1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam

96 311 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định Mức Tín Nhiệm Công Ty Tại Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Tác giả Nguyễn Nguyễn Thị Thủy
Người hướng dẫn Ngô Ngô Văn Thứ
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Toán Tài Chính
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA TOÁN KINH TẾ

-CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Đề tài:

định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch ingân hàng công thương việt nam

Giáo viên hướng dẫn

Trang 2

1.1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu1.1.1.1 Khái niệm

Nhập khẩu là hoạt động mua bán hang hoá, dịch vụ từ một quốc gia khác về nước mình tiêu thụ nhằm làm phong phú thêm cho đầu vào của sản xuất và tiêu dung.

Theo qui định, những trường hợp sau được coi là nhập khẩu:

- Mua hàng hoá của nước ngoài để thoả mãn nhu cầu sử dụng trong nước và để phát triển kinh tế theo hợp đồng mua bán ngoại thương.

- Đưa hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để tham gia hội chợ, triển lãm, sau đó mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ.

- Giữ hàng hoá tại các khu chế xuất (phân chia thu nhập của bên đối tác không mang về nước) để bán tại thị trường Việt Nam.

- Tái nhập hàng trước đây tạm xuất.

1.1.1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương Nhập khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất và tiêu dung trong nước

Nhập khẩu nhằm bổ sung những hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng với nhu cầu Nhập khẩu còn để thay thế, tức là nhập khẩu những hàng hoá sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu.

Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, vai trò của nhập khẩu được thể hiện qua những khía cạnh sau đây:

- Tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước.

- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối ổn định.

- Nhập khẩu góp phần cải thiên nâng cao mức sống của nhân dân, tức là nhập khẩu góp phần thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiên dung, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Trang 3

- Nhập khẩu thúc đẩy tích cực đến xuất khẩu Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ta nước ngoài.

1.1.2. Đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu

Hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước, chịu ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển sản xuất trong nước và tình hình thị trường nước ngoài.

Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau, có trình độ quản lý, phong tục tập quán tiêu dung và chính sách ngoại thương ở mỗi quốc gia có sự khác nhau.

Hàng nhập khẩu thường đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dung.

Điều kiện địa lý, phương tiện vận chuyển, điều kiện và phương thức thanh toán có ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình kinh doanh Thời gian giao hàng và thanh toán có khoảng cách khá xa.

* Đối tượng nhập khẩu

Hàng nhập khẩu vào nước ta thuộc hai đối tượng chính là hàng phục vụ cho tiêu dung của người dân và máy móc thiết bị phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên, nhập khẩu đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào nước ngoài nên Nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu những mặt hàng cần thiết Đó là những loại hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng về cả số lượng lẫn chất lượng., đặc biệt là các trang thiết bị máy móc, vật tư kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

Bên cạnh những mặt hàng doanh nghiệp được tự do nhập khẩu còn có những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, hang hoá nhập khẩu có điều kiện là những hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc theo giấy phép của Bộ Thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành.* Các phương thức nhập khẩu hàng hóa

Có hai phương thức nhập khẩu hàng hoá:

Trang 4

- Nhập khẩu theo nghị định thư: Là phương thức nhập khẩu trong đó toàn bộ quan hệ đàm phán ký kết hợp đồng do hai bên chính phủ tiến hành trên cơ sở đó giao cho các đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu thực hiện.

- Nhập khẩu tự cân đối: Là phương thức nhập khẩu trong đó các doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu trực tiếp đàm phám ký kết hợp đồng trên cơ sở đó tự cân đối tài chính trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.

1.1.3. Giá cả và tiền tệ sử dụng trong kinh doanh hàng hoá nhập khẩu1.1.3.1 Tiền tệ sử dụng

Trong các hợp đồng mua bán ngoại thương phải qui định rõ điều kiện tiền tệ sử dụng trong thanh toán Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng loại tiền nào để thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương và cách xử lý khi đồng tiền đó bị biến động.

Tiền tệ tính toán là tiền tệ dung để xác định giá trị thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương Đồng tiền thanh toán thường là đồng tiền của 1 trong 2 đối tác trong quan hệ mua bán hoặc đồng ngoại tệ mạnh của một nước thứ 3 Đồng tiền thanh toán thường là các ngoại tê được chuyển đổi tự do.

Các yếu tố dung để xác định tiền tệ thanh toán thường là:

- Sự so sánh giữa hai bên mua bán.

- Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế.

- Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới.

Trang 5

- Đồng tiền được sử dụng để thanh toán thống nhất trong một số khu vực trên thế giới.

1.1.3.2 Giá nhập khẩu

Giá cả hang nhập khẩu luôn được quy định trong hợp đồng mua bán ngoai thương một cách cụ thể Giá cả cũng sẽ là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng trong hợp đồng, là cơ sở phân chia trách nhiệm vật chất của người bán và người mua về chi phí và rủi ro.Theo qui định của Phòng thương mại quốc tế có tất cả 13 điều kiện giao hàng, bao gồm:

- Giao hang tại xưởng (EXW): Người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm giao hang của mình, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu, chưa được bốc lên phương tiện chuyên chở Do đó theo điều kiện này người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng ở người bán (Trừ khi có thoả thuận riêng).

- Giao hàng cho người vận chuyển (FCA): Người bán chịu trách nhiệm về chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển chỉ định Như vậy người bán sau khi làm thủ tục thong quan xuất khẩu sẽ giao hàng cho người vận chuyển chỉ định tại 1 địa điểm qui định Nếu hàng giao tại cơ sở của người bán thì người bán có trách nhiệm bốc hàng, còn nếu giao hàng tại địa điểm khác thì người bán không có trách nhiệm bốc hàng dỡ hàng.

- Giao dọc mạn tàu (FAS): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hoá (trừ khi có thoả thuận riêng), chịu trách nhiệm về mọi chi phí cho tới khi hàng hoá được đặt dọc mạn tàu tại cảng qui định do người mua chỉ định.

- Giao lên tàu (FOB): Người bán chịu mọi trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí cho tới khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc qui định do người mua chỉ định tại biên giới nước bán Đây là điều kiện cơ sở giao hàng áp dụng phổ biến nhất trong các hợp đồng xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

- Tiền hàng và cước phí (CFR): Người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tau tại cảng gửi hàng, do vậy giá cả của hàng hoá bao gồm trị giá của lô hàng và

Trang 6

cước phí vận chuyển Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu, trả các phí tổn và cước phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng tới cảng đến qui định mọi rủi ro và chi phí phát sinh sau khi giao hàng đều thuộc trách nhiệm của người mua.

- Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển (CIF): Trường hợp này giá trị của hợp đồng ngoại thương bao gồm giá trị của lô hàng, chi phí bảo hiểm hàng hóa và cước phí vận chuyển hàng hoá đến cảng qui định Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu, trả các phí tổn và cước vận chuyển cần thiết để đưa hàng hoá tới cảng qui định Nhưng mọi rủi ro, mất mát, hư hại về hàng hoá và các chi phí phát sinh do các tình huống xảy ra sau khi giao hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua.

- Giao tại biên giới (DAF): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi rủi ro cũng như chi phí cho đến lúc giao hàng Thời điểm giao hàng là thời điểm hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện chuyên chở đến, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan nhập khẩu thông quan nhập khẩu ở địa điểm qui định tại biên giới Điều kiện này thường được sử dụng cho mọi phương thức vận tải hàng hoá khi hàng hoá được giao tại biên giới trên đất liền.

