1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò của giáo viên trong phát triển chương trình giáo dục

5 2,3K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của giáo viên trong phát triển chương trình giáo dục
Trường học Trường Đại học Sư Phạm
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Bài luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 20,11 KB

Nội dung

1 Vai trò của giáo viên Chất lượng CTGD chính là điều kiện để quyết định đến sự phát triển của người học Muốn một chương trình phát triển, thì không thể không kể đến vai trò của người giáo viên trong.

Trang 1

1 Vai trò của giáo viên

Chất lượng CTGD chính là điều kiện để quyết định đến sự phát triển của người học Muốn một chương trình phát triển, thì không thể không kể đến vai trò của người giáo viên trong chu trình phát triển CTGD và chu trình phát triển CTNT

Giáo viên là người có vai trò quan trọng nhất trong đánh giá chương trình giáo dục Thông qua việc ghi chép kết quả học tập của học sinh đối với những phần khác nhau của chương trình giáo dục, thông qua việc so sánh kết quả đó với các lớp khác, giáo viên có thể

có những đóng góp quan trọng trong quá trình đánh giá chương trình giáo dục

Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp tham gia vào tất cả các khâu của hoạt động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường Nhận thức, năng lực của đội ngũ giáo viên về xây dựng kế hoạch giáo dục sẽ quyết định sự thành công và hiệu quả của quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học môn học cũng như thực thi chương trình Do

đó, giáo viên cần được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ lệ Trường Trung học cơ

sở, Trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học và của pháp luật; được bồi dưỡng, nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục

* Giáo viên là người phát triển, thiết kế chương trình

- Vai trò của giáo viên trong chu trình phát triển chương trình giáo dục:

 Giáo viên là người nắm rõ nhất năng lực của học sinh Do vậy, giáo viên là người trực tiếp phát triển, thiết kế chương trình để phù hợp với khả năng của người học, đáp ứng được nhu cầu người học

 Trong kỉ nguyên thông tin, vai trò của người giáo viên cũng có những thay đổi rất căn bản Để có thể trở thành người giáo viên trong thế kỉ XXI, cần thay đổi nếp tư duy về giáo dục truyền thống, về phương pháp luận dạy học Người giáo viên không những cần suy nghĩ nghêm túc về việc rèn luyện năng lực chuyên môn, mà còn về việc lựa chọn các chiến lược dạy học, phương pháp dạy học, cách hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học Chẳng hạn, bằng cách nào để có thể tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm của người học trước khi giảng dạy một môn mới, một bài mới? Bằng cách nào có thể giúp người học tự tìm ra những phương pháp thích hợp nhất với họ

để đạt mục tiêu học tập? Bằng cách nào để mỗi người học có được động cơ học tập đúng, nhiệt tình, hứng thú với môn học? Bằng cách nào để đánh giá khách quan, công bằng sự

Trang 2

tiến bộ cũng như kết quả trong học tập của mỗi người học? Và theo những ý nghĩa này, giáo viên sẽ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, là huấn luyện viên, và quan trọng hơn họ phải là chuyên gia về việc học để có thể hướng dẫn, hỗ trợ người học tự tổ chức quá trình nhận thức của mình

- Vai trò của giáo viên trong xây dựng chương trình môn học:

 Trong chương trình môn học đối với môn học lí thuyết: là môn học giáo viên sẽ lựa chọn trong nội dung dạy học những vấn đề cốt lõi như khái niệm, định nghĩa, quy luật, đặc trưng, công thức… và tìm các phương pháp phù hợp truyền đạt kiến thức cho học sinh; các vấn đề còn lại giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự học, tự nghiên cứu, đồng thời hướng dẫn các hình thức kiểm tra, đánh giá đối với nội dung của môn học Nói đến môn học lí thuyết, nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là những giờ học gắn liền với việc thuyết trình của giáo viên và sự lắng nghe của học sinh Thực ra, trong giờ học lí thuyết, giáo viên vẫn phải chuẩn bị các vấn đề mang tính sáng tạo và ứng dụng thực tiễn cao, thường xuyên tổ chức thảo luận nhóm, yêu cầu học sinh trình bày các vấn đề mà giáo viên đã giao để tự học, tự nghiên cứu

