1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu khoa học đề tài hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên trang thương mại điện tử Shopee

27 946 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng trên sàn thương mại điện tử shopee
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Thương mại điện tử
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,52 MB
File đính kèm 87169u_h195160nh_vi_mua_s225186175m.zip (1 MB)

Nội dung

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA SẮM CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE. Thương mại điện tử đến nay không còn là một khái niệm mới mẻ, nó đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Chỉ cần một chiếc máy tính hoặc một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng và một cú “click chọn”, ta đã có thể mua được bất cứ thứ gì mà mình muốn.

Trang 1

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA SẮM CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại điện tử đến nay không còn là một khái niệm mới mẻ, nó đã trở nênphổ biến hơn bao giờ hết Chỉ cần một chiếc máy tính hoặc một chiếc điện thoạithông minh có kết nối mạng và một cú “click chọn”, ta đã có thể mua được bất cứthứ gì mà mình muốn Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin,cùng vớiảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, các xu hướng mua sắm tiêu dùng cũng đang ngày càng thay đổi và phát triển Người tiêu dùng đang dần chuyển sangcác phương thức mua sắm hiện đại thay vì các hình thức mua sắm truyền thống.Bên cạnh đó, mua sắm trực tuyến cũng đang ngày càng phát triển

Hiện nay, doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực tìm kiếm cho mình những ưu thế

để có thể giành thị phần nhiều hơn trong mảng TMĐT Trong cuộc đua này,Shopee có vẻ đang chiếm ưu thế do có tiềm lực về tài chính và nhiều kinh nghiệmkinh doanh trong lĩnh vực này Bên cạnh đó, Shopee cũng tìm hiểu rất kỹ thói quentiêu dùng của người Việt Bằng chứng là đến thời điểm hiện tại, Shopee có thể trựctiếp giao tiếp với nhau khi mua sắm Cho nên dù là phương thức nào đi chăng nữa,mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là làm sao thu hút ngày càng đông ngườitiêu dùng Chính vì vậy, chúng em chọn đề tài "Nghiên cứu hành vi mua hàng củakhách hàng trên trang thương mại điện tử shopee” làm để tài nghiên cứu vì nhậnthấy được tính cấp thiết và bọn em mong muốn thông qua việc tìm hiệu nghiên cứucũng sẽ biết thêm về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng ở các trangTMĐT của khách hàng ở Việt Nam Đồng thời bọn em cũng được học, biết thêmđược các kiến thức về lĩnh vực TMĐT

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu về những hành vi, cũng nhưcác yếu tố tác động mua sắm của khách hàng trên trang thương mại điện tửShopee để từ đó có thể nắm rõ được tâm lý, nhu cầu của khách hàng nhằmphục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc công việc sau này của nhóm hoặc cánhân

Trang 2

- Việc nghiên cứu đề tài còn nhằm đưa ra những giải pháp, đóng góp giúpđẩy mạnh các vấn đề tích cực và giảm thiểu những tiêu cực ảnh hưởng đến

xã hội - Việc nghiên cứu đề tài cũng là cơ sở để nhóm tìm hiểu về thươngmại điện tử, có thêm nhiều kiến thức mới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu tập trung vào người tiêu dùng trong độ tuổi 18-22 đãthực hiện hành vi mua sắm trên sàn giao dịch điện tử Shopee

3.2 Phạm vi thời gian

-Thời gian nghiên cứu và thực tập : 8/1/2022 - 16/4/2022

-Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu liên quan bắt đầu từ ngày 8/1

-Quá trình khảo sát tiến hành từ ngày 10/3 - 31/3

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Có 2 nguồn thông tin cần thu thập đó là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

1.Dữ liệu sơ cấp : Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu mới được thu thập lần đầu tiên

phục vụ cho cuộc nghiên cứu này Những thông tin cần thu thập bao gồm: thôngtin về tình hình sử dụng sản phẩm của khách hàng, kỳ vọng của họ với sản phẩm,

sự đánh giá của họ về những thuộc tính của sản phẩm và dịch vụ đi kèm, …

Có hai hướng tiếp cận thu thập thông tin nghiên cứu, đó là định tính và định lượng.

