1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm môn Sinh THPT_KINH NGIỆM GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÀM CHỦ BÀI TẬP ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI

33 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,93 MB
File đính kèm SKKN 2019_Mon Sinh THPT.doc.zip (1 MB)

Cấu trúc

  • Bài 1 Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là:

  • Bài 3 Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là

  • Bài 4 Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là

  • Bài 1: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân một số tế bào xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra những loại giao tử nào?

  • Bài 6: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình giảm phân hoàn toàn bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể

  • Bài 1: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa . Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bốvà mẹ là đúng?

  • Bài 2 (ĐH-2008) Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:

Nội dung

I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong những năm gần đây việc đánh giá học sinh được thay đổi theo hướng trắc nghiệm khách quan, trong đó thêi l­îng ph©n bè cho viÖc hoµn thµnh mét c©u tr¾c nghiÖm lµ rÊt ng¾n. Vì vậy việc giúp học sinh linh hoạt hơn khi giải bài tập ngắn là rất cần thiết và quan trọng. Trong thực tế giảng dạy ôn thi Đại học, Cao đẳng tôi nhận thấy có rất nhiều câu trắc nghiệm dưới dạng bài tập ngắn về quá trình nguyên phân, giảm phân nhất là những câu hỏi liên quan tới sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể (NST) trong quá trình nguyên phân và giảm phân không bình thường làm học sinh rất lúng túng và tỏ ra không mấy hào hứng với dạng bài tập này nhất là đối với học sinh có lực học trung bình và ngay cả một số học sinh có lực học khá. Khi gặp những bài tập này đa số học sinh chọn đáp án theo cảm tính, không có cơ sở khoa học dẫn tới chọn sai đáp án. Xuất phát từ thực tế này trong quá trình giảng dạy ôn thi Đại học, ôn thi học sinh giỏi tôi đã thiết kế chi tiết hơn về sự phân li của các cặp NST trong quá trình nguyên phân và giảm phân không bình thường (có đột biến) để các em hiểu được bản chất của vấn đề từ đó vận dụng linh hoạt và chính xác hơn khi làm bài tập. Đó chủ yếu là những bài tập liên quan tới đột biến lệch bội Vì vậy tôi chọn đề tài là “KINH NGIỆM GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÀM CHỦ BÀI TẬP ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI’’. Tôi thấy đề tài đã đem lại những hiệu quả nhất định. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này để các đồng nghiệp cùng tham khảo.

PHẦN MỞ ĐẦU

Giới hạn đề tài

Để cho học sinh học tốt phần này, tôi đã làm rõ các vấn đề:

Nghiên cứu sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể (NST) trong quá trình nguyên phân và giảm phân bình thường giúp học sinh hiểu rõ hơn về cơ chế di truyền Qua đó, học sinh có thể tự suy luận về sự phân li của các cặp NST trong các trường hợp nguyên phân và giảm phân không bình thường, bao gồm cả hiện tượng đột biến Việc nắm vững kiến thức này không chỉ hỗ trợ trong việc học tập mà còn tạo nền tảng cho việc nghiên cứu sâu hơn về di truyền học.

- Nhận biết được các dạng bài toán lệch bội? Kĩ năng giải nhanh, chính xác bài toán đó như thế nào?

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích đã đề ra trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu và sách tham khảo,……

- Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giảng dạy.

- Phân tích, tổng hợp và hệ thống lí thuyết.

- Tổng hợp các dạng bài toán có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Học sinh có thể khai thác kiến thức hiệu quả thông qua hình vẽ, bảng biểu và sơ đồ, giúp nắm vững bản chất của sự phân li nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân và giảm phân, cả bình thường lẫn không bình thường Điều này tạo điều kiện cho việc vận dụng linh hoạt kiến thức vào các bài tập thực tế.

PHẦN NỘI DUNG

Cơ sở lý luận

II.1.1 Khái niệm về nhiễm sắc thể.

Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm kiềm tính Chúng được cấu tạo chủ yếu từ chất nhiễm sắc, bao gồm ADN và protein histon.

Sinh vật nhân sơ, như vi khuẩn, không có cấu trúc nhiễm sắc thể giống như tế bào nhân thực Mỗi tế bào chỉ chứa một phân tử ADN dạng trần, không liên kết với protein, có cấu trúc xoắn kép và hình dạng vòng, điển hình là vi khuẩn E coli.

