PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Logistics là một ngành quan trọng thuộc khu vực dịch vụ trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế, lĩnh vực này liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục hành chính, tư vấn (hải quan, thuế, bảo hiểm), xuất nhập khẩu – thương mại, kênh phân phối, bán lẻ. Do đó logistics không những là hoạt động của chuỗi dịch vụ có nhiệm vụ đưa hàng hóa từ giai đoạn tiền sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng mà còn đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) “tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 13%~15%, với quy mô khoảng 40~42 tỷ USD/năm”. Và hiện nay Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ Logistics,theo Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được nêu rõ trong quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 thì“Việt Nam phấn đấu tỷ trọng đóng góp của ngành Dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%~10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%~20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%~60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%~20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”. Như vậy ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện tại chưa xứng với tầm của nó, có rất nhiều cơ hội và dư địa để phát triển mạnh trong những năm sắp tới. Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans) tiền thân là Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương miền Nam Việt Nam, được thành lập ngày 14/07/1975, một Công ty có tiếng, truyền thống và kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics. Tuy nhiên trong những năm gần đây doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty qua các năm 2016, 2017, 2018 và 2019 lần lượt là: 246,31 tỷ, 213,46 tỷ, 193,67 tỷ và 170,18 tỷ (Số liệu theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty). Thực tế Công ty có nguồn lực về tài chính rất tốt, nhưng lại dùng hơn nửa nguồn vốncủa mình để đầu tư vào lĩnh vực tài chính bao gồm đầu tư ngắn hạn gửi ngân hàng 129,56 tỷ và đầu tư dài hạn vào một số Công ty liên danh, liên kết và gửi ngân hàng dài hạn 271,85 tỷ (Số liệu được tổng hợp từ bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 31/12/2019). Câu hỏi cấp thiết đặt ra để đi tìm giải pháp là: Tại sao trong lĩnh vực logistics, Công ty vốn có nội lực về kinh nghiệm, uy tín thương hiệu, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính tốt như vậy cùng với sự tăng trưởng ổn định của kinh tế vĩ mô nói chung, cơ hội và tiềm năng ngành kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam nói riêng mà thực trạng những năm gần đây Công ty không những không thể đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra mà còn mất dần thị phần của mình. Nguyên nhân đầu tiên dễ dàng nhận ra là do quá trình toàn cầu hóa và kinh tế hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đối thủ đang hoạt động trong ngành để dành thị phần, ngoài việc cạnh tranh với hơn 3.000 doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận thì Công ty còn phải đối mặt với trên 25 doanh nghiệp logistics đa quốc gia có tên tuổi đang hoạt động tại Việt Nam. Nhưng một nguyên nhân khác quan trọng mà khó để nhận ra hơn là do Công ty chưa quan tâm đến việc hoạch định chiến lược để tìm ra một chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực cạnh tranh của mìnhvà làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Nếu không có một nghiên cứu để tìm ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, kịp thời thay đổi và cải thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ hiện tại, rất có thể Công ty sẽ bị mất dần thị phần còn lại của mình trên chiếc bánh cho các đối thủ cạnh tranh, tệ hơn nữa có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics. Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc phải nghiên cứu để lựa chọn cho Công ty Vinatrans một chiến lược kinh doanh phù hợp nên đề tài: “Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans)” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này. Mục đích chính của đề tài này nhằm tổng hợp, phân tích thực trạng bên trong của Vinatrans chỉ ra những lợi thế và bất lợi, phân tích môi trường bên ngoài để nắm bắt cơ hội và rủi ro mà Công ty sẽ phải đối mặt, từ đó vận dụng các công cụ phân tích, đề xuấtlựa chọnphương án chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho Công ty Vinatrans để đạt mục tiêu tăng trưởng cũng như lợi nhuận tương đương với thế mạnh của doanh nghiệp và tiềm năng của ngành dịch vụ logistics trong những năm tới. 2.Tổng quan nghiên cứu -Các nghiên cứu có liên quan: •Nguyễn Văn Tuấn (2015), đề tài luận văn Thạc sĩ “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Vĩnh Phát giai đoạn 2015 – 2020”. Bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài vận dụng khung lý thuyết về quản trị chiến lược để nghiên cứu, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản như thống kê, điều tra và thu thập dữ liệu về năng lực phát triển của Công ty. Sử dụng ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và năng lực cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, từ đó lựa chọn chiến lược kinh doanh cho của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Vĩnh Phát giai đoạn 2015 ~ 2020. •Trần Thị Lan (2018), đề tài luận văn Thạc sĩ: “Ứng dụng ma trận SWOT trong hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần HYUNDAI Thành Công Việt Nam”. Bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài đề cập đến vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô của Công ty Cổ phần HYUNDAI Thành Công Việt Nam thông qua việc vận dụng khung lý thuyết về quản trị chiến lược kết hợp ứng dụng ma trận SWOT. •Nguyen Vo Dung (2019), professional dissertation: “Business strategy for the trucking activity of An Viet Company”. MBA program of CFVG Hanoi. Đề tài áp dụng lý thuyết về chiến lược trong kinh doanh và khung lý thuyết xây dựng chiến lược ba giai đoạn (phân tích, kết hợp, quyết định) xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhất trong hoạt động vận tải đường bộ của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Vận tải An Việt giai đoạn 2020 ~ 2022. -Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài: •Khoảng trống nghiên cứu: Qua quá trình tìm hiểu các nghiên cứa có liên quan, tác giả nhận thấy các đề tài chủ yếu vận dụng khung lý thuyết xây dựng chiến lược để lựa chọn các chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng, lắp ráp và tiêu thụ ô tô hay hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh cho một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, kho vận (logistics), một ngành có nhiều tiềm năng phát triển trong những năm tới. Như vậy đề tài “Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans)” - một Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics, mà tác giả đã lựa chọn cho nghiên cứu này là đề tài hoàn toàn mới và có giá trị thực tiễn. •Hướng nghiên cứu:Vận dụng khung lý thuyết xây dựng chiến lược kết hợp các phương pháp phỏng vấn, thảo luận, thu thập số liệu, phân tích môi trường vĩ mô, môi trường ngành và môi trường nội bộ doanh nghiệp,có sử dụng một số công cụ(Ma trận CPM, EFE, IFE)để đánh giá và so sánh. Từ đó xác định được các cơ hội, nguy cơ từ môi trường bên ngoài cũng như điểm mạnh và điểm yếu từ môi trường nội bộ của Công ty. Ứng dụng ma trận SWOT đểphối hợp đưa ra các phương án chiến lược, trên cơ sở phân tích một số căn cứ để lựa chọn chiến lược để đưa ra gợi ý lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho Công ty Cổ phầnGiao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans) giai đoạn 2020~2025. 3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài -Mục tiêu nghiên cứu: •Hệ thống lý thuyết xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. •Vận dụng ma trận SWOT để định hướng chiến lược cho Vinatrans giai đoạn 2020~2025. -Nhiệm vụ nghiên cứu: •Hệ thống lý thuyết chung về xây dựng chiến lược kinh doanh. •Phân tích môi trường nội bộ và bên ngoài của Vinatrans nhằm vận dụng ma trận SWOT đưa ra các phương ánchiến lược cho Công ty giai đoạn 2020~2025. •Gợi ýlựa chọnchiến lược phù hợp cho Vinatrans giai đoạn 2020~2025 cùng một số đề xuất giải pháp và kiến nghị để thực hiện chiến lược. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: •Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. -Phạm vi nghiên cứu: •Sử dụng ma trận EFE, IFE, SWOT nhằm phân tích môi trường kinh doanh;tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và định hướng chiến lược cho doanh nghiệp. •Dữ liệu của công ty Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans). •Giai đoạn 2015~2019 và định hướng 2020~2025. 5.Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu:Trên cơ sở của lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, luận văn sử dụng các phương pháp sau: •Phương pháp tổng hợp: Tiếp cận với hệ thống dữ liệu thống kê, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Vinatrans và thông tin liên quan từ các báo cáo chuyên ngành, chính sách pháp luật, nghiên cứu đã công bố để tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực của Công ty. •Phương pháp phân tích so sánh: Phân tích chi tiết các yếu tốmôi trường bên ngoài, môi trường nội bộ, những yếu tố dẫn đến sự thành công của Công ty và so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành, từ đó tìm ra được nguyên nhân và có hướng giải quyết. •Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn, thảo luận, nói chuyện với lãnh đạo Công ty Vinatrans và một số người liên quan đến lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics. •Sử dụng công cụ phân tích SOWT trong định hướng và lựa chọn chiến lược kinh doanh. -Quy trình nghiên cứu chung gồm các bước: •Vận dụng khung lý thuyết về quản trị chiến lược để triển khai các vấn đề nghiên cứu. •Kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Tổng hợp, phân tích so sánh, điều tra phỏng vấn,… để thu thập dữ liệu về thực trạng năng lực của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam trong tình hình hiện nay. •Sử dụng mô hình SOWT để tổng hợp cơ hội, nguy cơ từ môi trường bên ngoài, điểm mạnh và điểm yếu từ môi trường nội bộ. Từ đó phối hợp đưa ra các phương án chiến lược phù hợp. •Gợi ý, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp nhất trong các phương án chiến lược đưa ra của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2020~2025. -Thu thập dữ liệu:Sử dụng 2 nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp: •Các chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực dịch vụ logistics. •Báo cáo logistics Việt Nam qua các năm 2017, 2018, 2019 của Nhà xuất bản Công thương. •Thông tin trên các website ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục thống kê Việt Nam, Trang thông tin điện tử hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tạp chí chuyên ngành logistics Việt Nam. •Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên của Vinatrans trong vòng 5 năm trở lại đây. •Website của Công ty Vinatrans: http://www.vinatrans.com/. Nguồn thu thập dữ liệu sơ cấp:Tổng hợp kết quả phỏng vấn, thảo luận, ý kiến của lãnh đạo Vinatrans và nói chuyện với một số người liên quan trong ngành dịch vụ logistics về các nội dung: •Một số đặc điểm kinh doanh về dịch vụ logistics hiện tại của Vinatrans (Nhiệm vụ, mục tiêu phát triển, vấn đề chiến lược hiện tại của Vinatrans). •Những yêu cầu, quan tâm chính của khách hàng hiện tại (Độ tin cậy, đúng thời gian và giá dịch vụ). •Các đối thủ cạnh tranh và dịch vụ của họ, chiến lược của họ. •Các yếu tố quan trọng để họ thành công và độ quan trọng của họ trong lĩnh vực dịch vụ logistics (Phụ lục 01: Ma trận CPM). •Mức độ ảnh hưởng của các cơ hội và mối đe dọa đối với sự thành công trong lĩnh vực dịch vụ logistics (Phụ lục 02: Ma trận EFE). •Mức độ quan trọng của điểm mạnh và điểm yếu của Công ty Vinatrans đối với sự thành công trong ngành dịch vụ logistics (Phụ lục 03: Ma trận IFE). 6.Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 03 chương: -Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. -Chương 2: Phân tích cơ sở hình thành chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans). -Chương 3: Thảo luận và đề xuấtlựa chọn phương án chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans) – Giai đoạn 2020~2025.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Khái niệm, đặc trưng, vai trò của chiến lược kinh doanh
1.1.1 Khái niệm chiến lược và chiến lược kinh doanh
Chiến lược là gì? Nhiều nhà lý luận hàng đầu thế giới đã đưa ra những quan điểm và khái niệm đa dạng về "chiến lược", phản ánh sự phong phú trong cách hiểu và áp dụng nó trong thực tiễn.
Theo định nghĩa của Chandler (1962), chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chính của doanh nghiệp và lựa chọn các phương thức hành động phù hợp, bao gồm cả việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu đó.
Theo Andrew (1971), chiến lược được định nghĩa là quá trình đưa ra các quyết định hợp lý, dựa trên sự phù hợp giữa nguồn lực của công ty và những cơ hội từ môi trường bên ngoài.
Theo giáo sư Michael Porter từ trường đại học Harvard, khái niệm chiến lược chưa bao giờ có sự thống nhất rõ ràng Ông nhấn mạnh rằng chiến lược chủ yếu liên quan đến việc tạo ra sự phù hợp giữa các hoạt động của doanh nghiệp Nếu thiếu sự phù hợp này, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển những chiến lược khác biệt và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Từ đó, có thể định nghĩa chiến lược như sau:
Chiến lược doanh nghiệp là tập hợp các quyết định và hoạt động nhằm lựa chọn phương tiện và phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu Trong bối cảnh cạnh tranh, mục tiêu then chốt của công ty là cải thiện vị thế chiến lược so với đối thủ Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần đảm bảo sự đồng bộ trong toàn bộ hoạt động, từ đó xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững.
