1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc

107 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Thuế Nhà Thầu Nước Ngoài Tại Cục Thuế Tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 27,1 MB

Nội dung

Tính câp thiêt của đê tài Thuế là nguồn thu chính của Ngân sách nhà nước, trong đó thuế nhà thầu nước ngoài là một khoản thuế quan trọng cần phải nghiên cứu, phân tích theo nhiều chiều đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐAI HOC KINH TÉ

ĐÔ Thị Thu Hăng

QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan răng bản luận văn đê tài “Quản lý thuê nhà thâu nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc” là công trình khoa học nghiên cứu độc lập của riêng mình tôi Các kết quả và số liệu nêu trong đề tài của luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ

Tác giả luận văn

Đô Thị Thu Hăng

Trang 3

hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ tôi về những kiến thức khoa học trong quá trình thực hiện luận văn.• • •

Mặc dù, đã rất cố gắng nhưng do giới hạn về trình độ nghiên cứu, giới hạn về tài liệu tham khảo nên luận văn của Tôi không tránh được những thiếu sót, kính mong được sự góp ý đóng góp, chỉ bảo của quý Thầy cô để luận văn của Tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Vĩnh Phúc, ngày 26 tháng 8 năm 2021

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thu Hằng

Trang 4

DANH MUC TỪ VIẾT TẮT

TTĐB Tiêu thu đăc biêt• • •

Trang 5

DANH MUC CÁC BẢNG- —— - —1^—

Tổng hợp đánh giá thu ngân sách nhà nước năm

Thực hiện thu ngân sách nhà nước 5 năm Từ năm

So sánh tổng thu thuế NTNN với tổng thu nội địa

SỐ thu thuế NTNN thu đươc từ các loai hình dich• • •vu•

53

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 2

3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM vụ NGHIÊN CỨU 2

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu 2

5 KẾT CẤU CÙA LUẬN VÀN 3

CHƯƠNG 1/TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH CỦA CỤC THUẾ 4

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu VỀ QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI 4

1.2 Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI 7 1.2.1 Khái quát về thuế nhà thầu nước ngoài 7

1.2.2 Sự cần thiết quản lỷ thuế nhà thầu nước ngoài 15

1.2.3 Nội dung quản lỷ thuế nhà thầu nước ngoài 16

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lỷ thuế nhà thầu nước ngoài 24 1.2.5 Tiêu chỉ đảnh giá quản lỷ thuế nhà thầu nước ngoài 28

1.3 Cơ SỞ THỰCTIẺN 28

1.3.1 Quy định về thuế nhà thầu của một số nước 28

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại Thành phổ Hồ Chí Minh 31

CHƯƠNG 2ư>HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỬU 35

2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 35

2.2 PHƯƠNG PHÁP TÔNG HỢP xử lý THÔNG TIN 35

2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 36

Trang 7

2.3.1 Phương pháp phãn tô

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu so sánh 36

2.3.3 Phương pháp dãy số thời gian 36

2.3.4 Phương pháp thống kê mô tá 38

CHƯƠNG 3/mực TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC 39

X XX X 9 X V X X X 9 3.1 KHÁI QUÁT VẼ CỤC THUÊ TINH VĨNH PHÚC VÀ CÁC YÊU Tô ANH HUỞNG đến Công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC 39

3 ỉ Ị Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phủc 39

3.1.2 Cơ cấu bộ máy Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 40

3.1.3 Kết quả thu NSNN từ năm 2016 đến năm 2020 41

3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUÉ TỈNH VĨNH PHÚC 42

3.2.1 Tình hình lập kế hoạch quản lý thuế 42

3.2.2 Triển khai thực hiện quản lý thuế NTNN 46

9 r r 3.2.3 Kiêm tra, giám sát việc thực hiện kê hoạch quản lỷ thuê NTNN 70

3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NTNN TẠI cục THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC 71

3.3.1 Những ưu điểm, kết quả đạt được trong quản ỉỷ thuế NTNNgiai đoạn 2016-2020 71

3.3.2 Hạn chế 77

3.3.3 Nguyên nhân 79

CHƯONG <QUAN ĐIẾM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TAI cuc THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC 85

4.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, YÊU CÀU CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI cục THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC 85

4.1.1 Quan điểm

4.1.2 Mục tiêu, yêu cầu

85 85

Trang 8

4.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI

TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC 86

4.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 87

4.2.2 Công tảc đăng kỷ, kê khai thuế 88

4.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiêm tra 89

4.2.4 Tăng cường các hiện pháp quản lỷ nợ đặc hiệt là cưỡng chế nợ thuế 90

* KIỆN TOÀN Bộ MÁY TÔ CHỬC TẦ CẢN BỘ 93

4.3 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 94

4.3.1 Kiến nghị đối với Bộ Tài chính và Tông cục Thuế 94

4.3.2 Kiến nghị Bộ Tài chính đề xuất với Quốc hội: 95

KÉT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 9

MỞ ĐÀU

1 Tính câp thiêt của đê tài

Thuế là nguồn thu chính của Ngân sách nhà nước, trong đó thuế nhà thầu nước ngoài là một khoản thuế quan trọng cần phải nghiên cứu, phân tích theo nhiều chiều để xác định đối tượng nộp thuế, trường hợp chịu thuế, cách xác định

số thuế phải nộp đối với các loại hình dịch vụ vì tính chất phức tạp và mới mẻ của nó

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có 593 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 6.5% trên tổng số hơn 9.000 doanh nghiệp trong toàn tỉnh, số thuế nộp ngân sách nhà nước hàng năm của các doanh nghiệp này chiếm khoảng hơn 75% tổng số thu ngân sách nhà nước của tỉnh Trong đó thuế nhà thầu nước ngoài đóng góp một phần đáng kể (khoảng 3%) vào tổng số nộp ngân sách hàng năm

Tuy nhiên, việc quản lý đối với Nhà thầu nước ngoài nói chung đang phát sinh nhiều vấn đề như tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại Việc quản lý thuế nhà thầu nước ngoài cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc Việc theo dõi chi tiết từng họp đồng đối với từng nhà thầu đối với Cơ quan Thuế thường gặp rất nhiều khó khăn, do đặc điểm của hợp đồng nhà thầu là mỗi hợp đồng có thời hạn khác nhau, cách xác định thu nhập chịu thuế các hàng hóa, dịch vụ thường phức tạp mà nhà thầu nước ngoài thường không hiện diện tại Việt Nam Trong khi đó Cơ quan Thuế không có bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm theo dõi tồng thể từ khi ký kết họp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng với nhà thầu nước ngoài Các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc thực hiện chính sách thuế nhà thầu còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu quăn lý ngày càng cao, nhiều chính sách còn mâu thuẫn, tính ổn định thấp Ngoài những khó khăn chung trên, tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc số lượng nhà thầu nước ngoài phải quản lý tăng nhanh qua các năm, loại hình dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng với nhiều loại hình dịch

vụ đặc thù Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ, trình độ hiểu biết các điều Luật quốc

tế của công chức thuế còn hạn chế, kế toán tại các doanh nghiệp chưa thực sự hiểu

1

Trang 10

rõ vê thuê nhà thâu là khó khăn, trớ ngại lớn đê quàn lý loại thuê này Xuât phát

nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc ”.

2 Câu hồi nghiên cứu:

- Thực trạng quản lý thuế đối với NTNN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc và những vấn đề đặt ra trong quá trình quản lý thuế đối với thuế nhà thầu nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay như thế nào?

- Lãnh đạo Cục thuế cần phải có những giải pháp gì để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc?

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu• • • o

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng của công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2016-2020 Từ đó, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại Cục Thuế tinh Vĩnh Phúc Làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài, tăng nguồn thu Ngân sách nhà nước tại Cục Thuế tĩnh Vĩnh Phúc

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là' Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý

thuế nói chung và quản lý thuế nhà thầu nước ngoài nói riêng

Hai là: Đánh giá được thực trạng công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoàitại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Ba là: Đe xuất được giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài góp phần tăng thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

4 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đôi tượng nghiên cứu của đê tài;

Đối tượng nghiên cứu cùa đề tài là hoạt động quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động trên địa bàn tinh Vĩnh

2

Trang 11

* Phạm vi nghiên cứu

- về không gian: Đề tài nghiên cứu quản lý thuế của Cục Thuế tình Vĩnh Phúc đối với các nhà thầu nước ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

- Vê thời gian: Đê phục vụ nghiên cứu đê tài, tác giả tiên hành thu thập các

số liệu phát sinh thuế Nhà thầu nước ngoài từ năm 2016 đến năm 2020 tại Cục Thuế tĩnh Vĩnh Phúc

- về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích công tác quàn lý thuế nhà thầu nước ngoài tại Cục Thuế tình Vĩnh Phúc từ năm 2016 đến năm 2020 Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối với nhà thầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phân mở đâu, kêt luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế nhà thầu nước ngoài trên địa bàn cấp tỉnh của cục thuế.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quăn lý thuế nhà thầu tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Chương 4: Giăi pháp hoàn thiện quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

3

Trang 12

CHƯƠNG 1

TỐNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cúư, cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRÊN

ĐỊA BÀN CẤP TỈNH CỦA cục THUẾ 1.1 Tông quan tình hình nghiên cứu vê quản lý thuê nhà thâu nước ngoài.

