NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1.1 1.1.1 Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo, đổi mới thi cử
1.1.2 Giáo dục và đào tạo luôn luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta quan tâm Tại điều 61, Hiến pháp 2013 chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”
Theo Luật Giáo dục 2019, mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện con người Việt Nam với đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp Điều này bao gồm việc hình thành phẩm chất, năng lực và ý thức công dân, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, cũng như trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Giáo dục cũng nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
1.1.3 Nghị quyết số 29-NQ, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
1.1.4 Tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người” Văn kiện cũng chỉ rõ: “Chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB CTQGST, H.2021, trang 136)
1.1.5 Theo thông tư số 04/2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 25/1/2017 về việc ban hành quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Điều 3 thông tư nêu rõ: “Tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là : Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; gọi tắt là KHTN), Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT; viết tắt là KHXH) Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp, … Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.”
1.1.6 Như vậy môn GDCD lần đầu tiên được đưa vào Kỳ thi THPT Quốc gia trong bài tổ hợp KHXH cùng với môn Lịch sử và Địa lí để xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
1.1.2 Xuất phát từ nhận thức đúng đắn của giáo viên, học sinh và toàn xã hội về vị trí của môn học GDCD trong hệ thống giáo dục quốc dân
- Vị trí, vai trò của môn GDCD trong hệ thống giáo dục quốc dân
Môn GDCD giữ vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật Môn học này không chỉ hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực cho học sinh mà còn phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động, giúp học sinh trở thành những công dân có tri thức Ngoài ra, GDCD còn góp phần hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức và thế giới quan khoa học, đồng thời nuôi dưỡng niềm tin, lý tưởng và ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai của đất nước.
Môn Giáo dục công dân (GDCD) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, và pháp luật Môn học này giúp bồi dưỡng những phẩm chất và năng lực cốt lõi của công dân, bao gồm tình cảm, nhận thức, niềm tin, và cách ứng xử đúng mực theo chuẩn mực đạo đức và quy định pháp luật Học sinh được trang bị kỹ năng sống và bản lĩnh cần thiết để học tập, làm việc, và thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
- Nhận thức của giáo viên, học sinh và toàn xã hội về môn học GDCD
Môn Giáo dục Công dân (GDCD) đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông từ lâu, bao gồm môn Đạo đức ở cấp Tiểu học và môn GDCD ở cấp THCS và THPT Môn học này nhận được sự quan tâm lớn từ giáo viên, học sinh và toàn xã hội, với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trước đây, môn GDCD thường bị xem nhẹ do không phải là môn thi tốt nghiệp và có thời lượng ít (1 tiết/tuần), dẫn đến sự đầu tư hạn chế từ giáo viên, học sinh và phụ huynh Tuy nhiên, từ năm học 2007-2008, môn GDCD đã được đưa vào thi học sinh giỏi tỉnh ở bậc THCS và THPT, tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức của xã hội về môn học này Đặc biệt, từ năm học 2016-2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa môn GDCD vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, cùng với Lịch sử và Địa lý, dưới hình thức trắc nghiệm khách quan Việc này không chỉ ảnh hưởng đến việc xét công nhận tốt nghiệp mà còn khiến nhiều trường ĐH, CĐ sử dụng điểm thi môn GDCD trong tuyển sinh, qua đó nâng cao sự chú trọng và đầu tư cho việc dạy và học môn này.
Xuất phát từ thực trạng ôn thi tốt nghiệp môn GDCD ở Trường THPT Nam Đàn 2 trong những năm qua
Trường THPT Nam Đàn 2, tọa lạc tại xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, đã có gần 60 năm lịch sử phát triển Nơi đây nổi bật với truyền thống hiếu học, nơi nhiều học sinh đã xuất sắc đỗ đạt và làm rạng danh quê hương.
