1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

BÀI TẬP NHÓM Môn LUẬT HIẾN PHÁP

65 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm: Môn: Luật Hiến Pháp
Tác giả Nguyễn Thị Loan Anh, Nguyễn Phạm Quỳnh Anh, Võ Ngọc Bảo Hân, Lê Hoàng Mỹ, Lê Phương Thảo
Người hướng dẫn Lưu Đức Quang
Trường học Đại Học Quốc Gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 321,01 KB

Cấu trúc

  •  Thái Vĩnh Thắng, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung, NXB Tư pháp),

  • tr 47

  •  Uông Chu Lưu, Hiến pháp - nền tảng pháp lý vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, <https://bit.ly/3xobHFx>

  •  Patrick Henry (1736-1779) - Thống đốc bang Virginia của Mỹ những năm 1790, một trong những người sáng lập nước Mỹ, thành viên Hội nghị lập hiến 1787, nổi tiếng với tư tưởng cách mạng và tinh thần chống tham nhũng

  •  ABC về Hiến pháp 83 Câu hỏi - Đáp (NXB Thế Giới), Tr 27

  •  ABC về Hiến pháp 83 Câu hỏi - Đáp (NXB Thế Giới) Tr 21.

  •  Đào Trí Út, Vũ Công Giao, Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến - Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam (Viện Chính sách công & Pháp luật, NXB ĐHQG Hà Nội), Tr 11.

  • Trường Đại học Kiểm soát Hà Nội, ‘Bàn về lập hiến’ , <https://bit.ly/2QJo929> truy cập ngày 12/04/2021

  •  Sắc lệnh số 34 ngày 20/9/1945 của Chính phủ lầm thời dân chủ cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1998,tr 391.

  •  Nghị quyết về việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp ngày 02/7/1976 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  •  Nghị quyết số 43/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội về thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992

  •  Vũ Văn Nhiêm, ‘Bình luận khoa học các điều của Hiến pháp nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam’, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr 387

  •  PGS.TS Vũ Văn Nhiêm, tldd

  •  Khoản 1 Điều 85 Hiến pháp hiện hành Brunei.

  •  Khoản 2 Điều 85 Hiến pháp hiện hành Brunei.

  •  Khoản 3 Điều 85 Hiến pháp hiện hành Brunei.

  •  Khoản 1,2,3,4, Điều 37 Hiến pháp Indonesia hiện hành

  •  Khoản 5 Điều 37 Hiến pháp Indonesia hiện hành.

  •  Khoản 1,2 Điều 291 Hiến pháp Thái Lan hiện hành.

  •  Khoản 3,4,5 Điều 291 Hiến pháp Thái Lan hiện hành.

  •  Điều 150,151 HIến pháp Thái Lan hiện hành.

  •  Điều 97 Hiến pháp Lào hiện hành.

  •  PGS.TS.Vũ Thị Hồng Vân (chủ biên), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (NXB Tư pháp 2019), tr. 137.

  •  BS Nguyễn Thế Lương, ‘Hiểu đúng về bệnh ấu dâm’, Dân trí, (30/03/2016), <https://bitly.com.vn/ycw0b4> , truy cập ngày 17/04/2021.

  •  Luật trẻ em 2016.

  •  Hiến pháp Việt Nam 2013, Điều 20(1)

  •  Hiến pháp Việt Nam 2013, Điều 37(1)

  •  Kim Lan, Nguyễn Tú, ‘Ông Nguyễn Hữu Linh là ai?’, Thanh Niên, (05/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/53h9tg>, truy cập ngày 17/04/2021.

  •  Công Nguyên, ‘Ông Nguyễn Hữu Linh thừa nhận ôm, hôn bé gái trong thang máy’, Thanh Niên, (05/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/dx3d97>, truy cập ngày 17/04/2021.

  •  Nhật Linh, ‘Người đàn ông dâm ô bé gái trong thang máy khai chỉ 'nựng' cháu bé chứ không có ý đồ khác’, VTC News, (03/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/ztyx7q>, truy cập ngày 17/04/2021.

  •  T.A, ‘Nhiều người gây náo loạn cửa nhà ông Nguyễn Hữu Linh sau vụ sàm sỡ trẻ’, Lao Động, (05/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/h718v5>, truy cập ngày 17/04/2021.

  •  Tuyết Mai, ‘Hội bảo vệ trẻ em kiến nghị khởi tố vụ dâm ô bé gái trong thang máy’, Tuổi Trẻ, (05/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/d07oxj >, truy cập ngày 17/04/2021.

  •  ‘Dâm ô trẻ em ở Tp.HCM chưa bị khởi tố, người dân dùng ‘công lý đám đông’’, VOA Tiếng Việt, (08/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/xrk1ai>, truy cập ngày 17/04/2021.

  •  Quế Ly, ‘Người dân dán hình nghi phạm dâm ô trẻ em trong thang máy, lên xe ô tô’, Người đưa tin, (21/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/tdvt5r>, truy cập ngày 17/04/2021.

  •  Phước An, ‘Khởi tố cựu viện phó Nguyễn Hữu Linh, điều tra hành vi dâm ô trẻ em’, Vietnamnet, (21/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/g068p2>, truy cập ngày 17/04/2021.

  •  ‘Nguyễn Hữu Linh lĩnh 1 năm 6 tháng tù’, Thư viện pháp luật, (23/08/2019), <https://bitly.com.ViệtNam/28bvyn>, truy cập ngày 17/04/2021.

  •  Quốc Thắng, ‘Nguyễn Hữu Linh bị khởi tố vì dâm ô bé gái trong thang máy’, Việt Nam express, (TPHCM, 21/04/2019), < https://bit.ly/3uRMtxh > truy cập ngày 12/04/2021

  •  Quốc Thắng, tldd

  •  Quốc Thắng, tldd

  •  Quốc Thắng, tldd

  •  Hiến pháp Việt Nam 2013, Điều 20(1)

  •  PGS.TS Vũ Văn Nhiêm, ‘Bình luận khoa học các điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ , Nhà xuất bản Hồng Đức, tr 69-70

  •  Nguyễn Trà, ‘Dân Galaxy 9 mặc áo đồng phục lên án hành vi sàm sỡ bé gái’, Dân trí, (08/04/2019), <https://bit.ly/3wY5akJ >, truy cập ngày 13/04/2021

  •  Nguyễn Trà, tldd

  •  Kim Phượng, ‘Có cần phải "truy cùng, đuổi tận" ông Nguyễn Hữu Linh?’, Người lao động, (TP.HCM, 25/06/2019), < https://bit.ly/3gi47pP >, truy cập ngày 17/04/2021

  •  PGS.TS Vũ Văn Nhiêm, tldd, tr 108 - 109

  •  Tâm An, ‘Nhà của người nghi sàm sỡ bé gái trong thang máy bị bôi bẩn’, Dân trí, (Đà Nẵng, 05/04/2019), < https://bit.ly/2ORfKZL >, truy cập ngày 12/04/2021

  •  Nguyễn Phượng, tldd

  •  Mạnh Quân, ‘Đáng sợ những hình phạt của cộng đồng’, Dân trí, (22/04/2021), <https://bit.ly/3uTqQfY >, truy cập ngày 13/04/2021

  •  Huân Cao, ‘Tòa trả hồ sơ vụ Nguyễn Hữu Linh: Thời hạn điều tra bổ sung trong 1 tháng’, Báo Lao Động (26/06/2019) <https://bitly.com.vn/gx1mat> truy cập ngày 16/04/2021.

  •  Tuyết Mai - Hoàng Điệp, 'Không đủ cơ sở kết luận tay trái ông Nguyễn Hữu Linh có chạm vào người bé gái hay không', Tuổi Trẻ (22/07/2019) <https://bitly.com.vn/pxmr0c> truy cập ngày 16/04/2021.

  •  Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự, hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn xét xử và việc tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.

  •  Sơn Hà, ‘Hành vi dâm ô trẻ em được hiểu thế nào trong luật pháp quốc tế?’, Zing news (15/4/2019) <https://bitly.com.vn/rqd76c> truy cập ngày 17/04/2021.

  •  Quốc Thắng, tldd

  •  Tóm tắt vụ án về bé Lê Thị Nhật Linh: Sáng 24/03/2017, tại thành phố Matsudo, tỉnh Chiba, Nhật Bản, bé Nhật Linh, học sinh lớp 3 bị mất tích khi đang đi bộ tới trường . Sau 2 ngày tìm kiếm, thi thể em được phát hiện ở một con mương gần đó. Thủ phạm giết hại bé gái người Việt được xác nhận là Yasumasa Shibuya, 46 tuổi, hội trưởng phụ huynh tại trường tiểu học của bé Linh. Theo cáo trạng, Shibuya đã bắt cóc bé Linh lên xe hơi của mình khi thấy em trên đường. Sau đó, hắn đã tấn công tình dục nạn nhân, siết cổ rồi bỏ thi thể gần rãnh nước. Ngày 28/11/2017, phiên tòa sơ thẩm xét xử Yasumasa Shibuya đã được diễn ra tại tòa án tỉnh Chiba. Kẻ thủ ác nhận án tù chung thân. Ngày 26/9/2020, phiên tòa phúc thẩm được mở nhưng vẫn chưa đưa ra được kết luận.Vào sáng ngày 23/3/2021, toà án cấp cao Tokyo đã đưa ra kết luận chính thức sau xét xử phúc thẩm Yasumasa Shibuya. Theo đó, Thẩm phán tuyên bố giữ nguyên quyết định tại toà sơ thẩm là tù không thời hạn và bác kháng cáo của cả bên công tố và bên bào chữa. Lý do tòa quyết định giữ y án chung thân, không tăng nặng lên tử hình là vì "không phù hợp luật pháp" và "không hợp lý khi phiên sơ thẩm đã không đưa ra bản án tử hình".

  •  Thúy Hằng, ‘Bé Nhật Linh bị sát hại: Nghẹn ngào tấm bằng tốt nghiệp trao sau 3 năm’, Báo Tuổi trẻ, (07/04,2020), <https://bit.ly/2Qg9T0S>, truy cập ngày 19/04/2021

  •  Quốc Thắng, ‘Nguyễn Hữu Linh bị khởi tố vì dâm ô bé gái trong thang máy’, Báo VN Express, (21/04/2019), <https://bit.ly/3tSPoG9>, truy cập ngày 19/4/2021

  •  Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ, bị cáo Đinh Bằng My, sinh năm 1961, ở thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, là Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn từ ngày 1-7-2014. Từ cuối năm 2016 đến tháng 12-2018, lấy lý do hỏi thăm tình hình học tập, gia đình hoặc nhắc nhở các học sinh vi phạm kỷ luật, Đinh Bằng My đã gọi chín nam học sinh đều học từ lớp 7, lớp 8 và lớp 9 lên phòng làm việc của mình, tại khu điều hành của trường để thực hiện hành vi xâm hại tình dục. Tại cơ quan điều tra, Đinh Bằng My đã khai nhận toàn bộ hành vi xâm phạm tình dục đối với chín nam sinh, có nam sinh bị My xâm hại đến sáu lần. Đinh Bằng My cũng khai nhận, bản thân có vấn đề về sinh lý, nên rất thích sờ, nắn dương vật của các học sinh nam. Bản thân Đinh Bằng My nhận thức được rằng hành vi này là vi phạm pháp luật, nhưng vì nhu cầu của bản thân nên đã có những hành vi như trên. Và sau mỗi lần thực hiện hành vi dâm ô với các học sinh, Đinh Bằng My thường cho các cháu ăn bánh, kẹo, hoa quả hoặc cho tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng và dặn các cháu không được nói chuyện với bất kỳ ai. Đinh Bằng My bị cơ quan chức năng bắt tạm giam từ ngày 15-12-2018 đến 31-5-2019 và được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thanh Sơn thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Đến ngày 19-8-2019, Đinh Bằng My bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ bắt tạm giam.Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tuyên án Đinh Bằng My với tổng mức hình phạt là 8 năm tù về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" và tội "Thực hiện quan hệ tình dục khác đối với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi".

  •  Phạm Dự, ‘Cựu hiệu trưởng bị đề nghị truy tố vì dâm ô nhiều nam sinh’, BáoVN Express, (29/05/2019), <https://bit.ly/3n87Rf0>, truy cập ngày 19/04/2021

  •  Phan Thương, ‘Vụ án Nguyễn Hữu Linh là bài học kinh nghiệm với các cơ quan tố tụng’, Báo Thanh niên, (27/09/2019), < https://bit.ly/3x4vI40 >, truy cập 17/04/2021

  •  Đức Minh, ‘Án lệ’ Nguyễn Hữu Linh và hướng dẫn của Tòa Tối cao’, Báo Pháp luật Tp.HCM, (24/05/2019), < https://bit.ly/3gv9bHR >, truy cập 17/04/2021

  •  Lan Anh, ‘17 cơ quan bảo vệ trẻ, lúc cần vẫn không biết nhờ ai!’, Báo Tuổi Trẻ (27/11/2017), <https://bit.ly/3u4xQGO>, truy cập ngày 25/4/2021.

  •  Quốc Thắng, tldd

  • ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

  • KHOA LUẬT KINH TẾ

  • ---------------

  • BÀI TẬP NHÓM:

  • Môn: LUẬT HIẾN PHÁP

  • Giảng viên phụ trách: Lưu Đức Quang

  • Sinh viên thực hiện MSSV

  • Nguyễn Thị Loan Anh K205012060

  • Nguyễn Phạm Quỳnh Anh K205012059

  • Võ Ngọc Bảo Hân K205012063

  • Lê Hoàng Mỹ K205010713

  • Lê Phương Thảo K205010717

  • MỤC LỤC

  • MỤC LỤC 2

  • DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 4

  • BÀI TẬP SỐ 1 5

  • Lời mở đầu 5

  • 1. TẠI SAO NGƯỜI TA ĐỀ CAO, TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN VÀO QUY TRÌNH LẬP HIẾN? 7

  • 1.1. Khái niệm hiến pháp, lập hiến 7

  • 1.2. Chức năng của Hiến pháp 8

  • 2. SO SÁNH QUY TRÌNH LẬP HIẾN THEO CÁC BẢN HIẾN PHÁP QUA CÁC NĂM: HIẾN PHÁP 1946, HIẾN PHÁP 1959, HIẾN PHÁP 1980 VÀ HIẾN PHÁP 2013. 11

  • 2.1. Điểm giống nhau về quy trình lập hiến 11

  • 2.1.1. Quyết định xây dựng, sửa đổi Hiến pháp 11

  • 2.1.2. Không giới hạn thời gian sửa đổi Hiến pháp 12

  • 2.1.3. Không có quy trình ban hành mới Hiến pháp 12

  • 2.2. Điểm khác nhau về quy trình lập hiến 13

  • 3. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP HIẾN THEO CÁC BẢN HIẾN PHÁP QUA CÁC NĂM: HIẾN PHÁP 1946, HIẾN PHÁP 1959, HIẾN PHÁP 1980 VÀ HIẾN PHÁP 2013. 15

  • 3.1. Điểm giống nhau về quy trình lập hiến 15

  • 3.2. Điểm khác nhau về quy trình lập hiến 17

  • 4. SO SÁNH QUY TRÌNH LẬP HIẾN THEO HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á. 25

  • 5. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP HIẾN THEO HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á. 28

  • 5.1. Brunei 28

  • 5.2. Indonesia 29

  • 5.3. Thái Lan 29

  • 5.4. Lào 31

  • 5.5. Campuchia 31

  • 5.6. Malaysia 32

  • 5.7. Singapore 33

  • 5.8. Myanmar 34

  • 5.9. Philippines 34

  • 5.10. Đông Timor 35

  • BÀI TẬP SỐ 2 36

  • Lời mở đầu 36

  • 1. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT 38

  • 1.1. Quyền con người 38

  • 1.2. Khái niệm “ấu dâm” 38

  • 1.3. Pháp luật Việt Nam đối với hành vi xâm hại tình dục 38

  • 2. GIỚI THIỆU VỤ VIỆC 40

  • 2.1. Tiểu sử nghi phạm 40

  • 2.2. Diễn biến sự việc 40

  • 2.3. Điều tra xét xử 42

  • 3. PHÂN TÍCH HÀNH VI 43

  • 3.1. Chủ thể liên quan 43

  • 3.1.1. Gia đình nạn nhân 43

  • 3.1.2. Bị cáo Nguyễn Hữu Linh 43

  • 3.2. Công luận 45

  • 3.2.1. Trước giai đoạn điều tra xét xử 45

  • 3.2.2. Trong giai đoạn điều tra xét xử 46

  • 3.2.3. Sau khi thi hành án 48

  • 3.3. Cơ quan nhà nước 48

  • 3.4. So sánh Điều 146 BLHS 2015 và Điều 114 BLHS 1999 53

  • 4. BÌNH LUẬN, MỞ RỘNG 54

  • 5. BIỆN PHÁP 59

  • 5.1. Đối với gia đình 59

  • 5.2. Đối với xã hội 59

  • 6. KẾT LUẬN 60

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

  • DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

  • BLHS: Bộ luật Hình sự

  • HĐXX: Hội đồng xét xử

  • TAND: Tòa án nhân dân

  • VKS: Viện kiểm soát

  • UBND: Ủy ban Nhân dân

  • TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

  • BLTTHS: Bộ luật tố tụng Hình sự

  • VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

  • BÀI TẬP SỐ 1

  • ***

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.1

  • Lập hiến bao gồm các hoạt động xây dựng và ban hành Hiến pháp, bổ sung hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và bãi bỏ Hiến pháp.

  • Quy trình lập hiến là trình tự, thủ tục mà các chủ thể tham gia phải tuân theo trong quá trình ban hành hoặc sửa đổi hiến pháp; quy định các chủ thể, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình đó.

  • Cụ thể, ở Việt Nam, quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam theo quy định tại Điều 120 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 như sau:

  • “1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

  • 2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

  • 3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

  • 4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

  • 5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.’’

  • Hiến pháp được coi là đạo luật gốc của quốc gia, đặt nền móng pháp lý vững chắc để xây dựng các đạo luật khác. Từ những chế định, quy phạm được quy định trong Hiến pháp, các đạo luật thông thường mới được đặt ra. Qua đó, những tinh thần, nội dung của bản Hiến pháp được cụ thể hóa và đi vào thực tiễn cuộc sống cũng như tạo được tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, việc lập hiến có vai trò vô cùng quan trọng, cần có sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân cũng như tinh thần dân chủ, trách nhiệm, tâm huyết, trí tuệ và cách làm khoa học2 để có thể tạo ra một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ.

  • Thứ nhất, hiến pháp trao quyền cho các cơ quan nhà nước.

  • Cụ thể, hiến pháp trao quyền lập pháp cho quốc hội hay nghị viện, quyền hành pháp cho chính phủ, và quyền tư pháp cho tòa án. Do đó, sự hiện diện quyền lực của các cơ quan nhà nước là hợp pháp khi và chỉ khi được quy định định trong hiến pháp. Như vậy, hiến pháp là nguồn hình thành nên các quyền lực chính đáng của các cơ quan của Nhà nước.

  • Thứ hai, hiến pháp giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước.

  • Theo Patrick Henry3: “Hiến pháp không phải là công cụ của chính phủ để đàn áp nhân dân, mà là công cụ để nhân dân kiềm chế chính phủ”. Song song với việc trao quyền, hiến pháp xác định các giới hạn pháp lý của việc sử dụng quyền lực để tránh việc lạm quyền, qua đó trở thành công cụ để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, là công cụ chủ yếu để thiết lập trật tự pháp luật, trật tự xã hội. Chức năng giới hạn quyền lực của hiến pháp góp phần hình thành nên chủ nghĩa hợp hiến (constitutionalism) trong một quốc gia.

  • Thứ ba, hiến pháp xác lập và bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân

  • Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp chính là bức tường chắn quan trọng ngăn ngừa các hành vi lạm dụng xâm phạm quyền con người, quyền công dân4. Đồng thời, Hiến pháp cũng là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước, xã hội thừa nhận, tôn trọng và xác lập các cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

  • Thứ tư, hiến pháp là luật cơ bản, tinh thần pháp luật của quốc gia.

  • Hiến pháp chính là cơ sở nền tảng để xây dựng nên hệ thống pháp luật một quốc gia. Tất cả các bộ luật, luật và văn bản quy phạm pháp luật khác ra đời đều phải căn cứ vào tinh thần, nội dung của Hiến pháp để ban hành và thực hiện. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với Hiến pháp đều phải bị bãi bỏ.

  • Thứ năm, hiến pháp xác định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước

  • Trong Hiến pháp có những chế định quy định về cách thức thành lập, các quy tắc tổ chức, vận hành và xác lập mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Dựa vào những chế định này, đạo luật về tổ chức nhà nước sẽ được xây dựng để cụ thể hóa những nội dung quy định trong Hiến pháp.

  • Thứ sáu, hiến pháp là một hình thức xác lập các nguyên tắc pháp luật chung và định hướng cơ bản của sự phát triển đất nước

  • Hiến pháp xác lập các nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quốc phòng, an ninh quốc gia, đường lối đối nội, đối ngoại.

  • Thông qua việc tìm hiểu, phân tích định nghĩa và chức năng năng của Hiến pháp, có thể thấy, Hiến pháp là bản khế ước xã hội trao quyền lực cho nhà nước, đồng thời xác lập, bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Thực tế, không có một bản hợp đồng nào là hợp pháp nếu thiếu đi sự tham gia thỏa thuận của bất kì một chủ thể có liên quan. Do đó, việc tăng cường, chú trọng sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến là yếu tố không thể thiếu bởi lẽ:

  • Thứ nhất, Hiến pháp là bản khế ước xã hội của nhân dân mà ở đó khẳng định quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân trao cho và để phục vụ lợi ích, nguyện vọng của nhân dân; là công cụ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất bảo vệ dân quyền và nhân quyền5. Một bản Hiến pháp dân chủ, văn minh là một bản Hiến pháp mà ở đó: “Nhà nước chịu sự ràng buộc của Hiến pháp là chịu sự ràng buộc của Nhân dân. Quyền nhân dân đối với nhà nước là quyền của chủ nhân, quyền được thực hiện khả năng kiểm soát và giám sát người được giao quyền, ủy quyền”6. Vì vậy tăng cường sự tham gia của nhân dân giúp đảm bảo chủ quyền nhân dân, đảm bảo Hiến pháp phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, ngăn ngừa sự tùy tiện, lạm quyền của các lực lượng chính trị.Tăng cường tính công bằng, minh bạch, trung thực.