- Giao tại tàu (DES): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí, rủi ro cho đến khi giao hàng Thời điểm giao hàng là thời điểm hàng hoá đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan nhập khẩu cảng đến qui định Điều kiện này thường được sử dụng cho phương thức vận tải hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa.

- Giao tại cầu cảng (DEQ): Người bán giao hàng hoá khi hàng hóa đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu tàu ở cảng đến qui định, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan nhập khẩu Người bán phải chịu mọi phí tốn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến cảng qui định và bốc dỡ hàng lên cầu tàu Người mua phải làm mọi thủ tục thông quan nhập khẩu và chịu mọi chi phí liên quan đến việc

Trang 7

nhập khẩu hàng hoá Điều kiện này chỉ có thể sử dụng khi vận chuyển hàng hoá bắng đường biển hoặc vận tải đa phương thức khi dỡ khỏi tàu lên cầu tàu ở cảng đến qui định.

Ngoài các điều kiện cơ sở giao hàng trên, Người ta còn sử dụng các điều kiện: Giao tại đích chưa nộp thuế (DDU), giao tại đích đã nộp thuế (DDP), cước phí trả tới (CPT), cước phí và bảo hiểm trả tới (CIP).

Trong các điều kiện giao hàng trên, các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng điều kiện “ Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển” (CIF) Theo đó, giá trị của hợp đồng ngoại thương bao gồm giá trị của lô hàng, chi phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển hàng hóa đến cảng qui định.

1.1.4.Các phương thức thanh toán trong hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu

Những điều kiện cơ bản trong thanh toán thương mại quốc tế bao gồm: Điều kiện về tiền tệ, điều kiện về giao hàng, điều kiện về thời gian, điều kiện về phương thức thanh toán Trong đó phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toán quốc tế là toán bộ quá trình, cách thức nhận, trả tiền trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu Có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau trong hoạt động ngoại thương Do vậy, việc sử dụng phương thức thanh toán nào phải được các bên thoả thuận và ký kết một cách cụ thể trong hợp đồng kinh tế Theo trình tự: Rủi ro của người xuất khẩu giảm dần, trách nhiệm của ngân hàng tăng dần, niềm tin của hai bên mua bán giảm dần, dưới đây là 4 phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại thương:

1.1.4.1 Phương thức chuyển tiền (Remttance)

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó bên nhập khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho bên xuất khẩu ở một địa điểm, thời gian nhất định Có hai hình thức chuyển tiền:

- Thư chuyển tiền: Là hình thức ngân hàng chuyển tiền bằng cách gửi thư cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất khẩu.

Trang 8

- Điện chuyển tiền: Là hình thức mà ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất khẩu.

Quy trình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền có thể được khái quát

Sơ đồ 01: Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền

(1): Sau khi hoàn thành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, nhà xuất khẩu thực hiện cung ứng hàng hoá, dịch vụ và chuyến giao toàn bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu

(2): Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu chuyển tiền trả cho nhà xuất khẩu.

(3): Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hoặc điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất khẩu.

(4): Sau khi trích tài khoản của nhà nhập khẩu để trả cho nhà xuất khẩu, ngân hàng gửi giấy báo Nợ cho nhà nhập khẩu báo đã thanh toán cho nhà xuất khẩu.

(5): Ngân hàng đại lý chuyển tiền và gửi giấy báo Có cho nhà xuất khẩu.1.1.4.2 Phương thức ghi sổ ( Open account)

Là phương thức thanh toán mà qua đó nhà xuất khẩu ghi Nợ cho bên nhập khẩu vào một tài khoản hoặc một cuốn sổ riêng của mình sau mỗi lần xuất khẩu Căn cứ vào đó, theo định kỳ nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu Khi thực hiện phương thức này, nhà xuất khẩu đã thực hiện một tín dụng cho nhà nhập khẩu dưới dạng tín dụng thương

Ngân hàng đại lý

Nhà nhập khẩu(Bên chuyển tiền)

Nhâ xuất khẩu(Bên nhận tiền)Ngân hàng chuyển tiền

Trang 9

mại Đây là phương thức thanh toán được sử dụng khi quan hệ hai bên là quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau.

Trình tự thanh toán theo phương thức này có thể khái quát theo sơ đồ sau

(1): Nhà xuất khẩu giao hàng hoá cho nhà nhập khẩu.(2): Nhà xuất khẩu thông báo đã ghi nợ cho nhà nhập khẩu.(3): Nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.

1.1.4.3 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)

Là phương thức thanh toán mà qua đó nhà xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nhà xuất khẩu sẽ uỷ thác cho ngân hàng của mình thu tiền của nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra Có hai phương pháp nhờ thu chủ yếu:

- Nhờ thu trơn (clean collection) : Nhà xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng của mình thu tiền của nhà nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra mà không kèm thêm điều kiện nào cả Các chứng từ hàng hoá sẽ được gửi trực tiếp cho bên nhập khẩu mà không cần qua ngân hàng.

- Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) : Nhà xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ tiền hàng của nhà nhập khẩu căn cư vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm hối phiếu Chỉ khi nào nhà nhập khẩu chập nhận trả tiển thì mới nhận được bộ chứng từ hàng hoá từ phía ngân hàng.

Ngân hàng

Nhâ nhập khẩuNgân hàng bên bán

Nhà xuất khẩu

Trang 10

Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu có thể được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ số 03: trình tự thanh toán theo phương thức nhờ thu

Giải thích sơ đồ:

(1): Nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu.

(2): Nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu ( và gửi kèm bộ chứng từ hàng hóa trong trường hợp nhờ thu kèm chứng từ) gửi đến ngân hàng nhờ thu.

(3): Ngân hàng nhờ thu gửi hối phiếu (và bộ chứng từ) đến ngân hàng đại lý tại nước nhập khẩu.

(4): Ngân hàng đại lý gửi hối phiếu cho nhà nhập khẩu.

(5): Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc ký chấp nhận trả tiền (và bộ chứng từ) đến ngân hàng đại lý tại nước nhập khẩu.

(6): Ngân hàng đại lý gửi giấy báo Có hoặc hối phiếu đã được ký nhận về ngân hàng nhờ thu.

(7): Ngân hàng nhờ thu và nhà xuất khẩu tiến hành thanh toán với nhau.1.1.4.4 Phương thức tín dụng chứng từ.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thoả thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (nhà nhập khẩu) sẽ trả một số tiền

Ngân hàng đại lý

Nhâ nhập khẩuNgân hàng nhờ thu

Nhà xuất khẩu

Trang 11

nhất định cho người hưởng lợi (nhà xuất khẩu) khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán hợp lệ.

Phương thức thư tín dụng chứng từ có để được khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 04: Trình tự thanh toán bằng thư tín dụng

(1): Nhà nhập khẩu lập và gửi đơn xin mở thư tín dụng đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở thư tín dụng cho nhà xuất khẩu hưởng.

(2): Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo về việc mở thư tín dụng và yêu cầu khi nhậnđược bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho nhà xuất khẩu.

(3): Khi nhận được thông báo về L/C này, ngân hàng sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C, và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.

(4): Người bán chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người mua (nhà nhập khẩu) và ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng, đến khi đi đến thống nhất, nhà xuất khẩu mới giao hàng.

(5a): Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng và gửi cho ngân hàng thông báo xin thanh toán.

(5b): Ngân hàng thông báo gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.Ngân hàng đại lý

Nhâ nhập khẩuNgân hàng nhờ thu

Nhà xuất khẩu

Trang 12

(6a), (6b): Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và trả bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

(7): Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng.