Thuế ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan của lịch sử, gắn liền với

sự ra đời và tồn tại của Nhà nước và Pháp luật Thuế là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước, Nhà nước dùng nguồn thu này để duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, phân bổ ngân sách cho giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học hay đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Trong suốt hơn 50 năm qua, cải cách hệ thống chính sách thuế cũng như việc ban hành các quy định khác nhau về thuế đối với nhiều lĩnh vực đã thay đồi theo những xu hướng khá rõ rệt Có bảy khuynh hướng phát triển của thuế trên thế giới:

- Xu hướng gia tăng tỷ lệ động viên từ thuế so với tổng thu nhập quốc nội

- Xu hướng cắt giảm thuế suất biên đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

- Xu hướng mở rộng cơ sở đánh thuế thu nhập

- Xu hướng đơn giản hóa biểu thuế suất và giảm nhẹ mức lũy tiến đối với thuế thu nhập cá nhân

- Xu hướng áp dụng thuế giá trị gia tăng và cắt giảm thuế quan

- Xu hướng giảm dần thuế trực thu, tăng tỷ lệ thuế gián thu ở các nước phát triến; Xu hướng tăng thuế trực thu, giảm dần tỷ lệ thuế gián thu ở các nước đang phát triển

- Xu hướng đơn giản hóa hệ thống thuế nhằm giảm thiểu chi phí hành thu

mà chủ yếu thông qua cơ chế tự khai tự nộp trong hệ thống thuế

Các công trình nghiên cứu về quản lý thuế:

Quản lý thuế là một trong những nội dung quan trọng trong công tác điều

4

Trang 13

hành, quản lý kinh tê của Chính phù Đê quản lý thuê đuợc hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển kinh tể xã hội của Đảng và Nhà nước, việc cải cách, đổi mới công tác quản lý thuế luôn được quan tâm Bên cạnh việc nghiên cứu sửa đối Luật quản lý thuế của Quốc hội; ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn các nội dung quản lý thuế của Bộ Tài chính, Tống cục Thuế thì nhiều nhà khoa học

đã nghiên cứu về quản lý thuế với các hướng nghiên cứu khác nhau đã được công bố

Phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả tìm hiểu và tham khảo các nghiên cứu trước với nguồn tài liệu là các công trình: Các luận án tiến sĩ; Giáo trình, sách chuyên khảo của các trường đại học; Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về quản lý thuế; Tài liệu, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học đã được công bố Các nghiên cứu về quản lý thuế được thể hiện qua một số công trình sau đây:

- Phạm Quang Huy (2009), Luận văn thạc sĩ “Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, bảo vệ tại Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn đã chỉ ra thực trạng về thuế nhà thầu ở Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách về thuế nhà thầu ở Việt Nam

thu thuế của Nhà nước nhàm tăng cường sự tuân thủ thuế cùa doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội) bảo vệ tại Đại học kinh tế quốc dân Luận án đánh giá thực trạng sự tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp, nguyên nhân của

sự kém tuân thủ, đánh giá những tiến bộ cũng như hạn chế trong công tác quản lý thuế tại Việt Nam, đưa ra kiến nghị và các giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế đổi với từng nhóm doanh nghiệp

- European Commission (2010), trong ấn phẩm “Compliance risk management guide for tax administrations”, tài liệu hướng dẫn quản lý rủi ro, các tiêu chí cơ bản về nhận diện rủi ro, phân tích, đánh giá, xử lý rủi ro trong quản

lý thuế CNNT là công cụ quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý thuế Tài liệu cũng giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro trong quản lý thuế

- Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” bảo vệ tại Đại học kinh tế

5

Trang 14

quôc dân Luận án đã phân tích, đánh giá tác động của hội nhập kinh tê quôc tê đến quản lý thuế ở Việt Nam.

ứng dụng CNTT trong ngành thuế ở Việt Nam” bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân Luận án đã chỉ ra sự cần thiết ứng dụng CNTT trong quản lý thuế, đề giải pháp đưa CNTT vào nhằm cung cấp dịch vụ thuế điện tử phục vụ người nộp thuế trong các khâu: kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, hóa đơn điện tử

thuế đối với Nhà thầu nước ngoài tại Việt nam” bảo vệ tại Đại học kinh tế Thành<^7 • • • • • •phố Hồ Chí Minh Luận văn đã chỉ ra ảnh hưởng của chính sách đến Nhà thầu nước ngoài, những giải pháp để hoàn thiện chính sách đối với Nhà thầu nước ngoài tại Việt nam

- Nguyễn Đình Chiến và các thành viên (2014) Nâng cao hiệu quả quản lý thuế ở Việt Nam Đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện, bảo vệ tại Học viện Tài chính Nghiên cứu cho rằng hiệu quả quản lý thuế là kết quả so sánh giữa sự thay đổi thực tế đạt được của quan hệ quản lý thuế do sự tác động của luật quản

lý thuế mang lại phù hợp với mục đích, yêu cầu đạt được với mức chi phí để để đạt được sự thay đổi thực tế đó.• • • J •

lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc” Luận văn đã chỉ ra thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề

ra một số giải pháp hoàn thiện quàn lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” Luận án đã chỉ ra nhũng hạn chế của chính sách thuế TNDN hiện hành, tác động của chính sách đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những giải pháp để hoàn thiện chính sách thuế TNDN tại Việt Nam

6

Trang 15

Kêt qua đạt được ở các nghiên cứu trên:

Các công trình nghiên cứu về quản lý thuế có nội dung đa dạng, đi sâu nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng đến quản lý thuế Các nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng, ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý thuế tại Việt Nam nói chung và cà những vấn đề cụ thể như; quản lý thuế TNDN, quản lý thuế GTGT, quản lý thuế TNCN, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra kiểm tra thuế

Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam hay tại các địa phương có số thu lớn từ nhóm đối tượng này Đây là khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu đề hoàn thiện quản lý nhà thầu nước ngoài, đảm bảo nguồn thu, thu đúng, thu đủ cho Ngân sách nhà nước

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thuế nhà thầu nước ngoài

1.2.1 Khái quát về thuế nhà thầu nước ngoài

Trong bối cảnh hiện nay, quá trình toàn cầu hóa tác động trực tiếp đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế, chính sách kinh tế, đường lối đối ngoại của hầu hết các quốc gia trên thế giới Xu thế chung của các nước trên thế giới là mở cửa thị trường trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, hội nhập các tổ chức của khu vực

và thể giới trên cơ sở tuân theo ba nguyên tắc cơ bản:

- Đối xử bình đẳng giữa hàng hóa nước này với hàng hóa nước khác, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài

- Cải cách thủ tục hành chính, công khai cơ chế chính sách pháp luật để mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức và người dân có quyền và có cơ hội tiếp cận thông tin như nhau, tạo ra điều kiện binh đẳng trong hoạt động kinh doanh

- Thực hiện quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ

Lượng vốn đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh, hình thức đầu tư cũng đa dạng hơn dẫn đến sự ra đời các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đầu tư ra nước ngoài qua tư cách của các nhà thầu Do đó, mồi nước phải đưa ra phương thức quản lý bằng các công cụ, các chính sách trong đó chủ yếu bằng công cụ chính sách thuế để quản lý hoạt động của các nhà thầu để đem lại nguồn thu ngân sách

7

Trang 16

cho quôc gia.

Chính sách thuế tác động đến lĩnh vực công nghiệp xây dựng và các nhà thầu đầu tiên được đưa ra vào năm 1936 với tên gọi Construction Industry Scheme (CIS) Chính sách này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị thay thế bởi chính sách thuế thu nhập của các quốc gia (Income Tax) Trong thập niên 1970, chính sách thuế này được ban hành trở lại ở một số quốc gia Các nước đã sử dụng hình thức thu thuế thông qua cách thức hành thu (Withholding tax) để thực hiện thu thuế đối với các đối tượng kinh doanh tại quốc gia mình Anh là nước đầu tiên áp dụng hình thức thu thuế thông qua cách thức hành thu, coi thuế đối với công nghiệp xây dựng được ban hành năm 1971 như là một khoản khấu trừ thuế đối với khoản chi trả thu nhập nhân công Đạo luật tài chính được đưa ra lần đầu vào năm 1971 (Finance Act 1971), sau đó được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng đối tượng chịu thuế trong giai đoạn hiện tại, mà chủ yếu là nhà thầu chính và nhà thầu phụ tại nước này vào các năm 1988, 1999, 2004 và mới nhất là vào ngày 06/04/2007

- Khái niệm thuế nhà thầu nước ngoài

Nhà thầu nước ngoài là các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc

có thu nhập phát sinh tại một nước trên cơ sở hợp đồng hoặc thoả thuận bằng văn bản giữa họ với tổ chức, cá nhân của nước đó mà không hình thành nên một pháp nhân tại nước có thu nhập phát sinh Như vậy, nhà thầu nước ngoài thực hiện các hoạt động kinh doanh của các tố chức, cá nhân nước ngoài khác biệt với các hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bàng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó

sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này Còn đầu tư gián tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Indirect Investment, viết tắt là FII) là hình thức đầu

tư vốn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác mà nhà đầu tư không trực tiếp điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh, thường là qua thị trường tài chính như thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán Còn nhà thầu nước

8

Trang 17

ngoài chỉ hoạt động theo các họp đông đã ký với bên ký hợp đông của nước sở tại Sau khi kết thúc hợp đồng, hoạt động của nhà thầu nước ngoài cũng chấm dứt.