  • Thứ hai, sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tìm hiểu và tiếp nhận ý kiến từ nhân dân qua đó thấy được những vấn đề chung của xã hội, của đất nước với góc nhìn sâu sát, thực tiễn hơn. Khi những ý kiến của người dân được tôn trọng, tiếp thu và được chú trọng trong quá trình lập hiến thì sẽ góp phần đảm bảo một bản Hiến pháp ghi nhận và phản ánh đầy đủ ý chí chung của toàn dân; mở ra cánh cửa giải quyết, hàn gắn những mâu thuẫn của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội cũng như đáp ứng được nhu cầu của các nhóm lợi ích khác nhau. Và một khi xã hội đạt được sự đồng thuận và nhất trí cao thì đó cũng chính là biểu hiện cho một xã hội dân chủ trên nền tảng tự do thể hiện ý chí, mà cụ thể ở đây chính là việc người dân được tham gia vào quy trình lập hiến.

  • Thứ ba, Hiến pháp là một hình thức xác lập các nguyên tắc và định hướng cơ bản của sự phát triển đất nước một cách lâu dài mà ở đây, chính nhân dân là người trực tiếp thực hiện, trực tiếp bị ảnh hưởng. Nếu không có sự đồng thuận từ phía nhân dân thì những định hướng đó chỉ có ý nghĩa trên “mặt giấy” mà hoàn toàn vô nghĩa trên thực tế

  • Thứ tư, việc tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình lập hiến sẽ thúc đẩy sự hiểu biết, nâng cao ý thức chính trị, tính tích cực của mỗi công dân, khả năng sử dụng các quyền lợi hợp pháp cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình . Đó là tiêu chí quan trọng đánh giá sự thành công của một bản Hiến pháp vì sự thực thi hiến pháp chỉ có giá trị khi người dân hiểu biết, chấp nhận và sử dụng nó.

  • Thứ năm, gia tăng sự thống nhất giữa chính quyền và nhân dân qua đó tăng tính chính danh và trách nhiệm giải trình của nhà nước trước toàn thể nhân dân.

  • Như vậy, Hiến pháp là một biểu tượng và hiện thân pháp lý của quyền lực, quyền kiểm soát nhân dân với nhà nước. Vì vậy mà không một cá nhân hay cơ quan quyền lực nào có thể xây dựng, sửa đổi Hiến pháp mà không có sự tham gia và đồng thuận của nhân dân. Trong lịch sử, Hiến pháp Nhật Bản dưới thời Minh Trị thiên hoàng năm 1889 chính là trường hợp điển hình trong việc “coi thường” sự đóng góp của nhân dân trong quy trình lập hiến. Hậu quả là dù đã được thông qua những bản Hiến pháp này trên thực tế hoàn toàn không có hiệu lực. Vì vậy việc tăng cường sự tham gia của người dân trong quy trình lập hiến chính là thước đo đánh giá tính dân chủ, tiến bộ.

  • Tính từ thời điểm ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam đến nay, lịch sử lập hiến của nước nhà đã chứng kiến năm lần tiến hành hoạt động lập hiến, thông qua năm bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992, 2013). Nhưng do các quy định về thủ tục lập hiến chưa đầy đủ, cụ thể nên những hoạt động lập hiến nêu trên chủ yếu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, có sự sáng tạo trong từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình đất nước. Cụ thể trong Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 147: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”, quy định trên không nêu rõ các bước thực hiện quy định đó ra sao? Với những quy định trên thì ai là người có quyền đề xuất xây dựng, sửa đổi Hiến Pháp, có cần thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp hay không? Công bố Hiến pháp sẽ như thế nào? Giới hạn của việc sửa đổi Hiến pháp bao gồm những gì? Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 2013 là hai bản duy nhất có quy định cụ thể về các bước trong quy trình lập hiến, quy định tại Điều 70 Hiến pháp năm 1946 và Điều 120 Hiến pháp năm 2013. Điều này giúp phân biệt rõ được quy trình lập hiến và quy trình lập pháp, thể hiện tính trội của quyền lập hiến so với quyền lập pháp. “Để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quy trình lập hiến không thể đồng nhất với quy trình lập pháp hay có thể lấy quy trình lập pháp thay thế cho quy trình lập hiến như hiện nay. Quy trình lập hiến phải được hoàn thiện một cách phù hợp với vị thế của Hiến pháp và đồng thời cũng phải góp phần để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền”7. Trong hệ thống pháp luật nước ta, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước và có hiệu lực pháp lý cao nhất. Các chế định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý cho việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quy định của các ngành luật cụ thể. Do đó, quy trình lập hiến cần được quy định một cách cụ thể, rõ ràng và phải tuân theo một trình tự, thủ tục, chặt chẽ.

  • Thứ hai, đề xuất xây dựng, sửa đổi Hiến pháp

  • Hiến pháp năm 1946 quy định Hiến pháp chỉ được xem xét xây dựng và sửa đổi khi “do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu” (Khoản a Điều 70 Hiến pháp 1946). Như vậy, chỉ khi ⅔ số nghị viên yêu cầu thì vấn đề xây dựng, sửa đổi Hiến pháp mới được đưa ra thảo luận. Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992: Hiến pháp không quy định rõ chủ thể yêu cầu sửa đổi Hiến pháp. Cụ thể, trong Điều 146 của Hiến pháp năm 1992 có quy định “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành” quy định này không rõ ràng về “việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành” điều đó có nghĩa là vấn đề sửa đổi Hiến pháp được đặt ra khi có 2/3 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành hay dự án sửa đổi Hiến pháp chỉ trở thành một bộ phận của Hiến pháp khi có ⅔ đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Nói cách khác, việc “tán thành” đó là việc thực hiện sáng quyền sửa đổi Hiến pháp hay là việc thực hiện quyền thông qua Hiến pháp sửa đổi? Hiện nay việc “tán thành” đó có thể được hiểu là cả trong việc đề xuất sửa đổi Hiến pháp lẫn trong việc phê chuẩn dự án Hiến pháp sửa đổi9. Trên thực tế, những lần sửa đổi ở các năm 1959, 1980, 1992 Hiến pháp được đề xuất sửa đổi ngay trong các kỳ họp Quốc hội các khóa tuy nhiên quyền đề xuất xây dựng, sửa đổi Hiến Pháp được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Ví dụ: đề nghị soạn thảo Hiến pháp năm 1946 do Chính phủ thực hiện10; đề nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1946 do Ban thường trực Quốc hội thực hiện11; đề nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện12. Tuy nhiên Hiến pháp năm 2013: Việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp đã được đề xuất bởi những chủ thể nhất định. Do đó, Hiến pháp 2013 nêu rõ những chủ thể được quyền đề nghị xây dựng, sửa đổi Hiến pháp được quy định tại Khoản 1 Điều 120 Hiến pháp năm 2013 bao gồm: Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất ⅓ tổng số đại biểu Quốc hội có quyền được đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Và đây là một trong những điểm mới trong Hiến pháp năm 2013, trong đó “Hiến pháp 2013 chính thức quy định những chủ thể có quyền sáng kiến lập hiến thể hiện sự nghiêm túc, minh bạch, công khai, trành tùy tiện trong việc đề nghị làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp”13. Vì vậy, Hiến pháp 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với những điểm mới này, Hiến pháp 2013 được thông qua là một bước tiến quan trọng trong lịch sử lập hiến của Việt Nam.

  • Thứ ba, xây dựng dự thảo Hiến pháp

  • Sau khi vấn đề xuất ban hành, sửa đổi Hiến pháp được thông qua thì Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp với các đại biểu đại diện các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, các cơ quan của Đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội khác, một số chuyên gia pháp lý có trình độ cao, có kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật,… để thực hiện nhiệm vụ soạn thảo dự thảo Hiến pháp hoặc dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Tờ trình; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội, của các ngành, các cấp, của nhân dân để chính lý dự thảo văn bản trình Quốc hội xem xét, thông qua. Và trong Hiến pháp năm 1946: Khoản b Điều 70 Hiến pháp 1946 quy định nghị viện sẽ bầu ra một ban dự thảo những điều phải thay đổi của Hiến pháp để soạn thảo ra các bản dự thảo Hiến pháp. Trên thực tế, ngày 06/01/1946, nước ta tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội và trên cơ sở đó Quốc hội đã bầu Ủy ban dự thảo Hiến pháp với 11 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Trong Hiến pháp các năm 1959, 1980, 1992 không quy định rõ về cơ quan phụ trách dự thảo Hiến pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, Quốc hội vẫn thành lập những cơ quan đảm trách việc xây dựng dự thảo chỉ khác nhau về tên gọi và số thành viên tham gia vào quá trình. Chẳng hạn như Ủy ban dự thảo Hiến pháp (ban hành Hiến pháp năm 1946 và sửa đổi Hiến pháp năm 1959 thành Hiến pháp năm 1980); Ban sửa đổi Hiến pháp (sửa đổi Hiến pháp năm 1946 thành Hiến pháp năm 1959); Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vào năm 2001) hay Ủy ban sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1989 khi sửa đổi cơ bản, toàn diện Hiến pháp năm 1980). Trong đó, Hiến pháp năm 1959: Ban dự thảo gồm 28 thành viên, Hiến pháp năm 1980: Ủy ban dự thảo gồm 36 người, Hiến pháp năm 1992: Ủy ban dự thảo gồm 28 người. Tuy nhiên, sau các kỳ họp thảo luận của Quốc hội, tất cả các bản dự thảo Hiến pháp sẽ được đưa ra trước toàn dân để cùng nhau thảo luận và đóng góp ý kiến. Điều này cũng phần nào thể hiện rõ vai trò của nhân dân trong suốt quá trình lập hiến. Đối với Hiến pháp năm 2013: Theo Khoản 3 Điều 120, Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp để soạn thảo ra bản dự thảo sau đó trình lên Quốc hội xem xét. Trong bản dự thảo đó cần nêu rõ những nội dung cần được thảo luận ( trong quá trình này có tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp). Việc thảo luận sẽ được thực hiện trong các kỳ họp của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp, bao gồm quá trình thảo luận, đóng góp ý kiến đại biểu về dự thảo, sau đó Ủy ban dự thảo sẽ tiếp nhận ý kiến và tiến hành sửa đổi dự thảo sao cho phù hợp. Như vậy, việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp là một việc rất cần thiết khi việc sửa đổi Hiến pháp không chỉ bao gồm các đại biểu Quốc hội, mà cần phải có sự đóng góp của các chuyên gia giỏi về các lĩnh vực của đất nước. Chỉ khi đó, các nhu cầu phát triển của đất nước mới được đáp ứng một cách đầy đủ và kịp thời.

  • Thứ tư, tham vấn nhân dân

  • Tham vấn nhân dân là giai đoạn không thể thiếu trong quy trình lập hiến. Hoạt động này có thể diễn ra tại tất cả các giai đoạn khác của quy trình lập hiến với nhiều hình thức khác nhau, cả trực tiếp và gián tiếp. Việc lấy ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp thường được tiến hành sau khi Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến bước đầu vào dự thảo Hiến pháp hoặc dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp. Đây chính là cơ chế phát huy quyền làm chủ của nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước; biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành các quy định của Hiến pháp. Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được Ủy ban dự thảo Hiến pháp tổng hợp đầy đủ, trung thực, nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo văn bản, bảo đảm chất lượng cả về nội dung và hình thức. Cụ thể trong Hiến pháp năm 1946 nêu rõ  “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết” tại Khoản c Điều 70 Hiến pháp 1946. Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 luôn đề cao việc tham vấn nhân dân trong suốt quá trình lập hiến. Tuy nhiên, hầu như không có Hiến pháp nào quy định cụ thể về việc tham vấn nhân dân trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp. Nhưng trong suốt quá trình tiến hành, Quốc hội luôn xem trọng ý kiến đóng góp của nhân dân đối với việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013: đề cao việc tham vấn nhân dân trong suốt quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, thể hiện tính dân chủ của nước ta. Tại khoản 3 Điều 120 Hiến pháp 2013 quy định: “Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp”. Hơn nữa, mục đích của hoạt động tham vấn nhân dân quy trình lập hiến là một xu hướng chung của nền lập hiến nhân loại bời vì nó thể hiện rõ nét quyền lập hiến thuộc về nhân dân, quyền này được cụ thể hóa trong Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013: “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy nhiên để thực hiện được hoạt động tham vấn nhân dân trong quy trình lập hiến thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như: sự phát triển kinh tế trong giai đoạn lúc bấy giờ, trình độ dân trí, tình hình trật tự an toàn xã hội,... Trong điều kiện của nước ta hiện nay thì Hiến pháp năm 2013 giao cho Quốc hội tùy từng trường hợp cụ thể mà quyết định tham vấn nhân dân về Hiến pháp. Quy định này vừa có ý nghĩa đảm bảo quyền lập hiến thuộc về nhân dân, vừa phù hợp với xu hướng lập hiến của các quốc gia trên thế giới, vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.18

  • Thứ năm, thông qua Hiến pháp

  • Tiêu chí

  • Hiến pháp 1946

  • Hiến pháp 1959

  • Hiến pháp 1980

  • Hiến pháp 1992

  • Hiến pháp 2013

  • Thông qua Hiến pháp

  • “Những điều thay đổi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”19

  • Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

  • Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.20

  • Để Dự thảo Hiến pháp có hiệu lực thì nó cần phải được cơ quan có thẩm quyền thông qua, cơ quan đó chính là Quốc hội. Tuy nhiên, ở tất cả các bản Hiến pháp, Quốc hội sẽ thông qua các bản Dự thảo Hiến pháp, sau quá trình thảo luận khi Quốc hội có ít nhất ⅔ tổng số đại biểu tán thành. Cuối cùng, Quốc hội sẽ ban hành một Nghị quyết về việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp để thông qua bản Dự thảo. Khoản 4 Điều 120 Hiến pháp 2013 quy định “ Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”

  • Thứ sáu, công bố Hiến pháp

  • Tiêu chí

  • Hiến pháp 1946

  • Hiến pháp 1959

  • Hiến pháp 1980

  • Hiến pháp 1992

  • Hiến pháp 2013

  • Công bố Hiến pháp

  • Không có quy định cụ thể.

  • Hiến pháp do Chủ tịch nước công bố21

  • Hiến pháp do Chủ tịch nước công bố22

  • Trên thực tế, hầu hết các bản Hiến pháp đều do Chủ tịch nước công bố, ngoại trừ Hiến pháp 1946 bởi vì ngày 19/12/1946, 12 ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Vì thế Hiến pháp năm 1946 không được chính thức công bố, việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân cũng không có điều kiện thực hiện. Điều đó có nghĩa, Chủ tịch nước sẽ là người có trách nhiệm công bố Hiến pháp với toàn dân. Tuy nhiên, chỉ có Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 quy định rõ ràng về việc Hiến pháp sẽ do Chủ tịch nước công bố, cụ thể tại khoản 1 Điều 103 Hiến pháp 1992 và khoản 1 Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước. Thời hạn công bố và thời điểm Hiến pháp bắt đầu có hiệu lực do Quốc hội quyết định theo khoản 5 Điều 120 Hiến pháp 2013.

  • Quyền đề xuất, sửa đổi Hiến pháp

  • Brunei

  • Quốc vương

  • Indonesia

  • ⅓ tổng số thành viên của Hội đồng Tư vấn nhân dân

  • Thái Lan

  • Hội đồng Bộ trưởng, ít nhất ⅕ tổng số thành viên hiện có của Hạ nghị viện, Thượng nghị viện hoặc cả hai viện, và nhóm cử tri với số lượng từ 50 ngàn người trở lên.

  • Lào

  • Không đề cập

  • Campuchia

  • Quốc vương, Thủ tướng chính phủ

  • Chủ tịch Hạ nghị viện (nếu có yêu cầu của ít nhất ¼ tổng số thành viên của Hạ nghị viện, tức khoảng 30 Hạ nghị sĩ)

  • Malaysia

  • Không đề cập

  • Singapore

  • Không đề cập

  • Myanmar

  • Bất kỳ ai, có ít nhất 20% tổng số đại biểu của Nghị viện đồng ý đưa lên.

  • Philippines

  • Nghị viện Philippines khi có sự đồng ý của ¾ tổng số đại biểu.

  • Hội nghị Hiến pháp được Nghị viện triệu tập trên cơ sở đề nghị của ⅔ tổng số nghị viên. Hội nghị lập hiến cũng có thể được thành lập theo đề nghị của ½ tổng số nghị viên và được đa số cử tri cả nước đồng ý.

  • Nhóm cử tri bao gồm ít nhất 12% tổng số cử tri có đăng ký, trong đó, mỗi đơn vị bầu cử có ít nhất 3% số cử tri đăng ký.

  • Đông Timor

  • Không đề cập

  • Hình thức đề xuất sửa đổi

  • Brunei

  • Dự thảo

  • Indonesia

  • Dự thảo

  • Thái Lan

  • Dự thảo

  • Lào

  • Dự thảo

  • Campuchia

  • Dự thảo

  • Malaysia

  • Dự luật

  • Singapore

  • Dự luật

  • Myanmar

  • Dự thảo

  • Philippines

  • Dự thảo

  • Đông Timor

  • Dự thảo

  • Thảo luận, xem xét Dự thảo Hiến Pháp

  • Brunei

  • Hội đồng Lập pháp, cơ quan có chức năng Lập pháp của Brunei

  • Indonesia

  • Không đề cập

  • Thái Lan

  • Quốc Hội xem xét qua ba phiên họp

  • Lào

  • Quốc Hội

  • Campuchia

  • Không đề cập

  • Malaysia

  • Không đề cập (Dự luật)

  • Singapore

  • Không đề cập (Dự luật)

  • Myanmar

  • Nghị viện

  • Philippines

  • Không đề cập

  • Đông Timor

  • Không đề cập

  • Chấp thuận, thông qua sửa đổi Hiến pháp

  • Brunei

  • Quốc Vương và Hội đòng cơ mật với vai trò cố vấn

  • Indonesia

  • Ít nhất ⅔ tổng số của các thành viên Hội đồng Tư vấn nhân dân tham dự

  • Thái Lan

  • Ít nhất hơn một nửa tổng số thành viên của cả hai viện

  • Cần có sự đồng ý của Quốc Vương

  • Lào

  • ⅔ tổng số đại biểu Quốc hội Lào

  • Campuchia

  • ⅔ tổng số đại biểu Hạ nghị viện, Thương Nghị viện (xem xét thông qua)

  • Malaysia

  • ⅔ tổng số thành viên mỗi viện trong lần điều trần thứ hai và thứ ba mà còn phải được sự đồng ý của Hội đồng Tiểu vương của Malaysia, cơ quan tập hợp tất cả các tiểu vương, các thống đốc của các bang trong Liên bang Malaysia

  • ⅔ tổng số thành viên của mỗi viện trong lần điều trần thứ hai và thứ ba mà còn phải được sự đồng ý của Tiểu vương bang Sabah và Sarawak

  • Singapore

  • Ít nhất ⅔ tổng số đại biểu ở nhóm thứ nhất tức (nhóm đại biểu do cử tri bầu thông qua)

  • Myanmar

  • Ít nhất 75% tổng số đại biểu của Nghị viện

  • Trưng cầu dân ý và phải được ít nhất ½ tổng số cử tri có tư cách đi bỏ phiếu tán thành

  • Philippines

  • Đa số phiếu tán thành trong một cuộc họp tòan thể, một cuộc trưng cầu dân ý

  • Đông Timor

  • ⅔ các thành viên của Nghị viện trong việc thực hiện đầy đủ các chức năng

  • Khoản 1 Điều 85 Hiến pháp Brunei hiện nay quy định: Đức Vua có thể sửa đổi, bổ sung, hoặc bãi bỏ bất kỳ điều khoản nào của Hiến pháp bao gồm cả điều khoản này bằng một tuyên bố; và đó là cách thức duy nhất để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ Hiến pháp23

  • Về mặt phạm vi, Hiến pháp Brunei cũng khẳng định rằng Quốc vương có quyền sửa đổi. bổ sung hoặc bãi bỏ bất kỳ điều khoản nào. Không có sự hạn chế bất kỳ một nội dung nào mà Quốc vương không được chạm tới, thậm chí kể cả việc bãi bỏ Hiến pháp hiện hành và thay thế nó bằng một Hiến pháp khác.Về mặt thủ tục, trước khi chính thức tuyên bố sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Quốc vương phải tham khảo ý kiến của Hội đồng Cơ mật về việc có nên sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hay không.24 Tuy nhiên, Hội đồng Cơ mật chỉ là một cơ quan cố vấn của Quốc vương và ý kiến của Hội đồng này không có giá trị bắt buộc đối với Quốc vương. Sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng Cơ mật, Quốc vương sẽ lập một dự thảo tuyên bố các nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ của Hiến pháp hiện hành. Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Hiến pháp hiện hành của Brunei, dự thảo tuyên bố này phải được đưa ra trước Hội đồng Lập pháp, cơ quan có chức năng Lập pháp của Brunei để thảo luận. Hội đồng Lập pháp có thể ra quyết định có nên sửa đổi, bổ sung gì vào dự thảo tuyên bố đó không.25 Tuy nhiên, cho dù có sửa đổi hay không sửa thì Quốc vương Brunei cũng có quyền tiếp thu hoặc vẫn giữ nguyên dự thảo tuyên bố ban đầu.

  • Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Brunei hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ một mình Quốc vương. Một số cơ quan nhà nước nhất định có thể can dự vào quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, song chỉ với vai trò cố vấn. Người dân hoàn toàn nằm ngoài quá trình đó.