Trang 3

 Thu thập được câu trả lời chính xác hơn so với các phương pháp thu thập

Tốn nhiều thời gian vì phải được sao chép, sắp xếp, phân tích chi tiết

 Nếu người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm, tổng thể quá trình sẽ bị ảnhhưởng

 Tốn kém hơn so với các phương pháp khác

 Những người tham gia phải được lựa chọn cẩn thận để tránh thiên vị

Phương pháp phỏng vấn / thảo luận nhóm

Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát: Điểm mạnh nhất của phương pháp

quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được quan sát,trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông tin

Hạn chế: Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiện tại(quá khứ và tương lai không quan sát được) Tính bao trùm của quan sát bị hạnchế, bởi vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn được Đôi khi bị ảnh hưởngtính chủ quan của người quan sát

Phương pháp điều tra bảng câu hỏi

Ưu điểm :

-Người dự vấn đọc và trả lời, không bị ảnh hưởng bởi người phỏng vấn •

- Có thể trả lời khi nào thuận tiện, không bị sức ép nào

- Có thể phỏng vấn được với địa chỉ tản mạn mà không có phương tiện truyềnthông nào liên lạc được

- Phí tổn chỉ giới hạn ở việc làm thủ tục và bưu phí

Nhược điểm :

- Tỉ lệ trả lời thấp và những người trả lời có thể không đại diện

- Mất nhiều thời gian chờ đợi, có thể nhiều tuần hoặc lâu hơn

- Không biết gì về người dự vấn và hoàn cảnh trừ khi họ viết trên bảng hỏi

- Dự kiến phí tổn thấp có thể trở thành phí tổn cao do số thư trả lời ít

- Người dự vấn không được khuyến khích và hướng dẫn trả lời

b Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quansát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kĩ thuật vi tính Mục tiêu của

Trang 4

nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lí thuyết hoặccác giả thuyết liên quan tới các hiện tượng

Nghiên cứu định lượng gồm các mục :

- Khái niệm, mục tiêu, đặc điểm nghiên cứu định lượng

-Các bước trong thiết kế nghiên cứu định lượng

-Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng

- Phân tích hồi quy trong kinh tế lượng

2 Dữ liệu thứ cấp là gì?

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể

là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệuchưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Như vậy, dữ liệu thứ cấpkhông phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập

Ưu điểm: Tiết kiệm tiền bạc, thời gian.

Nhược điểm: Dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ

chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu Số liệu thứ cấp này đã được thu thậpcho các nghiên cứu với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn

đề của chúng ta; khó phân loại dữ liệu; các biến số, đơn vị đo lường có thể khácnhau

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập tiến hành làm sạch và đưa vào xử lý, kiểm

định Cronbach’s alpha nhằm đánh giá độ phù hợp của thang đo Sau đó tiếnhành thống kê phân tích dữ liệu theo yêu cầu nội dung nghiên cứu

Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu khám phá hành

vi người tiêu dùng Trong nghiên cứu này , sử dụng những thống kê mô tảnhư :

Giá trị trung bình mẫu

Min : giá trị nhỏ nhất trong mẫu

Max : giá trị lớn nhất trong mẫu

Frequency : tần số của từng biểu hiện , tính bằng cách đếm và cộng dồn Percent : tuần suất tính theo tỷ lệ %

Phương pháp kiểm định giả thiết thống kê

Để kiểm định các kết quả thống kê, nghiên cứu sử dụng kiểm định onesample T-Test nhằm kiểm định các giá trị trung bình đánh giá của khách hàng vềmua sắm trực tuyến cũng lo lắng khi mua sắm trực tuyến

Các bước tiến hành :

bước 1 : đặt giả thiết Ho : giá trị trung bình của biến tổng thể = giá trị cho trước

Trang 5

bước 2: lọc ra các trường hợp thỏa mãn điều kiện của nhóm đối tượng tham giakiểm định

bước 3 : thực hiện kiểm định one-sample t-test

bước 4 : tìm giá trị sig tương ứng với giá trị t-test đã tính được

bước 5 : so sánh giá trị sig với giá trị xác suất a

nếu sig > a thì chấp nhận giả thiết Ho

nếu sig <a thì bác bỏ giả thiết H0

5 Nội dung nghiên cứu

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ HÀNH VI MUA SẮM CỦA KHÁCH HÀNGTRÊN TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SHOPEENHẰM THU HÚT KHÁCH HÀNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

