1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đặc trưng của làng xã việt nam trong truyền thống và sự thay đổi trong những đặc trưng của làng xã trước yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở việt nam hiện n

14 350 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Trưng Của Làng Xã Việt Nam Trong Truyền Thống Và Sự Thay Đổi Trong Những Đặc Trưng Của Làng Xã Trước Yêu Cầu Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Đại Cương Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Bài Tập
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 274,37 KB

Nội dung

ĐỀ 7 “Đặc trưng của làng xã Việt Nam trong truyền thống và sự thay đổi trong những đặc trưng của làng xã trước yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay ’’ MÔN ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM BÀI TẬP HỌC KỲ BbBỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Mục lục MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 CHƯƠNG I LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG TRUYỀN THỐNG 3 1 Nguồn gốc làng xã Việt Nam 3 2 Khái niệm và đặc trưng của làng xã Việt Nam 5 2 1 Khái niệm làng xã Việt Nam 5 2 2 Các đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam truyền thống 5 2.

Trang 1

ĐỀ 7

“Đặc trưng của làng xã Việt Nam trong truyền thống và sự thay đổi trong những đặc trưng của làng xã trước yêu cầu

xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.’’

MÔN: ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM

BÀI TẬP HỌC KỲ

BbBỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

M c l c ụ ụ

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG TRUYỀN THỐNG 3

1 Nguồn gốc làng xã Việt Nam 3

2 Khái niệm và đặc trưng của làng xã Việt Nam 5

2.1 Khái niệm làng xã Việt Nam 5

2.2 Các đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam truyền thống. 5

2.2.1 Đặc trưng thứ nhất: chủ nghĩa tập thể. 5

2.2.2 Đặc trưng thứ hai: thể chế làng xã khó chấp nhận những cái mới, không có năng lực tự biến đổi trước sự biến động của hoàn cảnh xã hội. 7

2.2.3 Đặc trưng thứ ba: tính tự quản. 7

2.2.4 Đặc trưng thứ tư: chủ nghĩa cục bộ địa phương. 8

CHƯƠNG II SỰ THAY ĐỔI TRONG NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA LÀNG XÃ TRƯỚC YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 9

1 Ý nghĩa của việc tiến hành xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. 9

2 Sự thay đổi của các đặc trưng của làng xã Việt Nam. 10

KẾT LUẬN 13

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 3

MỞ ĐẦU

của cộng đồng làng xã Trải nghìn đời, với bao thăng trầm, biến động, bao thử thách khắc nghiệt, làng xã Việt với những nét văn hóa riêng độc đáo và đặc sắc được gìn giữ, trao truyền và tôn bồi, đã trở thành nét bản sắc của văn hóa Việt Nam Làng, trong mối quan hệ hữu cơ với nhà và nước, đã trở thành nhân tố quan trọng cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh đoàn kết không gì sánh được của dân tộc Việt Nam Làng xã còn là cơ sở hình thành lối sống con người Việt Nam, là tiền đề để phát triển chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý thức dân tộc

Trước những tác động của đời sống hiện đại, làng xã Việt đang đối diện nhiều thách thức to lớn Không ít giá trị từng được xem là tiêu biểu của cộng đồng làng, nay được nhìn nhận như những vật cản ngăn trở con đường phát triển làng

Nhận thấy đây là vấn đề cần được xem trọng để tìm ra phương thức phù hợp

quản lý và phát triển làng xã Sau đây em xin chọn đề 7: “Đặc trưng của làng

xã Việt Nam trong truyền thống và sự thay đổi trong những đặc trưng của làng xã trước yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay” làm đề

tài cho bài tập học kỳ môn Đại cương Văn hóa Việt Nam Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo tài liệu liên quan không tránh khỏi một số thiếu sót và hạn chế Em mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy cô để bản thân

có thể hoàn thiện bài tập và hiểu rõ hơn vấn đề, từ đó nâng cao kiến thức của bản thân về văn hóa nước nhà

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG I LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG TRUYỀN THỐNG