- Ở vi rút (thể thực khuẩn - phage): vật chất di truyền chỉ chứa 1 trong 2 loại ADN hoặc ARN.

II.1.2 Phân biệt NST tương đồng và NST không tương đồng.

Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể thường tồn tại thành từng cặp, được gọi là cặp nhiễm sắc thể tương đồng Mỗi cặp bao gồm hai nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc, trong đó một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố và một từ mẹ.

II.1.3 Phân biệt bộ NST lưỡng bội, đơn bội.

- Toàn bộ các nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào hợp thành bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài (2n) Ví dụ, ở người 2n = 46; ở ruồi giấm 2n = 8; ở ngô 2n = 20…

- Trong tế bào giao tử số NST chỉ bằng một nửa số NST trong tế bào sinh dưỡng và được gọi là bộ NST đơn bội (n)

VD : trong tinh trùng người có n = 23 NST, trong trứng người có n = 23 NST.

II.1.4 Đặc trưng của nhiễm sắc thể

Mỗi loài sinh vật đều có một bộ nhiễm sắc thể riêng biệt, đặc trưng bởi số lượng, hình thái và cấu trúc, và bộ nhiễm sắc thể này được duy trì ổn định qua các thế hệ.

- NST có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp ổn định qua các thế hệ.

- NST có khả năng bị đột biến làm thay đổi số lượng hoặc cấu trúc, tạo ra những đặc trưng di truyền mới.

II.1.5 Chức năng của nhiễm sắc thể

- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- Giúp tế bào phân chia vật chất di truyền vào các tế bào trong phân bào.

- Điều hòa hạt động gen thông qua sự cuộn xoắn và tháo xoắn NST

II.1.6 Đột biến lệch bội nhiễm sắc thể (dị bội)

- Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.

BỘ NST ĐẶC ĐIỂM VÍ DỤ

+ Thể không nhiễm (khuyết nhiễm)

(2n –2) Một cặp NST bất kì bị mất cả 2 chiếc Ở ruồi giấm bị đột biến dạng này có 2n =6.

+ Thể một nhiễm (2n –1) Một cặp NST bất kì bị mất 1 chiếc

+ Ở loài ong mật có 2n = 32. Trong tế bào xoma có 16 cặp NST tương đồng Cá thể có một trong số 16 cặp đó mà tại đó chỉ có 1 NST (2n-1 = 31)

+ Ở người: biểu hiện hội chứng

Tơcnơ (chỉ có 1 NST X) + Thể ba nhiễm (2n + 1) Một cặp NST bất kì tang thêm 1 chiếc

+ Ở loài cà độc dược có tới vài chục dạng đột biến 3 nhiễm (2n

+ Ở người: biểu hiện hội chứng Down (3 NST 21), hội chứng Claiphento (XXY), hội chứng 3X.

+Thể bốn nhiễm (2n + 2) Một cặp NST bất kì tăng thêm 2 chiếc Ở loài người có dạng đột biến cặp NST giới tính XXXY

(2n –1 –1) Hai cặp NST bất kì mỗi cặp bị mất 1 chiếc

(2n +1 +1) Hai cặp NST bất kì mỗi cặp tăng thêm 1 chiếc +Thể bốn nhiễm kép

(2n+2 +2) Hai cặp NST bất kì mỗi cặp tăng thêm 2 chiếc II.1.6.2 Cơ chế phát sinh

Do sự không phân li của một hay một số cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân, các giao tử có thể thừa hoặc thiếu một số nhiễm sắc thể Khi những giao tử này kết hợp với giao tử bình thường từ giới tính khác, sẽ tạo ra hiện tượng đột biến lệch bội.

- Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng và biểu hiện ở một phần cơ thể.

Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đã đạt được những thành công bước đầu, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển năng lực người học Tại trường THPT Trường Chinh, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng này, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.

Việc kiểm tra và đánh giá trong giáo dục hiện nay chủ yếu tập trung vào kết quả cuối kỳ học, trong khi việc đánh giá thường xuyên trong quá trình học lại chưa được chú trọng đầy đủ.

Quá trình đánh giá và kết quả đánh giá hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên, mà chưa có sự kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh Điều này cho thấy cần thiết phải phát triển một hệ thống đánh giá toàn diện hơn, nơi học sinh có thể tham gia vào quá trình tự đánh giá để nâng cao tính chính xác và công bằng trong việc đánh giá năng lực học tập.