Do đó:Chiến lược kinh doanh chính là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp
1.1.2 Đặc trưng của chiến lược kinh doanh
Trong lĩnh vực chiến lược, hiện nay tồn tại nhiều quan niệm và phương pháp tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh thường được hiểu và thống nhất một cách tương đối.
Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn Trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi, việc xây dựng một chiến lược rõ ràng giúp doanh nghiệp duy trì sự phát triển bền vững và liên tục.
Chiến lược kinh doanh định hướng hoạt động dài hạn của doanh nghiệp, nhưng cần kết hợp với các mục tiêu khác để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả Doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh, nhằm khắc phục sai lệch do tính định hướng gây ra.
Chiến lược kinh doanh được hình thành dựa trên các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nhằm tối ưu hóa và kết hợp hiệu quả các nguồn lực sẵn có Điều này giúp phát huy tối đa lợi thế, đồng thời nhạy bén trong việc nắm bắt cơ hội để củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Chiến lược kinh doanh là một quá trình liên tục, bắt đầu từ việc xây dựng chiến lược cho đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả.
Chiến lược kinh doanh tập trung vào việc tấn công để giành chiến thắng trong cạnh tranh Nó được xây dựng và thực hiện dựa trên việc phát hiện và khai thác các cơ hội kinh doanh, đồng thời tận dụng những ưu thế so với đối thủ nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Để đảm bảo tính chính xác trong các quyết định dài hạn và bảo mật thông tin kinh doanh, nhóm quản trị viên cấp cao sẽ đảm nhận vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chiến lược, từ giai đoạn xây dựng, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.
1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh được coi như bánh lái của con tàu, giúp doanh nghiệp vượt qua những thử thách để đạt được mục tiêu Nó cũng giống như cơn gió nâng cánh diều bay cao Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào chiến lược này, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đầy biến động và cạnh tranh, vai trò của chiến lược kinh doanh càng trở nên quan trọng hơn.
Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển trong tương lai Nó không chỉ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các hoạt động dài hạn, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Chiến lược kinh doanh là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nhận diện và khai thác các cơ hội tiềm năng, đồng thời thiết lập các biện pháp chủ động để ứng phó với những nguy cơ và thách thức trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi.
PHÂN TÍCH CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH
THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN
Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans) đến năm 2025
3.1.1 Xu hướng phát triển ngành dịch vụ Logistics:
Ngành logistics hiện đang phát triển với tốc độ 13-15% và đạt quy mô khoảng 40-42 tỷ USD, bao gồm khoảng 3.000 doanh nghiệp trong nước và 25 tập đoàn đa quốc gia Tuy nhiên, chi phí logistics vẫn cao, chiếm 20,8% GDP, trong khi các doanh nghiệp trong nước chủ yếu có quy mô nhỏ và năng lực còn hạn chế.
Đến năm 2025, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam dự kiến sẽ đóng góp 8%-10% vào GDP, với tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt từ 15%-20% Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics sẽ tăng lên 50%-60%, trong khi chi phí logistics được kỳ vọng giảm xuống còn 16%-20% GDP Đồng thời, Việt Nam cũng phấn đấu nâng cao thứ hạng trong chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) lên vị trí 50 trở lên trên thế giới.
Xu thế phát triển : Ứng dụng công nghệ 4.0; mua sắm trực tuyến; mua bán, sáp nhập
(M&A); tập trung đầu tư vào kho bãi, trung tâm logistics.
3.1.2 Định hướng phát triển của Vinatrans đến năm 2025
- Mục tiêu chính: Khẳng định thương hiệu Vinatrans, là doanh nghiệp hàng đầu ngành logistics Việt Nam, phát triển vững mạnh và bền vững.
- Mục tiêu doanh thu, lợi nhuận và cổ tức: Tăng trưởng doanh thu từ
10%~15%, tăng trưởng lợi nhuận 10% và cổ tức từ 7%~12% tăng dần qua các năm.
