_—————— — | | _ §012tv 6]
'— 99/10 _ |
' HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUOC GIA HO CHi MINH
HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
DE TAI CAP CO SO NAM 2009
KHOA HOC LANH DAO VA QUAN LY (Tập bài giáng) HỌC VIỆN BẢO CHÍ & TUYỂN TRUYỂN 49 - 20/0
Cơ quan chủ trì : Học viện Báo chí và Tuyên truyền Chủ nhiệm đề tài: TS Trương Ngọc Nam |
Ỳ
Trang 2Chương I H Chương Il II IV Chương IH I II Chuong IV H Ii IV Chuong V 1L Chương VI MUC LUC DAT VAN DE
KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC LÃNH ĐẠO VÀ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC LÃNH ĐẠO
Khái quát về khoa học lãnh đạo
Sơ lược lịch sử phát triển của khoa học lãnh đạo QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
VÀ NGƯỜI BỊ LÃNH ĐẠO
Khái niệm người lãnh đạo và người bị lãnh đạo
Quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo Quyền uy lãnh đạo
Các đặc trưng cơ bản của lãnh đạo
CHỨC NĂNG VÀ QUYẾT SÁCH LÃNH ĐẠO, CHẤP HÀNH
VÀ THỰC HIỆN QUYẾT SÁCH LÃNH ĐẠO
Chức năng và quyết sách lãnh đạo
Chấp hành, thực hiện quyết sách lãnh đạo
KHOA HỌC DÙNG NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO VÀ PHÉP DÙNG NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH _
Khoa học dùng người trong hoạt động lãnh đạo
Phương pháp cơ bản nhìn nhận, phân loại cán bộ Nguyên tắc lựa chọn hiền tài của người lãnh đạo Phép dùng người trong tư tưởng Hồ Chí Minh
CÁCH ĐIỀU HÀNH VÀ PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO Sự điều hành và cơ chế của hoạt động lãnh đạo
Phương pháp lãnh đạo
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO VÀ NGHỆ THUẬT THƯƠNG
Trang 311 Chương VH Il Chương VIH IT HIR IV Nghệ thuật lãnh đạo Tâm quan trọng của nghệ thuật thương thuyết trong hoạt động lãnh đạo RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT VÀ TÁC PHONG
CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Rèn luyện phẩm chất của người lãnh đạo |
Tác phong lãnh đạo |
ĐÁNH GIÁ, BÌNH XÉT HIỆU QUÁ HOAT DONG LANH DAO Bản chất của hiệu quả lãnh đạo _
Nội dung và nguyên tắc của công tác đánh giá hiệu quả
lãnh đạo
Trình tự và phương pháp đánh giá hiệu quả lãnh đạo
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang tiến những bước vững
chắc vào thế kỷ XXI, thế kỷ được nhận định là sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi:
khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt; kinh tế tri thức có vai trò
ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất; toàn cầu hoá
kinh tế là một xu hướng khách quan Trước mắt nhân dân ta có cả cơ hội và
thách thức lớn Cả thuận lợi và thách thức đan xen đòi hỏi Đảng ta phải luôn
có quan điểm, đường lối đúng đắn, sáng suốt, trong đó vấn đề cốt lõi liên quan
đến sự thành bại của cách mạng là việc xây dựng hoàn thiện thể chế, đào tạo, _ bồi đưỡng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân Quán triệt quan điểm
của Đảng, việc học tập, nghiên cứu và vận dụng lý thuyết về khoa học lãnh
đạo là một nhu cầu cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay
Hoạt động lãnh đạo vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đang là vấn đề thu hút nhiều nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu trong giai đoạn hiện nay Khoa học lãnh đạo là ngành khoa học nghiên cứu những vận động của mâu thuẫn nội tại trong hoạt động lãnh đạo và chỉ ra tính quy luật chung trong nó, tổng hợp những kinh nghiệm lãnh đạo thành những nguyên tắc lãnh đạo, giúp cho các nhà lãnh đạo có những kiến thức cần thiết trong hoạt động lãnh đạo đạt hiệu suất cao Trên thực tế, khoa học lãnh đạo là một lĩnh vực nghiên cứu mới, đòi hỏi sự tìm tòi, khám phá và nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu
Để đấp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay, trong khuôn khổ nội dung chương trình và thời lượng nhất định, Khoa
Xây dựng Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền biên soạn Tập bài giảng
Trang 5cơ bản về khoa học và nghệ thuật lãnh đạo cho sinh viên các lớp cử nhân chính trị - chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền |
Nội dung của Tập bài giảng tập trung làm rõ bản chất và mục đích của hoạt động lãnh đạo; các yếu tố cơ bản và quan hệ qua lại giữa chúng trong hoạt động lãnh đạo; chức năng và tác dụng của hoạt động lãnh đạo; người lãnh đạo và những phẩm chất cơ bản của họ; quá trình và cơ chế của hoạt động lãnh đạo; phương thức và nghệ thuật lãnh đạo; đánh giá, bình xét hiệu quả hoạt động lãnh đạo Ngoài những nguyên lý, quy luật cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở những quan điểm, đường lối của
- Đảng, nội dung tập bài giảng còn cập nhật những kiến thức mới về khoa học
và nghệ thuật lãnh đạo cả trong nước và thế giới |
Chúng tôi hy vọng rằng, tập bài giảng sẽ giúp ích phần nào cho người học trong việc vận dụng các kiến thức của môn khoa học lãnh đạo vào hoạt động lãnh đạo, quản lý trong thực tiễn ở các ngành, các cấp từ Trung ương đến
CƠ SỞ
Ở nước ta, khoa học lãnh đạo là một môn học còn rất non trẻ Việc nghiên cứu và giảng đạy bộ môn này trong các trường đại học và ở Học viện
Báo chí và Tuyên truyền còn là vấn đề mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm Vì vậy, mặc dù tập thể tác giả có nhiều cố gắng để biên soạn song khó tránh khỏi thiếu sót Tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
nhà khoa học, các sinh viên và người đọc để tập bài giảng ngày càng hoàn
Trang 6CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC LÃNH ĐẠO VÀ SƠ LƯỢC LICH SU PHAT TRIEN CUA KHOA HOC LANH DAO
I KHAI QUAT VE KHOA HOC LANH DAO
1 Khái niệm về hoạt động lãnh dao
Trong xã hội loài người, hiện tượng lãnh đạo mang tính phổ biến, Các tổ chức ở mọi thời đại, mọi ngành, mọi cấp đều gắn liền với hoạt động lãnh đạo
Hoạt động lãnh đạo là một khoa học nghệ thuật, đó là một nghề, một
lĩnh vực đòi hỏi học vấn và kỹ năng chuyên môn thành thạo, sâu rộng Học tập,
_ nghiên cứu, vận dụng lý thuyết về khoa học lãnh đạo là một nhu cầu của thời
đại, là yêu cầu cấp thiết trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển đất nước mạnh mẽ, bên vững,
đúng quy luật khách quan Do đó, không những chỉ người lãnh đạo đương thời phải học tập, những vị lãnh đạo tương lai cũng phải học tập, mà những người bị lãnh đạo cũng phải học tập, nhận thức đúng đắn về lĩnh vực này Khái niệm “lãnh đạo” là phạm trù cơ bản của khoa học nghiên cứu về lãnh đạo Khi nghiên cứu khoa học lãnh đạo, trước hết phải tìm hiểu đặc trưng bản chất của
lãnh đạo, những yếu tố cấu thành và quan hệ cơ bản nội tại
Hoạt động lãnh đạo là một quá trình hành vi giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo thông qua một phương thức nhất định, kết hợp lại cùng thực hiện một mục tiêu của tổ chức, cũng chính là quá trình vận động làm cho các yếu tố của hoạt động lãnh đạo liên hệ với nhau và tác động lẫn nhau |
Trang 7- Chủ thể lãnh đạo: là người lãnh đạo, đó là người tổ chức, người chỉ huy trong khoa học lãnh đạo, có tác dụng và chiếm vị trí chi phối chủ đạo trong hoạt động lãnh đạo |
- Khách thể lãnh đạo: là người bị lãnh đạo, là đối tượng lãnh đạo của
chủ thể lãnh đạo, trong một số điều kiện nhất định nó lại có vị trí chủ thể hoặc vừa là khách thể vừa là chủ thể
- Đối tượng khách quan: Mục tiêu tổ chức chỉ là nhận thức, cải tạo thế
giới, cái gọi là đối tượng khách quan chính là đối tượng chủ thể và khách thể
lãnh đạo cùng tác dụng Đối tượng với nghĩa rộng chính là hoàn cảnh
- Công cụ hoặc thủ pháp: Là khâu trung gian liên kết giữa chủ thể, khách thể của lãnh đạo như cơ cấu tổ chức, quy định điều lệ, phương pháp,
phương thức lãnh đạo
Lưu ý rằng, hoạt động lãnh đạo đo nhiều yếu tố tạo thành, chính vì vậy
nó hình thành rất nhiều mâu thuẫn và mối quan hệ phức tạp, có thể coi hoạt
động lãnh đạo là sự vận động các mâu thuẫn phức tạp |
Hoạt động lãnh đạo chính là sự vận động từ những mâu thuẫn của bốn
yếu tố cơ bản trên đây cấu thành quy luật vận động của nó chính là đối tượng
nghiên cứu của khoa học lãnh đạo
Chủ thể lãnh đạo và khách thể lãnh đạo tức là người lãnh đạo và người
bị lãnh đạo, là yếu tố cơ bản của hoạt động lãnh đạo, và chính mâu thuẫn của hai đối tượng này cũng chính là mâu thuẫn cơ bản trong tất cả các mâu thuẫn
của hoạt động lãnh đạo Do người bị lãnh đạo, tức là khách thể lãnh đạo trong những điều kiện nhất định lại có vị trí chủ thể, làm cho mâu thuẫn này càng
quan trọng và càng phức tạp hơn nhiều so với các mâu thuẫn khác
Mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể của lãnh đạo là mâu thuẫn cơ bản
Trang 8Hoạt động lãnh đạo là một thực tiễn xã hội, là hình thức đặc thù quan
trọng của thực tiễn xã hội Nó là quan trọng vì các thực tiễn của xã hội của loài người, đấu tranh sản xuất, đấu tranh xã hội, thực nghiệm khoa học đều không tách rời hoạt động lãnh đạo, tính chất, tác dụng, trình độ của chúng cũng quyết định hoạt động lãnh đạo Nó đặc thù vì hoạt động lãnh đạo có hai đặc trưng lớn khác với tất cả các hình thức thực tiễn xã hội khác:
Một là, đối tượng lãnh đạo của chủ thể lãnh đạo, tức là khách thể lãnh
đạo chỉ có thể là con người Đó là một đặc trưng mà mọi hiện tượng trong
xã hội khác đều không có Nó quyết định quan hệ cơ bản trong hoạt động lãnh
đạo chỉ có thể là quan hệ giữa người với người, mâu thuẫn cơ bản cũng chỉ là mâu thuẫn giữa người với người
Hai là, tính gián tiếp trong mối liên hệ giữa hành vi của chủ thể lãnh