1.1 Thương mại điện tử

Hiện nay có rất nhiều những định nghĩa về thương mại điện tử được đặt ra Theođịnh nghĩa của tổ chức WTO thì “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phânphối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử” Còntại Việt Nam cũng đã có nghị định của Chính Phủ về thương mại điện tử Trong đó

có định nghĩa giới thiệu về thương mại điện tử là:

“Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trìnhcủa hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet,mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”

Hiểu theo một nghĩa rộng thì bất cứ một hoạt động thương mại nào được triển khai

trên các phương tiện điện tử thì đều được gọi là thương mại điện tử Tuy nhiên, đối với nhiều người dùng hiện nay thì thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đơn giản hơn tức là mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và internet.

Thương mại điện tử được thực hiện đối với các hoạt động truyền thống (chăm sócsức khỏe, giáo dục, ), thương mại dịch vụ (dịch vụ pháp lý, dịch vụ tài chính, )

và đặc biệt thương mại hàng hóa (hàng gia dụng, quần áo, ) Tóm lại, thương mạiđiện tử đang dần trở thành một cuộc cách mạng có thể thay đổi hoàn toàn cáchthức mua sắm của con người trong tương lai

Trang 6

Theo một nghiên cứu, có đến 80% người trả lời đã từng mua sắm trực tuyến, trong

đó 67% hài lòng với trải nghiệm mua sắm của mình Theo đà phát triển của côngnghệ 4.0, mua sắm qua các ứng dụng trên điện thoại tăng lên nhanh chóng trongnăm 2018 với 47% người dùng Người mua sắm trực tuyến hài lòng ở 3 điểm:hàng hóa đa dạng, giá cả và các chương trình khuyến mãi và không hài lòng về:chất lượng hàng hóa, chi phí vận chuyển và chất lượng chăm sóc khách hàng 25%

đã từng bán hàng trực tuyến Facebook là trang bán hàng trực tuyến phổ biến nhất(66%)

1.2 Shopee

Shopee là nền tảng Thương mại điện tử hàng đầu tại đông Nam Á có trụ sở

tại Singapore và trực thuộc công ty SeA trước đây là Ganera ( chủ sở hữu các

thương hiệu lớn như Ganera foody , Now, Airpay ) ra đời từ năm 2015 và hiện tại

đã có mặt tại tổng cộng 7 nước khu vực Châu Á bao gồm ; Singapore , Thái Lan,Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philipines Nhà sáng lập Shopee là tỷ phú Forrist

Li - người được biết đến là người đối đầu với Alibaba

Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn Thươngmại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động , hoạt động như một mạng xãhội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi Tích hợp vận hành giao nhận và

hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến

dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán Shopee Việt Nam Độc quyềncung cấp chính sách mua sắm online an toàn với tên gọi “Shopee đảm bảo”, chỉthanh toán cho người bán khi người mua đã nhận hàng thành công

Vào năm 2017, Shopee Việt Nam ra mắt Shopee Mall , cổng bán hàng với cam kếtchính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam

Tại khu vực Đông Nam Á, một trong những công ty tiên phong thuộc khíacạnhdịch vụ tài chính số , Thương mại điện tử và giải trí ASEAN

Tại Đài Loan , đứng đầu khía cạnh Thương mại điện tử chính là Shopee Công tyShopee rất phù hợp tại nơi đây khi họ có thể giúp trải nghiệm mua sắm trực tuyếntốt hơn, nhanh chóng, an toàn hơn với sự hỗ trợ từ giai đoạn đến khâu giao nhận.Với mục tiêu trở thành điểm đến tại Đông Nam Á Shopee không ngừng nâng cao

và phát triển sản phẩm tại Shopee rất đa dạng bao gồm sức khỏe sắc đẹp, thờitrang, tiêu dùng nhanh , nhà cửa đời sống và điện tử

Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng,trong đótại Việt Nam hơn 5 triệu lượt Sàn này hiện đang làm việc với hơn 4 triệu nhà

Trang 7

cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm Cũng trong 4 quý năm 2017, tổng giá trịhàng hoá Shopee được báo các là hơn 1,6 tỷ đô la mỹ, tăng 206% so với nămtrước