(8): Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ Nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì thực hiện thanh toán cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán.

Các loại thư tín dụng sử dụng trong thanh toán quốc tế:-Thư tín dụng có thể huỷ bỏ

-Thư tín dụng không thể huỷ bỏ

- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, miễn truy đòi- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, có xác nhận- Thư tín dụng đối ứng

- Thư tín dụng có thể chuyển nhượng- Thư tín dụng tuần hoàn

- Thư tín dụng giáp lưng

- Thư tín dụng với điều khoản đỏ- Thư tín dụng dự phòng

Ngoài các phương thức thanh toán trên người ta sử dụng các phương tiện thanh toán quốc tế như hối phiếu, séc, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ thông minh… Trong các loại thanh toán trên thì séc và hối phiếu được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu hàng hoá.1.2.1 Vai trò

Để quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý kinh tế quốc dân nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng Trong điều kiện đổi mới có chế quản lý kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại hiện nay ở nước ta, kế toán trong lĩnh vực ngoại thương càng trở nên cần thiết và có vai trò quan

Trang 13

trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính, giúp các nhà doanh nghiệp quyết định được những phương án tối ưu trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu thông qua công tác kế toán nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp xác định được thị trường, mặt hàng hay lĩnh vực kinh doanh nào có hiệu quả Điều đó đảm bảo cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường đầy biến động mà còn cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu mà mình đặt ra như lợi nhuận, thị trường và uy tín kinh doanh…

1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu hàng hoá

Xuất phát từ nhiệm vụ chung của công tác kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và những đặc điểm riêng trong kinh doanh nhập khẩu, kế toán trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

- Phản ánh và kiểm tra tình hình ký kết, thực hiện các hợp đồng nhập khẩu, kiểm tra vịêc bảo đảm an toàn hàng hoá nhập khẩu cả về số lượng và giá trị Đây là nhiệm vụ cơ bản quan trọng vì từ thông tin kế toán người lãnh đạo sẽ kiểm tra đánh giá được quá trình thực hiện nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu từ đó có biện pháp hoàn thiện công tác kinh doanh hàng nhập khẩu đạt kết quả cao.

- Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ hàng hoá, nghiệp vụ thanh toán ngoại thương một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó tính toán một cách chính xác, trung thực các khoản thu nhập trong kinh doanh.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thanh toán giữa các bên; phản ánh chính xác kịp thời tình hình tiêu thụ từng mặt hàng, nhóm hàng cả về số lượng và chất lượng; đôn đốc thu tiền bán hàng và thu hồi công nợ kịp thời tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, bảo đảm cho kinh doanh liên tục đạt hiệu quả cao.

- Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp có quyền tự chủ về tài chính và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo lấy thu bù chi có lãi Điều này đòi hỏi kế toán phải xác định chính xác, đầy đủ chi phí cho hàng nhập khẩu theo từng khâu,

Trang 14

từng giai đoạn, phải sử dụng tiết kiệm vật tư, nguồn vốn đảm bảo an toàn cho hàng nhập khẩu, từ đó bảo toàn vốn và phát triển vốn kinh doanh.

- Cung cấp số liệu, tài liệu cho công việc điều hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu Kiểm tra, phân tích các chỉ tiên tài chính phục vụ cho công tác lập kế hoạch, theo dõi và thực hiện lập kế hoạch.

Kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động phức tạp sôi động và có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế Các nhà quản lý thực hiện các thương vụ nhập khẩu luôn đòi hỏi các thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ về biến động của hàng hóa, số lượng hàng hoá đã lưu chuyển, số còn tồn đọng và lợi nhuận của mỗi lô hàng là bao nhiêu Vì vậy hạch toán kế toán hàng nhập khẩu kịp thời, chính xác là một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá có hiệu quả.

1.3 Kế toán nhập khẩu hàng hoá

1.3.1. Các chuẩn mực kế toán liên quan đến nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá1.3.1.2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

* Phương pháp xác định trị giá thực tế của hàng nhập khẩu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02-“ Hàng tồn kho” ban hành trong quyết định số 149/2001/QĐ-BTC thì hàng tồn kho được tính theo giá gốc Giá gốc hàng tồn kho bao gồm : chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác khi phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Như vậy theo chuẩn mực này thì trị giá thực tế của hàng nhập khẩu được xác định gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình nhập khẩu hàng hoá, các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) giá trị của hàng nhập khẩu

Giá thực tế(giá gốc) hàng nhập khẩu

Giá mua hàng nhập khẩu

Các khoản thuế không được hoàn lại của hàng nhập khẩu

Giảm giá chiết khấu thương mại của hàng nhập khẩu

Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hàng nhập khẩu

Trang 15

Thuế TTĐB = (Giá hàng NK + thuế NK phải nộp) * Thuế suất thuế TTĐB

Thuế GTGT hàng NK

= (Giá hàng NK + thuế NK + thuế TTĐB) * Thuế suất thuế GTGTThuế NK = (Số lượng hàng NK * giá tính thuế hàng NK)* thuế suất thuế NK

Nếu giá ghi trên hoá đơn là giá CIF và có giá nhỏ hơn giá ghi trong biểu thuế NK thì giá tính thuế là giá ghi trong biểu thuế NK Ngược lại, nếu giá ghi trên hoá đơn là giá CIF và có giá lớn hơn giá trong biểu thuế thì giá tính thuế là giá ghi trên hoá đơn.

- Các khoản giảm giá, chiết khẩu thương mại: Là những khoản giảm giá mà nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu được hưởng do mua hàng với số lượng lón hoặc do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách.

- Chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình nhập khẩu bao gồm: Phí thanh toán, phí chuyển ngân, phí mở L/C, Phí sửa đổi L/C, phí thuê kho bãi, phí vận chuyển, phí tiếp nhận, hoa hồng trả cho bên uỷ thác nhập khẩu…

*Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ trong nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá

Theo chuẩn mực kế toán số 10 – “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” được ban hành trong quyết định số 165/2002/QĐ-BTC thì:

Trang 16

Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.

Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính.

1.3.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp theo chế độ hiện hành1.3.2.1 Về chứng từ

để tiến hành hạch toán ban đầu, khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần có đủ bộ chứng từ thanh toán sau:

- Hoá đơn thương mại.

- Vận đơn (bill of lading) hoặc (bill of air).

- 1 bộ vận tải đơn đường biển hoàn toàn đã xếp lên tàu (a full set clean shipped on board ocean bill of lading).

- Giấy chứng nhận phẩm chất.-Chứng từ bảo hiểm.

- Bảng kê đóng gói bao bì.

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.

Ngoài ra theo hợp đồng xuất- nhập khẩu và theo quy định trong thư tín dụng, bộ chứng từ thanh toán còn có:

- Giấy chứng nhận kiểm định đối với hàng nông sản, thực phẩm.- Hối phiếu.

Hoặc các tài liệu khác kèm theo như biên bản quyết toán với tàu, biên bản hư hỏng, tổn thất.

Ngoài bộ chứng từ thanh toán, còn có các chứng từ sau:- Biên lai thu thuế.

- Tờ khai hải quan.

Trang 17

- Phiếu nhập kho.

