1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN mới NHẤT) tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân 7

22 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Cũng chính vì lí do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của họcsinh bằng chương trình tích hợp giáo

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong

môn Giáo dục Công dân 7”

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong

môn Giáo dục Công dân 7”

Họ và tên:

Chức vụ:

Đơn vị công tác:

Trang 4

1 Phần mở đầu:

1.1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:

Được sống trong một hành tinh “xanh, sạch, đẹp” đó là khát vọng của

toàn nhân loại Nhưng làm thế nào để đạt được mơ ước đó? Trách nhiệm khôngcủa riêng ai mà thuộc về mỗi chúng ta, mọi người hãy chung tay bảo vệ môi

trường Đây là vấn đề quan trọng, đặt lên hàng đầu và xem như là “điểm nóng”

đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Vì conngười là một bộ phận của thiên nhiên, con người sẽ không tồn tại nếu thiênnhiên không được bảo vệ Do đó bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sốngcủa chúng ta

Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế đã làm đổimới xã hội Việt Nam Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao,đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được cải thiện Tuy vậy sự phát triểnkinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, nhiều nơi môitrường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống củangười dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộcsống của loài người trên trái đất

Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp tích cực, đồng

bộ nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường Hoạt động bảo vệ môi trườngđược các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bướcđầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ Nhiều văn bản mang tính phápquy được thông qua, ban hành như: Luật Bảo vệ môi trường(BVMT) năm 2005được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày

4

Trang 5

29/11/2005; Quyết định 1363/ QĐ - TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tương Chínhphủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thốnggiáo dục quốc dân”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực”

Cũng chính vì lí do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa các nội dung bảo

vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của họcsinh bằng chương trình tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở cấpTHCS cũng như các cấp học khác trong đó có môn Giáo dục công dân

Trong những năm qua, việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trườngtrong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS tuy đã triển khai songcòn mang tính hình thức, chiếu lệ; giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọnnội dung tích hợp cho các bài học, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh;chưa giúp học sinh hình thành được những hành vi đạo đức; học sinh còn thờ ơtrong việc bảo vệ môi trường

Với mong muốn giúp học sinh có kiến thức cơ bản của nội dung bài họcđồng thời nắm kiến thức về môi trường và rèn luyện những kĩ năng cần thiếttrong việc bảo vệ môi trường thông qua giờ học Giáo dục công dân, tôi mạnh

dạn thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

trong môn Giáo dục công dân 7”.

1.2 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

Giáo dục môi trường là việc làm không mới, đã có những sáng kiến kinhnghiệm đưa ra nhằm giáo dục môi trường cho học sinh Tuy nhiên, điểm mới ởsáng kiến này là tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các tiết dạy cụ thểtrong môn học Giáo dục công dân là rất cần thiết Vì môn học này ở mỗi tiết họcđều giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua nội dung giáo dục đạo đức đểhình thành nhận thức hành vi, thái độ, việc làm của học sinh gắn liền với thực tếcuộc sống hàng ngày đang diễn ra

Đây là vấn đề được cả xã hội quan tâm, các em học sinh không chỉ lànhững người góp phần trực tiếp bảo vệ môi trường tại nơi mình học mà còn lànhững tuyên truyền viên tích cực trong công tác này tại gia đình và nơi mìnhsinh sống

Và hiệu quả giảng dạy còn tùy thuộc vào điều kiện, đối tượng, địa bàn, kĩnăng vận dụng để tích hợp như thế nào cho phù hợp vào tình huống của từng tiếtdạy Đó là điều đòi hỏi năng lực sư phạm của mỗi giáo viên đứng lớp tiết dạythành công hơn

- Phạm vi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm:

+ Học sinh lớp 7(có thể áp dụng cho học sinh lớp 6, 8 9)

+ Sử dụng nguồn tư liệu trong thực tế, trên Internet, báo chí đặc biệt là sựsống động của tình hình thực tế môi trường địa phương cho giáo viên dạy Giáo

Trang 6

dục công dân và một số bộ môn khác như: Địa lí, Sinh học, Ngữ văn ở bậcTHCS.

