NỘI DUNG CHÍNH
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO
Hình 1.1 Logo của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO
(Nguồn: Website https://www.sapo.vn/)
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo
- Tên giao dịch: SAPO TECHNOLOGY JCS
- Tên tiếng anh: SAPO TECHNOLOGY JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: SAPO TECHNOLOGY JSC
- Trụ sở: P1006, B6 Khu đô thị Mỹ Đình 1, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
+ Chi nhánh 1: Lầu 3 - Tòa nhà Lữ Gia - số 70 Lữ Gia-Phường 15 - Quận 11 - TP.HCM
+ Chi nhánh 2: Số 124 - Đường Lê Đình Lý - Phường Vĩnh Trung - Quận Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng
+ Chi nhánh số 3: Số 127 - Đường Lý Thường Kiệt - Phường Lê Lợi – Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
- Website: http://www.sapo.vn/
- Đại diện pháp luật: Trần Trọng Tuyến
- Slogan: “SAPO - Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam”
- Sứ mệnh kinh doanh: “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn”
1.2 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO
SAPO, viết tắt của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO, chuyên cung cấp website và phần mềm quản lý bán hàng cho doanh nghiệp Với hơn 11 năm kinh nghiệm, công ty đã nỗ lực không ngừng để trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất phần mềm tại Việt Nam.
Dưới đây là những cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển và hình thành của SAPO:
- Ngày 20/08/2008: SAPO chính thức được thành lập
- Năm 2010: SAPO cho ra mắt giải pháp bán hàng Bizweb
- Năm 2012: Bizweb được trao tặng danh hiệu Sao Khuê năm 2012 với hơn
- Tháng 9/2013: SAPO mở thêm chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh
- Năm 2013: Bizweb được ghi danh vào giải thưởng Sao tài đất Việt 2013 với hơn 4000 khách hàng và Sao Khuê năm 2012 với hơn 2000 khách hàng
- Tháng 1/2014: Quỹ đầu tư Cyberagent Ventures đầu tư vào Bizweb
- Tháng 10/2014: SAPO cho ra mắt phần mềm quản lý bán hàng thông minh Sapo.vn
- Năm 2015: SAPO được trao tặng giải thưởng Sao Khuê với hơn 5000 khách hàng
- Tháng 4/2018: Bizweb và Sapo chính thức hợp nhất trở thành nền tảng quản lý bàn hàng đá kênh SAPO với hơn 43000 khách hàng
- Tháng 6/2019: SAPO ra mắt phần mềm quản lý nhà hàng CAFE SAPO FNB
- Tháng 8/2019: SAPO ra mắt phần mềm quản lý bán hàng online SAPO
Hình 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO
(Nguồn: Website https://www.sapo.vn/)
1.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty Công ty Cổ phần công nghệ SAPO
Công ty Cổ phần công nghệ SAPO được Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 19 tháng 1 năm 2009, với các mã ngành kinh doanh đã đăng ký.
Bảng 1.3 Danh mục các mã nghành kinh doanh của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO
3319 Sửa chữa thiết bị khác
Chi tiết: Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành máy móc, thiết bị công ty kinh doanh;
4610 Đại lý, môi giới, đấu giá
Chi tiết: Đại lý hoa hồng
Chi tiết: Thực hiện quyền phân phối bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn) hàng hóa theo quy định pháp luật
4799 Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu
3319 Sửa chữa thiết bị khác
Chi tiết: Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành máy móc, thiết bị công ty kinh doanh;
Chi tiết: Thực hiện quyền phân phối bán lẻ (không thành lập cơ sở bán lẻ) hàng hóa theo quy định pháp luật
6201 Lập trình máy vi tính
6202 Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
Chi tiết: - Dịch vụ nghiên cứu và phát triển thử nghiệm về tư vấn kỹ thuật và công nghệ
6209 Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính
Chi tiết: - Dịch vụ thực hiện phần mềm; - Dịch vụ tư vấn liên quan tới lắp đặt phần cứng máy tính
6311 Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
Chi tiết: - Dịch vụ xử lý dữ liệu (trừ dịch vụ viễn thông)
7020 Hoạt động tư vấn quản lý
Chi tiết: - Dịch vụ tư vấn quản lý (trừ thuế kinh doanh)
(Không bao gồm quảng cáo thuốc lá)
7320 Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
Chi tiết: Dịch vụ nghiên cứu thị trường (không bao gồm thăm dò dư luận)
8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
- Dịch vụ thương mại điện tử; - Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật
8560 Dịch vụ hỗ trợ giáo dục
Chi tiết: Tư vấn giáo dục
9511 Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi
(Nguồn: Website https://masothue.com/)
Trong các lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký, hiện Công ty SAPO cung cấp các giải pháp bán lẻ và thương mại điện tử như:
SAPO POS là phần mềm quản lý bán hàng thân thiện với người dùng, giúp bạn dễ dàng quản lý hàng hóa, doanh thu, lợi nhuận và lỗ lãi Với SAPO POS, việc tính tiền và in hóa đơn cho khách hàng trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
- SAPO WEB: Giải pháp thiết kế Website và bán hàng chuẩn Seo, chuyên nghiệp
- SAPO GO: Giải pháp bán hàng online, giúp người bán hàng trên các kênh thương mại điện tử: Facebook, Lazada, Shopee… quản lý được nhiều kênh và gian hàng
SAPO FNB là phần mềm quản lý nhà hàng và quán cafe toàn diện, hỗ trợ người bán trong việc tạo đơn hàng, sắp xếp bàn, quản lý nguyên liệu chế biến, theo dõi báo cáo hoạt động của nhà hàng và kiểm soát tồn kho nguyên vật liệu hiệu quả.