Tính đến quý III/2018, theo số liệu của bản đồ Thương mại điện tử Việt Nam vừađược iprice insight công bố, Shopee dẫn đầu về cả lượt truy cập website và xếphạng ứng dụng di động

Vào cuối tháng 10/2019: Bất ngờ có các hoạt động tại Brazil – lần đầu tiên Shopeebước chân ra khỏi thị trường Châu Á , tuy nhiên hoạt động của Shopee tại đây cònkhá sơ khai chưa rõ những kế hoạch tiếp theo của Shopee là gì

Theo báo cáo của bản đồ Thương mại điện tử ở Việt Nam quý I /2020 do Ipricecông bố Đứng đầu lĩnh vực Thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn là Shopee với42,3 triệu lượt truy cập

Quý I/2021 : Shopee tăng trưởng hơn 40% , vẫn luôn giữ vị trí đứng đầu

trong số lượt truy cập trong các sàn Thương mại điện tử khác

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ HÀNH VI MUA SẮM CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE

(Bản câu hỏi) gồm 3 nội dung chính

 Mục đích bản câu hỏi : Khám phá hành vi mua sắm của khách hàng trêntrang thương mại điện tử Shopee Từ đó đề xuất một số giải pháp, chiếnlược giúp Shopee nắm bắt được nhu cầu khách hàng và nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh

 Cách thức tiếp cận: Nhóm tiến hành theo 2 phương thức khảo sát:

 Phỏng vấn trực tiếp nhóm hoặc phỏng vấn chuyên sâu từng cá nhân(Nghiên cứu định tính)

 Gửi bảng khảo sát bằng email, website (Nghiên cứu định lượng)

Nhóm ưu tiên phương thức số 2 hơn, bởi với tình hình dịch bệnh hiện nayviệc tiếp cận phỏng vấn trực tiếp là vô cùng khó khăn

Đồng thời phương thức này sẽ gặp một số hạn chế như :

Lấy mẫu hạn chế và sẵn sàng trả lời: Một số người ít có khả năng

truy cập Internet Vì thế họ sẽ không trả lời được các bảng câu hỏitrực tuyến Điều này sẽ gây khó khăn để tạo ra mẫu xác suất dựa trêncác địa chỉ email hoặc website

Trang 8

Vấn đề hợp tác tốt: Người sử dụng Internet hiện nay đang liên tục bị

bắn phá bởi các thông điệp Và từ đó có thể sẽ bỏ qua khảo sát

Không có người phỏng vấn: Thiếu một người phỏng vấn được đào

tạo dẫn đến nhiều hệ lụy Một trong số chúng là không thể làm rõ vàthăm dò sâu hơn trong cuộc phỏng vấn Từ đó có thể dẫn đến dữ liệukhông đáng tin cậy

1 Mô tả mẫu nghiên cứu

 Giới tính: Nam- Nữ

 Nghề nghiệp

 Độ tuổi: 18-22, ngoài 18-22

 Thu nhập: dưới 3tr, 3-5 triệu, 5-8 triệu,

2 Mô tả hành vi mua sắm của khách hàng trên trang thương mại điện tửShopee

 Đối tượng mua là ai? (Dựa vào giới tính, độ tuổi, thu nhập)

 Những mặt hàng nào được chọn mua?( Sách, văn phòng phẩm, quàtặng- Làm đẹp, sức khỏe- Thời trang- Nhà cửa đời sống- Hàng tiêudùng thực phẩm)

 Người tiêu dùng mua với tần suất như thế nào?( 1-2 lần trên tuần, 3-4lần/ tháng, 1-2 lần/ tháng, 2-3 tháng/ lần

 Tại sao họ lại lựa chọn mua ở Shopee?(Có niềm tin về sản phẩmchính hãng chất lượng- Nhiều chương trình ưu đãi khuyến mại- Giábán các sản phẩm rẻ hơn thị trường- Sự đa dạng mặt hàng- Bạn bèngười thân rủ rê giới thiệu- Do những người nổi tiếng đại diện quảngcáo)

 Người tiêu dùng biết đến Shopee như thế nào?