1 Nguồn gốc làng xã Việt Nam

Làng xã việt Nam bắt nguồn từ công xã nông thôn, ra đời trong giai đoạn tan rã của công xã nguyên thủy, tức là khoảng thiên niên kỷ 1 TCN Từ thế kỷ thứ X, cùng với sự hưng thịnh của chế độ phong kiế, các công xã nông thôn dàn

bị phong kiến hóa và trở thành các đơn vị hành chính cơ bản xủa chính quyền phong kiến với tên gọi chung là xã, cũng có khi gọi là thôn hoặc làng

Năm 907, sau đêm trường Bắc thuộc, chính quyền tự chủ của họ Khúc bước đầu xác lập quyền sở hữu trên danh nghĩa của Nhà nước đối với ruộng đất

công xã, mặt khác, tích cực thi hành chính sách cải cách hành chính, biến làng

thành đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước, gọi là “xã” Khái niệm “làng xã” như một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá

cộng đồng, đơn vị hành chính cấp cơ sở như ta hằng quan niệm xưa nay được hình thành trong thời điểm lịch sử này Đây cũng chính là bước chuyển biến rất quan trọng của nông thôn Việt Nam truyền thống

Tuy nhiên suốt trong thế kỷ X và thậm chí sang cả thế kỷ XI, XII công xã nông thôn vẫn còn tồn tại phổ biến và giữ vai trò hạ tầng cơ sở bền vững của xã hội với quyền sở hữu trên thực tế đại bộ phận ruộng đất và quyền tự trị khá lớn Nhà nước trung ương tập quyền với tư cách là người chủ sở hữu tối cao về ruộng đất bóc lột tô thuế và lao dịch đối với làng xã Lúc này chế độ tư hữu ruộng đất mới phôi thai và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, tuy nhiên nó càng ngày càng phát triển nhanh

Cũng trong buổi đầu của thời kỳ độc lập, khi cấp xã được nhà nước chính thống hoá trở thành đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nông thôn thì cấp thôn cũng dường như đồng thời xuất hiện

Trang 5

Tư liệu lịch sử cho phép đoán định rằng ngay từ khi mới thoát ra khỏi ách

đô hộ của Trung Hoa, các chính quyền tự chủ của người Việt lấy làng truyền thống làm đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước (tức là cấp xã) thì cấp thôn cũng xuất hiện ở trong các làng xã đó Cấp thôn ra đời chính là do nhu cầu quản lý hành chính của bản thân cấp xã Nhà nước thông qua xã để quản lý dân làng, nhưng xã khó có thể làm tốt chức năng quản lý hành chính của mình nếu như không thông qua một cấp trung gian khác là thôn Thôn vì thế đã trở thành đầu mối giáp nối, gắn kết và điều hoà hai hệ thống quản lý: hành chính và tự trị, luật pháp và tục lệ, chính trị và xã hội.1

Có thể nói, làng xã Việt Nam có vai tro trung gian nối các cá thể với nhà nước Tất cả chỉ thị của chính quyền trung ương đến với người dân, đều phải thông qua “bộ lọc” làng xã và do đó mà bị khúc xạ, tán sắc đi nhiều

Làng xã là một thể chế bền vững, tồn tại hầu như xuyên suốt chiều dài lịch

sử dân tộc Làng xã cổ truyền là đơn vị tụ cư, là cộng đồng dựa trên quan hệ láng giềng kết hợp với quan hệ huyết thống, là môi trường sinh hoạt văn hoá xã hội từ bao đời nay của người Việt Nam

Làng xã cũng là đơn vị xã hội mà người nông dân Việt Nam tập hợp lại để tạo nên sức mạnh cộng đồng trong khai phá đất hoang, đắp đê, đào kênh làm thuỷ lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Đây là công trình lao động rất quan trọng trong yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp trồng lúa nước, thường bị nạn lụt đe dọa mà đơn vị sản xuất nhỏ là gia đình không thể đảm đương được