SAPO Enterprise là giải pháp thương mại điện tử tối ưu cho các doanh nghiệp lớn, cung cấp công nghệ toàn diện giúp quản lý hiệu quả và nâng cao độ phủ thương hiệu.
- SAPO Omnichannel: Giải pháp quản lý bán hàng từ offline đến online: Giúp quản lý xuyên suốt từ Facebook, Website đến cửa hàng và chuỗi cửa hàng
Sapo là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuyên phát triển phần mềm quản lý bán hàng cho các cửa hàng bán lẻ, bao gồm thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm và nhiều lĩnh vực khác Với mục tiêu cung cấp giải pháp công nghệ hiệu quả, Sapo đã hỗ trợ hơn 150,000 doanh nghiệp và chủ kinh doanh tại Việt Nam trong việc quản lý và phát triển kinh doanh Tính đến tháng 12/2020, Sapo đã trở thành nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO
(Nguồn: Website https://www.sapo.vn/)
Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận chính:
Ban giám đốc đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập chính sách và giám sát các quản lý của công ty Ông Trần Trọng Tuyến, đứng đầu Ban giám đốc, có trách nhiệm vạch ra chiến lược toàn công ty, theo dõi hoạt động kinh doanh và xử lý các rủi ro phát sinh.
- Hỗ trợ các trưởng phòng kinh doanh trong việc quản lý các phòng ban
Đặt mục tiêu KPI rõ ràng và cụ thể cho từng giai đoạn trong tháng giúp các phòng kinh doanh dễ dàng xác định và xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm hoàn thành các mục tiêu do ban giám đốc đề ra.
- Đưa ra những chương trình,chính sách giúp đẩy mạnh doanh thu bán hàng của chi nhánh
Ban trợ lý giám đốc
Tham mưu và giúp việc cho TGĐ trong việc điều hành hoạt động của Công ty
Hỗ trợ việc phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
Khối hỗ trợ kinh doanh
Sau khi nhân viên kinh doanh hoàn tất việc ký hợp đồng và xác nhận gói sản phẩm cho khách hàng, bộ phận hỗ trợ kinh doanh sẽ đảm nhận các nhiệm vụ sau đây:
- Tiếp nhận khách hàng đó, hẹn lịch để hỗ trợ về các tính năng cũng như cách sử dụng sản phẩm
- Phối hợp với nhân viên kinh doanh hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng
Phòng Hành chính – Nhân sự:
- Theo dõi, cũng như đề xuất các ý kiến về tình hình nhân sự trong công ty cho ban giám đốc
- Quản lý, điều phối nhân sự trong công ty, cũng như tuyển dụng, hỗ trợ quản lý trong việc sắp xếp lịch phỏng vấn nhân sự
- Giải quyết mọi thắc mắc của nhân viên về các chính sách trong công ty
- Phòng Tài chính – Kế toán:
- Làm báo cáo, cân đối khoản thu chi để phù hợp với tình hình tài chính của công ty
- Tổng kết, tính toán lương cho nhân viên mỗi tháng
- Xét duyệt phiếu thu từ các nguồn vào công ty, hỗ trợ nhân viên kinh doanh trong việc xét duyệt hợp đồng
Khối tăng trưởng Được chia thành các phòng ban như sau:
- Phòng Marketing: Lập các chiến lược Marketing, chạy quảng cáo, hỗ trợ nguồn khách hàng cho nhân viên kinh doanh từ các hoạt động trên
- Phòng PR: Quan hệ, hợp tác với các giới truyền thông, báo chí Lập kế hoạch thực hiện các sự kiện để quảng bá thương hiệu công ty
- Phòng phát triển đối tác: Sapo hiện nay được vinh dự là đối tác lớn của công ty Google tại Việt Nam
- Thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu, thị trường mới
Xác định phạm vi thị trường cho sản phẩm hiện tại và dự báo nhu cầu cho sản phẩm mới là rất quan trọng Cần phân tích hướng tiêu thụ, chiến lược bán hàng và nghiên cứu xu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấu nhu cầu Đồng thời, xác định những đặc thù riêng của từng khu vực và phân khúc thị trường sẽ giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp cận khách hàng.