3 Câu hỏi chính: gồm những câu hỏi giúp khai thác rõ hơn về thực trạng hành

vi mua sắm của người tiêu dùng trên Shopee và những câu hỏi đo lường về

sự hài lòng của họ

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THU THẬP

Nhóm chúng tôi đang thực hiện cuộc thăm dò hành vi mua sắm của khách hàngtrên trang thương mại điện tử Shopee Từ đó đề xuất một số giải pháp, chiến lượcgiúp Shopee nắm bắt được nhu cầu khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh

Sau đây là kết quả về hành vi mua sắm của khách hàng mà nhóm đã thu thập được.Hình thức khảo sát mà nhóm lựa chọn là hình thức trực tuyến, dưới dạng googleform Sau một tuần mở phiếu khảo sát, nhóm đã thu về kết quả 233 phiếu

Trang 9

Phần câu hỏi khai thác thông tin cá nhân và khảo sát chung về hành vi mua sắm

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của đối tượng tham gia khảo sát đề tài hành vi mua sắm của khách hàng trên trang thương mại điện tử Shopee

Về độ tuổi, nhóm đã chia ra thành 3 nhóm tuổi để điều tra, đây là thông tin cơ bản

nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả khảo sát

 Đối tượng từ 18-25: chiếm tỉ lệ 75,5 % Đây là nhóm tuổi thuộc đối tượngsinh viên và những người trẻ Chúng ta dễ dàng lý giải được kết quả này là

do những nguyên nhân sau: là đối tượng dễ dàng tiếp cận với công nghệ vàcác nền tảng thương mại điện tử, các trang mạng xã hội cũng là nền tảng chủyếu để các sàn thương mại điện tử thực hiện các chiến dịch marketing, nơi

mà đối tượng này dành phần lớn thời gian khi truy cập internet

 Đối tượng từ 26-35: chiếm tỉ lệ 20,2%, nhiều thứ 2 so với độ tuổi từ 18-25

Lý giải cho tỷ lệ này là do đây là nhóm đối tượng đã trưởng thành, có thunhập vào mức ổn định nên có xu hướng mua sắm online Tuy nhiên nhómđối tượng này chỉ chiếm 20,2% vì quỹ thời gian hạn hẹp, nhu cầu sử dụngmạng xã hội và các nền tảng trực tuyến cũng ít hơn nhóm đối tượng từ 18-25

 Đối tượng từ 36-45 và trên 45: chiếm tỷ lệ còn lại, có thể thấy 2 nhóm đốitượng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong bảng khảo sát, độ tuổi này họ thường có

xu hướng ít sử dụng các mạng xã hội và có thiên hướng dành thời gian cho

Trang 10

gia đình và việc đi mua sắm trực tiếp là lựa chọn chủ yếu đối với nhóm đốitượng này.

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập của đối tượng tham gia khảo sát đề tài hành vi mua sắm của khách hàng trên trang thương mại điện tử Shopee.

Nhóm đã đưa ra 4 mức thu nhập tương đương với từng độ tuổi kể trên, từ đó thấyđược mối quan hệ mật thiết giữa nhóm tuổi và thu nhập, cụ thể như sau:

 Dưới 3 triệu/tháng: chiếm tỷ lệ 50,6%, con số này có liên quan đến biểu đồ

độ tuổi như đã nêu ở trên Một mức thu nhập chủ yếu của đối tượng họcsinh, sinh viên và những người trẻ nói chung, đối tượng chủ yếu còn đi học

 Điều này lặp lại tương tự với nhóm đối tượng có mức thu nhập còn lại

Trang 11

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng trang thương mại điện từ Shopee của đối tượng đề tài hành vi mua sắm của khách hàng.

Với câu hỏi về tần suất đặt hàng trực tuyến, chúng tôi rút ra một số nhận xét nhưsau:

 Mức chênh lệch về tỷ lệ của tần suất mua hàng là không quá lớn, chia đềucho cả 4 chỉ tiêu đánh giá

 Có thể do tình hình dịch bệnh nên nhu cầu về mua sắm trong thời gian nàycủa mọi người giảm đi đáng kể

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện những hàng hóa được mua sắm phổ biến trên trang thương mại điện tử Shopee của đối tượng tham gia khảo sát