Các chứng từ thanh toán.1.3.2.2 Về tài khoản sử dụng

Để phản ánh quá trình nhập khẩu hàng hoá, kế toán sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau:

* TK 151- Hàng hoá mua đang đi đường

Tài khoản này sử dụng để phản ánh các loại hàng hoá mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa kiểm nhận nhập theo tại nơi quản lý quy định

+Bên nợ: - Giá mua theo hoá đơn đã nhận trong kỳ, cuối kỳ chưa có hàng về

- Trị giá hàng mua trên đường cuối kỳ ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ); - Phí tổn kèm theo hàng mua ( ghi theo chứng từ nhận được)

+ Bên có: - Giá mua theo chứng từ của số hàng đã kiểm nhận, nhập kho, hoặc giao bán thẳng cho khách hàng mua;

- Kết chuyển giá trị hàng mua trên đường (phương pháp kiểm kê định kỳ);+ Số dư Nợ: Hàng mua đang trên đường tại ngày đầu kỳ và cuối kỳ

* TK 156- Hàng hoá

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có của: Hàng hoá tồn kho ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ); Hàng hoá tồn kho, tồn quầy và xuất nhập trong kỳ báo cáo theo trị giá nhập kho thực tế (trong hệ thống kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên)+ Bên Nợ: Trị giá mua, nhập kho của hàng hoá nhập kho trong kỳ ( theo phương pháp kê khai thường xuyên); Chi phí thu mua hàng hoá (theo phương pháp kê khai thường xuyên); Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được ghi nhận ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ)+ Bên Có: Trị giá vốn xuất kho của hàng hóa; Trị giá vốn hàng hoá xuất trả lại người bán (theo phương pháp kê khai thường xuyên); Trị giá vốn hàng hoá thiếu hụt coi như xuất (theo phương pháp kê khai thường xuyên); Trị giá vốn của hàng hoá tồn kho đầu kỳ đã kết chuyển (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

+ Số dư Nợ: Trị giá vốn của hàng hóa tồn đầu kỳ.* TK 611- Mua hàng Tiểu khoản 6112- Mua hàng hoá

Trang 18

TK 6112 được sử dụng để hạch toán biến động hàng hoá kỳ báo cáo trong trường hợp đơn vị sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng hoá tồn kho.

+ Bên Nợ: Trị giá vốn thực tế hàng hoá nhập mua và nhập khác trong kỳ; Trị giá vốn hàng hoá tồn đầu kỳ kết chuyển

+ Bên Có: Trị giá vốn hàng hoá tồn cuối kỳ; Giảm giá hàng hoá mua và chiết khấu thương mại được hưởng; Trị giá vốn thực tế của số hàng mua và chiết khấu thương mại được hưởng; Trị giá vốn thực tế của số hàng hoá xuất bán và xuất khác trong kỳ (ghi theo ngày cuối kỳ theo kết quả kiểm kê).

Tài khoản này cuối kỳ không có số dư* TK 331- Phải trả cho người bán

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán với người bán

+ Bên Nợ: Các khoản ứng trước cho người bán, số nợ phải trả cho người bán đã trả; Số nợ giảm do trả lại hàng cho người bán; Số nợ được giảm do người bán chấp nhận giảm giá, chiết khấu; Xử lý nợ không có chủ; Chênh lệch do điều chỉnh giá ngoại tệ

+ Bên Có: Số nợ phải trả phát sinh khi mua hàng; Trị giá hàng nhận của người bán khi có tiền ứng trước; Người bán trả lại tiền cho doanh nghiệp Chênh lệch điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ.

+ Số dư Có: Số tiền phải trả nhà cung cấp

Tài khoản này có thể có số dư Nợ chi tiết trong các trường hợp: Ứng trước tiền hàng đến cuối kỳ hàng chưa nhận hoặc số tiền trả thừa cho người bán hoặc người bán chấp nhận chiết khấu sau khi doanh nghiệp đã trả đủ tiền.

* Ngoài ra trong nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp còn sử dụng một số tài khoản liên quan- TK 111- Tiền mặt tại quỹ

- TK 112- Tiền gửi ngân hàng

- TK 144- Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn- TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính- TK 635- Chi phí hoạt động tài chính- TK 632- Giá vốn hàng bán

Trang 19

- TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ- TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước - TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu - TK 3333: Thuế nhập khẩu

- TK 007- Ngoại tệ các loại1.3.2.3 Phương pháp hạch toán.

Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp phụ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho của doanh nghiệp Kế toán có thể áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ

a) Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên* Với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế theo phương pháp khấu trừ, trình từ hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 20

TK 311TK 111, 112TK 144TK 331TK 151TK 1561Vay mua

ngoại tệ

Ký quỹmở L/C

TK 515

TK 151, 156Lói về c/l

TGHĐCK t/t

CK TMGiảm giỏTK 635

Lỗ về c/lTGHĐ

T/t cho nhà cung cấp

TK 3333

NKTK 33312

Nộp thuế VAT hàng NK

Thuế GTGT hàng NK

Chi phớ thu mua phỏt sinh

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Chi phớ thu mua Hàng đi

Hàng đang điđường về nhập kho trong kỳ Hàng NK kiểm nhận nhập kho trong kỳ

TK 1381Giỏ trị

hàng thiếu

TK 157Hàng NK chuyển đi

Hàng NK tiờu thụ ngay

TK 1562TK 133

Sơ đồ : Trỡnh tự hạch toỏn nghiệp vụ NK trực tiếp theo phương phỏp KKTX tại doanh nghiệp tớnh thuế GTGT theo phương phỏp khấu trừ

Trang 21

* Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nếu doanh nghiệp tình thuế theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT hàng nhập khẩu được tính vào giá hàng nhập khẩu, và số thuế GTGT của những chi phí phát sinh được tính vào chi phí thu mua Vì vậy, nội dung hạch toán chỉ khác ở chỗ:

+ Phản ánh số thuế GTGT hang nhập khẩu bằng bút toánNợ TK 151, 156 (1561)

Có TK 333 (33312)Thay cho bút toánNợ TK 133 (13312) Có TK 333 (33312)

+ Phản ánh số thuế GTGT của những chi phí phát sinh bằng bút toánNợ TK 156 (1562)

Có TK 111,112Thay cho bút toánNợ TK 156 (1562)Nợ TK 133 (13311) Có TK 111, 112

b) Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

* Với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ, trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau

Trang 22

* Với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT hàng nhập khẩu và số thuế GTGT của những chi phí thu mua được hạch toán vào TK 611 Cụ thể:+ Phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu bằng bút toán:

Nợ TK 611

Có TK 333 (33312)Thay cho bút toánNợ TK 133 (13312) Có TK 333 (33312)

+ Phản ánh số thuế GTGT của những chi phí thu mua bằng bút toán:Nợ TK 611

Có TK 111, 112Thay cho bút toánNợ TK 611

Nợ TK 133 (13311) Có TK 111, 112

1.3.3 Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác.* Những vấn đề chung về nhập khẩu ủy thác.

để thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá uỷ thác, các bên đối tác trong giao dịch phải thực hiện 2 hợp đồng:

- Hợp đồng uỷ thác NK được kí kết giữa bên giao nhập khẩu uỷ thác và bên nhận nhập khẩu uỷ thác, trong đó quy định các điều khoản có liên quan đến nghĩa vụ của mỗi bên tham gia Hợp đồng Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước.

- Hợp đồng mua- bán ngoại thương được thực hiện giữa bên nhận nhập khẩu uỷ thác và bên nước ngoài, trong đó có điều khoản quy định về nhập khẩu hàng hoá Hợp đồng này chịu sư điều chỉnh của luật kinh doanh quốc tế và luật của nước xuất khẩu.

- Bên giao uỷ thác có trách nhiệm :

+ căn cứ hợp đồng uỷ thác nhập khẩu để chuyển vốn cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu.

