1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho ĐVTN học sinh của đoàn TNCS hồ chí minh tại trường THPT quỳ hợp 2

30 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho ĐVTN học sinh của đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại trường THPT Quỳ Hợp 2
Trường học Trường THPT Quỳ Hợp 2
Chuyên ngành Giáo dục đạo đức
Thể loại tiểu luận tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 348,32 KB

Nội dung

Thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa của Đoàn TNCS Hồ ChíMinh, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, tri thức cho thanh niênluôn là một yêu cầu, nhiệm vụ côn

Trang 1

MỞ ĐẦU

Quy luật mâu thuẫn hay còn gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của cácmặt đối lập, là hạt nhân của phép biện chứng trong triết học Mác - Lênin Mâuthuẫn biện chứng được tạo thành từ hai mặt đối lập có mối liên hệ vừa thống nhất,vừa đấu tranh với nhau Để thúc đẩy sự phát triển của sự vật tất yếu phải xác địnhđúng và tìm cách giải quyết mâu thuẫn theo xu hướng vận động của quy luật

Chính vì vậy, quy luật mâu thuẫn được vận dụng làm cơ sở phương pháp luậntrong nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau nhằm chỉ ra nguồn gốc, động lực của sựvận động, phát triển

Thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa của Đoàn TNCS Hồ ChíMinh, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, tri thức cho thanh niênluôn là một yêu cầu, nhiệm vụ công tác quan trọng, đặt ra thường xuyên, liên tụcđối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặntrong Di chúc: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanhniên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa

“hồng” vừa “chuyên”, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rấtquan trọng và rất cần thiết”

Nhận thức được vai trò của Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trongnhà trường ở thời kỳ đổi mới giáo dục của nước ta, đoàn thanh niên đã khôngngừng đổi mới nâng cao hiệu quả các hoạt động công tác Đoàn và phong tràothanh niên, tích cực góp phần cùng nhà trường giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thànhnhững con người phát triển toàn diện, phấn đấu vươn lên, sống có ích cho xã hội,

tự hoàn thiện mình góp phần xây dựng đất nước theo đúng đường lối của Đảng:

Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

Do vậy việc xác định mâu thuẫn và giải quyết các mâu thuẫn trong giáo dụcđạo đức để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho ĐVTN học sinh là một yêucầu cấp bách đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Quỳ Hợp 2 Chính

vì vậy tôi chọn đề tài; “Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho ĐVTN học sinh của đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại trường THPT Quỳ Hợp 2” làm tiểu luận tốt nghiệp tốt Trung cấp lý luận chính trị.

Trang 2

“Mâu thuẫn” là sự tác động lẫn nhau của các mặt, các khuynh hướng đối lập, làhiện tượng tất yếu, khách quan và là nguồn gốc của sự vận động và phát triển “Đốilập”, “mặt đối lập” là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, nhữngthuộc tính có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quantrong tự nhiên, xã hội và tư duy Các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừachuyển hóa cho nhau và là những nhân tố cấu thành nên mâu thuẫn biện chứng Sựthống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệtđối.

1.2 Một số vấn đề phương pháp luận khi nghiên cứu và vận dụng quy luật mâu thuẫn

Quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa phương pháp luận to lớn đối với hoạt động nhậnthức và hoạt động thực tiễn của con người Nghiên cứu quy luật mâu thuẫn để pháthiện, nhận thức, phân tích mâu thuẫn và tìm ra con đường đúng đắn để giải quyếtmâu thuẫn

Nhận thức mâu thuẫn tức là phân đôi cái thống nhất và nhận thức các mặt đốilập để nắm bắt sự vật trong sự thống nhất, đồng nhất của các mặt đối lập Khi phântích mâu thuẫn phải hiểu rõ nguồn gốc, điều kiện tồn tại và quá trình phát triển củamâu thuẫn Giai đoạn cuối cùng là tìm ra phương pháp đúng đắn để giải quyết mâuthuẫn Việc giải quyết mâu thuẫn là kết quả của quá trình đấu tranh của các mặt đốilập Giải quyết mâu thuẫn không có nghĩa là xóa bỏ mâu thuẫn mà là kết hợp hài hòacác mặt đối lập

1.3 Vai trò của mâu thuẫn với sự vận động và phát triển.

Sự vận động và phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhất biện chứnggiữa hai mặt: thống nhất của các mặt đối lập và đâu tranh của hai mặt đối lập Trongđó: thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời, tương đối, còn đấu tranh giữa hai mặtđối lập là tuyệt đối Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vậnđộng và phát triển của sự vật là tự thân và diễn ra liên tục Tính tương đối của thống

