HỌC PHẦN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HỌC PHẦN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ Đại học A Đại học B KẾT CẤU HỌC PHẦN Tổng quan về Lập kế hoạch và Ra quyết định quản lý Kỹ năng lập kế hoạch Kỹ năng ra quyết định quản lý C 1 C 2 C 3 TÀI LIỆU HỌC TẬP Những vấn đề cốt yếu của quản lý – Harold Koontz (NXB Khoa học và kỹ thuật, 2010) Giáo trình ra quyết định quản trị – Hoàng Văn Hải (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015) 3 Tài liệu khác là sách chuyên khảo về kỹ năng lập.
Trang 1HỌC PHẦN:
KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH VÀ RA
QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
Đại học A Đại học B
Trang 3TÀI LIỆU HỌC TẬP
1 Những vấn đề cốt yếu của quản lý – Harold Koontz (NXB Khoa
học và kỹ thuật, 2010)
2 Giáo trình ra quyết định quản trị – Hoàng Văn Hải (Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2015)
3 Tài liệu khác là sách chuyên
khảo về kỹ năng lập kế hoạch
và kỹ năng ra quyết định
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
QUẢN LÝ
Trang 5Kế hoạch là dự định của nhà quản lý cho công việc tương
lai của tổ chức về mục tiêu, nội dung, phương pháp quản
lý và các nguồn lực được chương trình hoá
KẾ HOẠCH LÀ GÌ?
Kế hoạch là bản mô tả những mục tiêu cần đạt được của tổ
chức và cách thức cần tiến hành để đạt mục tiêu đó
Trang 6Kế hoạch là một văn bản hay một ý tưởng thể hiện mục tiêu
chung của tổ chức cũng như mục tiêu được phân cấp, với những nguồn lực, phương án và thời gian đạt mục tiêu đó
Khái niệm Kế hoạch
Trang 7Một bản kế hoạch chứa đựng những nội dung cốt yếu:
Trang 8LẬP KẾ HOẠCH LÀ GÌ?
Lập kế hoạch là việc xác định
trước một chương trình hành động
trong tương lai cho tổ chức, bộ phận
hay cá nhân trên cơ sở xác định các
mục tiêu cần đạt được và phương
pháp để đạt được các mục tiêu đó
Lập kế hoạch là tổng thể các
hoạt động liên quan tới đánh giá, dự
đoán - dự báo và huy động các
nguồn lực để xây dựng chương trình
hành động tương lai cho tổ chức.
Trang 9KẾ
HOẠCH
Trang 10Lập kế hoạch là để tìm câu trả lời cho 5 câu hỏi:
Xác định mục tiêu: Là cái gì?
Xây dựng nội dung: Ai thực hiện?
Lựa chọn phương thức: Làm như thế nào?
Thời gian: Khi nào làm?
Địa điểm: Làm ở đâu?
Trang 111.1.2 VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH
(1) Kế hoạch là cơ sở cho các chức năng khác của quản lý
Các chức năng khác đều được thiết kế phù hợp với kế hoạch và nhằm thực hiện kế hoạch
Trang 12(2) Giúp cho tổ chức ứng phó với những tình
huống bất định
- Lập kế hoạch là tất yếu, tổ chức sẽ không phát triển
ổn định và không ứng phó linh hoạt với những thay
đổi của môi trường nếu không có lập kế hoạch
- Một kế hoạch tốt sẽ tạo cơ hội cho tổ chức có thể
thay đổi
Trang 13(3) Kế hoạch chỉ ra phương án tốt nhất để
phối hợp các nguồn lực đạt mục tiêu
Việc lập kế hoạch chu đáo sẽ đưa ra
được phương án tối ưu nhất để thực
hiện các mục tiêu Nhờ đó, nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tiết
kiệm được thời gian, giảm các chi phí
không cần thiết
Trang 14(4) Lập kế hoạch giúp định hướng cho người
quản lý cũng như nhân viên trong tổ chức
Kế hoạch làm giảm bớt những hành động tuỳ tiện,
tự phát, vô tổ chức và dễ đi chệch hướng mục tiêu
Trang 15(5) Lập kế hoạch đưa ra các mục tiêu
và tiêu chuẩn được ứng dụng trong
quá trình kiểm tra
- Người quản lý sẽ thuận lợi hơn trong
công tác kiểm tra nếu như các kế hoạch
được soạn thảo chi tiết, rõ ràng và thống
nhất
- Những yêu cầu về mục tiêu và phương án
hành động là căn cứ để xây dựng những tiêu
chuẩn của công tác kiểm tra
Trang 161.1.3 PHÂN LOẠI KẾ HOẠCH
