tổ tiên ăn, lời mo có đoạn:
Tiếng Thái: Ôi, phướn ngai nị lục trai chấp xóng mư lông vảy Đày cảo nhại xóng xọc lông mơi
Mơi tẻ đằm nà hỏng ky pang Đằm cáng hươn ky khảu túm nọi
Tiếng Việt: Ôi, mâm cơm này cháu trai chắp hai tay xuống vái
Hạ hai khuỷu xuống mời Mời từ Đẳm (tổ tiên) trên bàn thờ ngồi ăn Đẳm giữa nhà ăn bánh gạo gói nhỏ
[96, tr.24] Ông mo cúng xong, đoàn nhà trai đứng trước mâm lễ, ông mối nhà trai nêu lý do đoàn đến, xin phép đến đặt vấn đề ăn hỏi, xin đi lại và xin ngày lành tháng tốt để ăn hỏi chính thức người con gái trong nhà, xin họ gái chấp nhận
Phía nhà gái, có chủ nhà hoặc ông trưởng họ đại diện nhận lễ, cảm ơn phía
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
56 nhà trai đã không chê cháu gái nhà chúng tôi, quay vào hỏi lại nhà gái một lần nữa cho chắc chắn, đáp lời chấp nhận cho nhà trai đến ăn hỏi
Bước 2: Khảu túm luông (Ăn hỏi to, nhiều bánh)
Lần ăn hỏi này, thủ tục phức tạp hơn Đoàn nhà trai lúc này bắt buộc phải có chú rể đi cùng đến nhà gái, bố mẹ chú rể vẫn chƣa đƣợc đi Lễ vật gồm: bánh ú, bánh chƣng hình vuông gói to, bánh ben mỗi loại từ 100-120 cái, rƣợu, trầu, cau, gà, lợn…và nhất thiết phải có hai quả dừa Lễ vật xếp thành các gánh Đoàn đi có rất đông người, đến nhà gái vào lúc xế chiều để còn làm cơm tối
Nhà gái lúc này bắt đầu có ông mối, họ phải chuẩn bị một chỉnh rƣợu cần để tiếp nhà gái Đoàn nhà trai đến nơi, mổ lợn làm cơm cúng gia tiên, trong khi đó thì phía nhà trai và đoàn nhà gái nói chuyện với nhau…cúng xong, bƣng mâm xuống, trong nhà cũng soạn vài mâm và đƣa ra, cùng nhau ăn uống, trong khi ăn các ông mối cùng xem chân gà để định ngày cưới Theo lý người Thái, trên mâm rượu có khắp sư để tâm tình, dò hỏi ý nhau để đi đến sự đồng thuận Bên nhà gái thường khắp những lời nhún nhường như sau : Gia đình chúng tôi nhờ phúc đức nội ngoại ban cho Nhờ phúc trời trên cao che chở
Mới có bé nhỏ để yêu thương
Bé lớn dần thành gái nhỏ dậy thì Mười bốn tuổi biết mang lờ xúc bống…
Nội dung cơ bản trong dân ca nghi lễ đám cưới của người Thái
2.3.1 Phản ánh phong tục lễ nghi cưới xin của dân tộc Thái Khặp đám cưới hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp tái hiện sinh động phong tục, lễ nghi đám cưới của người Thái Ngàn năm sau, khi người ta tìm hiểu về dân tộc Thái- phong tục lễ nghi đám cưới thì hát đám cưới trở thành cuốn từ điển lớn lưu giữ các phong tục, tập quán, lễ nghi…truyền thống về việc cưới xin của đồng bào
Khi nghiên cứu dân ca nghi lễ đám cưới của người Thái, chúng tôi nhận thấy phạm vi phản ánh của dân ca nghi lễ dân tộc Thái bao quát hầu hết và rất cơ bản những phong tục cưới xin của đồng bào từ lễ dạm, lễ hỏi đến lễ cưới Đó là một phương thức phản ánh hiện thực vừa như nó vốn có, vừa như nó diễn ra trong đời sống hàng ngày Tính chân thật của sự phản ánh đƣợc thể hiện đậm nét trong dân ca nghi lễ đám cưới Có thể nói, nếu hệ thống hóa toàn bộ dân ca nghi lễ đám cưới lại, ta thấy, dân ca nghi lễ đám cưới dân tộc Thái bảo lưu tương đối toàn vẹn, đầy đủ phong tục cưới xin của họ Hơn thế dân ca đám cưới còn phản ánh hết sức sinh động, chân thực cuộc sống hàng ngày của người Thái
