ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đối tượng
- Lợn thịt nuôi tại trại giống vật nuôi Tân Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Lợn thịt nuôi tại trại giống vật nuôi Tân Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian thực tập: từ ngày 10/12/2020 đến ngày 01/06/2021.
Nội dung thực hiện
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt tại trang trại
- Thực hiện công tác phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại
- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại.
Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1.Các chỉ tiêu theo dõi
- Điều tra cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại
- Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn
- Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn lợn thịt
3.4.2 Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin
3.4.2.1.Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại bản thân tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập
3.4.2.2 Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn thịt tại trang trại
Quy trình chăn nuôi lợn tại trang trại được thực hiện theo tiêu chuẩn của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, với việc sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, giàu dinh dưỡng Trong giai đoạn sinh trưởng, lợn được cho ăn bằng máng tự động với các loại thức ăn 550SF, 551F, và 552F Đến giai đoạn kết thúc, lợn chuyển sang sử dụng thức ăn 553F Quy trình này cũng áp dụng cho những trường hợp đàn lợn ăn yếu, không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng.
3.4.2.3 Phương pháp thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn thịt
- Thực hiện nghiêm quy tắc phòng bệnh cho đàn lợn thịt, lịch phòng bệnh bằng vaccine cho đàn lợn được trình bày dưới bảng 3.1
Bảng 3.1 Lịch tiêm phòng vaccine được áp dụng cho lợn tại trại Tuần tuổi Loại vaccine Cách dùng Phòng bệnh
2 PRRS Tiêm bắp thịt Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
3 Myco + Circo Tiêm bắp thịt Suyễn + hội chứng còi cọc
5 CFS1 Tiêm bắp thịt Dịch tả lần 1
Để xác định tình hình nhiễm bệnh dịch tả trên đàn lợn thịt, chúng tôi thực hiện việc theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng Việc đánh giá tình trạng sức khỏe được thực hiện bằng mắt thường, chú trọng vào các biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài và các dịch rỉ viêm.
3.4.2.4 Phương pháp chẩn đoán bệnh trên lợn thịt
Hàng ngày, vào lúc 7h00 sáng, cần tiến hành quan sát trực tiếp đàn lợn để phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe Việc này giúp chẩn đoán kịp thời các bệnh trên đàn lợn thịt, phân biệt rõ ràng giữa lợn khỏe mạnh và lợn ốm.
+ Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh đi lại bình thường, nhanh nhẹn không sưng khớp, không có các tổn thương
+ Mắt mở to, sáng, khô ráo, không bị sưng, không có rử, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không đỏ tía
Tai lợn có màu tím, đỏ hoặc xanh có thể là dấu hiệu của bệnh sốt, dịch tả hoặc tai xanh Ngoài ra, màu sắc phân của lợn cũng có thể biến đổi bất thường: phân màu trắng thường liên quan đến bệnh phân trắng ở lợn con, phân màu đen là dấu hiệu xuất huyết dạ dày hoặc ruột non, trong khi phân màu đỏ có thể cho thấy có xuất huyết ở ruột già.
Mùi phân bất thường, đặc biệt là mùi tanh khắm, có thể là dấu hiệu của bệnh dịch tả Ngoài ra, sự thay đổi về lượng và màu sắc của nước tiểu cũng cần được chú ý; nước tiểu ít và có màu đỏ có thể chỉ ra tình trạng xuất huyết, trong khi màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận hoặc bàng quang Màu đỏ sẫm có thể liên quan đến ký sinh trùng đường máu, trong khi nước tiểu màu vàng có thể là biểu hiện của bệnh gan.
Phân mềm thành khuôn, không quá lỏng hoặc táo, với màu sắc phụ thuộc vào chế độ ăn uống, thường từ xanh lá cây đến nâu, không có màu đen hoặc đỏ Phân không có màng trắng bao quanh, không chứa ký sinh trùng và không có mùi tanh, hôi khó chịu.
+ Lợn đi tiểu bình thường, nước tiểu trong nhiều không có màu bất thường
Trạng thái mệt mỏi và ít vận động của động vật thường biểu hiện qua việc chúng nằm tách đàn hoặc lùi vào lớp lót chuồng Chúng có thể đi lại một cách siêu vẹo, kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn Ngoài ra, lưng của chúng có thể gồng lên do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.
+ Nhiệt độ cơ thể thường tăng cao 40-42℃ Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường Hơi thở nóng
+ Cơ thể có những những dấu hiệu bất thường, tai chuyển sang màu đỏ hoặc màu xanh do nhiễm dịch tả hoặc PRRS
Từ đó chúng ta căn cứ vào các triệu chứng đặc trưng của từng loài bệnh, kết hợp với viêc khám lâm sàng để chẩn đoán, xác định
3.4.2.5 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu khác
-Tỷ lệ mắc bệnh (%) = số lợn mắc bệnh x 100
-Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = số con khỏi bệnh x 100
-Tỷ lệ chết (%) = số con chết x 100
Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu thu thập được đã được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [14] thông qua phần mềm Microsoft Excel 2007.