 Đối với môn học thực hành: Trong quá trình dạy thực hành, giáo viên không chỉ vận dụng khéo léo các phương pháp dạy học thực hành mà còn phải có khả năng sáng tạo và linh động ngay trong từng bước của mỗi phương pháp dạy học thực hành đã chọn, cũng như tận dụng triệt để các phương pháp, các thủ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học thực hành

 Đối với môn học kết hợp lí thuyết với thực hành: là môn học có một phần giảng lí thuyết hoặc thuyết trình của giáo viên về những vấn đề cốt lõi, cơ bản của môn học Trong quá trình dạy học, lí thuyết được kết hợp hài hoà với thực hành; việc giáo viên dạy kiến thức

lí thuyết không dẫn đến tình trạng “lí thuyết suông”, “kiến thức sách vở”, “hàn lâm” mà chỉ dừng lại ở mức độ cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự phát triển ở người học những năng lực, kĩ năng thực hành, giúp cho người học vừa hiểu rõ và nắm vững kiến thức lí thuyết, vừa có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống

- Vai trò của giáo viên trong thiết kế chương trình giáo dục:

 Để thực hiện thành công chương trình tích hợp, đòi hỏi giáo viên phải thâm nhập vào cộng đồng để xem những kiến thức, kĩ năng gì của Toán học, Khoa học, Khoa học xã hội, Ngôn ngữ, Nghệ thuật và các kĩ năng mềm cần cho thực tiễn

Trang 3

 Giáo viên chủ động lên kế hoạch thiết kế CTGD Sự quan tâm của giáo viên đối với sự phát triển của học sinh là cơ sở để tạo ra một môi trường hỗ trợ có thể tạo điều kiện cho học sinh học tập Mối quan hệ tin cậy giữa giáo viên và học sinh tạo ra một môi trường

mà học sinh cảm thấy thoải mái khi học từ đó tạo động lực cho giúp học sinh học tốt hơn

 Căn cứ mục tiêu, nội dung, đối tượng dạy học, điều kiện dạy học… giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm phát huy tối đa sự chủ động, tích cực của học sinh, với tư cách là một chủ thể của quá trình dạy học

 Giáo viên lựa chọn sẽ tìm cách tích hợp kiến thức và năng lực hiện có của học sinh theo cách hiệu quả nhất cho việc mở rộng sự hiểu biết của học sinh

 Trong xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn, dạy học tích hợp được hiểu là quá trình dạy học, trong đó giáo viên tổ chức để học sinh liên kết, huy động kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập và thông qua đó để học sinh hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết

Ví dụ: Khẳ năng dẫn điện là một chủ đề rất phong phú về nội dung và có các cách biểu thị khác nhau trong những môn học khác nhau Xây dựng chủ đề này nhằm giúp các môn học trong chương trình liên kết với nhau và giúp học sinh hình thành, phát triển phương thức tư duy về một vấn đề trong mối quan hệ đa chiều, đa môn học Chẳng hạn: môn Hóa học giúp học sinh khảo sát tính dẫn điện của các kim loại khác nhau; môn Vật lí cung cấp kiến thức về bản chất của dòng điện trong kim loại và sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.Giáo viên sẽ tổ chức để học sinh liên kết, huy động kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập

và thông qua đó để hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết.

 Việc thiết kế CTGD, chủ động tìm hiểu học sinh, tìm hiểu sự khác biệt ở học sinh, sở thích và tính cách đa dạng của chúng từ đó đưa ra được những cách học phù hợp, hướng học sinh đến những mục tiêu cao, cần sự cố gắng

 Để thiết kế được một CTGD phù hợp với học sinh, giáo viên còn phải chủ động tham khảo thường xuyên ý kiến với phụ huynh để có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của học sinh

và do đó lên kế hoạch học tập hiệu quả hơn Việc giao tiếp tốt giữa phụ huynh và giáo viên còn giúp xây dựng sự hiểu biết chung về các nguyên tắc của chương trình giảng dạy,