đạo với mục tiêu lãnh đạo Trước hết, chỉ xem xét trong thực tiễn lao động sản xuất, mục đích, mục tiêu của người lao động, thông qua hoạt động tự nhiên của người lao động để trực tiếp đạt được Công nhân làm việc, nông dân cày cấy, giáo viên lên lớp, nhà khoa học nghiên cứu đều thông qua hoạt động thực
tiễn của chủ thể để trực tiếp thực hiện mục tiêu của mình và đạt được mục đích của mình, Mối quan hệ giữa mục tiêu và hoạt động thực tiễn của chủ thể
là mối quan hệ trực tiếp
, Còn hoạt động lãnh đạo thì hoàn toàn khác, chủ thể lãnh đạo muốn thực hiện mục tiêu của mình, bắt buộc phải thông qua lao động của người khác, ít thì mấy người, nhiều thì hàng nghìn, hàng vạn người hoặc có thể nói, bắt buộc phải thông qua khâu trung gian là hoạt động của người bị lãnh đạo thì _mới có thể thực hiện được mục tiêu của mình Đây chính là tính gián tiếp
Trang 92 Đối tượng, tính chất khoa học lãnh đạo
a, Đối tượng của khoa học lãnh đạo ⁄
Khoa học lãnh đạo là một ngành khoa học nghiên cứu những vận động của mâu thuẫn nội tại trong hoạt động lãnh đạo và quy luật của nó Đây là một môn khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu của mình, bởi vì khi nghiên cứu một mâu thuẫn đặc trưng trong lĩnh vực của một hiện tượng nào đó, thì
mâu thuẫn trở thành đối tượng của một ngành khoa học Mâu thuẫn đặc trưng
trong lĩnh vực của hiện tượng hoạt động lãnh đạo chính là đối tượng nghiên -
cứu của hoạt động lãnh đạo Mâu thuẫn này chính là rất nhiều mâu thuẫn do 4
yếu tố lãnh đạo cấu thành, đặc biệt là mâu thuẫn đặc trưng giữa chủ thể và
khách thể lãnh đạo
Mâu thuẫn nội tại của hoạt động lãnh đạo là những mâu thuẫn được tạo thành do các yếu tố hoạt động lãnh đạo, trong đó mâu thuẫn cơ bản là mâu
thuẫn giữa chủ thể và khách thể lãnh đạo Nhiệm vụ của khoa học lãnh đạo là
phải làm rõ tính quy luật nội tại của nó, để đáp ứng cho nhu cầu của thực tiễn công tác lãnh đạo Nhiệm vụ này chủ yếu là thông qua các tri thức về quy luật của hoạt động lãnh đạo, đóng góp những ý kiến, những chỉ dẫn khách quan
cho các cấp lãnh đạo và làm một người tham mưu quan trọng Từ đó hình thành hệ thống cơ cấu và các phạm trù khái niệm đặc trưng của mình Đó cũng là nội dung cần nghiên cứu của khoa học lãnh đạo, và toàn bộ nội dung của cuốn sách này được triển khai xoay quanh chủ đề này
Vấn đề mà khoa học lãnh đạo nghiên cứu là mâu thuẫn bên trong của hoạt động lãnh đạo, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của nó - mâu thuẫn giữa chủ
thể và khách thể lãnh đạo Chủ thể lãnh đạo có thể là cá thể, cũng có thể là
một nhóm, tập đoàn, điều này giống như chủ thể quản lý Khách thể lãnh đạo
Trang 10Vì vậy, mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể của lãnh đạo và mâu thuẫn
giữa chủ thể và khách thể của quản lý là hai mâu thuẫn có tính chất khác nhau, không thể lẫn lộn Quy luật vận động của mâu thuẫn bên trong của hoạt động lãnh đạo là đối tượng nghiên cứu riêng, đặc thù riêng của khoa học lãnh đạo,
điều này nói lên rằng giữa hai ngành khoa học này cũng có những điểm đan
xen nhau Nhưng không thể nói hai ngành khoa học này có đối tượng nghiên cứu giống nhau
Khoa học lãnh: đạo mang tính lịch sử, kế thừa và biện chứng, ở mỗi thời đại khác nhau, mỗi xã hội khác rihau, thậm chí ở mỗi giai đoạn phát triển khác
nhau đều tồn tạt hoạt động lãnh đạo với hình thức và tính chất khác nhau, cách
xem xét, khảo sát, đánh giá về nó cũng khác nhau Nói cách khác, với xã hội
loài người thì lãnh đạo là phổ biến, còn đối với hình thái lịch sử cụ thể thì lãnh
đạo là đặc thù
b Tính chất đặc thù của khoa học lãnh đạo
Nếu xét từ góc độ nghiên cứu của khoa học lãnh đạo, thì khoa học lãnh
đạo chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ chủ thể và khách thể, quan hệ giữa người
với người, tức là quan hệ sản xuất Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi nghiên cứu quan hệ sản xuất không thể tách rời với sức lao động, tức là quan hệ giữa con người với tự nhiên Điều đó quyết định khoa học lãnh đạo có
hai đặc trưng cơ bản: tính tổng hợp và tính ứng dụng
- Tính tổng hợp, liên ngành của khoa học lãnh đạo:
Tính tổng hợp của khoa học lãnh đạo chính là tính đan xen của nhiều khoa học, tức là liên quan đến khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học tư duy Đặc biệt, với nhiều ngành khoa học mới hiện đại, cơ sở của sự đan xen đó chính là khoa học về con người- với ý nghĩa là tổng hoà các mối quan hệ
xã hội Đề cập đến nghiên cứu quy luật vận động của mâu thuẫn giữa chủ thể
lãnh đạo và khách thể lãnh đạo, tức là mâu thuẫn cơ bản của hoạt động lãnh
đạo, chủ yếu là nghiên cứu thuộc quan hệ xã hội, thượng tầng kiến trúc, đó là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học xã hội Hiển nhiên khoa học lãnh đạo không
Trang 11học, luật học, lý luận học càng không thể tách rời lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và kế thừa những tri thức của tính hoa nhân loại về lĩnh vực khoa học - công nghệ, trước hết là khoa học xã hội, khoa học quản lý Hoạt động lãnh đạo còn liên quan đến việc phân công, tổ chức, điều tiết, điều khiển sức lao động, đó lại chính là lĩnh vực nghiên cứu _ của khoa học tự nhiên Khoa học lãnh đạo còn đan xen, liên quan đến nhiều ngành khoa học mới ra đời như khoa học môi trường, vận trù học, quản lý học,
cho đến hệ thống học, thông tin học, điều khiển học Đó là đặc trưng thứ
nhất của khoa học lãnh đạo - tính tổng hợp |
- Tinh tng dung thuc tiễn của khoa học lãnh đạo thể hiện trước hết, khoa học lãnh đạo là khoa học có tính lý luận cao, nhưng lý luận khoa học của
nó, những nguyên tắc, nguyên lý cơ bản của nó không phải là do chủ quan
sinh ra mà là sự tổng kết, khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động
lãnh đạo của con người Lý luận của khoa học lãnh đạo được ra đời từ thực
tiễn và nó trở lại chỉ đạo và phục vụ thực tiễn Nói cách khác, phục vụ cho thực tiễn chính là phục vụ cho việc khoa học hố cơng tác lãnh đạo -
Tính ứng dụng của khoa học lãnh đạo được quyết định bởi tính chất của khoa học này, đồng thời nó cũng là nhu câu của thời đại, là nhu cầu của công cuộc xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh Đó chính là đặc trưng thứ hai của khoa học lãnh đạo - tính ứng dụng
Tính ứng dụng 'của khoa học lãnh đạo không loại trừ tính lý luận Tính
lý luận của một môn khoa học là tiền dé của tính ứng dụng Không có tính lý
luận thì không thể nói đến tính ứng dụng Lý luận của khoa học lãnh đạo tuy
xuất phát từ kinh nghiệm, nhưng so với kinh nghiệm thì nó khác nhau về bản
chất, nó là kinh nghiệm đã được thăng hoa chat loc, là kinh nghiệm đã được quy phạm hoá
Tính tổng hợp và tính ứng dụng là hai đặc trưng lớn, cơ bản của khoa
học lãnh đạo Ngoài ra, khoa học lãnh đạo còn có tính quốc tế và tính dân tộc
Trang 12Trong khoa học lãnh đạo, nói chung là những thành quả, những trị thức có liên quan đến lực lượng sản xuất, mọi quốc gia đều có thể vận dụng phổ biến Trước những thành quả liên quan đến quan hệ sản xuất, các quốc gia trên thế giới cũng có thể học Hỏi lẫn nhau Bởi vì, đơn giản là nhà khoa học có
tổ quốc, còn chính khoa học thì không có biên giới
Các nhà khoa học của bất kỳ quốc gia nào khi nghiên cứu khoa học lãnh đạo đều không thể không tính đến đặc điểm của dân tộc mình và tình hình cụ thể của nước mình Tính dân tộc là đơn tính, tính quốc tế là cộng tính, không có tính dân tộc thì không có tính quốc tế |
Khoa hoe lãnh đạo của Việt Nam cần tổng kết những kinh nghiệm chung của hoạt động lãnh đạo trong xã hội loài người, tham khảo những học
thuyết lý luận có liên quan của các nước trên thế giới, phản đối tư tưởng bế
quan toả cảng, nhưng cũng không thể tách rời hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước Chúng ta không nên máy móc, dập khuôn áp dụng hoàn toàn các lý thuyết của nước khác mà cần phải xây dựng khoa học lãnh đạo kế thừa, tiếp
thu được truyền thống của ông cha ta và lựa chọn những kinh nghiệm thế giới
tương thích với điều kiện nước ta |
Việt Nam là một nước có nền văn hoá và lịch sử phát triển lâu đời, chính trong quá trình xây đựng và bảo vệ Tổ quốc, ông cha ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phong phú về xây dựng, tổ chức bộ máy nhà nước, trong
đó có kinh nghiệm quý báu về lĩnh vực lãnh đạo của các triều đại nhà nước
phong kiến Việt Nam với sự tiếp thu, giao lưu ảnh hưởng của kinh nghiệm từ
nhà nước phong kiến Trung Hoa, của các quốc gia láng giéng va sau này của các nước phương Tây Tuy nhiên, cho dù kinh nghiệm phong phú, di san quý báu, nhưng do hoàn cảnh lịch sử trước đây, các thời đại trước chưa có điều
kiện tổng kết thành những lý luận khoa học để chỉ đạo thực tiễn
Chúng ta kế thừa đi sản của ông cha ta, đồng thời phải tiếp tục hấp thụ
những điều hay, những tỉnh hoa của nền tảng truyền thống để phát triển vượt
bậc hơn xưa mới đáp ứng được mong mỏi của người đi trước Một trong những nội dung quan trọng của khoa học lãnh đạo là kế thừa kinh nghiệm cổ truyền-
Trang 13kinh nghiệm của cả chiều dài lịch sử nhưng phải vận dụng thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử, lấy thực
tiễn hiện đại kiểm chứng để tiến hành tổng kết một cách khoa học về mặt lý
Tuận, từ đó soi trở lại cho thực tại khách quan phong phú mà hành động phù hợp
Xây dựng khoa học lãnh đạo mang phong cách Việt Nam, cũng tức là vừa mang tính tiên tiến, hiện đại, quốc tế lại vừa đậm đà bản sắc dân tộc Như trên đã nói, thời phong kiến, việc tổng kết kinh nghiệm về khoa-học lãnh đạo
