Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức cho vay, hệ thống ngân hàng nước ta cần tìm hướng đi mới với các đối tượng khách hàng mục tiêu. Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, mạnh mẽ trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các NHTM cần phải nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay, tăng cường cạnh tranh thông qua việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, hoạt động đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của ngân hàng. Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đã số và chủ yếu trong nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo. Hiện nay đối với mỗi quốc gia, vấn đề tạo điều kiện về chính sách, nguồn lực trong đó đặc biệt là chế độ cho vay đối với các doanh nghiệp là vấn đề chiến lược và có ý nghĩa quyết định, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy: các nước đều rất quan tâm đến việc tạo mọi điều kiện về chính sách, nguồn lực trong đó đặc biệt là chế độ cho vay nhằm tạo điều kiện hỗ trợ đối với DN N&V. Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sự không ổn định của lãi suất, đầu ra sản phẩm dẫn đến chất lượng cho vay của các NHTM có những hạn chế nhất định, làm tăng nguy cơ nợ xấu. Căn cứ vào những vấn đề trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân” để nghiên cứu. 2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan Đến nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNVV, có thể nêu ra một số các công trình nghiên cứu về đề tài này như: - "Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thái Nguyên” - Luận văn Thạc sỹ của tác giả: Nguyễn Thu Mai - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2014. Luận văn đã nêu ra những mặt tích cực trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Luận văn đề xuất giải pháp tăng cường công tác Marketing, các kênh tiếp cận với DNNVV. - “Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt"- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Mai Phương- Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2015. Đề tài này đã đề cập đến những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng trong thời gian tới. Hầu hết các công trình nghiên cứu này đều nêu được tính cấp thiết của đề tài, làm rõ những lý luận quan trọng về chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNNVV, từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết để nâng cao tín dụng đối với DNNVV. Tuy nhiên, mỗi tác giả với đề tài của mình đều có những phong cách riêng về nội dung, hình thức, định hướng tùy thuộc vào thời điểm nghiên cứu, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, đối tượng nghiên cứu ...
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Chính sách về lãi suất và phí cho vay quy định rõ các thông tin quan trọng như phương pháp tính lãi, chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào, lãi suất sàn, lãi suất trần, và lãi suất cơ bản Ngoài ra, mức độ rủi ro của khách hàng và món vay cũng được xem xét, cùng với thời hạn cho vay và các phí thu từ dịch vụ liên quan.
Chính sách đảm bảo gồm:
• Các quy định về trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tài khoản
• Các loại đảm bảo cho loại hình tín dụng
• Danh mục các bảo đảm được NH chấp nhận
• Tỷ lệ phẩn trăm cho vay đảm bảo
• Đánh giá và quản lý tái sản đảm bảo
- Chính sách đối với tài sản có vấn đề
Chính sách liên quan đến tài sản có vấn đề quy định cách xác định nợ xấu và các tài khoản nghi ngờ của khách hàng, bao gồm tỷ lệ nợ xấu và mức độ nghiêm trọng của các khoản nợ Đồng thời, chính sách cũng nêu rõ trách nhiệm giải quyết và phạm vi thanh lý liên quan đến các khoản nợ này.
1.2.TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các tiêu chí của chính phủ
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được định nghĩa là một tổ chức kinh tế có tài sản và tên riêng, với trụ sở giao dịch ổn định Doanh nghiệp phải được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (DNNVV) giữa các quốc gia, do mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế, đặc trưng và tiêu chí phân loại riêng Vì vậy, việc xác định DNNVV tại một quốc gia chỉ mang tính tương đối.
Tại Việt Nam, theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của
Chính phủ đã ban hành quy định chi tiết về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó Điều 6 của Nghị định xác định rõ tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Cụ thể, DNNVV được phân chia thành ba loại theo quy mô, bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNNVV tại Việt Nam theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP
Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn
Tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn
Tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Doanh thu