Trong nhiều năm qua các cấp các ngành nói chung và Ban giám hiệu cáctrường THCS nói riêng luôn quan tâm và có kế hoạch chỉ đạo về mặt chuyênmôn cho việc tích hợp giáo dục môi trường trong nhiều môn học trong đó cómôn Giáo dục công dân

Giáo viên được tập huấn chuyên môn nhiệt tình, tâm huyết trong giảngdạy, học sinh tích cực hưởng ứng

Ban lao động nhà trường đã có kế hoạch tổ chức cho học sinh lao độnghàng tuần, học sinh trực ban theo buổi, chính vì vậy cảnh quan trong nhà trườngđược cải thiện Học sinh xem việc bảo vệ môi trường tại lớp học và khu vực emchăm là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của lớp

Những thuân lợi trên đã tạo ý thức tốt cho học sinh trong việc bảo vệ môitrường chung, cũng là điều kiện tốt về việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trườngtrong môn Giáo dục công dân thành công

2.2.2 Khó khăn:

Môi trường xung quanh tại địa phương chưa thật sự tốt Ý thức bảo vệmôi trường của một bộ phận nhân dân và trong khu vực dân cư nơi học sinh sinhsống còn hạn chế

Sân chơi của nhà trường chưa được bê tông hoàn toàn cũng đã ảnh hưởngđến môi trường chung

Ý thức một bộ phận nhỏ học sinh trong việc bảo vệ môi trường chưa tốt

Xử lí rác thải chưa hợp lí, chưa phân loại được rác thải

Thiết bị, phương tiên dạy học chưa đồng bộ, đã ảnh hưởng đến việc đưanhững thông tin có liên quan đến cho học sinh

Từ những thuận lợi và khó khăn như đã trình bày trên sáng kiến kinh

nghiệm “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân

7” góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh, cũng qua

6

Trang 7

đây các em sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực, có thể góp một phầnnhỏ bé của mình vào phong trào bảo vệ môi trường trong và ngoài nhà trường

góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện

học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

Kết quả khảo sát sơ bộ sự hiểu biết về môi trường của học sinh khối 7(trước khi áp dụng sáng kiến):

Lớp SL Biết nhiều Biết ít Không biết Không quan tâm

đa số học sinh còn hạn chế sự thiếu hiểu biết về môi trường, vừa tạo nên khôngkhí nhẹ nhàng cho tiết dạy, vừa giúp học sinh tiếp nhận tự nhiên, hứng thú,không gượng ép, khi giáo viên tích hợp những vấn đề về môi trường trong cáctiết dạy cụ thể Đây là yêu cầu đòi hỏi tâm huyết của người giáo viên

2.2.Các giải pháp:

Trong cuộc sống cũng như quá trình dạy học môn Giáo dục công dân ởtrường THCS Tôi nhận thấy, một số bộ phận học sinh chưa thực sự có ý thức vềvấn đề bảo vệ môi trường ở nơi mình sống, học tập và chưa có sự hiểu biết thấuđáo về mức độ tác động ảnh hưởng của con người đến môi trường

Vì thế để tiết học có hiệu quả cao, thu hút học sinh hứng thú học tập, tiếpthu kiến thức và áp dụng điều đã học vào thực tiễn Giáo viên chuẩn bị kĩ giáo

án, bài giảng và các tài liệu liên quan đến nội dung bài giảng, giao nhiệm vụ chotừng nhóm

Trang 8

2.2.1 Xác định các bài học có nội dung, mức độ, từng phần hoặc toàn phần tích hợp về bảo vệ môi trường.

LỚP BÀI MỨC ĐỘ NỘI DUNG TÍCH HỢP

Lớp 7 Bài 9

Xây dựng gia

đình văn hoá

- Bộ phận

- Mục d HS góp phần xây dựng gia đình văn

hoá bằng cách giữ gìn nhà ở ngănnắp, sạch đẹp và tham gia các hoạtđộng bảo vệ môi trường tại khu dân

cư (làm vệ sinh, trồng cây xanh, )

- Các yếu tố của môi trường và tàinguyên thiên nhiên

- Tầm quan trọng đặc biệt của môitrường và tài nguyên thiên nhiên đốivới đời sống của con người

- Xác định được một trong nhữngnguyên nhân gây ô nhiễm môitrường là do bom/mìn/VLCN còn sótlại sau chiến tranh

- Một số quy định cơ bản của phápluật nước ta về bảo vệ môi trường,tài nguyên thiên nhiên