Phần kiểm tra về đột biến lệch bội hiện nay chủ yếu tập trung vào việc ghi nhớ và tái hiện kiến thức, thiếu các câu hỏi mở và liên hệ thực tiễn Điều này dẫn đến việc học sinh gặp khó khăn trong việc nhận dạng và giải quyết bài tập, cho thấy cần thiết phải cải thiện cách đánh giá năng lực vận dụng và giải quyết vấn đề trong học tập.

Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp

II.3.1 MỤC TIÊU CỦA GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP

- Phân dạng được các bài tập phần Đột biến lệch bội.

- Xây dựng được các công thức chủ yếu.

- Áp dụng giải các bài tập theo từng dạng.

- Giải nhanh các bài tập trắc nghiệm.

II.3.2 NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP

II.3 2.1 SỰ PHÂN LI CỦA CÁC CẶP NHIỄM SẮC THỂ TRONG NGUYÊN PHÂN

1 Nguyên phân xảy ra bình thường

Trong kì trung gian, các nhiễm sắc thể (NST) đã nhân đôi thành NST kép trong pha S Sau khi kết thúc kì này, tế bào tiến hành quá trình nguyên phân, bao gồm sự phân chia nhân và tế bào chất Chúng ta sẽ tập trung vào sự phân li của các cặp NST trong suốt các kì nguyên phân.

*Giả sử xét một tế bào ban đầu có 2n = 4 NST.

Tế bào ban đầu Tế bào sau pha S

*Diễn biến các kì của phân bào :

Các kì Hình vẽ Số lượng NST trong Đặc điểm mỗi tế bào

- Các NST kép bắt đầu co ngắn, đóng xoắn.

- Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Thoi phân bào đính về 2 phía của NST.

- Các NST kép tách nhau ra thành NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

- Các NST dần dãn xoắn và trở về dạng sợi mảnh.

Từ 1 tế bào (2n) → 2 tế bào con (2n)

2 Nguyên phân xảy ra không bình thường (có đột biến).

- Nếu có một cặp NST không phân ly ở kỳ sau:

Các kì Kì giữa Kì sau Kì cuối Kết quả

Kết quả: Từ 1 tế bào (2n) →2 tế bào:

- Nếu 2 sợi crômatit trong một NST kép không phân li ở kỳ sau:

Các kì Kì giữa Kì sau Kì cuối Kết quả

Kết quả: Từ 1 tế bào (2n) →2 tế bào

- Nếu toàn bộ các NST không phân li ở kỳ sau (do thoi vô sắc không hình thành).

Các kì Kì giữa Kì sau Kì cuối Kết quả

Kết quả: Từ 1 tế bào (2n) → 1 tế bào (4n)

- Xét 1 tế bào có 2n = 4 (AaBb) Viết kí hiệu bộ NST qua các kì nguyên phân.

Các kì Kì đầu- Kì giữa Kì sau Kì cuối

AAaaBBbb AaBb↔AaBb AaBb, AaBb

2.Một cặp NST không phân li

AAaaBBbb AAaaBb↔Bb hoặc AaBBbb↔Aa

NST kép không phân li.

AAaaBBbb AAaBb↔aBb hoặc AaaBb↔ABb

AAaBb, aBb hoặc AaaBb, ABb

II.3.2.2 SỰ PHÂN LI CỦA CÁC CẶP NHIỄM SẮC THỂ TRONG GIẢM PHÂN

- Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục giai đoạn chín, gồm 2 lần phân bào liên tiếp, xảy ra

1 lần NST nhân đôi nhưng 2 lần NST phân li.

- Giảm phân thực chất là quá trình tạo giao tử chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.

1 Giảm phân xảy ra bình thường

Các kì Hình vẽ Số lượng NST trong mỗi tế bào Đặc điểm

- Các NST kép xoắn, co ngắn, hiện rõ.

- Các NST kép trong từng cặp tương đồng tiếp hợp, bắt chéo và có thể xảy ra trao đổi đoạn.

- Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào

- Mỗi tế bào chứa bộ NST đơn bội kép

Từ 1 tế bào (2n) → 2 tế bào( n kép)

- Sau kì cuối của giảm phân I là kì trung gian diễn ra rất nhanh, trong thời điểm này không xảy ra sự nhân đôi NST.