  • Tại Indonesia, chỉ có nhóm thành viên với ít nhất ⅓ tổng số thành viên của Hội đồng Tư vấn nhân dân mới có quyền sáng kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Hội đồng Tư vấn nhân dân của Indonesia là một cơ quan tập hợp các thành viên của Hội đồng của Hội đồng đại diện nhân dân, tức cơ quan Lập pháp của Indonesia ở Trung ương, và Hội đồng đại diện địa phương. Tổng số đại biểu của Hội đồng tư vấn nhân dân có thể lên tới hàng trăm người và tỷ lệ ⅓ tổng số thành viên cần có để đệ trình kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là một tỷ lệ không dễ đạt được. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 37 Hiến pháp Indonesia đề cập: “Để sửa đổi Hiến pháp ít nhất ⅔ tổng số thành viên của Hội đồng Tư vấn nhân dân phải tham dự. Quyết định sẽ được đưa ra với sự đồng ý của ít nhất ⅔ tổng số của các thành viên tham dự”26.

  • Như vậy, Hội đồng Tư vấn nhân dân mới là chủ thể vừa có quyền đề xuất, vừa có quyền thông qua các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Tuy nhiên có một nội dung được đề cập trong Hiến pháp mà nhà nước Indonesia không được thay đổi: Đó là hình thức nhà nước cộng hòa đơn nhất Indonesia.27

  • Ở Thái Lan, chỉ có một số chủ thể nhất định mới có quyền đưa ra kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, đó là Hội đồng Bộ trưởng, ít nhất ⅕ tổng số thành viên hiện có của Hạ nghị viện, Thượng nghị viện hoặc cả hai viện, và nhóm cử tri với số lượng từ 50 ngàn người trở lên. Quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp của những đối tượng này là quyền hiến định mang tính pháp lý, có nghĩa rằng một khi kiến nghị được những đối tượng này đưa ra thì thủ tục xem xét, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ được bắt đầu. Các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp bắt buộc phải được làm dưới dạng một văn bản dự thảo và được trình lên hai viện của Quốc hội Thái Lan.28

  • Thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Thái Lan thuộc về Quốc hội Thái Lan phối hợp với Quốc vương. Tuy nhiên, vai trò của Quốc hội mang tính quyết định hơn. Thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Thái Lan được quy định như sau:

  • Thứ nhất, khi dự thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được gửi tới Quốc hội, nó phải được Quốc hội xem xét trong ba phiên họp riêng biệt, mỗi lần đều có biểu quyết để ra quyết định. Phiên họp thứ nhất thảo luận về cơ sở để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Trong phiên họp này, Quốc hội Thái Lan sẽ phải biểu quyết xem có chấp nhận về nguyên tắc đối với đề nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hay không. Nếu ít nhất một nửa số phiếu của tổng số thành viên có mặt của cả hai viện biểu quyết thông qua thì, dự thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ được tiếp tục xem xét tại phiên điều trần thứ hai, nơi mà các đại biểu hai viện thảo luận và xem xét từng phần của bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Trong phiên điều trần này, cũng bắt buộc phải có sự tham gia của công chúng vào quá trình thảo luận, trao đổi. Khi đã trao đổi và xem xét từng phần của bản kiến nghị, Quốc hội Thái Lan sẽ bỏ phiếu để ra quyết định và nếu số phiếu đồng ý chiếm đa số trong số các đại biểu có mặt thì kiến nghị sẽ được đưa ra phiên điều trần thứ ba. Phiên điều trần thứ ba được tổ chức ít nhất sau 15 ngày kể từ phiên thứ hai, để những người đệ trình kiến nghị hoàn thiện bản kiến nghị của mình và tiến hành công tác chuẩn bị. Tại phiên thứ ba, Quốc hội Thái Lan sẽ biểu quyết công khai thông qua dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp với ít nhất hơn một nửa tổng số thành viên của cả hai viện.29

  • Thứ hai, trong vòng 20 ngày kể từ khi được Quốc hội thông qua, dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Thái Lan phải được Thủ tướng chuyển cho Quốc vương để công bố. Nếu Quốc vương đồng ý với dự thảo, thì vị này sẽ ra quyết định công bố và Hiến pháp chính thức có hiệu lực. Nếu không đồng ý, Quốc vương có quyền gửi trả lại dự thảo cho Quốc hội. Nếu Quốc vương không gửi trả lại dự thảo cho Quốc hội trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận và cũng không công bố thì xem như Quốc vương không đồng ý. Trong cả hai trường hợp đó, Quốc hội Thái Lan có quyền thảo luận và thông qua lại dự thảo. Nếu dự thảo lần đó được thông qua với ít nhất ⅔ tổng số thành viên hiện có của cả hai viện thì bắt buộc Quốc vương phải công bố hoặc dự thảo có giá trị như thể đã được Quốc vương công bố. Như vậy, Quốc vương Thái Lan tuy không đóng vai trò quyết định trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp song có thể kiểm soát các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp ở một mức độ nhất định.30

  • Hiến pháp Thái Lan cũng quy định một số trường hợp đặc biệt liên quan tới sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Nếu như dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp chưa được Quốc hội thông qua mà Hạ nghị viện đã bị giải tán thì dự thảo đó sẽ chỉ có thể được tiếp tục xem xét ở Hạ viện khóa mới nếu như Chính phủ tiếp tục đề nghị như vậy. Nếu dự thảo luật đã được Quốc hội thông qua, sau đó Hạ viện kết thúc nhiệm kỳ hoặc bị giải tán và Quốc vương từ chối phê chuẩn thì dự thảo coi như bị bãi bỏ.

  • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nước có quy định ngắn gọn nhất về vấn đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Hiến pháp Lào chỉ quy định đơn giản rằng thẩm quyền sửa đổi, bổ sung HIến pháp thuộc về Quốc hội và chỉ có thể được thực hiện tại các kỳ họp Quốc hội. Điều đó có nghĩa là các đại biểu phải xem xét, thảo luận và biểu quyết các vấn đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp một cách công khai tại hội trường trong các kỳ họp. Việc thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp bằng con đường thư tín, cho dù có thể đạt được sự đồng thuận cao, là không được phép. Tỷ lệ đồng thuận tối thiểu cần cần có để thông qua Hiến pháp sửa đổi, bổ sung là ⅔ tổng số đại biểu Quốc hội Lào.31 Ngoài những quy định trên, Hiến pháp Lào không có quy định gì về vấn đề ai là người có quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cũng như thủ tục, quy trình cần tiến hành để ra được quyết định cuối cùng về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

  • Hiến pháp Campuchia có quy định về những người có quyền sáng kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Những người đó bao gồm Quốc vương, Thủ tướng chính phủ và chủ tịch Hạ nghị viện. Trong số những người này, riêng chủ tịch Hạ nghị viện không được tự mình đưa ra sáng kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp mà chỉ có thể đưa ra sáng kiến đó nếu có yêu cầu của ít nhất ¼ tổng số thành viên của Hạ nghị viện, tức khoảng 30 Hạ nghị sĩ. Thẩm quyền sáng kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Campuchia thuộc về Hạ nghị viện với tỷ lệ đại biểu tối thiểu để thông qua việc sửa đổi, bổ sung là ⅔ tổng số đại biểu. Tuy nhiên, cần lưu ý là, để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Campuchia không đòi hỏi sự đồng thuận của Thượng nghị viện trong khi đó mỗi dự thảo luật để được công bố đều cần được Thượng nghị viện thông qua.

  • Hiến pháp Malaysia không quy định những chủ thể nào có quyền sáng kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Hiến pháp Malaysia chỉ quy định rằng việc sửa đổi, bổ sung có thể được tiến hành bằng một đạo luật Liên bang. Điều này có nghĩa là, về cơ bản thẩm quyền sáng kiến, thẩm quyền quyết định về trình tự thủ tục về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Malaysia không khác gì so với trình tự thủ tục ban hành một đạo luật thông thường. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền sáng kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là nghị sĩ hoặc nhóm nghị sĩ của một trong hai viện; chủ thể có thẩm quyền quyết định nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là Nghị viện Malaysia gồm cả Thượng nghị viện và Hạ nghị viện; thủ tục sửa đổi, bổ sung tiến hành tại Nghị viện phải trải qua ba lần điều trần trước Nghị viện. Mặc dù, áp dụng thủ tục giống như thủ tục làm luật song điều kiện để thông qua một dự luật sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Malaysia lại đòi hỏi trong lần điều trần thứ hai và thứ ba ở mỗi viện, dự luật đó phải được thông qua bởi ít nhất ⅔ tổng số thành viên của mỗi viện. Có hai loại điều kiện ngặt nghèo hơn thủ tục sửa đổi, bổ sung thông thường:

  • Thứ nhất, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp không những phải được phê chuẩn bởi ⅔ tổng số thành viên mỗi viện trong lần điều trần thứ hai và thứ ba mà còn phải được sự đồng ý của Hội đồng Tiểu vương của Malaysia, cơ quan tập hợp tất cả các tiểu vương, các thống đốc của các bang trong Liên bang Malaysia. Điều kiện này áp dụng đối với các trường hợp dự luật sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đề cập tới một trong số các vấn đề sau:

  • - Quyền của Nghị viện được ban hành luật để hạn chế việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình vì lý do an ninh.

  • - Quan hệ quốc tịch của Liên bang Malaysia.

  • - Tổ chức và địa vị của Hội đồng Tiều vương.

  • - Địa vị của Quốc vương Malaysia.

  • - Bảo đảm dành cho các Hiến pháp bang.

  • - Đặc quyền của Hội đồng Lập pháp.

  • Thứ hai, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp không những phải được phê chuẩn bởi ⅔ tổng số thành viên của mỗi viện trong lần điều trần thứ hai và thứ ba mà còn phải được sự đồng ý của Tiểu vương bang Sabah và Sarawak, hai bang quan trọng nhất trong Liên bang Malaysia. Điều kiện này áp dụng đối với các trường hợp dự luật sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đề cập hoặc có thể động chạm tới một trong số các vấn đề sau:

  • - Quyền được hưởng tư cách công dân của người sinh ra trước ngày Malaysia do có liên quan tới một trong hai bang và quyển đối xử công bằng của người sinh ra hoặc cư trú tại một trong hai bang.

  • - Tổ chức và thẩm quyền của Tòa thượng thẩm ở Sabah và Sarawak và việc bổ nhiệm, bãi nhiệm và tạm đình chỉ chức vụ Thẩm phán của Tòa án đó.

  • - Các lĩnh vực thuộc thẩm quyền ban hành luật của Nghị viện bang và cơ quan hành pháp của bang đối với vấn đề đó cũng như việc thu xếp tài chính trong lĩnh vực có liên quan giữa liên bang và bang.

  • - Tôn giáo tại bang, việc sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào hoặc cư xử đặc biệt nào đối với người bản xứ của từng bang.

  • - Số lượng đại diện của từng bang trong Hạ nghị viện Liên bang.

  • Thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Singapore cũng áp dụng thủ tục lập pháp để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp với tỷ lệ thông qua ⅔ tại Nghị viện. Điều khác biệt ở đây, tỷ lệ ⅔ chỉ áp dụng đối với một nhóm đại biểu trong Nghị viện Singapore chứ không phải tất cả các đại biểu của Nghị viện. Do yếu tố lịch sử, tôn giáo, sắc tộc, Nghị viện Singapore có các nhóm đại biểu mang tính đại diện khác nhau. Chiếm đa số trong Nghị viện là các đại biểu do cử tri bầu để đại diện cho cử tri. Nhóm này chiếm đại đa số trong Nghị viện. Ngoài ra, còn hai nhóm đại biểu nữa được chỉ định để đại diện cho nhóm sắc tộc và tôn giáo Singapore gọi là các đại diện nhóm, không do cử tri bầu. Để thông qua dự luật sửa đổi, bổ sung Hiến pháp chỉ cần ít nhất ⅔ tổng số đại biểu ở nhóm thứ nhất tức là nhóm đại biểu do cử tri bầu thông qua là đủ để có hiệu lực.Việc ký công bố của Tổng thống Singapore chỉ mang tính thủ tục.

  • Hiến pháp Singapore cũng các định một số nội dung có ý nghĩa quan trọng trong Hiến pháp và không thể bị sửa đổi, trừ khi đã được đưa ra để trưng cầu dân ý. Đó là nội dung được quy định ở Phần III của bản Hiến pháp.

  • Theo quy định của Hiến pháp Myanmar hiện hành thì dường như bất kỳ ai cũng có quyền gửi đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cho Nghị viện miễn là đề xuất đó được làm dưới dạng một dự thảo bằng văn bản và không chứa đựng bất kỳ nội dung nào khác ngoài việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Tuy nhiên, đó không phải là quyền pháp lý bởi vì Nghị viện chỉ khởi sự chính thức xem xét dự thảo đó khi có ít nhất 20% tổng số đại biểu của Nghị viện đồng ý đưa lên. Rất tiếc, Hiến pháp không quy định thủ tục làm thế nào để đạt được tỷ lệ 20% này.

  • Một khi đã được đưa ra toàn thể Nghị viện xem xét thì dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Myanmar chỉ có thể được thông qua nếu nó đạt được sự đồng thuận của ít nhất 75% tổng số đại biểu của Nghị viện. Đây là một tỷ lệ đồng thuận rất cao và ở mức độ nào đó đem lại sự bảo vệ khá chắc chắn cho quyền lực của phe quân đội trong chính quyền, bởi vì Hiến pháp quy định một tỷ lệ đại diện bắt buộc của quân đội trong Nghị viện chiếm vào khoảng 28 - 30%. Chính vì vậy, một khi phe quân đội không đồng ý thì dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp không thể nào được thông qua.

  • Hiến pháp Myanmar cũng quy định một số trường hợp đặc biệt việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải đưa ra trưng cầu dân ý và phải được ít nhất ½ tổng số cử tri có tư cách đi bỏ phiếu tán thành. Đó là những trường hợp động chạm tới những nội dung như Chương 1 và Chương 2.

  • Theo quy định, có ba chủ thể được quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Philippines, bao gồm:

  • - Nghị viện Philippines khi có sự đồng ý của ¾ tổng số đại biểu.

  • - Hội nghị Hiến pháp được Nghị viện triệu tập trên cơ sở đề nghị của ⅔ tổng số nghị viên. Hội nghị lập hiến cũng có thể được thành lập theo đề nghị của ½ tổng số nghị viên và được đa số cử tri cả nước đồng ý.

  • - Nhóm cử tri bao gồm ít nhất 12% tổng số cử tri có đăng ký, trong đó, mỗi đơn vị bầu cử có ít nhất 3% số cử tri đăng ký.

  • Như vậy, ngay cả để đưa ra đề nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thì quy định trong Hiến pháp Philippines đã đòi hỏi một tỷ lệ đồng thuận rất cao. Mức độ đồng thuận đòi hỏi để có thể thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lại còn cao hơn nữa, bởi vì, chỉ có một chủ thể duy nhất được quyết định về các đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, đó chính là cử tri cả nước trong một cuộc trưng cầu dân ý. Để cử tri được chuẩn bị tốt nhất để trưng cầu dân ý, thì cuộc trưng cầu dân ý phải được tổ chức không sớm hơn 60 ngày và không được muộn hơn 90 ngày kể từ ngày đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

  • Về mặt phạm vi, Hiến pháp Philippines không có hạn chế. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Hiến pháp Philippines hiện hành thì trong 5 năm đầu kể từ ngày phê chuẩn Hiến pháp không được tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp quá hai lần trong một năm.

  • Quốc hội có thể sửa đổi Hiến pháp sau sáu năm đã trôi qua kể từ ngày công bố cuối cùng của luật sửa đổi Hiến pháp được xuất bản, công bố. Thời hạn sáu năm cho lần xem xét hiến pháp đầu tiên được tính từ ngày Hiến pháp hiện hành có hiệu lực. Quyền sửa đổi Hiến pháp bởi đa số 4/5 thành viên của Nghị viện thực hiện đầy đủ các chức năng của mình. Các đề xuất sửa đổi phải được gửi lên Quốc hội một một trăm hai mươi ngày trước ngày bắt đầu cuộc tranh luận. Sau khi đệ trình một đề xuất sửa đổi hiến pháp theo các điều khoản của số 5 ở trên, bất kỳ đề xuất nào khác sẽ được gửi trong vòng ba mươi ngày. Sửa đổi Hiến pháp sẽ được thông qua bởi đa số ⅔ các thành viên của Nghị viện trong việc thực hiện đầy đủ các chức năng của họ. Văn bản mới của Hiến pháp sẽ được xuất bản cùng với bản sửa đổi pháp luật. Tổng thống nước Cộng hòa sẽ không từ chối ban hành luật sửa đổi.

  • BÀI TẬP SỐ 2

  • Chủ đề: PHÒNG CHỐNG ẤU DÂM Ở VIỆT NAM

  • ***

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Trong thời gian qua, rất nhiều những vụ việc xâm hại trẻ em đã được ghi nhận với tính chất và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến người dân hoang mang, lo lắng và bức xúc, điển hình là vụ Nguyễn Hữu Linh, nguyên phó viện trưởng VKSND có hành vi dâm ô với bé gái trong thang máy và rất nhiều vụ việc đau lòng khác. Thực trạng này cho thấy rằng nạn xâm hại trẻ em ở nước ta đang là một vấn đề đáng báo động và cũng là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội trong công cuộc phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em. Vấn đề này để lại hậu quả rất to lớn không chỉ cho tinh thần và thể xác của trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước, mà đó còn là nỗi đau của những người thân xung quanh, của Nhà nước và các ban ngành chức năng liên quan. Vấn đề này đang xâm phạm trực tiếp đến quyền con người được quy định trong Hiến pháp và các quyền trẻ em. Mặc cho những cố gắng, nỗ lực không ngừng của Nhà nước và các ban ngành chức năng, truyền thông báo chí khi đã đưa ra những hành động, chương trình cụ thể để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng này, nhưng tình trạng này vẫn đang diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, các công tác bảo vệ trẻ em khỏi nạn xâm hại đang gặp nhiều khó khăn và rào cản.

  • Theo thống kê của Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%. Số liệu thống kê năm 2016 của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm - Bộ Công an cho thấy, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trên toàn quốc đã phát hiện khoảng hơn 1.373 vụ xâm hại tình dục trẻ em; 465 vụ án giao cấu với trẻ em.

  • Có thể nói rằng, pháp luật là một trong những công cụ vô cùng sắc bén và hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm về xâm hại trẻ em, góp phần duy trì trật tự xã hội, mọi người được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Tuy nhiên, các số liệu thống kê thực tế cho thấy, những “khoảng trống” trong hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em đang khiến những vụ xâm hại trẻ em ngày càng tăng và phần lớn các vụ án liên quan đến xâm hại trẻ em bị trả lại hồ sơ, không được xét xử vì thiếu chứng cứ (theo Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, chi hội Luật sư, Hội Bảo vệ quyền trẻ em). Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Việc áp dụng luật pháp để giải quyết các vụ việc trong thực tế đã đầy đủ, trực tiếp và khách quan hay chưa? Đâu là những “khoảng trống” đang còn tồn tại? Giải pháp được đề ra ở đây là gì?

  • Với mong muốn có một cái nhìn khách quan và thiết thực về hiện trạng này trong thực tế thông qua việc phân tích và bình luận về các cơ sở pháp lý trong vụ Nguyễn Hữu Linh, qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh công tác phòng chống nạn xâm hại trẻ em hiện nay. Nhóm 7 chúng em đã chọn đề tài “Phòng chống ấu dâm” - một đề tài luôn được chú ý và mang tính thời sự cao.

  • Đề tài được nghiên cứu dưới góc nhìn và sự hiểu biết có được qua quá trình tìm hiểu của nhóm sinh viên nên không tránh khỏi những sai sót nhất định, nhóm hy vọng sẽ có được những lời nhận, xét góp ý chân thành, đặc biệt là từ thầy Lưu Đức Quang - giảng viên phụ trách môn.

  • Thay mặt nhóm nghiên cứu

  • Nguyễn Phạm Quỳnh Anh

  • Để hiểu rõ hơn về chủ đề phòng chống nạn ấu dâm ở Việt Nam, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem khái niệm “ấu dâm” là gì, quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến “ấu dâm” ra sao và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với quyền con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

  • Quyền con người là tổng thể những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.32

  • Trong thuật ngữ của y học thì ấu dâm là bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn tình dục gồm những ham muốn tình dục mạnh mẽ, liên tục mà đối tượng muốn quan hệ là trẻ em chưa hoặc mới dậy thì, những người mắc bệnh này đa phần là nam giới.33 Hiện tại pháp luật không sử dụng cụm từ “ấu dâm” mà thay vào đó là “xâm hại tình dục trẻ em”. Trong Luật trẻ em 2016 có đề cập “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.” 34

  • Trong Hiến pháp Việt Nam 2013 có những quy định liên quan hành vi này, cụ thể ở chương II:

  • Điều 20 Khoản 1 có đề cập: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”35

  • Đối với trẻ em, Điều 37 đề cập rõ: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”36

  • Ở Việt Nam pháp luật có nêu đầy đủ các quy định để răn đe, ngăn chặn và xử lý đối với tất cả các hành vi liên quan đến xâm hại tình dục với trẻ em. Trong Luật trẻ em 2016 nghiêm cấm các hành vi xâm hại tình dục, thân thể trẻ em và trẻ em cũng có những quyền được chăm sóc, bảo vệ để không bị xâm hại. Pháp luật Việt Nam đối với những hành vi dâm ô được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015, ở các quy định này được quy định về hành vi và chế tài, bao gồm:

  • Điều 142: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

  • Tội hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; nếu phạm tội thuộc các trường hợp khoản 2 thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; phạm tội thuộc các trường hợp khoản 3 thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

  • Điều 144: Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

  • Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; phạm tội rơi vào các trường hợp thuộc khoản 2 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; phạm tội thuộc các trường hợp thuộc khoản 3 thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

  • Điều 145: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

  • Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nếu phạm tội thuộc các trường hợp thuộc khoản 2 thì bị phạt từ tù 03 năm đến 10 năm còn đối với các trường hợp thuộc khoản 3 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

  • Điều 146: Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

  • Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội thuộc các trường hợp thuộc khoản 2 thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm; các trường hợp phạm tội khoản 3 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

  • Điều 147: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi và mục đích dâm ô.

  • Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội rơi vào một trong những trường hợp thuộc khoản 2 thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, rời vào trường hợp thuộc khoản 3 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm

  • Nguyễn Hữu Linh sinh năm 1958 tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Phó viện trưởng VKS Nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ông Linh cũng từng là Trưởng ban "Vì sự tiến bộ Phụ nữ", VKS Nhân dân thành phố Đà Nẵng.37

  • Sau khi nghỉ hưu vào tháng 6 năm 2018, Nguyễn Hữu Linh sinh hoạt Đảng ở địa phương (phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), đồng thời đăng ký tham gia Đoàn Luật sư thành phố, hiện đã được cấp thẻ thành viên nhưng thực tế chưa hành nghề.37

  • Ngày 01/04/2019, Nguyễn Hữu Linh được cho là có hành vi sàm sỡ một bé gái trong thang máy tại Chung cư Galaxy 9 trên đường Nguyễn Khoái, phường 1, quận 4, Tp. HCM. Camera an ninh của tòa nhà đã ghi lại hành động trên, video được đưa lên mạng và được phổ biến rộng rãi trên Facebook.

  • Đến 9 giờ 30 phút ngày 2/4/2019, Ban Quản lý Chung cư đã mời chủ căn hộ xuống làm việc và người này xác nhận người đàn ông trong clip nghi vấn sàm sỡ bé gái trong thang máy là Nguyễn Hữu Linh. Sau khi cho xem clip trong thang máy, Nguyễn Hữu Linh thừa nhận có ôm, hôn bé gái. Ban Quản lý đã ghi nhận sự việc bằng cách lập biên bản và được ông Linh ký nhận.

  • Sau khi vụ việc xảy ra phía ông Linh và gia đình bé gái đã có buổi nói chuyện. Sau đó, 2 bên đã có những “thương lượng” về vụ việc. Trao đổi xong, bố mẹ bé gái mời đại diện Ban Quản lý vào chứng kiến và ghi nhận biên bản với nội dung: Gia đình không muốn làm lớn chuyện vì sợ ảnh hưởng đến tâm sinh lý cháu bé, bố mẹ bé gái "quyết định hòa giải và đề nghị không cung cấp thông tin ra bên ngoài". Tuy nhiên, Ban quản trị chung cư, chủ đầu tư... đã trình báo với công an địa phương.38

  • Khi làm việc với công an, Nguyễn Hữu Linh thừa nhận mình chính là người trong clip và hành động trong thang máy mà camera ghi lại là do ông chỉ muốn "nựng" cháu bé chứ không có ý gì khác.39

  • Sau 2 ngày kể từ khi có thông tin, đã có nhiều người tìm đến ngôi nhà của Nguyễn Hữu Linh trên đường Lê Lợi, Quận Hải Châu gây náo loạn. Một số người còn đứng trước căn nhà ông Linh để diễn trò, chụp ảnh đưa lên mạng xã hội.40

  • Ngày 05/04, Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Tp.HCM gửi công văn đến một số cơ quan, bao gồm cả Công an quận 4, các VKS cấp quận và cấp thành phố, đề nghị khởi tố vụ án ông Linh có hành vi dâm ô đối với bé gái. Công văn của Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em cũng cho biết, do chủ thể là người dưới 16 tuổi nên Bộ luật Hình sự không quy định phải khởi tố theo yêu cầu người bị hại, và không cần đơn yêu cầu khởi tố của gia đình nạn nhân.41

  • Sau 1 tuần, khi thấy nghi phạm Nguyễn Hữu Linh vẫn chưa bị khởi tố, đã có nhiều phản ứng tức giận trong công chúng, bao gồm cả những biện pháp "công lý đám đông" để lên án nghi phạm. Có một làn sóng tẩy chay, lên án Nguyễn Hữu Linh bằng cách đăng lên mạng các thông tin cá nhân của ông, ảnh căn nhà của ông ở Đà Nẵng với lời chú thích đó là nhà của “kẻ ấu dâm”. Thậm chí có một số người ném chất bẩn hoặc xịt sơn lên cổng nhà ông Linh.42

  • Ngay tại Chung cư Galaxy 9, nhiều cư dân vào sáng 7/4/2019 cùng mặc áo đồng phục in dòng chữ “Lạm dụng tình dục là tội ác” hay "Cùng lên tiếng bảo vệ trẻ em gái" để phản đối hành vi của ông Linh và yêu cầu nhà chức trách “phải xử lý nghiêm ông Linh để răn đe”.

  • Ngày 17 tháng 4, tập thể cư dân ở Chung cư Galaxy 9 (quận 4, Tp.HCM) gửi đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố và xử phạt nghiêm ông Nguyễn Hữu Linh theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

  • Ngày 20 tháng 4, một số thành viên của một group Facebook chuyên về ô tô đã dán biểu ngữ và hình ông Nguyễn Hữu Linh lên xe diễu hành để buộc đối tượng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.43

  • Ngày 21 tháng 4, sau hơn 20 ngày điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, Công an quận 4 tiến hành khởi tố ông Nguyễn Hữu Linh để điều tra về hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, đồng thời áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can này.44

  • Ngày 5 tháng 6 TAND quận 4 trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.

  • Ngày 25 tháng 6, TAND quận 4 xét xử phiên tòa sơ thẩm và ra quyết định trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung một số tình tiết vụ án "bởi cáo trạng không nêu rõ hành vi nào là dâm ô". Theo HĐXX, phần kết luận cáo trạng không mô tả hành vi khách quan của bị can Linh đã thực hiện là thiếu sót. Cần giám định lại đoạn camera làm rõ “bàn tay trái của Linh” có chạm vào cơ thể phía trước thân người của cháu bé hay không.45

  • Ngày 22 tháng 7, kết quả giám định bổ sung của Phòng kỹ thuật hình sự Công an TP HCM cho rằng, không đủ cơ sở kết luận trong khoảng thời gian từ 21h 10 phút 11 giây đến 21h 10 phút 18 giây bàn tay trái của Linh có hay không chạm vào phần cơ thể phía trước của bé gái. Nguyên nhân là "do hình ảnh khuất khỏi tầm quan sát camera".45

  • Ngày 28 tháng 7, VKSND quận 4 khẳng định, đủ cơ sở để truy tố ông Linh về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi, bởi cơ quan điều tra căn cứ vào chuỗi hành vi khách quan của Linh, việc cơ quan giám định không xác định được tay trái ông ta làm gì không ảnh hưởng đến căn cứ buộc tội.45

  • Ngày 23 tháng 8 năm 2019, TAND quận 4, TP HCM, lần thứ hai xét xử Nguyễn Hữu Linh (cựu Viện phó VKSND TP Đà Nẵng) về hành vi dâm ô bé gái trong thang máy. Tại phiên tòa này, ông Nguyễn Hữu Linh lãnh án 1 năm 6 tháng tù giam.

  • Ngày 6 tháng 11 năm 2019, Tòa phúc thẩm TAND Tp.HCM tuyên y án sơ thẩm 1 năm 6 tháng tù đối với ông Nguyễn Hữu Linh.

  • Thấy con có biểu hiện bất thường, gia đình bé gái đề nghị ban quản lý chung cư rà soát lại camera, phát hiện ông Linh có những hành vi không chuẩn mực. Sau đó, họ có làm việc với ban quản lý chung cư và bị cáo Nguyễn Hữu Linh, ông Linh thừa nhận “thấy bé dễ thương nên ôm hôn”46. Tuy nhiên gia đình của bé gái không muốn làm lớn chuyện vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của con vì thế họ “quyết định hòa giải và đề nghị không cung cấp thông tin ra bên ngoài”47 mà khước từ quyền lợi hợp pháp của chính mình, cụ thể quy định trong khoản 1 điều 30 Hiến pháp Việt Nam 2013 “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Nhưng cách hành xử của gia đình trong trường hợp này là không đúng được thể hiện rõ trong hai luận điểm sau: thứ nhất gia đình bé gái đã góp phần tiếp tay cho bị cáo không nhận ra lỗi lầm của bản thân, tiếp tục nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và có thể gây hại cho bất kỳ cá nhân nào khác. Thứ hai, hành động không tố cáo của gia đình bé gái cũng gây khó khăn trong công tác xét xử cho các cơ quan có thẩm quyền.

  • Theo điều tra, ông Linh từ Đà Nẵng vào Tp.HCM để thăm con sống trong chung cư Galaxy 9 quận 4. Theo đó, vào tối ngày 01/04, ông Linh cùng bé gái bước vào thang máy chung cư, tiếp đó nhân viên bảo vệ chung cư đi theo sau quẹt thẻ từ, bấm tầng cho bé gái rồi quay trở ra. Ngay khi cử thang máy đóng lại, bị cáo Linh “buông điện thoại, ôm ghì bé gái”48. Bé gái tỏ ra sợ sệt, bị cáo buông ra, tuy nhiên khi bé gái bước đến gần cửa thang máy, ông Linh “lần thứ hai ghì cổ bé kéo lại”49. Lúc này cửa thang máy mở ra, bé gái bỏ chạy suýt ngã. Sự việc kéo dài trong 58 giây và được camera chung cư quay lại. Xảy ra một cách nhanh chóng nhưng cũng đủ cho chúng ta thấy hành vi của bị cáo Nguyễn Hữu Linh không đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đó, bị cáo cũng có trao đổi trực tiếp với gia đình bé gái là do bị cáo “thấy bé gái dễ thương nên ôm hôn”. Tuy nhiên thông qua hình ảnh camera ghi lại đã cho thấy rõ ràng hành vi bất thường của bị cáo khiến cho nạn nhân phải lo sợ bỏ chạy suýt ngã. Do đó không thể cho rằng hành vi của bị cáo chỉ đơn thuần là ôm hôn mà cụ thể bị cáo cố ý thực hiện hành vi này trong khi bé gái không đồng ý, hoảng sợ và có chống trả, bỏ chạy. Bị cáo chỉ thừa nhận “nựng” bé gái bởi lẽ cưng nựng là một khái niệm không được quy định trong luật, còn dâm ô là một tội danh rõ ràng. Tuy nhiên không thể đem chuyện không có quy định ra bào chữa cho một tội danh của bản thân. Là một người đàn ông, không thể tự nhiên tiến đến ôm ấp, hôn hít, cưng nựng một bé gái lạ. Hơn nữa, bị cáo Nguyễn Hữu Linh năm nay khoảng hơn 60 tuổi, thể chất và tinh thần bình thường, hiện đang là cựu Viện phó VKS Nhân dân thành phố Đà Nẵng - một người có chức vị trong xã hội, có cơ hội tiếp cận những kiến thức luật pháp, nhưng bị cáo lại có hành vi không khác gì như một cá thể không biết, không hiểu gì về luật, ngang nhiên giở trò đồi bại đối với một bé gái. Do đó, mặc dù gia đình bé gái không lên tiếng thì chỉ cần thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội dâm ô thì sẽ có tội danh chính xác cho bị cáo. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đối tượng phạm tội có thể bị khởi tố về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Điều 146 Bộ luật Hình sự (2015) quy định, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu, hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Mở rộng vấn đề, ta có thể nhận thấy bị cáo Nguyễn Hữu Linh đã vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong Hiến pháp Việt Nam 2013, cụ thể tại khoản 1 điều 20 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”50. Quy định này phù hợp với tinh thần của Điều 7 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966, theo đó mục đích của những quy định này nhằm bảo vệ nhân phẩm và sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần của cá nhân. Vì thế, “theo Bình luận chung số 20 của Ủy ban nhân quyền quốc tế năm 1992, không cần thiết phải phân biệt giữa tra tấn với sự đối xử bạo lực, tàn ác, xúc phạm danh dự nhân phẩm. Nói cách khác, mọi sự đối xử tàn ác, vô nhân đạo đều bị ngăn cấm cho dù nó được thực hiện bởi ai và bất cứ mục đích nào”51. Ở một khía cạnh khác, cho dù bị cáo và gia đình bé gái muốn giải quyết bằng hình thức hòa giải nhưng do có clip hình ảnh công khai nên cũng đủ căn cứ để xử lý hình sự về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi. Điều này có nghĩa, cho dù bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội, gia đình nạn nhân không đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự hoặc có lời nói, hành động bênh vực bị cáo thì vẫn không ảnh hưởng đến việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án. Vụ án vẫn sẽ tiếp tục được giải quyết theo quy định pháp luật về tố tụng hình sự. Bởi lẽ, vụ việc này đã có clip hình ảnh, clip này đã công khai chứ không phải chỉ dựa vào lời khai, những chứng cứ mơ hồ của đối tượng và nạn nhân như một số vụ án khác.

  • Trong những ngày đầu, clip về việc Nguyễn Hữu Linh dâm ô với bé gái trong thang máy Chung cư Galaxy 9 quận 4 được đăng tải trên mạng xã hội, cộng đồng mạng đã tỏ ra bức xúc trước hành vi của ông. Sau 1 tuần, khi thấy nghi phạm Nguyễn Hữu Linh vẫn chưa bị khởi tố, đã có nhiều phản ứng tức giận trong công chúng, bao gồm cả những biện pháp “công lý đám đông” để lên án nghi phạm. Hành động này thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến vấn nạn ấu dâm - vấn đề đã và đang ngày càng tăng mạnh số lượng vụ việc xảy ra trong giai đoạn gần đây. Hơn thế nữa, hành động này của mọi người đã thể hiện rõ mục đích yêu cầu các nhà chức trách, các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng giải quyết vụ việc để có thể đòi lại công bằng cho nạn nhân cũng như trừng phạt hành vi vô đạo đức của nghi phạm.

  • Theo trích xuất từ camera an ninh ghi lại hành động của ông Linh đã đủ dấu hiệu để cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Tuy nhiên trước sự việc làm toàn xã hội dậy sóng này, các cơ quan pháp luật vẫn im lặng. Kể cả khi ngày 05/04/2019 tức 5 ngày sau hành động bị cáo Nguyễn Hữu Linh dâm ô bé gái, Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Tp. HCM gửi công văn đến một số cơ quan, bao gồm cả Công an quận 4, các VKS cấp quận và cấp thành phố, đề nghị khởi tố vụ án ông Linh. Ngày 07/04/2019, ngay tại Chung cư Galaxy 9, nhiều cư dân cùng mặc áo đồng phục in dòng chữ "Lạm dụng tình dục là tội ác"52 hay "Cùng lên tiếng bảo vệ trẻ em gái"53 để phản đối hành vi của ông Linh và yêu cầu nhà chức trách phải xử lý nghiêm ông Linh để răn đe. Thế nhưng cơ quan bảo vệ pháp luật im lặng. Thấy cơ quan pháp luật không động tĩnh gì, 10 ngày sau, tức ngày 17/04/2019, tập thể cư dân ở Chung cư Galaxy 9 lại gửi đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố và xử phạt nghiêm ông Nguyễn Hữu Linh theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn im lặng. Chỉ đến ngày 21/04/2019, Công an quận 4 mới tiến hành khởi tố ông Nguyễn Hữu Linh để điều tra về hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tuy nhiên vẫn cho tại ngoại chứ không bắt tạm giam. Thông qua những hành động trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng cư dân Chung cư quận 4 đã thực hiện rất tốt trong công cuộc kêu gọi xử lý vụ việc để đòi lại công bằng cho bé gái, bởi không ai có quyền xâm phạm đến thân thể danh dự của người khác cho dù chủ thể đó có là người có chức vụ, uy tín, địa vị cao trong xã hội như thế nào thì “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” hay “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” được quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 16 Hiến pháp Việt Nam 2013. Các điều trên có thể được hiểu là, trước pháp luật mọi người trong những hoàn cảnh, điều kiện như nhau phải được nhà nước đối xử ngang bằng nhau về quyền và nghĩa vụ mà không dựa trên sự phân biệt bất hợp pháp, bất hợp lý về giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội,... Cụ thể hơn, trong vụ việc trên, có hình ảnh video được công bố trên toàn mạng xã hội đồng thời còn có công văn của Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Tp. HCM và đơn đề nghị của tập thể cư dân Chung cư Galaxy 9 quận 4 nhưng các cơ quan công quyền vẫn giữ thái độ im lặng. Phải chăng do bị cáo trong vụ việc này là một chủ thể “đặc biệt”? Do đó với những lý lẽ trên chúng tôi khẳng định: hành động của cư dân Chung cư Galaxy 9 là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh lúc bấy giờ.

  • Vào ngày 25/06/2019, TAND quận 4, TP HCM đưa vụ án "dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" ra xét xử đối với ông Nguyễn Hữu Linh. Buổi sáng hôm đó, có rất nhiều người đến tòa từ sáng sớm để theo dõi đưa tin. Trong số những người có mặt, ngoài phóng viên báo chí, còn có cả những người hiếu kỳ. Để có được hình ảnh của bị cáo Linh, nhiều người đã cố gắng "săn" khi ông ta đến tòa. “Có lẽ vì không muốn hình ảnh của mình xuất hiện trên báo và mạng xã hội nên khi đến cổng tòa, ông Linh đã chạy thật nhanh lên cầu thang bộ, sau đó chui vào nhà vệ sinh để tránh sự săn đuổi”54. Cụ thể trên mạng xã hội có một clip quay lại cảnh ông Linh bỏ chạy, phía sau là một người nhiều người đã cố gắng “săn” khi ông ta đến tòa. Có người còn đứng chờ sẵn nơi bị cáo đi qua để có thể chụp cận mặt. Hành động của mọi người lúc đó hoàn toàn không phù hợp, không đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi lẽ, trường hợp bị cáo Linh có bị tòa kết án về hành vi "dâm ô với người dưới 16 tuổi" thì cũng không thể "truy cùng, đuổi tận" như thế. Theo pháp luật dân sự hiện nay, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình; không ai được phép đăng tải, phát tán hình ảnh của cá nhân khi không được sự đồng ý của họ. Quyền đó còn được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 20 và khoản 1 điều 21 trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Đối với các cơ quan báo chí cũng chỉ được đăng ảnh của bị can, bị cáo tại các phiên tòa xét xử. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, một người chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Cụ thể được quy định trong khoản 1 điều 31 Hiến pháp năm 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Quy định này có thể hiểu là, “khi cáo buộc một người phạm tội hình sự, nghĩa vụ chứng minh có tội thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng người bị cáo buộc là có tội được coi là vô tội cho đến khi chứng minh một cách rõ ràng (không còn nghi ngờ) rằng họ có tội và việc chứng minh có tội phải được thực hiện theo trình tự luật định. So với Điều 72 Hiến pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) và khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, nội dung điều này của Hiến pháp năm 2013 đã rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn bằng việc chỉ rõ hai dấu hiệu cơ bản”55. Do đó, về nguyên tắc, đến giờ này ông Linh vẫn chưa bị xác định là có tội, cộng đồng mạng không thể vì bất cứ lý do để nhân danh công lý, nhân danh đám đông đăng tải hình ảnh, kết tội ông ta khi chưa bị tòa kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Việc kết án là quyền của tòa án chứ không phải của đám đông và mạng xã hội.

  • Đến với một vấn đề khác, trong những ngày bị cơ quan chức năng triệu tập để điều tra nghi vấn sàm sỡ bé gái trong thang máy, người dân sống gần khu vực nhà riêng của bị cáo Nguyễn Hữu Linh ở quận Hải Châu cho biết nhà của bị cáo bị bôi bẩn. Thậm chí nhiều người còn tìm đến trước nhà ông chụp ảnh “check in” rồi đăng lên mạng xã hội, kèm những lời bình luận chế giễu ông56. Cụ thể, “trong đêm ngày 4/4 rạng sáng ngày 5/4, đối tượng lạ được cho là phẫn nộ quá khích đã ném chất bẩn, xịt sơn lên tường nhà ông Linh tại số 30 Lê Lợi (TP Đà Nẵng). Thời điểm phát hiện, trước nhà ông Linh có chất bẩn và trên cảnh cổng sắt màu trắng có dòng chữ "Ấ DÂM" được xịt bằng sơn đen”57. Nhiều người dân tạo đề can "Thành phố đáng sống (Đà Nẵng) phải hốt sạch ấu dâm" cùng hình ảnh ông này, dán trên các xe ô tô, nhà hàng, khu dân cư, chung cư58. Hành động này của mọi người hoàn toàn không đúng được nêu rõ trong hai luận điểm. Thứ nhất, những người thân trong gia đình bị cáo đều không liên quan, do đó bất cứ cá nhân, tổ chức nào gây ra các tổn hại về vật chất, tinh thần đều sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Thứ hai, bị cáo Nguyễn Hữu Linh có hành xử sai trái như thế nào thì chúng ta không phải là cơ quan có thẩm quyền để phán xét hay hành động những việc trên. Nếu có những hành vi quá khích vì sự tức giận mà làm hư hỏng tài sản hoặc xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của những người thuộc gia đình ông Linh thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Ngoài ra tài sản bị cố ý hủy hoại, làm hư hỏng trên 2 triệu đồng còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015. “Mỗi người có những ứng xử, phản ứng chống lại cái xấu là điều đáng mừng, nhưng cần có cách ứng xử đúng theo hạn mức pháp luật cho phép, nếu không chính các phản ứng quá khích lại gây hại cho người khác và gây hại cho chính mình”, theo Luật sư Lê Cao (Đoàn Luật sư Thành phố Đà Nẵng) đã nói trong buổi trao đổi với báo Tuổi trẻ. Mở rộng vấn đề ra thì những người dân này còn vi phạm đến khoản 1 điều 20 Hiến pháp 2013, được quy định cụ thể: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”và khoản 2 điều 22 “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”.

  • Tuy đã có những hành động mạnh mẽ đối với bị cáo Nguyễn Hữu Linh thế nhưng mức xử phạt của tòa án vẫn còn tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận sau khi thi hành án, bởi có nhiều người cho rằng mức phạt là chưa đủ răn đe đối với những người có hành vi ấu dâm. Liệu với mức xử phạt trên sẽ đủ lên tiếng cảnh cáo? Liệu mức xử phạt đã đủ công bằng, đủ bù đắp cho những tổn thất tinh thần mà với những hành vi mà ông Linh đã gây ra cho nạn nhân? Và có cần truy xét thêm những chi tiết mang tính đẩy mức chế tài lên hay không?

