ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ MÔN: BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ Đề tài: Hợp đồng Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự của chủ tàu của Bảo Việt trong sự việc chìm Tàu Thảo Vâ
Trang 1ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
MÔN: BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài: Hợp đồng Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự của chủ tàu của Bảo Việt trong
sự việc chìm Tàu Thảo Vân 2 trên Sông Hàn
Lớp: TMA402(2-1617).1_LT Giảng Viên: PGS.TS Trần Sĩ Lâm
Thành viên nhóm:
Nguyễn Hương Giang Trần Phương Linh Nguyễn Ngọc Nhân Nguyễn Thu Hằng
1415510039
1415510090
1411110490 1411110193
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC ĐÍCH LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỤ CHÌM TÀU THẢO VÂN 2 TRÊN SÔNG HÀN THÁNG 6/2016 3
Phần 1: Tóm tắt vụ việc 3
Phần 2: Giới thiệu Công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Tàu Thảo Vân 2 3
Phần 3: Động thái thực tế từ phía Công ty Bảo hiểm Bảo Việt trước vụ việc 5
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA BẢO VIỆT TRONG VIỆC TÀU THẢO VÂN 2 CHÌM TẠI SÔNG HÀN 6
Phần 1: Cơ sở lý thuyết 6
Phần 2: Nội dung chung của hợp đồng giữa Công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Công ty phụ trách Tàu Thảo Vân 2 9
Phần 3: Lập luận để Công ty Bảo hiểm Bảo Việt từ chối trách nhiệm bồi thường 11
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO HIỆM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU 16
Phần 1: Đối với người bảo hiểm 16
Phần 2: Đối với các chủ tàu và thuyền viên 16
Phần 3: Đối với các công ty vận tải biển 17
Phần 4: Đối với cơ quan chức năng: 17
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC ĐÍCH LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
dù đã luôn chú ý ngăn ngừa đề phòng nhưng con người vẫn luôn luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro trong mọi lĩnh vực Các rủi ro xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như môi trường, thiên nhiên, xã hội như: bão lụt, hạn hán, bệnh dịch, tai nạn Tất cả mọi rủi ro đó đều đe dọa đến khả năng tài chính của mỗi cá nhân, những con người không may gặp tai nạn Để ngăn ngừa, khắc phục những rủi ro đó người ta nghĩ đến việc đoàn kết cộng đồng, liên hợp nhiều người lại để chia sẻ mất mát với những con người kém may mắn đó Như vậy, xét trên diện rộng là cả cộng đồng thì hoạt động này tận dụng được tối đa mọi nguồn lực xã hội và lợi ích xã hội thu được là rất lớn Do vậy, các công ty bảo hiểm xuất hiện
Trong vận tải đường thủy, vai trò của bảo hiểm lại càng được đề cao, khi mà thiệt hại
do mỗi sự cố gây ra là vô cùng to lớn, thậm chí có thể khiến doanh nghiệp phải giải thể do không thể đáp ứng được những yêu cầu bồi thường Thiếu đi Bảo hiểm, chắc chắn không nhiều doanh nghiệp có thể chấp được những rủi ro vô cùng lớn này
Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thì khiếu nại và bồi thường là công tác trọng yếu, giúp các chủ tàu có được sự bù đắp các tổn thất, thiệt hại tài chính một cách kịp thời, tạo tâm lý an toàn và sự ổn định trong sản xuất kinh doanh cho các chủ tàu, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành vận tải thủy nội địa Việt Nam