Trang 3

nhất giữa các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành các bộ phận, các

sự vật đa dạng phức tạp, giai đoạn … Như vậy, mâu thuẫn là khách quan phổ biến, đadạng Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thống nhất của các mặtđối lập Chính sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự chuyển hoá giữa chúng lànguồn gốc, động lực của sự phát triển

2 LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC 2.1 Khái niệm đạo đức

Ở phương Tây, danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos, moris, nghĩa là lề thói Ngoài ra, còn một danh từ nữa cũng hay được sử dụng là ethicos, có gốc từ chữ Hy Lạp cũng có nghĩa là lề thói, tập tục Theo nghĩa đó, khi

nói đến đạo đức là nói đến những lề thói, tập tục biểu hiện mối quan hệ nhấtđịnh giữa người với người trong giao tiếp với nhau hàng ngày

Ở phương Đông, người Trung Quốc cổ đại sớm đưa ra các học thuyết về

đạo và đức của họ Theo đó, Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái

niệm này được vận dụng trong triết học nhằm chỉ con đường của tự nhiên

Sau đó, đạo không chỉ là con đường của tự nhiên, mà còn có nghĩa là đường sống của con người trong xã hội Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính, là biểu hiện của đạo nghĩa, là nguyên tắc của luân lý Như vậy, đạo đức được hiểu như những

nguyên tắc, các quy định, các chuẩn mực xã hội nhằm điều tiết hành vi của conngười mà mỗi người sống trong đó cần phải tuân theo

Đạo đức còn là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều tiếthành vi trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tựnhiên,giữa cá nhân với xã hội Nó được phát triển, bị ảnh hưởng nhiều bởi các chế độkinh tế - xã hội khác nhau Trong quá trình phát triển đó, cùng với sự vận độngbiến đổi của tồn tại xã hội, đạo đức cũng có những biến đổi, như các nhà kinhđiển chủ nghĩa Mác đã từng nói rằng, “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thờiđại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiềuđến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau”

Có thể thấy rằng, thứ nhất, với tư cách hình thái ý thức xã hội, phản ánh

tồn tại xã hội, đạo đức chịu ảnh hưởng của tồn tại xã hội Tuy nhiên, ở đây, cóthể thấy rằng, quan hệ giữa kinh tế với đạo đức không phải là quan hệ đơn trị, mộtchiều Vì vậy, không phải mọi biến đổi nào đó trong cơ sở kinh tế cũng đều nhấtthiết và ngay lập tức dẫn đến sự biến đổi tương ứng trong đạo đức Không phảimọi sự phát triển kinh tế nào cũng dẫn đến sự tiến bộ đạo đức Hơn nữa, đạođức còn bị ảnh hưởng triết học, chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,… nghĩa

là của toàn bộ đời sống tinh thần Thứ hai, với tư cách là những nguyên tắc, chuẩn

mực xã hội … điều tiết hành vi con người, người nào thực hiện đúng nhữngnguyên tắc, chuẩn mực đó được coi là có đạo đức, được xã hội ủng hộ, biểu

Trang 4

dương và ngược lại.

2.2 Giáo dục đạo đức

Có nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục đạo đức, song có thể coi “giáodục đạo đức là quá trình tác động có mục đích của chủ thể giáo dục đến đối tượnggiáo dục để hình thành trong họ những yếu tố, tình cảm, niềm tin, lý tưởng vàtất cả được thể hiện ở những hành vi đạo đức” [2, tr.45] Như vậy, giáo dục đạođức không chỉ làm cho con người nhận thức đúng các chuẩn mực đạo đức, cácgiá trị đạo đức mà còn thông qua đó để hình thành niềm tin và tình cảm đạo đức

Giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động nhằm góp phần chuyển đạođức xã hội thành đạo đức cá nhân Đây cũng là quá trình mang những tri

thức, kinh nghiệm, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chấtđạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực hiệnhành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội của cánhân Giáo dục đạo đức góp phần hình thành những quan điểm cơ bản nhất,những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong từng cá nhân cụ thể; giúp

họ xác lập khả năng lựa chọn, đánh giá các hiện tuợng xã hội

Giáo dục đạo đức cũng góp phần tích cực trong việc kế thừa và phát huycác giá trị đạo đức truyền thống Những giá trị đạo đức truyền thống chỉ có thểđược các thế hệ sau tiếp nhận thông qua giáo dục đạo đức như: thông qua giáo dụctình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, thế hệ trẻ sẽ tiếp nhận đượcnhững giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòng yêu nước, yêuhòa bình, tôn trọng đạo lý, tinh thần đoàn kết…Nhờ các hoạt động giáo dục đạođức mà các thế hệ sau luôn kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyềnthống tốt đẹp của dân tộc và nhờ vậy, các giá trị đạo đức truyền thống của dântộc ta không bị mai một Quan điểm này cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõtrong Di chúc, theo Bác, tương lai của đất nước, của dân tộc nằm ngay trong taycác thế hệ thanh niên: “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanhniên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”

Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức cũng giúp cá nhân hoàn thiện nhân cách củamình Người ta sinh ra là người, nhưng nhân cách chỉ hình thành trong hoạt động

và giao tiếp Về thực chất, đó là quá trình xã hội hóa cá nhân, cá nhân tiếp thu cácgiá trị văn hóa, đạo đức của gia đình, cộng đồng, xã hội để có thể gia nhập vào

xã hội Do vậy, không chỉ dừng lại ở bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức

xã hội mà giáo dục đạo đức còn góp phần định hình và phát huy, hoàn thiện nhâncách, các chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết của con người như: tri thức, niềmtin; tình cảm, thái độ; hình thành cho mỗi người

Về nội dung giáo dục đạo đức: tùy theo mục tiêu của các chủ thể giáo dục,

nội dung giáo dục đạo đức có sự khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc; giữa các

Trang 5

thời kỳ lịch sử khác nhau Ví dụ, như ở phương Đông thời kỳ phong kiến, nộidung giáo dục đạo đức tập trung vào những nội dung như “nhân,lễ, nghĩa, trí,tín”…

Về phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức: phương pháp đàm thoại,

diễn giải, thi đua, nêu gương, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn…

Trong công tác giáo dục, đối tượng giáo dục cũng là một nhân tố quan trọng

trong giáo dục Bởi các chủ thể giáo dục dù có nội dung, phương pháp giáo dụchay đến thế nào đi chăng nữa mà đối tượng giáo dục không tiếp thu thì quá trìnhgiáo dục cũng khó đạt hiệu quả như mong muốn Đây chính là quá trình tự giáodục của đối tượng giáo dục

3 Tầm quan trọng và nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

3.1 Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh

Hiện nay theo Luật Thanh niên có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 thì “Thanhniên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”

Với độ tuổi từ 16 đến 30, thanh niên có những đặc điểm cơ bản sau:

Có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý và trí tuệ, có mặt trong mọilĩnh vực hoạt động xã hội, có quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầnglớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quan trọng đối với sự pháttriển của mỗi quốc gia, dân tộc

Thanh niên tiếp thu học vấn và giáo dục từ gia đình, nhà trường để bắt đầucuộc sống độc lập trong xã hội với một nghề chuyên môn nhất định và một

việc làm cũng như chỗ làm việc cụ thể Đồng thời, thanh niên, một mặt, tiếp nhận giáo dục xã hội, từ đó, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan của mình; mặt khác, có khả năng chuyển hóa giáo dục - đào tạo của xã hội để tạo nên những

phẩm chất riêng của mình

Một trong những đặc điểm nổi bật của thanh niên là những người giàu ước

mơ, hoài bão, luôn có nhu cầu tìm hiểu, thích khám phá, năng động, sáng tạo,thích giao tiếp, thích tham gia các hoạt động xã hội, có nhu cầu cao về tìnhbạn, tình yêu nam nữ Mặt khác, thanh niên ngày nay do điều kiện sinh hoạt vậtchất ngày càng được nâng cao nên con người sinh lý, tố chất sinh học phát triển,nhưng những phẩm chất xã hội thì chưa hoàn thiện, chưa ổn định vững vàng Dođặc điểm này, bên cạnh những ưu điểm nổi trội, trong thanh niên vẫn tiềm ẩnnhững nhân tố tiêu cực và những hạn chế nhất định, như dễ bị tác động, có sựdao động, tính tự lập và tính kỷ luật chưa tốt,…

Với những đặc điểm đặc thù riêng đó của thanh niên, việc thườngxuyên giáo dục đạo đức cho thanh niên là hết sức quan trọng

Trang 6

Thứ nhất, giáo dục đạo đức cho thanh niên là góp phần bồi dưỡng những tri thức, tình cảm đạo đức cho thanh niên hiện nay.

Thứ hai, giáo dục đạo đức cho thanh niên góp phần khắc phục sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận thanh niên hiện nay.

Thứ ba, giáo dục đạo đức góp phần nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong học tập, lao động và nghiên cứu để trở thành người lao động – trí thức giỏi.