của ông cha ta không nhiều, sách vở, tài liệu bị chiến tranh, khí hậu, thời gian ˆ
huỷ hoại, thế nhưng chỉ riêng các tư liệu về chiếu chỉ, biểu của vua chúa các đời (kể cả Bộ Luật Hồng Đức đời Lê; Bộ luật Gia Long đời N guyễn), các bộ
sử, cuốn Binh thư yếu lược của Trần Hung Đạo, cuốn Hổ trướng khu cơ của
Đào Duy Từ cũng để lại cả một kho tàng to lớn về kinh nghiệm lãnh đạo,
dùng người, cai quản đất nước của ông cha ta Cho đến Hồ Chí Minh, lãnh tụ
thiên tài của dân tộc ta, danh nhân văn hoá thế giới xuất hiện thì những kinh
nghiệm, truyền thống xưa được Người đúc kết, vận dụng nhuần nhuyễn với
khoa học lãnh đạo hiện đại, đóng góp vào kho tàng lý luận về lãnh đạo trở nên
sâu sắc, độc đáo, hoàn thiện về nhiều mặt
Trong xã hội loài người, hiện tượng lãnh đạo là phổ biến, nhưng công tác lãnh đạo trở thành chuyên nghiệp, nên nghiên cứu về công tác lãnh đạo cũng trở thành một ngành chuyên môn Mặc đù là một hiện tượng lịch sử, một
sản phẩm của lịch sử, nó còn là sản phẩm của xã hội ngày nay
Sự ra đời của lý luận khoa học, trước hết là do nhu cầu của nhân loại
Lý luận mà con người không cần thì không thể là khoa học Nền sản xuất
xã hội hiện đại ngày càng xã hội hoá cao, khoa học càng hoàn thiện, sản xuất
xã hội phát triển càng mạnh, khoa học kỹ thuật ngày càng đổi mới, các nhà
lãnh đạo đứng trước đối tượng khách quan có khối lượng thông tin khổng lồ, _ luôn thay đổi, mối liên hệ rộng lớn, cơ cấu phức tạp và công năng da dang Đây là một thách thức của hiện thực, do đó không thể chỉ đơn thuần dựa vào kinh nghiệm, trí tuệ của một cá nhân mà công tác lãnh đạo được hiệu quả tốt
Trang 14Khoa học hoá công tác lãnh đạo đã trở thành một chủ đề lớn của xã hội ngày
nay ý
Nhu cầu đối với khoa học lãnh đạo của mọi người, tức là nhu cầu khoa học hố cơng tác lãnh đạo, chỉ là khả năng, tiền đề do khoa học lãnh đạo sinh ra Tính khả năng này có thể trở thành hiện thực hay không còn cần phải có đủ
các điều kiện nhất định, đó chính là sự phát triển của phân công xã hội, sự phân hoá của khoa học cho đến sự phát triển cao của khoa học kỹ thuật, để
cung cấp những biện pháp khoa học và cơ sở xã hội vững chắc cho -sự ra đời của khoa học lãnh đạo |
Tóm lại, xét về khía cạnh đầy đủ của môn học, một ngành nghề chuyên
môn hoá thì khoa học lãnh đạo là một môn khoa học mới xuất hiện trong xã hội hiện đại, và nó cũng là một ngành khoa học mới chỉ xuất hiện trong
xã hội hiện đại, tuy nhiên nó có cơ sở gốc rễ, gắn kết với các lý thuyết, kinh nghiệm trong quá khứ lịch sử
II SO LUGC LICH SU PHAT TRIEN CUA KHOA HOC LANH DAO
1 Hoạt động lãnh đạo trước khi có sự phân chia ngành nghề
chuyên sâu |
a Lãnh đạo và quản lý gắn với nhau thành một chỉnh thể
~ Sự xuất hiện các nghề nghiệp khác nhau, sự ra đời các bộ môn khoa học
khác nhau là kết quả sự phân chia khoa học, suy đến cùng là kết quả của sự
phát triển trong phân công xã hội Chúng ta nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của lãnh đạo và tư tưởng lãnh đạo, trước hết phải nghiên cứu lịch sử phát
triển phân công xã hội
Trong lịch sử xã hội lồi người, phân cơng xã hội phát triển theo hai hướng: phân công ngang va phân công dọc Phân công theo các ngành nghề
lao động và phân công xã hội theo chiều ngang, từ đó sinh ra nghề nông, nghề
chăn nuôi, công nghiệp, thương nghiệp và các khoa học tương ứng Phân công theo chức năng các giai tầng khác nhau của quá trình lao động là phân
Trang 15công xã hội theo chiều dọc, như phân công theo quy trình sản xuất: cung ứng, sản xuất, tiêu thụ trong một nhà máy chính là phân công đọc z
Hình thức thực tế của phân công xã hội trong đấu tranh xã hội và trong
sản xuất của xã hội loài người là sự phân công ngang Nhưng thực tiễn mọi
hình thức hoạt động trong xã hội loài người đều có một quá trình Trước hết, phải xác định làm gì, tiếp đó phải làm như thế nào và cuối cùng là đánh giá,
kiểm tra ra sao, phải tiến hành giám sát, điều chỉnh thế nào Đó chính là ba
Tiến hành phân công theo chức năng và theo quá trình thực tiễn là phân công đọc Ý nghĩa lịch sử của loại phân công xã hội theo chiều dọc không vì thế mà
thua kém so với phân công xã hội theo chiều ngang
Lao động quần thể trong xã hội nguyên thuỷ chưa tồn tại loại phân công
dọc, cho dù lúc đó đã có quyết sách và chấp hành Lao động cá thể càng không thể có loại phân công đọc, họ tự hạ quyết sách, tự thực hiện và tự giám sát Trong thời kỳ sản xuất nhỏ kéo dài của xã hội nô lệ và xã hội phong kiến,
chỉ áp dụng chế độ gia trưởng và tập quyền cao độ, kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất đồng thời lũng đoạn quyền quyết sách, tự thực hiện, tự giám sát Chủ
nghĩa chuyên chính là chế độ gia trưởng trên lĩnh vực chính trị
Thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản cũng theo chế độ gia trưởng lũng
đoạn: quyết sách, chấp hành và đánh giá giám sát, tất thay đều do một mình ông chủ quyết định Về nguyên lý, nếu không có sự phân công giữa quyết sách và chấp hành thì không có sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý Hoặc có
thể nói, trong thời kỳ sản xuất nhỏ kéo dài cho đến thời kỳ đầu chủ nghĩa tư
bản, lãnh đạo và quản lý là hai nhưng gắn làm một |
Người ta hay ví von rằng một nhạc công khi độc tấu một loại nhạc cụ nào đó (viôlông, pianô, đàn bầu, sáo ) có thể tự chỉ huy, nhưng một dàn nhạc gồm nhiều nhạc công chơi các nhạc cụ khác nhau muốn hoạt động phải cần người chỉ huy - đó là nhạc trưởng Trong nền kinh tế cũng vậy, khi đã có sự phân công lao động nói chung cần có người chỉ huy, để hiệp đồng hành động
Trang 16từng cá nhân thực hiện vận hành đồng bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ chung (của tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh đó) ⁄ b Sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý |
Sự phân chia giữa lãnh đạo và quản lý bắt đầu từ khi phân công xã hội tách rời hai khâu: ra quyết sách và việc thực hiện
Trong nền sản xuất lớn có sự phân công lao động chuyên môn ngày càng rạch ròi (vào khoảng cuối thế kỷ XVIID, khi khoa học kỹ thuật có nhiều
tiến bộ, nhiều nước tiến hành cơng nghiệp hố, nhưng có tình trạng là nhiều
“kẻ ngoài nghề” - nhà tư bản chiếm hữu tư liệu sản xuất lại lãnh đạo sản xuất đã làm tăng thêm trạng thái vô chính phủ trong sản xuất Đến thế kỷ XIX, các xí nghiệp của Mỹ bị sức ép cạnh tranh của thị trường, nếu muốn nâng cao chất lượng hàng hoá buộc phải thực hiện chế độ thuê giám đốc chuyên nghiệp, còn
gọi là chế độ chuyên gia giám đốc Đầu thế kỷ XX, những người lãnh đạo một số công ty xe hơi đân dụng ở Mỹ đã đề ra nguyên tắc “quyết sách tập trung,
quản lý phân tán” và xây dựng bộ quy chế phân quyền trong xí nghiệp Đặc điểm của cơ chế lãnh đạo này khác với cơ chế gia trưởng và tách quyền tài sản (quyền chiếm hữu) và quyên quản lý kinh doanh, thực chất là phân công riêng rẽ quyết sách và chấp hành Quyền lực quản lý hàng ngày và trách nhiệm được
phân định rõ ràng Do tính ưu việt của thể chế phân quyền và phân công giữa
quyết sách và chấp hành, về sau nó được các nước trên thế giới áp dụng khá
phổ biến |
Trên thực tế, sự phân công xã hội giữa quyết sách và chấp hành trên
[nh vực chính trị xuất hiện còn sớm hơn Tiêu biểu là sự phân chia cơ cấu lập
pháp và cơ cấu chấp hành theo quy luật: khi nhà nước pháp quyền dần lớn
mạnh, nền dân chủ phát triển tất yếu sẽ xuất hiện sự phân công xã hội mới
Sự phân công đó trên lĩnh vực quân sự diễn ra từ thế kỷ XIX, đó là việc bắt
đầu tách riêng bộ tư lệnh và bộ tham mưu Nhưng ở phương Đông, từ hơn 2000 năm trước, tại Trung Hoa vào đời Tây Hán, trong cuộc đối thoại nổi
Trang 17tiếng “Luận tướng” giữa Hàn Tín và Lưu Bang đã từng biểu đạt tư tưởng phân định giữa soái và tướng: “Tướng tướng” và “Tướng binh”' z
Do đó có thể thấy, sự phân định giữa lãnh đạo và quản lý, tức là lãnh
đạo lo quyết sách, quản lý lo chấp hành đều là hiện tượng lịch sử, nhưng không phải từ trước tới nay đều đã có Nó là kết quả phát triển lâu dài của xã hội, là kết quả phát triển của sự phân công xã hội Phân công xã hội là cơ
sở khách quan, là nguồn gốc xã hội của sự phân chia giữa lãnh đạo và quản lý,
nếu tách rời cơ sở đó sẽ không thu được kết quả rõ ràng
Quan hệ giữa khoa học quản lý và khoa học lãnh đạo:
| Khoa học lãnh đạo là một ngành khoa học đan xen, nó đan xen và có
quan hệ với nhiều ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Ngành khoa học có quan hệ mật thiết nhất và nhận thức dễ lẫn lộn nhất so với khoa học lãnh đạo đó là khoa học quản lý Vì vậy, cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa khoa học lãnh đạo với khoa học quản lý
Có người cho rằng lãnh đạo là một bộ phận của quản lý, hoặc cho rằng quản lý bậc cao chính là lãnh đạo, thì cũng chính là nói khoa học lãnh đạo là một bộ phận cấu thành của khoa học quản lý Một số học giả phương Tây, kể
cả một số nhà khoa học quản lý nổi tiếng đều giữ quan điểm này Lại có người
đưa ra lý giải ngược với điều này, họ cho rằng quản lý là một bộ phận của lãnh đạo và khoa học quản lý mới là một ngành của khoa học lãnh đạo Còn một quan điểm khác thì cho rằng khoa học lãnh đạo chính là khoa học quản lý, hai ngành khoa học này không có sự khác nhau về bản chất, có thể thay thế lẫn nhau Thật ra, tất cả những cách nhìn nhận này đều không chính xác Hai ngành khoa học này không những không phải là quan hệ giữa bộ phận và toàn