Khối dịch vụ khách hàng
- Hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc sắp xếp và lưu trữ dữ liệu khách hàng, các chương trình xúc tiến, khuyến mãi bán hàng
Khối công nghệ và phát triển sản phẩm
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bộ phận kỹ thuật cần thường xuyên nghiên cứu và cập nhật sản phẩm, nhằm cung cấp những sản phẩm tối ưu và chất lượng cao nhất.
- Gồm dự án Sapo Express và các dự án mới
- Nghiên cứu các dự án mới và lập kế hoạch thực hiện
- Tính toán tính khả thi, chi phí, hiệu quả hoạt động của dự án
- Lựa chọn các dự án phù hợp
- Vận hành và kiểm soát các dự án đang triển khai
- Tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới
- Tìm kiếm khách hàng qua các công cụ cũng như phương pháp khác nhau
- Gọi điện tư vấn hoặc đi thị trường, mục đích nhằm giới thiệu sản phẩm đến khách hàng
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng
- Chốt hợp đồng với khách hàng cũng như bàn giao lại cho bộ phận kĩ thuật để bên đó hỗ trợ khách hàng về sản phẩm
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, nếu có vấn đề gì thì liên lạc với các phòng ban nhờ hỗ trợ
Các khối phòng ban trên là cơ cấu chuẩn của tổ chức được đặt trụ sở chính tại
Hà Nội có chi nhánh Sapo với các phòng ban chính được rút gọn, bao gồm phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự và phòng dịch vụ hỗ trợ.
Anh Trần Trọng Tuyến, sinh năm 1982, là Nhà sáng lập và CEO của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin tại Đại học Bách khoa Hà Nội, anh bắt đầu sự nghiệp tại một công ty công nghệ với vai trò lập trình viên, từ đó tiếp cận với lĩnh vực thương mại điện tử Tuyến đã lên kế hoạch cho một website TMĐT với mục tiêu đạt 500.000 USD doanh thu trong hai năm, nhưng dự án đã thất bại chỉ sau 18 tháng Vào năm 2008, khi công ty cũ thay đổi chiến lược, Tuyến và nhóm bạn quyết định thành lập công ty riêng Đối mặt với khó khăn tài chính, họ đã chọn nhận các dự án gia công phần mềm để duy trì hoạt động và chuẩn bị cho việc khởi động lại TMĐT khi có đủ điều kiện.
Sapo, được thành lập vào ngày 20/08/2008, đã nhanh chóng khẳng định vị trí hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ bán lẻ và thương mại điện tử Với đội ngũ hơn 1000 nhân viên có trình độ chuyên môn cao, Sapo luôn làm việc với nhiệt huyết và sự sáng tạo, tạo nên một văn hóa trẻ trung và năng động.
2.2.1 Lao động phân theo độ tuổi
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ phân loại đổ tuổi nhân sự của Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021
Theo dữ liệu từ phòng nhân sự, biểu đồ cho thấy Sapo chủ yếu có đội ngũ nhân sự trẻ, với độ tuổi từ 18-25, bao gồm nhiều sinh viên mới tốt nghiệp Tỷ lệ nhân lực trẻ này không chỉ chiếm tỷ trọng cao mà còn tăng đều qua các năm.
- Năm 2020, tỉ trọng nhân viên có độ tuổi 18-25 tuổi tăng 5% so với năm 2019
- Năm 2021, tỉ trọng nhân viên có độ tuổi 18-25 tuổi tăng 2% so với năm 2020
Trong những năm gần đây, công ty đã trải qua sự phát triển mạnh mẽ, dẫn đến việc tăng tỉ trọng nhân lực trẻ trong đội ngũ Để đáp ứng nhu cầu mở rộng, công ty cần tuyển thêm nhân viên trẻ cho các phòng ban, chủ yếu ở các vị trí như nhân viên kinh doanh, thực tập sinh, chuyên viên mua hàng và nhân viên tư vấn, phù hợp với sinh viên mới ra trường.
Sapo là công ty công nghệ, vì vậy nguồn nhân lực trẻ, linh hoạt và am hiểu công nghệ thông tin là rất cần thiết Văn hóa công ty đề cao sức trẻ, nhiệt huyết và tinh thần chiến đấu, điều này rất quan trọng đối với nhân viên bán hàng hiện đại Độ tuổi trên 25 chỉ chiếm số ít, chủ yếu là những nhân viên có kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, đảm nhận các vị trí quản lý và quan trọng trong công ty.