Mục tiêu phát triển dài hạn của chúng tôi là mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ logistics, đồng thời tăng cường đầu tư vào hệ thống kho bãi và trung tâm logistics hiện đại.
3.2 Định hướng chiến lược kinh doanh của Vinatrans giai đoạn 2020~2025
Các căn cứ để lựa chọn chiến lược: Sức mạnh và tiềm năng của ngành logistics;
Vinatrans nổi bật với sức mạnh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhờ vào nhiệm vụ và mục tiêu rõ ràng Thái độ tích cực của Giám đốc điều hành và Ban lãnh đạo Công ty đóng vai trò quan trọng trong việc định hình văn hóa doanh nghiệp Về mặt tài chính, Vinatrans thể hiện năng lực mạnh mẽ, được phản ánh qua sự đánh giá tích cực từ các đối tượng hữu quan Kết quả đánh giá chiến lược hiện tại cho thấy Vinatrans cần điều chỉnh và cải thiện dựa trên các phương án chiến lược từ Ma trận SWOT để phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Các phương án chiến lược từ ma trận SWOT
Các kết hợp chiến lược SO
Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng dịch vụ logistics bằng cách đầu tư vào hệ thống kho bãi và xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics hiện đại Điều này nhằm tận dụng nhu cầu và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành logistics.
Các kết hợp chiến lược WO
Đầu tư nâng cao năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân viên (W1, W4, W6/ O3, O5,O7).
Đầu tư vào hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, xác định các cơ hội mới và tập trung khai thác thị trường logistics nội địa (W2, W5, W6/O3, O4, O6)
Các kết hợp chiến lược ST
Tiếp tục duy trì và phát triển tốt mối quan hệ với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước (S1, S5, S6/ T1, T3, T5).
Đầu tư vào hệ thống công nghệ và thông tin hiện đại là yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Các kết hợp chiến lược WT
Giảm chi phí logisitics, nhằm giữ thị phần và tăng khả năng cạnh tranh về giá với các đối thủ (W3, W4, W5/ T1, T4, T5).
Để nâng cao năng lực và bổ sung nguồn việc, cần tăng cường hợp tác với các công ty logistics đa quốc gia có kinh nghiệm cùng với các hãng tàu biển quốc tế.
Gợi ý lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Vinatrans giai đoạn 2020~2025:
Chiến lược tăng trưởng là một lựa chọn phù hợp đối với Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Việt Nam trong giai đoạn 2020~2025, cụ thể:
Tăng trưởng tập trung vào việc phát triển dịch vụ logistics, với chiến lược đầu tư mở rộng hệ thống kho bãi và xây dựng trung tâm dịch vụ logistics hiện đại Điều này nhằm tận dụng nhu cầu và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành logistics.
Tăng trưởng thông qua hội nhập là phương thức hiệu quả, trong đó việc củng cố hợp tác và liên danh với các công ty logistics đa quốc gia có kinh nghiệm cùng các hãng tàu biển quốc tế sẽ giúp bổ sung nguồn việc và nâng cao năng lực hoạt động.
Để phát triển hiệu quả chiến lược logistics, cần thảo luận và phân tích các đề xuất như thuê quản lý tài chính chuyên nghiệp, duy trì mối quan hệ với khách hàng chiến lược, khảo sát đất đai cho trung tâm logistics hiện đại, và hợp tác với các công ty logistics đa quốc gia Đồng thời, doanh nghiệp nên chào bán dịch vụ phù hợp với các thị trường CPTPP và EVFTA Trong quá trình thực hiện, việc xem xét và điều chỉnh chiến lược theo tình hình thực tế là rất quan trọng.