thể để có thể bao hàm lẫn nhau, cũng không phải là một quan hệ đồng nhất để có thể thay thế nhau Khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý, mỗi ngành đều
có đối tượng nghiên cứu của mình, là hai ngành khoa học độc lập với nhau, nó cũng giống như vật lý và hoá học là hai ngành khoa học riêng biệt vậy
Ì Tướng tướng: Người giỏi chỉ huy tướng là soái, là vua, là lãnh đạo Tướng binh: Người dùng bình càng nhiều càng tốt, đánh đâu thắng đó, rốt cuộc chỉ là tướng giỏi mà thôi
Trang 18Khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý có ba điểm khác nhau về bản chất sau đây: ⁄
- Một là, phân biệt sự khác nhau về chức năng của quản lý và lãnh đạo Chức năng lãnh đạo và chức năng quản lý là hoàn toàn khác nhau Đối với chức năng lãnh đạo, nhiều chuyên gia có rằng trách nhiệm của người lãnh đạo, chung quy lại chủ yếu có hai việc là sử dung cán bộ và đưa ra chủ ý có tính chất quyết định Mọi kế hoạch, nghị quyết, mệnh lệnh, chỉ thị đều là đưa ra chủ ý — những ý tưởng nhằm giải quyết các công việc của tổ chức Để cho mọi chủ ý được thực hiện, cần phải đoàn kết cán bộ, cổ vũ họ thực hiện, cái đó thuộc vé “sit dung cán bộ”
Việc thứ nhất nói ở đây, tức là định kế hoạch, ra quyết định chỉ đạo, ra mệnh lệnh, ra chỉ thị, nói tóm lại là đề ra quyết sách |
Việc thứ hai là “sử dụng cán bộ”, tức là cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện để họ phát huy sở trường, thực hiện quyết sách Xin đặc biệt chú ý hai chữ “cổ vũ”, Sau khi đưa ra chính sách, cổ vũ họ thực hiện chứ không phải bản thân người lãnh đạo tự thân thực hiện Như vậy, chức năng của lãnh đạo là đề ra chính sách và cổ vũ việc chấp hành chính sách Còn chức năng quản lý thì ' lại khác, là chấp hành chính sách, là việc quán triệt chấp hành chính sách dưới
sự cổ vũ của người lãnh đạo Hai chức năng này khác nhau, có thể diễn giải một cách đơn giản: lãnh đạo chủ yếu là quyết sách, quản lý chủ yếu là chấp
hành |
Có người cho rằng khoa học lãnh đạo là lý luận về tài làm chủ soái còn
khoa học quản lý là lý luận về tài làm tướng, lãnh đạo chủ yếu “Tướng tướng”
(sử dụng tướng) còn quản lý chủ yếu “Tướng binh” (sử dụng binh), điều này là
hoàn toàn chính xác
Có người nêu ra lãnh đạo có quyết sách, lẽ nào quản lý lại không có
quyết sách? Đúng vậy, lãnh đạo có quyết sách, quản lý cũng có quyết sách,
mọi người đều có thể có quyết sách, nhưng quyết sách lãnh đạo, quyết sách quản lý, quyết sách thao tác là những khái niệm hoàn toàn khác nhau Quyết sách của lãnh đạo chỉ là những quyết sách chiến lược mang tính vĩ mô, toàn
Trang 19cục Đó là những quyết sách đặc trưng mà bất kỳ một nhà quản lý hay nhà
thao tác nào cũng không thể có được ⁄
Đương nhiên, không nên quan niệm chỉ có cấp trung ương, chính phủ,
quốc hội mới có quyết sách chiến lược, mà chính quyền cơ sở, phòng ban cấp
dưới, công ty, xí nghiệp không có những quyết sách chiến lược Kỳ thực, các bộ ngành, mọi tổ chức các cấp đều có chiến lược của mình, nhưng tập thể
hay cá nhân đề ra quyết sách chiến lược đó thường là lãnh đạo của các tổ chức
¬= an
Hai là, nguyên tắc, nguyên lý khác nhau
Do chức năng không giống nhau, nên nguyên lý, nguyên tắc cho đến phương thức, phương pháp của lãnh đạo cũng khác với quản lý Chức năng của lãnh đạo là định ra những quyết sách chiến lược, nó quyết định vấn dé quan |
trọng về vận mệnh, tiên đồ của các tổ chức Vì vậy, người lãnh đạo phải tập
trung trí tuệ, sức lực để nắm những việc lớn hoặc nói cách khác, người lãnh
đạo phải làm việc lãnh đạo Người lãnh đạo tài giỏi đến đâu cũng rất khó có
thể tập trung để suy nghĩ những chỉ tiết cụ thể tồn tại và phát sinh trong quá
trình chấp hành những quyết sách, càng không thể nói họ nên di trực tiếp thực hiện “Trên người công nhân có bao nhiêu dầu mổ”, câu nói này rõ ràng không hợp lý Cho dù có sức lực, thời gian để nắm hết mọi việc lớn nhỏ, để tự mình làm hết thì cũng là không đúng, vì làm như vậy sẽ gây khó dễ, sẽ ức chế tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới, không thể rèn luyện được cán bộ, làm
cho cán bộ không phát triển được và do đó không bồi dưỡng được lớp người
kế cận
Nguyên tắc cơ bản và phương pháp cơ bản của công tác lãnh đạo do chức năng của lãnh đạo quyết định là nắm việc lớn và không đi sâu vào VIỆC vụn vặt, lãnh đạo phải làm việc của lãnh đạo Nhưng quản lý thì lại khác, do chức năng của quản lý và quán triệt thực hiện một cách cụ thể quyết sách của
lãnh đạo, nên cần phải tính toán kỹ đến các tình tiết nhỏ nhất có thể xảy ra
trong quá trình chấp hành, cho đến các biện pháp có thể giải quyết chúng Những chỉ tiết nhỏ, những biện pháp này đối với người lãnh đạo nó là “việc
Trang 20nhỏ” nhưng đối với người quản lý thì nó lại là “việc lớn”, sai một ly đi một
dặm, trong lịch sử đã có nhiều minh chứng do sai lầm của một tình tiết dẫn
đến sự thất bại của công tác quản lý Vì vậy, không thể coi nhẹ các tình tiết,
-đó là phương pháp và nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý
Ba là, tiêu chuẩn của thành bại khác nhau hoặc mục tiêu khác nhau
Cho dù là người lãnh đạo hay người quản lý đều có sự phân biệt giữa thành công và thất bài Mọi người đều theo đuổi thành công và tránh thất bại
—— Nhưng tiêu chuẩn vệ thành bại của lãnh đạo và quản lý khác nhau Ví dụ,-
giám đốc nhà máy đưa ra quyết sách là sản xuất một loại sản phẩm, còn các
cấp quản lý thì đưa ra kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện quyết sách của lãnh đạo Mục tiêu mà người quản lý theo đuổi đó là hiệu suất Người quản lý tốt là
người quản lý có hiệu quả Cái mà người quản lý theo đuổi không phải là hiệu suất mà hiệu năng Người lãnh đạo có hiệu suất chưa chắc là người lãnh đạo thành công, chỉ khi người lãnh đạo có hiệu năng thì mới là người lãnh đạo thành công
Nói đến hiệu năng, tức là muốn chỉ hiệu năng lãnh đạo hoặc hiệu năng
tổ chức, hiệu năng là tích hợp của cả mục tiêu và hiệu suất Nghĩa là hiệu năng được quyết định bởi mục tiêu của quyết sách có đúng hay không và việc chấp
hành quyết sách có hiệu suất hay không, đó cũng là hai nhân tố quan trọng
nhất của hiệu năng Chỉ có mục tiêu của quyết sách đúng đắn, việc chấp hành quyết sách lại có hiệu quả thì đó mới là người lãnh đạo thành công Một sản
phẩm sản xuất ra vừa nhiều, vừa tốt, nhưng nó không phải là nhu cầu của thị
trường, bán không được mà sản xuất càng nhiều thì càng lãng phí Đó thuộc
về quyết sách và là trách nhiệm của lãnh đạo
Tóm lại, mục tiêu của lãnh đạo và quản lý khác nhau, tiêu chuẩn của thành bại cũng khác nhau: của lãnh đạo đó là hiệu năng, của quản lý đó là hiệu suất
Ba van dé trên đây là khác biệt cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý, giữa khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý Từ đó có thể đưa ra rất nhiều đặc trưng khác nhau giữa chúng Chẳng hạn, công tác quản lý tuy cũng cần các
Trang 21ngành khoa học mềm, những kiến thức thông thái, nhưng những kiến thức
chuyên ngành của khoa học quản lý chủ yếu là thuộc khoa học cứng, kỹ thuật cứng như các ngành thuộc tài vụ, kế toán, giá thành Còn công tác lãnh đạo
thì khác, nó chỉ cần những ngành khoa học mềm, kỹ thuật mềm Đương nhiên,
cũng cần biết những khoa học cứng và kỹ thuật cứng, nhưng người lãnh đạo cũng không cần hiểu sâu, hiểu kỹ như những chuyên gia quản lý Vì thế, yêu cầu tố chất đối với người quản lý trong các ngành khoa học cứng thì phải “tinh
và sâu” còn đối với khoa học mềm thì chỉ cần “rộng và nhiều” Đối với người
lãnh đạo thì ngược lại, khoa học mềm cần “tinh và sâu”, khoa học cứng thì
“rộng và nhiều” |
Sự khác nhau giữa khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý là rất rõ ràng, và quan hệ giữa chúng cũng rất sâu sắc, mật thiết Lãnh đạo và quản lý đều có một quá trình ra đời và phát triển Lãnh đạo lại được tách ra từ quản lý, đó là
tính mật thiết trong quan hệ giữa hai ngành, khiến cho nhiều người không thấy
được ranh giới giữa chúng |
2 Chun mơn hố cơng tác lãnh đạo, lý luận về khoa học lãnh
đạo ở phương Đông |
Trong lịch sử loài người, lãnh đạo và quản lý từ chỗ “hai trong một”
đã phân chia thành hai loại độc lập tương đối, cuối cùng lại phát triển thành
chuyên mơn hố cơng tác lãnh đạo, đó là sự tiến bộ của lịch sử, sự phát triển của nền văn minh, Chun mơn hố cơng tác lãnh đạo là kết quả tất yếu của (
sự phát triển trong phân công xã hội, cũng là kết quả tất yếu của sự phát triển
nhận thức
| a Chuyén mơn hố cơng tác lãnh đạo là sản phẩm tất yếu của sự
phát triển trong việc phân chia giữa quyết sách và chấp hành, giữa tham mưu và quyết định
Sự phân chia giữa quyết sách và chấp hành: là sự phân chia chức năng “chỉ huy chung” trong lao động cộng đồng thành sự phân chia ra hai chức
năng khác nhau giữa quyết sách và chấp hành
Trang 22Trong một doanh nghiệp thì hội đồng quản trị, tổng giám đốc, ban lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết sách, các bộ phận sự nghiệp, các chi nhánh công ty hoặc các bộ phận chức năng khác phụ trách việc quán triệt, chấp hành, quản lý hàng ngày Tên gọi của nó có thể rất đá dạng, nhưng hai loại chức năng quyết sách và chấp hành đều tương đồng Sự phân chia giữa khâu quyết sách và chấp hành chính là sự bắt đầu của quá trình chun mơn hố cơng tác lãnh đạo
Sự phân chia giữa khâu tham mưu và khâu quyết định: từ quyết sách va nhà chuyên môn phân ra thành hai chức năng tham mưu và quyết định độc lập
