1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ

54 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Liều Lượng Phân Kali Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Cây Củ Cải Đỏ
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 2,3 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
  • 2. Mục đích của chuyên đề (7)
  • 3. Mục tiêu của chuyên đề (7)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (8)
    • 1.1. Khái quát về cây củ cải đỏ (8)
    • 1.2. Đặc điểm thực vật học (8)
    • 1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh (9)
      • 1.3.1. Nhiệt độ (9)
      • 1.3.2. Ánh sáng (9)
      • 1.3.3. Độ ẩm (9)
      • 1.3.4. Nước (9)
      • 1.3.5. Đất (10)
    • 1.4. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng (10)
      • 1.4.1. Các nguyên tố đa lượng (10)
      • 1.4.2. Các nguyên tố vi lượng (15)
    • 1.5. Quy trình trồng củ cải (16)
      • 1.5.1. Giống (16)
      • 1.5.2. Chuẩn bị đất (16)
      • 1.5.3. Chăm sóc (16)
      • 1.5.4. Phân bón và cách bón phân (17)
      • 1.5.5. Sâu gây hại thường gặp (18)
  • CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứu (20)
      • 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu (20)
      • 2.1.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu (20)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu (20)
      • 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu (20)
      • 2.2.2. Hàm lượng phân bón cho thí nghiệm (23)
      • 2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi và cách thực hiện (24)
      • 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu (25)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ (26)
    • 3.1. Ảnh hưởng của các mức phân Kali khác nhau đến số lá của củ cải đỏ (26)
    • 3.2. Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến chiều cao lá của củ cải đỏ (28)
    • 3.3. Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến năng suất củ cải đỏ (29)
    • 3.4. Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến hàm lượng chất khô của củ cải đỏ (31)
    • 3.5. Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến hàm lượng đường củ cải đỏ (32)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (34)
    • 4.1. Kết luận (34)
    • 4.2. Kiến nghị (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)
  • PHỤ LỤC (37)

Nội dung

Ngày nay nền nông nghiệp Việt Nam đang trên con đường phát triển không chỉ trong nước mà còn phát triển sang các thị trường nước ngoài. Với những nhu cầu chung và mong muốn của con người về sử dụng những sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho sức khỏe. Trong đó các mặt hàng nông sản là nguồn lương thực, thực phẩm được sử dụng hằng ngày, chính vì vậy mà mọi người luôn đề cao về chất lượng. Rau củ quả luôn chứa các hàm lượng chất xơ khá cao so với các mặt hàng khác và được mọi người sử dụng với nhiều cách chế biến khác nhau. Một trong số đó có củ cải đỏ, củ cải đỏ có hình dạng tròn, kích thước nhỏ, có lớp vỏ mỏng màu đỏ bao bọc phần thịt trắng bên trong. Củ cải đỏ là một trong những loại rau củ có chất kháng viêm cao và tác dụng phòng chống ung thư rất tốt. Củ cải đỏ còn là một nguồn giàu vitamin C, thiamine (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), acid pantothenic (B5), vitamin B6, folate (B9), khoáng, canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali, kẽm, chất đạm và chất xơ. Ngày nay với nhu cầu của người sản xuất mong muốn tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, với nhu cầu người sử dụng hướng đến mặt hàng tốt cho sức khỏe. Để củ cải đạt được chất lượng tốt cũng như cho năng suất cao thì phải quan tâm đến lượng phân bón phù hợp cho củ cải đỏ. Các yếu tố mà cây cần để phát triển như các yếu tố đa lượng như là: N, P, K,… các yếu tố vi lượng như là: Ca, Mg, Fe, Zn,.. Đối với cây ăn củ như cây củ cải đỏ thì nguyên tố kali đóng vai trò quan trọng đến năng suất, chất lượng củ

Tính cấp thiết của đề tài

Nền nông nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả trong nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm chất lượng và an toàn cho sức khỏe Rau củ quả, đặc biệt là củ cải đỏ, nổi bật với hàm lượng chất xơ cao và nhiều cách chế biến đa dạng Củ cải đỏ có hình dạng tròn, kích thước nhỏ, với lớp vỏ mỏng màu đỏ bao bọc phần thịt trắng bên trong Loại rau này không chỉ có chất kháng viêm cao mà còn giúp phòng chống ung thư hiệu quả Ngoài ra, củ cải đỏ còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, các vitamin nhóm B, khoáng chất như canxi, sắt, magie, và chất xơ, góp phần nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.

Trong bối cảnh ngày nay, nhu cầu tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của người sản xuất, cùng với xu hướng tiêu dùng hướng tới sản phẩm tốt cho sức khỏe, việc sử dụng phân bón hợp lý cho củ cải đỏ trở nên quan trọng Để đạt được chất lượng tốt và năng suất cao, cần chú trọng đến các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu như đa lượng (N, P, K) và vi lượng (Ca, Mg, Fe, Zn) Đặc biệt, kali đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất và chất lượng củ cải đỏ Do đó, nghiên cứu về “Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây củ cải đỏ” là rất cần thiết.

Mục đích của chuyên đề

Chuyên đề này nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây củ cải đỏ, mang lại lợi ích cho sức khỏe và giá trị kinh tế cao cho người sản xuất.