Các kì Hình vẽ Số lượng NST trong mỗi tế bào Đặc điểm

- Các NST kép bắt đầu co ngắn và xoắn.

-Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

II 2n đơn - Các NST kép tách ra thành NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

II n đơn - Các NST trở về dạng sợi mảnh.

Từ 1 tế bào ( n kép)→ 2 tế bào ( n đơn)

Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào ( 2n )→ 4 tế bào ( n )

2 Giảm phân xảy ra không bình thường (có đột biến).

- Nếu có một cặp NST không phân ly ở kỳ sau lần phân bào:

Kì sau I Kì cuối I Kì sau II Kì cuối II Kết quả

- Hai sợi crômatit trong 1NST kép không phân li ở kỳ sau của phân bào I I:

Kì sau I Kì cuối I Kì sau II Kì cuối II Kết quả

- Nếu toàn bộ NST không phân ly ở kỳ sau phân bào :

Kì sau I Kì cuối I Kì sau II Kì cuối II Kết quả

- Xét 1 tế bào có 2n = 2 (có 1 cặp NST) Sự phân li bình thường và không bình thường trong giảm phân đã tạo ra các loại giao tử theo bảng sau:

Nếu cặp NST không phân li trong giảm phân I

Nếu cặp NST không phân li trong giảm phân II

2 Cặp NST giới tính XX

3 Cặp NST giới tính XY

- Xét 1 tế bào có 2n = 4 (AaBb) Dưới đây là kí hiệu NST qua các kì giảm phân trong các trường hợp → các loại giao tử được tạo ra:

Kì sau I Kì cuối I- Kì đầu II

Kì sau II Kì cuối II

AAaaBBbb AABB,aabb hoặc AAbb,aaBB

AB↔AB,ab↔ab hoặc

AB, ab hoặc Ab, aB

NST không phân li ở kì sau

AAaaBBbb AAaaBB↔bb hoặc AAaabb↔BB

NST kép không phân li

AAaaBBbb AABB↔aabb hoặc Aabb↔aaBB

AB, aab,b hoặcAAb,b,aB;Ab,aaB,B ở kì sau

4.Toàn bộ NST không phân li giảm phân I

AAaaBBbb AAaaBBbb↔0 AAaaBBbb, 0 AaBb↔AaBb; 0 AaBb

4 Quá trình phát triển của tế bào sinh dục và sự thụ tinh

* Quá trình phát triển của tế bào sinh dục.

Tế bào sinh dục đực Tế bào sinh dục cái Số NST môi trường cung cấp

Là quá trình kết hợp 1 giao tử đực (1n) với một giao tử cái (1n) để cho ra một hợp tử (2n)

II.3 2 4 PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÂN LI NHIỄM SẮC THỂ:

DẠNG 1 BÀI TẬP LIÊN QUAN TỚI SỰ PHÂN LI CỦA CÁC CẶP NST TRONG QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN.

Bảng tóm tắt diễn biến chính của nguyên phân (Áp dụng để làm bài tập)

Chỉ tiêu Kỳ trung gian Kỳ đầu

Kỳ cuối Trước khi nst nhân đôi

Sau khi nst nhân đôi trước khi phân chia tế bào chất sau khi phân chia tế bào chất

Nếu gọi k là số lần nhân đôi của tế bào

- Số tế bào con tạo ra: 2 k

- Số tế bào con mới được tạo thêm là: 2 k -1.

- Số NST đơn mới tương đương môi trường cung cấp: 2n (2 k -1).

- Số NST đơn mới hoàn toàn môi trường cung cấp: 2n (2 k -2).

Bài 1 Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1 Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 crômatit Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là:

- Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, tức là tế bào đã nguyên phân được 3 lần.

Số tế bào con tạo ra: 2 3 = 8 tế bào

Số crômatit trong 1 tế bào đang ở kì giữa là: 336

Số NST có trong hợp tử là: 42: 2= 21 → Đáp án đúng là C.

Bài 2 Ở ngô, bộ NST 2n = 20 Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là

- Thể 4 nhiễm : 2n+ 2 Ở kì sau của nguyên phân tức là NST đã nhân đôi, phân li về 2 cực nhưng chưa tách ra thành 2 tế bào →Số NST: 2.2n +2.2 = 44

Trong một lần nguyên phân của tế bào lưỡng bội, nếu một nhiễm sắc thể từ cặp số 3 và một nhiễm sắc thể từ cặp số 6 không phân li, trong khi các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường, kết quả sẽ là các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.