Như vậy, việc giáo dục đạo đức cho thanh niên đóng vai trò hết sức quantrọng Nó là con đường, là cách thức cơ bản và chủ yếu để hình thành nhữngphẩm chất đạo đức cho thanh niên; góp phần chuyển những quan niệm đạo đức,những chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức từ yêu cầu xã hội thành sự thôi thúc nộitâm của mỗi thanh niên, giúp cho họ nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn nhữngnội dung, yêu cầu, quy tắc đạo đức, qua đó góp phần điều chỉnh hành vi của thanhniên cho phù hợp yêu cầu của xã hội

3.2 Những nội dung đạo đức cần giáo dục cho thanh niên

Thứ nhất, giáo dục tình yêu quê hương đất nước , kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Giáo dục lòng yêu nước cho thanh niên phải bắt đầu từ việc giáo dục cho

họ nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước, ý thức độc lập dân tộc và

xã hội chủ nghĩa gắn chặt với nhau, tạo nên sức mạnh của con người Việt Namtrong thời đại mới Do vậy, cần làm cho thanh niên hiểu rằng, có giữ vững đượcđộc lập dân tộc thì chúng ta mới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; đồngthời chỉ có thể đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa vàxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì nền độc lập dân tộc mới được bảođảm vững chắc Sự gắn bó giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là thuộctính của cách mạng Việt Nam; là đặc điểm cơ bản phản ánh nội dung cốt lõi vàbản chất của ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, nhưCương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xãhội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sảnViệt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”

Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, vì vậy, hơn ai hết, thế hệ trẻphải có tình yêu đất nước nồng nàn và phải ý thức đ ược một cách sâu sắc vaitrò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối Tổ quốc, với đồng bào như Chủ tịch HồChí Minh đã dạy: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã chomình những gì Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà! Mình phải làmthế nào cho ích nước lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinhphấn đấu chừng nào

Có thể thấy rằng, thế hệ trẻ hôm nay, có rất nhiều cách để thể hiện lòngyêu nước chân chính của mình Tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn

Trang 7

trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước Lao động tích cực, hăng hái, làm giàuchính đáng, đó là yêu nước.

Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, kiên địnhcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn sẽgiúp cho thanh niên có thể vượt qua những cám dỗ vật chất tầm thường, đứngvững trên con đường xây dựng quê hương, đất nước còn nhiều khó khăn,thử thách trong giai đoạn hiện nay

Thứ hai, giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã xây đắpnên nhiều truyền thống đạo đức cao đẹp Trong đó, nổi bật là các giá trị đạođức truyền thống như: lòng yêu thương, độ lượng, tinh thần đoàn kết, laođộng cần cù, sáng tạo, sống nhân nghĩa, thủy chung, thôn g minh hiếu học, đềcao nhân phẩm, quý trọng tình người, khiêm tốn, trung thực, giản dị, tiết kiệm…

- đây là những nét đặc sắc được giữ vững và nâng cao trong suốt chiều dài lịch

sử dân tộc, trở thành một tình cảm sâu sắc, thành những giá trị đạo đức tốt đẹpđược các thế hệ nối tiếp nhau nâng niu, trân trọng bồi đắp và giữ gìn

Thứ ba, giáo dục tinh thần lao động, học tập, chăm chỉ, sáng tạo.

Lao động là cơ sở tiến bộ xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế,

xã hội Do vậy, cần giáo dục cho thanh niên có thái độ lao động, học tập đúngđắn, đó là tình cảm, lòng say mê, sự cần cù, tính kỷ luật, sáng tạo trong lao động

và học tập Đức tính cần cù thể hiện trong tinh thần chịu đựng gian khổ, khắcphục khó khăn, vượt qua thử thách, một nắng hai sương, thức khuya dậysớm “canh ba chưa nằm, canh năm đã dậy” vật lộn với đất, với trời để làm racủa cải

Thứ tư, giáo dục đức tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, ý thức tổ chức

kỷ luật cho thanh niên

Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập và có được

mối quan hệ tốt là đức tính khiêm tốn Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa về khiêm tốn như sau: "Khiêm tốn là biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và

dè dặt" Do vậy, khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện

qua từng lời nói, cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diệnmột cách thật tâm nhất Khiêm tốn giúp chúng ta sống tích cực và làm phong phúthêm kiến thức, kinh nghiệm, uy tín, lòng tin, sự yêu mến Thực tế trong cuộcsống cho thấy, những người có đức tính khiêm tốn họ không biểu lộ sự tự mãn,kiêu căng, bốc đồng… nói quá về những gì mình có, đang làm, đang biết và nhờvậy họ luôn tạo được sự gần gũi, đồng cảm của những người xung quanh Nhờ

đó, họ kết giao được với nhiều người, các mối quan hệ của họ cũng trở nên tốtđẹp, thân tình, bền chặt hơn Đây là một đức tính tốt mà mỗi thanh niên cần phải

Trang 8

trau dồi, rèn luyện và cần phải được giáo dục.