tương đối với nhau Quyết sách là một quá trình cực kỳ phức tạp gồm nhiều bước, nhiều khâu: trước hết phải điều tra nghiên cứu, tìm hiểu tình hình; tiếp
đó là đưa ra chủ ý, suy nghĩ phương pháp, vạch ra các phương án có thể; cuối
cùng là đưa ra quyết định lựa chọn từ trong các phương án đó Nói gọn lại thì tin tức, tư vấn, quyết định chính là các giai đoạn cơ bản của quyết sách Thời
xưa và trong sử sách cũ dùng tiếng Hán Việt thường gọi tắt là tin tức và tư vấn
là tham mưu (hoặc mưu) còn quyết định gọi tất là đoán, tuy nhiên, người ra quyết sách tự tham mưu, tự quyết định Dù lúc đó đã có những mưu sĩ, quân sư phụ trách việc tư vấn, nhưng đó không phải là sự phân công rạch ròi giữa mưu và đoán
Khâu tham mưu và quyết định bắt đầu được tách ra từ thế kỷ XX Tiêu
chí đánh dấu sự ra đời của nó là sự xuất hiện tham mưu tư vấn của nhân dân Tư vấn trong quá trình quyết sách được chia ra thành tư vấn nội bộ và tư vấn ngoại bộ (tư vấn bên ngoài) Tư vấn nội bộ tức là nhân viên tư vấn được tổ chức tư vấn là nhân viên thuộc quyền hoặc cơ cấu thuộc quyền của người ra
quyết sách Loại tư vấn này còn được gọi là tham mưu của nhân viên thuộc quyền Nhiều thời đại đều đã có tham mưu nội bộ, quân sư, “gián quan”
Trung Quốc cổ đại là một điển hình Nguy Trưng là “gián nghị đại phu” của vua Đường Thái tông Lý Thế Dân, cũng chính là gián quan lớn nhất của cả nước Đại Đường thời đó Trong triều đình phong kiến Việt Nam, tương tự như của Trung Quốc, gián quan thường có chức trách tham vấn, can ngăn vua khi
thấy những quyết sách của vua không đúng, ví dụ như Quan ngự sử Trương
Trang 23Đỗ thời nhà Trần, đã ba lần can vua Trần Duệ Tông không nên thân chỉnh
đánh Chiêm Thành Nhưng nhiều khi việc quan mưu có mở rộng, hễ các trọng thần văn võ trong một triểu nào đó (Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm ), thậm chí cả trọng thần, danh sĩ hưu trí (Nguyễn Bỉnh Khiêm) nếu có ý tưởng giúp vua trị quốc an đân, để nghị vua thay đổi quyết định cho
chuẩn xác, đều có thể dâng sớ lên vua Nhìn chung, các loại tư vấn này chủ yếu là về chính trị, quân sự, xã hội và những người tư vấn có chức sắc dưới các
tên gọi như quân sư, ngự sử, gián quan, hội đồng tư vấn, hội đồng cơ mật, khu- mật viện |
Tư vấn ngoại bộ (tư vấn bên ngoài) tức là nhân viên tư vấn hoặc tổ chức
tư vấn không phải là cơ cấu thuộc quyên của người ra quyết sách Loại tham mưu tư vấn của nhân viên | |
Mỗi loại tư vấn có sở trường riêng, nhưng về mặt bảo đảm tính khách quan của tư vấn thì rõ ràng tham mưu tư vấn của nhân dân có ưu thế hơn tham mưu của nhân viên thuộc quyền |
Từ thế kỷ XIX, hoạt động tư vấn lan rộng ra toàn xã hội, từ các lĩnh vực chính trị, quân sự đã lan toả sang lĩnh vực kinh tế rồi dần thâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế — xã hội Đến đầu thế kỷ XX, năm 1913, các dịch vụ tư vấn
phát triển lên những bước mới có quy mơ tồn cầu với việc thành lập “Liên
đoàn quốc tế các chuyên gia tư vấn” (Fédération International des Ingénieurs - FIDIC) CÓ tru so 6 Thuy Sĩ Ngày nay, dich vu tư vấn phát triển mạnh mẽ không chỉ ở các nước công nghiệp mà cả ở các nước đang phát triển, nhiều
nước trên thế giới còn thành lập tổ chức tư vấn ngành nghề có tính toàn cầu,
thậm chí còn có tổ chức tư vấn quốc tế mang tính toàn cầu Tại Việt Nam,
nghề tư vấn hiểu nghĩa hiện đại mới hình thành, hoạt động sôi nổi từ giữa
những năm 90 của thế kỷ XX, trong các lĩnh vực bước đầu đã có thành tựu, có
nh vực còn sơ khai Ví dụ, một số loại hình tư vấn về kinh doanh, dịch vụ
như: hoạt động tư vấn luật pháp, tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư, soạn thảo dự án, tư vấn thị trường, tư vấn xây dựng, tư vấn bất động sản, tư vấn kế toán, kiểm toán Một nghề phát triển nhanh chóng như vậy rất hiếm thấy trong lịch sử
Trang 24đã khẳng định trong xã hội hiện nay, sự phân chia giữa tham mưu tư vấn và quyết định đang là xu thế lịch sử tất yếu ⁄
Tổ chức tư vấn hiện đại, có tổ chức nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ vốn, đầu tư trực tiếp của chính phủ, nhưng nếu nó không phải là cơ cấu thuộc
quyền của chính phủ, nhân viên tư vấn của nó cũng không phải quan chức của chính phủ thì đó là tham mưu tư vấn của dân là “tư vấn bên ngoài” của người ra quyết sách Sự xuất hiện của nó chứng tỏ tham mưu tư vấn đã tách ra từ
quyết sách để trở thành một chức nghiệp độc lập Oo T7 TT Sự tách biệt giữa tham mưu và quyết định là sản phẩm của xã hội hiện đại, là kết quả tất yếu của sản xuất xã hội hoá cao độ và sự phát triển như vũ
bão của khoa học kỹ thuật Trong xã hội hiện đại luôn phức tạp, có nhiều biến
đổi, thông tin bùng nổ, sự thay đổi diễn ra nhanh chóng, kiểu cách “quan phụ mẫu” xưa kia trong thời đại sản xuất nhỏ ôm đồm hết thẩy, dựa vào kinh
nghiệm cá nhân để lãnh đạo không thể thích ứng với giai đoạn kinh tế tri thức
phát triển được nữa, cho đù chỉ ở khâu chế định quyết sách họ cũng không thể
bao hết toàn bộ quá trình Phải dựa vào “bộ óc bên ngoài” là xu thế tất yếu Chính vì vậy, đã nảy sinh sự phân chia giữa tham mưu và quyết định cuối cùng với việc tách tham mưu ra khỏi quyết sách, quyết định trở thành công tác
chuyên môn của người ra quyết sách |
_ Tren day da trinh bay, lanh dao phai lo quyết sách, quyết sách ở day là quyết sách theo nghĩa hẹp, tức là quyết định trong quá trình quyết sách Cái
khái niệm: “tài”(tài năng), “quyết” (cả quyết), “đoán” (ra quyết định), “trạch”
(biết lựa chọn) trong sử sách cũ thường có nghĩa hướng đến sự quyết định
kịp thời, đúng đắn Trong Bỉnh thư yếu lược, nhà chính trị quân sự, Anh hùng dân tộc Việt Nam Trần Quốc Tuấn đã bàn một cách toàn điện vấn đề này:
Quận được hay thua là đo ở người làm tướng chỉ huy Có phải bởi tướng làm
nên đâu, chỉ là do sự dùng người của tướng mà thôi Trí địch muôn người nhưng không dùng muôn người thì cũng như người như vậy; dũng nhất ba quân, nếu không khiến được ba quân thì cũng giống người nhát vậy Người
tướng tài rất đứng đắn nhưng biết biến hoá, lòng nhân từ nhưng rất quyết đoán,
Trang 25tính cứng cỏi hay thương người, dũng cảm mà hay tường tận, có sách lược để dùng cái hay của mọi người và chế ngự được quan quân kẻ dưới, tôi chưa thấy ai như thế mà không dựng được cơ nghiệp để dẹp yên hoạ, loạn bao giờ Ở
Trung Quốc thời Xuân Thu, Xuân Thân quân Hoàng Yết của nước Sở nói: “Đương đoán bất đoán, phản thủ kỳ loạn” (lúc đáng quyết định mà không
quyết định thì ngược lại sẽ bị loạn) Thời Tam Quốc, nước Thục Hán có tình
trạng: “Chính sự vô cự tế hàm quyết ư Lượng” (việc chính sự bất kể lớn hay bé
_ đếu do Gia Cát lượng quyết định) Minh quân nhà Đường Lý Thế Dân haylàm -
theo can gián “Trạch kỳ thiện nhỉ tòng chỉ” (chọn cái hay cái giỏi của họ mà thực hiện theo) Những chữ “đoán”, “quyết”, “trạch” ở đây đều có chung một
nghĩa |
Như vậy, từ khi có sự phân công giữa quyết sách và chấp hành, tiếp đó có sự phân công trong nội bộ quyết sách, sự phân công giữa tham mưu và ' quyết định, thì quyết định trở thành công việc chuyên môn của người lãnh đạo Đó chính là chun mơn hố, chun nghiệp hố cơng tác lãnh đạo Có học giả khi nghiên cứu học thuyết, khoa học về tuyển chọn cán bộ cho rằng: chuyên môn của lãnh đạo là tuyển chọn, tuyển chọn như thế nào là chủ đề | quan trọng của việc nghiên cứu khoa học lãnh đạo Đó là điều hoàn toàn chính
Xác
„ b Đối với sự phân công giữa quyết sách và chấp hành, giữa tham mưu và quyết định, công tác lãnh đạo chuyên môn hoá là kết quả tất yếu do
sự phát triển nhận thức của loài người
Trong lịch sử loài người, phân công xã hội đã xuất hiện trong thời kỳ cuối xã hội nguyên thuỷ, người ta đã nhận thức được sự tồn tại, tác dụng, ý nghĩa của sự phân công này, nhận thức được các ngành nghề khác nhau được xuất hiện do sự phân công xã hội như nông dân thì trồng trọt, công nhân thì
làm thợ, thương nhân thì buôn bán Song, về sau này người ta mới nghiên cứu
nó với tư cách là một môn khoa học, do đó, sự ra đời các bộ môn khoa học tương ứng càng muộn hơn Trong quá trình lâu dài đó, một mặt, là quá trình
Trang 26phát triển không ngừng của sự phân công xã hội, mặt khác, lại là quá trình nhận thức của con người ngày càng sâu sắc thêm z
Cái gọi là sự phân công xã hội là sự phân công chức năng chuyên môn, cố định hố chứ khơng phải là một người nào đó ngẫu nhiên lao động trong một nghề nào đó Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sau khi sự phân
công trong xã hội vừa xuất hiện, mỗi người đều có phạm vi hoạt động đặc thù nhất định của mình Từ đó, mỗi cá nhân đều có thể làm công việc mà họ thành thạonHất, - —— — —- — — — — TS ST ——————
- Nhưng sự phân công xã hội là quá trình phát triển lâu dài, phân cơng xã hội cố định hố, chun mơn hố được bắt đầu chính bằng sự phân công ngẫu nhiên Quyết sách và chấp hành, tham mưu và quyết định trong phân
công xã hội là sản phẩm của xã hội hiện đại, nhưng từ xưa tới nay đã tồn tại
các hiện tượng, quá trình quyết định và chấp hành, tham mưu và quyết định,
giống như trước khi có sự phân công lao động chân tay và lao động trí óc cũng đã có lao động chân tay và lao động trí óc Như vậy, khi nghiên cứu về nhận thức phân công xã hội chúng ta cần ngược đòng lịch sử, xem xét từ thời cổ đại
Ở phương Tây, pháp luật La Mã cổ đại đã có quy định: “Chấp chính -
quan về hành chính không hỏi việc nhỏ nhặt”, nhưng không nói rõ: “chấp
chính quan” làm việc gì, dù trên thực tế là người có vị trí cao nhất ở La Mã!