Hướng dẫn giải: Đáp án C, D có tế bào chứa 2n-2 tức là đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp NST→Loại.

Một NST của cặp số 3 và một NST của cặp số 6 không phân li chỉ có thể tạo tế bào có tối đa 2n +1 hoặc 2n-1 →Đáp án đúng là B

Bài 4 Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là

Thể 1 kép: 2n-1-1 đang ở kì sau tức là: 2.(2n-1-1) = 44

Bài 5 : Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST Nguyên phân liên tiếp 6 lần Nhưng khi kết thúc lần phân bào 3; trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể. a Tìm số lượng tế bào con hình thành?

A.56 B.60 C.57 D 61. b Tính tỉ lệ tế bào đột biến so với tế bào bình thường.

Hướng dẫn giải: a Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 8 tế bào: 7 tế bào vẫn nguyên phân bình thường, còn 1 tế bào bị rối loạn

7 tế bào bình thường nguyên phân tiếp 3 lần tạo ra: 7 x 2 3 = 56 tế bào.

Trong quá trình phân bào, một tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 tạo ra bộ nhiễm sắc thể 4n = 48, sau đó tiếp tục trải qua hai lần phân bào tiếp theo (lần 5 và 6) để hình thành 4 tế bào tứ bội Tổng số tế bào con được tạo ra là 60 tế bào, trong đó bao gồm 56 tế bào bình thường và 4 tế bào đột biến Tỉ lệ tế bào đột biến so với tế bào bình thường là 1/14 Bài tập này liên quan đến sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân.

Từ 1 tế bào (2n) qua giảm phân tạo 4 tế bào (n) + Nếu là tế bào sinh dục đực: Từ 1 tế bào → tạo ra 4 giao tử đực (n)

+ Nếu là tế bào sinh dục cái: Từ 1 tế bào → tạo ra 1 giao tử cái (n) và ba thể định hướng (n)

- Số NST đơn mới mà môi trường cung cấp cho GP: 2n.2 k

- Số cách sắp xếp có thể có của các NST kép ở kỳ giữa I = Số cách phân ly có thể có của các NST kép ở kỳ sau I: 2

Bảng tóm tắt diễn biến chính của giảm phân (Áp dụng để làm bài tập)

Chỉ tiêu Kỳ trung gian

I Kỳ đầu Kỳ giữa Kỳ sau Kỳ cuối

Sau khi NST nhân đôi

Bài 1: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực Trong quá trình giảm phân một số tế bào xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau Cá thể trên có thể tạo ra những loại giao tử nào?

C XY, XX, YY và O D X, Y, XX, YY, XY và O.

- Một số tế bào không phân li ở kì sau I tạo ra 2 loại: XY,0.

- Một số tế bào không phân li ở kì sau II tạo ra 3 loại: XX, 0, Y hoặc X, YY, 0.

- Một số tế bào phân li bình thường tạo ra 2 loại: X, Y.

Bài 2: Trong trường hợp tất cả các tế bào bước vào giảm phân 2 đều rối loạn phân li

NST, các loại giao tử có thể được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen X A X a là

- Kết thúc giảm phân I tạo ra 2 tế bào là: X A X A và X a X a

- Giảm phân II cả 2 tế bào không phân li tạo ra giao tử là: X A X A , X a X a và 0.

Bài 3 Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST X A X a trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:

Nhận thấy giao tử X A X a sinh ra do các NST không phân li trong giảm phân I→ Loại đáp án A, B, D → Đáp án đúng là C.

Hướng dẫn giải chi tiết:

- Kết thúc giảm phân I tạo ra 2 tế bào là: X A X A và X a X a

- Một số tế bào không phân li giảm phân II tạo ra các giao tử là: X A X A , 0, X a hoặc X A ,

- Một số tế bào phân li bình thường tạo giao tử: X A , X a

Bài 4 Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 44A + XY

Khi tế bào giảm phân, các cặp nhiễm sắc thể thường phân li bình thường, nhưng cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, trong khi giảm phân II diễn ra bình thường Quá trình giảm phân của tế bào này tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.

A 22A và 22A + XX B 22A + XX và 22A + YY.

- Cặp NST thường phân li bình thường trong giảm phân tạo ra giao tử chứa 22A.