  • Ngày 05/04, Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Tp.HCM trên tinh thần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt là những chủ thể chưa đủ 16 tuổi, đã gửi công văn đến một số cơ quan, bao gồm cả Công an quận 4, các VKS cấp quận và cấp thành phố, đề nghị khởi tố vụ án ông Linh có hành vi dâm ô đối với bé gái. Công văn của Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em cũng cho biết, do chủ thể là người dưới 16 tuổi nên Bộ luật Hình sự không quy định phải khởi tố theo yêu cầu người bị hại, và không cần đơn yêu cầu khởi tố của gia đình nạn nhân. Vì đối tượng bị hại ở đây là trẻ em chưa đến tuổi vị thành niên và hành vi của bị cáo đã là bằng chứng xác thực được công khai nên Tòa án vẫn có đủ căn cứ để xử lý và truy xét trách nhiệm của chủ thể vi phạm. Có thể thấy hành động gửi công văn yêu cầu khởi tố ông Linh về hành vi dâm ô đối với bé gái của Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Tp.HCM là đang thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân và đặc biệt là quyền của trẻ em được quy định tại khoản 1 điều 20 của Hiến Pháp Việt Nam năm 2013 cụ thể Hiến pháp có nhấn mạnh: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm” Đồng thời qua đó thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em được ghi nhận tại nội dung Khoản 1 Điều 51 quy định về Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em tại Mục 1 Cấp độ bảo vệ trẻ em và trách nhiệm thực hiện trong Luật trẻ em: “Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền”.

  • Công an quận 4 tiến hành khởi tố ông Nguyễn Hữu Linh để điều tra về hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, đồng thời áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can này vào ngày 21 tháng 4, sau hơn 20 ngày điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Quá trình chuẩn bị các chứng cứ phục vụ cho quy trình tố tụng được diễn ra của Công an Quận 4 bảo đảm các nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong quá trình tố tụng hình sự cụ thể “Cơ quan điều tra, VKS và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.” Tuy tại điều 146 quy định về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi chưa có liệt kê rõ ràng đối với những hành vi bị coi là dâm ô, nhưng trên tinh thần của nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP được thông qua ngày 21-9-2019 cùng với nền tảng của đạo đức xã hội, công an quận 4 có đủ căn cứ để khởi tố ông Linh với tội danh dâm ô với trẻ em 16 tuổi.

  • Nhưng đến ngày 25 tháng 06, TAND quận 4 xét xử phiên tòa sơ thẩm và ra quyết định trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung một số tình tiết vụ án "bởi cáo trạng không nêu rõ hành vi nào là dâm ô". Theo HĐXX, phần kết luận cáo trạng không mô tả hành vi khách quan của bị can Linh đã thực hiện là thiếu sót. Cần giám định lại đoạn camera làm rõ "bàn tay trái của Linh" có chạm vào cơ thể phía trước thân người của cháu bé hay không.59 Vào ngày 22 tháng 07, kết quả giám định bổ sung của Phòng kỹ thuật hình sự Công an TP HCM cho rằng, không đủ cơ sở kết luận trong khoảng thời gian từ 21 giờ 10 phút 11 giây đến 21 giờ 10 phút 18 giây bàn tay trái của Linh có hay không chạm vào phần cơ thể phía trước của bé gái. Nguyên nhân là "do hình ảnh khuất khỏi tầm quan sát camera"60. Nhưng đến ngày 28 tháng 7, VKSND quận 4 khẳng định, đủ cơ sở để truy tố ông Linh về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi, bởi cơ quan điều tra căn cứ vào chuỗi hành vi khách quan của Linh, từ góc nhìn khách quan của cá nhân có thể thấy việc một người đàn ông lạ tự tiện ôm hôn một bé gái không hề quen biết là việc không có thể chấp nhận và vô lý, thêm vào đó là hành vi khai dối tên của bản thân khi đối mặt với sự chất vấn của gia đình bé gái cũng có thể coi là một hành động mang tính chột dạ, lo sợ và muốn thoái thác trách nhiệm của bản thân, vì vậy xét theo đó, việc cơ quan giám định không xác định được tay trái ông ta làm gì không ảnh hưởng đến căn cứ buộc tội.

  • Việc Tòa án vẫn mở phiên tòa phúc thẩm dù kết quả điều tra không đổi cũng vì do phần kết luận cáo trạng không mô tả hành vi khách quan của bị can Linh đã thực hiện là thiếu sót và không có đủ bằng chứng rõ ràng để kết tội dâm ô được quy định tại điều 146 BLHS 2015 theo như đơn kháng cáo của ông Linh, việc xét xử vụ án lần hai cũng là cách để làm rõ hơn các tình tiết luận tội, giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong quá trình áp dụng điều luật 146 BLHS vào trong xét xử, đồng thời thể hiện sự tôn trọng quyền kháng cáo của bị cáo được quy định tại điều 331 theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Vào ngày 23/8 tòa đưa vụ án ra xét xử lần hai. Sau nhiều giờ xét xử kín, HĐXX có cùng quan điểm với cáo trạng truy tố, xác định Nguyễn Hữu Linh phạm tội theo khoản 1 Điều 146 BLHS năm 2015, tuyên phạt 18 tháng tù. Ngày 6 tháng 11 năm 2019, Tòa phúc thẩm TAND Tp.HCM tuyên y án sơ thẩm 1 năm 6 tháng tù đối với ông Nguyễn Hữu Linh. Vậy nếu như không xác định được chứng cứ quan trọng là hành vi của bàn tay trái của ông Linh thì HĐXX dựa trên cơ sở nào để kết tội và đưa ra hình phạt đối với bị cáo? Ta có thể thấy cùng với tinh thần của Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi được thông qua ngày 21-9-2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5-11-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao và lí lẽ công bằng mà HĐXX đã có thể dễ dàng luận được tội và buộc bị cáo Nguyễn Hữu Linh chịu hình phạt của pháp luật. Theo như Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP61 “Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục” và bộ phận khác trên cơ thể là bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không phải là bộ phận sinh dục và bộ phận nhạy cảm (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi, mũi, gáy, cổ, bụng...) và trong các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục được liệt kê như ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi. Vì vậy, dù ông Linh có hay không việc đụng chạm với các bộ phận nhạy cảm của cháu bé thì đều được coi là hành vi cấu thành nên tội xâm hại tình dục đối với người dưới 16 tuổi. Tuy hành vi phạm tội của ông Linh diễn ra vào ngày 01/04/2019, trước khi nghị quyết 06 được thông qua, mà theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo, hành vi của bị cáo Linh không bị áp dụng Nghị quyết 06 nhưng HĐXX có thể áp dụng tinh thần của nghị quyết này khi xét xử. Qua bản án xét xử trên cho thấy pháp luật Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn việc áp dụng tính mềm dẻo của pháp luật vào thực tiễn đời sống, đồng thời nâng cao tính công bằng, vai trò của Thẩm phán cũng như VKSND và các cơ quan ban ngành, tổ chức xã hội trong việc đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nói chung và trẻ em nói riêng.

  • Về cơ bản tuy Tòa án đã đưa ra mức xử phạt đối với ông Nguyễn Hữu Linh cũng có thể coi là đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của Hiến định về Quyền con người, công dân nói chung và quyền trẻ em nói riêng, đồng thời thấy được sự tiến bộ trong quá trình suy xét, luận tội xử án, đảm bảo được lẽ công bằng. Nhưng qua đó ta vẫn thấy được những thiếu sót của cơ quan công quyền trong việc xử lý vụ việc lần này, cũng như đang còn quá xem nhẹ tính chất nghiêm trọng của vấn nạn ấu dâm trong xã hội, cụ thể đối với vụ việc chậm trễ trong quá trình khởi tố ông Linh cho thấy các cơ quan ban ngành liên quan, bao gồm cả Viện kiểm sát, tòa án đang còn thiếu tính linh hoạt, nhanh chóng trong quá trình giải quyết vụ việc, phải cho đến khi có sự ồn ào từ phía công luận thì mới nhanh chóng xử lý vụ việc. Việc TAND quận 4 xét xử phiên tòa sơ thẩm và ra quyết định trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung vì không xác định được liệu bàn tay của Linh có chạm vào bộ phận cơ thể đằng trước của cháu bé không để từ đó mới có thể luận tội danh dâm ô trẻ em dưới 16 tuổi đối với bị cáo, cho thấy Tòa án quá cứng nhắc trong quá trình xét xử. Trong khi đó ta có thể thấy, ảnh hưởng của những hành vi ấy lên tinh thần của nạn nhân là hết sức rõ ràng, cụ thể : Cháu C. đã phản ứng, dùng tay phải che mặt mình rồi di chuyển lại đứng gần cửa thang máy thì bị Linh tiếp tục dùng tay phải choàng qua vai phải, kéo ghì cháu C. lùi về phía sát mình. Cháu C. có phản ứng cúi khom người xuống. Khi thang máy mở cửa thì ông Linh buông C. ra. Cháu C. vùng bỏ chạy suýt té thể hiện sự hoảng sợ và về kể ngay cho cha mẹ biết. Qua đó thấy được lỗ hổng, những bất cập trong điểu luật 146 về về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Chưa xác định rõ ràng, cụ thể hóa rõ ràng các hành vi được cho là xâm hại tình dục, dâm ô. Chỉ quy định chung chung rằng, “dâm ô” là một trong các hành vi “thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội chứ không nhằm thực hiện hành vi giao cấu hay hành vi quan hệ tình dục nào khác”, thông qua một số hành động như sờ mó, đụng chạm, dụ dỗ sờ mó,... tức phải có tác động trực tiếp, vật lý đến các bộ phận nhạy cảm, bộ phận kích thích tình dục (bộ phận sinh dục, ngực, đùi, mông). Có thể thấy, việc đưa ra những khái niệm mơ hồ như trên cũng như việc giới hạn các hành vi phạm tội không giúp cho điều luật trở nên rõ ràng hơn mà ngược lại còn tạo ra nhiều lỗ hổng cho bọn tội phạm, họ có thể dễ dàng biện hộ cho hành vi của mình bằng việc đánh tráo khái niệm, như ông Linh cho rằng hành vi của mình chỉ là “nựng yêu” chứ không cố ý xâm hại cháu bé, đồng thời cũng khiến điều luật trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại. Những điều bất cập này sẽ gián tiếp tạo điều kiện để những người phạm tội dễ dàng lợi dụng để xâm phạm thân thể trẻ em, lợi dụng để sờ mó, động chạm các bộ phận khác trên cơ thể. Đồng thời gây khó khăn, chậm trễ cho qua trình xét xử, vì không có đủ bằng chứng rõ ràng để luận tội, như vụ việc trên của ông Linh. Qua đó thấy được điều 146 về về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 vẫn chưa đáp ứng đủ các nguyên tắc hiến định, các quyền con người được nêu trong hiến pháp về: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.” Ngoài ra, điều 146 Bộ luật Hình sự tuy đã được bổ sung và sửa đổi so với BLHS 1999, cùng với Nghị quyết 06 vẫn còn chưa đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc của Công ước Liên hợp Quốc tế về Quyền trẻ em. Theo Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em các hành vi bị coi là dâm ô không nhất thiết phải là các tác động vật lý đến bộ phận nhạy cảm hay bộ phận sinh dục của trẻ, mà còn có rất nhiều các hành vi tác động gián tiếp vẫn bị coi là dâm ô, ví dụ các hành vi hôn hít, vuốt ve, sờ mó bất cứ bộ phận nào trên thân thể trẻ nhằm thỏa mãn nhục dục dù có hay không có sự đồng ý của trẻ đều bị coi là có tội và là xâm hại tình dục.62 Cùng theo đó thấy rõ được tính hạn chế trong việc xây dựng và việc áp dụng luật vào quản lý xã hội của Nhà nước, chưa thực đảm bảo các cấp độ bảo vệ trẻ em và trách nhiệm thực hiện được quy định tại Mục 1 Chương IV bảo vệ trẻ em ở luật trẻ em, sự thiếu quan tâm chú trọng đẩy mạnh các công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức cộng đồng, đặc biết đối với các bậc phụ huynh và đối tượng trẻ nhỏ cần được bảo vệ, ý thức và nhận biết về quyền của bản thân. Cần đặt ra vấn đề về việc tôn trọng và tuân thủ các quyền hiến định của con người đặc biệt là trẻ em chưa đủ 16 tuổI.

  • Tội dâm ô được quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 2017 đã có những điểm đối mới tuy chưa đầy đủ nhưng lại rõ ràng và cụ thể hơn so với Quy định về tội dâm ô đối với trẻ em được ghi nhận tại Điều 116 trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Dễ nhận thấy, so sánh với BLHS năm 1999, cụm từ “trẻ em” không còn được sử dụng trong BLHS năm 2015, thay vào đó, nhà làm luật đã chi tiết hóa độ tuổi của nhóm đối tượng này, đó là “người dưới 16 tuổi”. Ví dụ như tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112) thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) thành tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144)… Như vậy, BLHS năm 2015 có sự tương thích với Luật Trẻ em năm 2016 khi thống nhất độ tuổi trẻ em là người dưới 16 tuổi. Tương tự, chủ thể là người đã thành niên trong các điều luật cũng được thay thế bằng “người đủ 18 tuổi” như tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146). Việc quy định chi tiết độ tuổi của nạn nhân cũng như người thực hiện tội phạm đã giải quyết được những bất đồng quan điểm về khái niệm “trẻ em”, “người chưa thành niên”, “người đã thành niên” trong BLHS năm 1999. Về tình tiết định tội đã quy định cụ thể hơn hành vi dâm ô so với BLHS năm 1999, theo đó, hành vi dâm ô này phải “không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 vẫn chưa làm rõ được khái niệm dâm ô. Về tình tiết định khung tăng nặng: Nhà làm luật đã không sử dụng các tình tiết không rõ ràng như “gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” như trong BLHS năm 1999 mà thay vào đó đã bổ sung một số tình tiết, cụ thể như “phạm tội có tổ chức” (điểm a khoản 2), “gây rối loạn hoạt động tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%” (điểm đ khoản 2) và “gây rối loạn hoạt động tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%” (điểm a khoản 3); “làm nạn nhân tự sát” (điểm b khoản 3). Những tình tiết này có nhiều điểm tương đồng so với các tội xâm phạm tình dục khác, là cơ sở pháp lý chi tiết khi định khung hình phạt. Tuy khái niệm dâm ô trong điều 146 BLHS 2015 đã được làm rõ hơn so vói điều 114 BLHS 1999, thế nhưng nó vẫn chưa thực sự rõ ràng và cụ thể, bằng chứng việc ông Linh biết luật, phạm tội rồi khẳng định bản thân chỉ là “nựng yêu”, các hành vi của ông ta chưa đủ để cấu thành tội dâm ô trẻ em vì trong điều 146 không ghi rõ được thế nào là dâm ô. Vì vậy, cho thấy sự lúng túng, thiếu chính xác khi làm luật dễ tạo nên những cơ sở để tạo điều kiện cho người phạm tội

  • Vụ án dâm ô trong thang máy của bị cáo Nguyễn Hữu Linh đã đi đến hồi kết với Bản án 1 năm 6 tháng tù giam. Nhưng phía sau đó, nhiều vấn đề nhức nhối đã và đang đặt ra trong lĩnh vực tư pháp nói riêng và trong xã hội nói chung bởi vụ án dâm ô này chỉ là một phần rất nhỏ trong bề nổi của tảng băng chìm. Và chắc hẳn, tảng băng ấy sẽ ngày càng lớn hơn nữa nếu bản thân nạn nhân và gia đình cứ giữ im lặng, cơ quan chức năng không đi đến tận cùng trên con đường kiếm tìm công lý và dư luận xã hội có những thái độ thờ ơ, miệt thị đối với người bị hại. Với tư cách là những sinh viên luật, trước vấn đề này chúng tôi xin đưa ra những quan điểm, bình luận của mình như sau:

  • Về phía gia đình nạn nhân, trong vụ việc này, ngay từ ban đầu họ không muốn làm lớn chuyện vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của con em mình, vì thế họ “quyết định hòa giải và đề nghị không cung cấp thông tin ra bên ngoài”63. Có thể thấy, tâm lý chung của nạn nhân và gia đình là sợ những lời bàn tán, đàm tiếu từ dư luận xã hội ảnh hưởng đến tinh thần, danh dự mà khước từ quyền lợi hợp pháp của mình, cụ thể được quy định trong khoản 1 điều 30 Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Nhưng khi nhìn lại, chính hành động tưởng chừng như bảo vệ cho con em mình lại tiếp tay cho cái ác. Bởi suy cho cùng, người bị tổn thương nặng nề nhất cả về thể chất lẫn tinh thần ở đây vẫn là đứa trẻ. Giả định: Nếu em bé không đem sự việc kể lại với gia đình cũng như nếu gia đình nạn nhân và ông Linh tự hòa giải thành công, không đưa sự việc ra pháp luật thì những tổn thương ấy sẽ còn mãi về sau. Vì tránh né những áp lực hôm nay mà những ám ảnh đeo đuổi em đến suốt cuộc đời. Hành động ấy hôm nay là dâm ô nhưng vì không bị lên án, tố cáo nên ngày mai sẽ là cưỡng dâm, là hiếp dâm. Nạn nhân hôm nay là con em của gia đình này, ngày mai sẽ là con em của nhiều gia đình khác.

  • Còn nhớ vụ án về cái chết của bé Lê Thị Nhật Linh làm dư luận cả trong và ngoài nước rúng động, xót xa đến tột cùng năm 201764. Chính tội ác xâm hại tình dục đã cướp đi mạng sống của một đứa trẻ lên 9 con nhiều ước mơ và khát vọng phía trước. Tuy nhiên, cái giá mà thủ phạm phải trả là án tù chung thân. Suốt 4 năm ròng rã, gia đình em không một phút giây nào ngơi nghỉ trên con đường tìm lại công lý cho con gái mình, đấu tranh để thủ phạm lãnh mức án cao nhất. Đầu năm 2018, mỗi sáng, anh Lê Anh Hào, cha bé Nhật Linh, ngày nào cũng đứng tại các ga tàu điện ngầm, điểm đông người xin chữ ký để gửi lên tòa án Nhật Bản yêu cầu trừng phạt nghiêm khắc kẻ sát hại bé. Mẹ bé, chị Nguyễn Thị Nguyên, thì lên mạng xã hội kêu gọi, vận động mọi người góp chữ ký.65

  • Phải chăng, khi đối diện với hậu quả thương tâm nhất, người ta mới nhận ra quyền con người quan trọng đến nhường nào? Qua hành động trên của gia đình nạn nhân, có thể thấy nhận thức về pháp luật của một bộ phận những người dân chưa đầy đủ. Họ chưa hiểu, biết và nắm rõ được các quyền cơ bản của một con người, việc này dẫn đến sự thờ ơ thậm chí là xem nhẹ đối với những quyền Hiến định thuộc nhóm quyền dân sự cơ bản trong Hiến pháp 2013. Khi bản thân những người bị hại không xem trọng quyền lợi của chính mình thì kì thực một hệ thống pháp luật có tiên tiến và văn minh cách mấy cũng không thể bảo vệ họ.

  • Về phía thủ phạm, một lần nữa xin được nhấn mạnh lại, Nguyễn Hữu Linh là luật sư đoàn luật sư Đà Nẵng, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó viện trưởng VKS Nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ông Linh cũng từng là Trưởng ban "Vì sự tiến bộ Phụ nữ", VKS Nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ông Linh - một người biết luật, hiểu luật đã từng dành cả sự nghiệp của mình đi tìm công lý cho người khác lại có thể thản nhiên bao biện cho hành vi thiếu đạo đức của mình là “Có ôm hôn bé gái 2 lần vì thấy dễ thương chứ không có ý định xâm hại”66 đã khiến dư luận thêm bất bình. Sau quá trình điều tra, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, ông Linh y án 1 năm 6 tháng tù giam cho tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Một năm sau đó, dư luận một lần nữa rúng động bởi vụ án Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn - Đinh Bằng My dâm ô hàng loạt nam sinh ở Phú Thọ67. Trước lúc bị bắt, ông khẳng định trên VTV rằng: “Ở trường nội trú, các thầy cô luôn coi học sinh như con em của mình, nên không bao giờ có chuyện đó xảy ra". Thế nhưng khi sự thật được phơi bày, cả dư luận không khỏi kinh hãi trước hành vi vô đạo đức của hắn: Lấy lý do hỏi thăm tình hình học tập, gia đình hoặc nhắc nhở các học sinh vi phạm kỷ luật, Đinh Bằng My đã gọi chín nam học sinh đều học từ lớp 7, lớp 8 và lớp 9 lên phòng làm việc của mình để thực hiện hành vi xâm hại tình dục. Sau mỗi lần thực hiện hành vi dâm ô với các học sinh, Đinh Bằng My thường cho các cháu ăn bánh, kẹo, hoa quả hoặc cho tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng và dặn các cháu không được nói chuyện với bất kỳ ai. Sau quá trình điều tra xét xử, TAND tuyên phạt bị cáo Đinh Bằng My 3 năm 6 tháng tù đối với tội danh “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”; 4 năm 6 tháng tù đối với tội “Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh là 8 năm tù.68 Cả hai vụ án này, ta nhận thấy một điểm chung: Thủ phạm trong hai vụ án này, người làm trong ngành tố tụng, người làm trong ngành giáo dục - đều là những người có học thức, có địa vị trong xã hội, mà đau lòng hơn cả, họ chính là những người được nhà nước, xã hội phân công trách nhiệm bảo vệ trẻ em khỏi những nguy hiểm và tệ nạn bên ngoài. Đây chính là hồi chuông cảnh báo cho sự suy đồi nghiêm trọng về mặt đạo đức của một bộ phận có hiểu biết, có địa vị đến mức coi thường pháp luật. Chúng đã lợi dụng địa vị, quyền lực và sự tín nhiệm mà xã hội trao cho để thực hiện hành vi phạm tội, làm xói mòn niềm tin của người dân đối với xã hội. Trước những sự việc nhức nhối như thế, công cụ pháp luật cần được cơ quan công quyền vận dụng, xử trí một cách nhanh chóng và nghiêm minh. Đồng thời, pháp luật cũng cần có những quy định về tăng nặng hình phạt, áp dụng mức án kịch khung với kẻ biết luật mà phạm luật, nghiêm trị để răn đe.