Trong tiểu luận “Hợp đồng bảo hiểm trách nghiệm dân sự của chủ tàu của Bảo Việt trong sự việc chìm tàu Thảo Vân 2 trên Sông Hàn” – nhóm 4 chúng em xin được phân tích, nghiên cứu về một sự việc thương tâm mới xảy ra gần đây – đó là vụ chìm tàu Thảo Vân 2 trên khía cạnh hợp đồng bảo hiểm trách nghiệm dân sự Mục đích nghiên cứu của nhóm, không chỉ là đưa ra những căn cứ, lập luận và các đề xuất bảo hiểm trách nghiệm dân sự của đơn vị Bảo Việt, mà còn đưa ra những lời cảnh báo về trực trạng khai thác tàu du lịch hiện nay, vừa gây hiểm họa cho hành khách, vừa tước đi quyền lợi được bảo hiểm của doanh nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố
Trang 4CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỤ CHÌM TÀU THẢO VÂN 2 TRÊN SÔNG HÀN
THÁNG 6/2016 PHẦN 1: TÓM TẮT VỤ VIỆC
20h30 ngày 4/6/2016, tàu Thảo Vân 2 xuất bến chở 56 người (3 nhân viên tàu), gấp đôi số chỗ theo đăng kiểm Du khách phần lớn đi theo nhóm, trong đó có đoàn 19 người từ Bắc Kạn, Thái Nguyên xuống đón thêm 2 người thân khác ở Đà Nẵng Vừa rời bờ được 300 m, tàu bất ngờ nghiêng sang trái rồi lật úp, hất văng toàn bộ khách xuống lòng sông Hàn 56 nạn nhân, trong đó có 19 trẻ em, 4 người Malaysia, một phụ
nữ mang thai tháng thứ 7, tự cứu mình bằng cách vùng thoát khỏi những người hoảng loạn đang níu lấy nhau Cuối cùng, 3 người đã thiệt mạng trong vụ chìm tàu này
PHẦN 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT VÀ TÀU THẢO VÂN 2
I Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt - Baoviet Insurance) là công ty thành viên được Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt đầu tư 100 vốn
Trải qua chặng đường gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển (từ 15/01/1965 đến nay), Bảo hiểm Bảo Việt tự hào là doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời nhất tại Việt Nam, luôn khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường cả về thị phần, doanh thu phí bảo hiểm gốc lẫn quy mô vốn điều lệ Bảo hiểm Bảo Việt đã nỗ lực không ngừng để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của nhà bảo hiểm hàng đầu Việt Nam trong công tác hỗ trợ, giải quyết bồi thường cho khách hàng cũng như trong công tác an sinh xã hội; nhằm bảo đảm phát triển bền vững và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng
Với hệ thống mạng lưới gồm 67 công ty thành viên và hơn 300 phòng kinh doanh phục vụ khách hàng trên toàn quốc, hơn 3.000 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tiềm lực tài chính vững mạnh, sản phẩm đa dạng và ưu việt, năng lực quản trị – kinh doanh, quản lý rủi ro và giải quyết bồi thường tốt, Bảo hiểm Bảo Việt tự tin
về khả năng tư vấn và đáp ứng mọi yêu cầu bảo hiểm của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp
Trang 5II Tàu Thảo Vân 2
Theo hồ sơ của Sở Cảnh sát PCCC Đà Nẵng, tàu du lịch Thảo Vân số hiệu ĐNa –
0016 từng bị chìm 2 năm trước vào rạng sáng ngày 20/7/2014 ở đoạn giữa cầu Rồng
và cầu sông Hàn Lúc này, tàu chở theo 10 hành khách
Thời điểm đó, Cảnh sát PCCC và các lực lượng cứu hộ cứu nạn đường thủy đã điều động nhiều chiến sĩ đến hỗ trợ ứng cứu tàu 10 hành khách trên tàu được các tàu gần
đó cứu vớt, không có ai tử vong
Được biết vào năm 2014 khi xảy ra vụ chìm tàu, tàu Thảo Vân do ông Đỗ Xuân Thông (44 tuổi) điều khiển Nguyên nhân sau đó được xác định là do tàu này va vào trụ cầu sông Hàn dẫn đến thủng đáy, nước tràn vào khoang làm chìm tàu
Một thông tin khác cũng rất đáng quan tâm, trong Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế
Đà Nẵng 2015, Công ty TNHH Thảo Vân (quản lý tàu Thảo Vân) đã bị cơ quan chức năng lập biên bản vì lừa dối du khách
Khi đó, công ty này bán vé lên tàu cho 10 du khách với tổng số tiền 8 triệu đồng nhưng khi đến nơi thì các du khách không lên được tàu Cơ quan chức năng đã xử phạt, yêu cầu Công ty Thảo Vân xin lỗi và hoàn tiền vé lại cho các du khách
Chưa hết, con tàu này còn vướng nhiều "phốt" khác suốt quá trình hoạt động Ông Lê Văn Trung, Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng cho hay tàu Thảo Vân 2 chưa đủ điều kiện cấp phép hoạt động du lịch Lãnh đạo TTGT Đà Nẵng cũng cho rằng đơn vị chức năng đã lập hàng loạt biên bản vi phạm của tàu Thảo Vân 2 nhưng chủ tàu vẫn đối phó, cố tình hoạt động chui
Ngay đầu tháng 6/2016, liên ngành chức năng Đà Nẵng họp, ra văn bản cưỡng chế tàu Thảo Vân 2 vì hoạt động trái phép nhưng chưa kịp triển khai thì tàu này đã gây họa lớn
Theo tìm hiểu của Báo Giao thông, hãng tàu Thảo Vân có tàu số hiệu ĐNa-0484 được
cấp phép hoạt động du lịch Do đó, hãng này thường lợi dụng để bán vé và đưa tàu ĐNa-0016 vào "chạy dù" Mức vé tàu Thảo Vân 2 được xem là mềm hơn so với giá
vé trung bình của tàu du lịch trên sông Hàn (khoảng 200.000 đồng/vé) Tuy nhiên theo
cơ quan chức năng, tàu du lịch được chủ động xây dựng giá vé, tùy thuộc vào dịch vụ, chất lượng đi kèm
Trang 6PHẦN 3: ĐỘNG THÁI THỰC TẾ TỪ PHÍA CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT TRƯỚC VỤ VIỆC
I Giám định kịp thời
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn trên sông Hàn (Đà Nẵng) của tàu du lịch Thảo Vân mang số hiệu DNa - 0016 vào tối ngày 4/6 bị lật chìm làm 3 hành khách tử vong và 16 người khác bị thương, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt - doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu cho con tàu này đã cử cán bộ của Công ty Bảo Việt Đà Nẵng - đơn vị thành viên - có mặt tại hiện trường để phối hợp với các cơ quan chức năng khắc phục sự cố, tìm kiếm những người mất tích
Tuân thủ quy trình và các quy định hiện hành, Bảo hiểm Bảo Việt đã khẩn trương giám định, thu thập hồ sơ và phối hợp với các cơ quan chức năng để xem xét giải quyết chi trả bồi thường các thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm trong thời gian sớm nhất
II Tạm ứng bồi thường cho các nạn nhân vụ chìm tàu trên sông Hàn
Ngay sau khi tai nạn xảy ra ngày 5/6, đoàn cán bộ của Công ty Bảo Việt Đà Nẵng đã
có mặt tại Bệnh Viện Đa khoa Đà Nẵng và Bệnh viện Nhi khoa Đà Nẵng để thăm hỏi, động viên và gửi một phần hỗ trợ tài chính cho những du khách không may bị thương đang điều trị tại đây
Đối với 3 trường hợp du khách bị thiệt mạng, ngày 7/6/2016, đoàn cán bộ của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã tổ chức thăm hỏi, chia buồn và trao cho gia đình các nạn nhân xấu số số tiền tạm ứng bồi thường lần đầu mức 20 triệu đồng/người, với mong muốn các gia đình vượt qua sự mất mát to lớn này
Có thể nói đây là một cách giải quyết tình thế nhanh chóng kịp thời và hành động mang tính nhân đạo sâu sắc của Bảo Việt Bởi theo hợp đồng bảo hiểm đã ký và những vi phạm của chủ tàu, Bảo Việt hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại và tổn thất liên quan đến vụ tai nạn Mặc dù vậy, trong thời gian điều tra giám định vụ việc, việc tạm ứng bồi thường của Bảo Việt là “vẹn cả đôi đường”, vừa là hành động an ủi đối với nạn nhân, vừa nâng cao uy tín của Công ty