- Cặp NST XY không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường tạo ra

Bài 5 Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là

Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử từ tế bào sinh tinh, cặp gen Aa phân li bình thường trong giảm phân I, trong khi cặp gen Bb không phân li Giảm phân II diễn ra một cách bình thường Do đó, số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh này sẽ phụ thuộc vào sự phân li của các cặp gen.

Chỉ một tế bào sinh tinh (AaBb) có thể giảm phân tối đa với hai cách sắp xếp nhiễm sắc thể trong kỳ giữa của quá trình giảm phân, dẫn đến hai loại giao tử khác nhau trong kỳ sau I.

Bài 6: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình giảm phân hoàn toàn bình thường, không có đột biến xảy ra Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể

- Từ 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân cho tối đa →2 loại giao tử.

Nên 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe :

+ Nếu có cùng 1cách sắp xếp NST ở kì giữa I cho tối đa 2 loại giao tử

+ Nếu có 3 cách sắp xếp NST ở kì giữa I khác nhau cho tối đa 6 loại giao tử.

Trong một tế bào sinh tinh với hai cặp NST Aa và Bb, khi giảm phân, cặp Aa phân li bình thường trong khi cặp Bb không phân li trong giảm phân I, nhưng giảm phân II diễn ra bình thường Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân này sẽ phụ thuộc vào sự phân li của cặp Aa và sự không phân li của cặp Bb.

A Abb và B hoặc ABB và b B ABb và A hoặc aBb và a.

C ABB và abb hoặc AAB và aab D ABb và a hoặc aBb và A.

- Vì cặp NST Bb không phân li trong giảm phân I nên giao tử chứa 2 NST Bb→Loại đáp án A, B.

- Cặp NST Aa giảm phân bình thường nên nếu giao tử này chứa A thì giao tử còn lại chứa a.

Bài 8 Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12 Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra trong giảm phân bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ

2000 tế bào sinh tinh giảm phân cho: 2000 x 4 = 8000 tinh trùng.

20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I tạo ra:

+ 20 x 2 = 40 tế bào có chứa ( n+1) NST (tức là 7NST).

+ 20 x 2 = 40 tế bào có chứa (n-1) NST( tức là 5NST).

→Số giao tử chứa 5 NST là: 40

DẠNG 3 BÀI TẬP KẾT HỢP GIỮA NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH.

Bài 1: Mẹ có kiểu gen X A X a , bố có kiểu gen X A Y, con gái có kiểu gen X A X a X a Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bốvà mẹ là đúng?

A Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li Ở mẹ giảm phân bình thường

B Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li Ở mẹ giảm phân bình thường

C Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li Ở bố giảm phân bình thường

D Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li Ở bố giảm phân bình thường.

- Nếu cặp NST giới tính của bố không phân li:

+ Trong giảm phân I tạo ra giao tử: X A Y,0

+ Trong giảm phân II tạo ra các loại giao tử: X A X A ,0, Y hoặc X A , YY, 0.

- Con gái có kiểu gen X A X a X a chỉ có thể nhận giao tử X a X a từ mẹ do giảm phân II tạo ra → Đáp án đúng là C.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kiến nghị

Mặc dù nghiên cứu này đã đạt được một số kết quả, nhưng phạm vi nghiên cứu còn hạn chế và số lượng tài liệu tham khảo chưa phong phú Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của tôi còn có những hạn chế nhất định, do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ các đồng nghiệp để cải thiện chất lượng nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

EaH’Leo, Ngày 08 tháng 03 năm 2019

Ngày đăng: 26/03/2022, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thành Đạt - " Sinh học 12 Cơ bản'' - NXB Giáo dục, 2010 Khác
2. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập - ''Sinh học 10 cơ bản''- NXB Giáo dục, 2010 Khác
3. Trần Đức Lợi - ''Sinh học di truyền và biến dị'' - NXB trẻ, 2000 Khác
4. Bùi Văn Sâm, Trần Khánh Ngọc - ''Bộ đề luyện thi trắc nghiệm sinh học''- NXB Đại học Sư Phạm, 2008 Khác
5. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu - ''Sinh học 10 nâng cao'' - NXB Giáo dục, 2010 Khác
6.Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền - ''Sinh học 12 nâng cao'' - NXB Giáo dục, 2009 Khác
7. Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng các năm.8. Mạng Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w