Trước hết, dân ca nghi lễ cưới xin phản ánh đầy đủ quy trình, các bước tiến hành một đám cưới Tất cả các bước đều được phản ánh trong các bài dân ca nghi lễ đám cưới do các ông mối hát và lời ông mo xướng lễ
Thứ hai, các lời ca tập trung phản ánh khá rõ các tục lệ truyền thống nhƣ tục ăn trầu trong đám cưới, tục xem chân gà, tục làm vía, của đám cưới rất đặc trưng của người Thái với một lối nói giàu hình ảnh, hoa mỹ và với một tình cảm chân thực, thái độ vui vẻ:
Chẳng hạn tục ăn trầu trong đám cưới:
Lá trầu mỏng róc nhỏ Miếng trầu xinh chia nhau Mỗi người ăn một miếng Mỗi kẻ nhai một bã trầu Chia cho các Đẳm các Tạo cho đủ từng người
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Hay tục xem chân gà:
Mẹ chàng liền mổ vịt xem số, mổ gà xem chân Thật may: chân gà tốt, đầu gà đẹp
Tâm tƣ cha mẹ chàng đã ƣng đã thuận
Mẹ chàng đến nhờ bác nhà trên Nhờ chú, nhờ thím nhà dưới Đến nơi nhà lung ta
Có thể nói, dân ca đã phản ánh một cách chân thực các bước của nghi lễ đám cưới truyền thống; đồng thời xây dựng được chân dung tinh thần, đặc biệt là trách nhiệm đối với hôn nhân của đồng bào Trong điều kiện sống nơi biên cương Tổ quốc, văn hóa hiếm có sự giao thoa với các dân tộc khác, thì dân ca nghi lễ đám cưới người Thái trở thành nơi lưu giữ các phong tục, tập quán, thói quen truyền thống về việc cưới xin của đồng bào, mà các thế hệ sau chỉ cần qua đó có thể hiểu, cảm nhận một cách sâu sắc và thực hành các nghi thức, phong tục của ông cha để lại Qua đó chúng ta thấy đƣợc sự trân trọng những phong tục nghi lễ từ ngàn xưa truyền lại của người con dân tộc Thái Chính điều đó đã tạo nên nét độc đáo, mang đậm bản sắc của đồng bào nơi đây
2.3.2 Phản ánh quan niệm về tình yêu, hôn nhân
Khác với người Tày, Nùng trong việc hôn nhân của con cái, người Thái xưa ít chấp nhận cho con cái kết hôn với người bản khác hay dân tộc khác
Tục ngữ Thái có câu “Trâu đầy đồng không bằng trâu ta” hay “Sáng trăng không bằng quáng lửa, người yêu xa không bằng ở gần” [106, tr 55] Và cũng giống như một số dân tộc thiểu số anh em khác, người Thái rất tin vào
“số mệnh” Các cuộc hôn nhân xưa của người Thái thường sắp đặt theo ý muốn của cha mẹ và phải phụ thuộc vào “số mệnh”
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Quan niệm về tình yêu, hôn nhân của một cộng đồng người hay tộc người, dân tộc nhƣ thế nào thì nó sẽ quy định cách hành xử của họ nhƣ vậy trong cuộc sống và trong hôn lễ Xung quanh vấn đề tình yêu, hôn nhân, người Thái có khá nhiều quan niệm, đa dạng và đôi khi có những quan niệm trái ngƣợc nhau
Chẳng hạn, người Thái cho phép nam nữ được tự do yêu đương, không hạn chế tuổi tác, thường là có thể yêu đương từ tuổi mới lớn, thậm chí có vợ, có chồng rồi cũng không hoàn toàn cấm đoán chuyện yêu đương, nhưng bố mẹ có quyền định đoạt việc hôn nhân của con cái Và người Thái xưa quan niệm khi yêu nhau phải công khai sáng tỏ, phải thể hiện bằng hành động cụ thể Họ quan niệm tình yêu chung thủy sẽ đem lại sức mạnh diệu kỳ:
Phúa mia cở khảng xòng, ái nọc mạc cơ niếng Hặc cắn xỉ tỏ pạc, bò hặc xỉ phạc quam
Mạy lăm điêu côn phòng, nọng pí hặc côn chớ Hắp nặm há đin đanh, pánh mương há côn thầu
Pỏ mẻ tạy bò tỏ xay xón
Vợ chồng như cái lồng, anh em như cái bướu Yêu nhau thì nói, không yêu- gửi lời
Một cây- lóng khác nhau, vợ chồng mỗi người một lòng Đắp đập kiếm đất đỏ, sửa mường kiếm người già
Cha mẹ dạy không bằng vợ chồng dạy
Quan niệm đó không chỉ ở người Thái mà ở người Mường họ cũng có quan niệm nhƣ vậy:
Thương nhau đắp vó cũng ấm
Chẳng thương nhau đắp gấm cũng không nên
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Từ quan niệm nhƣ trên mà quyền lực của ông bố, bà mẹ, công cậu là rất lớn trong vấn đề quyết định hôn nhân của con cái, liên quan đến là vai trò ông mối rất quan trọng vì ông mối đại diện cho việc thực thi quyền lực đó Trải qua hàng ngàn năm, các mối quan hệ bố mẹ, ông mối, ông cậu, bà cô trở thành mối quan hệ của hệ thống quyền lực trong công việc hôn nhân và nó mặc nhiên đƣợc thừa nhận trong cộng đồng Điều đó lý giải tại sao lại hình thành và tồn tại một loại dân ca với số lƣợng tác phẩm lớn nhƣ vậy trong đời sống cộng đồng Thái Chính mối quan hệ quyền lực này cùng với hệ thống luật lệ nghiêm ngặt về hôn nhân và một tâm hồn Thái yêu đời, cởi mở, đắm say cũng đã góp phần tạo ra và gìn giữ nền dân ca ấy Ngƣợc lại, nền dân ca ấy phản ánh và bảo lưu những giá trị truyền thống những quan niệm về hôn nhân, gia đình mà cộng đồng Thái đã tạo ra trong trường kì lịch sử Điều đó giải thích tại sao nhân vật trữ tình chính trong các bài ca nghi lễ đám cưới là ông mối, bà mối, bố mẹ hai bên Đặc biệt ,các công việc nhƣ hát thảo luận về việc thống nhất cưới xin, hầu hết không thấy xuất hiện bóng dáng của chàng trai, cô gái
Chàng trai và cô gái - nhân vật chính của hôn nhân - chỉ xuất hiên trong các bài hát vui trong đám cưới , những bài hát chúc tụng
Cũng do tình yêu và hôn nhân là việc hệ trọng của cả đời người, cho nên cả đôi bên trai gái đều cần phải tìm hiểu nhau kỹ càng, cần phải tâm tình, phân trần giải thích mọi băn khoăn thắc mắc cho thấu hiểu ngọn ngành
Thực tế, cô gái trong hôn lễ không có quyền gì, mặc dù cô vẫn đƣợc hỏi ý kiến về việc hôn nhân của mình Điều này không đƣợc phản ánh trong dân ca nghi lễ nhƣng lại đƣợc phản ánh rất đậm nét trong khúc hát Tiễn dặn người yêu đi lấy chồng:
Thương lắm, thương nhiều cây quý anh đã tạc Người tình anh đã yêu thương
Chúng ta quen nhau từ khi còn lấy quả bưởi làm trâu Lấy quả dƣa gang vỗ về làm em bé
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Lấy lạt tre làm vòng bạc, vòng vàng Hai ta thương nhau chưa có khi nào giận
Anh đến với em đường mòn thành nương Anh đến với em dưới gầm sàn thành vũng nước Tại bố mẹ không ƣng, đôi ta trở thành dang dở…
Tính chất ép duyên, thách cưới cao trong hôn nhân của đồng bào Thái dẫn đến việc họ rất đề cao lối sống chung thủy một vợ, một chồng: “Bữa sáng ăn cơm để dành đôi đũa/ Bữa trƣa ăn canh để giành một bát/ Một bát để hồn em cùng ăn/ Một đôi để hồn em cùng gắp” [138, tr.301] Bởi theo luật tục