Năm học 2021-2022, trường có 30 lớp với hơn 1.200 học sinh và 77 cán bộ, giáo viên, nhân viên Đội ngũ giáo viên môn GDCD gồm 3 người đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có kinh nghiệm trên 20 năm Được sự quan tâm của Chi bộ Đảng và Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên, nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn Cơ sở vật chất của trường ngày càng hiện đại, với phòng học kiên cố, đầy đủ trang thiết bị như máy tính kết nối internet, ti vi và màn hình máy chiếu Các phòng học tiếng, tin học và thực hành thí nghiệm được trang bị đầy đủ, đảm bảo môi trường học tập xanh, sạch, đẹp và an toàn Hầu hết học sinh có ý thức học tập tốt và luôn phấn đấu vươn lên trong học tập.
Nhà trường nhận được sự quan tâm từ chính quyền và các tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng quỹ khuyến học để khen thưởng học sinh có thành tích cao và hỗ trợ học sinh khó khăn, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn, đặc biệt là tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 100%, dẫn đầu huyện Nam Đàn Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp, nhà trường, giáo viên và phụ huynh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh Ngay từ đầu năm học lớp 12, học sinh được đăng ký tổ hợp môn thi, và ngoài chương trình chính khóa, nhà trường bổ sung tiết tự chọn để củng cố kiến thức Chương trình dạy thêm, học thêm và hỗ trợ học sinh yếu kém cũng được triển khai hiệu quả, bao gồm việc phân công giáo viên và cho học sinh nghèo mượn sách giáo khoa.
Trong học kỳ II, học sinh lớp 12 sẽ tham gia thi thử và ôn thi tốt nghiệp nhằm củng cố và nâng cao kiến thức để chuẩn bị tốt cho kỳ thi Đối với những học sinh có năng lực học tập yếu, sẽ có thêm chương trình ôn thi giai đoạn 2 để hỗ trợ.
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2
2 2.1 Xây dựng kế hoạc giáo dục môn GDCD theo từng năm học
3 2.1.1 Xây dựng kế hoạch dạy học chính khóa
4 Môn GDCD ở bậc THPT bao gồm 5 nội dung kiến thức: Lớp 10 (Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận; Công dân với đạo đức); Lớp 11 (Công dân với kinh tế; Công dân với các vấn đề chính trị xã hội); Lớp 12 (Công dân với pháp luật) Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, 3 lớp ở bậc THPT môn GDCD được phân phối 1 tiết/ tuần Lớp 10, toàn bộ chương trình có
14 bài thực học (bài 2 và bài 8 giảm tải), lớp 11 có 15 bài và lớp 12 có 9 bài (bài
Tùy theo đặc điểm của từng trường học, ngoài các tiết dạy chính thức và kiểm tra định kỳ, nhà trường có thể linh hoạt sắp xếp thêm các tiết ôn tập giữa kỳ, cuối kỳ và thực hành ngoại khóa để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.
5 Vào đầu các năm học, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục môn học theo đặc điểm của nhà trường. Ngoài số tiết theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các môn học có liên quan đến thi tốt nghiệp THPT được xây dựng phân phối chương trình tăng thêm các tiết tự chọn nhằm củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh Với 4 tiết tự chọn trong tuần trên mỗi lớp, Ban giám hiệu bố trí các môn học có tiết tự chọn phù hợp với đặc điểm các lớp thuộc ban KHTN hay KHXH, ngoài ra còn phụ thuộc vào số lượng giáo viên của môn học để quy định số tiết tự chọn cho phù hợp với mặt bằng lao động của giáo viên Đối với môn GDCD nhà trường bắt đầu tăng tiết tự chọn từ năm học 2018-2019 ở các lớp khối 12 thi tổ hợp môn KHXH với số tiết tương ứng trong tuần như sau: Toán: 1 tiết; Ngữ văn: 1 tiết; Lịch sử: 0,5 tiết; Địa lý: 0,5 tiết; GDCD: 0,5 tiết; Tiếng Anh: 0,5 tiết.