  • Quay trở lại vụ án của Nguyễn Hữu Linh, cũng như qua phân tích chi tiết về những tình tiết trong vụ án phía trên. Có thể nhận thấy, hệ thống pháp luật mà đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự còn nhiều lỗ hổng và thiếu sót như: việc đưa ra những khái niệm mơ hồ, giới hạn các hành vi phạm tội không giúp cho điều luật trở nên rõ ràng hơn mà ngược lại còn tạo ra nhiều lỗ hổng để các đối tượng lợi dụng, khiến cho các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong xét xử. Đồng thời, thái độ ban đầu của các cơ quan chức năng vẫn còn xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của vụ việc, thiếu kịp thời, linh hoạt trong điều tra xét xử vụ án . Tuy nhiên, sau khi được vụ việc này được được tuyên án thì đây có thể được xem như một “án lệ”. Theo ông Dương Ngọc Hải, Phó trưởng ban Nội chính Thành ủy Tp.HCM đánh giá: “Vụ án Nguyễn Hữu Linh sẽ là vụ mà các cơ quan tố tụng tích lũy được kinh nghiệm để xử lý, giải quyết các vụ án khác”69. Để kịp thời phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên và triển khai thực hiện các quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) đã khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết các vụ án liên quan đến xâm hại tình dục hoặc có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng, cụ thể là Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 20/9/2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Việc ban hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết các tội phạm này. Qua đó, TANDTC đã nhận được những đánh giá, phản hồi tích cực trong hệ thống Tòa án, các cơ quan tố tụng, cơ quan, tổ chức khác và dư luận xã hội.70 Bởi lẽ, sớm tìm ra được chân tướng sự thật cũng như giành lại được công bằng cho người bị hại, đặc biệt là trẻ em chính là điều mà cả nạn nhân và công luận luôn mong mỏi, qua đó góp phần xoa dịu được phần nào những nỗi đau, những bức xúc, sợ hãi mà họ phải gánh chịu.

  • Tuy nhiên, bên cạnh những điều kết quả khả quan đã đạt được, thì vụ án này cũng đặt ra một vấn đề đáng lưu tâm cho cả chính quyền cũng như toàn xã hội: Trong khi tại Việt Nam có đến Trong khi đó, theo Luật Trẻ em 2016, tại Việt Nam đang có tới... 17 cơ quan, tổ chức, nhóm tổ chức có chức năng bảo vệ và chăm sóc, hỗ trợ trẻ em ở các cấp độ khác nhau, gồm tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp, Quốc hội, các bộ Lao động - thương binh và xã hội, Tư pháp, Công an, Y tế, Giáo dục đào tạo, Văn hóa - thể thao và du lịch, Thông tin truyền thông, UBND các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam...71Trong hệ thống pháp luật, những quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em không chỉ được quy định trong Hiến pháp mà còn trong các Bộ luật, luật và nhiều văn bản dưới luật khác nhưng lại để vấn nạn này xảy ra một cách ngày càng phổ biến, rộng rãi với tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn thì câu hỏi đặt ra là: “Phải chăng con số 17 cơ quan, tổ chức là quá ít để bảo vệ trẻ em của đất nước này?” hay nguyên nhân nằm ở “Các tổ chức này đã phối hợp hoạt động một cách sát xao, sâu rộng chưa hay vẫn chỉ là những bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, những lời kêu gọi suông và mạnh ai nấy làm?” Ở đây, với tư cách là những sinh viên luật, những người thượng tôn và bảo vệ cho công lý, chúng tôi một lần nữa khẳng định: Trẻ em – đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ, chăm sóc đã được quy định rõ trong Khoản 1, điều 37, Hiến pháp Việt Nam 2013. Vì vậy, các em cần nhận được sự quan tâm và bảo vệ sát sao hàng đầu từ các cơ quan chức năng cũng như toàn thể xã hội. Bằng công cụ pháp luật, chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc, thực tế hơn nữa để dự liệu được những tình huống có thể xảy ra, góp phần lấp các lỗ hổng của pháp luật. Qua đó, với những tội danh liên quan đến xâm hại trẻ em, chúng tôi đồng tình với đề nghị của nhiều chuyên gia pháp luật: “Cần bổ sung vào bộ luật hình sự hành vi quấy rối tình dục là một tội độc lập, bởi hành vi quấy rối tình dục thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nếu không ngăn chặn, xử lý kịp thời sẽ là tiềm ẩn phát triển thành hành vi vi phạm vào các tội khác, có tính chất nguy hiểm hơn”72.

  • Chính vì tính nghiêm trọng, vụ việc này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía công luận, mà có thể nói “Chính công luận đã lên tiếng, đã mở đường cho công lý”. Đã có những sự bức xúc, sự phẫn nộ, thậm chí là có những hành động lên án kịch liệt từ phương tiện truyền truyền thông cho tới hiện thực ngoài đời sống. Điều đáng mừng ở đây chính là sự đấu tranh mạnh mẽ đến từ dư luận đã thúc đẩy vụ án sớm đi đến hồi kết với bản án thích đáng. Nhìn chung, dư luận cũng đã bảo vệ cho những nạn nhân, người bị hại với thái độ cảm thông chứ không phải là những dị nghị, miệt thị như đối với những vụ xâm hại tình dục trước đây. Qua đó cho thấy được ý thức của đại bộ phận quần chúng nhân dân về vấn đề bảo vệ trẻ em, bảo vệ quyền con người cũng như ý thức xây dựng pháp luật ngày càng được nâng cao hơn.

  • Tuy nhiên, Công luận trên con đường đi tìm công lý lại vô tình “dẫm đạp” lên một quyền dân sự cơ bản khác của công dân. Ví dụ điển hình là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Trong thực tiễn cuộc sống nói chung cũng như trong luật pháp nói riêng, cá nhân mỗi người cần có cái nhìn tổng thể, khách quan hơn về các vấn đề xảy ra trong thực tiễn đời sống đồng thời cần có sự hiểu biết cơ bản về luật pháp, biết và nắm được các quyền cơ bản của một công dân để trở thành những công dân văn minh biết luật, hiểu luật và sử dụng pháp luật một cách đúng đắn để bảo đảm được quyền và lợi ích cho bản thân và cho những chủ thể khác trong xã hội.

  • Trẻ em là mầm non của đất nước, là thế sẽ gánh vác đất nước sau này. Vì vậy, bảo vệ trẻ em cũng chính là bảo vệ cho tương lai của đất nước chúng ta. Trong Luật trẻ em 2016 có nêu rõ: Bảo vệ trẻ em là thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em. Đó cũng chính là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân. Và dưới đây chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp khắc phục vấn nạn ấu dâm tại Việt Nam :

  • Cha mẹ cần cung cấp cho con những kiến thức về giới tính, nhận biết các cơ quan sinh dục, các vùng nhạy cảm,... Dạy cho bé cha mẹ nên dạy trẻ nên tránh tiếp xúc với người lạ mặt, không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm,.. Rất nhiều trẻ không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành vi dâm ô và dễ bị dụ dỗ. Ngoài ra, cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ cùng với con cái; có trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái. Việc lắng nghe con sẽ giúp chúng ta biết được vấn đề mà chúng đang gặp phải, nhận biết dấu hiệu khác thường và có biện pháp kịp thời.

  • Các cơ quan chức năng tuyên truyền phổ biến các biện pháp bảo vệ trẻ em, nêu rõ hậu quả của hành vi dâm ô để nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng. Đồng thời, xử lý triệt để và quyết liệt hơn các hành vi phạm tội. Phát triển mạnh mẽ các tổ chức, chiến dịch, xây dựng nhiều phong trào bảo vệ trẻ em. Đặc biệt, nhà trường cần trang bị cho các con em kỹ năng phòng tránh, tự bảo vệ bản thân khi có người lạ tiếp cận hay có hành vi dâm ô. Đưa ra các bài học để giáo dục các em nhận diện đúng hành vi xâm hại và tìm người khác để giúp đỡ khi có nguy cơ bị xâm hại.

  • Qua đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh, Hiến pháp - công cụ quyền lực xác lập và bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Mỗi công dân cần ý thức sâu sắc vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng Hiến pháp nói riêng và Pháp luật nói chung. Qua những phân tích và bình luận về vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh, chúng ta có thể thấy rõ hơn mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Trường hợp của ông Nguyễn Hữu Linh chỉ là một trong số những vụ án điển hình hiện nay và còn rất nhiều vụ án chưa được đưa ra ánh sáng mà chúng ta không thể biết được. Do đó, có thể nói bên cạnh những hành động của các cơ quan chức năng thì phản ứng của các bậc phụ huynh và cộng đồng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ngăn chặn vấn đề này. Chúng tôi hy vọng, đây chính là một bài học sâu sắc cho tất cả mọi người để mọi người có một hiểu biết đúng đắn và cái nhìn toàn diện hơn đối với vấn đề này. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức, cùng nhau phòng tránh và bảo vệ trẻ em để chúng có một môi trường tốt hơn, lành mạnh hơn để phát triển bởi lẽ việc bảo vệ trẻ em không chỉ là trách nhiệm của riêng các cơ quan mà còn của tất cả mọi người trong xã hội này.

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Văn bản quy phạm pháp luật:

  • 1. Hiến pháp năm 1946

  • 2. Hiến pháp năm 1959

  • 3. Hiến pháp năm 1980

  • 4. Hiến pháp năm 1992

  • 5. Hiến pháp năm 2013

  • 6. Hiến pháp Brunei

  • 7. Hiến pháp Indonesia

  • 8. Hiến pháp Thái Lan

  • 9. Hiến pháp Lào

  • 10. Hiến pháp Đông Timor

  • 11. Hiến pháp Myanmar

  • 12. Hiến pháp Philippines

  • 13. Hiến pháp Singapore

  • 14. Hiến pháp Campuchia

  • 15. Hiến pháp Malaysia

  • 16. Sắc lệnh số 34 ngày 20/09/1945 của Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 là sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

  • 17. Nghị quyết về việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp ngày 02/07/1976 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • 18. Nghị quyết số 43/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Quốc hội về thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992

  • Sách và bài viết:

  • 1. Thái Vĩnh Thắng, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung, NXB Tư pháp), Tư tưởng cách mạng và tinh thần chống tham nhũng

  • 3. ABC về Hiến pháp 83 Câu hỏi

  • 4. Đào Trí Út, Vũ Công Giao, Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến - Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam (Viện Chính sách công & Pháp luật, NXB ĐHQG Hà Nội)

  • 5. Vũ Văn Nhiêm, ‘Bình luận khoa học các điều của Hiến pháp nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam’, Nhà xuất bản Hồng Đức,

  • 6. PGS.TS.Vũ Thị Hồng Vân (chủ biên), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (NXB Tư pháp 2019).

  • 7. Lê Minh Tùng (2013), Quy trình lập hiến ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc Hà Nội, < https://bit.ly/3dXYdZA> truy cập ngày 15/04/2021

  • 9. Trường Đại học Kiểm soát Hà Nội, ‘Bàn về lập hiến’ , <https://bit.ly/2QJo929> truy cập ngày 12/04/2021.

  • 10. Kim Lan, Nguyễn Tú, ‘Ông Nguyễn Hữu Linh là ai?’, Thanh Niên, (05/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/53h9tg>, truy cập ngày 17/04/2021.

  • 11. Công Nguyên, ‘Ông Nguyễn Hữu Linh thừa nhận ôm, hôn bé gái trong thang máy’, Thanh Niên, (05/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/dx3d97>, truy cập ngày 17/04/2021.

  • 12. Nhật Linh, ‘Người đàn ông dâm ô bé gái trong thang máy khai chỉ 'nựng' cháu bé chứ không có ý đồ khác’, VTC News, (03/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/ztyx7q>, truy cập ngày 17/04/2021.

  • 13. T.A, ‘Nhiều người gây náo loạn cửa nhà ông Nguyễn Hữu Linh sau vụ sàm sỡ trẻ’, Lao Động, (05/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/h718v5>, truy cập ngày 17/04/2021.

  • 14. Tuyết Mai, ‘Hội bảo vệ trẻ em kiến nghị khởi tố vụ dâm ô bé gái trong thang máy’, Tuổi Trẻ, (05/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/d07oxj >, truy cập ngày 17/04/2021.

  • 15. ‘Dâm ô trẻ em ở Tp.HCM chưa bị khởi tố, người dân dùng ‘công lý đám đông’’, VOA Tiếng Việt, (08/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/xrk1ai>, truy cập ngày 17/04/2021.

  • 16. Quế Ly, ‘Người dân dán hình nghi phạm dâm ô trẻ em trong thang máy, lên xe ô tô’, Người đưa tin, (21/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/tdvt5r>, truy cập ngày 17/04/2021.

  • 17. Phước An, ‘Khởi tố cựu viện phó Nguyễn Hữu Linh, điều tra hành vi dâm ô trẻ em’, Vietnamnet, (21/04/2019), <https://bitly.com.Việt Nam/g068p2>, truy cập ngày 17/04/2021.

  • 18. ‘Nguyễn Hữu Linh lĩnh 1 năm 6 tháng tù’, Thư viện pháp luật, (23/08/2019), <https://bitly.com.ViệtNam/28bvyn>, truy cập ngày 17/04/2021.

  • 19. Quốc Thắng, ‘Nguyễn Hữu Linh bị khởi tố vì dâm ô bé gái trong thang máy’, Việt Nam express, (TPHCM, 21/04/2019), < https://bit.ly/3uRMtxh > truy cập ngày 12/04/2021

  • 20. Nguyễn Trà, ‘Dân Galaxy 9 mặc áo đồng phục lên án hành vi sàm sỡ bé gái’, Dân trí, (08/04/2019), <https://bit.ly/3wY5akJ >, truy cập ngày 13/04/2021

  • 21. Kim Phượng, ‘Có cần phải "truy cùng, đuổi tận" ông Nguyễn Hữu Linh?’, Người lao động, (TP.HCM, 25/06/2019), < https://bit.ly/3gi47pP >, truy cập ngày 17/04/2021

  • 22. Tâm An, ‘Nhà của người nghi sàm sỡ bé gái trong thang máy bị bôi bẩn’, Dân trí, (Đà Nẵng, 05/04/2019), < https://bit.ly/2ORfKZL >, truy cập ngày 12/04/2021

  • 23. Mạnh Quân, ‘Đáng sợ những hình phạt của cộng đồng’, Dân trí, (22/04/2021), <https://bit.ly/3uTqQfY >, truy cập ngày 13/04/2021

  • 24. Huân Cao, ‘Tòa trả hồ sơ vụ Nguyễn Hữu Linh: Thời hạn điều tra bổ sung trong 1 tháng’, Báo Lao Động (26/06/2019) <https://bitly.com.vn/gx1mat> truy cập ngày 16/04/2021.

  • 25. Tuyết Mai - Hoàng Điệp, 'Không đủ cơ sở kết luận tay trái ông Nguyễn Hữu Linh có chạm vào người bé gái hay không', Tuổi Trẻ (22/07/2019) <https://bitly.com.vn/pxmr0c> truy cập ngày 16/04/2021.

  • 26. Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự, hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn xét xử và việc tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.

  • 27. Sơn Hà, ‘Hành vi dâm ô trẻ em được hiểu thế nào trong luật pháp quốc tế?’, Zing news (15/4/2019) <https://bitly.com.vn/rqd76c> truy cập ngày 17/04/2021.

  • 28. Thúy Hằng, ‘Bé Nhật Linh bị sát hại: Nghẹn ngào tấm bằng tốt nghiệp trao sau 3 năm’, Báo Tuổi trẻ, (07/04,2020), <https://bit.ly/2Qg9T0S>, truy cập ngày 19/04/2021

  • 29. Quốc Thắng, ‘Nguyễn Hữu Linh bị khởi tố vì dâm ô bé gái trong thang máy’, Báo VN Express, (21/04/2019), <https://bit.ly/3tSPoG9>, truy cập ngày 19/4/2021

  • 30. Phạm Dự, ‘Cựu hiệu trưởng bị đề nghị truy tố vì dâm ô nhiều nam sinh’, BáoVN Express, (29/05/2019), <https://bit.ly/3n87Rf0>, truy cập ngày 19/04/2021

  • 31. Phan Thương, ‘Vụ án Nguyễn Hữu Linh là bài học kinh nghiệm với các cơ quan tố tụng’, Báo Thanh niên, (27/09/2019), < https://bit.ly/3x4vI40 >, truy cập 17/04/2021

  • 32. Đức Minh, ‘Án lệ’ Nguyễn Hữu Linh và hướng dẫn của Tòa Tối cao’, Báo Pháp luật Tp.HCM, (24/05/2019), < https://bit.ly/3gv9bHR >, truy cập 17/04/2021

  • 33. Lan Anh, ‘17 cơ quan bảo vệ trẻ, lúc cần vẫn không biết nhờ ai!’, Báo Tuổi Trẻ (27/11/2017), <https://bit.ly/3u4xQGO>, truy cập ngày 25/4/2021.

Nội dung

BÀI TẬP NHÓM: Môn: LUẬT HIẾN PHÁPBÀI TẬP NHÓM: Môn: LUẬT HIẾN PHÁP BÀI TẬP NHÓM: Môn: LUẬT HIẾN PHÁP BÀI TẬP NHÓM: Môn: LUẬT HIẾN PHÁP

TẠI SAO NGƯỜI TA ĐỀ CAO, TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN VÀO QUY TRÌNH LẬP HIẾN?

Khái niệm hiến pháp, lập hiến

Hiến pháp là bộ quy phạm pháp luật tối cao, quy định các vấn đề cốt lõi về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước và địa vị pháp lý của con người cũng như công dân.

Lập hiến bao gồm các hoạt động xây dựng và ban hành Hiến pháp, bổ sung hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và bãi bỏ Hiến pháp.

Quy trình lập hiến là các bước và thủ tục mà các bên liên quan phải tuân theo khi ban hành hoặc sửa đổi hiến pháp Nó quy định rõ ràng các chủ thể tham gia, cùng với quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong suốt quá trình này.

Cụ thể, ở Việt Nam, quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam theo quy định tại Điều 120 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 như sau:

Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề xuất việc làm và sửa đổi Hiến pháp Để quyết định việc này, Quốc hội cần có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.

2 Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3 Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

4 Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

5 Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.’’

Hiến pháp là đạo luật gốc của quốc gia, tạo nền tảng pháp lý cho việc ban hành các đạo luật khác Các quy định trong Hiến pháp là cơ sở để xây dựng các đạo luật thông thường, từ đó cụ thể hóa tinh thần và nội dung của Hiến pháp trong thực tiễn cuộc sống, đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Theo Thái Vĩnh Thắng trong Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, việc lập hiến giữ vai trò quan trọng, đòi hỏi sự đồng thuận từ cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân Để xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ, cần có tinh thần dân chủ, trách nhiệm, tâm huyết, trí tuệ và phương pháp khoa học.

Chức năng của Hiến pháp

Thứ nhất, hiến pháp trao quyền cho các cơ quan nhà nước.

Hiến pháp quy định quyền lập pháp thuộc về quốc hội, quyền hành pháp thuộc về chính phủ, và quyền tư pháp thuộc về tòa án Sự hiện diện của các cơ quan nhà nước chỉ được coi là hợp pháp khi được hiến pháp quy định Do đó, hiến pháp là nguồn gốc hình thành các quyền lực hợp pháp của các cơ quan Nhà nước.

Thứ hai, hiến pháp giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước.

Theo Patrick Henry, hiến pháp không chỉ là công cụ của chính phủ để kiểm soát nhân dân, mà còn là phương tiện để nhân dân kiểm soát chính quyền Nó xác định các giới hạn pháp lý cho việc sử dụng quyền lực, ngăn chặn lạm quyền và giúp thiết lập trật tự pháp luật, trật tự xã hội Chức năng này của hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chủ nghĩa hợp hiến tại mỗi quốc gia.

Thứ ba, hiến pháp xác lập và bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân

Hiến pháp là văn bản pháp lý tối cao, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi lạm dụng quyền con người và quyền công dân Nó cũng là nền tảng pháp lý để nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng và thiết lập các cơ chế bảo vệ những quyền này.

Thứ tư, hiến pháp là luật cơ bản, tinh thần pháp luật của quốc gia.

Hiến pháp là nền tảng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật của một quốc gia, với tất cả các bộ luật và văn bản quy phạm pháp luật phải dựa trên tinh thần và nội dung của Hiến pháp Mọi văn bản pháp luật trái với Hiến pháp sẽ bị bãi bỏ.

2 Uông Chu Lưu, Hiến pháp - nền tảng pháp lý vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới,

Patrick Henry (1736-1779) là một trong những người sáng lập nước Mỹ và từng giữ chức Thống đốc bang Virginia vào những năm 1790 Ông là thành viên của Hội nghị lập hiến năm 1787, nổi tiếng với tư tưởng cách mạng mạnh mẽ và tinh thần chống tham nhũng.

4 ABC về Hiến pháp 83 Câu hỏi - Đáp (NXB Thế Giới), Tr 27

Thứ năm, hiến pháp xác định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước

Hiến pháp quy định cách thành lập, tổ chức và vận hành của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời xác lập mối quan hệ giữa chúng Dựa trên những quy định này, đạo luật về tổ chức nhà nước sẽ được xây dựng nhằm cụ thể hóa nội dung của Hiến pháp.

Thứ sáu, hiến pháp là một hình thức xác lập các nguyên tắc pháp luật chung và định hướng cơ bản của sự phát triển đất nước

Hiến pháp thiết lập các nguyên tắc cơ bản cho chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, cũng như các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và đường lối đối nội, đối ngoại.