Trang 7CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA BẢO VIỆT TRONG VIỆC TÀU THẢO VÂN 2 CHÌM TẠI SÔNG HÀN PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I Khái niệm, nguyên nhân ra đời và đặc điểm Bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ tàu (Protection and Indemnity- P&I Insurance)
1 Khái niệm
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu đối với người thứ ba trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển
2 Nguyên nhân ra đời
Ban đầu, bảo hiểm P&I ra đời nhằm mục đích để giảm phí bảo hiểm thân tàu, do trị giá thân tàu ngày càng cao dẫn đến nguy cơ đối với các chủ tàu lớn hơn, họ không có khả năng bù đắp khi tổn thất toàn bộ xảy ra
Bảo hiểm P&I còn bảo hiểm những trường hợp bảo hiểm thân tàu không bảo hiểm:
- ¼ trách nhiệm đâm va
- Bất động sản, động sản, tài sản hay vật gì khác không phải thân tàu trên tàu được bảo hiểm
- Hàng hóa hay vật phẩm chuyên chở trên tàu được bảo hiểm
- Chết người, ốm đau, thương tật
- Phần trách nhiệm lớn hơn ¾ số tiền bảo hiểm
3 Đặc điểm
- Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là một loại hình bảo hiểm trách nhiệm pháp lý, có đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự phát sinh khi người tham gia bảo hiểm (chủ tàu) có hành vi trái pháp luật, phải bồi thường bằng tiền đối với thiệt hại mà họ gây nên với người thứ ba Thông thường, trách nhiệm dân sự chỉ phát sinh khi có đủ ba điều kiện sau:
Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba, thiệt hại về người, về tài sản
Có hành vi trái pháp luật của người được bảo hiểm Hành vi có thể được xuất phát từ lỗi sơ suất, không cố ý hoặc người được bảo hiểm hoàn toàn không có lỗi mà do xuất phát từ quyền sở hữu, trách nhiệm sở hữu tài sản
Trang 8 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại của bên thứ ba hay thiệt hại của bên thứ ba là hậu quả của hành vi trái pháp luật của người tham gia bảo hiểm
Mức độ trách nhiệm dân sự phát sinh phụ thuộc vào sự phán quyết của toà án, pháp luật Trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm dựa trên cơ sở mức độ trách nhiệm dân sự thực tế phát sinh đó
- Áp dụng hạn mức trách nhiệm Bảo hiểm trách nhiệm có đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng, trách nhiệm dân
sự phát sinh không thể xác định tại thời điểm tham gia bảo hiểm và tổn thất đó có thể rất lớn Do đó, để đảm bảo lợi ích của người bảo hiểm và nâng cao trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm, các hội, công ty bảo hiểm thường đưa ra các hạn mức trách nhiệm, đó là mức bồi thường tối đa của bên bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm Nếu thiệt hại trách nhiệm dân sự rất lớn thì công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường toàn bộ thiệt hại đó mà chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm
II Các chủ thể tham gia vào hoạt động bảo hiểm P&I
1 Người bảo hiểm
Người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí và phải bồi thường khi tổn thất xảy
ra Đối với bảo hiểm P&I, người bảo hiểm có thể là hội P&I hoặc các công ty kinh doanh bảo hiểm
2 Người mua bảo hiểm
Là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và là người đóng phí bảo hiểm Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng
Trong bảo hiểm P&I, người mua bảo hiểm có thể là chủ con tàu, người điều hành, người quản lý hoặc người thuê con tàu (không phải là người thuê tàu chuyến)
3 Người hưởng lợi