Bảng số liệu các môn học tự chọn lớp 12 qua các năm học
TT Năm học Môn học tự chọn
Các lớp học tự chọn Ghi chú
(1), Sinh (1) Toán (1), Văn (1), Sử (1), Địa (1)
(1), Sinh (0,5) Toán (1), Văn (1), Sử (1), Địa (1)
(1), Sinh (0,5) Toán (1), Văn (1), Sử (1), Địa (1)
Toán (1), Văn (1), Sử (0,5), Địa (0,5), GDCD (0,5), Anh (0,5)
(1), Sinh (0,5) Toán (1), Văn (1), Sử (1), Địa (1)
Toán (1), Văn (1), Sử (0,5), Địa (0,5), GDCD (0,5), Anh (0,5)
(1), Sinh (0,5) Toán (1), Văn (1), Sử (1), Địa (1)
Toán (1), Văn (1), Sử (0,5), Địa (0,5), GDCD (0,5), Anh (0,5)
(1), Sinh (0,5) Toán (1), Văn (1), Sử (0,5), Địa (0,5), GDCD (0,5), Anh (0,5)
6 Đối với môn GDCD nói riêng và các môn học khác nói chung, việc tăng thêm tiết tự chọn vào chương trình học chính khóa nhằm tăng thêm quỹ thời gian để giáo viên củng cố thêm kiến thức, tăng thêm bài tập vận dụng cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp cũng như học sinh đạt điểm cao để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ Tùy vào nội dung, kiến thức của mỗi bài, từ đó nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp, tiết tự chọn tăng thêm được bố trí từ 1 đến 2 tiết/ bài, để giáo viên năm học, tiết tự chọn giáo viên dùng để nghiên cứu, phân tích đề thi minh họa, đề thi chính thức các năm và hướng dẫn các em ôn tập, làm bài cho phù hợp.
7 Phân phối chương trình lớp 12 môn GDCD năm học 2021-2022(có tự chọn)
Cả năm: 53 tiết (Học kỳ I: 27 tiết; Học kỳ II: 26 tiết) STT Bài học/Chủ đề Số tiết Tiết PPCT/Thời gian Ghi chú
1 Bài 1: Pháp luật và đời sống
Tiết 2: mục 3,4 Tiết 3,4: Luyện tập
2 Bài 2: Thực hiện pháp luật
3 Ôn tập giữa học kỳ I 1 tiết Tiết 8
4 Kiểm tra giữa học kỳ I 1 tiết Tiết 9
5 Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiếp)
6 Chủ đề: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
Tiết 13: Bài 4: mục 1 Tiết 14: Bài 4: mục 2 Tiết 15: Bài 4: mục 3 Tiết 16,17,18: Luyện tập
7 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Tiết 20: mục 2 Tiết 21: Luyện tập
8 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
9 Ôn tập cuối học kỳ I 1 tiết Tiết 24
10 Kiểm tra cuối học kỳ I 1 tiết Tiết 25
11 Thực hành, ngoại khóa: Giáo dục an toàn giao thông
12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Tiết 27: mục 1c,d Tiết 28: mục 1e, 2b Tiết 29,30: Luyện tập
13 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
14 Ôn tập giữa học kỳ I 1 tiết Tiết 34
15 Kiểm tra giữa học kỳ I 1 tiết Tiết 35
16 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
17 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân
Tiết 39: mục 1b Tiết 40: mụ 1c Tiết 41,42: Luyện tập
18 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
Tiết 44: mục 2c Tiết 45: Luyện tập
19 Thực hành, ngoại khóa: Giáo dục phòng chống tham nhũng
20 Ôn tập cuối học kỳ II 2 tiết Tiết 48 49
21 Kiểm tra cuối học kỳ
22 Hướng dẫn ôn thi TN
2.1.2 Xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm và ôn thi tốt nghiệp THPT
8 Ngay sau khi có thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 vào cuối tháng 9/2016 và công bố đề minh họa vào đầu tháng 10/2016 Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy thêm học thêm ở học kỳ 2 cho khối 12, ngoài các môn đã có kế hoạch từ đầu năm học, các lớp đại trà học sinh thi tổ hợp KHXH được bổ sung thêm môn Lịch sử với thời gian học 30 tiết (môn Địa lý đã được học từ đầu học kỳ I cùng với 3 môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh; môn GDCD không bố trí học)
Tổng số tiết dạy thêm, học thêm môn GDCD lớp 12 qua các năm học
Năm học Học kỳ I Học kỳ II Cả năm Ghi chú
Trong năm học 2021-2022, trường đã lên kế hoạch ôn thi với tổng thời gian 16 tiết cho 5 môn học khác nhau, phù hợp với nguyện vọng của học sinh Đặc biệt, có 4 trong số 8 lớp thi tổ hợp KHXH đã đăng ký tham gia ôn tập.