Trang 23

+ quản lý số tiền giao cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu để nhập khẩu hàng hoá và nộp các khoản thuế liên quan đến hàng nhập khẩu.

+ Tổ chức nhận hàng nhập khẩu khi bên nhận nhập khẩu báo hàng đã về đến cảng.+ Thanh toán hoa hồng uỷ thác nhập khẩu căn cứ vào tỉ lệ phần trăm hoa hồng đã quy định trong điều khoản HĐ cùng các chi phí khác (nếu có)

- bên nhận NK uỷ thác có trách nhiệm:

+ Đứng ra kí kết hợp đồng mua- bán ngoai thương.

+ Nhận tiền của bên giao Nk để thanh toán với người xuất khẩu hàng hoá và nộp các khoản thuế liên quan đến NK.

+ đứng ra NK hàng hoá, thanh toán và than gia các khiếu nại, tranh chấp xảy ra.

+ Phai trả tiền chi phí nếu trong điều khoản HĐ quy định người nhận uỷ thác NK phải chịu.

+ chiụ trách nhiệm kê khai và nộp thuế NK hàng hoá, thuế GTGT hay tiêu thụ đặc điểm của hàng hoá NK theo từng lần NK với cơ quan hải quan.

+ được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ phần trăm quy định trong điều khoản HĐ uỷ thác Theo chế độ hiện hành, bên uỷ thác NK giao quyền Nk hàng hoá cho bên nhận uỷ thác trên cơ sở HĐ uỷ thác NK hàng hoá Bên nhận uỷ thác NK thực hiện dịch vụ nhận uỷ thác Nk hàng hoá, chịu trách nhiệm kê khai và nộp các loại thuế của hàng NK và lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng NK như Hợp đồng ủy thác NK HĐ uỷ thác nhập khẩu hàng hoá ký với nước ngoài, hoá đơn thương mại do người bán (nước ngoài ) xuất, tờ khai hải quan hàng NK cho chủ hàng, bên nhận uỷ thác NK phải lập hoá đơn GTGT Ngoài hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác, trong đó ghi rõ tổng giá thanh toán phải thu ở bên uỷ thác, bao gồm giá mua (theo hoá đơn thương mại), số thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT của hàng NK ( theo thông báo thuế của cơ quan hải quan) Hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu vào cuat bên giao uỷ thác Trường hợp bên nhận uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu NK, khi xuất trả hàng uỷ thác, bên nhận uỷ thác Nk phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh

Trang 24

điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường sau khi nộp thuế GTGT ở khâu NK, bên nhận uỷ thác mới lập hoá đơn GTGT cho bên uỷ thác

Ngoài ra theo hợp đồng xuất- nhập khẩu và theo quy định trong thư tín dụng, bộ chứng từ thanh toán còn có: Giấy chứng nhận kiểm định đối với hàng nông sản thực phẩm, hối phiếu.

Ngoài bộ chứng từ thanh toán, còn có các chứng từ sau: Biên lai thu thuế, tờ khai hải quan, phiếu nhập kho…

1.3.3.2 Tài khoản sử dụng

Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác, kế toán sử dụng một số tài khoản sau:

* TK 331- Phải trả cho người bán, trong đó người bán ở đây chính là nhà xuất khẩu Kết cấu của tài khoản này đã được trình bày ở trên

Quy định: Đơn vị giao uỷ thác là đơn vị chủ hàng được ghi sổ doanh số mua bán hàng nhập khẩu Trong quan hệ với bên nhận uỷ thác nhập khẩu, bên giao uỷ thác là bên mua

Trang 25

dịch vụ uỷ thác, vì thế sử dụng tài khoản 331 chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác để theo dõi về quan hệ thanh toán tiền hàng, hoa hông uỷ thác và các khoản chi trả hộ khácTrình tự hạch toán tại đon vị nhận uỷ thác được khái quát qua sơ đồ sau:

b) Tại đơn vị nhận uỷ thác

Quy định: Đơn vị nhận uỷ thác là đơn vị trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đàm phán ký kết hợp đồng, tổ chức tiếp nhận hàng và thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài Trong quan hệ này, bên nhận uỷ thác là bên cung cấp dịch vụ, còn biên giao uỷ thác là bên mua, do đó mọi quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác được theo dõi trên tài khoản 131- chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác.

Trình tự hạch toán tại đơn vị nhận uỷ thác có thể được khái quát qua sơ đồ sau:

2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty

Trang 26

2.1.1 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm.

2.1.1.1 Lịch sử hình thành của Công ty.

Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm được thành lập ngày 05/03/1956, có tên gọi ban đầu là:Tổng công ty XNK tạp phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Công Thương- tức Bộ Thương Mại ngày nay, là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam được giao nhiệm vụ XNK hàng hoá với mục đích là thông qua các hoạt động này để khai thác có hiệu quả nguồn vật tư nguyên liệu và nhân lực của đất nước, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước

Trước kia trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong ngoại thương Sau một thời gian hoạt động, công ty đã tách thành lập một số đơn vị xuất nhập khẩu khác theo quyết định của Bộ Thương Mại, cụ thể là:

- Năm 1964: Tách thành lập Công ty Xuất Nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport.- Năm 1972: Tách các cơ sở sản xuất của công ty ra giao cho Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý.

- Năm 1977: Tách thành lập Công ty Xuất Nhập khẩu dệt may Textimex.- Năm 1987: Tách thành lập Công ty Xuất Nhập khẩu da dày Mecanimex.

- Năm 1990: Tách công ty XNK phía nam thành công ty trực thuộc bộ thương mại.-Năm 1993 để đáp ứng điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức và của Giám đốc công ty XNK tạp phẩm Hà Nội, Bộ thương mại đã ban hành quyết định số 333 TM/TCCB về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước ngày 31-3-1993, Tổng công ty được đổi tên thành “ Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội”.

-Năm 2006, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thay đổi phương thức quản lý với nhiều chủ sở hữu Theo quyết định số 2537/QĐ-BTM ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Bộ Thương mại về việc phê duyệt phương án về chuyển Công ty Xuất Nhập khẩu tạp phẩm

Trang 27

thành Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm và Quyết định số 0206/QĐ-BTM ngày 13 tháng 2 năm 2006 của Bộ Thương mại về việc điểu chỉnh, bổ sung Quyết định số 2537/QĐ-BTM ngày 18 tháng 10 năm 2005 Ngày 1/6/2006 Công ty Xuất Nhập khẩu tạp phẩm chính thức chuyển thành Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm.

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM

Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL SUNDRIES IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY.

Tên viết tắt: TOCONTAP HANOI

Trụ sở chính của Công ty: Số 36 phố Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 04.8254191/04.8254975Fax: 04.8255917

.2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển.

Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước, mặc dù liên tục có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức nhưng sự phát triển của TOCONTAP HANOI luôn có những thay đổi thích ứng, kịp thời để vừa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và quốc phòng đất nước trong từng thời kỳ, vừa tự gây dựng nền móng để ngày càng phát triển thành một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực sự có tiềm lực Xin trích dẫn số liệu qua từng thời kỳ:

*Thời kỳ 1956-1960: Kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Công ty đạt bình quân mỗi năm 28,7 triệu Rúp, chiếm 20,8% tổng kim ngạch XNK toàn miền Bắc.

Trang 28

*Thời kỳ 1961-1965: Kim ngạch XNK của công ty đạt bình quân 29,5triệu Rúp, chiếm 28,8% tổng kim ngạch XNK toàn miền Bắc.