1 https://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/quan-h-nha-nc-lang-xa-qua-trinh-lch-s-va-bai-hc-kinh-nghim-gsts-nguyn-quang-ngc/

Trang 6

2 Khái niệm và đặc trưng của làng xã Việt Nam

2.1 Khái niệm làng xã Việt Nam

“Làng” hay “làng xã” của người Việt là một khối dân cư ở nông thôn, có địa vực, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, phong tục tập quán, tâm lý, quan niệm, tính cách và “hương âm”; “thổ ngữ” riêng, hoàn chỉnh và khá ổn định trong quá trình lịch sử

Xét trên phương diện kết cấu, GS Phan Ðại Doãn nhận định: “Làng xã Việt Nam là cộng đồng đa chức năng, liên kết chặt chẽ, là sự kết hợp giữa nông thôn

và "thành thị" (trong làng có phường hội, có chợ, phố nhỏ ) từ đó tạo nên làng nông - công - thương, hoặc nông - công - thương - sĩ (lấy nông nghiệp làm sản xuất chính) Làng Việt Nam không chỉ là một khu vực cư trú đơn thuần của gia đình tiểu nông, mà chính bản thân nó còn là một tổ chức sản xuất, quân sự, xã hội Làng là tích hợp của những thành tố nói trên Sức sống của làng tồn tại là

ở chỗ tái sản xuất những thành viên của nó Gia đình là tế bào của xã hội, là đơn vị giáo dục đạo đức, đơn vị tín ngưỡng, đơn vị kinh tế Gia đình là tổng hòa nhiều quan hệ xã hội có sức sống riêng, biểu hiện một đặc trưng văn hóa - xã hội độc đáo.”

2.2 Các đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam truyền thống.

2.2.1 Đặc trưng thứ nhất: chủ nghĩa tập thể.

Truyền thống của người Việt Nam gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước buộc người dân phải sống định cư, tập hợp mọi người để làm các công việc chung Cũng chính vì thế người Việt ưa sống theo nguyên tắc trọng tình, từ đó chủ nghĩa tập thể được hình thành trong văn hóa làng xã Việt Nam

Với điều kiện phải chống lại thiên tai, một hiện tượng xảy ra hàng năm, phải chống lại địch hoạ với các cuộc xâm lược của ngoại bang lớn mạnh hơn mình gấp bội, cho nên yếu tố chủ nghĩa tập thể đã tồn tại lâu dài trong lịch sử Theo nhà nghiên cứu Đỗ Long thì các yếu tố cá nhân tuy từ trong bản chất đã là

Trang 7

rất riêng, nhưng trong lịch sử thì lúc nào nó cũng phải quan hệ, phải tương quan với yếu tố cộng đồng Và như thế cộng đồng lại lấn át cá nhân, bao trùm lên cá nhân và làm hạn chế động lực phát triển của mỗi cá nhân Nhưng không có con đường nào khác vì dù cá nhân có muốn vươn lên, muốn trỗi dậy thì sẽ gặp phải không ít khó khăn trong khi cả xã hội cũng như mỗi người vẫn cần phải có cộng đồng, không thể thiếu vắng cộng đồng và chính sự cố kết cộng đồng mới tạo ra sức mạnh chống giặc ngoại xâm2

Có thể nhận thấy rằng trong truyền thống cộng đồng Việt Nam, ít thấy những quan hệ trực tiếp giữa cá nhân với các cộng đồng lớn mà thường là quan

hệ trách nhiệm giữa các cấp cộng đồng Một gia đình hay rộng ra là một gia tộc

có trách nhiệm với xóm làng Bởi thế, một cá nhân bình thường chỉ có vai trò trong khuôn khổ gia đình họ mà thôi, còn ra đến cộng đồng lớn, cá nhân luôn bị tan biến đi trong đó để duy trì những quan hệ cộng đồng, cá nhân phải hoà mình tập thể và ngược lại cơ chế quản lý làng xã phải được tổ chức sao cho đảm bảo được quyền bình đẳng giữa các thành viên