- Trách nhiệm của công dân nóichung, của HS nói riêng trong việcbảo vệ môi trường, tài nguyên thiênnhiên

Bài 15

Bảo vệ di

sản văn hoá

- Bộ phận - Mục b,

c

- Di sản văn hoá vật thể (di tích lịchsử- văn hoá, danh lam thắng cảnh )

là một bộ phận của môi trường ; bảo

vệ di tích lịch sử- văn hoá, danh lamthắng cảnh là bảo vệ môi trường

- Quy định của pháp luật nước ta vềbảo vệ di sản văn hoá liên quan đếnvấn đề bảo vệ môi trường

2.2.2: Chọn phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng lớp, từng đối tượng học sinh, sao cho hiệu quả nhất.

Đây là một bước vô cùng quan trọng giúp cho tiết học thành công Máychiếu sẽ giúp cho quá trình đưa những tư liệu, hình ảnh một cách sinh động nhất

8

Trang 9

đến với học sinh Bên cạnh đó nguồn tư liệu hiện nay vô cùng phong phú quabáo chí, truyền hình, đặc biệt là Internet sẽ giúp cho việc thực hiện phương pháptrực quan dễ dàng và hiệu quả hơn.

Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp chophù hợp với nội dung, tính chất từng bài, trình độ nhận thức của học sinh, nănglực sở trường của giáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trườngmình

Các tình huống, phương pháp được sử dụng phải gắn với nội dung bàihọc, giáo viên giúp tự đánh giá, xử lí các tình huống  kết luận để giáo dục họcsinh các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học và ý thức bảo

vệ môi trường

- Khi dạy Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá (GDCD Lớp 7) giáo viên có

thể sử dụng phương pháp dự án: Chia lớp theo nhiều nhóm (theo địa bàn dân

cư), hướng dẫn học sinh thảo luận tìm giải pháp bảo vệ môi trường nơi mìnhsinh sống Mỗi nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình trước tập thể, cả lớpnhận xét (tính khả thi) Giáo viên kết luận giáo dục: Học sinh chúng ta cần phảigóp phần xây dựng gia đình văn hóa Ngoài việc chăm ngoan, học giỏi, biết kínhtrong người lớn, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dựgia đình, còn phải có ý thức bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà trường, xungquanh chúng ta

- Khi dạy Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (GDCDLớp 7) giáo viên có thể sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để giải quyết

Vì sao nói nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường còn do hậu quả củachiến tranh? Bom, mìn/VLCN làm ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyênthiên nhiên như thế nào? Theo em, tính nhạy nổ của bom, mìn có giảm theo thờigian không? Vì sao?

Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môitrường của mỗi học sinh và kết luận nội dung chính: Như vậy bom, mìn/VLCNcũng là một trong số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Giáo viên đọc (Điều 7: Những hành vi bị nghiêm cấm - Luật Bảo vệ môitrường 2014 ) để học sinh hiểu thêm

- Khi dạy Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” giáo viên sử dụng tranh ảnh,

trình chiếu một số tình huống về công tác giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị

văn hóa của dân tộc

Cụ thể: Khi dạy bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” tôi đã áp dụng phương pháp dạy tích hợp nội dung bảo vệ môi trường” như sau:

a Các bước chuẩn bị

* Đối với Giáo viên:

- Chọn nội dung tích hợp của bài “Bảo vệ di sản văn hóa” là bảo vệ môi

trường Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường là sự sống còn của di sản văn hoá

Trang 10

- Chọn thời điểm tích hợp môi trường vào hai đơn vị kiến thức thuộc haiphần b, c trong nội dung bài học.

- Sử dụng phương pháp tích hợp: Sử dụng tranh ảnh trình chiếu một số tìnhhuống về công tác giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc

Cụ thể: Tranh 1,2: - Quảng Bình Quan ở Quảng Bình

- Tượng đài mẹ Suốt ở Quảng Bình

(Dùng để tích hợp vào nội dung b: Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa.)

Quảng Bình Quan (1)

1 0

Trang 11

Tượng đài mẹ Suốt (2)

Tranh 3,4: Thành cổ Quảng Trị (3) và Di tích lưu niệm Tổng bí thư Lê Duẩn (4) (Dùng để tích hợp vào nội dung c: Những quy định về việc bảo vệ di sản văn hóa.)