*Thời kỳ 1966-1970: Kim ngạch XNK của công ty đạt bình quân mỗi năm 84,9 triệu Rúp, chiếm 33,5% tổng kim ngạch XNK toàn miền Bắc.

*Thời kỳ 1971-1980: Kim ngạch XNK của Công ty bình quân mỗi năm đạt 75,7 triệu Rúp, chiếm 27,8% kim ngạch XNK toàn miền Bắc.

*Thời kỳ 1981-1985: Kim ngạch XNK của Công ty bình quân mỗi năm đạt 69,1 Rúp

*Thời kỳ 1986-1990: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm của Công ty đạt 64,3 triệu Rúp

*Thời kỳ 1991-1995: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm đạt16,7 triệu USD

*Thời kỳ 1996-2000: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm của Công ty đạt 21,74 triệu USD

*Thời kỳ 2001-nay:

+ Từ 2001-2003:Trong giai đoạn này kim ngạch XNK liên tục tăng trưởng,bình quân mỗi năm đạt 34,1 triệu USD.

+ Từ 2004-2005: Kim ngạch XNK được thể hiên qua bảng số liệu sau

Bảng 1: Kim ngạch XNK trong 3 năm 2004.2005 và 2006

Kim ngạch XNK giảm qua các năm 2004,2005,2006 Cụ thể năm 2005 kim ngạch XHK bằng 89,54% của năm 2005 (41877000/46768000), kim ngạch XNK năm 2006 bằng 96,3% kim ngạch XNK của năm 2005.Sở dĩ có sự giảm kim ngạch XNK chủ yếu do các nhân tố bên ngoài như: Giá cả các loại nguyên vật liệu, xăng dầu, sắt thép đều tăng và giữ ở mức cao ảnh hưởng đến sản xuất trong nước làm cho nhu cầu nhập khẩu cũng giảm Giá cả các loại ngoại tệ tăng, lãi suất tín dụng tăng ở mức cao…

Bảng2:Trích một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh năm 2004,2005,2006

Trang 29

Bảng 3: cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty 2 năm 2004,2005

A.TSLĐ&ĐTNH 131316944 90,56 178209783 87,71 46892839 35,71 -2,8

2.Các khoản phải thu

67158260 51,4 56907398 31,93 -10250862

Trang 30

Nhìn vào Bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty trong 2 năm 2004,2005 ta thấy: Tổng tài sản năm 2005 tăng lên 58.177.266.000 đồng đó là do hàng tồn kho năm 2005 tăng lên khá nhiều 48.790.383.000 đồng chứng tỏ chu chuyển hàng tồn kho trong công ty chậm, quá trình tiêu thụ cần được xem xét Bên cạnh đó đầu tư vào TSCĐ của Công ty tăng khá nhiều, tăng 11.284.427.000 đồng Chứng tỏ trong năm 2005 Công ty đã tăng cường đáng kể về cơ sở vật chất kỹ thuật

Về nguồn vốn của Công ty : trong năm 2005 Công ty đã vay thêm khá nhiều để đầu tư vào kinh doanh, mà cụ thể chủ yếu là đầu tư vào hàng tồn kho.Số nợ này chủ yếu là nợ vay ngắn hạn, nợ vay ngắn hạn trong năm 2005 đã tăng 55.718.264.000 đồng ,tăng 95,16%.Trong khi đó nợ vay dài hạn lại giảm 11.706.869.000 đồng hay giảm 35,4%.Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng khá nhanh 15.626.992.000 đồng hay tăng 31,3% đây có thể do nguyên nhân chính là do sự bổ sung vốn từ Ngân sách hoặc từ lợi nhuận tích lũy…

Tuy kim ngạch XNK giảm nhưng lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách của Công ty lại tăng Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là khả quan, hiệu quả.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm

2.1.2.1.Chức năng

Công ty được quyền tự chủ trong giao dịch đàm phán kí kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, tìm kiếm bạn hàng, tự hạch toán kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, hải sản, lâm sản, các sản phẩm mây tre đan.

Nhận xuất nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Tổ chức mua gom hàng từ các nguồn hàng ngoài Công ty để phục vụ cho việc xuất khẩu.

2.1.1.2.Nhiệm vụ

Trang 31

Để đảm bảo thực hiện các chức năng trên công ty đã đề ra một số nhiệm vụ trước mắt và lâu dài sau:

- Tiến hành kinh doanh đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước, có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản mà Công ty đã ký kết.

- Tạo điều kiên cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị liên doanh áp dụng các biện pháp có hiệu quả để nâng cao kết quả kinh doanh XNK Không ngừng cải thiện điều kiện lao động và đời sống của cán bộ công nhân viên chức nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

- Tự tạo nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn theo đúng mục đích và có hiệu quả để bảo đảm tự trang trải về mặt tài chính, bảo toàn vốn phục vụ hoạt động của công ty không bị ngưng trệ.

- Tiếp cận và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, củng cố phát triển mối quan hệ với bạn bè quốc tế, phát huy ưu thế, uy tín của hàng Việt nam trên thị trường quốc tế

- Mở rộng các mặt hàng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh Nghiên cứu khả năng sản xuất cải tiến mẫu mã, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm từng bước nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hoá, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng hoá

-Đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo cán bộ kinh doanh có đủ trình độ và năng lực.

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu tạp

phẩm TOCONTAP

*Về mặt hàng kinh doanh: - Đối tượng kinh doanh hàng nhập khẩu của

TOCONTAP là những mặt hàng tạp phẩm (từ hàng thực phẩm cho đến các mặt hàng như nguyên vật liệu, điện tử, máy xây dựng, máy xúc ) phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước do công ty thu mua của ngoài nước.

- Đối tượng kinh doanh xuất khẩu là những mặt hàng được coi là thế mạnh do công ty khai thác từ trong nước, các hàng tiêu dùng gia công xuất khẩu.

Trang 32

*Thị trường kinh doanh

Hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty TOCONTAP có địa bàn hoạt động rất rộng Các bạn hàng trong nước chủ yếu là các công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất mà không được phép xuất khẩu trực tiếp hoặc không có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hay không thể tìm kiếm được thị trường.

Đối với thị trường nước ngoài, bạn hàng của công ty có ở nhiều nước khác nhau Ngoài thị trường truyền thống như: Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản…Công ty đã mở rộng hoạt động sang các nước giàu tiềm năng như: Mỹ la tinh, Hàn Quốc, Singapo, các nước Bắc Âu…

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm TOCOTAP

Khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường với những quy luật vốn có của nó thì một trong những vấn đề quan trọng là công ty phải có một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và nhậy bén Điều đó đòi hỏi các bộ phận trong cơ cấu tổ chức phải có mối liên hệ mật thiết đảm bảo tính đồng bộ của toàn hệ thống Để phù hợp với quy chế quản lý mới cũng như phù hợp với mô hình công ty cổ phần và thực hiện các mục tiêu kinh doanh, bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.

Trang 33

Đại hội đồng cổ đông

Phòng Tổ chức Lao động

Phòng Tổng hợp

Các phòng

Kinh doanh, các chi nhánh tại

các tỉnh

Phòng Hành chính quản trị

Xí nghiệp Tô can

Trang 34

Sơ đồ : Tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội

2.2 Đặc điểm về tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm

2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng kế toán.

2.2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán

Hướng dẫn các bộ phận kinh doanh lập sổ sách theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán, hạch toán nội bộ theo đúng quy định của Công ty, chế độ chính sách của Nhà nước.