Biểu hiện rõ nét nhất của truyền thống này quyền được tham gia bầu chọn

ra người đại diện tham gia vào bộ máy quản lý của làng xã, được hỏi ý kiến trước những quyết định hệ trọng của làng Công cụ điều chỉnh hành vi của các

cá nhân trong cộng đồng chủ yếu là tập quán, hương ước hay dư luận, những lời đồn đại, thái độ khích lệ hoặc chê cười của dân làng Trong những trường hợp đặc biệt, làng áp dụng biện pháp phạt vạ hoặc một số hình thức bêu riếu, hạ nhục trước tập thể Như vậy là tập thể có vai trò rất quan trọng đối với quá trình “lập pháp” và “hành pháp” cũng như đối với “tư pháp” trong làng Do tính cộng đồng cao như vậy, nhiều học giả cho rằng cộng đồng làng xã Việt Nam đã làm nảy sinh truyền thống dân chủ ở làng xã

2 http://thanhdiavietnamhoc.com/suy-nghi-ve-tinh-cach-cua-con-nguoi-viet-nam/

Trang 8

Chủ nghĩa tập thể đã trở thành một truyền thống cơ bản của lối sống làng

xã của con người Việt Nam, là tiền đề để phát triển chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý thức dân tộc

2.2.2 Đặc trưng thứ hai: thể chế làng xã khó chấp nhận những cái mới,

không có năng lực tự biến đổi trước sự biến động của hoàn cảnh xã hội

Truyền thống dân chủ làng xã, về thực chất là tính chất công xã - thị tộc còn được lưu tồn từ thời nguyên thuỷ và cũng chỉ tồn tại ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành làng xã Còn về sau đó, làng xã được vận hành theo những nguyên tắc mặc định và cứng nhắc Độ vênh giữa lệ làng “bất di bất dịch” với đời sống vật chất và nội tâm của cá thể “luôn biến động” theo chiều hướng ngày một giãn rộng, tới độ, để có thể duy trì sự tồn tại của mình, lệ làng bóp nghẹt mọi tiềm năng sáng tạo, mọi ý thức về “cái tôi” của chủ thể Nhân cách và tính

đa dạng của nhân cách bị tan biến trong cộng đồng làng xã Trong không gian làng xã, thời gian lịch sử dường như ngưng đọng lại

Khi cộng đồng được đề cao quá mức thì sẽ làm ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm sự phát triển cá nhân vì cộng đồng không chấp nhận cá nhân đứng ngoài cộng đồng Bởi vậy, không nên đánh giá quá cao những yếu tố tương tự dân chủ của làng xã, vì cùng với thời gian chúng đã chuyển hoá thành mặt đối lập Sự đối lập thể hiện ở việc thể chế làng xã khó tiếp thu cái mới, không có năng lực tự biến đổi với nhu cầu thực tiễn

2.2.3 Đặc trưng thứ ba: tính tự quản.

Tính tự quản thể hiện ở việc các thành viên giám sát lẫn nhau trở thành một yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỷ cương Có thể thấy tính tự quản này vận hành như thế nào thông qua kết cấu quản trị của làng xã

Bộ máy hành chính của làng xã gồm hai cơ quan: cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành Cách thức tổ chức cũng như thành lập thể hiện rõ tính tự trị của

Trang 9

làng xã Tất cả các dân đinh trong làng xã đều có thể trực tiếp tham gia vào giải quyết các công việc của làng xã, kể cả một số việc của Nhà nước

Cơ quan quyết định của làng là Hội đồng kỳ mục (có nơi gọi là hội đồng kỳ hào, hội đồng làng, hội đồng xã …), đây là một tập thể không hạn định về mặt

số lượng các thân hào danh tiếng trong xã, đã từng đỗ đạt như: cử nhân, tú tài, tiến sĩ đã làm quan hoặc đang làm quan Người được quyền tham gia Hội đồng

kỳ mục phải hội đủ các điều kiện đã quy định trong hương ước của làng

Hương ước là biểu hiện cụ thể của văn hóa làng xã nhằm góp phần quan trọng vào việc củng cố tính tự quản