Thành Cổ Quảng Trị (3)

1

Trang 12

Di tích lưu niệm Tổng bí thư Lê Duẩn (4)

* Đối với học sinh :

- Yêu cầu học sinh nghiên cứu trước bài mới

- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm thêm tư liệu theo gợi ý sau:

+ Nhóm 1: Tìm những hình ảnh về danh lam thắng cảnh

+ Nhóm 2: Tìm những di tích lịch sử ở Quảng Bình, Quảng Trị

+ Nhóm 3: Tìm những hình ảnh, tư liệu về di sản văn hoá phi vật thể có

giá trị lịch sử

+ Nhóm 4: Tìm những hình ảnh, tư liệu về di sản văn hoá vật thể.

- Yêu cầu học sinh: Em hãy nêu suy nghĩ về cách xử sự của mình khiquan sát tranh

b Các bước tiến hành tích hợp trong tiết dạy:

* Đối với mục b: Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa

- Dựa vào năng lực, sự hiểu biết của đối tượng học sinh mỗi lớp, giáo viên

có thể chọn thời điểm tích hợp cho phù hợp, giúp học sinh tiếp cận kiến thứcmột cách dễ dàng :

+ Đối với lớp 72,73,74 : đối tượng học sinh giỏi, khá còn hạn chế, nên giáoviên hướng dẫn, cung cấp kiến thức trước, sau đó dùng tranh để tích hợp

+ Đối với lớp 71, bước tích hợp được thao tác ngược lại, cho học sinhquan sát tranh bằng hệ thống câu hỏi, hướng học sinh tiếp cận với nội dung bàihọc trên cơ sở các em đã tìm ra cách xử sự đối với bức tranh Từ đó, rút ra kiếnthức bài học

Khi dùng tranh tích hợp, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh

(Quảng Bình quan) và (Tượng đài mẹ Suốt) hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi: Tranh minh họa về điều gì? (Quảng Bình quan, Tượng đài mẹ Suốt)

Em biết được gì về giá trị văn hóa của bức tranh? (Di tích lịch sử văn hoá)

1 2

Trang 13

Nêu suy nghĩ của em về bức tranh? ( Định hướng cho học sinh về thái độ, ýthức giữ gìn, bảo vệ những di tích lịch sử - văn hóa trên quê hương Quảng Bìnhnói riêng và cả nước nói chung.)

Khi đến tham quan chúng ta nên giữ gìn vệ sinh chung không xã rác bừa bãi,không hái hoa, bẻ cành, không viết vẽ bậy lên tường

Sau đó, giáo viên cho học sinh quan sát một số bức tranh và nêu yêu cầuhọc sinh trả lời các câu hỏi:

Động Phong Nha – Kẻ Bàng

Vịnh Hạ Long: Kì quan thiên nhiên thế giới

Tranh minh họa về điều gì ? (Động Phong Nha, Vịnh Hạ Long)

Em biết được gì về giá trị văn hóa của bức tranh (Những danh lam thắngcảnh Đó là những di sản văn hóa cấp Quốc gia)

1

Trang 14

Hãy nêu suy nghĩ của em khi xem các bức tranh? (Định hướng cho họcsinh về thái độ, ý thức giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, di tích lịch sử - vănhóa)

Sau khi rút ra kết luận, giáo viên kiểm định và chốt kiến thức bằng việc sửdụng tranh chuẩn bị của học sinh

Khi tiến hành thực hiện thao tác này có thể có một số tình huống xảy rangoài dự kiến của giáo viên như: Học sinh tìm được những bức tranh về sự ônhiễm của các danh lam thắng cảnh, của các khu đô thị, khu công nghiệp, tàinguyên đất đai, biển và rừng bị khai thác Ví dụ:

Xả rác bừa bãi trên núi Thần Đinh - Ảnh: T.Q.N

1 4

Trang 15

Báo New York Times đã có bài viết về Di sản văn hóa thế giới - Cố đô Huế của nhà báo Edward Wong Tác giả bày tỏ sự ngưỡng mộ những di tích nhưng bên cạnh đó đã nêu ra không ít lo ngại về nguy cơ khu di tích này sẽ bị Unesco liệt vào danh sách những khu di tích có tình trạng nguy hiểm.

1

Ngày đăng: 01/08/2022, 14:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w