Kiểm tra các hóa đơn đầu vào để đảm bảo các chứng từ đầu vào hợp pháp, hợp lý, đúng nội dung công việc, đúng mục đích Chỉ được chi tiền khi có phê duyệt của Tống Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc khi được Tổng Giám đốc ủy quyền.

Thẩm định các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do Phòng Tổng hợp chuyển tới Phòng Tài chính kế toán kiểm tra điều khoản thanh toán của hợp đồng xem có phù hợp không, thống kê tình hình công nợ, tồn kho của khách hàng(nếu có ), quá trình thanh toán của khách hàng trước đây (nếu là khách cũ ) có vướng mắc gì không, ý kiến của bộ phận mình về tính khả thi của phương án và đề xuất nếu có

Lập sổ theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các phương án kinh doanh đã được phê duyệt, đối chiếu số liệu, chứng từ với các bộ phận kinh doanh để đảm bảo các bộ phận kinh doanh thu chi, hạch toán đúng, đủ theo phương pháp đã được phê duyệt.

Viết hóa đơn bán hàng hoặc dịch vụ theo đề nghị của bộ phận nghiệp vụ Phòng Tài chính kế toán phải kiểm tra kỹ nội dung và số liệu trước khi viết hoá đơn và phải ký nháy vào hoá đơn.

Trang 35

Thống kê và phân bổ chi phí cho các bộ phận kinh doanh, bao gồm các chi phí trực tiếp của phương án kinh doanh, lãi vay và phí thuê kho (nếu có), các chi phí cố định và các chi phí khác.

Xác định hiệu quả từng phương án của từng bộ phận kinh doanh và của cả bộ phận kinh doanh làm cơ sở cho việc trả lương theo qui chế khoán

Giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và hoàn trả vốn vay của các bộ phận kinh doanh Nắm chắc chu trình luân chuyển vốn của từng hợp đồng, từng bộ phận kinh doanh, từng khách hàng để ngăn chặn nguy cơ đọng vốn, hụt hoặc mất vốn.

Làm thủ tục bảo lãnh, vay vốn ngân hàng hoặc các hình thức huy động khác khi công ty cần vay vốn kinh doanh.

Hàng ngày ít nhất 2 lần trong buổi sáng và buổi chiều đưa các chứng từ thanh toán ra ngân hàng và nhận các chứng từ thanh toán, sổ phụ từ ngân hàng về, cập nhật thông tin mới nhất về thanh toán của các khách hàng cho công ty Khi các bộ phận nghiệp vụ có đề nghị mở L/C, thanh toán, ký hậu, bảo lãnh…với đầy đủ thủ tục, chứng từ cần thiết vào buổi sáng hoặc buổi chiều thì Phòng Tài chính kế toán phải làm thủ tục để đưa ra ngân hàng chậm nhất là vào buổi chiều và buổi sáng kế tiếp, trừ trường hợp mất khả kháng như mất điện, cả Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc đi vắng…Khi có các chứng từ hoá đơn và thanh toán như L/C, điện chuyển tiền, thư bảo lãnh, chứng từ giao hàng…thì phải chuyển ngay cho bộ phận kinh doanh có liên quan.

Thường xuyên cập nhật và báo cáo Tổng Giám đốc tình hình cân đối tài chính của Công ty.

Trìch lập các quỹ dự phòng tài chính, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ trợ cấp mất việc làm theo chế độ quy định của Nhà nước và của Công ty.

Lập các báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý theo quy định của Nhà nước và các báo cáo nhanh khi cần thiết.

Tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước về tài chính kế toán và quy định của Công ty.

2.2.1.2.Cơ cấn tổ chức của phòng kế toán Công ty

Trang 36

Tại Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, mặc dù có nhiều chi nhánh phân bố trên địa bàn rộng nhưng công tác kế toán chủ yếu được thực hiện ở phòng kế toán, các chi nhánh và phòng kinh doanh chỉ chuyển chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh về phòng kế toán Hơn nữa Công ty cũng trang bị hệ thống thông tin đầy đủ nên việc áp dụng mô hình kế toán tập trung là hợp lý.

Phòng tài chính kế toán của Công ty có 10 người được tổ chức theo mô hình sau:

Sơ đồ : Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm

• Kế toán trưởng: Nhiệm vụ của kế toán trưởng là hỗ trợ cho giám đốc, giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty Xem xét các chứng từ kế toán, kiểm tra việc ghi chép sổ sách kế toán của Công ty Điều chỉnh kịp thời những sai sót trong hạch toán Thực hiện các tính toán và nộp đầy đủ các

Kế toán trưởng

Phó phòng Kế toán

Kế toán tổng hợp

Kế toán hàng hoá

công nợ

Kế toán thanh toán nội bộ và tiền

Kế toán tiền gửi và thanh

toán đối ngoại

Kế toán tài sản cố

Kế toán tiền mặt

Kế toán chi phí

Trang 37

khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước Kiểm tra và gửi báo cáo cho cấp trên đúng thời hạn quy định.

• Phó phòng kế toán: Giúp kế toán trưởng quản lý các công việc kế toán và thực hiện các phần việc được giao

• Kế toán tổng hợp: Thường xuyên đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện công việc của các phần hành kế toán khác Hàng tuần, tháng, quý thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu với các phần hành kế toán khác Lập đầy đủ, kịp thời, chính xác các báo cáo tài chính theo quy định của Công ty và Nhà nước.

• Kế toán hàng hoá và công nợ: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của toàn bộ các chứng từ xuất nhập khẩu theo lô hàng Vào sổ sách kế toán các nghiệp vụ phát sinh về hàng hoá xuất nhập khẩu dựa trên các chứng từ được cung cấp, lập các chứng từ về bán hàng nhập khẩu trong nước Phụ trách hoạt động thu nợ của khách hàng Theo dõi chi tiết công nợ theo từng khách hàng, từng hợp đồng và chi tiết theo từng hoá đơn Hàng tháng tiến hành đối chiếu công nợ, kiểm tra sổ phụ ngân hàng để đối chiếu số tiền khách hàng chuyển vào tài khoản của Công ty Thương xuyên đôn đốc thu hồi công nợ kịp thời gian, không để nợ quá hạn và tồn đọng.

• Kế toán thanh toán nội bộ và tiền lương: Kiểm tra, tập hợp, theo dõi và phản ánh vào sổ sách kế toán tiền lương tiền thưởng, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KHCĐ và các khoản thanh toán nội bộ khác

• Kế toán tiền gửi và thanh toán đối ngoại: Thực hiện các thủ tục thanh toán qua ngân hàng như chuyển khoản trong nước, mua bán ngoại tệ, vay ngân hàng, mở L/C Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ thanh toán quốc tế cũng như thanh toán nội địa qua ngân hàng Hạch toán chính xác tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi và thanh toán đối ngoại Chịu trách nhiệm về quan hệ thanh toán với các ngân hàng.

• Kế toán TSCĐ: Lập sổ theo dõi kế toán TSCĐ, Lập thẻ theo dõi từng TSCĐ và phản ánh giá trị hao mòn hàng năm của TSCĐ để phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ sau mỗi kỳ kế toán Hạch toán chính xác các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ

Trang 38

• Kế toán chi phí: Tập hợp và ghi chép đầy đủ các chi phí phát sinh trong kỳ kế toán của Công ty, nhờ đó có thể xác định kết quả kinh doanh của Công ty một cách chính xác và hợp lý.

2.2.2 Đặc điểm về công tác kế toán tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm.