Giản dị theo Hồ Chí Minh là phong cách sống của con người mới Nghĩa là

phải biết sống chừng mực, không cầu kì, xa hoa, ít lòng ham muốn về vậtchất, đúng thời, đúng hoàn cảnh Người dạy thanh niên , trong

lúc nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn thiếu thốn mà cá nhân chỉ muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp là không có đạo đức

Trong thời đại ngày nay, việc giáo dục chuẩn mực đạo đức trung thực

cũng rất quan trọng Sống trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lý,luôn thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc, yêu lẽ phải, ghét

sự giả dối Rèn luyện lối sống trung thực phải bắt đầu từ bản thân mỗi người

Nếu không trung thực với bản thân thì không thể trung thực với mọi người

Trung thực là đầu mối của chữ “Tín” Nhờ có tính trung thực mà trongquan hệ xã hội, con người được tạo niềm tin, dám dũng cảm đương đầu vớimọi thử thách trong cuộc sống Tính trung thực sẽ giúp con người tạo đượclòng tin trong mọi mối quan hệ, giao dịch, đó là sức mạnh lớn nhất giúp thuyếtphục người khác Trung thực làm nên nhân cách con người

Ý thức tổ chức kỷ luật cũng là một trong những phẩm chất đạo đức cần

được quan tâm giáo dục, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Điều này được biểu hiện qua việc chấp hành những quy định, nội quynhư của trường học, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức… một cách tự giác vàchủ động Ngoài ra, ý thực tổ chức kỷ luật cũng thể hiện ở tinh thần tôn trọngpháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật Do vậy, việc giáo dục phẩmchất này cho thanh niên sẽ góp phần xây dựng lối sống vì cộng đồng, xã hộivăn minh, hiện đại, đặc biệt đối với người dân Việt Nam – một dân tộc có xuấtphát điểm là nền nông nghiệp là chủ yếu

4 Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay

Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởngcủa Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, văn minh Điều lệ Đoàn khẳng định: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện” Điều này phản

ánh đầy đủ Đoàn là một tổ chức thanh niên Cộng sản mang tính tiên tiến của giaicấp công nhân và tính quần chúng rộng rãi của thanh niên Việt Nam thông quaviệc tổ chức các phong trào, hoạt động có tính chất xã hội, mỗi đoàn viên và cơ sởĐoàn đều được thể hiện tinh thần xung kích cách mạng, thực hiện mục tiêu, lýtưởng của Đảng

Đoàn có 3 đặc điểm cơ bản: là Đội dự bị tin cậy của Đảng, thường

Trang 9

xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, Nhà nước và các ngành Đoàn luôn luônxác định nhiệm vụ của mình là đội quân xung kích cách mạng tích cực tham giaxây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang củaĐảng và của Bác Hồ; là Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môitrường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp học tập rèn luyện và phát triểnnhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hộihiện nay; là Người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.

Đặc điểm này khẳng định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức củathanh niên, vì thanh niên

Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cáchmạng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủnghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bước vào thời kỳ mới, Đoàntiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp củamình, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dântộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cáchmạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực,bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng trong lao động tậpthể; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, vươn lên ngangtầm thời đại

Thứ nhất, Đoàn là một kênh quan trọng trong việc truyền thụ những tri thức

đạo đức cho thanh niên Thông qua việc tuyên truyền, giáo dục những chuẩn mực

đạo đức cho thanh niên như: giáo dục tình yêu quê hương đất nước, kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam , Đoàn góp phần quan

trọng vào quá trình khẳng định những giá trị đạo đức tốt đẹp mà mỗi thanh niêncần hướng tới và góp phần thức tỉnh một bộ phận không nhỏ thanh niên đang sốngmột cuộc sống thiếu lý tưởng, thiếu niềm tin, thiếu lòng tự hào và kiêu hãnh dântộc Đoàn cũng góp phần quan trọng trong việc định hướng cho thanh niên giữgìn, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòngyêu thương, độ lượng, tinh thần đoàn kết, sống nhân nghĩa, thủy chung…;

khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập và nền kinh tế thịtrường đang là mảnh đất màu mỡ nảy sinh những lối sống ích kỷ, vụ lợi,những thói hư, tật xấu, những tệ nạn xã hội; tạo bước chuyển về chất trongnhận thức, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của thanh niên, phát huy, khơi dậy trongthanh niên tư duy năng động, sáng tạo, lạc quan, tự tin, dám nghĩ, dám làm, có ýchí khắc phục khó khăn vươn lên lập thân, lập nghiệp với khát vọng cống hiến

vì tương lai tươi sáng của dân tộc; sống nhân ái, có trách nhiệm với bản thân, giađình và xã hội; góp phần xây dựng cho thanh niên những đức tính cần thiết để

