1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Báo cáo biện pháp môn lịch sử

25 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
Tác giả Nguyễn Thị Quảng Đông
Trường học Trường THCS Trung Thành
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Biện pháp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Phổ Yên
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 9,59 MB

Nội dung

PowerPoint Presentation Người thực hiện Nguyễn Thị Quảng Đông Trường THCS Trung Thành, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên “Biện pháp giúp học sinh lớp 9 chủ động nghiên cứu kiến thức lịch sử ở nhà trước khi đến lớp Tiết 4 bài 3 Quá trình phát triẻn của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Tên biện pháp “Biện pháp giúp học sinh lớp 9 chủ động nghiên cứu kiến thức lịch sử ở nhà trước khi đến.

Trang 1

Người thực hiện: Nguyễn Thị Quảng Đông.

Trường THCS Trung Thành, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Tiết 4 bài 3: Quá trình phát triẻn của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

Trang 2

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

Tên biện pháp : “ Biện pháp giúp học sinh lớp 9 chủ động nghiên cứu

kiến thức lịch sử ở nhà trước khi đến lớp: Tiết 4 bài 3: Quá trình phát triẻn của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ

thống thuộc địa.

Lĩnh vực: Lịch sử 9

Đối tượng áp dụng: Lớp 9C trường THCS Trung Thành

Thời gian áp dụng: Tháng 9/2021

Trang 3

I THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

III HIỆU QUẢ

Trang 4

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Việc nhiều năm giảng dạy học sinh lớp 9 tôi nhận thấy, đại đa số học sinh rất thụ động, không tự giác nghiên cứu kiến thức, không xác định được kiến thức trọng tâm của bài học, không chịu đọc sách, đọc tài liệu ở nhà trước khi đến lớp Vì vậy, khi giáo viên truyền đạt kiến thức trên lớp, học sinh rất mơ hồ về kiến thức và không xác định được nội dung kiến thức cần xây dựng trên lớp, không biết nội dung

đó nằm chỗ nào trong sách giáo khoa, không nắm được kiến thức mở rộng Một số ít học sinh không quan tâm việc cô giáo và các bạn tìm hiểu nội dung kiến thức gì, chỉ thụ động ghi chép kiến thức cô giáo chốt lại trên bảng Vì vậy tôi đã vận dụng “ Biện pháp giúp học sinh lớp 9 chủ động nghiên cứu kiến thức lịch sử ở nhà trước khi đến lớp: Tiết 4 bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng

dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

Trang 5

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Biện pháp 1: Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi đến lớp.

1 Yêu cầu về nội dung:

- Xác định được nội dung bài học là : “Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa” gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX

+ Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX

+ Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của Thế kỷ XX.

- Học sinh bắt buộc phải đọc và nghiên cứu kiến thức sách giáo khoa để trình bày được kiến thức cơ bản:

Phần I: Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX

- Nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh nổi dậy đấu tranh vũ trang giành chính quyền

- Các nước lần lượt tuyên bố độc lập:

+ Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a(17/8/1945); Việt Nam(02/9/1945); Lào (12/10/1945) + Nam Á và Bắc Phi có Ấn Độ (1950); Ai Cập (1952); An-giê-ri (1962)

+ Châu Phi: năm 1960 có 17 nước tuyên bố độc lập

+ Mĩ La-tinh: 01/01/1959, cuộc cách mạng nhân dân Cu-ba giành thắng lợi.

=>Tới giữa những năm 60 của thế kỷ XX hệ thống thuộc địa của CNĐQ cơ bản bị sụp đổ.

Trang 6

Phần II: Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế

kỷ XX.

- Nhân dân 3 nước Ăng-gô-la, Mô-zăm-bích, Ghi-nê Bit-xao đứng dậy lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha giành độc lập: Ăng-gô-la: 11-1975; Mô-zăm-bích: 6-1975; Ghi-nê Bit-xao: 9-1974

=> Hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha bị tan rã

Phần III: Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của Thế

kỷ XX.

- Cuối những năm 70 CNTD còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng

là phân biệt chủng tộc

- Người da đen kiên cường đấu tranh:

+ 1980: Nước Cộng hòa Rô-đê-di-a được thành lập

+ 1990: Nước Cộng hòa Tây Nam Phi thành lập (Nay là Namibia) +1993: Cộng hòa Nam Phi giành độc lập Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ

=> Hệ thống thuộc địa của CNĐQ đã bị xóa bỏ hoàn toàn

Trang 7

Bên cạnh việc phải nắm và nêu được các nội dung cơ bản

ở trên, học sinh phải trả lời được các câu hỏi:

? Thời cơ nào giúp cho một số nước ở Châu Á nổi dậy cùng giành chính quyền trong thời gian ngắn?

? Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

? Sự tan rã thuộc địa của Bồ Đào Nha có ý nghĩa như thế nào?

? Em hiểu gì về chế độ phân biệt chủng tộc? Thái độ của người da đen đối với chính sách này như thế nào ?

- Học sinh xác định được vị trí các nước trên bản đồ

Trang 8

2 Yêu cầu về hình thức:

Có nhiều hình thức lựa chọ trình bày: Trình bày bằng

bản đồ tư duy hoặc viết vào vở rồi trình bày bằng miệng hoặc trình bày bằng viết kiến thức lên bảng Khuyến khích học sinh trình bày bằng trình chiếu.

- Học sinh trình bày kiến thức bằng bản đồ tư duy phải trình bày ngắn gọn xúc tích nhưng đầy đủ kiến thức cơ

bản và sạch đẹp, khoa học.