Tại các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam thì việc
biểu đạt của các nhà tư tưởng, chính trị, quân sự của nhà nước phong kiến rất
phong phú và thú vị Họ có ý thức về sự phân chia giữa quyết sách với chấp hành, tham mưu với quyết định tương đối rõ ràng, dù rằng từ ngữ dùng để biểu
đạt rất đa dạng, hơn nữa còn khá mơ hồ
Về vấn đề phân biệt giữa quyết sách và chấp hành: Trên lĩnh vực quân
sự, trong cuốn sách Tôn Tứ binh pháp viết từ hon 2.500 năm về trước đã dé cập đến quan hệ giữa quyết sách và chấp hành: “Tướng năng quân bất ngự”
(quyết định của tướng giỏi, vua có thể không cần xem xét và phê duyệt);
' Năm 60 trước Công Nguyên, Julius Caesar được Viện nguyên lão bầu làm chấp chính quan nấm giữ công
việc hành chính và quân đội của nhà nước La Mã
Trang 27tướng ở bên ngoài “quân mệnh hữu sở bất thụ” (lệnh vua có lúc, có việc có thể không chấp hành) Quan hệ giữa “quân” và “tướng” ở đây chính là quan hệ giữa quyết sách và chấp hành: một mặt, “tướng thụ mệnh vu quân” (tướng phải chấp hành mệnh lệnh của vua), “quân” là người quyết sách, là người lãnh đạo; mặt khác, “quân mệnh hữu sở bất thụ”, “tướng” với tư cách là kẻ chấp
hành, người bị lãnh đạo chấp hành quyết sách một cách độc lập tự chủ Về
“Tướng tướng” và “Tướng binh” của Hàn Tín, nhà quân sự thời Tây Hán, thì
- sự phân định soái tài và tướng tài cũng biểu đạt ý nghĩatươngtự — — — ——— —
Trên lĩnh vực chính trị, người chủ xướng học thuyết Lão Trang là Lão Tử có câu: “Vô: vi nhi trị” (không làm gì mà trị), “trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên” (trị nước lớn như làm thịt con cá nhỏ), “thuỳ củng nhi trị” (buông xuôi hai tay mà trị, “bất hạ đường nhi thiên hạ trị” (không cần đến công đường mà trị thiên hạ) Trong các câu đó, tuy đã có ý thức phân chia giữa
quyết sách và chấp hành, song cách biểu đạt rất mơ hồ Biểu đạt của Trần
Bình, danh tướng thời Tây Hán có rõ ràng hơn Trần Bình là tể tướng của hán Văn đế Lưu Bằng, thời của ông được gọi là thời “Văn cảnh chi trị”, rất đại
thịnh trong xã hội phong kiến Trung Quốc Khi Hán Văn đế đòi ông ta báo cáo về tình hình các vụ án hình sự trong cả nước và tình hình thu chỉ tiền bạc, lương thực quốc khố, ông ta đã trả lời rằng: “Vấn quyết ngục trách đình uý, vấn tiên cốc trách trị túc nội sử” (hỏi tội phạm xin hỏi đình uý, hỏi tiền bạc và
ngũ cốc xin hỏi quan nội sử quản thóc gạo), chức trách của tể tướng chỉ quản các việc sau: “Chủ thần thượng tá thiên tử âm dương thuận tứ thời, hạ dục vạn vật chi nghi, ngoại trấn phủ tứ di chư hầu, nội thân phụ bách tính, sử
khanh đại phu các đắc nhiệm kỳ chức yên” (như vi thần đây, làm “chủ thần”
thì trên là phải phò tá vua đoán định âm dương cho hợp bốn mùa, dưới làm
cho vạn vật sinh sôi nảy nở, ngoại trấn giữ vỗ về chư hầu man di bốn hướng,
đối nội làm cho bách tính thương yêu nhau, khiến các khanh đại phu làm trọn chức trách của họ) Ý nghĩa lời tâu thật rõ ràng: Việc vua hỏi không phải do
ông ta quản mà là việc của các bộ phận quản lý, chức trách của tể tướng chỉ là
Trang 28nội, đối ngoại cho các quan khanh đại phu chấp hành, tức là giữ việc chủ thần
“Chủ thân” của Trần Bình và “Tướng tướng”của Hàn Tín cùng một nghĩa Ở
đây phân chia giữa quyết sách và chấp hành, tư tưởng lãnh đạo quốc gia phải “phân cấp quản lý” tương đối rõ ràng Nhận thức đó được sinh ra trong thời kỳ sản xuất nhỏ thật hiếm có Về mặt nhận thức, nhận thức này cao minh hơn
nhiều so với Gia Cát Lượng, nhà chính trị, tế tướng nước Thục Hán thời Tam
Quốc Gia Cát Lợng nổi danh là nhờ hết lòng vì công việc, nhưng ở góc độ khoa học lãnh đạo thì ông bị phê bình là ôm đồm, làm thay cấp dưới nhiều
việc, không đủ cả thời gian ăn nghỉ nên sức khoẻ suy kiệt
Đối với sự tách biệt giữa quyết sách và chấp hành thực hiện phân cấp
quản lý, người biểu đạt hoàn bị nhất và luận giải ở trình độ cao sự phân công
xã hội và thể chế quản lý là Dương Ngung', viên quan làm chủ bộ đưới quyền |
Gia Cát Lượng Dù Gia Cát Lượng là tế tướng, nhung Duong Ngung déu ty
giải quyết những việc như hiệu đính sách vở, xem xét trướng mục, thưởng phạt
sĩ tốt Ở góc độ phân công, Dương Ngung tiến ngôn một cách thành khẩn rằng: gà báo bình minh, chó trông nhà, nô tỳ nấu cơm, nô lệ làm ruộng, nếu như chủ
nhà ôm lấy để làm, thì “bất diệc lao hồ” (cũng không thể làm được), huống hổ
“Si tri hitu thé, bấc đắc thượng hạ tương xâm” (vị trí nào cũng có người, trên dưới không được xâm phạm lẫn nhau) Và ông đã dẫn chứng bài học cổ: ““Toa - nhi luận đạo vị chi chúa công, tác nhi hành chi vị chỉ sĩ đại phu” (ngồi đàm đạo công việc là việc của chúa công, bằng cách thao tác mà hành sự là VIỆC
của các sĩ đại phu) Ông còn dẫn ra các vị tiền bối như Trần Bình chỉ làm “chủ thần”, Bình Cát? không hỏi đến việc hình sự mà chỉ bàn định việc định ra luật
hình để ngăn chăn việc phạm tội Gia Cát Lượng nghe xong đã thành khẩn tiếp thu ý kiến của ông
Van dé phân chia giữa tham mưu và quyết định: Các nước phương
Đông từ xưa đã rất “trọng mưu”, “nạp gián” (thu nhận lời can), để xướng dân mưu, đã phân chia rõ ràng giữa tham mưu và quyết định Lịch sử nước ta còn
' Có sách dịch là Dương Nghỉ
? Tế tướng thời Hán Tuyên đế,
Trang 29nhắc mãi Hội nghị Diên Hồng thời Trần, trước hoạ xâm lăng của giặc Nguyên Mông, khi được hỏi ý kiến, các bô lão đại diện cho ý kiến dân chúng đã tư vấn
cho triều đình nhà Trần quyết đánh Muu luge cua Nguyễn Trãi, Ngô Thì
Nhậm, tài tư vấn của Nguyễn Bình Khiêm, lời nói thẳng của Tô Hiến Thành,
Trần Thủ Độ, Lê Văn: Duyệt vẫn đậm nét trong kho tàng về khoa học lãnh
đạo của nước ta Trong hàng ngũ các nhà tham mưu, quân sư xuất sắc của
nước ta trước hết phải kể đến Nguyễn Trãi, người Anh hùng dân tộc đã có
2
Với cuốn Bình Ngô đại cáo dâng lên Lê Lợi, ông, đã vận trù với các bước
chiến lược cơ bản để giúp Lê Lợi giành thắng lợi vững chắc, sau này trên
cương vị của mình, Nguyễn Trãi tiếp tục có nhiều cống hiến về mưu lược an
bang trị quốc cho nhà Lê Trước thời nhà Lê, trong các giai đoạn nguy han của
đất nước, trước hoạ quân Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn không chỉ tỏ rõ tài
ba cầm quân đánh giặc, mà những tư tưởng, mưu lược dùng binh cổ kim
đã được ông biên soạn công phu trong cuốn Binh thư yếu lược Trần Quốc
Tuấn, Trần Nhật Duật còn là những người đi đầu trong việc đối xử, yêu quý nhân tài, trong đó có những người giữ nhiệm vụ cố vấn tham mưu cho các ông,
đặc biệt Trần Nhật Duật còn sử dụng cả cố vấn nước ngoài" Sau thời nhà Lê,
các vua chúa nước ta vẫn có ý thức biệt đãi quân sư Người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ nhờ biết dùng Quân thị lang Ngô Thì Nhậm giúp việc cơ
mưu, biết tôn La sơn phu tử Nguyễn Thiếp làm thầy nên lúc sinh thời đập tan hai mươi vạn quân Thanh xâm lược, đẹp yên cả thù trong giặc ngoài, bước đầu
có nhiều cải cách đựng nước Như vậy, ngay từ trong lòng chế độ phong kiến - _ nước ta đã tổn tại quan niệm phân chia giữa người ra quyết định, ban hành quyết sách (vua chúa) với những người có nhiệm vụ giúp việc cơ mưu, làm
Trang 30“tư vấn” làm tai mắt, lòng dạ cho mình: Người làm tướng phải có “lòng dạ”, “tai mắt” và “nanh vuốt” Tướng tài phải có người nghe rộng biết nhiều làm
long da, có người xét việc sâu sắc, kín đảo làm tai mắt và phải có người đũng
cảm giỏi đánh trận làm nanh vuốt Không có lòng dạ thì như người đi đêm
không có đuốc, không có tai mắt thì như người làm việc trong xó tối, không
có nanh vuốt thì như người đói ăn phải nọc độc
Ở Nhật Bản, vào thế kỷ XI, do các ý kiến có tính tư vấn của các nhóm
— ————ÿõ sĩ samurai trên nhiều lãnh: địa quyết tâm chống quân Nguyên Mông ngay —————
tại bờ biển, nên triều đình Mạc phủ đã chuẩn bị sẵn trận địa trên bờ biển, đón
lõng quân địch, bẻ gãy lực lượng địch ngay khi mới lên bờ Các tư tưởng mới, tham mưu về chính sách cách tân đất nước của Yukichi Fukuzawa được Minh
Thị Thiên hoàng ủng hộ, từ đó nước Nhật sớm cải cách và trở thành hùng
Cường
| Tại Trung Quốc, ngay Từ thời nhà Chu, Khương Tử Nha đã đề ra “liên
mưu hậu sự hành giả xương, tiền sự hậu mưu giả vong” (kẻ bàn bạc tính mưu kế trước khi hành sự thì thắng, kẻ làm việc trước tính mưu kế sau thì thất bại),
đã chia ra mưu và hành, và cho rằng mưu trước sự sau, mưu xong mới hành là
không thể đảo ngược
Tỉnh hoa của Tôn tử binh pháp chính là tư tưởng mưu lược chứ không
phải phương pháp, nguyên tắc hành quân tác chiến cụ thể '““Thiên Kế”, '““Thiên
Mưu công” trong sách còn dành riêng bàn về vị trí tác dụng của mưu lược Tôn Tử hết sức nhấn mạnh tiên mưu hậu sự — “miếu toán” (vạch kế hoạch ở
trong phòng, trong màn trướng), “đa toán thắng, thiểu toán bấc thắng, là
- khoang vô toán hu?” (tính toán kỹ thì thắng, tính toán sơ sài thì không thắng,
huống hồ khơng tính tốn?), do đó để ra “thượng binh phạt mưu; bách chiến
bách thắng, phi thiện chỉ thiện giả dã, bac chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chỉ thiện gia đã” (thượng sách trong việc dùng binh là chỉnh phạt bằng mưu kế;
kẻ đánh trăm trận trăm thắng không phải là người giỏi nhất trong những người giỏi, người không đánh mà khuất phục được đối phương mới là người gIỎI
Trang 31nhất trong những người giỏi) Tư tưởng mưu lược này đối với hậu thế vẫn ảnh
hưởng rất sâu rộng ⁄
Thời kỳ Xuân Thu — Chiến quốc, do trọng mưu và tôn hiền, đã hình thành nên làn sóng “dưỡng sĩ” VỊ vua giành được vị trí bá chủ chư hầu đầu tiên là Tề Hồn cơng thời Xuân Thu có hơn 80 mưu sĩ, do đó mà được “cửu hợp chư hầu, nhất khuông thiên hạ” Bốn công tử nổi tiếng Mạnh Thường quân, Bình Nguyên quân, Tín Lăng quân, Xuân Thân quân ở các nước Tề,
guy: c xÀ hiên” (nuôi dưỡng đế " ba ngàn kẻ sĩ) Cuối thời Tần, Lưu Bang được coi là “thảo mãng anh hùng”
(anh hùng thô lỗ), “ngạo nhì mạn nhân” (kể ngạo mạn), đầu tiên ông ta cho
rằng được thiên hạ bằng cách “cư mã thượng” (ở trên lưng ngựa), luôn coi
thường mưu sĩ và nho sinh, sau đó từ kinh nghiệm thực tiễn dần dân ông ta