10 Căn cứ vào đề minh họa của Bộ Giáo dục và đào tạo, thời lượng chương trình các bài học, thời gian ôn tập của các lớp Nội dung thi THPT Quốc gia năm
2017 kiến thức tập trung ở lớp 12 nên nhóm chuyên môn GDCD đã xây dựng kế hoạch ôn thi như sau:
Phân phối chương trình ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017
TT Bài/ chủ đề Tổng số tiết
1 Bài 1: Pháp luật và đời sống 2 Tiết 1: mục 1,2
2 Bài 2: Thực hiện pháp luật 2 Tiết 3: mục 1a,b
Tiết 4: mục 2 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
3 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
4 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
5 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
6 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
7 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân
8 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
Năm học 2017 - 2018, môn GDCD bắt đầu tổ chức dạy thêm, học thêm cho các lớp thi tổ hợp KHXH với tổng thời lượng 18 tiết ở học kỳ II Theo đề minh họa năm 2018, lớp 11 có 8 câu hỏi chiếm 20% và lớp 12 có 32 câu hỏi chiếm 80% Nội dung lớp 11 tập trung vào phần Công dân với kinh tế (từ bài 1 đến bài 5) với 4 tiết dạy thêm, trong khi lớp 12 từ bài 1 đến bài 9 được bố trí 14 tiết.
Từ năm học 2018 - 2019, số tiết dạy thêm, học thêm đã tăng lên từ 30 đến 39 tiết tùy theo từng lớp và tình hình học tập Tỷ lệ câu hỏi trong kỳ thi của lớp 11 chỉ còn 10%, trong khi lớp 12 chiếm 90%, với thời gian dạy lớp 11 từ 4 - 6 tiết Giáo viên không chỉ củng cố kiến thức mà còn mở rộng cho học sinh qua các ví dụ và bài tập tình huống, đặc biệt chú trọng vào các nội dung lớp 12 Học sinh được chia thành nhóm nhỏ để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm, khuyến khích sáng tạo và tư duy phản biện Trong các tiết ôn thi tốt nghiệp, giáo viên giao bài tập và đề thi tham khảo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm giúp học sinh ôn tập hiệu quả Đối với những học sinh có lực học trung bình yếu, giáo viên luôn đồng hành, hỗ trợ lấy lại kiến thức và tạo động lực học tập tích cực, giao thêm bài tập khó để nâng cao kết quả thi tốt nghiệp.
Tổng số tiết ôn thi tốt nghiệp môn GDCD qua các năm học
Các lớp học Giai đoạn 2
2.2 Tư vấn, định hướng học sinh lựa chọn tổ hợp môn thi để xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ
Trường có chất lượng đầu vào thấp, dẫn đến việc học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 12 thường không có nguyện vọng tiếp tục học lên đại học hoặc cao đẳng Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, các em thường chọn con đường khác thay vì tiếp tục học tập.
Ban giám hiệu và giáo viên tại trường cần hỗ trợ học sinh trong việc lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp với năng lực của các em Nhiều học sinh ở các lớp đại trà chủ yếu sử dụng điểm thi THPT để xét tốt nghiệp, không có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng Các môn trong tổ hợp KHXH thường có lượng kiến thức ít hơn và dễ học hơn so với KHTN, do đó, học sinh thường chọn KHXH để dễ dàng đạt điểm cao Đặc biệt, môn GDCD có lượng kiến thức ít, dễ nhớ và áp dụng thực tiễn, giúp học sinh có điểm bình quân cao hơn Đối với những em có nguyện vọng vào đại học, GDCD cũng trở thành một môn được lựa chọn trong nhiều tổ hợp xét tuyển như A08, A09, C14, và D66 Giáo viên cần tư vấn cho học sinh chọn ngành học và trường phù hợp với nguyện vọng và năng lực của các em Tuy nhiên, tâm lý học sinh vẫn thường chọn các tổ hợp truyền thống, ít người chọn tổ hợp mới có môn GDCD.