- Trình bày bằng miệng phải rõ ràng, đầy đủ, nếu có hình ảnh minh họa càng tốt.

- Trình bày bằng viết bảng chữ viết phải rõ ràng, sạch

sẽ, kiến thức ngắn gọn nhưng đầy đủ kiến thức cơ bản

* Ý nghĩa của biện pháp: Với biện pháp này, học sinh sẽ chủ động nắm được kiến thức bài học trước khi đến lớp

Có trách nhiệm về công tác chuẩn bị của mình.

Trang 9

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Biện pháp 2: Học sinh tự trình bày nội dung kiến thức đã nghiên

cứu được tại nhà (Yêu cầu học sinh chỉ trình bày ngắn gọn kiến

thức cơ bản )

- Với biện pháp này, trong tiết học giáo viên sẽ chủ động chỉ định học sinh lên trình bày nội dung kiến thức

đã nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện xung phong.

- Học sinh được chỉ định sẽ trình bày nội dung tự mình nghiên cứu được (có thể trình bày bằng miệng hoặc có thể viết lên bảng hoặc trình bày sẵn ra giấy A0 dán lên bảng rồi trình bày hoặc trình bày bằng trình chiếu)

Trang 13

* Ý nghĩa của biện pháp: Vì học sinh

đã được chuẩn bị trước ở nhà nên học sinh sẽ tự tin trình bày kiến thức theo yêu cầu của cô giáo.

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Biện pháp 2: Học sinh tự trình bày nội dung kiến thức đã nghiên cứu được tại nhà (Yêu cầu học sinh chỉ trình bày ngắn gọn kiến thức cơ bản)

Trang 14

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Biện pháp 3: Học sinh được chỉ định trình bày kiến thức chủ động mời các bạn khác nhận xét, đánh giá, bổ sung nội dung kiến thức và đặt câu hỏi thêm về phần kiến thức mình trình bày.

- Sau khi học sinh được yêu cầu trình bày xong kiến thức thì chủ động mời các bạn trong lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung nội dung kiến thức và đặt câu hỏi thêm về phần kiến thức mình trình bày

- Học sinh trong lớp có tránh nhiệm nhận xét kết quả nghiên cứu bài học của bạn, đồng thời được đặt ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức bài học đề nghị bạn trả lời nhằm khắc sâu, mở rộng kiến thức nghiên cứu

- Bằng kiến thức đã nghiên cứu được, học sinh được trình bày kiến thức sẽ trả lời các câu hỏi của bạn và lí giải lý do trình bày nội dung kiến thức của mình để bảo vệ thành quả kiến thức mình đã chọn

VD: HS bên dưới có thể đặt câu hỏi:

? Thời cơ nào giúp cho một số nước ở Châu Á nổi dậy cùng giành chính quyền trong thời gian ngắn?

?Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

? Bạn hiểu gì về chế độ phân biệt chủng tộc?

Trang 17

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Biện pháp 3: Học sinh được chỉ định trình bày kiến thức chủ động mời các bạn khác nhận xét, đánh giá, bổ sung nội dung kiến thức

và đặt câu hỏi thêm về phần kiến thức mình trình bày.

* Ý nghĩa của biện pháp: Giúp học sinh chủ động trao đổi kiến thức làm cho tiết học sẽ sôi nổi hứng thú khi học sinh tranh luận khám phá kiến thức Bên cạnh đó, học sinh dễ dàng khẳng định kiến thức trọng tâm của bài học và nắm được kiến thức mở rộng, đồng thời khắc sâu được kiến thức bài học ngay trên lớp.

Trang 18

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Biện pháp thứ 4: Giáo viên đánh giá, chấm điểm phần kiến thức học sinh đã trình bày, đồng thời giải thích, mở rộng kiến thức nếu cần thiết.

Biện pháp này rất quan trọng, bởi vì sau khi được giáo viên đánh giá nhận xét và chấm điểm, học sinh một lần nữa được chốt lại kiến thức và điểm số là sự động viên khích lệ tinh thần học sinh sau qua trình nghiên cứu bài học Điều này tạo hứng thú cho học sinh có mong muốn tiếp tục được khẳng định mình ở những bài học tiếp theo.

Trang 20

HIỆU QUẢ

Nội dung Trước áp

dụng Sau khi áp dụng Ghi chú

Trang 21

Hình ảnh lớp không áp dụng biện pháp

Trang 22

Hình ảnh lớp áp dụng biện pháp

Trang 23

HIỆU QUẢ

- Vai trò, ý nghĩa của biện pháp

Với các biện pháp trên giúp học sinh có ý thức tự giác và trách nhiệm đọc sách giáo khoa, nghiên cứu kiến thức bài học trước khi đến lớp, đồng thời làm cho tiết học sôi nổi, hứng thú hơn khi học sinh được chủ động làm việc, chủ động làm chủ kiến thức mình

đã nghiên cứu tìm hiểu.Bên cạnh đó biện pháp này cũng dễ vận dụng vào các lớp, vì giáo viên và học sinh cũng không quá tốn chi phí vào việc vận dụng.

Trang 24

IV ĐỀ XUẤT

Tiếp tục được cùng đồng nghiệp áp dụng biện pháp này vào các lớp học và nhiều bài học

khác.

Trang 25

CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ

ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

Ngày đăng: 20/04/2022, 20:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh lớp không áp dụng biện pháp - Báo cáo biện pháp môn lịch sử
nh ảnh lớp không áp dụng biện pháp (Trang 21)
Hình ảnh lớp áp dụng biện pháp - Báo cáo biện pháp môn lịch sử
nh ảnh lớp áp dụng biện pháp (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w