Thái, người con gái đã lấy chồng tức là đã là “ma” nhà chồng Vì vậy, họ quan niệm vợ chồng là phải luôn chung thủy, vợ chồng luôn có đôi, chẳng may một người có bạo bệnh thì người kia vẫn phải một lòng
DÂN CA NGHI LỄ TANG MA – DIỄN TRÌNH DIỄN XƯỚNG VÀ NỘI DUNG
DIỄN XƯỚNG VÀ NỘI DUNG
3.1 Các nghi thức trong đám tang của người Thái
Các dân tộc Việt đều có một quan niệm chung là trong đời người có ba việc quan trọng nhất đó là: sinh con, dựng vợ gả chồng (hỉ) và thực hiện nghi thức tang lễ (hiếu).Tang ma là lễ thức cuối cùng trong chu kỳ cuộc đời của một con người trên cõi trần, để bước sang một thế giới mới mà người Thái gọi là Mường Phà (Mường trời)- một thế giới siêu thực và huyền bí, nhưng lại có trong tâm thức và đã ăn sâu vào suy nghĩ của đồng bào, trở thành những tập tục truyền thống, chi phối đời sống xã hội của đồng bào lâu dài và bền bỉ, thậm chí trở thành những ràng buộc với cộng đồng tộc người
Nghi thức trong đám tang của mỗi dân tộc bắt nguồn từ quan niệm, sự nhìn nhận của dân tộc đó về vòng đời con người Đối với người Kinh thì quan niệm rằng, con người sau khi sinh ra thì lớn lên, đến tuổi thì dựng vợ gả chồng…coi sinh lão bệnh tử là một quy luật nên các cụ thường đón nhận cái chết một cách bình thản, có sự chuẩn bị trước cho sự ra đi của mình;
Người Hmông thì quan niệm là, sau khi sinh ba ngày mà mất thì cũng coi như đã qua một kiếp người nên việc từ bỏ cuộc sống trần gian đầy khổ ải đến một thế giới tốt đẹp hơn luôn là khao khát của họ Từ tâm lý này nên người Hmông thường hay tự tử nếu không vừa ý một vấn đề nào đó trong cuộc sống; Người Mường thì cho rằng “Con người không ai qua được mệnh hệ, đó là một quy luật” [Lời ông Cao Sơn Hải, nhà sưu tầm văn hóa dân gian dân tộc Mường Thanh Hóa] Riêng với người Thái, xuất phát từ quan niệm: mỗi con người có phần hồn và phần xác, nếu hồn đi hết thì xác cũng không thể tồn tại, có nghĩa là người đó sẽ chết nên quan niệm của họ là: chết là sống ở thế giới khác, có thể về với thế giới con người nhưng mắt thường không nhìn thấy
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Chúng tôi đã gặp ông Hà Công Mậu, sinh năm 1946, hiện là Hội viên hội bảo tồn các tri thức bản địa, đang cƣ trú tại Bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, Thanh Hóa là anh trai của thầy mo (mo đám tang) Hà Văn Hiển, người đang giữ 02 quyển mo tang lễ bản chép tay, gồm 20 bài mo tang lễ của người Thái xưa Ông đưa cho chúng tôi xem và nói: “Trước đây, một đám tang của người Thái thường kéo dài tới 7-8 ngày Ngày thứ nhất: Lễ đón ma về; ngày thứ hai: Lễ nhận quan; ngày thứ ba: Lễ tiễn hồn; ngày thứ tƣ: Lễ tung trứng tìm huyệt, đƣa quan tài ra bãi tha ma; ngày thứ năm: Lễ ăn sáng, gói chiều; ngày thứ sáu: Lễ dâng cỗ lên; ngày thứ bảy: lễ đƣa cơm cuối cùng; ngày thứ tám: lễ rửa nhà nên ông mo vừa mo vừa nghỉ, mo hết 20 bài mo”
(phỏng vấn ngày 22/5/2017) Ông cũng trao đổi với chúng tôi về các nghi thức trong đám tang của người Thái và chúng tôi xin tóm lược lại như sau:
Hiệu lệnh báo tin cho người thân, gia đình, láng giềng mở đầu bằng việc đánh ba tiếng cồng báo cho con cháu biết ông, bà, cha, mẹ đã lâm vào tình trạng hấp hối Ai đang đi làm nương, làm ruộng phải về ngay Một hồi cồng không chiêng, báo tin đã tắt thở Ba hồi chín tiếng cồng, báo tang, báo tin khâm liệm xong, con cháu bắt đầu khóc thương, hàng xóm đến chia buồn
Từ lúc khâm liệm xong trở đi, bắt đầu dùng trống kèn đám ma Riêng ông Mo sử dụng một cái chuông đồng, cầm tay để lắc, một quạt, một kiếm
Mỗi điệu nhạc báo hiệu một sự việc đang tiến hành nhƣ: báo hiệu có khách quan trọng đến viếng, cúng cơm, mo kể lể, mo dẫn đường…Một đám có thể có nhiều ông mo nhƣng nhất thiết phải có một mo cả
Trong đám tang có sử dụng tiếng nổ nhƣ tiếng pháo, bắn bằng loại súng chuyên dùng để gây tiếng nổ trong đám tang, gọi là Chọ, hoặc bắn bằng súng săn Tiếng nổ đƣợc bắn vào lúc phát tang, có dâu da đến phúng viếng, lúc nhập quan, bắt đầu khiêng quan tài ra khỏi nhà Tục này bắt nguồn từ nghi lễ nhà binh, khi những đoàn quân đi chinh chiến có người tử trận
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Người chết sau khi khâm liệm được người nhà lấy bạc trắng, cán dẹp, gắn 2 miếng thành chữ thập, đặt lên trán, sao cho một thanh dọc xuống che lấy hết sống mũi, gọi là xlứmná Người ta đắp lên người tử thi, từ đầu đến chân nhiều lƣợt vải trắng tự dệt theo số: 3,5,7,9,12, rồi mắc màn lên Nếu lúc này chƣa sẵn quan tài vẫn có thể phát tang đƣợc
Trình tự đám ma người Thái khác người Mường ở chỗ: người giúp việc chính cho thầy mo phải là khươi Cốc (con rể cả) Cốc được bên nhà con rể hoặc cháu rể chọn trong họ nhà rể đến làm người phục dịch trong đám tang
Cốc thắt dây lưng bằng khăn trắng, vác con dao sáu, đứng trực góc dưới quan tài để nghe lời truyền của ông mo, xướng to lời truyền cho gia đình thực hiện, thúc giục, kiểm tra việc sắm đặt thủ tục, nghi lễ theo yêu cầu của thầy mo
Mo đám tang là mo ma Mo ma là những bài ca nghi lễ do thầy mo chuyên nghiệp diễn xướng Đám tang có nhiều bước tiến hành các thủ tục, nghi thức Mỗi thủ tục đều có phần đồ lễ, động tác tƣợng trƣng và lời mo Các bài mo thuộc về tủ tục có thể giống nhau về lời giữa mường này và mường khác
Riêng mo tiễn hồn người chết lên trời thì mỗi dòng họ, mỗi mường bản có một con đường riêng từ nhà mình đến gốc cây si, cây đa, ma bắc thang lên trời Con đường ấy phải lần theo lối cũ trở về quê cha, đất tổ xa xưa Có một điểm giống nhau là tất cả các dòng họ lớn đều đƣa linh hồn xuôi theo các dòng sông về biển trước khi lên trời
Giọng ca nghi lễ trong mo của người Thái phổ biến nhất là hai giọng điệu, đó là giọng lá pơ và giọng mo háy Lá pơ là giọng trầm buồn, mo háy là điệu khóc than
Trong đám tang của người Thái, ngoài các nghi thức mang tính chất linh thiêng, bi lụy, còn có một tiết trò mang tính chất hài hước, gây náo động, gọi là Phặt cong hang Trò này không có người chủ trì, mà do một nhóm người tự nguyện vào vai Những người này, trong đời sẵn có tính khôi hài Trước khi vào cuộc họ dùng mặt nạ hóa trang hoặc tô vẽ trên mặt, ăn mặc xộc xệch