Những hàng hóa được mua sắm phổ biến được nhóm tổng hợp dựa trên cách phânchia các nhóm, ngành hàng của sàn thương mại điện tử Shopee Từ đó, đề ra 10 chỉtiêu để thực hiện khảo sát Từ kết quả thu được, nhóm đã đưa ra một số nhận xétnhư sau:

 Ngành hàng thời trang có tỷ lệ cao nhất, chiếm 56,2% Điều này chứng tỏngười tiêu dùng đã có cái nhìn khác về mua sắm online so với những năm vềtrước Việc thấy tận mắt, sờ tận tay đã không còn là tiêu chí đánh giá chấtlượng một sản phẩm Ngoài ra việc chất lượng dịch vụ của Shopee đượcnâng cao cũng là một lý do

 Ngành hàng làm đẹp, sức khỏe chiếm tỷ lệ cao thứ 2 với con số 55,4% Cóthể nói, nhu cầu làm đẹp và sức khỏe của người tiêu dùng là rất lớn Chứng

tỏ đời sống của người tiêu dùng ngày càng được cải thiện, khiến họ quantâm đến ngành hàng này

Trang 12

 Ngành hàng sách, văn phòng phẩm, quà tặng cũng chiếm tỷ lệ khá cao, lênđến 42,5%

 Tiếp theo đó được chia đều cho các nhóm nhà cửa đời sống, hàng tiêu dùngthực phẩm và các ngành hàng khác

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện lý do lựa chọn trang thương mại điện tử Shopee của đối tượng tham gia khảo sát.

Đây là câu hỏi đánh giá chung về hành vi mua sắm của người tiêu dùng Bằng việcnêu ra những tiêu chí tổng quan, nhóm có thể có cái nhìn cụ thể Dựa vào đónghiên cứu chi tiết những yếu tố sâu hơn của từng tiêu chí

 Những lý do lựa chọn trang thương mại điện tử Shopee có tỷ lệ cao nhất vàgần như là bằng nhau là: Nhiều chương trình ưu đãi khuyến mại, Giá báncác sản phẩm rẻ hơn thị trường, Sự đa dạng mặt hàng Đây là những tiêu chíđược người tiêu dùng quan tâm hơn cả khi quyết định mua một sản phẩmtrên mạng Thể hiện đúng tâm lý của người Việt khi nghĩ đến chất lượngmột sản phẩm đó là “ngon, bổ,rẻ” Tuy nhiên, việc sản phẩm có chính hãnghay không lại chỉ được một nhóm nhỏ người tiêu dùng quan tâm

Trang 13

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện mức độ phổ biến của các trang thương mại điện từ khác được đối tượng tham gia khảo sát lựa chọn

Việc đánh giá mức độ phổ biến của các sàn thương mại điện tử khác cho chúng tathấy cái nhìn khách quan về nhu cầu sử dụng của khách hàng cũng như dịch vụtương tự Shopee mà nó mang lại

 Đầu tiên, đứng đầu với tỷ lệ cao nhất là Lazada, chiếm 63,1% Điều này chothấy hướng đi, chương trình khuyến mãi, cách thức marketing… của Lazadatương tự với Shopee Chúng ta cũng có thể nhận thấy điều này trên các báocáo tài chính hàng năm của 2 hãng Khi cả Shopee và Lazada là 2 đối thủcạnh tranh lớn của nhau, trên cùng một thị trường, cùng một phân khúckhách hàng, cùng một cách thức vận hành…

 Chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là Tiki, với 38,2% Con số này không có gì khó hiểukhi ở biểu đồ 4, nhóm hàng hóa về sách và văn phòng phẩm chiếm tỷ lệ khácao trong biểu đồ khảo sát Mà Tiki là một sàn thương mại điện tử lớn vớinhóm ngành hàng chủ yếu được xác định ngay từ đầu là sách và các văn hóaphẩm liên quan

 Ít phổ biến hơn cả là Sendo, Chotot và Amazon…

Phần câu hỏi chính

Ngày đăng: 21/10/2022, 17:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Có thể do tình hình dịch bệnh nên nhu cầu về mua sắm trong thời gian này của mọi người giảm đi đáng kể - nghiên cứu khoa học đề tài hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên trang thương mại điện tử Shopee
th ể do tình hình dịch bệnh nên nhu cầu về mua sắm trong thời gian này của mọi người giảm đi đáng kể (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w