có những hành vi phù hợp với những quy tắc ứng xử và chuẩn mực của xã hội…

Trang 10

Thứ hai, Đoàn góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức

cho thanh niên Việt Nam hiện nay

Giáo dục đạo đức cho thanh niên không chỉ thuần túy là giáo dục ý thức,

lý trí đạo đức mà quan trọng và sâu xa hơn, Đoàn đã góp phần quan trọngtrong việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức, để hình thành, phát triển và thường xuyênbồi đắp nhân tính, mà Hồ Chí Minh gọi là tính người, tình người, tình thươngyêu con người, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, yêu điều thiện, ghét điều ác, bảo vệcái thiện, trừng trị cái ác Chính tình cảm đạo đức “sẽ làm sâu sắc thêm mối tươnggiao giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên” Sự sâu sắc vàtinh tế trong mối tương giao này là một trong những động lực làm tăng thêm sựphong phú, sâu sắc và mạnh mẽ của thế giới nội tâm, thúc đẩy con người vươnlên trong cuộc sống Do vậy, không chỉ dừng lại ở những hoạt động giáo dục đơnthuần, giáo dục đạo đức được Đoàn thanh niên cụ thể, gắn liền với thực hànhđạo đức, để từ lẽ sống trở thành lối sống và nếp sống hằng ngày, củng cố và pháttriển nhu cầu đạo đức, thực hành các chuẩn mực, các quy tắc ứng xử đạo đức,làm cho giá trị đạo đức và văn hóa đạo đức trở nên bền vững Thông qua các hoạtđộng giáo dục đạo đức để chuyển hóa thành tự giáo dục ở mỗi một chủ thể vàđịnh hình, hoàn thiện nhân cách Trên cơ sở các hoạt động giáo dục ý thứcđạo đức, là cơ sở để hình thành niềm tin và tình cảm đạo đức Từ đó, tạo động lựcthúc đẩy hoạt động, dẫn đến những hành vi, hành động đạo đức theo những chuẩnmực và giá trị đạo đức được lựa chọn

Thứ ba, Đoàn quan tâm chăm lo đến quyền và lợi ích chính đáng, tạo điều

kiện thuận lợi và đồng hành, cổ vũ thanh niên học tập, rèn luyện, phấn đấu trưởngthành, góp phần khắc phục những hạn chế trong nhân cách của một bộ phậnthanh niên Việt Nam hiện nay Do vậy, không chỉ định hướng cho thanh niên vàphát huy vai trò của thanh niên qua các hoạt động của Đoàn, Đoàn còn tạomôi trường, điều kiện thuận lợi để đồng hành cùng thanh niên trong thực hiệnnhững ước mơ, hoài bão, lý tưởng sống cao đẹp của mình qua các chươngtrình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” với việc tổ chức các chương trìnhgiao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa những người thành đạt, những gương điểnhình tiên tiến với đoàn viên thanh niên nói chung và đoàn viên thanh niên đãtừng một thời lầm lỡ nói riêng;… Đoàn đã định hướng giá trị trong việc kếthừa, duy trì các giá trị truyền thống và hình thành những giá trị chuẩn mực mới,phù hợp với thời kỳ mới Những giá trị truyền thống gia đình, tình nghĩa, đề caocái tâm, chữ tín và đạo hiếu, lễ nghĩa vẫn được duy trì nhằm hạn chế, khắc phụctính ích kỷ, thờ ơ, thậm chí là lạnh lùng của một số thanh niên dưới tác độngcủa cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế và nhằm “xây dựng và hoàn thiệngiá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 11

Như vậy, việc giáo dục rèn luyện đạo đức cho thanh niên trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáodục thế hệ thanh niên vừa "hồng", vừa "chuyên", góp phần xây dựng nước nhàngày càng phát triển Do vậy, hơn lúc nào hết, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với chứcnăng là “Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên”, là đội dự bị tin cậy củaĐảng cần phát huy tốt hơn những vai trò của mình trong công tác giáo đạo đứccho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Trang 12

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO ĐVTN Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2 TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA

1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 1.1 Khái quát về trường THPT Quỳ Hợp 2 và địa phương

Trường THPT Quỳ Hợp 2 được thành lập từ năm 1997, tiền thân từ Phânhiệu 2 của trường THPT Quỳ Hợp Địa điểm của trường là xóm Quyết Tiến - xãTam Hợp - huyện Quỳ Hợp - tỉnh Nghệ An, đến năm 2004 trường chuyển về tạixóm Tân Mỹ - xã Tam Hợp - huyện Quỳ Hợp

Năm học 1997 - 1998 trường có 4 lớp 8 (nay là lớp 10) với 200 học sinh vàgần 20 giáo viên, từ năm học 2007 - 2008 đến nay