Mục tiêu của chuyên đề

Mục tiêu của chuyên đề này là xác định liều lượng phân kali cho năng suất và chất lượng củ cải đỏ tốt nhất.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu

- Nhà kính khoa Nông lâm đại học Đà Lạt

- Địa chỉ: 01 Phù Đổng Thiên Vương, P.8, Tp Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

- Thời gian nghiên cứu từ ngày 26/1/2019 đến 7/3/2019

2.1.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

Trồng trong nhà kính có mái che phủ tránh mưa gió, có lưới chắn xung quanh tránh côn trùng xâm nhập và sự lây lan bệnh

Giá thể trồng bao gồm xơ dừa và trấu theo tỉ lệ 1:1, sử dụng line trồng chuyên dụng có kích thước 30 cm x 30 cm x 2400 cm Dụng cụ cần thiết bao gồm bình pha phân, bình tưới, dụng cụ đào xới giá thể và vỉ ươm Nguồn nước sử dụng là nước sinh hoạt để pha phân và tưới cây Giống củ cải đỏ TN 83 (TURNIP – LITTLE ANGEL), xuất xứ từ Ý, được Công ty TNHH – TM Trang nông cung cấp cho thí nghiệm này.

- Phân bón đa lượng NPK16-5-20+MgO+7S+Te: trong đó N (16%); P 2 O 5 (5%); K 2 O (20%); MgO (1%); S (7%); B (0.02%); Fe (0.06%); Zn (0.01 %)

Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu

Nghiêm cứu về hàm lượng phân Kali trên cây củ cải đỏ, lượng phân bón được chia thành 5 nghiệm thức nhau

Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với diện tích mỗi nghiệm thức là 2.88 m² và trồng 144 cây Khoảng cách giữa các cây là 10x20 cm, và phân kali được sử dụng để bón cho cây thí nghiệm với các mức độ khác nhau.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thí nghiệm

2.2.2 Hàm lượng phân bón cho thí nghiệm

Bảng 2.1 Lượng phân bón cho từng nghiệm thức (kg/ha)

Loại phân NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

NovaTec Perfeckt ( 16-5-20) 75 kg 75kg 75kg 75kg 75kg

Phân MAP 18.45 kg 18.45 kg 18.45 kg 18.45 kg 18.45 kg

Phân Ure 34.1 kg 34.1 kg 34.1 kg 34.1 kg 34.1 kg

Phân Kali sunfat 0 kg 40 kg 80 kg 120 kg 160 kg

Bảng 2.2 Lượng phân bón cho từng nghiệm thức (g/2.88 m 2 )

Loại phân NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi và cách thực hiện

Thực hiện đếm số lá sau 5 ngày trồng trên giá thể Cách 5 ngày đếm một lần, chọn cố định cây và theo dõi đếm 20/48 cây trong một ô thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi chiều dài lá được thực hiện trên cùng một cây, đồng thời với việc đếm số lá Chiều dài lá được đo từ cuống lá (gần thân) đến ngọn lá, chỉ tính ở lá đã trưởng thành và là lá dài nhất của mỗi cây Mỗi lần đo, sẽ đếm 20 trong số 48 cây trong một ô thí nghiệm.

Hàm lượng chất khô được xác định bởi sự chênh lệch khối lượng của mẫu thực vật tươi trước khi sấy và sau khi sấy ở 105 o C trong 6 giờ

X (%) : Phần trăm khối lượng chất khô trong mẫu tươi

A : Khối lượng mẫu tươi + khối lượng hộp nhôm (g)

B : Khối lượng mẫu + hộp nhôm sau khi sấy (g)

Sử dụng máy đo Brix Reichert Analytical Instruments của Mỹ

Cách tiến hành phân tích mẫu:

Lấy 5 củ cải đỏ cho một ô thí nghiệm (có kích thước từ nhỏ đến lớn)

Sau khi thu thập mẫu từ nhà kính, chúng được chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích Mỗi củ sẽ được cắt nhỏ, trộn đều với một lượng mẫu nhất định và nghiền nát để lấy dịch mẫu Dịch này sau đó sẽ được phân tích bằng máy đo Brix để xác định các chỉ số cần thiết.

Thu hoạch toàn bộ số củ của mỗi ô thí nghiệm, cắt bỏ phần lá và rễ rồi mang cân khối lượng củ tươi

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

Nhập và xử lí số liệu bằng phần mềm excel Số liệu thí nghiệm sẽ được sử lý thống kê bằng phần mềm MSTATC

Ngày đăng: 16/03/2022, 20:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chọn giống xuất vườn - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chọn giống xuất vườn (Trang 16)
Bảng 1.2 Bảng phân bón cách 1 cho 1 ha/vụ - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
Bảng 1.2 Bảng phân bón cách 1 cho 1 ha/vụ (Trang 17)
Bảng 1.3 Bảng phân bón cách 2 cho 1 ha/vụ - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
Bảng 1.3 Bảng phân bón cách 2 cho 1 ha/vụ (Trang 18)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp: - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
Sơ đồ b ố trí thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp: (Trang 22)
Bảng 2.1 Lượng phân bón cho từng nghiệm thức (kg/ha) - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
Bảng 2.1 Lượng phân bón cho từng nghiệm thức (kg/ha) (Trang 23)
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến số lá sau khi trồng - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến số lá sau khi trồng (Trang 26)
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến chiều cao lá của củ - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến chiều cao lá của củ (Trang 28)
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến năng suất - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến năng suất (Trang 29)
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến hàm lượng - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các mức phân kali khác nhau đến hàm lượng (Trang 31)
Hình ảnh thu hoạch củ cải đỏ sau 25 ngày trồng ở lần lặp 1 - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
nh ảnh thu hoạch củ cải đỏ sau 25 ngày trồng ở lần lặp 1 (Trang 39)
Hình ảnh thu hoạch củ cải đỏ sau 25 ngày trồng ở lần lặp 2 - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
nh ảnh thu hoạch củ cải đỏ sau 25 ngày trồng ở lần lặp 2 (Trang 40)
Hình ảnh thu hoạch củ cải đỏ sau 25 ngày trồng ở lần lặp 3 - ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CỦ CẢI ĐỎ
nh ảnh thu hoạch củ cải đỏ sau 25 ngày trồng ở lần lặp 3 (Trang 41)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w