cũng đã hiểu được tác dụng của mưu sĩ Nhiều quyết sách trọng đại trong cuộc
chiến chống Tân và giao tranh Hán — Sở không phải xuất phát từ ý tưởng của
ông ta, mà là đo c ác mưu sĩ thượng thặng như Trương Lương, Trần Bình,
Lịch Tự Cơ giúp đỡ Khi tổng kết kinh nghiệm sau thắng lợi, ông cho rằng sở di ông ta chiến thắng là nhờ các mưu sĩ đã hết lòng tư vấn, vạch ra những mưu lược, điệu kế đúng đấn, kịp thời Đặc biệt, Lưu Bang đánh giá cao
Trương Lương, coi là người đã dồn hết tâm lực để “vận trù duy ác, quyết thắng
vu thiên lý” (tính toán trong màn trướng mà quyết định thắng lợi ở nơi xa nghìn dặm) Cụm từ “vận trù duy ác” ở đây và “miếu tốn” của Tơn Tử có hàm nghĩa hoàn toàn tương đồng
Đến đời nhà Thanh, địa vị của mưu sĩ có thay đổi Sau khi quân Thanh
chiếm được Trung nguyên, lật đổ nhà Minh, do không hiểu phong tục, dân tình của người Hán, nên quan viên các cấp đã phải thu hút khá nhiều văn nhân làm tham mưu, cố vấn cho mình và tổ chức thành “Mộ phủ” Thành viên của “Mộ phủ” gọi là “Mộ liêu”, hoặc “Mạc tân”, “Mạc hữu” Loại mưu sĩ “Mộ liêu” này khác với quan mưu truyền thống: Mộ là, không phải là quan viên, không có quan chức, không có thẩm vị Mạc chủ mới là quan viên Hai là,
quan hệ giữa quan và liêu không phải là quan hệ cấp trên cấp dưới mà là quan
Trang 32hệ chủ và khách Ba /à, “Mộ liêu” tự do đến và đi, hợp thì lưu lại, không hợp
thì bỏ đi, không có sự ràng buộc về tổ chức Kiểu này hoàn toàn tương tự cơ cấu đân mưu hiện đại, có thể nói đó là hình thức mầm mống của dân mưu
hiện đại So với dân mưu hiện đại có bản chất khác, đó là “Mộ phủ” vẫn là tổ
chức thuộc quan phương, là vật phụ thuộc của quan phương, phải nhìn nét mặt
của chủ mà hành sự, không thể tư vấn một cách độc lập, tự chủ
Do đó có thể thấy, sự phân chia giữa tham mưu và quyết định ở Trung
ˆ Quốc đã phát triển lân lượt qua cá
ý thức, mà phát triển từng bước cả về chế độ tổ chức và phân công chuyên
môn Mưu sĩ đã trở thành con đường cống hiến của các phần tử trí thức, là một loại chức nghiệp từ đó có thể cung cấp chất xám để các nhà lãnh đạo lựa chọn Nhưng trước sau vẫn chưa phân cơng chun mơn hố mà chỉ là bậc
thang thăng quan, tiến chức | | |
3 Lý luận quản lý hành chính và quản lý kinh tế của phương Tây
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lý luận quản lý của phương Tây bắt
đầu ra đời và phát triển nhanh chóng, quan điểm của nó đa dạng, các trường phái cũng rất phong phú P.Druker, nhà quản lý học nổi tiếng người Mỹ cho
rằng, trong lịch sử nhân loại hiếm có một hệ thống mới giống như hệ thống
quản lý rất nhanh chóng được sự thật minh chứng là không thể thiếu được
Mỗi một hệ thống mới ra đời, sự phản đối mà nó gặp phải ít như thế, sự náo loạn và phản đối mà nó gây ra ít như thế, điều đó quả là hy hữu và lạirấthiếm -
thấy Lý thuyết của P.Druker được gọi là lý thuyết lãnh đạo bằng mục tiêu,
nghĩa là coi trọng kết quả, hiệu quả công việc hoàn thành Điều đó phản ánh
tính tất yếu lịch sử của sự chuyên mơn hố khoa học cơng tác lãnh đạo và
công tác quản lý |
Lý luận của quản lý của phương Tây gồm: quản lý hành chính học
nghiên cứu quản lý xí nghiệp trên lĩnh vực kinh tế, Đó là hai phương hướng
phát triển cơ bản của lý luận quản lý phương Tây Các nhà chính trị học và
quản lý hành chính học, chứ không phải các nhà quản lý kinh tế học đầu tiên
Trang 33xem xét đến sự phân công xã hội giữa quyết sách và chấp hành, và coi hai vấn
đề đó lần lượt là đối tượng của các môn khoa học khác nhau z
Từ cuối thế kỷ XIX, nhà chính trị học người Mỹ (sau này là Tổng thống
Mỹ) Woodrow Wilson (1856 -1924) đã đưa ra tư tưởng hành chính học
chuyên nghiên cứu “chấp hành” sớm nhất Trong bài viết “Nghiên cứu hành chính” trên Tạp chí Chính trị học, năm 1887, ông cho rằng: “Chấp hành hiến
pháp khó hơn so với chế định hiến pháp Cần phải có một môn khoa học
—_——— — nghiên cứu về chấp hành”: chính Đó là hành chính học hoặc sau này phat trién ———
lên còn gọi là quản lý hành chính học Ở đây chúng tôi không muốn bình luận
quyết sách hay chấp hành, cái nào khó hơn, mà muốn nêu lên cái quý giá của nó ở chỗ nó đã chỉ ra quyết sách và chấp hành là hai chức năng khác nhau
trong trị lý quốc gia, cần phải có các bộ môn khoa học khác nhau chuyên
nghiên cứu về chấp hành Hành chính học là khoa học chuyên nghiên cứu về chấp hành Đáng tiếc là Wilson đã không chỉ ra chuyên nghiên cứu về chế _ định quyết sách là môn khoa học gì |
F.Coudnor ngudi dat nén mong cho chinh trị học và hành chính học đã chỉ rõ hơn trong cuốn Chính trị và hành chính Trước tiên, ông mượn lời
của nhà hành chính học người Pháp M.Dick Luk: “Chỉ có thể tưởng tượng có
hai loại quyền lực: một là chế định pháp luật và hai là chấp hành pháp luật, ngoài hai loại quyền lực đó ra không còn đất thừa cho hai loại quyền lực thứ ba tổn tại”, và sau đó cao hơn nữa, ông ta đề xuất: “chính trị phản ánh ý chí nhà nước” Phân biệt rõ ràng, chính xác chính trị là quyết sách, hành chính là
chấp hành Như vậy, quản lý hành chính học chỉ lấy chấp hành, không bao gồm quyết sách, làm đối tượng đã phát triển hẳn lên
Nhưng sau đó quản lý hành chính học phát triển không có tính đột phá, -
còn quản lý kinh tế học ra đời đầu thế kỷ XX lại phát triển cực kỳ nhanh
chóng, nội dung lý luận, trình độ phát triển của nó đã vượt qua rất xa quản lý
hành chính học Đối với Việt Nam, trước đây quản lý hành chính học có ảnh hưởng ít hơn so với quản lý kinh tế học, nhưng gần đây vai trò, vị trí quản lý
Trang 34hành chính ngày càng được nâng lên, cùng với các ngành khoa học khác đã tác động mạnh mẽ vào sự phát triển khu vực công, khu vực.tư và cả xã hội
Người ta tổng kết rằng có các trường phái quản lý nổi tiếng là: trường phái cổ điển với hai nhánh là lý thuyết quản lý khoa học với đại diện là
F.Taylor va ly thuyết tổ chức cổ điển với đại hiện là H.Fayol và M.Weber;
trường phái hành vi với đại diện là E.Mayo; trường phái định lượng hay còn
gol là trường phái khoa học quản lý xuất hiện tại Anh vào đầu Chiến tranh thế
” ————— giới thứ hai, nội dung chính là lập các nhóm nghiên cứu kết hợp (Operatonal Research) gồm nhiều nhà khoa học các ngành liên quan đến vấn đề phải giải quyết mà các biện pháp truyền thống không cho phép, đó gọi là nhóm khoa học quản lý phải trình bày trước lãnh đạo cơ sở hợp lý nhất để đưa ra 2 quyết định đúng đắn
Học thuyết quản lý khoa học do F.Taylor (1845-1915), người được coi là “cha đẻ của khoa học quản lý”, trong cuốn Nguyên lý của khoa học quản lý 'xuất bản năm 1911 tuy chưa có khái niệm quyết sách rõ ràng, nhưng ông cho
ring trong hoạt động kinh tế có “chức năng kế hoạch và chức năng chấp
hành” và yêu cầu phải “phân định rạch ròi” hai loại chức năng đó Ông chỉ rõ:
phải có phân công giữa người quản lý và công nhân, người quản lý phụ trách
kế hoạch và huấn luyện công nhân phải “chấp hành” ra sao
Một nhân vật đại biểu được coi là một trong những sáng lập chính trị
của trường phái tổ chức cổ điển người Pháp là Henry (1841-1925) Tư tưởng
về quản lý của ông phong phú và sâu sắc, ông cho rằng quản lý không phải là
một tài năng thuộc về tư chất mà một kỹ năng như mọi kỹ năng khác Năm
chức năng 14 nguyên tắc quản lý nổi tiếng của ông đưa đến nay vẫn còn là
kinh điển của lý luận quản lý Theo ông, có 5 chức năng quản lý là “kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng, kiểm soát” Cái gọi là kế hoạch, theo ông, là đề ra
các hành động để tổ chức đạt được mục tiêu của mình Như vậy, ở đây “kế
hoạch” chính là quyết sách, còn “tổ chức, chỉ huy” là chấp hành Trong 14
nguyên tắc quản lý, nguyên tắc thứ nhất là “phân công lao động”, nguyên tắc thứ hai là “quyền lực (phân quyền, phân trách nhiệm), chỉ rõ việc phân công
Trang 35nhân viên kinh doanh, quản lý, kỹ thuật của xí nghiệp, “kết quả của nó là chun mơn hố chức năng và phân tán quyền lực” “Phàm là nơi thực hiện
quyền lực thì phải có trách nhiệm”, quyền lợi và nghĩa vụ, quyền lực và trách _ nhiệm thống nhất với nhau, đều là những khái niệm chính trị, nhưng ông là
người đầu tiên dẫn vào lĩnh vực kinh tế Đó đều là những cống hiến cho tư tưởng quản lý của H.Fayol Tư tưởng quản lý của ông, nhất là 5 chức năng và
14 nguyên tắc quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế, nhiều trước tác quản
a
" - ° `
H.Fayol và M.Weber đều đưa ra kế hoạch (tức thuyết sách) và chấp
hành, đồng thời chỉ ra sự phân công giữa chúng nhưng đều chỉ bao hàm trong quản lý.H.Fayol cũng lần đầu tiên đưa ra hai khái niệm kinh doanh và quản lý
khác nhau, nhưng kinh doanh là một bộ phận cấu thành quản lý Đây chính là
nguyên do nhiều cuốn sách viết về quản lý của phương Tây không phân biệt
rõ ràng lãnh đạo và quản lý hoặc coi lý luận lãnh đạo bao hàm trong quản lý
Điều đáng chú ý là, tuy H.Fayol đưa ra hai khái niệm lãnh đạo và quản lý
khác nhau, “không được trộn lẫn lãnh đạo và quản lý”, nhưng ông vẫn không
nói rõ sự khác nhau giữa chúng
Lịch sử khoa học quản lý còn tồn tại nhiều cách phân chia về các chức
năng quản lý Như trên đã nói, theo quan điểm của lý thuyết gia H.Fayol thì có 5 chức năng quan ly co ban: Dén nam 1937, L.Gulick va L.Urwick (1891-
1983) phat trién thanh 7 chttc nang (viét tat 1a POSDCORB): P — Planning — lập kế hoạch O — Organizing —t6 chitc S- Staffing — quan lý nhân sự D- Directing — chỉ huy CO — Coodinating — phối hợp R — Reviewing — báo cáo B- Budgeting — Tai chinh
Trong nhiing nam 60 cla thé ky XX, H.Koontz va C.O’Donnell nêu ra 5
Trang 36này, một số chuyên gia cho rằng trong thời hiện đại khi nền hành chính quyền
truyền thống đang chuyển hoá sang nên hành chính hiện đại, thì chức năng
quản lý gồm năm chức năng (viết tắt là PAFHIER):
PA — Policy Analysic — phân tích chính sách F — Financial Manaygement — quản lý hành chính H — Human Resouce Manaygement — quan ly nhân sự I — Information Manaygement — quản lý thông tin
— External Relation — ê bê ai