Trong các quy định về thuế của các nước, thuế NTNN thường được gọi là Foreign Contractor Tax (FCT), Foreign Contractor Withholding Tax (FCWT) No còn được gọi là thuế khấu trừ tại nguồn (withholding tax), do cách thu chú yếu là được bên ký hợp đồng khấu trừ tiền thuế phải nộp của nhà thầu nước ngoài trước khi trả tiền cho nhà thầu

Theo Luật quản lý thuế của Australia năm 2004 (Taxation Administration Amendment Regulations 2004) thì thuế nhà thầu là loại thuế đánh vào các khoản chi trả cho các tố chức nước ngoài thường trú tại nước này được hình thành từ các hợp đồng thầu xây dựng Từ điển Oxford Dictionaries định nghĩa: “Thuế NTNN

là loại thuế được khấu trừ tại nguồn, do các quốc gia đánh trên tiền lãi vay hoặc

cổ tức của người cư trú bên ngoài nước đó”

Hội đồng doanh nghiệp Singapore Enterpris One định nghĩa: Thuế nhà thầu

là một khoản thuế đánh trên khoản chi trả cho một đổi tượng không thường trú bao gồm nhân viên, đối tác của công ty, các đại lý nước ngoài Khi thanh toán thì đối tượng chi trả phải khấu trừ một tý lệ phần trăm cố định từ số tiền đó

Luật thuế Malaysia định nghĩa thuế NTNN như sau: “Thuế NTNN là một khoản tiền được bên chi trà khấu trừ lại đối với thu nhập của người được trả tiền không cư trú và nộp cho Cục thu nội địa Malaysia Bên trả tiền là cá nhân/tố chức hoạt động kinh doanh tại Malaysia Bên trả tiền phải giữ lại thuế NTNN đối với các khoản chi trả cho dịch vụ, tư vấn kỹ thuật, tiền thuê hoặc các khoản chi trả khác thực hiện dưới bất kỳ hình thức thỏa thuận nào đối với việc sử dụng bất kỳ động sản nào trả cho người nhận tiền không cư trú Người nhận tiền là cá nhân/tổ chức không cư trú tại Malaysia nhận các khoản chi trả trên”

Khái niệm của tổ chức Vụ thu thuế IRS cùa Mỳ: thuế nhà thầu (Foreign Contractors Tax - FCT) là so tiền thuế mà một quốc gia tác động vào khoản thu nhập chi trả cho phía bên ngoài và doanh nghiệp sẽ giữ lại khoản đó để nộp cho

Cơ quan Thuế thông qua các hoạt động mà nhà thầu hay nhà thầu phụ thực hiện

9

Trang 18

hoạt động kinh doanh của mình.

Ở Việt Nam, chưa có khái niệm chỉnh thức về thuế nhà thầu tuy nhiên căn

cứ các văn bản pháp luật về thuế thì thuế nhà thầu được hiểu như sau: thuế nhà

thầu là loại thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà thầu ở nước ngoài Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa

vụ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân Như vậy, với tên gọi của mình, có thể thấy thuế nhà thầu nước ngoài thuộc loại thuế thu theo đối tượng, mà đối tượng ờ đây là các nhà thầu nước ngoài

Căn cứ vào khái niệm về quản lý thuế được Tông cục Thuế đưa ra thì có thê hiểu: quản lý thuế đối với nhà thầu nước ngoài là tất cả các hoạt động của Cơ quan Thuế có liên quan đến thuế của các NTNN bao gồm hoạt động tổ chức, điều hành quá trình thu nộp thuế NTNN vào NSNN; ban hành các chính sách, văn bản

về thuế NTNN và kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật thuế của các NTNN

- Vai trò của thuế nhà thầu nước ngoài:

Thuế nhà thầu nước ngoài có các vai trò sau:

+ Huy động nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của các nhà thầu nước

ngoài:

Nhà thầu nước ngoài phát sinh nghĩa vụ nộp thuế khi họ thực hiện hoạt động kinh doanh tại một quốc gia khác Mồi quốc gia đều có luật định đối với việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài tại nước mình Tại các nước phát triển, thu ngân sách từ hoạt động của các nhà thầu nước ngoài không lớn, do các nguyên nhân sau:

Các nước phát triển có trình độ khoa học kỳ thuật cao, các doanh nghiệp trong nước có khả năng đáp ứng được nhu cầu về xây dựng, cung cấp máy móc thiết bị mà không phải thuê của quốc gia khác;

ít phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài đối với tiền bản quyền do các nước phát triển có trình độ về công nghệ cao, ít phải nhập khẩu công nghệ từ nước

10

Trang 19

Phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài đối với lãi vay tương đối lớn do các nước đang phát triển cần nguồn vốn rất lớn trong quá trình đầu tư của mình mà trong nước không đáp ứng đủ và họ cần vay từ các nguồn bên ngoài;

Phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài đối với tiền bản quyền do trình độ khoa học kỹ thuật của các nước đang phát triển còn thấp, cần nhập khẩu khoa học công nghệ từ các quốc gia khác đe ứng dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh;

Khả năng của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chưa có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ, chưa sản xuất được nhiều loại hàng hóa, đặc biệt chưa có khả năng xây dựng các nhà máy có công nghệ cao, các công trình trọng điểm, cần các nhà thầu nước ngoài cung cấp các hàng hóa, dịch vụ này Do vậy xuất hiện thuế nhà thầu nước ngoài đối với lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ, xây dựng;

Các nước đang phát triển thường áp dụng mô hình Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của UN, trong khi các nước phát triển thường áp dụng mô hình Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của OECD Mô hình UN áp dụng nguyên tắc đánh thuế tại nguồn, ưu tiên cho các nước đang phát triển quyền được đánh thuế đối với các thu nhập có nguồn phát sinh từ nước mình;

+ Tạo mồi trường cạnh tranh bĩnh đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoai nươc:

Trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, trong quá trình hội nhập các quốc gia thường thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp Các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân cũng đòi hỏi phải được đối xử bỉnh đẳng về nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thuế Chính sách, pháp luật về thuế đối với nhà

11

Trang 20

thâu nước ngoài cũng cân thực hiện trên một mặt băng chung như đôi với các doanh nghiệp trong nước, mồi quốc gia cần xây dựng một sân chơi chung cho các doanh nghiệp hoạt động, tạo sự cạnh tranh công bằng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

+ Điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triền kinh tế.

Cũng như các loại thuế đánh vào đối tượng khác, thuế NTNN là một trong những công cụ để nhà nước định hướng phát triển nền kinh tế, thực hiện xây dựng các quy định quản lý hoạt động đối với các NTNN, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các NTNN

Trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế nhà nước sừ dụng chính sách thuế, thuế suất để điều chỉnh hoạt động của NTNN theo hướng: vẫn hồ trợ cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động và phát triến tốt nhưng vẫn phải đảm bào, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI, các NTNN hoạt động;

Thuế suất đối với từng loại hình sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh cho phù hợp trong từng giai đoạn, từng thời điểm nhằm thực hiện chức năng điều tiết kinh tế của thuế Trong đó nhà nước có thể tính đến thực hiện điều chỉnh thuế suất áp dụng với từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của NTNN cho phù hợp với chủ trương

- Đặc điểm thuế nhà thau nu’ó’c ngoài

Thuế NTNN gồm ba loại thuế chính: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN Đối tượng chịu thuế NTNN là các NTNN, thuế NTNN có các đặc điểm chính sau:

+ về lĩnh vực thu: Thuế NTNN chi xuất hiện chủ yếu ở một so loại hình• • • •hoạt động sau:

Thuế NTNN xuất hiện khi doanh nghiệp, tổ chức phải nhập khẩu máy móc, thiết bị loại trong nước chưa sàn xuất, chế tạo được, kèm theo dịch vụ lắp đặt, chạy thử, đào tạo, bão hành, từ các NTNN để đầu tư dự án mới hoặc mở rộng đầu tư

Thuế NTNN phát sinh khi có hoạt động chuyển giao công nghệ, trả tiền bản

12

Trang 21

quyên xuât bản phâm, mua bán quyên công nghệ từ nước ngoài (qui định hợp đồng chuyển giao công nghệ dây chuyền sản xuất sản phẩm: tiền chuyển giao công nghệ dạng nhãn hiệu thương mại tính phần trăm trên doanh thu thuần, trả phí cho bên chuyến giao trên giá bán tịnh của sản phẩm).

Thuế NTNN đối với lãi tiền vay khi doanh nghiệp, tổ chức đi vay ngân hàng nước ngoài

Thuế NTNN đối với tiền bản quyền khi mua, thuê quảng cáo hoặc dịch vụ của NTNN

Thuế NTNN đối với hoạt động thuê: máy móc, phương tiện vận tải, phương tiện công nghiệp, thiết bị thương mại, thiết bị khoa học, và các động sản khác dưới mọi hình thức, bao gồm các phần mềm đi kèm như phần mềm điều khiển, thiết bị phụ trợ của NTNN

Thuế NTNN đối với hoạt động sử dụng tư vấn, thiết kế (bao gồm thiết kế qua Internet) của NTNN

+ về thời gian hoạt động của nhà thầu nước ngoài:

Đặc điềm lớn nhất của NTNN là hoạt động kinh doanh theo các hợp đồng

ký với các doanh nghiệp hoặc cá nhân cùa nước sở tại chì trong một thời gian ngắn Các hợp đồng này thường là trong thời gian ngắn, phần lớn thời gian dưới một năm Một số trường hợp hợp đồng kéo dài vài năm: chẳng hạn hợp đồng trong lĩnh vực dầu khí: thuê giàn khoan, tàu chứa dầu ; hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng: xây nhà máy xi măng, nhà máy đường, công trình thủy điện, nhà máy chế biến thực phẩm ; các hợp đồng về tiền bản quyền, thương hiệu; các hợp đồng vay vốn của NTNN để thực hiện các dự án đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị

+ về sự hiện diện của NTNN tại nước ký hợp đồng:

Khác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI), các NTNN có thể có hiện diện hoặc không hiện diện tại nước ký kết hợp đồng NTNN thường không có mặt ở nước ký kết hợp đồng khi các hợp đồng là hợp đồng cung cấp các dịch vụ sau:

Hợp đồng tư vấn;

13

Trang 22

Hợp đông vay;

Hợp đồng chuyển giao công nghệ, bản quyền;

NTNN vẫn phải nộp thuế tại nước ký hợp đồng mặc dù không hiện diện tại nước ký kết hợp đồng, thuế NTNN trong trường hợp này thường là thuế TNDN

+ về cách thu: Do đặc điểm của NTNN là có thể không có hiện diện tại nước ký kết hợp đồng và hoạt động của các NTNN chủ yếu là trong thời gian ngắn, đã dẫn tới cách thu thuế NTNN cũng khác biệt Tên gọi của thuế NTNN là thuế khấu trừ tại nguồn, tức là thu tại đơn vị chi trả thu nhập trong đó nguồn được hiểu là nguồn thu nhập, xuất phát từ đặc điểm thuế NTNN được thu chủ yếu tại bên ký hợp đồng nước sờ tại Cách thu này có ưu điếm là tiết kiệm chi phí thu thuế, đơn giản hỏa thủ tục hành chính thuế Tuy nhiên, nhược điếm cách thu này

là bên ký hợp đồng nước sở tại phải chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế cho đối tượng nộp thuế là các NTNN Do đó bên ký hợp đồng phải chịu các rủi ro khi vi phạm các chế tài về thuế như: phạt vi phạm kê khai sai, khai thiếu, nộp chậm tờ khai NTNN khi ký hợp đồng không cần quan tâm các vấn đề về nghĩa vụ thuế, bên ký họp đồng nước sở tại chịu trách nhiệm về vấn đề khai thuế, nộp thuế còn NTNN chỉ cần biết số tiền mình nhận được khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ

+ về thuế suất: Việc kê khai, tính thuế đối với NTNN không áp dụng như đối với các doanh nghiệp trong nước do đặc điếm của NTNN chỉ hoạt động trong thời gian ngắn và không thực hiện chế độ kế toán như các doanh nghiệp trong nước Quy định về thuế suất đối với các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ của NTNN thường được chia thành từng nhóm có hoạt động kinh doanh tương

tự đế tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan Thuế trong quá trình hành thu Ví dụ, hiện tại thuế NTNN được quy định theo tùng nhóm hoạt động kinh doanh tương

tự nhau như: hoạt động xây dựng, hoạt động dịch vụ, hoạt động thương mại

+ Quan hệ với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần: Thuế NTNN có quan hệ

chặt chẽ với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Quan hệ giữa Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và thuế NTNN được đề cập rất nhiều trong các chính sách về thuế đối với NTNN Quan hệ giữa Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và thuế NTNN và thể hiên ờ các điểm sau:

14

Trang 23

Vê nghĩa vụ nộp thuê: Việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuê hai lân đối với hoạt động của NTNN đều được khẳng định tại các quy định, chính sách

về thuế NTNN Do sự thỏa thuận giữa các bên về các điều khoản đối với từng hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể đã được quy định trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các NTNN có thể không phải nộp thuế tại nước ký hợp đồng

mà chỉ phải nộp thuế tại nước đăng ký kinh doanh Ngược lại, NTNN sẽ nộp thuế như các doanh nghiệp trong nước trong trường hợp NTNN cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại nước ký kết hợp đồng hình thành một Cơ sở thường trú theo định nghĩa tại từng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Permanent Establishment

- PE)

Các loại thuế áp dụng: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần chỉ áp dụng đối với thuế thu nhập Bao gồm các loại thu nhập như: thu nhập từ tiền lãi cổ phần, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ vận tải quốc tế, thu nhập từ tiền bản quyền, thu nhập từ tiền cho vay, thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc, thu nhập từ hoạt động dịch vụ kỳ thuật, Các loại thuế gián thu như: thuế TTĐB, thuế GTGT áp dụng theo chính sách thuế cùa nước sở tại

về thứ tự áp dụng quy định Luật đối với NTNN: Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định tại luật thuế trong nước và các Hiệp định thì sẽ áp dụng theo các quy định của Hiệp định Như vậy, thường là có sự ưu tiên áp dụng quy định tại Hiệp định hơn là áp dụng quy định nội luật đối với thuế NTNN Quy định này áp dụng trong trường hợp nếu áp dụng theo Hiệp định thì không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, số thuế phải nộp nhiều hơn so với luật thuế trong nước

Ví dụ: Luật thuế Việt Nam chưa có quy định thu thuế hoặc quy định thu với mức thấp đối với một loại thu nhập nào đó nhưng Hiệp định lại có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế đối với loại thu nhập đó hoặc thu với mức cao hơn thì trường hợp này sẽ áp dụng theo luật Việt Nam

1.2.2 Sự cần thiết quăn lý thuế nhà thầu nước ngoài

Thuế là một trong nhũng chính sách điều tiết kinh tế xã hội quan trọng của mọi quốc gia Một hệ thống thuế phù hợp có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ngân sách quốc gia, tạo môi trường công bằng, thuận lợi cho các doanh nghiệp

15

Trang 24

hoạt động.

Để thuế trở thành công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế của Nhà nước thì không chỉ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách thuế mà còn phải tăng cường công tác quản lý thuế

Với chính sách tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta,

số lượng các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ngày càng nhiều, các nhà thầu nước ngoài ngày càng tăng lên về cả số lượng và số thu thuế NTNN, hoạt động của các NTNN ngày càng đa dạng và phức tạp Vì vậy, Cơ quan Thuế phải nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý thuế nói chung và quản lý thuế NTNN nói riêng

để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người nộp thuế và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế trong việc đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế theo đúng quy định và đảm bảo thu đúng, thu đủ số tiền thuế vào NSNN

1.2.3 Nội dung quản lý thuế nhà thầu nước ngoài

Hiện nay ngành Thuế chưa có bộ phận chuyên quản lý thuế NTNN Nội dung quản lý thuế nhà thầu gắn liền trong nội dung quản lý thuế chung của Cơ quan Thuế, cụ thể như sau:

I.2.3.I Xây dựng kế hoạch quản lý thuế đối vói NTNN

Quản lý thuế nhà thầu nước ngoài là tất cả các hoạt động của cơ quan quản

lý thuế bao gồm hoạt động tổ chức, điều hành quá trình thu nộp thuế vào NSNN; xây dựng kế hoạch quàn lý, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế trong việc tìm hiểu quy định về kê khai, tính thuế, nộp thuế ; kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật thuế của các nhà thầu nước ngoài

Chịu trách nhiệm chính trong hoạt động quản lý thuế là Cơ quan Thuế Tuy nhiên, đế công tác quản lý thuế đạt hiệu của cao thì các cơ quan, các sở, ban, ngành, các tố chức, cá nhân khác cũng có trách nhiệm tham gia vào công tác quản

lý thuế Vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong công tác quản lý thuế thế hiện mục tiêu xã hội hóa công tác quản lý thuế Các bên liên quan đến quản lý thuế bao gồm: Các tổ chức, cá nhân nhận ủy nhiệm thu thuế; Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; Hệ thống Ngân hàng thương mại; Hội đồng nhân dân các cấp; Cơ quan thông tin, báo chí

16

Trang 25

Quản lý thuê nhà thâu nước ngoài có chủ thê quản lý là Cơ quan Thuê Đôi tượng quản lý là các đối tượng áp dụng thuế nhà thầu.

Lập kế hoạch quàn lý thuế NTNN tại Cơ quan Thuế là hoạt động hướng về tương lai, lập ra chương trình, kế hoạch làm việc cụ thể đối với các NTNN nhằm đạt chỉ tiêu Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính giao

Kế hoạch quản lý thuế có ý nghĩa quan trọng, phản ánh khuynh hướng và triển vọng của về thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt được trong tương lai Việc

có một hệ thống cơ sở lý luận khoa học là căn cứ quan trọng giúp Cơ quan Thuế đưa ra được những kế hoạch hành động cụ thể, tạo thế chủ động, theo sát và đối phó với tình hình thực hiện thu Ngân sách nhà nước

Đế hoàn thành dự toán, chỉ tiêu thu ngân sách được giao đòi hởi Cơ quan Thuế phải lập kế hoạch, giao dự toán họp lý, chi tiết cụ thể để thực hiện tạo điều kiện các đơn vị trực thuộc hoàn thành nhiệm vụ của mình.• • • • • •

Hàng năm, Cơ quan Thuế căn cứ vào số thu ngân sách, dự toán pháp lệnh được giao, số doanh nghiệp đã thực hiện thanh tra kiểm tra trong năm, nợ thuế trên địa bàn quản lý để giao từng bộ phận chức năng của Cơ quan Thuế lập kế hoạch cụ thể chương trình, mục tiêu hoàn thành kế hoạch trong năm, đề ra kể hoạch cho năm tiếp theo Cơ quan thuế thực hiện việc quản lý thuế theo 04 chức năng gồm: tuyên truyền hỗ trợ NNT, kê khai và kế toán thuế, thanh tra kiểm tra thuế, quản lý nợ thuế

Các kế hoạch cần lập cụ thể để phục vụ công tác quản lý thuế như sau:

phân bổ dự toán tổng hợp và chi tiết cho các phòng, các Chi cục Thuế Bộ phận được giao quản lý NTNN căn cứ dự toán được giao phân bổ dự toán thu cho từng khối doanh nghiệp trong đó có khối NTNN Trong khối NTNN lại phân bổ dự toán đến từng sắc thuế: TNDN, TNCN, GTGT

- Bộ phận tuyên truyền hồ trợ NNT lập kế hoạch tuyên truyền, phương thức tuyên truyền hỗ trợ NNT: trên cơ sở các chính sách mới sẽ được triền khai và có hiệu lực trong năm xây dựng chương trình, lập kế hoạch cụ thể hồ trợ NNT, tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế bằng bằng các hình thức như tổ chức đối thoại