Trang 4

mục tiêu học tập và các phương pháp hiệu quả để áp dụng vào chương trình, tạo thêm được nhiều điều thuận lợi đối với giáo viên, giáo viên không chỉ hiểu được học sinh của mình hơn mà còn xây dựng được một CTGD phù hợp nhất với các tính cách, suy nghĩ của người học Có vậy, khi thực hiện mới đạt được hiệu quả cao, tạo hứng thú, đáp ứng được nhu cầu của người học

 Trong xây dựng các chủ đề tự chọn theo hướng dạy học phân hoá, dạy học phân hoá là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức dạy học tuỳ theo đối tượng, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí, nhịp

độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh

Ví dụ: Một lớp có 35 học sinh với 35 tính cách khác nhau, nếu giáo viên không xây dựng, thiết kế và phát triển chương trình phù hợp với học sinh của mình mà dạy chúng theo một cách chung chung thì học sinh trong lớp đó không thể phát triển đồng đều Một học sinh mà không thích học hóa học, người giáo viên không thể bắt ép, hối thúc hay nhồi nhét kiến thức vào đầu học sinh mà phải đưa ra những giải pháp phù hợp trong CTGD của mình như thiết kế các trò chơi ô chữ liên quan đến nội dung bài học hay thiết kế một bài giảng có nhiều hình ảnh hấp dẫn, sơ đồ tư duy, video clip Nhưng với CTGD đó không thể hoàn toàn áp dụng cho tất cả các lớp khác nhau vì tùy từng thế hệ sẽ có sự thay đổi, người giáo viên cần phải chủ động thay đổi CTGD, không chỉ đổi mới kiến thức

mà còn phải đổi mới hình thức (nếu cần) để giờ học đạt được hiệu quả cao.

 Thông qua mục tiêu dạy học giáo viên lựa chọn nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học phù hợp; và là cơ sở để đánh giá được hiệu quả, giá trị của một bài dạy, một khoá dạy hay cả một chương trình Mục tiêu dạy học còn là chuẩn để giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của người học trong quá trình học tập

- Theo đặc điểm hoạt động nhận thức của người học vai trò của giáo viên trong các phương pháp dạy học:

 Phương pháp thuyết trình: giáo viên là người thông báo, truyền đạt thông tin bằng các phương tiện khác nhau, trong đó chủ yếu là ngôn ngữ, phương tiện trực quan (sơ đồ, bảng biểu, ví dụ minh hoạ )

 Phương pháp tái tạo: giáo viên là người thiết kế và đưa ra các “mẫu” (bài tập, công thức, bảng biểu, chỉ dẫn ), chương trình hoá các nội dung dạy học

Trang 5

 Phương pháp nêu vấn đề - tình huống: giáo viên là người thiết kế, phân loại, chỉ ra các vấn đề, tình huống có vấn đề của nội dung dạy học, điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh các hướng giải quyết vấn đề, kiểm chứng tính đúng đắn do người học đưa ra

 Phương pháp khám phá sáng tạo: giáo viên hướng dẫn cách xác lập vấn đề, tìm kiếm, thu thập cứ liệu, lập kế hoạch giải quyết các vấn đề của nội dung

 Phương pháp tự nghiên cứu: giáo viên đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề cụ thể của nội dung dạy học

- Vai trò trong xây dựng kiểm tra đánh giá:

 Trong xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá: Giáo viên là người chịu trách nhiệm đánh giá học sinh, đánh giá liên tục là hoạt động giáo viên nào cũng phải thực hiện ngay cả khi không có áp lực từ bên ngoài

 Tuỳ từng bài học cụ thể, giáo viên có thể chuẩn bị 1, 2 bài kiểm tra để đánh giá trong và sau giờ dạy, làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy và trò Ngoài kiểm tra đánh giá thường xuyên, giáo viên còn thực hiện các bài kiểm tra đánh giá định kì (kiểm tra miệng, kiểm tra 15’, kiểm tra 45’, thi học kì ở bậc phổ thông; bài tập tuần, tháng, học kì ở bậc đại học) Các bài kiểm tra đánh giá định kì cũng được xây dựng trên

cơ sở mục tiêu dạy học và theo một quy trình riêng

Ngày đăng: 28/07/2022, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w