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG DÂN
4.1 Kết cấu dân ca nghi lễ dân tộc Thái
Dân ca nghi lễ của người Thái là vốn quý của văn học dân gian cổ truyền, có vẻ đẹp đặc trƣng trong cách nghĩ, cách giao tiếp ứng xử Kết cấu của dân ca nghi lễ vừa có nét tương đồng với dân ca của các tộc người trên đất nước ta, vừa có nét đặc sắc khá tiêu biểu Luận án sẽ tìm hiểu kết cấu của dân ca nghi lễ dân tộc Thái trên ba phương diện: Đặc điểm, hình thức kết cấu và một số biện pháp kết cấu nổi bật
4.1.1 Đặc điểm Đại đa số các lời ca trong dân ca nghi lễ dân tộc Thái đều rất dài Đặc biệt là các bài ca tang lễ Khảo sát các văn bản đã in về dân ca nghi lễ đám cưới: Khặp Thái Thanh Hóa, Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hóa, Đám cưới truyền thống của người Thái- Nghệ An, Tổng quan văn hóa truyền thống dân tộc Thái tỉnh Điện Biên; các văn bản dân ca nghi lễ tang ma: Văn hóa truyền thống Thường Xuân, Tang lễ của người Thái Đen Mường
Thanh, Lời tang lễ, Tang lễ cả người Thái Nghệ An, Tang lễ của người Thái trắng chúng tôi thấy, trong tổng số 13 bài ca đám cưới và 18 bài ca đám tang chỉ có 13 bài dưới 20 dòng thơ, 8 bài từ 20-50 dòng thơ, có 10 bài có từ 100-
250 dòng thơ Xác xuất thống kê của chúng tôi có thể còn chƣa ổn định, bởi dân ca nghi lễ nói riêng cũng như văn bản văn học dân gian nói chung thường chỉ ổn định tạm thời ở thời điểm diễn xướng Song qua tìm hiểu thực tế và khảo sát các văn bản, thì rõ ràng tính chất không ngắn gọn của dân ca nghi lễ là một đặc điểm nổi lên dễ thấy nhất
Dân ca nghi lễ của người Thái có nhiều lời ca nổi rõ tính chất trần thuật, kể lể, phô diễn tâm tình Hãy nghe lời đôi trẻ trong lễ cưới bên nhà gái, nếu nhà gái đồng ý cho làm đám cưới thì đôi trẻ cất lời: “Đây mới là cây tre đẹp
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
118 thẳng tắp chặt đến tận ngọn/ Trai mới lớn có tấm lòng rộng mở/ Lên đến quản nhớ lời mẹ út khuyên/ Lên đến sàn nhớ lời mẹ chàng bảo/ Vạn lời khuyên dân bản con ghi nhớ/ Rể yêu cha, yêu mẹ, yêu mọi thứ/ Yêu bác bá nội ngoại hai bên/Yêu bố mẹ vợ hơn thỏi vàng quí” [114, tr 574]
Dân ca nghi lễ cũng có những lời ca mang yếu tố cốt truyện, ví dụ: lời kể về công ơn của bố mẹ trong lời mo trong đám cưới ở lễ cúng hồn tạ ơn công sinh thành: “Nuôi con nhọc hồn ơi, mang bầu nhọc hồn hỡi!/ Đùi trên còn phải làm đu quay, đùi dưới còn phải làm gác ỉa gác đái/ Hồn còn dỗi còn hờn, hồn còn bực còn tức/ Bụng dưới dựng cá chày, bụng to đựng chép ao, chép ruộng/ Hồn nào còn dỗi còn hờn, hồn nào còn bực còn tức/ Muốn ăn đƣợc ăn lớn, ƣớc ăn đƣợc ăn nhiều/ Mời mọi hồn đến ăn,mời mọi vía ăn cùng, cùng nhau cầm đũa quanh mâm lễ…” [114, tr 598] Lời mo là cả một câu chuyện dài, bắt đầu từ việc mang thai, sinh con, nuôi con với bao khó nhọc “Con khóc hãy bế con vào vườn dưa/ Thương con bế con vào vườn mía”