Hiến pháp ảnh hưởng người dân như thế nào?

Hiến pháp được coi là khế ước xã hội, trao quyền lực cho nhà nước và bảo vệ quyền con người, quyền công dân Sự hợp pháp của bất kỳ bản hợp đồng nào đều phụ thuộc vào sự tham gia và thỏa thuận của các bên liên quan Vì vậy, việc nâng cao và chú trọng sự tham gia của nhân dân trong quy trình lập hiến là yếu tố thiết yếu không thể thiếu.

Hiến pháp được xem như bản khế ước xã hội của nhân dân, khẳng định quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân và phục vụ lợi ích của họ Đây là công cụ pháp lý quan trọng nhất bảo vệ dân quyền và nhân quyền Một bản Hiến pháp dân chủ, văn minh yêu cầu nhà nước phải chịu ràng buộc bởi Hiến pháp, thể hiện quyền kiểm soát và giám sát của nhân dân đối với những người được giao quyền Do đó, việc tăng cường sự tham gia của nhân dân là cần thiết để bảo đảm chủ quyền, phản ánh ý chí và nguyện vọng của họ, đồng thời ngăn ngừa tình trạng lạm quyền và bảo vệ tính công bằng, minh bạch, trung thực trong hoạt động của nhà nước.

Sự tham gia và đóng góp ý kiến của người dân là rất quan trọng, giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt và hiểu rõ hơn về những vấn đề chung mà cộng đồng đang gặp phải Điều này không chỉ tạo điều kiện cho việc tiếp nhận ý kiến từ người dân mà còn thúc đẩy sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý nhà nước.

5 ABC về Hiến pháp 83 Câu hỏi - Đáp (NXB Thế Giới) Tr 21.

6 Đào Trí Út, Vũ Công Giao, Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến - Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở

Khi người dân được tôn trọng và ý kiến của họ được tiếp thu trong quá trình lập hiến, sẽ tạo ra một bản Hiến pháp phản ánh đầy đủ ý chí chung của toàn dân Điều này không chỉ giúp giải quyết mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội mà còn đáp ứng nhu cầu của các nhóm lợi ích khác nhau Sự đồng thuận cao trong xã hội là biểu hiện của một nền dân chủ, nơi người dân có quyền tham gia vào quy trình lập hiến.

Hiến pháp xác lập các nguyên tắc và định hướng phát triển lâu dài của đất nước, trong đó nhân dân là người thực hiện và chịu ảnh hưởng trực tiếp Sự đồng thuận của nhân dân là yếu tố quyết định, nếu thiếu, những định hướng này chỉ tồn tại trên giấy tờ mà không có giá trị thực tiễn.

Việc tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình lập hiến không chỉ thúc đẩy hiểu biết và nâng cao ý thức chính trị mà còn khuyến khích tính tích cực của mỗi công dân Điều này giúp họ nhận thức rõ hơn về quyền lợi hợp pháp và nghĩa vụ của mình Sự thành công của một bản Hiến pháp được đánh giá qua việc người dân hiểu, chấp nhận và thực thi nó, vì chỉ khi đó, Hiến pháp mới thực sự có giá trị.

Vào ngày thứ năm, cần nâng cao sự gắn kết giữa chính quyền và nhân dân, từ đó tăng cường tính chính danh và trách nhiệm giải trình của nhà nước đối với toàn thể cộng đồng.

Hiến pháp không chỉ là biểu tượng của quyền lực mà còn là hiện thân pháp lý của quyền kiểm soát của nhân dân đối với nhà nước, do đó, không cá nhân hay cơ quan nào có thể xây dựng hay sửa đổi Hiến pháp mà không có sự tham gia của nhân dân Lịch sử cho thấy Hiến pháp Nhật Bản năm 1889 dưới thời Minh Trị là ví dụ điển hình cho việc coi thường sự đóng góp của người dân, dẫn đến việc các bản Hiến pháp này không có hiệu lực thực tế Do đó, việc tăng cường sự tham gia của người dân trong quy trình lập hiến là thước đo quan trọng để đánh giá tính dân chủ và tiến bộ của một quốc gia.

SO SÁNH QUY TRÌNH LẬP HIẾN THEO CÁC BẢN HIẾN PHÁP QUA CÁC NĂM: HIẾN PHÁP 1946, HIẾN PHÁP 1959, HIẾN PHÁP 1980 VÀ HIẾN PHÁP 2013

Điểm giống nhau về quy trình lập hiến

2.1.1 Quyết định xây dựng, sửa đổi Hiến pháp:

Các bản Hiến pháp của Việt Nam đều quy định rằng Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp Cụ thể, Điều 120 Hiến pháp 2013 nêu rõ rằng "Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp", và các điều khoản tương tự cũng được ghi nhận trong Hiến pháp 1959, 1980 và 1992.

Cả 5 bản Hiến pháp đều có quy định: Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành Nghĩa là các quyết định về việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp chỉ được thông qua khi có ⅔ số đại biểu Quốc hội tán thành.

2.1.2 Không giới hạn thời gian sửa đổi Hiến pháp

Cả 5 bản Hiến pháp đều không có quy định về giới hạn thời gian sửa đổi Hiến pháp.

2.1.3 Không có quy trình ban hành mới Hiến pháp

Cả 5 bản Hiến pháp đều không có quy trình ban hành mới Hiến pháp

Điểm khác nhau về quy trình lập hiến

Hiến pháp 2013 Các bước trong quy trình lập hiến Được quy định cụ thể trong Điều 70 Hiến pháp năm 1946

Không có quy trình cụ thể Được quy định cụ thể trong Điều 120 Hiến pháp năm 2013 Đề xuất xây dựng, sửa đổi

Chỉ được xem xét xây dựng và sửa đổi khi “do 2/3 tổng số nghị viên yêu cầu” (khoản a Điều 70 Hiến pháp 1946)

Không quy định rõ chủ thể yêu cầu sửa đổi Hiến pháp.

Phải được đề xuất bởi những chủ thể bao gồm:

Hoặc ít nhất ⅓ tổng số đại biểu Quốc hội

Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.

Không quy định rõ về cơ quan dự thảo Hiến pháp.

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổiHiến pháp để soạn thảo ra bản

(Khoản b Điều 70 Hiến pháp 1946) dự thảo sau đó trình Quốc hội xem xét.

“Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.”

Hầu như không quy định cụ thể về việc tham vấn nhân dân trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp.

“Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp”.

“Những điều thay đổi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”

Chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền sửa đổi Hiến pháp, và để việc sửa đổi này được thông qua, cần có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý.

Hiến pháp được thông qua khi ít nhất hai phần ba đại biểu Quốc hội đồng ý Quốc hội có quyền quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp.

Không có quy định cụ thể Hiến pháp do

Chủ tịch nước công bố

Hiến pháp do Chủ tịch nước công bố

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP HIẾN THEO CÁC BẢN HIẾN PHÁP QUA CÁC NĂM: HIẾN PHÁP 1946, HIẾN PHÁP 1959, HIẾN PHÁP 1980 VÀ HIẾN PHÁP 201

Điểm giống nhau về quy trình lập hiến

Quyết định xây dựng và sửa đổi Hiến pháp là một vấn đề quan trọng, vì Hiến pháp được coi là văn bản của nhân dân, nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của họ Chủ thể có quyền sửa đổi Hiến pháp chính là nhân dân của quốc gia, nhưng họ thực hiện quyền này thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều này được quy định rõ ràng trong Hiến pháp các năm 1959.

Theo các quy định của Hiến pháp năm 1980 và 1992, chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp, và việc này phải được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội Điều này được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 50 của Hiến pháp 1959, Khoản 1 Điều 83 của Hiến pháp 1980 và Điều 83 của Hiến pháp.

Hiến pháp 1946 quy định việc sửa đổi Hiến pháp chỉ cần sự yêu cầu của hai phần ba tổng số nghị viên, trong khi Hiến pháp 2013 đã hoàn thiện quy trình này với Điều 120, nêu rõ quyền đề xuất sửa đổi thuộc về Quốc hội, cụ thể là Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội Quốc hội chỉ có thể quyết định sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu biểu quyết tán thành Điều này khẳng định rằng Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là chủ thể duy nhất có thẩm quyền sửa đổi Hiến pháp, từ đó đảm bảo vai trò của nhân dân trong quá trình xây dựng và sửa đổi pháp luật.

Thứ hai, không giới hạn thời hạn sửa đổi Hiến pháp

Cả 5 bản Hiến pháp đều không có giới hạn thời gian sửa đổi Hiến pháp Điều này hoàn toàn phù hợp bởi xã hội luôn vận động, chuyển đổi không ngừng Sẽ có những trường hợp Hiến pháp phù hợp trong thời kỳ này nhưng đến khi tình thế biến chuyển thì bản Hiến pháp đó sẽ không hợp thời nữa Do vậy Hiến pháp có thể thay đổi bất cứ lúc nào, không cần phải trải qua một thời hạn nhất định Sự thật đã chứng tỏ rằng khi nào nhân dân không công nhận một Hiến pháp nữa thì dù chưa đủ bốn năm hay tám năm cũng phải tìm cách sửa đổi ngay, nếu không Hiến pháp sẽ bị nhân dân lật đổ.

Thứ ba, không có quy trình ban hành mới Hiến pháp

Cả 5 bản Hiến pháp đều không có quy trình ban hành mới Hiến pháp Việc ban hành Hiến pháp mới thường xảy ra khi: i) khi thành lập quốc gia mới; ii) khi thay đổi chế độ chính trị; iii) khi có những thay đổi cơ bản về chế độ kinh tế, chính sách phát triển xã hội trong đường lối, chính sách của giới cầm quyền Nước ta và rất nhiều nước khác không có quy trình ban hành mới Hiến pháp được giải thích bởi 2 lý do sau:

Hiến pháp là văn bản pháp lý cương lĩnh, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của một quốc gia, mang tính ổn định cao và ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Chính vì sự ổn định này, các bản Hiến pháp thường ít thay đổi so với các đạo luật thông thường, dẫn đến việc ban hành Hiến pháp mới để thay thế Hiến pháp hiện hành thường không được đặt ra trong khoa học pháp lý và pháp luật thực định.

Khi ban hành Hiến pháp, các nhà lập hiến thường mong muốn rằng Hiến pháp và thể chế chính trị của nó sẽ tồn tại lâu dài, thậm chí vĩnh viễn Vì lý do này, hầu hết các Hiến pháp không quy định về việc ban hành Hiến pháp mới, mà chỉ tập trung vào các quy định liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp.

Điểm khác nhau về quy trình lập hiến

Đầu tiên là các bước trong quy trình lập hiến

Hiến pháp 2013 Các bước trong quy trình lập hiến Được quy định cụ thể trong Điều 70 Hiến pháp năm 1946

Không có quy trình cụ thể Được quy định cụ thể trong Điều 120 Hiến pháp năm 2013

Từ khi Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được ban hành, lịch sử lập hiến đã trải qua năm lần sửa đổi với các bản Hiến pháp vào các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 Mặc dù có những quy định về thủ tục lập hiến, nhưng chúng chưa đầy đủ và cụ thể, dẫn đến các hoạt động lập hiến chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 147 rằng chỉ Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp với sự đồng ý của ít nhất 2/3 tổng số đại biểu, nhưng không nêu rõ các bước thực hiện và ai có quyền đề xuất sửa đổi Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về quy trình thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, công bố Hiến pháp và các giới hạn trong việc sửa đổi.

Hiến pháp năm 1946 và năm 2013 là hai bản duy nhất quy định rõ ràng các bước trong quy trình lập hiến, với Điều 70 của Hiến pháp 1946 và Điều 120 của Hiến pháp 2013 Sự phân biệt giữa quy trình lập hiến và quy trình lập pháp thể hiện quyền lập hiến có tính trội hơn quyền lập pháp Để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quy trình lập hiến không thể đồng nhất với quy trình lập pháp và cần được hoàn thiện phù hợp với vị thế của Hiến pháp, đồng thời góp phần bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là đạo luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất, là cơ sở pháp lý cho việc ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các quy định.

7 Lê Minh Tùng (2013), Quy trình lập hiến ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc Hà Nội,

Quy trình lập hiến trong các ngành luật cụ thể cần phải được quy định một cách rõ ràng và cụ thể Điều này đảm bảo rằng mọi thủ tục và trình tự đều được thực hiện một cách chặt chẽ, nhằm duy trì tính hợp pháp và hiệu quả trong việc xây dựng hiến pháp.

Thứ hai, đề xuất xây dựng, sửa đổi Hiến pháp

Hiến pháp 2013 Đề xuất xây dựng, sửa đổi

Chỉ được xem xét xây dựng và sửa đổi khi “do 2/3 tổng số nghị viên yêu cầu”

Không quy định rõ chủ thể yêu cầu sửa đổi Hiến pháp.

Phải được đề xuất bởi những chủ thể bao gồm:

Hoặc ít nhất ⅓ tổng số đại biểu Quốc hội 8

Hiến pháp năm 1946 quy định Hiến pháp chỉ được xem xét xây dựng và sửa đổi khi

Theo Khoản a Điều 70 Hiến pháp 1946, chỉ khi có ⅔ số nghị viên yêu cầu, vấn đề xây dựng hoặc sửa đổi Hiến pháp mới được đưa ra thảo luận Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, và 1992 không quy định rõ chủ thể yêu cầu sửa đổi Cụ thể, Điều 146 của Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định rằng Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp và yêu cầu ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội phải biểu quyết tán thành Tuy nhiên, quy định này không làm rõ rằng việc sửa đổi Hiến pháp chỉ được thực hiện khi có 2/3 đại biểu đồng ý hay khi dự án sửa đổi chỉ trở thành một phần của Hiến pháp khi đạt được sự tán thành này.

Khoản 1 Điều 120 Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền sửa đổi Hiến pháp, bao gồm cả việc đề xuất và phê chuẩn dự án sửa đổi Trong lịch sử, các lần sửa đổi Hiến pháp như năm 1959, 1980 và 1992 đều được thực hiện trong các kỳ họp Quốc hội, với nhiều chủ thể khác nhau tham gia đề xuất Hiến pháp 2013 đã xác định rõ các chủ thể có quyền đề nghị sửa đổi, bao gồm Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và ít nhất ⅓ tổng số đại biểu Quốc hội Quyết định sửa đổi Hiến pháp cần có sự tán thành của ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Điểm mới của Hiến pháp 2013 là quy định cụ thể về quyền sáng kiến lập hiến, thể hiện sự nghiêm túc và minh bạch trong quá trình này Những đổi mới trong Hiến pháp 2013 không chỉ về nội dung mà còn về kỹ thuật lập hiến, phản ánh sự phát triển đồng bộ của kinh tế và chính trị, đồng thời khẳng định bản chất dân chủ và tiến bộ của Nhà nước trong giai đoạn chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội Sự thông qua Hiến pháp 2013 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử lập hiến của Việt Nam.

Thứ ba, xây dựng dự thảo Hiến pháp

Xây dựng Nghị viện Không quy định rõ về cơ quan dự thảo Quốc hội thành lập

9 Trường Đại học Kiểm soát Hà Nội, ‘Bàn về lập hiến’ , truy cập ngày 12/04/2021

Sắc lệnh số 34 ngày 20/9/1945 của Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hòa đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong việc xây dựng nền tảng pháp lý cho Việt Nam Hiến pháp năm 1946 đã kế thừa và phát triển các nguyên tắc từ sắc lệnh này, tạo ra cơ sở cho các hiến pháp tiếp theo của Việt Nam Tài liệu "Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam" do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 1998 cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình này.

11 Nghị quyết về việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp ngày 02/7/1976 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

12 Nghị quyết số 43/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội về thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992

13 Vũ Văn Nhiêm, ‘Bình luận khoa học các điều của Hiến pháp nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam’, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr 387 dự thảo

Hiến pháp bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi 14

Hiến pháp Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp để soạn thảo ra bản dự thảo sau đó trình Quốc hội xem xét 15

Sau khi thông qua việc ban hành và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp với đại diện từ các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, và các tổ chức chính trị - xã hội, cùng với các chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm Nhiệm vụ của Ủy ban là soạn thảo dự thảo Hiến pháp hoặc nghị quyết sửa đổi, tiếp thu ý kiến từ các đại biểu Quốc hội và nhân dân để hoàn thiện văn bản trình Quốc hội Theo Hiến pháp năm 1946, nghị viện có trách nhiệm bầu ra ban dự thảo để thực hiện việc này, và Ủy ban dự thảo Hiến pháp đầu tiên được thành lập vào năm 1946 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh Dù các Hiến pháp sau này không quy định rõ cơ quan phụ trách, Quốc hội vẫn thành lập các Ủy ban tương tự với số lượng thành viên khác nhau, như Ủy ban dự thảo Hiến pháp năm 1959 và 1980, hay Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

14 Khoản b Điều 70 Hiến pháp năm 1946

Theo Khoản 3 Điều 120 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp gồm 28 thành viên để soạn thảo bản dự thảo Sau các kỳ họp thảo luận, dự thảo sẽ được đưa ra để toàn dân tham gia ý kiến, thể hiện vai trò quan trọng của nhân dân trong quá trình lập hiến Việc thảo luận sẽ diễn ra tại các kỳ họp Quốc hội, nơi đại biểu sẽ đóng góp ý kiến cho dự thảo Ủy ban dự thảo sẽ tiếp nhận và sửa đổi dự thảo dựa trên những ý kiến đóng góp này, đảm bảo rằng việc sửa đổi Hiến pháp không chỉ phản ánh ý kiến của các đại biểu mà còn cần sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển của đất nước.

Thứ tư, tham vấn nhân dân

“Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.” 16

Hầu như không quy định cụ thể về việc tham vấn nhân dân trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp.

“Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp” 17

Tham vấn nhân dân là một bước quan trọng trong quy trình lập hiến, diễn ra ở nhiều giai đoạn và dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp Hoạt động này thường được thực hiện sau khi Quốc hội thảo luận và đưa ra ý kiến ban đầu về dự thảo Hiến pháp, nhằm thu thập ý kiến từ nhân dân, các ngành và các cấp.

16 Khoản c Điều 70 Hiến pháp năm 1946

Khoản 3 Điều 120 Hiến pháp năm 2013 khẳng định cơ chế phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện cho họ tham gia vào quản lý nhà nước và chuyển tải ý chí của nhân dân vào các quy định của Hiến pháp Ý kiến đóng góp của nhân dân cần được Ủy ban dự thảo Hiến pháp tổng hợp một cách đầy đủ và nghiêm túc để nâng cao chất lượng văn bản Các bản Hiến pháp trước đây như 1946, 1959, 1980, và 1992 đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham vấn nhân dân trong quá trình lập hiến, mặc dù chưa có quy định cụ thể nào về điều này Hiến pháp năm 2013 tiếp tục phát huy tính dân chủ, quy định rõ ràng vai trò của Ủy ban dự thảo trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp Hoạt động tham vấn này không chỉ thể hiện quyền lập hiến thuộc về nhân dân mà còn phản ánh xu hướng chung trong nền lập hiến toàn cầu, được cụ thể hóa trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 2013.

Nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ Hiến pháp với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Tuy nhiên, việc tham vấn nhân dân trong quy trình lập hiến phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phát triển kinh tế, trình độ dân trí và tình hình an ninh xã hội Hiến pháp năm 2013 giao cho Quốc hội quyết định tham vấn nhân dân về Hiến pháp trong từng trường hợp cụ thể, đảm bảo quyền lập hiến thuộc về nhân dân và phù hợp với xu hướng lập hiến toàn cầu cũng như điều kiện của Việt Nam hiện nay.

Thứ năm, thông qua Hiến pháp

“Những điều thay đổi đã

Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít

PGS.TS Vũ Văn Nhiêm nhấn mạnh rằng, khi Nghị viện đã được ưng chuẩn, việc đưa ra phúc quyết toàn dân là cần thiết Đặc biệt, để quyết định này có hiệu lực, cần có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý tán thành.

Quốc hội có vai trò quyết định trong việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp Để Dự thảo Hiến pháp có hiệu lực, nó cần được Quốc hội thông qua, với yêu cầu ít nhất ⅔ tổng số đại biểu tán thành sau quá trình thảo luận Cuối cùng, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết liên quan đến việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp Theo Khoản 4 Điều 120 Hiến pháp 2013, Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Thứ sáu, công bố Hiến pháp

Không có quy định cụ thể Hiến pháp do

Chủ tịch nước công bố 21

Hiến pháp do Chủ tịch nước công bố 22

19 Khoản c Điều 70 Hiến pháp năm 1946

20 Khoản 4 Điều 120 Hiến pháp năm 2013

21 Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp năm 1992

22 Khoản 1 Điều 88 Hiến pháp năm 2013

Hầu hết các bản Hiến pháp đều được Chủ tịch nước công bố, ngoại trừ Hiến pháp 1946 do cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngay sau khi Quốc hội thông qua Điều này dẫn đến việc Hiến pháp 1946 không được công bố chính thức và không tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân Chủ tịch nước có trách nhiệm công bố Hiến pháp với toàn dân, tuy nhiên chỉ có Hiến pháp 1992 và 2013 quy định rõ ràng việc này tại khoản 1 Điều 103.

Năm 1992 và khoản 1 Điều 88 của Hiến pháp 2013 quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước Thời hạn công bố và thời điểm Hiến pháp có hiệu lực sẽ được Quốc hội quyết định theo khoản 5 Điều 120 của Hiến pháp 2013.

SO SÁNH QUY TRÌNH LẬP HIẾN THEO HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Quyền đề xuất, sửa đổi Hiến pháp

Indonesia ⅓ tổng số thành viên của Hội đồng Tư vấn nhân dân

Hội đồng Bộ trưởng Thái Lan yêu cầu ít nhất 1/5 tổng số thành viên của Hạ viện hoặc Thượng viện, hoặc cả hai viện, cùng với nhóm cử tri từ 50.000 người trở lên để thực hiện các quyết định quan trọng.