Tuyển dụng mới Nghỉ việc
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện tình hình tuyển dụng nhân sự của công ty SAPO giai đoạn từ năm 2019 đến tháng 12 năm 2021
(Nguồn: Sinh viên tự thiết kế dựa vào số liệu của phòng nhân sự)
Biểu đồ cho thấy sự gia tăng nhanh chóng trong công tác tuyển dụng của bộ phận nhân sự công ty Sapo, với số lượng nhân viên tăng từ khoảng 392 vào năm 2019 lên con số cao hơn vào năm 2020.
Đến năm 2021, số lượng nhân viên trong công ty đã tăng từ 451 lên 462 người Sự gia tăng này phản ánh nỗ lực của bộ phận nhân sự trong việc tuyển dụng nhân viên mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của các bộ phận và cân bằng với số lượng nhân viên nghỉ việc.
Tình trạng nghỉ việc của nhân viên có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2019 ghi nhận 245 nhân viên nghỉ việc, tăng lên 264 nhân viên vào năm 2020, nhưng giảm xuống còn 223 nhân viên vào năm 2021 Sự thay đổi này chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, với số lượng nhân viên nghỉ việc tăng cao trong các đợt bùng phát dịch Ngoài ra, tình trạng nghỉ việc do mâu thuẫn nội bộ rất ít xảy ra, nhờ vào việc cải thiện các chính sách đãi ngộ của công ty đối với nhân viên.
Bảng 2.4 Bảng cơ cấu lao động của Công ty Sapo năm 2021
STT Tên bộ phận Số nhân viên (Người)
2 Khối hỗ trợ kinh doanh 135 12,68
4 Khối dịch vụ khách hàng 102 9,58
5 Khối CN& phát triển sản phẩm 124 11,64
6 Các dự án kinh doanh 57 5,35
Nhìn vào bảng, ta có thể nhận thấy nguồn nhân lực của công ty được đặt nhiều nhất ở khối kinh doanh (586 nhân viên trên tổng số 1065 nhân viên) chiếm
Khối kinh doanh chiếm 55,02% tổng số nhân viên, chủ yếu do nhu cầu tiếp cận thị trường, giao tiếp với khách hàng, bán hàng và xử lý đơn hàng Các chi nhánh của công ty tại các tỉnh thành cũng cần nhiều nhân viên bán hàng thuộc khối này để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Các khối cũng cần nhiều nhân viên gồm có: khối hỗ trợ kinh doanh (135 nhân viên tương ứng 12,68%), khối dịch vụ khách hàng(102 nhân viên tương ứng
9,58%), khối công nghệ và phát triển sản phẩm (124 nhân viên tương ứng 11,64%)
4.3 Các hoạt động TMĐT của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO
Đánh giá hoạt động TMĐT của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO
Bảng 4.12 Ma trận TOWS đánh giá điểm mạng điểm yếu của Công ty Cổ phần công nghệ SAPO
Các yếu tố bên trong
Các yếu tố bên ngoài Điểm mạnh (S)
- Là starup có nguồn lực tài chính lớn
- Có nhiều sản phẩm chia thành nhiều gói dịch vụ phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng
- Sản phẩm có giá rẻ, tính cạnh tranh cao Điểm yếu (W)
- Marketing điện tử đạt hiệu quả nhất định nhưng vẫn còn kém nếu so với các đối thủ trực tiếp
- Công cụ thanh toán khi khách hàng mua hàng còn hạn chế
- Sự phát triển nở rộ của thương mại điện tử những năm gần đây
- Dịch bệnh có xu hướng kéo dài thúc đẩy việc chuyển đổi từ mua bán truyền thống sang
- Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử như thanh toán, tài chính
- Định hướng rõ các gói dịch vụ phù hợp với các nghành hàng khác
- Đẩy mạnh marketing điện tử trên các kênh: Facebook,
- Phát triển Sapo Pay, đồng thời cũng cần mở thêm các hình thưc mua bán trực tuyến
- Nhà nước có nhiều chính sách ủng hộ các doanh nghiệp thương mại điện tử nhau để khách hàng không bị bối rối khi chọn mua
- Tận dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước để phát triển thanh toán online khác để khách hàng thuận lợi khi mua hàng
- Liên kết trực tiếp với các ngân hàng để thanh toán bằng thẻ hoặc tài khoản ngay trên website/app của Sapo
- Nhiều đối thủ mạnh cạnh tranh
- Trong môi trường trực tuyến thì xu hướng và nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi liên tục
- Nhấn mạnh những điểm mạnh của sản phẩm, nhiều gói dịch vụ với giá cả hợp lý
- Luôn cập nhật thường xuyên xu hướng của thị trường và có thay đổi thích hợp kịp thời
- Đưa ra các gói ưu đãi cho các dịch vụ kèm theo, nhân mạnh yếu tố lợi thế về giá cả trong khi marketing
- Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng ngay cả trước khi mua và sau khi mua.