2.2.2.1 Khái quát chung về chế độ kế toán áp dụng tại Công ty.

Như đã trình bày ở phần trên, từ ngày 1 tháng 6 năm 2006 Công ty Xuất Nhập khẩu tạp phẩn chính thức chuyển thành Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm Vì vậy để thuận tiện cho công tác kế toán trong quá trình chuyển đổi, cổ phần hóa nên chính thức đến ngày 1/6/2006 Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm mới áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006

Chế độ kế toán chung do Bộ tài chính ban hành đã được cụ thể hoá vào điều kiện của công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm như sau:

Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty TOCONTAP là một năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán kế toán: Việt Nam đồng ( VNĐ) là đơn vị tiền tệ được sử dụng thống nhất trong hạch toán kế toán của Công ty.

Phương pháp kế toán tài sản cố định ( TSCĐ ): Nguyên giá TSCĐ được xác định theo đúng nguyên giá gốc Khấu hao TSCĐ được xác định theo phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Để hạch toán hàng tồn kho thì Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm sử dụng phương phạp kê khai thường xuyên Giá trị của hàng tồn kho được Công ty sử dụng phương pháp đích danh.

Nguyên tắc quy đổi ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá: Nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ là rất phổ biến đối với một Công ty xuất nhập khẩu như công ty TOCONTAP Về đồng tiền để thanh toán ngoại, Công ty thường sử dụng các ngoại tệ mạnh như: USD, GBP, EURO, ITL…Khi hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, kế toán Công ty sử dụng tỷ giá thực tế để quy đổi ngoại tệ Đó là tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng

Trang 39

do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của Công ty được ghi sổ theo tỷ giá giao dịch thực tế khi nghiệp vụ phát sinh Và tỷ giá ngoại tệ ghi sổ khi thanh toán cũng chính là tỷ giá giao dịch thực tế khi các khoản nợ đó phát sinh.

Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty TOCOTAP tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Hình thức sổ kế toán áp dụng : Công ty đăng kí hình thức chứng từ ghi sổ.2.2.2.2 Về hệ thống chứng từ sử dụng

Hệ thống chứng từ mà Công ty cổ phân Xuất Nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP sử dụng hiện nay gồm hệ thống chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn theo chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 Ngoài ra do đặc thù của hoạt động xuất nhập khẩu nên công ty còn sử dụng các chứng từ tự thiết kế mẫu biểu để thích hợp với việc ghi chép tuy nhiên tính pháp lý cần thiết của chứng từ vẫn được đảm bảo Các chứng từ của công ty được qui định rõ ràng: ai lập, lập bao nhiêu liên, chuyển đến khâu nào, bảo quản ra sao, ai kiểm tra Công ty có kế hoạch luân chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời.

Với đặc thù của một công ty XNK, bộ chứng từ của công ty gồm các chứng từ nội và các chứng từ ngoại

Các chứng từ sử dụng chủ yếu:

- Bộ chứng từ nhập khẩu: Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, giấy thông báo thuế & thu chênh lệch giá, hoá đơn GTGT, phương án kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, hoá đơn thương mại và một số chứng từ ngoại khác

- Bộ chứng từ xuất khẩu: Hoá đơn GTGT, hoá đơn thương mại (Invoice), vận tải đơn ( Bill of lading ), chứng thư giám định về khối lượng ( Vinacontrol), Giấy thông báo thuế, thu chênh lệch thuế, biên lai thu thuế

Do áp dụng chế độ kế toán tập trung nên nhân viên kế toán tại các chi nhánh Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị phụ thuộc tiến hành thu thập chứng từ, xử lý sơ bộ ban đầu và định kỳ gửi phòng kế toán công ty để hạch toán tổng hợp, chi tiết.

Trang 40

2.2.3 Đặc điểm tổ chức tài khoản.

Tại Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm hệ thống tài khoản được sử dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 Theo qui định chung mọi doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh khi vận dụng hệ thông tài khoản thì TK cấp 1, cấp 2 do Nhà Nước ban hành, không được tự định ra hai loại TK này TOCONTAP là công ty có qui mô khá lớn Lại hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lâu năm, có mối quan hệ thường xuyên với nhiều ngân hàng, nhiều nước khác nhau Vì vậy ngoài áp dụng hệ thống TK cấp 1, cấp 2 do Nhà Nước ban hành, để phù hợp với qui mô,đặc điểm kinh doanh của công ty, kế toán của công ty đã mở các tài khoản chi tiết tới cấp 4, cấp 5, và cấp 6 nhằm phản ánh một cách cụ thể, chi tiết đảm bảo quản lý được hoạt động của mỗi phòng nghiệp vụ cũng như mỗi phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời giúp cho kế toán thuận tiện hơn trong việc ghi chép đơn giản, rõ ràng hơn và mang tính thuyết phục hơn, giảm nhẹ được phần nào khối lượng công tác kế toán và tránh được sự nhầm lẫn chồng chéo trong công tác ghi chép của kế toán

2.2.4 Đặc điểm tổ chức sổ kế toán

Để theo đõi và phán ánh hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP, kế toán sử dụng các loại sổ sau đối với hình thức chứng từ ghi sổ mà Công ty đã chọn:

Sổ tổng hợp các tài khoản:111, 112, 131, 156, 333, 331, 511,632….Sổ theo dõi chi tiết: kế toán sử dụng một số loại sổ chi tiết như

Sổ chi tiết các tài khoản phải thu khách hàng-hàng hóa 1311 và phải thu khách hàng ủy thác 1312

Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt ngoại tệ và tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ

Sổ chi tiết hàng hóa tự doanh TK1561, sổ chi tiết chi phí mua hàng nhập khẩu TK1562

Sổ chi tiết các tài khoản doanh thu, giá vốn

Sổ chi tiết theo dõi các khoản thanh toán với người bán………

Ngày đăng: 30/11/2012, 08:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Điện chuyển tiền: Là hình thức mà ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất  khẩu. - định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam
i ện chuyển tiền: Là hình thức mà ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất khẩu (Trang 8)
Bảng 3: cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty 2 năm 2004,2005 - định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam
Bảng 3 cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty 2 năm 2004,2005 (Trang 29)
Phòng tài chính kế toán của Công ty có 10 người được tổ chức theo mô hình sau: - định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam
h òng tài chính kế toán của Công ty có 10 người được tổ chức theo mô hình sau: (Trang 36)
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN  - định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (Trang 41)
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán  - định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam
i khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán (Trang 45)
Hình thức thanh toán( Method of payment): TM/CK ĐVT( Currency): VNĐ STT (No)Diễn giải( Description)Đơn vị tính ( Unit)Số lượng(Quantity)Đơn giá(unit price) Thành tiền(Amount) cước vận chuyển quốc tế - định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam
Hình th ức thanh toán( Method of payment): TM/CK ĐVT( Currency): VNĐ STT (No)Diễn giải( Description)Đơn vị tính ( Unit)Số lượng(Quantity)Đơn giá(unit price) Thành tiền(Amount) cước vận chuyển quốc tế (Trang 87)
Hình thức thanh toán( Method of payment): TM/CK ĐVT( Currency): VNĐ STT - định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam
Hình th ức thanh toán( Method of payment): TM/CK ĐVT( Currency): VNĐ STT (Trang 88)
Công ty CP XNK Tạp phẩm 5. Loại hình KD 6.Giấy phép(nếu có) Số: 0103012689 Ngày: 01/6/2006 Ngày hết hạn - định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam
ng ty CP XNK Tạp phẩm 5. Loại hình KD 6.Giấy phép(nếu có) Số: 0103012689 Ngày: 01/6/2006 Ngày hết hạn (Trang 89)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w