17

Trang 26

trực tiêp với NNT, tuyên truyên qua báo, đài truyên hình, qua văn bản, thư điện

tử, tồ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế cho NNT, người dân và các cơ quan, tố chức khác trên địa bàn

phá sản, trên cơ sở đó lập kế hoạch phối hợp với các bộ phận chức năng hoàn thiện hồ sơ đóng mã số thuế, hạn chế phải theo dõi các mã số thuế không còn hoạt động

tra kiểm tra theo chuyên đề, kế hoạch phản ánh rõ: số lượng cuộc thanh tra kiểm tra trong năm, chuyên đề kiểm tra, thanh tra kiểm tra đột xuất khi có dấu hiện rủi

ro Đối với NTNN hiện nay hầu hết các Cơ quan Thuế chưa thực hiện thanh tra kiểm tra độc lập mà thực hiện thanh tra kiểm tra khi tiến hành kiểm tra các đơn vị< • X < • *

ký kết hợp đồng, do đó chưa có kế hoạch thanh tra kiểm tra cụ thể đối với NTNN

- Lập kế hoạch rà soát, đối chiếu xử lý nợ thuế có sai sót: Do đặc điểm cúa NTNN là thường không tự kê khai, nộp thuế mà do đơn vị ký hợp đồng kê khai

và nộp thuế thay, nợ thuế của khối NTNN thường do sai sót khi kê khai (kê khai sai thuế suất, sai chỉ tiêu, sai mã số thuế hay sai sót khi nộp thuế (nộp sai mã số thuế, sai mục lục ngân sách) Bộ phận quản lý nợ thống kê danh sách các NTNN

có nợ thuế, trên cơ sở đó lập kế hoạch đối chiếu, xác định nguyên nhân sai sót để điều chỉnh tiền thuế, tiền phạt chậm nộp kịp thời Đồng thời, lập kế hoạch cưỡng chế đối với các NTNN có số liệu nợ thuế đúng nhưng không chấp hành nộp thuế vào NSNN

thực hiện công tác của các bộ phận trong Cơ quan Thuế Càn cứ vào chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao hoặc tình hình thực tế cua Cơ quan Thuế, bộ phận kiểm tra nội bộ lập kế hoạch kiểm tra nội bộ đối với các phòng, các bộ phận, các chi cục thuế và trình Tổng cục Thuế phê duyệt Kế hoạch phải cụ thể hóa đơn vị dự kiến kiểm tra, thời gian dự kiến kiềm tra

I.2.3.2 Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý thuế NTNN

Hàng năm, căn cứ vào dự toán pháp lệnh được giao, Cơ quan Thuế ban

18

Trang 27

hành văn bản giao dự toán thu cho từng đơn vị trực thuộc, dự toán được giao chi tiết đến từng khối doanh nghiệp, từng sắc thuế, từng người nộp thuế.

* Lập dự toán - điều hành số thu tại Cơ quan Thuế:

Căn cứ quyết định giao dự toán thu chi ngân sách tỉnh của Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế tổng hợp

dự toán thu hàng năm, báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua

Tại Cơ quan Thuế, xây dựng dự toán là chức năng của bộ phận Nghiệp vụ-

Dự toán- Pháp chế, đơn vị chủ chốt trong việc lập dự toán, giao dự toán, điều hành

số thu trên địa bàn quản lý

Xây dựng dự toán phải đảm bảo đúng chính sách, chế độ hiện hành, đồng thời phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu trên địa bàn (bao gồm cả sổ thu ở ngân sách ờ các cấp xã, phường, thị trấn), nhất là các khoản thu thuế nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Dự toán thu NSNN phải trên cơ sở phân tích, tổng hợp dữ liệu về số nộp ngân sách của đối tượng nộp thuế, đảm bảo tính đúng, tính đủ đủ từng khoăn, từng sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn, chi tiết số thu từ các doanh nghiệp có số thu lớn

mà mới đi vào hoạt động theo các quy định hiện hành về thuế, phí, lệ phí và thu khác NSNN

Trên cơ sở đánh giá đầy đù thực tế thực hiện các năm trước, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn hiện tại của tỉnh, yêu cầu phấn đấu và khả năng thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội và ngân sách năm nay, tình hình triển khai các quy định điều chỉnh chính sách thu, tình hình kinh tế chính trị địa phương, số liệu phân tích thống kê của các đơn vị Bộ phận tổng hợp nghiệp vụ dự toán phải dự báo, tìm nguồn thu trên cơ sở đó lập dự toán một cách chi tiết nhất: dự toán theo địa bàn quản lý, dự toán theo loại hình doanh nghiệp, dự toán theo từng sắc thuế, phí,

lệ phí Sau khi thống nhất với Sở tài chính, báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, Cục thuế gửi báo cáo dự toán cho Tống cục thuế và làm việc với Tổng cục thuế để giải trình, bảo vệ dự toán

Sau khi dự toán được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, bộ phận tổng hợp

19

Trang 28

* Tuyên truyên, hô trợ người nộp thuê:

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hồ trợ NNT theo kế hoạch đã đề ra Thực hiện tuyên truyền, phổ biển chính sách, pháp luật về thuế, ban hành các văn bản hướng dẫn chính sách mới, tồ chức đổi thoại với người nộp thuế để nắm bắt

và giải đáp kịp thời các vướng mắc của người nộp thuế Cập nhật kịp thời các văn bản chính sách, các văn bản giải đáp vướng mắc của người nộp thuế lên Wedsite của Cơ quan Thuế, niêm yết công khai các thủ tục hành chính thuế, chính sách thuế khi có thay đổi

Hồ trợ NNT, hướng dần, giải đáp khi NNT có vướng mắc về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế Cung cấp các thông tin cảnh báo rủi ro và các thông tin về chính sách hỗ trợ NNT trên cơ sở hệ thống thông tin do Cơ quan Thuế quàn

lý cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật và quy định của ngành

Tổng hợp kết quả thực hiện công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, trên cơ sờ đó đề xuất, tham mưu với lãnh đạo Cơ quan Thuế các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và hồ trợ NNT

* Đăng ký thuê, kê khai thuê, nộp thuê, kê toán thuê đôi với NTNN:

Hiện nay, ngành Thuế chuyển từ phương thức chuyên quản sang phương thức quản lý thuế tiên tiến, hiện đại “tự khai, tự nộp thuế” Theo phương thức này, người nộp thuế căn cứ các quy định của pháp luật thuế để xác định các loại thuế phải nộp; tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp số thuế đã tính vào NSNN, tự chịu trách nhiêm về các số liêu đã kê khai

Quản lý vê đăng ký thuê, kê khai thuê, nộp thuê, kê toán thuê là chức năng của bộ phận Kê khai và kế toán thuế Bộ phận này lập báo cáo thống kê: số lượng người nộp thuế đang hoạt động, số lượng người nộp thuế ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh do từng nguyên nhân, sổ lượng đăng ký mã sổ thuế mới, số lượng

20

Trang 29

mã số thuế ngừng hoạt động Trên cơ sở đó xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác đăng ký thuế, quản lý kê khai thuế, hoàn trả tiền thuế,

kế toán thuế, rà soát chấm dứt hiệu lực mã số thuế, thông báo người nộp thuế bỏ địa chì kinh doanh thông báo cho các bộ phận chức năng như thanh tra, kiếm tra, quản lý nợ xử lý kịp thời hồ sơ theo từng trường hợp, từng đối tượng

Thực hiện đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho NTNN theo phân cấp quản

lý của Cơ quan Thuế, cập nhật tình trạng hoạt động của NTNN kịp thời vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế

Quản lý sát sao nghĩa vụ kê khai của NTNN, tiếp nhận, xử lý hồ sơ khai thuế của NTNN, thông báo kịp thời với các trường hợp tờ khai bị lồi, kê khai sai các chỉ tiêu, có dấu hiệu bất thường về số thuế phải nộp Thực hiện việc điều chỉnh

số liệu về nghĩa vụ thuế của NTNN khi nhận được tờ khai điều chỉnh, nhập các quyết định xử lý hành chính về thuế, phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan để điều chỉnh dữ liệu bị sai sót

Tiếp nhận và xử lý chứng từ nộp tiền vào NSNN từ Kho bạc Nhà nước chuyển sang, thực hiện hạch toán kế toán thuế theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước Phối họp với Kho bạc Nhà nước đối chiếu điều chỉnh kịp thời sai sót

về chương, loại, khoản mục nếu có Sai sót số nộp không điều chỉnh kịp thời dần đến điều tiết ngân sách không đúng giữa các địa bàn Thực hiện quyết toán thu NSNN và lập báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán thuế, chuyển cho bộ phận

Dự toán tổng hợp theo dõi

Lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch về công tác đăng ký thuế, khai thuế, kế toán thuế đối với NTNN, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản

lý thuế NTNN

* Thanh tra, kiểm tra thuế đối vói NTNN

Căn cứ dự toán thu ngân sách được giao, tình hình khai thuế, nộp thuế của NTNN bộ phận thanh tra kiểm tra phân tích chi tiết số thuế phát sinh phải nộp theo từng sắc thuế theo từng NTNN thuộc địa bàn quản lý Đôn đốc NTNN kê khai, nộp thuế vào NSNN đúng qui định

Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của

21

Trang 30

NTNN, sử dụng thông tin đê phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuê của NTNN, xác định NTNN có các chỉ số rủi ro cao để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, kiểm tra tại Cơ quan Thuế.