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một số lý thuyết gia người Mỹ như
J.Stoner, S.Robbins quy về 4 chức năng chính là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh |
dao va kiém tra
Trong khoa hoc quản lý hiện đại, các chuyên gia thường tiếp cận theo
hai góc độ là quá trình quản lý và hoạt động của tổ chức để phân chia chức
năng quản lý theo quá trình, chúng ta có 4 chức năng quản lý chính:
| - Lập kế hoạch: Là việc điều tra nghiên cứu nhu cầu về sự hạn chế khả năng, dự báo cho tương lai, đưa hai quyết định, đặt mục tiêu, lập quy chế, xếp
đặt nhiệm vụ, cân đối tổng hợp, sắp xếp thời gian, bố trí không gian, thiết kế
ˆ cơ cấu và lộ trình đạt tới mục tiêu, để ra tiêu chuẩn đánh giá
- Tổ chức: Vừa bao gồm việc tổ chức xây dựng kế hoạch vừa bao gồm
tổ chức lực lượng (các nguồn lực thực hiện theo một kế hoạch đã định); đồng
thời, đảm trách việc bố trí nhân sự, chỉ huy, tuyên truyền quảng bá, bãi
nhiệm đối với các thành viên một cách kịp thời, đúng quy định
_- Lãnh đạo: tức là xây dựng một hệ thống chỉ huy, điều hành mạnh, hiệu quả cao, thông qua một mệnh lệnh thống nhất, bảo đảm cho hệ thống
được vận hành với tính liên tục cao và tính cân bằng động, làm cho giữa các yếu tố trong hệ thống có bước đi nhịp nhàng, phối hợp ăn ý, trôi chảy, thông
suốt
- Kiểm tra: Là căn cứ vào các thông tin phản hồi trong quá trình vận hành hệ thống, hoặc trong các kết quả đầu ra mà phát hiện kịp thời các sai sót,
Trang 37tìm ra nguyên nhân để lập tức đưa ra các hành động, biện pháp sửa chữa, hoàn thiện : ⁄
Các chức năng quản lý nói trên mang ý nghĩa phổ quát cho mọi c hủ thể -
quan lý, mọi nhà quan lý, quản trị, không phân biệt cấp bậc, ngành nghề, quy mô lớn nhỏ của tổ chức và môi trường xã hội ở các quốc gia Tuy nhiên ở những tổ chức khác nhau, những cấp bậc khác nhau sẽ có sự khác nhau về mức độ, sự quan tâm và cách thức thực hiện các chức năng quản lý
trong lý luận đề xuất suy đoán “quá trình quản lý là quá trình quyết sách”, “quản lý chính là quyết sách”, “quyết sách là quản lý là một từ gần nghĩa,
đồng nghĩa”, khiến sự bấc phân giữa lãnh đạo và quản lý càng thêm rắc rối Nhân vật đại biểu của trường phái quyết sách là nhà kinh tế học người Mỹ H.Simon Ông cho rằng, quá trình kinh tế và toàn thể hoạt động thực tiễn
“không thể không bao hàm quá trình chế định của quyết sách và quá trình
chấp hành của quyết sách” sự phân công giữa nhân viên quản lý và nhân viên thao tác không giống nhau “chun mơn hố hàng ngang” truyền thống, mà là “chuyên môn hố hàng dọc” Ơng cịn đề xuất khái niệm quan trọng “chun mơn hố cơng việc quyết sách”, nhưng ông ta lại không đi sâu hơn khi đề xuất -bởi lẽ một khi chun mơn hố công việc quyết sách thì sẽ có chun mơn hố công việc chấp hành, từ đó mà có chuyên môn hố cơng tác lãnh đạo và chun mơn hố cơng tác quản lý và có khoa học lãnh đạo và khoa học quản ˆ
lý tương ứng Đồng thời, ông lại chỉ rõ lý luận quản lý vừa nghiên cứu cái thứ
nhất lại vừa nghiên cứu cái thứ hai, quyết sách là một bộ phận của quản lý và
kết luận “quản lý chính là quyết sách” Đó là một cách đề xuất cực đoan Tuy
nhiên, lý luận của H.Simon vẫn được coi là nguyên tắc, phương pháp quyết
sách và “nghiên cứu có tính mở đầu về trình tự quyết sách”, là cống hiến to
lớn đối với khoa học lãnh đạo, trong đó có rất nhiều nội dung là nội dung của
khoa học lãnh đạo Cống hiến của nó chủ yếu trên ba phương diện
Thứ nhất, về trình tự quyết sách, ông là người đầu tiên chỉ rõ bốn giai
đoạn của quyết sách, và sự phân chia tham mưu và quyết định trong quá trình
Trang 38quyết sách, mưu trước đoán sau Ông cho rằng: “Chế định quyết sách bao gồm 4 giai đoạn: tìm ra lý do chế định quyết sách; tìm ra phương ấn hành động có thể; lựa chọn phương án tiến hành trong tất cả các phương án; tiến hành đánh giá việc lựa chọn đó” Trình tự quyết sách này chính là tin tức, tư vấn, quyết định mà chúng ta thường nói hiện nay, trong đó tin tức và tư vấn là tham mưu Trong quyết sách có tham mưu, có quyết định và tham mưu trước, quyết định
A19 sau Ông nói: “Nói chung, “hoạt động tình báo” trước “hoạt động thiết kế” và
tư tưởng phân chia giữa tham mưu và quyết định trong quá trình quyết sách
của ông rất rõ ràng Tuân theo trình tự quyết sách rất có ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo kiên trì thực hiện dân chủ hoá, khoa học hoá quyết sách
Thứ hai, về quyết sách phi trình tự trong loại hình quyết sách Về chủng loại quyết sách, nhiều người đã nghiên cứu chia ra quyết sách chiến lược, quyết sách chiến thuật, quyết sách chính trị, quyết sách kinh tế, quyết sách cá nhân, quyết sách tập thể, quyết sách chính xác rõ ràng, quyết sách mơ hồ
Đương nhiên, còn có thể có rất nhiều phương pháp phân loại khác Nhưng
H.Simon đã phân chia loại hình quyết sách đã có thành “hai loại quyết sách có
tính chất tương phản”, tức “quyết sách trình tự và quyết sách phi trình tự” Ông đã phân tích rõ ràng hai loại quyết sách, quyết sách trình tự là quyết sách “trạng thái lặp lại và xếp hàng”, xử lý chúng có “trình tự cố định”; quyết sách phi trình tự là quyết sách “biểu hiện mới mẻ, không cơ cấu, mức độ ảnh hưởng
không phải là nhỏ, xử lý loại vấn đề này không có “linh đơn điệu dược” Ông cũng chỉ rõ 3 đặc điểm lớn của loại quyết sách này: Mới là, mới mẻ, không xuất hiện lại; ha¡ là, “vô cơ cấu”, “tính chất và cơ cấu xác thực của nó không
nắm chắc được, bất định hoặc rất phức tạp”, tức là vấn đề có tính tuỳ cơ, tính mô hồ; bø ià, “có ảnh hưởng không phải là nhỏ”, vấn để “vô cùng quan trọng,
cần phương thúc vừa làm vừa xử lý thêm” Nói một cách ngắn gọn, quyết sách
phi trình tự là loại quyết sách không có sách để tuân theo, không có trình tự ổn
định
Trang 39Đối với người lãnh đạo, quyết sách phi trình tự có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng Đối với người quản lý, hai loại quyết sách đó đều tồn tại, tỷ lệ quyết
sách quản lý trình tự ở cơ sở rất cao Song, đối với người lãnh đạo, họ hầu như thường phải đối mặt với loại quyết sách phi trình tự, giải quyết vấn đề quyết sách phi trình tự thể hiện rõ nhất phẩm chất, năng lực và trình độ lãnh đạo của người lãnh đạo Còn quyết sách trình tự không đòi hỏi người lãnh đạo phải đốc
sức, mà nhân viên chuyên môn có thể giải quyết, thậm chí còn có thể giải
2
n “4 nw
quyctraliot
Thứ ba, về nguyên tắc “hữu hạn lý tính” và “tính khả thi của quyết sách H.SImon gọi là.lý tính của con người là “1ý tính hữu hạn độ”, “bộ não con người không thể nắm và xem xét tất cả các mặt giá trị, tri thức và các hành vi
liên quan của mỗi quyết sách” Về lý tính của con người trong điều kiện lịch
sử nhất định, cách nhìn đó không nghỉ ngờ gì, là chính xác Đồng thời, đối với
quyết sách-phi trình tự không thể đòi hỏi “tối ưu”, chỉ có thể yêu cầu “ưu” trong điều kiện hiện có
Tóm lại, những nhà sáng lập khoa học quản lý, nhất là khoa học quản lý hành chính, khoa học quản lý kinh tế của phương Tây là những nhà chuyên môn, những nhà khoa học đầu tiên chuyên nghiên cứu về quyết sách và chấp
hành |
4 Khoa hoc lanh dao hién dai trén thé gidi va 6 Viét Nam
Trong các tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cho rằng, xã hội một khi có nhu cầu về mặt kỹ thuật, thì nhu cầu đó sẽ thúc đẩy khoa học tiến lên hơn cả mười trường đại học Luận đoán này thích hợp với mọi thời đại với sự ra đời và phát triển của bất kỳ môn khoa học nào Sự ra đời của
khoa học lãnh đạo, trước hết là do nhu cầu của con người quyết định, “khoa
học” mà con người không cần thì chẳng có ý nghĩa gì
Về tổng thể xã hội loài người, bản chất của xã hội hiện đại khác với thời đại sản xuất nhỏ, đó là sự chuyển biến từ sản xuất sang sản xuất lớn xã hội hoá cao độ,
Trang 40
Thời đại sản xuất nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ hẹp, liên hệ giản đơn, lượng thông tin ít ỏi và biến đổi chậm Người lãnh đạo có thể dựa vào kinh nghiệm và tri thức cá nhân để lãnh đạo, dù rằng lúc đó cũng cảm thấy tri thức
kinh nghiệm của mình không đủ, cần mượn bộ có của mưu sĩ để bổ sung
Cuối kinh tế XIX đầu thế kỷ XX, xã hội loài người bước vào thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc điểm chung của thời đại này là nền sản xuất xã hội hoá cao độ, khoa học kỹ thuật đồng bộ hoá Do sự phát triển của phân hàng hoá, kỹ thuật của các loại nhà máy càng chia ra càng nhiều, bộ môn khoa học càng chia ra nhiều, phân chia các môn học cũng càng ngày càng
nhiều; mặt khác, đồng thời với phân hoá cao độ lại diễn ra quá trình tổng hợp
cao độ, sự xuất hiện của ngành khoa học lớn có tính giao thoa, tính tổng hợp mới nổi lên trong xã hội hiện đại với những công trình nghiên cứu liên ngành
rộng rãi, liên quốc gia chính là kết quả tổng hợp cao độ, thẩm thấu va dan
xen lẫn nhau vào sự phân công phân hoá cao độ của khoa học kỹ thuật và sản xuất của xã hội hiện đại
Đặc điểm này của xã hội hiện đại, so sánh với sản xuất nhỏ trước đây không những khác biệt về quy mô, trình độ, số lượng mà còn khác nhau về
bản chất Äội /à, toàn bộ thực tiễn xã hội của sản xuất, nghiên cứu khoa học và phân loại liên hệ rộng rãi, cơ cấu phức tạp Tính phức tạp của công tác lãnh
đạo do nó đưa đến không nói cũng rõ, sai lâm của những quyết sách trọng đại sẽ kéo theo phản ứng dây chuyền, gây ra ảnh hưởng toàn diện và sau sac Hai
là, sản xuất, khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển nhanh như vũ bão, do đó, tin
tức mà người lãnh đạo phải đối mặt không chỉ cực đại về số lượng mà còn
thiên biến vạn hoá phong phú, đa đạng, phức tạp Quyết sách khi đã sai, một
cái sai sẽ kéo theo nhiều cái sai; quyết sách chậm, bỏ lỡ thời cơ, thời gian sẽ
không trở lại Cho nên khoa học lãnh đạo là một môn khoa học để nghiên cứu
công tác lãnh đạo, là yêu cầu và nhu cầu khách quan của thực tiễn xã hội được
đặt ra trong xã hội hiện đại Các nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển coi công việc quyết sách là một môn khoa học, bất kể nó được gọi tên khoa