Năm học 2019-2020 trường có 36 lớp (12 lớp 12, 12 lớp 11 và 12 lớp 10)với hơn 1300 học sinh; tổng số CB,GV,NV là 87 người (3 CBQL; 77 GV; 5 NV)

Chi bộ Đảng gồm 51 đảng viên với chi uỷ gồm 5 đồng chí Công đoàn trường cótrên 87 đoàn viên Đoàn trường có 36 chi đoàn học sinh và 1 chi đoàn giáo viên

Các tổ chức đoàn thể: Chi bộ có 51 đảng viên, Công Đoàn có 87 công đoànviên; Đoàn trường có 01 chi đoàn giáo viên và 36 chi đoàn các lớp học sinh với

786 đoàn viên

Tổng số học sinh: có 1400 học sinh, Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhàtrường gồm 3 người và 36 chi hội cha mẹ học sinh các lớp

Tỷ lệ học sinh lên lớp và đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt 90 - 98% Học sinh lớp

12 đỗ vào Đại học, Cao đẳng từ mức 10.02% năm 2006, đã lên đến 63.58% năm

2010 Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hàng năm luôn được duy trì từ89.0% đến 93.6 % Tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm loại trung bình và yếu hàng năm

từ 6,4% đến 11.0%

1.2 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức ĐVTN học sinh của tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở trường THPT Quỳ Hợp 2

1.2.1 Những thuận lợi

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường có bề dày truyền thống về công tácgiáo dục ĐVTN học sinh, với gần 20 năm xây dựng và trưởng thành tổ chức đoànTNCS Hồ Chí Minh của trường đã góp phần giáo dục được nhiều thế hệ ĐVTNhọc sinh thành đạt

Đoàn trường có đội ngũ BCH là giáo viên có tinh thần đoàn kết, yêu nghề vàtận tâm, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công việc Một số đồng chí có kinhnghiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

Trang 13

Đội ngũ BCH là giáo viên có tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình, năng động, có nănglực chuyên môn vững vàng, có thời gian bám lớp, bám trò năng nổ trong công tác.

đây là một nhiệm vụ thiết thực hướng đến xây dựng “trường học thân thiện, họcsinh tích cực” góp phần lớn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

Được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Huyện ủy, Ủy bannhân dân huyện Quỳ Hợp và địa phương trên địa bàn trường đóng

Sự quan tâm hỗ trợ của phụ huynh học sinh đối với nhà trường trong việcchăm lo cơ sở vật chất, xây dựng môi trường xanh - sạch – đẹp - an toàn

Công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục: Nhà trường - gia đình - xã hội đãphát huy tác dụng tốt, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàndiện của nhà trường

1.2.2 Những khó khăn

Đội ngũ nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cho họcsinh là con em dân tộc ít người, với những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lý dântộc, nhất là đặc đặc điểm về hủ tục quá phức tạp về tư tưởng, quan hệ…việc liênlạc với phụ huynh học sinh gặp nhiều khó khăn

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, như học sinh mồcôi, gia đình không hạnh phúc, cha mẹ bất hòa, ly hôn… ít có điều kiện chăm sóccon cái và bản thân; có em đã va vấp ngoài xã hội, tâm lý bất cần, chai sạn Mặtkhác, mặt bằng kiến thức một số học sinh có điểm đầu vào thấp, tiếp thu chậm,hổng kiến thức ở các lớp dưới nên khó nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt làgiáo dục đạo đức cho các em

Không ít học sinh ham chơi, lười học, thiếu chịu khó rèn luyện, tu dưỡngkhông chỉ làm cản trở kết quả học tập mà còn ảnh hưởng đến chất lượng, kết quảgiáo dục đạo đức học sinh của Nhà trường

Địa bàn khu vực nhà trường đóng là khu vực miền núi, trình độ dân trí chưacao, nhận thức về sự học, truyền thống hiếu học còn mặt hạn chế, đời sống của một

bộ phận dân cư còn nghèo nên tác động nhiều đến việc đạt được các tiêu chí củatrường chuẩn quốc gia

Quan niệm về việc học và đầu tư cho học tập của con em ở địa phương chưađồng bộ, một số gia đình vẫn còn thiếu tính chủ động hoặc chỉ đứng ngoài cuộcphó mặc việc giáo dục học sinh cho nhà trường

2 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1 Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục đạo đức cho ĐVTN học sinh của tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở trường THPT Quỳ

Hợp 2

Trang 14

Triển khai tốt Chương trình hành động của Đoàn thực hiện Chỉ thị số CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống vănhóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030”; Kết luận của Ban Chấp hành Trungương Đoàn về các giải pháp tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoànviên, thanh niên; Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lốisống văn hóa cho thanh thiếu nhi, giai đoạn 2018 - 2022” gắn với việc cụ thể trongduy trì nề nếp của đoàn trường.