Cán bộ thanh tra kiểm tra khai thác dừ liệu hồ sơ khai thuế của NTNN, thuthập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh đối chiếu với các thông tin dừ liệu của

Cơ quan Thuê; phát hiện nghi vân, bât thường trong kê khai thuê, yêu câu NTNN giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời

Thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc theo chuyên đề,

theo nhiệm vụ đột xuât được phân công

Cơ quan Thuế tăng cường công tác hậu kiểm (thanh tra, kiểm tra) nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, đảm bảo công bằng cho người nộp thuế chấp hành tốt các quy định pháp luật về thuế

Cơ quan Thuế giám sát sự tuân thủ của người nộp thuế trong đó có nhà thầu nước ngoài trên cơ chế quản lý rủi ro Cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế vận hành dựa trên cơ sở thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; phân tích, đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế dựa trên kết quả phân tích rủi ro Cơ quan Thuế tăng cường kiểm tra, giám sát các trường hợp rủi ro cao nhàm nâng cao tính hiệu lực, hiệu

7

quả quản lý thuê

Có hai hình thức kiểm tra thuế đối với nhà thầu nước ngoài: Kiểm tra tại trụ sở của Cơ quan Thuế và kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế Thực hiện kiểm

tra tại trụ sở đơn vị ký hợp đông với NTNN- người nộp thuê thay cho nhà thâu (

Là tô chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tô chức đăng

ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh: mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ; mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khấu tại chồ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc

tế (Incoterms); thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức,

cá nhân nước ngoài tại Việt Nam) đối với các trường hợp: Trường hợp hết hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình bố

22

Trang 31

sung thông tin tài liệu hoặc không khai bô sung hô sơ khai thuê; Trường hợp qua phân tích đánh giá có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Trường hợp lựa chọn đối tượng kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề; Trường hợp đóng mã số thuế.

Cơ quan Thuế thực hiện thanh tra thuế đối với nhà thầu nước ngoài thuộc trường hợp sau: Thanh tra theo kể hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt; Thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế Việc thanh tra thuế được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm Ke hoạch thanh tra hàng năm được lập trên cơ sở yêu cầu quản lý của ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và được điều chỉnh trong một số trường hợp Ke hoạch thanh tra hàng năm phải được thông báo cho người nộp thuế, trong quá trình thực hiện kế hoạch, Cơ quan Thuế có trách nhiệm xử lý để tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra theo nguyên tắc nhất định

* Quăn lý nọ’ thuế đối vói NTNN

Căn cứ chỉ tiêu thu nợ Tồng cục Thuế giao, ban hành văn bản chỉ đạo công tác quản lý nợ, giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế cho các Chi cục Thuế, các đơn vị có liên quan

Lập danh sách NTNN có nợ thuế, phân tích nợ theo tuổi nợ, theo sắc thuế, theo địa bàn, kết hợp với hệ thống phân tích rủi ro để lập kế hoạch quản lý nợ

Thực hiện rà soát, đổi chiểu, điều chỉnh nợ thuế NTNN theo kế hoạch và

nợ mới phát sinh để phát hiện kịp thời các khoản nợ ảo, nợ thuế do sai sót, cung cấp thông tin dữ liệu nợ thuế sai sót đến các bộ phận liên quan để kịp thời xử lý

Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ đối với NTNN theo quy định Áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với các khoản nợ trên 90 ngày để thu hồi

nợ thuế và NSNN Công khai danh sách NTNN nợ thuế lớn, kéo dài trên các phương tiện thông tin đại chúng

Tổng họp kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với NTNN, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế

I.2.3.3 Kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch quản lý thuế NTNN

Bộ phận kiếm tra nội bộ xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ

23

Trang 32

hàng năm đôi với các đơn vị thuộc Cơ quan Thuê.

Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các bộ phận và công chức thuế trong đơn vị đối với chính sách, pháp luật thuế và các văn bản khác có liên quan; kiếm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại khiếu kiện liên quan đến việc thực thi công vụ của Cơ quan Thuế Đe xuất, kiến nghị với lãnh đạo Cơ quan Thuế biện pháp xử lý đối với các bộ phận thuộc Cơ quan Thuế, công chức thuế vi phạm chính sách, quy định pháp luật, quy chế, nội quy, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế phát hiện khi kiểm tra nội bộ và giãi quyết khiếu nại

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý đối với NTNN của các

bộ phận chức năng: tuyên truyền hồ trợ, kê khai kế toán thuế, thanh tra kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, các bộ phận này có hoàn thành kế hoạch không,

có nghiêm túc thực hiện kế hoạch theo quy định không

Giám sát việc thực hiện các quyết định Kiếm toán, thanh tra kiểm tra của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác

Tổng họp, báo cáo kết quá công tác kiểm tra nội bộ, công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến nội bộ Cơ quan Thuế, công tác thực hiện các

kế hoạch đã được xây dựng trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi các quy định, quy trình nghiệp vụ, các biện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức thuế

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế nhà thầu nước ngoài

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế nói chung và quản

lý thuế NTNN nói riêng, bao gồm yếu tố chủ quan của Cơ quan Thuế và các yếu

tố khách quan bên ngoài

* Yeu tổ chủ quan của Cơ quan Thuế:

- Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: Trong bối cảnh hiện nay, chính sách thuế thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh cho phù họp với tình hình phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới Người nộp thuế thực hiện theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp, tự chịu trách nhiệm nên việc tuyên truyền chính sách thuế là một yếu tổ hàng đầu tác động lên nhận thức của người nộp

24

Trang 33

thuê Đôi với NTNN, việc tuyên truyên các chính sách mới giúp NTNN hiêu được quyền và nghĩa vụ của mình, hiểu mọi hành vi trốn thuế, gian lận về thuế

là hành vi vi phạm pháp luật Ngành thuế cần phải đa dạng hóa hình thức tuyên truyền hồ trợ, thủ tục hành chính rõ ràng, nhanh chóng, cung cấp các dịch vụ công tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện đúng các quy định của pháp luật Thực hiện tốt công tác hỗ trợ NNT giúp giảm chi phí quản lý của Cơ quan Thuế cũng như chi phí của người nộp thuế

- Năng lực, kỳ năng của cán bộ thuế: Trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của đời sống xã hội, nguồn nhân lực luôn là yếu tố tiên quyết tới sự thành công hay thất bại Năng lực, kỳ năng xử lý công việc của cán bộ thuế là yếu tố quan trọng nhất trong công tác quản lý thuế Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ thuế có vai trò quyết định đến sự thành công và tính hiệu quả của công cuộc thực hiện quản lý thuế Nếu đội ngũ nhân lực cao, có trình độ, phương pháp làm việc khoa học, hiện đại thì sẽ hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ đề

ra Neu đội ngũ cán bộ thuế không nắm vừng hệ thống chính sách pháp luật thuế nói riêng và Luật kinh tế, thương mại, các hiệp ước quốc tế nói chung; không tinh thông quy trình nghiệp vụ và không có những phương thức làm việc khoa học thì công tác quản lý thuế không thể đạt hiệu quả cao và ngược lại Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự phát triển các ngành nghề và hoạt động sản xuất kinh doanh cùa các NTNN ngày càng đa dạng, phức tạp thì đòi hỏi sự chuyên sâu, chuyên nghiệp cùa cán bộ thuế càng phải được nâng cao NTNN liên quan đến nhiều điều ước, hiệp định quốc tế, liên quan đến chính sách của nhiều quốc gia khác nhau Do đó càng đòi hỏi cán bộ thuế quản lý trực tiếp các NTNN phải có trình độ chuyên môn cao về nghiệp vụ kế toán, quản lý tài chính, nắm chắc Luật quản lý thuế, Luật kinh tế, Luật doanh nghiệp đồng thời sử dụng tốt các phần mềm quản lý thuế, khai thác tốt các ứng dụng quản lý thuế; nhiệt tình thân thiện khi hỗ trợ giải đáp cho các NTNN các vướng mắc về chính sách, tạo được lòng tin đối với NTNN

- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất hiện đại hóa, trụ sở ở vị trí thuận lợi, phòng làm việc sắp xếp khoa học, hệ thong thông tin hiện đại nhất là về ứng dụng quản

25

Trang 34

lý thuê là yêu tô quan trọng trong quản lý thuê, giúp ngành thuê quản lý hiệu quả, chính xác thông tin, nghĩa vụ của NNT, kịp thời phát hiện các nguyên nhân sai sót để xử lý điều chỉnh Trước đây, khi chưa ứng dụng CNTT trong quản lý, cán

bộ thuế phải mở sổ bộ theo dõi thủ công thì số liệu không được cập nhật kịp thời,

có nhiều sai sót Khi có sai sót thì phải tính toán thủ công tốn nhiều thời gian công sức mà rủi ro cao Sau khi được trang bị máy vi tính, triển khai nhiều hệ thống ứng dụng quản lý cán bộ thuế có thể tra cứu thông tin, trạng thái của NNT một cách chính xác, nhanh chóng Trang Web của ngành Thuế được cập nhật đầy

đủ các thông tin, văn bán chính sách thuế, thông tin cảnh báo xấu đối với NNT

có hành vi gian lận, trốn thuế giúp NNT cập nhật chính sách hiện hành, hạn chế rủi ro khi lựa chọn đối tác họp tác, cung cấp dịch vụ

- Chính sách pháp luật về thuế NTNN: Đã có thông tư hướng dẫn cụ thể

về đối tượng, cách xác định số thuế phải nộp đối với NTNN Tuy nhiên, đôi khi chính sách chưa được điều chỉnh kịp thời với xu hướng phát triển của nền kinh

tế hoặc có sự không phù hợp giữa chính sách trong nước và khu vực hay một số nước, dẫn đến sự không thống nhất giữa Cơ quan Thuế và NTNN, việc giải quyết vượt quá thẩm quyền của Cơ quan Thuế địa phương hay rộng hơn là vượt quả thẩm quyền của Ngành thuế là những thách thức lớn đối với công tác quản lý thuế NTNN của Cơ quan Thuế