Campuchia Quốc vương, Thủ tướng chính phủ

Chủ tịch Hạ nghị viện (nếu cú yờu cầu của ớt nhất ẳ tổng số thành viên của Hạ nghị viện, tức khoảng 30 Hạ nghị sĩ)

Myanmar Bất kỳ ai, có ít nhất 20% tổng số đại biểu của Nghị viện đồng ý đưa lên.

Philippines Nghị viện Philippines khi cú sự đồng ý của ắ tổng số đại biểu.

Hội nghị Hiến pháp được triệu tập bởi Nghị viện dựa trên đề nghị của ⅔ tổng số nghị viên hoặc theo đề xuất của toàn bộ nghị viên và được sự đồng ý của đa số cử tri cả nước Để thành lập nhóm cử tri, cần có ít nhất 12% tổng số cử tri đăng ký, trong đó mỗi đơn vị bầu cử phải có tối thiểu 3% số cử tri đăng ký Đông Timor không đề cập đến vấn đề này.

Hình thức đề xuất sửa đổi

Philippines Dự thảo Đông Timor Dự thảo

Thảo luận, xem xét Dự thảo Hiến Pháp

Brunei Hội đồng Lập pháp, cơ quan có chức năng Lập pháp của Brunei Indonesia Không đề cập

Thái Lan Quốc Hội xem xét qua ba phiên họp

Malaysia Không đề cập (Dự luật)

Singapore Không đề cập (Dự luật)

Philippines Không đề cập Đông Timor Không đề cập

Chấp thuận, thông qua sửa đổi Hiến pháp

Brunei Quốc Vương và Hội đòng cơ mật với vai trò cố vấn

Indonesia Ít nhất ⅔ tổng số của các thành viên Hội đồng Tư vấn nhân dân tham dự

Thái Lan Ít nhất hơn một nửa tổng số thành viên của cả hai viện

Cần có sự đồng ý của Quốc Vương

Lào ⅔ tổng số đại biểu Quốc hội Lào

Campuchia ⅔ tổng số đại biểu Hạ nghị viện, Thương Nghị viện (xem xét thông qua)

Malaysia yêu cầu ⅔ tổng số thành viên trong mỗi viện đồng ý trong các lần điều trần thứ hai và thứ ba, đồng thời cần sự chấp thuận của Hội đồng Tiểu vương, cơ quan tập hợp tất cả các tiểu vương và thống đốc của các bang trong Liên bang Malaysia.

⅔ tổng số thành viên của mỗi viện trong lần điều trần thứ hai và thứ ba mà còn phải được sự đồng ý của Tiểu vương bang Sabah và Sarawak

Singapore Ít nhất ⅔ tổng số đại biểu ở nhóm thứ nhất tức (nhóm đại biểu do cử tri bầu thông qua)

Myanmar Ít nhất 75% tổng số đại biểu của Nghị viện

Trưng cầu dõn ý và phải được ớt nhất ẵ tổng số cử tri cú tư cỏch đi bỏ phiếu tán thành

Trong một cuộc họp toàn thể tại Philippines, đa số phiếu tán thành đã được thông qua để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý về Đông Timor, với ⅔ các thành viên của Nghị viện đồng ý thực hiện đầy đủ các chức năng cần thiết.

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP HIẾN THEO HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Brunei

Khoản 1 Điều 85 Hiến pháp Brunei hiện nay quy định: Đức Vua có thể sửa đổi, bổ sung, hoặc bãi bỏ bất kỳ điều khoản nào của Hiến pháp bao gồm cả điều khoản này bằng một tuyên bố; và đó là cách thức duy nhất để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ Hiến pháp 23

Hiến pháp Brunei quy định rằng Quốc vương có quyền tự do sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ bất kỳ điều khoản nào, bao gồm cả việc thay thế Hiến pháp hiện hành Trước khi thực hiện các sửa đổi, Quốc vương cần tham khảo ý kiến của Hội đồng Cơ mật, tuy nhiên, ý kiến của Hội đồng này chỉ mang tính chất cố vấn và không ràng buộc Quốc vương Sau khi tham khảo, Quốc vương sẽ soạn thảo tuyên bố về các nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, và dự thảo này phải được trình bày trước Hội đồng Lập pháp để thảo luận và quyết định.

23 Khoản 1 Điều 85 Hiến pháp hiện hành Brunei

Theo Khoản 2 Điều 85 của Hiến pháp Brunei, Quốc vương có quyền quyết định tiếp thu hoặc giữ nguyên dự thảo tuyên bố ban đầu, bất kể có sửa đổi hay không.

Việc sửa đổi và bổ sung Hiến pháp Brunei hoàn toàn nằm trong quyền quyết định của Quốc vương Mặc dù một số cơ quan nhà nước có thể tham gia vào quá trình này, nhưng vai trò của họ chỉ mang tính chất tư vấn Người dân không có sự tham gia nào trong quá trình sửa đổi Hiến pháp.

Indonesia

Tại Indonesia, chỉ có nhóm thành viên với ít nhất ⅓ tổng số thành viên của Hội đồng

Hội đồng Tư vấn nhân dân của Indonesia có quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, với thành viên bao gồm đại diện từ Hội đồng đại diện nhân dân và Hội đồng đại diện địa phương Để đệ trình kiến nghị sửa đổi, cần có ít nhất ⅓ tổng số thành viên, một tỷ lệ khó đạt được do số lượng đại biểu có thể lên tới hàng trăm người Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 37 Hiến pháp Indonesia, để sửa đổi Hiến pháp, ít nhất ⅔ tổng số thành viên của Hội đồng Tư vấn nhân dân phải tham dự và quyết định phải được đồng ý bởi ít nhất ⅔ số thành viên có mặt.

Hội đồng Tư vấn nhân dân đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất và thông qua các sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Tuy nhiên, một điểm không thể thay đổi theo Hiến pháp Indonesia là hình thức nhà nước cộng hòa đơn nhất của quốc gia này.

Thái Lan

Ở Thái Lan, quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp chỉ thuộc về một số chủ thể nhất định như Hội đồng Bộ trưởng, ít nhất ⅕ tổng số thành viên Hạ nghị viện hoặc Thượng nghị viện, và nhóm cử tri từ 50.000 người trở lên Khi các đối tượng này đưa ra kiến nghị, thủ tục xem xét và sửa đổi Hiến pháp sẽ được khởi động, thể hiện quyền hiến định mang tính pháp lý của họ.

25 Khoản 3 Điều 85 Hiến pháp hiện hành Brunei.

26 Khoản 1,2,3,4, Điều 37 Hiến pháp Indonesia hiện hành

Khoản 5 Điều 37 của Hiến pháp Indonesia quy định rằng việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được thực hiện dưới hình thức văn bản dự thảo và trình lên hai viện của Quốc hội Thái Lan.

Quốc hội Thái Lan, phối hợp với Quốc vương, có thẩm quyền quyết định sửa đổi và bổ sung Hiến pháp Trong quá trình này, vai trò của Quốc hội được xem là quyết định hơn Thủ tục sửa đổi Hiến pháp Thái Lan được quy định rõ ràng để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch.

Khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp được gửi tới Quốc hội Thái Lan, nó sẽ trải qua ba phiên họp riêng biệt với biểu quyết tại mỗi phiên Phiên họp đầu tiên tập trung vào việc thảo luận cơ sở sửa đổi và cần ít nhất một nửa số phiếu đồng ý từ cả hai viện để tiếp tục Tại phiên điều trần thứ hai, các đại biểu sẽ xem xét từng phần của kiến nghị, có sự tham gia của công chúng, và nếu đạt đa số phiếu đồng ý, kiến nghị sẽ được đưa ra phiên điều trần thứ ba Phiên thứ ba diễn ra ít nhất 15 ngày sau phiên thứ hai, tại đây Quốc hội sẽ biểu quyết công khai và cần hơn một nửa tổng số thành viên đồng ý để thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Trong vòng 20 ngày sau khi Quốc hội thông qua, dự thảo sửa đổi Hiến pháp Thái Lan phải được Thủ tướng chuyển cho Quốc vương để công bố Nếu Quốc vương đồng ý, Hiến pháp sẽ chính thức có hiệu lực; nếu không, ngài có quyền trả lại dự thảo cho Quốc hội Nếu Quốc vương không phản hồi trong 90 ngày, điều đó được coi là sự không đồng ý Trong trường hợp này, Quốc hội có thể thảo luận và thông qua lại dự thảo Nếu dự thảo được phê duyệt với ít nhất ⅔ số phiếu từ cả hai viện, Quốc vương buộc phải công bố hoặc dự thảo sẽ tự động có hiệu lực như đã được công bố.

28 Khoản 1,2 Điều 291 Hiến pháp Thái Lan hiện hành.

29 Khoản 3,4,5 Điều 291 Hiến pháp Thái Lan hiện hành.

Quốc vương Thái Lan không trực tiếp tham gia vào quá trình sửa đổi Hiến pháp, nhưng vẫn có khả năng kiểm soát một phần nội dung của các sửa đổi này.

Hiến pháp Thái Lan quy định các trường hợp đặc biệt liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Nếu dự thảo chưa được Quốc hội thông qua và Hạ nghị viện bị giải tán, dự thảo chỉ có thể được xem xét lại ở Hạ viện khóa mới nếu Chính phủ tiếp tục đề nghị Ngược lại, nếu dự thảo đã được Quốc hội thông qua nhưng Hạ viện kết thúc nhiệm kỳ hoặc bị giải tán và Quốc vương từ chối phê chuẩn, dự thảo sẽ bị bãi bỏ.

Lào

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có quy định đơn giản về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, với thẩm quyền này thuộc về Quốc hội và chỉ thực hiện tại các kỳ họp Các đại biểu Quốc hội phải thảo luận và biểu quyết công khai về các vấn đề sửa đổi, bổ sung, và việc thông qua qua thư tín là không hợp lệ Tỷ lệ đồng thuận tối thiểu cần thiết để thông qua sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là ⅔ tổng số đại biểu Tuy nhiên, Hiến pháp Lào không quy định ai có quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung cũng như các thủ tục và quy trình cần thiết để đạt được quyết định cuối cùng.

Campuchia

Hiến pháp Campuchia quy định rằng quyền đề xuất sửa đổi và bổ sung Hiến pháp thuộc về Quốc vương, Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch.

Chủ tịch Hạ nghị viện Campuchia không thể tự mình đề xuất sửa đổi Hiến pháp mà chỉ có thể thực hiện điều này khi nhận được yêu cầu từ ít nhất 30 Hạ nghị sĩ Thẩm quyền sửa đổi Hiến pháp thuộc về Hạ nghị viện, yêu cầu tỷ lệ đồng ý tối thiểu là ⅔ tổng số đại biểu Đặc biệt, việc sửa đổi Hiến pháp không cần sự đồng thuận từ Thượng nghị viện.

30 Điều 150,151 HIến pháp Thái Lan hiện hành.

31 Điều 97 Hiến pháp Lào hiện hành. viện trong khi đó mỗi dự thảo luật để được công bố đều cần được Thượng nghị viện thông qua.

Malaysia

Hiến pháp Malaysia không chỉ định cụ thể các chủ thể có quyền sáng kiến sửa đổi, bổ sung, mà chỉ quy định rằng việc này có thể thực hiện thông qua một đạo luật Liên bang Điều này có nghĩa là thẩm quyền sáng kiến và quyết định quy trình sửa đổi, bổ sung tương tự như quy trình ban hành luật thông thường Các nghị sĩ hoặc nhóm nghị sĩ từ một trong hai viện có quyền đề xuất sửa đổi, trong khi Nghị viện Malaysia, bao gồm cả Thượng viện và Hạ viện, có thẩm quyền quyết định nội dung Quy trình sửa đổi, bổ sung phải trải qua ba lần điều trần trước Nghị viện, và để thông qua một dự luật sửa đổi, cần ít nhất ⅔ tổng số thành viên của mỗi viện đồng ý trong lần điều trần thứ hai và thứ ba, điều này tạo ra hai loại điều kiện ngặt nghèo hơn so với quy trình sửa đổi thông thường.

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp ở Malaysia yêu cầu phải có sự phê chuẩn của ⅔ tổng số thành viên mỗi viện trong hai lần điều trần thứ hai và thứ ba, đồng thời cần được sự đồng ý của Hội đồng Tiểu vương, bao gồm tất cả các tiểu vương và thống đốc các bang Điều này áp dụng cho các dự luật sửa đổi liên quan đến những vấn đề cụ thể.

Nghị viện có quyền ban hành luật nhằm hạn chế việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do biểu tình, với lý do bảo đảm an ninh.

- Quan hệ quốc tịch của Liên bang Malaysia.

- Tổ chức và địa vị của Hội đồng Tiều vương.

- Địa vị của Quốc vương Malaysia.

- Bảo đảm dành cho các Hiến pháp bang.

- Đặc quyền của Hội đồng Lập pháp.

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp yêu cầu sự phê chuẩn của ⅔ tổng số thành viên mỗi viện trong hai lần điều trần tiếp theo, đồng thời cần có sự đồng ý của Tiểu vương bang Sabah và Sarawak, hai bang quan trọng nhất trong Liên bang.

Malaysia áp dụng điều kiện này cho các trường hợp dự luật sửa đổi, bổ sung Hiến pháp liên quan hoặc có thể ảnh hưởng đến một trong các vấn đề sau:

Quyền công dân của những người sinh ra trước ngày Malaysia thành lập liên quan đến hai bang cụ thể, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo sự đối xử công bằng đối với những cá nhân sinh ra hoặc cư trú tại các bang này.

Tòa thượng thẩm ở Sabah và Sarawak có vai trò quan trọng trong hệ thống tư pháp, với thẩm quyền giải quyết các vụ án lớn và phúc thẩm Việc bổ nhiệm, bãi nhiệm và tạm đình chỉ chức vụ Thẩm phán của Tòa án này được thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quy trình Sự tổ chức và hoạt động của Tòa thượng thẩm góp phần duy trì trật tự pháp lý và bảo vệ quyền lợi của công dân tại hai tiểu bang này.

Nghị viện bang và cơ quan hành pháp có thẩm quyền ban hành luật trong các lĩnh vực liên quan đến việc thu xếp tài chính giữa liên bang và bang.

- Tôn giáo tại bang, việc sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào hoặc cư xử đặc biệt nào đối với người bản xứ của từng bang.

- Số lượng đại diện của từng bang trong Hạ nghị viện Liên bang.

Singapore

Thủ tục sửa đổi Hiến pháp Singapore yêu cầu tỷ lệ thông qua ⅔ tại Nghị viện, nhưng điều này chỉ áp dụng cho nhóm đại biểu do cử tri bầu, không phải toàn bộ đại biểu Nghị viện Singapore có sự phân chia đại diện dựa trên yếu tố lịch sử, tôn giáo và sắc tộc, với nhóm đại biểu do cử tri bầu chiếm đa số Ngoài nhóm này, còn có hai nhóm đại biểu khác được chỉ định để đại diện cho các sắc tộc và tôn giáo, không do cử tri bầu Để dự luật sửa đổi Hiến pháp có hiệu lực, chỉ cần ít nhất ⅔ đại biểu trong nhóm do cử tri bầu thông qua Việc ký công bố của Tổng thống Singapore chỉ mang tính thủ tục.

Hiến pháp Singapore quy định một số nội dung quan trọng không thể thay đổi trừ khi được đưa ra trưng cầu dân ý, theo quy định tại Phần III của bản Hiến pháp.

Myanmar

Theo Hiến pháp Myanmar hiện hành, mọi công dân đều có quyền gửi đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cho Nghị viện, miễn là đề xuất được trình bày dưới dạng dự thảo bằng văn bản và chỉ tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung Tuy nhiên, quyền này không hoàn toàn hợp pháp, vì Nghị viện chỉ bắt đầu xem xét dự thảo khi có ít nhất 20% đại biểu đồng ý Đáng tiếc, Hiến pháp không quy định rõ ràng về quy trình để đạt được tỷ lệ 20% này.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Myanmar chỉ có thể được thông qua nếu đạt được sự đồng thuận của ít nhất 75% đại biểu Nghị viện Tỷ lệ đồng thuận cao này bảo vệ quyền lực của phe quân đội trong chính quyền, do Hiến pháp quy định tỷ lệ đại diện bắt buộc của quân đội trong Nghị viện.

28 - 30% Chính vì vậy, một khi phe quân đội không đồng ý thì dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp không thể nào được thông qua.

Hiến pháp Myanmar quy định rằng việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp trong một số trường hợp đặc biệt phải được đưa ra trưng cầu dân ý và cần có sự tán thành của ít nhất 50% tổng số cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu Những trường hợp này chủ yếu liên quan đến các nội dung quan trọng trong Chương 1 và Chương 2 của Hiến pháp.

Philippines

Theo quy định, có ba chủ thể được quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Philippines, bao gồm:

- Nghị viện Philippines khi cú sự đồng ý của ắ tổng số đại biểu.

Hội nghị Hiến pháp được triệu tập bởi Nghị viện dựa trên đề nghị của ⅔ tổng số nghị viên Ngoài ra, hội nghị này cũng có thể được thành lập nếu có đề nghị từ ¾ tổng số nghị viên và được sự đồng ý của đa số cử tri trên toàn quốc.

- Nhóm cử tri bao gồm ít nhất 12% tổng số cử tri có đăng ký, trong đó, mỗi đơn vị bầu cử có ít nhất 3% số cử tri đăng ký.

Theo quy định trong Hiến pháp Philippines, việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp yêu cầu một tỷ lệ đồng thuận rất cao Đặc biệt, để thông qua các nội dung sửa đổi này, mức độ đồng thuận cần thiết còn cao hơn, vì chỉ có cử tri toàn quốc trong một cuộc trưng cầu dân ý mới có quyền quyết định Để đảm bảo cử tri chuẩn bị tốt cho cuộc trưng cầu, nó phải được tổ chức trong khoảng thời gian từ 60 đến 90 ngày kể từ ngày đề xuất sửa đổi, bổ sung được đưa ra.

Hiến pháp Philippines không đặt ra giới hạn về phạm vi sửa đổi Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 17 của Hiến pháp hiện hành, trong 5 năm đầu sau khi Hiến pháp được phê chuẩn, việc sửa đổi, bổ sung chỉ được thực hiện tối đa hai lần trong một năm.

Đông Timor

Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp sau sáu năm kể từ khi công bố lần cuối, với thời hạn này được tính từ ngày Hiến pháp hiện hành có hiệu lực Quy trình sửa đổi yêu cầu sự đồng thuận của đa số 4/5 thành viên của Nghị viện Các đề xuất sửa đổi cần được gửi lên Quốc hội ít nhất một trăm hai mươi ngày trước khi bắt đầu tranh luận, và bất kỳ đề xuất nào khác phải được nộp trong vòng ba mươi ngày sau đó Để được thông qua, sửa đổi Hiến pháp cần sự đồng thuận của ⅔ thành viên Nghị viện Văn bản Hiến pháp mới sẽ được công bố cùng với bản sửa đổi pháp luật, và Tổng thống nước Cộng hòa không có quyền từ chối ban hành luật sửa đổi.

Chủ đề: PHÒNG CHỐNG ẤU DÂM Ở VIỆT NAM

Trong thời gian qua, nạn xâm hại trẻ em tại Việt Nam đã gia tăng với nhiều vụ việc nghiêm trọng, điển hình như vụ Nguyễn Hữu Linh, gây lo lắng và phẫn nộ trong cộng đồng Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của trẻ em, mà còn gây đau đớn cho gia đình và xã hội Hành vi này vi phạm quyền con người và quyền trẻ em được quy định trong Hiến pháp Mặc dù Nhà nước và các cơ quan chức năng đã nỗ lực triển khai các chương trình phòng ngừa, tình hình vẫn diễn biến phức tạp, khiến công tác bảo vệ trẻ em khỏi nạn xâm hại gặp nhiều khó khăn.

Theo thống kê của Bộ Công an, mỗi năm có khoảng 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong đó 65% số vụ xâm hại tình dục có nạn nhân là trẻ em, chủ yếu là nữ trong độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%) Đặc biệt, tình trạng xâm hại trẻ em dưới 6 tuổi đang trở nên đáng báo động, chiếm tới 13,2% Số liệu năm 2016 từ Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm cho thấy, lực lượng Cảnh sát đã phát hiện hơn 1.373 vụ xâm hại tình dục trẻ em và 465 vụ án giao cấu với trẻ em.

Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và chống tội phạm xâm hại trẻ em, giúp duy trì trật tự xã hội và tạo ra môi trường an toàn cho mọi người Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng những thiếu sót trong hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em đang dẫn đến sự gia tăng các vụ xâm hại và nhiều vụ án không được xét xử do thiếu chứng cứ Điều này đặt ra câu hỏi về tính đầy đủ, trực tiếp và khách quan của việc áp dụng luật pháp trong thực tiễn Cần xác định rõ những khoảng trống còn tồn tại trong hệ thống pháp luật và đề xuất các giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này.

Nhóm 7 chúng em đã chọn đề tài "Phòng chống ấu dâm" nhằm phân tích và bình luận về các cơ sở pháp lý trong vụ Nguyễn Hữu Linh, từ đó đưa ra những kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống nạn xâm hại trẻ em Chúng em mong muốn có cái nhìn khách quan và thiết thực về thực trạng này, mặc dù nghiên cứu dựa trên hiểu biết và quá trình tìm hiểu của sinh viên nên không tránh khỏi sai sót Chúng em hy vọng nhận được những phản hồi chân thành, đặc biệt từ thầy Lưu Đức Quang - giảng viên phụ trách môn.

Thay mặt nhóm nghiên cứuNguyễn Phạm Quỳnh Anh

NỀN TẢNG LÝ THUYẾT

GIỚI THIỆU VỤ VIỆC

PHÂN TÍCH HÀNH VI

BIỆN PHÁP

Ngày đăng: 21/04/2022, 12:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức đề xuất sửa đổi - BÀI TẬP NHÓM Môn LUẬT HIẾN PHÁP
Hình th ức đề xuất sửa đổi (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w