Tính tự quản và làng xã còn thể hiện rất rõ trong mối quan hệ giữa làng xã với chính quyền trung ương Về nguyên tắc, Vua hay triều đình không giao dịch trực tiếp với dân trong làng xã Do vậy, nhà nước quản lý làng xã hay rộng hơn

là xã hội thì phải thông qua đại diện của làng xã

Tuy nhiên, tính tự quản của làng xã dễ dàng biến thái thành tính tự trị Lịch

sử Việt Nam đã cho thấy làng xã tự quản theo lệ mà không dựa vào luật của chính quyền trung ương, nên dẫn đến sự gián cách giữa trung ương với địa phương và tạo cơ hội cho các hoạt động tùy tiện của đội ngũ “quan trị viên” biến chất Bước chuyển từ tự quản sang tự trị đã đẻ ra tầng lớp cường hào nhiễu sách nhân dân Những bi kịch khốn quẫn của người nông dân trong cộng đồng làng

xã tự trị đã khắc sâu trong tác phẩm của nhiều văn sĩ thuộc trường phải hiện thực: Ngô Tất Tố, Nam Cao …

2.2.4 Đặc trưng thứ tư: chủ nghĩa cục bộ địa phương.

Đặc trưng này làm cho sự tiếp nhận các quy định chung của nhà nước trở nên bê trễ hoặc chỉ mang tính hình thức hoặc bị áp dụng và giải thích sai lệch về nội dung Người xưa có câu: “phép vua thua lệ làng”, bởi khi nhà nước không quản nổi làng xã, khi đó làng xã tự do vận hành theo tục lệ riêng, theo sự điều

Trang 10

khiển, áp đặt của một số cá nhân chức sắc trong làng, bất chấp cả phép nước Trong không gian làng xã, pháp luật bị đẩy xuống hàng thứ yếu và mọi vấn đề phát sinh đều có thể quy về cái gọi là “giải quyết nội bộ

Chủ nghĩa địa phương cục bộ là kết quả của sự biến thái tính tự quản thành

tự trị ở làng xã Vì bản chất của làng xã là “sự cố kết có tính địa phương” như Ph.Ăng-ghen nhận định Nó không dễ gì chấp nhận những văn hóa tiến bộ từ bên ngoài Chúng ta đã nghe những câu như: “khôn ngoan ở đất nhà bay, dù che ngựa cưỡi đến đây cũng hèn”, hay câu “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” … Ta còn thấy nhiều xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa các làng vì làng nào cũng chỉ biết đến lợi ích trước mắt của làng mình, không quan tâm đến lợi ích làng khác Nguy hiểm hơn là trường hợp chủ nghĩa địa phương cục bộ ở làng nhiều khi không biết tới lợi ích của đất nước, gây ra sự phân rã lớn trong nội bộ đất nước

Hay trong việc kiểm soát ruộng đất và số dân Từ thời phong kiến cho

tới tận thời kì Pháp thuộc, nhà nước đã không thể nào nắm bắt được con số thực tế về số ruộng, số dân Nhà nước thường dựa vào hai mặt này để đánh thuế, phu dịch Hầu như các làng đều khai man số ruộng để tốn thuế, khai man số đinh

để trốn phu dịch Tình trạng khai man này làm nảy sinh “tệ điêu hào” rất phổ biến trong làng xã Đó là chức sắc trong làng khai man để thu lợi vào túi mình Chúng rất lộng hành, hành động tùy tiện, không tuân theo pháp luật, gây ra nhiều nhũng nhiễu trong làng xã

CHƯƠNG II SỰ THAY ĐỔI TRONG NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA LÀNG

XÃ TRƯỚC YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

1 Ý nghĩa của việc tiến hành xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã khang trang, sạch đẹp; phát

Ngày đăng: 21/04/2022, 08:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w