Kết luận, đề tài này được xây dựng dựa trên phân tích môi trường bên ngoài và nội bộ của Vinatrans, cùng với việc tham khảo ý kiến lãnh đạo và các nghiên cứu liên quan đến ngành logistics Qua đó, các ma trận EFE, CPM và SWOT đã được áp dụng để hoạch định chiến lược kinh doanh cho giai đoạn 2020-2025 Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, tác giả chưa thực hiện việc lựa chọn chiến lược bằng ma trận QSPM, dẫn đến việc hoạch định chiến lược có thể chưa đạt yêu cầu khoa học và cần được điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VINATRANS)
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH
Người hướng dẫn khoa học:
1 Tính cấp thiết của đề tài
Logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế, liên quan đến vận tải, giao nhận, kho bãi, và các thủ tục hành chính như hải quan và thuế Ngành này không chỉ đảm bảo hàng hóa được đưa từ giai đoạn sản xuất đến tay người tiêu dùng mà còn hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ngành logistics tại Việt Nam đã phát triển với tốc độ khoảng 13%~15% trong những năm gần đây, đạt quy mô khoảng 40~42 tỷ USD/năm Việt Nam hiện đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ logistics Theo Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, được nêu trong quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017, Việt Nam phấn đấu nâng cao tỷ trọng đóng góp của ngành logistics vào GDP.
Ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện tại đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng 8%~10%, với dịch vụ tăng trưởng đạt 15%~20% Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%~60%, trong khi chi phí logistics đã giảm xuống tương đương 16%~20% GDP Tuy nhiên, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) của Việt Nam vẫn chỉ ở mức thứ 50 trở lên Điều này cho thấy ngành logistics chưa phát huy hết tiềm năng của mình, mở ra nhiều cơ hội và dư địa để phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.
Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans), được thành lập vào ngày 14/07/1975, có bề dày truyền thống và kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics Tuy nhiên, doanh thu từ dịch vụ logistics của công ty đã giảm dần qua các năm, với doanh thu lần lượt là 246,31 tỷ (2016), 213,46 tỷ (2017), 193,67 tỷ (2018) và 170,18 tỷ (2019) Mặc dù Vinatrans có nguồn lực tài chính tốt, nhưng hơn một nửa nguồn vốn của công ty lại được đầu tư vào lĩnh vực tài chính, bao gồm 129,56 tỷ cho đầu tư ngắn hạn và 271,85 tỷ cho đầu tư dài hạn vào các công ty liên danh và gửi ngân hàng.
Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Việt Nam (Vinatrans) giai đoạn 2020~2025
3.2.1 Các phương án chiến lược từ ma trận SWOT
Sau khi phân tích Ma trận SWOT trong phần 2.2.4.2, các phương án chiến lược được tổng hợp lại như sau:
1 Tiếp tục phát triển mảng dịch vụ logistics, tập trung đầu tưmở rộng hệ thống kho bãi, xây dựng trung tâm dịch vụ logistics hiện đại nhằm tận dụng nhu cầu,tiềm năng phát triển mạnh của ngành.
2 Tiếp tục duy trì và phát triển tốt mối quan hệ với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước.
3 Đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thôn tin hiện đại có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
4 Đầu tư nâng cao năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân viên.
5 Đầu tư vào hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, xác định cơ hội mới, tập trung khai thác thị trường logistics nội địa.
6 Giảm chi phí logisitics, nhằm giữ thị phần và tăng khả năng cạnh tranh về giá với các đối thủ.
7 Tăng cường hợp tác, liên danh với các Công ty logistics đa quốc gia có kinh nghiệm, các hãng tàu biển quốc tế, bổ sung nguồn việc và nâng cao năng lực.
3.2.2 Gợi ý lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Vinatrans giai đoạn 2020~2025
Phân tích các yếu tố lựa chọn chiến lược cho Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Việt Nam (Vinatrans) trong giai đoạn 2020-2025 cho thấy rằng chiến lược tăng trưởng là lựa chọn phù hợp Những cơ hội từ môi trường kinh doanh, thế mạnh nội bộ, xu thế phát triển ngành, cùng với nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của công ty đã được xem xét kỹ lưỡng thông qua ma trận SWOT.
Tăng trưởng tập trung vào việc phát triển dịch vụ logistics, với mục tiêu mở rộng hệ thống kho bãi và xây dựng trung tâm dịch vụ logistics hiện đại Điều này nhằm tận dụng nhu cầu và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành logistics.
Tăng trưởng thông qua hội nhập là chiến lược quan trọng, trong đó việc tăng cường hợp tác và liên danh với các công ty logistics đa quốc gia có kinh nghiệm cùng các hãng tàu biển quốc tế sẽ giúp bổ sung nguồn việc và nâng cao năng lực hoạt động.