[114, tr 593] để đến ngày hôm nay dựng vợ gả chồng cho con, sắp mâm lễ mong các Đẳm trong nhà phù hộ cho con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Tính chất trữ tình dàn trải kết hợp với chất tự sự diễn giải của dân ca nghi lễ là có liên quan đến thực tại đời sống của người Thái trên nhiều phương diện: Nhận thức xã hội, tâm tư tình cảm, phong tục tập quán, nếp sống, lối sống Dân ca nghi lễ vừa là phương tiện trao gửi, bày tỏ tình yêu lứa đôi vừa là một sinh hoạt văn hóa văn nghệ mang tính phong tục, tập quán, nên lời ca không chỉ chở nặng chất yêu thương mà còn chất chứa trong đó nhiều nhu cầu phản ánh hiện thực đời sống của người Thái
Tính chất trữ tình dàn trải kết hợp với chất tự sự diễn giải của dân ca nghi lễ, suy cho đến cùng là có liên quan nhiều đến nhịp sống của xã hội nông nghiệp “ngƣng đọng” lâu đời Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, tính chất không ngắn gọn của dân ca nghi lễ là một đặc điểm Đặc điểm này có liên quan đến
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
119 hoàn cảnh, điều kiện sáng tác, sinh hoạt dân ca cũng nhƣ sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian của người Thái trước đây
Ngày nay, hoàn cảnh, điều kiện sáng tác, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Thái đã khác xa ngày trước Sự tồn tại của diễn xướng dân ca nghi lễ cũng ít diễn ra trên các vùng có đồng bào Thái cƣ trú Lý do chủ yếu là dân ca nghi lễ đã không còn chức năng lễ nghi, trong đó có phần không nhỏ của sự thay đổi về nhịp độ cuộc sống, nhu cầu thẩm mỹ, điều kiện sống của người Thái
Việc nghiên cứu đặc trƣng cấu trúc của các bài ca trữ tình dân gian từ lâu đã đƣợc các nhà Folklore học Nga nhƣ Vexelopxki, Xocolop, Lazuchin…chú ý Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu văn học dân gian từ những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước cũng đã khảo sát sự hiện diện của các yếu tố trùng lặp, các công thức mở đầu kết thúc, các công thức miêu tả, trần thuật ở các cấp độ nghệ thuật khác nhau trong thơ ca dân gian
Kết cấu đối đáp trò chuyện là hình thức kết cấu đặc trƣng của thơ ca dân gian, trong đó có dân ca nghi lễ Dân ca hôn lễ tồn tại trong hình thức đối thoại giữa hai nhân vật trữ tình chàng trai- cô gái, mối nhà trai- mối nhà gái, chàng trai, cô gái – bố mẹ hai bên Dân ca tang lễ Thái chủ yếu là lời dẫn chuyện (độc thoại), đan xen vào đó là lời đối thoại của nhân vật
Dân ca hôn lễ tồn tại cả hai phần đối đáp của nam và nữ Đây là hình thức kết cấu đặc thù, nó đảm bảo cho sự hiện diện của diễn xướng sinh hoạt dân ca trong hôn lễ Trong đám cưới, nói xong các phần luật tục, ông (bà) mối hai bên thay mặt nhà trai, nhà gái hát đối đáp nhau về đường cưới xin theo luật tục Thái Cách thức đối đáp trong đám cưới khá phong phú Lời hát cũng uyển chuyển, linh hoạt, có những bài hát có từ xƣa, có những bài họ ứng tác ngay trên mâm cỗ
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Bên trai hát mở lời hát khen cô gái: “Giờ đây xin gái út hãy nói thẳng/
Xin gái yêu nói thật/ Nét mặt tươi sao em yêu khéo nói/ Mặt hồng hào sao út yêu khéo thưa/ Khéo nói hay chào khách mường xa thế nhỉ?/ Lời đi tiếng lại dịu dàng vui vui” [114, tr 611]