- Căn cứ vào thời gian: Kế hoạch dài hạn; Kế hoạch trung hạn và Kế hoạch ngắn hạn
- Căn cứ vào cấp độ của kế hoạch: Kế hoạch chiến lược; Kế hoạch tác nghiệp
- Căn cứ vào quy mô của kế hoạch: Kế hoạch vĩ mô và Kế hoạch vi mô; Kế hoạch chung và Kế hoạch riêng; Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch bộ phận
- Căn cứ vào nội dung của kế hoạch: Kế hoạch nhân sự; Kế hoạch tài chính; Kế hoạch đối ngoại; Kế hoạch thị trường…
Trang 171.2 QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
1.2.1 KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
Quyết định quản lý là việc ấn định hay tuyên bố lựa chọn của chủ thể quản lý
về một hay một số phương án để thực hiện những công việc cụ thể trong điều kiện hoàn cảnh nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức
Trang 18(1) Quyết định quản lý là hạt nhân của hệ thống quản lý
(2) Quyết định quản lý vừa có tính tối ưu, vừa có tính hạn định
(3) Quyết định quản lý vừa mang tính chắc chắn vừa mang tính rủi ro
(4) Quyết định quản lý phản ánh quan hệ lợi ích nhất định
(5) Quyết định quản lý vừa mang dấu ấn của chủ thể, vừa phản ánh văn hoá tổ chức
Trang 19RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ LÀ GÌ?
Ra quyết định quản lý là sự lựa chọn một giải pháp tốt nhất (hợp
lý nhất) cho vấn đề xác định
Trang 201.2.2 VAI TRÒ CỦA VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
Các quyết định luôn là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi hoạt động
về quản lý Không thể nói đến hoạt động về quản lý mà thiếu việc ra các quyết định
Sự thành công hay thất bại trong các tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào các
quyết định của các nhà quản lý
Mỗi quyết định về quản lý là một mắt xích trong toàn bộ hệ thống các quyết định của một tổ chức nên mức độ tương tác ảnh hưởng giữa chúng với nhau là rất quan trọng
Trang 211.2.3 PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
a) Theo cách thức ra quyết định
- Quyết định theo chuẩn: là những quyết định hàng ngày theo lệ thường và có
tính chất lặp đi lặp lại
- Quyết định tức thời: là những quyết định đòi hỏi tác động nhanh và chính
xác, cần phải được thực hiện gần như tức thời
- Quyết định có chiều sâu: là những quyết định không thể giải quyết ngay và
đòi hỏi phải có kế hoạch tập trung, thảo luận và suy xét
Trang 22b) Theo phạm vi tác động
- Quyết định toàn cục: có tầm ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận
trong tổ chức và thường được đưa ra bởi nhà quản trị cấp cao
- Quyết định bộ phận: chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một vài bộ phận
trong tổ chức và do nhà quản trị cấp thấp quyết định
Trang 23c) Theo thời gian thực hiện:
- Quyết định ngắn hạn: những quyết định này thường được thực hiện
ngay và có phạm vi hiệu lực thực thi trong thời gian dưới 1 năm
- Quyết định trung hạn: loại quyết định này thường có phạm vi hiệu
lực thi hành từ 1 đến 3 năm
- Quyết định dài hạn: loại quyết định này thường có thời gian tác
động từ 3 đến 5 năm hoặc dài hơn
Trang 24d) Theo nội dung quyết định
- Quyết định chiến lược: thường do nhà quản trị cấp cao thực hiện,
có tầm quan trọng đặc biệt, xác định phương hướng và đường lối hoạt động của tổ chức
- Quyết định chiến thuật: thường do những nhà quản trị cấp giữa
thực hiện, giải quyết vấn đề bao quát trong một lĩnh vực hoạt động, liên quan đến mục tiêu của các bộ phận chức năng trong một thời kỳ nhất định.
- Quyết định tác nghiệp: thường do các nhà quản trị cấp thấp thưc
hiện, liên quan đến việc điều hành các công việc hàng ngày, giải quyết những vấn đề mang tính chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ phận, cá nhân trong tổ chức.