- Hình thức cưỡng chế, phạt VPHC: Hình thức phạt, mức phạt, biện pháp cưỡng chế phù hợp là yếu tố hỗ trợ ngành thuế quản lý thuế một cách hiệu quà Hình thức phạt đối với NNT vi phạm quy định về khai thuế, đăng ký thuế, trốn thuế hay mức phạt đối với các hành vi đó là hình thức nhắc nhở để NNT chịu trách nhiệm về vi phạm của mình từ đó có sự đầu tư cập nhật chính sách, chấp hành nghiêm túc quy định về thuế hơn Trên thực tế, mức phạt và tỷ lệ phạt đã được quy định cụ thể cho từng hành vi vi phạm và được điều chình nhiều lần cho phù họp với từng thời kỳ Việc lựa chọn, áp dụng biện pháp cường chế thi hành quyết định hành chính thuế phù hợp giúp Cơ quan Thuế đăm bào thu được tiền phạt, tiền nợ thuế vào NSNN

26

Trang 35

- Công tác phôi họp trong nội bộ ngành Thuê và giữa ngành Thuê với các

Sở ban ngành liên quan' Đe thực hiện tốt công tác quản lý thuế đối với NTNN, huy động đúng, đủ nguồn thu cho NSNN, bên cạch các yếu tố cần thiết như đã nêu trên, thì Cơ quan Thuế cần phải nắm bắt kịp thời các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của NTNN Với đặc thù hoạt động quản lý thuế theo mô hình chức năng hiện nay cúa ngành thuế, đòi hởi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các

bộ phận chức năng trong nội bộ ngành thuế thì cán bộ thuế ở mỗi khâu công việc mới có được cách đánh giá nhìn nhận bao quát về tinh hình hoạt động của NTNN

để đưa ra phương thức quản lý phù hợp Ngoài ra, việc trao đổi thông tin thường xuyên, kịp thời giữa Cơ quan Thuế với hệ thống các Ngân hàng thương mại, Kho Bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thị trường, Công an, Hải quan sẽ hỗ trợ cho Cơ quan Thuế dễ dàng phát hiện ra các hành vi phạm của NTNN như: kê khai sai, trốn thuế, nợ thuế Việc phối họp không đồng bộ, thiếu nhất quán dẫn tới việc nắm bắt thông tin về NTNN thiếu chính xác, không đầy đủ tạo cơ hội cho NTNNT không thực hiện nghĩa vụ thuế, thất thu cho NSNN

* Yếu tố khách quan từ bên ngoài'.

- Trình độ hiểu biết pháp luật thuế của NTNN: Đại diện hoặc kế toán của

NTNN nắm bắt, cập nhật kịp thời các chính sách, quy định về kê khai, nộp thuế đối với thuế nhà thầu thì sẽ kê khai thuế, tính số thuế phải nộp đúng, đủ theo quy định

Ý thức chấp hành Luật quàn lý thuế của các NTNN: nhìn chung các NTNN đều có ý thức tốt trong việc chấp hành chính sách pháp luật nói chung và luật quản lý thuế nói riêng

Năng lực tài chính của NTNN: Năng lực tài chính ảnh hưởng đen việc người nộp thuế có nguồn tài chính để nộp kịp thời các khoản thuế đã giữ lại của các nhà thầu hay nợ thuế để chiếm dụng vốn

- Tác động của các biến động kỉnh tế, chính trị trong nước và quốc tế:

biến động về kinh tế, chính trị có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà thầu do đó ảnh hưởng đến số thu Ngân sách nhà nước của địa phương

27

Trang 36

1.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý thuế nhà thầu nước ngoài

Việc đánh giá công tác quản lý thuê được thực hiện theo quyêt định sô 688/QĐ-TCT ngày 22/4/2013 cùa Tổng cục Thuế về việc ban hành hệ thống chỉ

số đánh giá hoạt động quăn lý thuế

* Các tiêu chí đánh giá quản lý thuế

- Tỷ lệ các đon vị phải kê khai thuế nhà thầu trên số các đơn vị quản lý

- Số lượng doanh nghiệp nước ngoài có phát sinh kê khai thuế nhà thầu

- Số lượng nhà thầu nước ngoài trong một doanh nghiệp

- Ket quả thu nộp thuế nhà thầu nước ngoài, tình hình nợ đọng, nợ ảo thuế nhà thầu

- Cơ cấu của tùng sắc thuế trong tổng số thu thuế nhà thầu

- Ket quả truy thu qua thanh tra, kiểm tra thuế nhà thầu nước ngoài

- Số lượng, trình độ cán bộ công chức làm công tác quản lý thuế nhà thầunước ngoài

* Ngoài ra để đánh giả công tác quản lý thuế NTNN cần xem xét thêm một

r

sô tiêu chí sau:

- Số lượng văn bản của NNT liên quan đến chính sách thuế NTNN và kết quả giải đáp của Cơ quan Thuế (Đánh giá công tác tuyên truyền hồ trợ NNT)

- Sô thuê nhà thâu phát hiện qua công tác thanh tra, kiêm tra trên sô thuê nhà thầu do NNT tự khai (Đánh giá mức độ hiểu biết chính sách và chấp hành Luật quản lý thuế của NNT)

- Tổng nợ thuế nhà thầu trên tổng thu thuế nhà thầu vào NSNN (Đánh giá

Trang 37

- Withholding income tax - thuê khâu trừ tại nguônTrong đó, đối tượng nhận thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, còn đối tượng chi trả thu nhập thì phải chịu thuế khấu trừ tại nguồn Trong một số trường hợp, ngoài khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính, đối với khoản thu nhập phát sinh từ Nhật Bản, nếu doanh nghiệp có giấy chứng nhận của

cơ quan quản lý thuế xác nhận rằng những khoản thu nhập này có liên quan đến CSTT và sẽ được tính vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính để tính thuế TNDN thì doanh nghiệp sẽ được miễn thuế khấu trừ tại nguồn

về thuế suất và cách tính thuế: Thuế suất thuế khấu trừ tại nguồn được quy định chung là 20% trên tổng số thu nhập chịu thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp có mức thuế suất cao nhất vào khoảng 45%, thuế suất này quy định theo địa phương và quy mô doanh nghiệp (Doanh thu, vốn và lượng nhân viên)

Theo hệ thống thuế điều chỉnh đối tượng DNNN cùa Nhật Bản, cơ sở để tính thu nhập chịu thuế và thuế suất dựa trên sự kết hợp của hai yếu tố là loại thunhập phát sinh tại Nhật và loại cơ sở thường trú DNNN có tại Nhật Bản chứ không chỉ dựa trên việc tồn tại “cơ sở thường trú” Việc quản lý nhà thầu nước ngoài đều được ứng dụng CNTT hiện đại để xây dựng và hệ thống dữ liệu

* Thuê NTNN ở Singapore

Các loại hình thu nhập thuộc diện chịu thuế và thuế suất tương ứng:

- Tiền lãi khi cho vay vốn, tiền hoa hồng khi cung cấp dịch, doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản: thuế suất 15%

- Doanh thu từ tiên bản quyên: thuê suât 10%

- Phí quản lý, hồ trợ trong việc quản lý /điều hành, kinh doanh hay nghề nghiệp có thuế suất 18%

- Doanh thu từ các hoạt động tàu biển: chịu thuế suất từ 1% đến 10%

7

Việc NTNN có cơ sở thường trú tại Singapore hay không là căn cứ đê xác địnhNTNN không phải nộp thuê hay phải nộp thuê Nêu các NTNN được xác định là cư trú tại Singapore sẽ tuân thủ các quy định về kê khai và nộp thuế như các doanh nghiệp trong nước hay các doanh nghiệp thành lập theo luật pháp của Singapore Các NTNN không cư trú tại Singapore sẽ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn Neu nhà

29

Trang 38

thâu nước ngoài đên từ các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuê hai lân với Singapore thì mức thuế suất thuế NTNN có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm Công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài của Singapore được ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.

* Thuế NTNN ở Thái Lan

Thuế này áp dụng đối với nhiều loại thu nhập chi trả cho các pháp nhân

Số thuế khấu trừ phụ thuộc vào loại thu nhập và vị trí của bên được nhận thanh JL • • • • JL • • •toán Thuế suất đối với một sổ loại thu nhập chịu thuế nhà thầu tại nguồn như sau:

Cổ tức: thuế suất 10% đối với cổ tức chi trả công ty trong nước và nước ngoài Lãi cho vay: thuế suất 1% áp dụng đối với lãi vay chi trả từ các tổ chức tài chính (ngân hàng, công ty tài chính hoặc công ty tín dụng) cho các công ty trong nước không phải là tổ chức tài chính Mức thuế suất 10% áp dụng đối với lãi vay

do các tổ chức tài chính chi trả cho các hiệp hội hoặc các quỹ tín dụng Và mức thuế suất 15% áp dụng đối với lãi trả cho các công ty nước ngoài

Tiền bản quyền: thuế suất 3% đối với tiền bản quyền trả cho các công ty

và các công ty hợp danh pháp nhân trong nước Mức thuế suất 10% đối với bản quyền chi trả cho các hiệp hội và các quỳ Và thuế suất 15% đối với bẳn quyền trả cho các công ty nước ngoài

Thuế suất khấu trừ tại nguồn đối với công ty nước ngoài có thể được miễn hoặc giảm theo các hiệp định thuế có liên quan Thuế khấu trừ tại nguồn phái được nộp cho chính quyền địa phương cấp huyện trong vòng bảy ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng phát sinh thu nhập

Qua việc nghiên cứu và phân tích chính sách thuế nhà thầu của các nước

có thể nhận định:

về đổi tượng nộp thuế' Các nước đều áp dụng nguyên tắc đánh thuế theo thường trú và không thường trú Thật vậy, hầu hết các quốc gia đều xem các tổ chức, cá nhân không thường trú tại nước đó, nếu có thu nhập phát sinh có nguồn gốc từ nước này đều là đối tượng phải nộp thuế nhà thầu tương ứng Tuy nhiên, mồi nơi lại có quy định khác nhau cũng như định nghĩa khác nhau về thế nào là

30

Trang 39

thường trú hoặc không cư trú.

về đồi tượng chịu thuế' Đối tượng chịu thuế thường là các khoản thu nhập

do một tổ chức hoặc cá nhân trong nước chi trả cho một tổ chức, cá nhân nước ngoài Đa số các nước xác định đối tượng chịu thuế là cổ tức, lãi cho vay, tiền bản quyền, thanh lý, nhượng bán các tài sản khác nhau

về giảm trừ thuế nhà thaw Dù là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh hay không thì hầu hết đều có tham gia ký kết các Hiệp định thương mại song phương cũng như đa phương mà thông thường là các nước sẽ ký với nhau Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, và nếu các cá nhân hay tổ chức nhận được chi trả

mà thuộc những quốc gia đã cam kết thì sẽ được cắt giảm thuế suất ở một mức nhất định tùy vào điều kiện cụ thể

về thuế suất thuế nhà thaw Các quốc gia đều có quy định một mức thuế suất cụ thể đối với từng đối tượng chịu thuế khác nhau Hầu hết các mức thuế suất này đều là tỷ lệ phần trăm cố định trên giá trị chịu thuế

về quản lý thu và nộp thuế' Đa số các nước quản lý thuế dưới hình thức cấp mã số thuế cho từng đổi tượng cụ thể, các tổ chức tự kê khai, nộp thuế và quyết toán theo năm tài chính của nước đó Cơ quan Thuế của các nước này đều yêu cầu rằng những cơ quan hay cá nhân đã chi trả các khoản cho phía nước ngoài

sẽ tự động giữ lại một phần theo tỷ lệ đã quy định đối với khoản thanh toán đó

và nộp thay cho phía nước ngoài

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại Thành phố Hồ

Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trung tâm của các tỉnh phía Nam, là nơi thu hút số lượng rất lớn các nhà đầu tư nước ngoài, vãn phòng đại diện các doanh nghiệp nước ngoài, bên cạnh đó Thành phố Hồ Chí Minh còn có Cảng Sài Gòn do đó dịch vụ vận tải biển rất phát triển, hàng hóa xuất nhập khẩu của các tỉnh lân cận chủ yếu thông qua Cảng Sài Gòn Vì vậy, thuế NTNN của Thành phố Hồ Chí Minh thu lớn nhất trong cả nước và đã đóng góp một phần không nhỏ trong số thu của Thành phố

31

Trang 40

Tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, quản lý nhà thầu nước ngoài được giao cho Phòng Thanh tra kiểm tra thuế 1 quản lý Phòng Thanh tra kiểm tra thuế

1 phân công bộ phận chuyên quản chuyên quản lý khối nhà thầu mà không theo dõi chung với các đơn vị mua hàng hóa, dịch vụ của nhà thầu Bộ phận này thu thập thông tin, dữ liệu của các nhà thầu nhập vào ứng dụng quản lý để phân tích, cảnh báo cáo trường hợp rủi ro, kê khai sai để có biện pháp xử lý kịp thời

Hàng năm, lập kế hoạch và tổ chức thanh tra kiểm tra khối nhà thầu nước ngoài theo từng chuyên đề riêng

Việc phân công quản lý như vậy đem lại hiệu quả rất cao trong việc quăn

lý các nhà thầu nước ngoài Công chức quản lý hiểu biết chuyên sâu về đặc điểm từng loại hình dịch vụ nhà thầu cung cấp, qua đó xác định chính xác số thuế nhà thầu phải nộp tránh thất thu NSNN

1.3.3 Kinh nghiệm quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội và là một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh, năm 2020 đứng thứ 7 toàn quốc và đứng thứ 3 khu vực đồng bằng Sông Hồng Trên địa bàn tĩnh hiện đang có hơn 30 quốc gia đang đầu tư, với 15 khu công nghiệp đang hoạt động

Năm 2020, tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt 24.345 tỷ đồng đạt 107% dự toán Tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, quản lý nhà thầu nước ngoài được giao cho Phòng Thanh tra kiểm tra thuế 1 quản lý Phòng Thanh tra kiếm tra thuế 1 không phân công bộ phận chuyên quản chuyên quản lý khối nhà thầu

mà theo dõi chung với các đơn vị mua hàng hóa, dịch vụ của nhà thầu

Hàng năm, lập kế hoạch và tổ chức thanh tra kiểm tra đối với khối nhà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng thời cùng lúc thực hiện kiểm tra các NTNN có hợp đồng nhà thầu với doanh nghiệp được kiểm tra mà không thanh tra kiểm tra theo từng chuyên đề riêng

Việc phân công quản lý như vậy chưa đem lại hiệu quả cao trong việc quản

lý các nhà thầu nước ngoài Vì nhà thầu nước ngoài là một loại hình doanh nghiệp

32

Ngày đăng: 10/06/2022, 17:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Hoàng Xanh, Khoa Thành (2010), cần hoàn thiện chính sách quản lý thuế đổi với nhà thầu nước ngoài, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: cần hoàn thiện chính sách quản lý thuế đổi với nhà thầu nước ngoài
Tác giả: Hoàng Xanh, Khoa Thành
Năm: 2010
5. Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” bảo vệ tại Đại học kinh tế quốcdân. Luận án đã phân tích, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quản lý thuế ở Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dương
Năm: 2011
6. Phạm Quang Huy (2009), Luận văn thạc sĩ “Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Tác giả: Phạm Quang Huy
Năm: 2009
10. Vũ Văn Hóa, Lê Xuân Nghĩa (2006 - 2010), Một số vẩn đề cơ bản về tài Chinh - Tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, Đề tài cấp Nhà Nước, MS: ĐTĐL - 2005/25G. Bộ KH &amp; CN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vẩn đề cơ bản về tài Chinh- Tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
14. Hugh Nineham (2010), International tax and privat client, International news 15. Vietnam New Brief about FCWT (2012) - PricewaterhouseCoopers Sách, tạp chí
Tiêu đề: International tax and privat client
Tác giả: Hugh Nineham
Năm: 2010
18. Thavom Rujivanajom (2012), Thai tax 2012 booklet, PWC, ppNGƯỒN INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thai tax 2012 booklet, PWC
Tác giả: Thavom Rujivanajom
Năm: 2012
2. Bùi Ngọc Tuấn (2011), Kinh nghiệm để khỏi nộp thuế oan, http://www.baomoi.com/Kinh-nghiem-de-khoi-nop-thue-oan/126/5545232.epi, ngày 13/01 /2011 Link
19. Trang web của Bộ Tài chính - http://mof.gov.vn, Tổng Cục thuế http://www.gdt.gov.vn, và trang web của một số cục thuế địa phương Link
1. Bộ Tài chính (2011), Nghiệp vụ thuế nhà thầu, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Khác
4. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29/11/2006 Khác
7. Thông tư số 133/2004/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, Bộ Tài chính ban hànhngày 31/12/2004 Khác
8. Thông tư số 156/2013/TT-BTC hướng dẫn dẫn thi hành một số điều cùa Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính Phủ Khác
9. Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam Khác
11. Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng kết giai đoạn 2016-2020.97 Khác
12. ACC A (2011), Understanding withholding tax rule in Singapore, SA Technical Khác
13. Dinh Hien Minh (2010), Chapter 5 - Survey on Business costs in Major CLMV Cities: Case of Vietnam’s Ha Noi, Ho Chi Minh and Da Nang cities Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Kết quả thu NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - Quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc
Bảng 3.1 Kết quả thu NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49)
Bảng  3.3. THỤC HIỆN  THƯ NGÂN SÁCH NHÀ  NƯỚC 5 NẢM - Quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc
ng 3.3. THỤC HIỆN THƯ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5 NẢM (Trang 54)
Bảng 3.4: So sánh tông thu thuê NTNN vói tông thu nội địa - Quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc
Bảng 3.4 So sánh tông thu thuê NTNN vói tông thu nội địa (Trang 58)
Bảng 3.5. Phân tích số thu thuế NTNN giai đoạn 2016-2020 - Quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc
Bảng 3.5. Phân tích số thu thuế NTNN giai đoạn 2016-2020 (Trang 59)
Bảng 3.6: số thu thuế NTNN thu đưọ’c từ các loại hình dịch vụ - Quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc
Bảng 3.6 số thu thuế NTNN thu đưọ’c từ các loại hình dịch vụ (Trang 62)
Bảng 3.8. Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế - Quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc
Bảng 3.8. Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế (Trang 67)
Bảng 3.9: Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế - Quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc
Bảng 3.9 Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế (Trang 68)
Bảng 3.10. Số thuế NTNN truy thu qua thanh tra, kiểm tra - Quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc
Bảng 3.10. Số thuế NTNN truy thu qua thanh tra, kiểm tra (Trang 70)
Bảng 3.11: Kết quả thực hiện công tác Tuyên truyền và hỗ trợ - Quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc
Bảng 3.11 Kết quả thực hiện công tác Tuyên truyền và hỗ trợ (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w