Là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm Người hưởng lợi của bảo hiểm P&I là người thứ ba, những người bị thiệt hại về thân thể, tài sản do trách nhiệm dân sự của chủ tàu gây ra
Trang 9III Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm TNDS của chủ tàu biển – P&I là phần trách nhiệm bồi thường của chủ tàu cho người thứ ba khi tàu hoạt động gây thiệt hại cho người thứ
ba Theo luật pháp quốc tế, TNDS của chủ tàu gồm trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba, trách nhiệm với hàng hóa chuyên chở và những người trên đó Theo thông lệ, các nước áp dụng luật bảo hiểm hàng hải bồi thường TNDS cho chủ tàu với tỷ lệ thiệt hại đâm va với tàu khác…
Thiệt hại của người thứ ba bao gồm thiệt hại do hư hỏng hoặc chìm đắm tàu kể cả tài sản chuyên trở trên tàu; thiệt hại về kinh doanh, con người, ô nhiễm dầu… những chi phí thắp sáng, đánh dấu xác tàu bị đắm, chi phí trục vớt, chi phí di chuyển hoặc phá hủy tàu bảo hiểm trong trường hợp tàu bị đắm ngoài biển
IV Phạm vi bảo hiểm
Các hội bảo hiểm P&I của tất cả các nước đều thực hiện theo các quy tắc và thể lệ bảo hiểm giống nhau Các rủi ro được bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm đều giống nhau, song cách phân chia có thể khác nhau ở nhiều điểm
Hiện nay, quy tắc chi phối chủ yếu bảo hiểm P&I là quy tắc bảo hiểm của Hội chủ tàu tương hỗ miền Tây nước Anh Quy tắc này gồm 4 nhóm: Nhóm I: Bảo vệ và bồi thường; Nhóm II: Cước phí lưu trì và biện hộ, Nhóm III: Đình công của sĩ quan, thủy thủ; Nhóm IV: Đình công ở cảng
Trang 10PHẦN 2: NỘI DUNG CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG GIỮA CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT VÀ CÔNG TY PHỤ TRÁCH TÀU THẢO VÂN 2
Được biết, trước khi xảy ra vụ việc nói trên, tàu Thảo Vân 2 đã mua bảo hiểm tàu thủy nội địa của công ty Bảo Việt Đà Nẵng vào ngày 3/6/2016 với số hợp đồng DAN.D06.TS16.HD10 do ông Võ Quốc Hùng đứng tên, có thời hạn đến ngày 2/6/2017
Theo các điều khoản trong hợp đồng thì tàu sẽ được được bảo hiểm theo các điều kiện
và quy tắc được quy định ở trong quyết định 99/2005/QĐ-BTC
Giá trị BH
- Bảo hiểm chung:
Mức trách nhiệm bảo hiểm: 200.000.000Đ/vụ Giới hạn trách nhiệm dân sự với thiệt hại về người là 30.000.000Đ/khách/vụ tổn thất
- Bảo hiểm riêng:
Mức trách nhiệm với hành khách tối đa là 30.000.000Đ/người/vụ
- Các điều kiện khác: Loại trừ trách nhiệm chủ tàu với phương tiện lai kéo Với điều kiện này, Bảo Việt không phải chi trả cho các tổn thất của phương tiện được lai kéo gây ra do lỗi của tàu được bảo hiểm trong quá trình lai kéo, bao gồm:
- Thiệt hại về thân thể của thuyền viên và người thứ ba khác trên phương tiện được lai kéo
- Thiệt hại của phương tiện được lai kéo, chi phí cứu hộ, chi phí trục vớt, di chuyển xác phương tiện được lai kéo PTI sẽ giải quyết bồi thường trong trường hợp tàu được bảo hiểm lai kéo tàu cùng chủ hoặc cùng quyền quản lý như trong trường hợp mỗi tàu thuộc một chủ tàu riêng biệt với điều kiện Người được bảo hiểm phải thông báo trước cho PTI khi yêu cầu bảo hiểm
- Thiệt hại, hư hỏng hàng hóa được chuyên chở trên phương tiện được lai kéo
PTI chỉ chịu trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở trên phương tiện được lai kéo nếu hàng hóa này có chứng từ chuyên chở, chứng từ giao hàng được phát hành theo các quy định của pháp luật
Loại trừ trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với hàng hóa