42Tăng cường chuyển tải các nội dung học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn, lý luận chínhtrị đến ĐVTN bằng nhiều hình thức; phát thanh học đường, các cuộc thi, hội thi vàsân khấu hóa, hội diễn để trong ĐVTN để tuyên truyền và thực hiện

-Tổ chức cho ĐVTN giáo viên và học sinh đăng ký các nội dung cụ thể việchọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 và

2019 gắn với thực tế của Nhà trường; chú trọng những việc làm theo bằng nhữnghành động và việc làm cụ thể, thường xuyên rèn luyện, thực hành các thói quen tốttrong giảng dạy và học tập hàng ngày sát với thực tế của trường

Đẩy mạnh quán triệt, học tập và triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàntỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI của đoàn trongđoàn viên, thanh niên trường học với nhiều hình thức hấp dẫn theo KH của Ban Bíthư Trung ương Đoàn

Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dântộc trong học sinh: Tuyên truyền, tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam 03/02, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03, Hội Sinh viênViệt Nam 09/01, các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của trường, địa phương,đất nước, tuyên truyền về những hình ảnh đẹp của đất nước, con người Việt Nam,lịch sử dân tộc Đoàn các trường chủ động tham mưu với cấp uỷ, Ban giám hiệutrường tổ chức chào cờ, hát Quốc ca, Đoàn ca hàng tuần

Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống thông qua các chủ đề Ngoại

khóa, ngoài giờ lên lớp, thội thi“rung chuông vàng” chủ đề dân số năm học

2018-2019 cho ĐVTN góp phần hình thành thói quen chấp hành luật giao thông trongĐVTN Vận động, giám sát thanh niên trường học sống đẹp, chia sẻ, học tậpnhững câu chuyện đẹp về lối sống trong xã hội, trong học sinh Đoàn trường đãchủ động, kịp thời tổ chức các hình thức thông tin, trao đổi để học sinh nhận thứcđúng trước những biểu hiện chưa tốt về đạo đức, lối sống của thanh niên trong nhàtrường, xã hội

Trang 15

Tiếp tục triển khai các phong phong trào “Học sinh 3 tốt”, “Khi tôi 18” và tổ

chức có hiệu quả các hoạt động, phát huy khả năng sáng tạo của thanh niên trườnghọc, các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên mạng XH trong cáchoạt động giáo dục của đoàn; chú trọng đổi mới phương pháp nắm bắt tình hình tưtưởng, dư luận của học sinh; kịp thời, chủ động định hướng dư luận cho học sinhtrước những vấn đề quan trọng, thời sự Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàngquý về tình hình tư tưởng và dư luận trong thanh niên trường học

Phối hợp với BGH tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ATGT như; “Antoàn GT cho nụ cười ngày mai”, do sở GD&ĐT Nghệ An triển khai để giáo dục phápluật ATGT và cuộc thi online “tìm hiểu hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính vàcung cấp, sử dụng dịch vụ công” cho ĐVTN của nhà trường

Phối hợp duy trì tốt việc thực hiện nề nếp trong đoàn viên thanh niên học sinh vàchi đoàn giáo viên nhằm góp phâng giáo dục đạo đức lối sống cho ĐVTN

Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, góp phần hình thành thóiquen tốt trong môi trường học đường, ngoài xã hội và trên mạng internet cho họcsinh Vận động thanh niên trường học sống đẹp, chia sẻ, học tập những câu chuyệnđẹp về lối sống trong xã hội; hình thành thói quen thường xuyên đọc sách trong họcsinh Kết quả công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận của học sinh; kịp thời, chủđộng định hướng dư luận cho học sinh trước những vấn đề quan trọng, thời sự

Tổ chức ký cam kết không tàng trữ và sử dụng pháo và tham gia giao thông antoàn trong dịp lễ, tết đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả

2.2 Chất lượng xếp loại ĐVTN và hạnh kiểm của học sinh

Kết quả phân loại hàng năm có: 25 % - 30% chi đoàn vững mạnh; 20%-25%

chi đoàn khá, 16% chi đoàn trung bình, không có chi đoàn yếu

Kết quả phân loại đoàn viên cuối năm có: 80%-85% ĐV xếp loại xuất sắc;

10%-12% ĐV xếp loại khá, 3% - 5% ĐV xếp loại trung bình, 0% đoàn viên yếu

Kết quả đạt được về hạnh kiểm của học sinh là phần lớn các em có đượcnhững hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, từng buớc hìnhthành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hànhđộng của mình, yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui,hạnh phúc cho mọi người

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận học sinh chưa ngoan, thườnghay vi phạm đạo đức

Ngày đăng: 18/10/2022, 14:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w