Năm 2017, môn GDCD trở thành lợi thế trong kỳ thi tốt nghiệp, dẫn đến điểm chuẩn cao cho các ngành có tổ hợp môn này Chẳng hạn, Đại học Hồng Đức ngành sư phạm Ngữ văn chất lượng cao năm 2021 có điểm chuẩn 30,5/3 môn, bao gồm 4 tổ hợp xét tuyển, trong đó có C19 và C20 Tương tự, Đại học Vinh ngành giáo dục tiểu học có điểm chuẩn 26,0/3 môn và ngành sư phạm tiếng Anh (lớp tài năng) đạt 35,0/40, với tiếng Anh nhân hệ số 2 Các tổ hợp xét tuyển tại hai trường này có điểm chuẩn tương đương, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh chọn tổ hợp có môn GDCD Gần đây, một số học sinh trường THPT Nam Đàn cũng đã đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, và Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, sử dụng tổ hợp có môn GDCD.
2.3 Định hướng cách thức ôn thi tốt nghiệp môn GDCD phù hợp với điều kiện mỗi học sinh, mỗi lớp trong những giai đoạn nhất định
Từ năm học 2016-2017, môn GDCD đã được đưa vào bài thi tổ hợp KHXH để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng Giáo viên đã định hướng cho học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT ngay từ đầu năm học Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn trong việc dạy và học, khiến học sinh phải nghỉ học và chuyển sang hình thức học trực tuyến, ảnh hưởng đến tâm lý và sự tập trung của các em Để hỗ trợ học sinh, giáo viên đã động viên, khuyến khích và hướng dẫn các em ôn tập, không chỉ trên lớp mà còn tự ôn tập tại nhà qua các chương trình truyền hình như NTV trong năm 2020.
Dựa trên đề thi minh họa và đề thi chính thức qua các năm, nhóm chuyên môn tổ chức họp để phân tích và đánh giá cấu trúc cũng như nội dung đề thi, từ đó hướng dẫn giáo viên biên soạn giáo án theo quy định thời gian và chuẩn kiến thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo Giáo viên triển khai ôn tập theo từng lớp, mỗi tiết ôn tập bao gồm củng cố kiến thức và làm bài tập, với mức độ câu hỏi phù hợp Đối với lớp nâng cao 12C6, giáo viên tăng cường câu hỏi vận dụng cao nhằm nâng cao điểm thi cho học sinh Để kiểm tra và đánh giá chất lượng dạy học, nhà trường tổ chức các kỳ thi thử tốt nghiệp hàng năm, trong đó tổ chuyên môn xây dựng ma trận và phân công giáo viên ra đề thi, nội dung thi bám sát đề minh họa của năm trước Sau khi có kết quả, nhà trường tổ chức họp để phân tích và rút kinh nghiệm nhằm điều chỉnh kế hoạch dạy và học cho phù hợp.
Ban giám hiệu làm công tác tư tưởng, định hướng ôn tập cho học sinh lớp 12 năm học 2020-2021
Khi dạy ôn tập bài 2 (lớp 12) về thực hiện pháp luật, giáo viên cần chú trọng vào việc củng cố kiến thức cơ bản, vì bài này có độ khó tương đối cao và thường xuất hiện nhiều câu hỏi trong đề thi, có thể lên đến 12/40 câu Nội dung ôn tập nên bao quát các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao để học sinh nắm vững kiến thức cần thiết.
- Khái niệm thực hiện pháp luật
- Các hình thức thực hiện pháp luật: sử dụng pháp luật; thi hành pháp luật; tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật