Giáo trình Sửa chữa màn hình với mục tiêu giúp người học phân biệt được các loại màn hình; Trình bày được các nguyên tắc hoạt động màn hình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Phần cung cấp nguồn
Tổng quát
Khối nguồn của Monitor hoạt động theo nguyên lý nguồn xung hay nguồn Switching, điện áp đầu vào là áp có thể biến đổi khá rộng từ 150V AC đến 250V
AC, điện áp đầu ra thường cung cấp 5 loại điện áp DC cố định để cung cấp cho các khối khác trong máy
Hình 1.1.Sơ đồ khối nguồn của màn hình máy tính
1.1.3 Mạch lọc nhiễu, chỉnh lưu và khử từ :
Mạch đầu vào của nguồn Monitor
Mạch lọc nhiễu bao gồm các linh kiện C1, C2 và cuộn dây L1
Mạch khử từ bao gồm điện trở Themsistor (T.H) và cuộn dây Degauss quấn quanh đèn hình Điện trở hạn dòng R1, với giá trị khoảng 2Ω và công suất 10W, có nhiệm vụ hạn chế dòng điện nạp vào tụ và đóng vai trò như một cầu chì khi nguồn bị chập Các điốt D1 - D4 thực hiện chức năng chỉnh lưu, biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều, trong khi tụ lọc C3 giúp làm phẳng điện áp một chiều cung cấp cho nguồn xung hoạt động.
Mạch lọc nhiễu, chỉnh lưu và khử từ của các máy Monitor là như nhau và có sơ đồ mạch như trên
Hình 1.2 Sơ đồ Mạch lọc nhiễu, chỉnh lưu và khử từ
Hình 1.3 Cuộn dây lọc nhiễu
Phần nguồn ngắt mở thường sử dụng một trong kiểu sau:
- Nguồn có hồi tiếp từ cao áp
Khi bật công tắc nguồn, tụ C1 sẽ có điện áp 300V DC, đi qua R1 để cung cấp nguồn cho chân 7 của IC dao động IC này hoạt động, tạo ra dao động ở chân 6 và điều khiển Mosfet Q1 đóng mở, từ đó tạo ra dòng điện biến thiên qua cuộn 1-2 của biến áp xung Dòng điện này tạo ra từ trường biến thiên, cảm ứng lên cuộn hồi tiếp 3-4 và các cuộn thứ cấp.
+ Cầu phân áp R8, VR1, R9 trích lấy một phần điện áp hồi tiếp làm áp lấy mẫu đưa về chân 2 để điều khiển điện áp ra
+ Giả sử khi U vào tăng => U ra có xu hướng tăng => áp hồi tiếp cũng tăng
=> điện áp đưa về chân 2 tăng => IC sẽ điều chỉnh cho biên độ dao động ra giảm
=> kết quả là điện áp ra giảm về vị trí cũ
+ Nếu ban đầu điện áp U vào giảm thì quá trình ngược lại => kết quả là điện áp ra luôn được giữa cố định
Khi cao áp hoạt động, dòng tiêu thụ gia tăng dẫn đến điện áp ra có xu hướng sụt giảm Mạch hồi tiếp không đủ khả năng bù đắp 100% cho sự sụt áp này, do đó, vòng dây quấn quanh cao áp trở nên cần thiết để duy trì hiệu suất hoạt động.
=> đi qua R10, D6, C2 về chân 4 của IC sẽ làm nhiệm vụ giữ cho điện áp ra không bị sụt áp
Khi một trong các đường phụ tải bị chập, đèn công suất Q1 sẽ hoạt động mạnh, dẫn đến sụt áp tăng lên trên R6 Sụt áp này sau đó truyền qua R5 đến chân 3 của IC, nhằm ngắt dao động.
=> sau đó mạch hồi lại và lại bị bảo vệ => kết quả là điện áp bị tự kích, đèn báo nguồn chớp chớp
Hình 1.4 Nguồn có hồi tiếp từ cao áp
Nguồn có hồi tiếp so quang
Bộ nguồn có hồi tiếp so quang hoạt động tương tự như nguồn hồi tiếp cao áp, với sự khác biệt ở mạch hồi tiếp kết nối với chân số 2 của IC dao động Điện áp hồi tiếp được lấy từ điện áp B1 (bên thứ cấp - nguồn cấp cho cao áp) và được truyền về qua IC tạo áp dò sai KA431 cùng với IC so quang.
Hình 1.5 Nguồn có hồi tiếp so quang
Nguồn AC
Nguồn điện lưới ban đầu cung cấp cho máy tính là điện xoay chiều với điện áp đầu vào có thể biến đổi trong khoảng từ 150V AC đến 250V AC.
Nguồn DC
Là nguồn điện một chiều DC đã qua sử lý để đưa đến các thiết bị sử dụng của màn hình máy tính
Mạch tạo xung
Mạch tạo xung có vai trò quan trọng trong việc thay đổi dòng điện ở cuộn sơ cấp của biến áp, từ đó tạo ra điện áp cảm ứng cần thiết cho tải.
Bộ nguồn Monitor thường sử dụng IC tạo dao động kết hợp với Mosfet để tạo ra dòng điện xoay chiều tần số cao, cung cấp cho biến áp xung IC dao động phổ biến nhất trong ứng dụng này là KA3842, nổi bật với tính năng thông dụng và giá thành rẻ.
Hình 1.6 KA3842 - IC dao động nguồn trong Monitor
Các chân của IC này như sau:
Chân 1: là chân nhận hồi tiếp để điều khiển áp ra, điện áp chân 1 tỷ lệ thuận với áp ra, nghĩa là nếu áp chân 1 tăng thì điện áp ra tăng
Chân 2: ngược với chân 1 tức là điện áp chân 2 tăng thì điện áp ra giảm
Chân 3: là chân bảo vệ, khi điện áp chân 3 > 0,6V thì IC sẽ cắt dao động để bảo vệ đèn công suất nguồn khi bị chập phụ tải
Chân 4: là chân dao động, khi nguồn đang hoạt động bạn tránh đo vào chân
4 vì phép đo sẽ làm sai tần số dao động gây hỏng sò công suất, tần số dao động phụ thuộc R, C bám vào chân 4
Chân 6: là chân dao động ra, điện áp xung dao động đo được tại chân này khoảng 2VDC hoặc 4VAC (VAC là đo bằng thang AC)
Chân 7: là chân cấp nguồn cho IC, chân này phải có 12VDC đến 14VDC thì
IC mới dao động, điện áp chân này được cung cấp từ nguông 300VDC giảm áp qua trở mồi 47K và có mạch hồi tiếp để ổn định nguồn nuôi
Chân 8: là chân đi ra điện áp chuẩn 5V cung cấp cho mạch dao động.
Mạch ổn áp
Nguồn có hồi tiếp so quang
Bộ nguồn có hồi tiếp so quang hoạt động tương tự như nguồn hồi tiếp cao áp, với sự khác biệt ở mạch hồi tiếp được kết nối đến chân số 2 của IC dao động Điện áp hồi tiếp được lấy từ điện áp B1 ở bên thứ cấp, cung cấp cho nguồn cao áp, và được truyền về thông qua IC tạo áp dò sai KA431 cùng với IC so quang.
Nguyên lý hoạt động ổn áp:
Giả sử khi điện áp vào giảm hoặc khi cao áp chạy dòng tiêu thụ tăng
=> Điện áp ra có xu hướng giảm
=> Điện áp chân 1 IC: KA431 giảm
=> Dòng điện đi từ chân 3 qua đèn Q1 qua Dz về chân 2 trong
=> Dòng điện qua Diode D2 trong IC so quang giảm
=> Dòng điện đi qua đèn Q2 trong IC so quang giảm
=> Điện áp về chân số 2 IC: KA3842 giảm
=> Biên độ dao động ra từ IC tăng => đèn công suất hoạt động mạnh hơn
=> Kết quả làm điện áp ra tăng về vị trí cũ
Hình 1.7 Sơ đồ cấu tạo Nguồn có hồi tiếp so quang
Hình 1.8 Sơ đồ mạch hồi tiếp so quang
Mạch hồi tiếp so quang giữ cho điện áp ra không thay đổi trong cả hai trường hợp: Điện áp vào thay đổi và
Dòng tiêu thụ thay đổi
Vì vậy mạch hồi tiếp này không cần tới vòng hồi tiếp từ cao áp nữa
Mạch điều khiển
Khi các phụ tải tiêu thụ điện bị chập, đèn công suất có thể hoạt động quá tải và hỏng Để bảo vệ đèn công suất, người ta đấu từ chân S của đèn xuống mass qua điện trở 0,22Ω Sụt áp trên điện trở này được đưa về chân bảo vệ của IC dao động Khi đèn công suất hoạt động mạnh, sụt áp trên điện trở tăng, dẫn đến điện áp tại chân bảo vệ tăng và gây ngắt dao động.
Hình 1.9 Sơ đồ nguyên lý nguồn Monitor
Khi bật công tắc nguồn, điện áp 300V DC trên tụ C1 đi qua R1 để cấp nguồn cho chân 7 của IC dao động IC bắt đầu hoạt động, tạo ra dao động tại chân 6 và điều khiển Mosfet Q1 đóng mở Quá trình này tạo ra dòng điện biến thiên qua cuộn 1-2 của biến áp xung, từ đó sinh ra từ trường biến thiên cảm ứng lên cuộn hồi tiếp 3-4 và các cuộn thứ cấp.
Cầu phân áp R8, VR1, R9 trích lấy một phần điện áp hồi tiếp làm áp lấy mẫu đưa về chân 2 để điều khiển điện áp ra
Giả sử khi U vào tăng => U ra có xu hướng tăng => áp hồib tiếp cũng tăng
=> điện áp đưa về chân 2 tăng => IC sẽ điều chỉnh cho biên độ dao động ra giảm
=> kết quả là điện áp ra giảm về vị trí cũ
Nếu ban đầu điện áp U vào giảm thì quá trình ngược lại => kết quả là điện áp ra luôn được giữa cố định
Khi cao áp hoạt động, dòng tiêu thụ tăng cao dẫn đến điện áp ra có xu hướng sụt giảm Mạch hồi tiếp không bù đủ 100%, vì vậy vòng dây quấn quanh cao áp sẽ đi qua R10, D6, C2 đến chân 4 của IC, giúp duy trì ổn định điện áp ra và ngăn ngừa hiện tượng sụt áp.
Khi một đường phụ tải bị chập, đèn công suất Q1 hoạt động mạnh, dẫn đến sụt áp trên R6 tăng lên Sụt áp này đi qua R5 đến chân 3 của IC để ngắt dao động Sau đó, mạch hồi lại nhưng lại bị bảo vệ, gây ra hiện tượng điện áp tự kích và đèn báo nguồn chớp chớp.
Mạch công suất
Công suất nguồn đi với IC là đèn Mosfet, thông thường sử dụng đèn K , 2SK
Mosfet là linh kiện có trở kháng chân G rất cao, khiến chúng nhạy cảm với các tín hiệu yếu Nếu chân Mosfet bị hở, linh kiện sẽ hỏng ngay lập tức Điện áp dao động từ chân 6 của IC được đưa vào chân G của Mosfet để điều khiển quá trình đóng mở Tuy nhiên, nếu IC dao động bị hư và phát ra điện áp một chiều, điều này cũng có thể dẫn đến hỏng Mosfet.
Chú ý: Một số hiện tượng hư hỏng chủ yếu của khối nguồn màn hình máy tính
TT Hiện tượng Nguyên Nhân Hình minh hoạ
1 Không có đèn báo nguồn, không có điện áp ra
IC công suất, nổ cầu chì, mất nguồn 300V
- Còn 300V trên tụ lọc nguồn chính, mất dao động, đèn công suất không hoạt động
2 Bật công tắc không có đèn báo nguồn
- Do lỏng chân đèn công suất
- Khi nguồn chập công suất thường kéo theo >
Nổ cầu chì, chập các Diode chỉnh lưu, hỏng
IC dao động, đứt các điện trở xung quanh Mosfet vì vậy cần thực hiện theo các bước sửa chữa sau:
3 Điện áp ra thấp và tự kích, đèn báo nguồn chớp chớp
- Nguồn bị chập phụ tải thông thường hay bị chập đường B1 cấp cho cao áp (do chập sò công suất dòng)
- Hỏng mạch hồi tiếp so quang
Phương pháp kiểm tra, khắc phục bệnh 1
Quan sát cầu chì là bước đầu quan trọng; nếu cầu chì bị cháy đen, điều này có thể chỉ ra hiện tượng chập ở đèn công suất hoặc IC công suất Ngược lại, nếu cầu chì vẫn nguyên vẹn, điều này cho thấy công suất không bị chập, nhưng nguồn có thể đã mất dao động Để xác định rõ hơn, cần tiến hành đo kiểm tra trở kháng.
Trước khi tiến hành đo, hãy đảm bảo rằng tụ điện đã được xả điện để tránh điện áp dư gây hỏng đồng hồ Sử dụng mỏ hàn để thực hiện việc xả điện, tuyệt đối không được chập trực tiếp.
Chuyển đồng hồ về thang x1Ω đo vào hai đầu tụ lọc nguồn, đảo chiều que đo hai lần và xem kết quả
Hình 1.11 Phép đo cho thấy trở kháng bình thường
Nếu đo thấy trở kháng bình thường
Đo điện áp tại hai đầu tụ lọc nguồn, sau đó đảo chiều que đo Nếu một chiều kim không lên và chiều còn lại kim lên, thì trở kháng của tụ là bình thường.
=> Trở kháng bình thường (nghĩa là đèn công suất sẽ không hỏng)
=> Nếu đèn công suất không hỏng thì do một trong các nguyên nhân sau:
- Đi ốt zener gim ở chân Vcc (nếu có) bị chập
- Lỏng chân IC dao động
Nếu đo thấy trở kháng bị chập
+ Đó là trường hợp đo vào hai đầu tụ lọc nguồn thấy cả hai chiều đo kim lên
+ Trở kháng chập là do chập Mosfet hoặc IC công suất
=> Với trường hợp này thường kéo theo nổ cầu chì và hỏng cầu
Diode chỉnh lưu đầu vào, hỏng các điện trở xung quanh đèn Mosfet
Phương pháp kiểm tra, khắc phục bệnh 2
- Tháo Mosfet ra khỏi nguồn
- Thay cầu chì, thay các Diode, R sứ nếu thấy hỏng
- Cấp nguồn và kiểm tra xem có 300VDC trên tụ lọc nguồn chính chưa sau đó nhớ thoát điện tích trên tụ
Hình 1.12 Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra
Kiểm tra và thay các điện trở xung quanh Mosfet như R4, R5, R6 nếu hỏng Thay IC dao động mới KA3842 Đo tại chân G xem có dao động ra chưa?
Hình 1.13 Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra chân G
Nếu đo chân G thấy có khoảng 2VDC hoặc 4VAC và kim dao động như trên là IC đã dao động
Nếu không có dao động ra thì cần kiểm tra lại chân Vcc (7) xem có 12V không?
Chỉ khi nào có dao động ra như trên mới lắp Mosfet vào
Chú ý: Khi hàn Mosfet phải thoát hết điện trên tụ, nếu còn tích điện trên tụ thì có thể làm hỏng Mosfet trong lúc đang hàn chân
Nếu bạn đã gặp hiện tượng dao động nhưng lắp Mosfet nguồn vẫn không hoạt động, hãy kiểm tra các phụ tải để xác định có bị chập hay không Sử dụng thang đo x1Ω để kiểm tra các tụ lọc ở đầu ra.
Phương pháp kiểm tra, khắc phục bệnh 3
Khi nguồn đã có điện áp ra là chứng tỏ: Đã có nguồn 300V DC vào
IC dao động hoạt động bình thường, trong khi đèn công suất vẫn hoạt động tốt Tuy nhiên, điện áp ra thấp có thể là dấu hiệu của chập phụ tải hoặc tín hiệu hồi tiếp quang quá mạnh hoặc quá yếu, dẫn đến hiện tượng tự kích điện áp ra (có - mất - có - mất).
Với phân tích trên nên kiểm tra kỹ các phụ tải:
Kiểm tra đường B1 xem có chập không?
Kiểm tra sò công suất dòng xem có chập không?
Kiểm tra các đường tải ra khác của nguồn
Kiểm tra phụ tải bằng cách sử dụng thang đo 1Ω, kết nối que đỏ vào mass máy và que đen vào cực dương của tụ lọc đầu ra Nếu chỉ số trở kháng cao, điều này cho thấy tình trạng bình thường, trong khi trở kháng thấp (vài chục ohm) có thể chỉ ra vấn đề cần được kiểm tra thêm.
Ω trở xuống là bị chập)
Lưu ý: có một đường điện áp cấp cho sợi đốt có trở kháng rất thấp, có thể tạm tháo vỉ đuôi đèn ra khi kiểm tra
Nếu không phát hiện thấy chập phụ tải => thì nguyên nhân là do mạch hồi tiếp so quang có vấn đề
Cần thay thử IC so quang và IC tạo áp dò sai KA431 nếu như sau khi kiểm tra các phụ tải không thấy bị chập
Nếu kiểm tra thấy chập sò dòng thì cần kiểm tra cuộn cao áp:
Hình 1.14 IC so quang 4 chân-IC so quang 6 chân
Kiểm tra cao áp: Để thang 1KΩ hoặc 10KΩ đo giữa dây HV (đo từ núm cao áp) với Mass máy thì trở kháng phải bằng vô cùng (kim không lên)
Nếu kim đồng hồ lên một chút là cao áp bị dò tụ ABL bên trong cáo áp
Nếu kim đồng hồ lên = 0Ω là chập tụ ABL trong cao áp
Cả hai trường hợp hư hỏng của cuộn cao áp đều có thể được sửa chữa Cần tháo cuộn cao áp và mang đến cơ sở chuyên sửa chữa để thay tụ ABL.
Lưu ý : Biến áp xung của bộ nguồn không bao giờ hỏng ( trừ các trường hợp đặc biệt như nước vào )
Hình 1.15 Biến áp xung trong bộ nguồn
Vì vậy trong các trường hợp tìm chưa ra bệnh đừng nghi ngờ hỏng biến áp xung, vì điều đó chỉ làm cho mất thời gian
Phần quét dòng (Khối quét dòng)
Mạch tạo dao động H.OSC
Tạo tần số quét dòng từ khoảng 20 kHz đến 80 kHz
Mạch tạo dao động có nhiệm vụ tạo ra xung dòng để điều khiển đèn công suất dòng đóng mở => Điều khiển cao áp hoạt động
Hình 2.1.Mạch tạo dao động dòng
Mạch khuếch đại dòng
Tín hiệu đồng bộ dòng từ card màn hình và khối xử lý tín hiệu giúp nhận diện độ phân giải màn hình Tần số dao động dòng được ổn định bởi vòng khóa van, sau đó được cấp cho mạch khuếch đại dòng (H.Drive) và khối công suất dòng (H.output) Những thành phần này tạo ra các mức xung cung cấp cho cuộn lái dòng, từ đó khối công suất dòng cung cấp cho biến áp dòng, tạo ra điện áp cao cho cực dương của đèn hình.
Tầng kích dòng khuếch đại xung dòng cho đủ mạnh trước khi đưa đến chân
B đèn công suất dòng Tầng công suất H.OUT ( Q2 )
Tầng công suất hoạt động như một công tắc, được điều khiển bởi dao động, tạo ra dòng điện biến thiên với tần số cao chạy qua cuộn sơ cấp cao áp.
Hình 2.2 Mạch khuếch đại dòng
Mạch khuếch đại công suất dòng (H.OUT)
Nhiệm vụ: Khuếch đại tín hiệuR,G, B cấp cho các katốt R, G, B của đèn hình rồi đưa ra hiển thị màn hình
Cuộn lái dòng
Cuộn lái dòng được cuốn phía trong ôm sát cổ đèn hình và được quấn chung lõi với cuồn lái mành
Cuộn lái dòng có nhiệm vụ nhận tín hiệu lái dòng từ tranzito công suất dòng để lái tia điện tử theo chiều ngang
Hình 2.4 Vị trí cuộn lái dòng nằm bên trong cuộn lái mành Chú ý:
- Là biến áp hoạt động ở tần số cao tạo ra các mức điện áp cao cung cấp cho đèn hình
* Mạch Regu ( ổn áp đường B+ )
- Có nhiệm vụ điều chỉnh điện áp cung cấp cho cao áp
- Mạch có nhiệm vụ điều khiển điện áp cung cấp cho mạch dao động dòng thông qua lệnh Stanby
* Đặc điểm của và khối quét dòng màn hình máy tính
- Tần số dao động dòng của Monitor thay đổi từ 31,5KHz đến 70KHz tuỳ theo độ phân giải mà chương trình phần mềm đưa ra
Trong Windows XP, người dùng có khả năng thay đổi đến 10 độ phân giải khác nhau Khi thay đổi độ phân giải, tín hiệu xung H.syn sẽ điều khiển tần số dòng, giúp điều chỉnh hiển thị một cách hiệu quả.
Dưới đây là bảng thể hiện mối quan hệ giữa độ phân giải với tần số quét dòng Độ phân giải Tần số H.syn Tần số quét dòng
* Điện áp cấp cho cao áp :
Khi tần số quét dòng tăng, trở kháng của cuộn sơ cấp cũng tăng theo, dẫn đến dòng điện qua cuộn sơ cấp cao áp giảm Hệ quả là điện áp cao áp giảm xuống, gây ra hiện tượng màn ảnh tối và co lại.
* Nguyên tắc hoạt động của đèn công suất dòng
Để khắc phục tình trạng biến đổi điện áp, người ta lắp thêm mạch Regu nhằm điều chỉnh áp B+ Khi tần số dòng tăng, mạch Regu sẽ tăng áp B+, và ngược lại, khi tần số dòng giảm, áp B+ cũng sẽ giảm Mục tiêu chính của việc này là duy trì điện áp HV ổn định.
- Có hai loại mạch Regu đó là mạch Regu tăng áp và Regu hạ áp
- Với mạch Regu tăng áp thì áp B1 đi vào khoảng 50V, áp B+ ra thay đổi từ 70V đến 120V
- Với mạch Regu hạ áp thì áp B1 đi vào khoảng 180V, điện áp B+ ra khoảng 90V đến 140V
* Giải thích sơ đồ hình 4.2
Khi bật công tắc nguồn, nguồn điện sẽ cung cấp các điện áp cần thiết: B1 (50V) cho cao áp, B3 (24V) cho tầng kích dòng, và B4 (12V) cho mạch dao động.
- Điện áp B1 qua mạch Regu thay đổi thành B+ sau đó đưa vào cuộn sơ cấp cao áp chờ tại chân sò dòng (Q2)
- Điện áp 24V đi tới cấp nguồn cho tầng kích dòng ( chờ tại chân C đèn Q1)
Khi bật Case máy tính, điện áp 12V được cung cấp cho mạch công tắc Q4 và Q5 thông qua tín hiệu H.syn Tín hiệu này được truyền vào IC vi xử lý (CPU), khiến CPU phát lệnh Stanby (5V) để điều khiển đóng mạch công tắc Q4 và Q5, cấp nguồn 12V cho mạch dao động H.OSC Khi H.OSC hoạt động, nó tạo ra dao động được khuếch đại qua tầng kích dòng Q1 và chuyển qua biến áp T1 để điều khiển đèn công suất Q2 Đèn công suất Q2 hoạt động như một công tắc, tạo dòng điện biến thiên qua sơ cấp cao áp, cảm ứng lên các cuộn thứ cấp và cung cấp điện áp cao cho đèn hình Khi thay đổi chương trình ứng dụng với độ phân giải khác nhau, Card Video sẽ đưa ra tần số H.syn khác nhau, qua đó CPU điều khiển tần số dòng thay đổi; khi tần số dòng tăng, áp HV sẽ giảm.
Hình 2.5 Sơ đồ khối quét dòng
Khi tần số dòng giảm, áp cao thế (HV) sẽ tăng lên Để duy trì điện áp HV ổn định, mạch điều chỉnh (Regu) được thiết kế nhằm điều chỉnh điện áp B+ cung cấp cho cao áp, từ đó đảm bảo điện áp HV cấp cho đèn hình luôn ổn định.
- Khi tần số dòng tăng => Mạch Regu điều khiển cho áp B+ tăng
- Khi tần số dòng giảm => Mạch Regu điều khiển cho áp B+ giảm
=> Kết quả là áp HV không đổi
*Mạch Regu ( Mạch ổn áp đường B+ )
Mạch Regu có nhiệm vụ chính là điều chỉnh điện áp B+ cung cấp cho cao áp khi tần số dòng thay đổi Trong thực tế, có hai loại mạch Regu thường được sử dụng, và dưới đây chúng ta sẽ xem xét từng loại mạch cụ thể.
Mạch Regu nâng áp ( Boost )
Hình 2.6 Sơ đồ mạch Regu nâng áp ( Boost )
Giải thích sơ đồ mạch Regu nâng áp
Nguồn 50V sau khi chỉnh lưu và lọc thành điện áp một chiều (B1) được đưa qua cuộn dây L1 và điều khiển bởi đèn công suất Q1, tạo ra điện áp dạng xung với biên độ lớn hơn B1 Điện áp này sau đó được chỉnh lưu và lọc qua D2 và C2, tạo ra điện áp một chiều B+ đưa vào cao áp Giá trị B+ cao hơn B1 và phụ thuộc vào mức độ hoạt động của đèn Q1; nếu Q1 không hoạt động, B+ = B1, nhưng khi Q1 hoạt động mạnh hơn, B+ có thể tăng gấp 5-6 lần B1 Mức độ hoạt động của Q1 được điều khiển thông qua biên độ xung dao động từ IC: OSC theo lệnh của CPU; khi tần số H.syn tăng, biên độ xung dao động cũng tăng, dẫn đến Q1 hoạt động mạnh hơn và B+ tăng Điện áp B+ được khống chế trong khoảng từ 70V đến 120V và tỷ lệ thuận với tần số quét dòng.
Mạch OSC có chức năng tạo dao động để điều khiển đèn công suất Q1 đóng mở, với dao động được khuếch đại qua hai đèn Q2 và Q3 trước khi đưa vào chân G của Mosfet Q1 Mạch OSC có thể là một IC độc lập, nhưng thường được tích hợp với IC dao động dòng mành Mạch hồi tiếp từ cao áp qua R2, D3 và triết áp HV.ADJ giữ cho điện áp B+ ổn định khi dòng tiêu thụ cao áp thay đổi, với điện áp hồi tiếp tỷ lệ nghịch với áp B+.
Khi dòng tiêu thụ của cao áp tăng, điện áp B+ sẽ sụt giảm, dẫn đến điện áp HV và áp hồi tiếp giảm theo Mạch hồi tiếp sẽ truyền tín hiệu về IC điều chỉnh, làm tăng biên độ dao động và đưa điện áp B+ trở về mức ban đầu Nếu mất hồi tiếp từ cao áp về mạch Regu, điện áp B+ có thể tăng cao, gây hỏng đèn công suất và nguy hiểm cho đèn hình Triết áp HV.ADJ được thiết kế để điều chỉnh điện áp B+ khoảng 10% cho thợ chỉnh, nhưng nếu triết áp này tiếp xúc kém, nó cũng có thể là nguyên nhân gây hỏng sò dòng.
Hình 2.7 Sơ đồ mạch Regu hạ áp
Mạch Regu hạ áp có mạch dao động, mạch hồi tiếp, mạch điều khiển tương tự như Regu nâng áp
Mạch công suất của Regu hạ áp sử dụng đèn Mosfet thuận, cho phép điện áp B1 khoảng 180V được giảm xuống mức B+ từ 90 đến 140V tùy thuộc vào độ phân giải Điện áp đi qua đèn Mosfet trước khi đến cuộn dây, với đèn Mosfet và cuộn dây được mắc nối tiếp, cung cấp điện áp cao cho hệ thống.
Chú ý: Một số hiện tượng hư hỏng chủ yếu của khối khối quét dòng Monitor màn hình máy tính
TT Hiện tượng Nguyên Nhân Hình minh hoạ
1 - Máy có đèn báo chờ mầu vàng , không lên màn sáng
-Mất điện áp B+ cấp vào cao áp
- Hỏng vi xử lý làm mất lệnh Stanby điều khiển mạch công tắc cấp nguồn vào IC dao động dòng
- Đứt cáp tín hiệu (dây H.syn hoặc V.syn) => cũng dẫn đến mất lệnh điều khiển Stanby
- Hỏng IC tạo dao động dòng mành
2 Đèn báo nguồn chớp chớp tự kích, nguồn có tiếng rít nhẹ
- Do chập phụ tải thông thường do chập sò dòng hoặc Mosfet của mạch Regu nâng áp
- Một số ít trường hợp là do hỏng mạch hồi tiếp so quang của bộ nguồn cũng làm cho nguồn tự kích
Lưu ý rằng bệnh này thường không phải do hỏng bên sơ cấp nguồn Nhiều trường hợp, khi đo áp bên sơ cấp thấy áp dao động, việc thay thế IC hay đèn công suất có thể dẫn đến chẩn đoán sai bệnh.
3 -Màn ảnh co hai bên, co thẳng mép
- Do thiếu điện áp B+ cấp vào cao áp, thông thường do mạch Regu nâng áp không hoạt động
Cao áp chạy được 1 -2 giây lại ngắt
Do điện áp B+ tăng => cao áp hoạt động mạnh => mạch bảo vệ ( XRAY ) ngắt dao động dòng để bảo vệ đèn hình
- Do bản thân mạch bảo vệ đèn hình có sự cố
Do cao áp chập nhẹ => dòng tiêu thụ cao áp tăng cao => mạch bảo vệ cũng ngắt dao động dòng
Để kiểm tra và khắc phục bệnh, cần đo điện áp B+ tại chân cao áp Nếu điện áp B+ đạt từ 50V trở lên, có thể xác định rằng cao áp đang hoạt động.
Hình 2.8 Vị trí đo áp B+
Nếu không có điện áp B+ cần kiểm tra mạch cấp nguồn từ nguồn B1 => đi qua mạch Regu
Tiếp theo đo dao động ở chân B sò dòng xem có 0,6V AC không ?
Nếu chân B sò dòng đo được 0,6V, có khả năng cao áp đang hoạt động Tiếp theo, hãy tăng triết áp G2 (trên thân cao áp) và đo áp sợi đốt chân (HT) của đèn hình để kiểm tra xem có đạt 6,3V DC hay không Đồng thời, cần kiểm tra áp G1; thông thường, áp G1 là -30V, nếu áp G1 lên tới -120V, đèn sẽ mất ánh sáng.
Hình 2.9 Vị trí đo kiểm tra dao động
Nếu mất dao đông ở chân B sò dòng, hãy đo chân C đèn kích dòng để kiểm tra điện áp, thông thường sẽ có khoảng 15V Tiếp theo, đo Vcc cho IC dao động để xác định xem có 12V DC không; chân Vcc là chân có tụ lọc lớn nhất cạnh IC Cuối cùng, đo chân dao động ra (chân x - dò từ đèn kích về), cần có từ 2 đến 3 VDC; nếu chân này không có điện áp, IC đã bị hỏng.
Hình 2.10 Các điểm đo của khối quét dòng
=> Nếu không có Vcc đi vào IC dao động thì bạn cần kiểm tra :
Kiểm tra mạch công tắc cấp nguồn cho IC
Kiểm tra IC vi xử lý
+ Kiểm tra cáp tín hiệu như sau
Dùng thang x1Ω đo sự thông mạch của hai dây tín hiệu H.syn và V.syn
Hình 2.11 Vị trí của dây tín hiệu H,SYN và V.SYN
+ Kiểm tra mạch công tắc như sau :
Khối quét mành
Mạch dao động mành
Khối quét mành có vai trò quan trọng trong việc tạo ra điện áp xung, giúp điều khiển cuộn lái tia quét mành Điều này cho phép dòng tia điện tử quét theo chiều dọc của màn hình, đảm bảo hình ảnh được hiển thị một cách chính xác.
Hình 3.1:Ứng với mỗi xung mành màn hình quét được1 lượt từ trên xuống dưới
Mạch dao động của khối quét mành được tích hợp với mạch dao động của khối quét dòng trong một IC, đảm bảo rằng dao động dòng và dao động mành diễn ra đồng bộ tại cùng một vị trí.
- Mạch công suất mành là một IC có toả nhiệt , IC công suất mành thường có từ 7 đến 12 chân
Hình 3.3:IC tạo dao động mành ( đồng thời là IC dao động dòng )
Hình 3.4:IC khuếch đại công suất 7 chân, gắn trên toả nhiệt
Sơ đồ nguyên lý tổng quát của khối quét mành
Khối quét mành Monitor máy tính có ba dạng mạch cơ bản, sau đây là sơ đồ nguyên lý tổng quát của ba mạch cơ bản đó :
* Khối quét mành có IC công suất sử dụng nguồn đơn 24V
Tín hiệu V.SYN từ máy tính được gửi vào IC vi xử lý CPU để tạo ra điện áp điều khiển tần số quét màn hình, giúp điều chỉnh tần số quét từ 50Hz đến 120Hz tùy thuộc vào độ phân giải màn hình mà phần mềm quyết định Nếu tín hiệu V.SYN bị mất, màn hình sẽ gặp hiện tượng trôi.
Hình 3.5:Màn hình bị trôi do mất tín hiệu đồng bộ V.SYN
- V.OSC là mạch tạo dao động mành, mạch này nằm trong IC tạo dao động chung cho cả khối quét dòng và mạch tăng áp Regu
- V.OUT là IC khuếch đại công suất, IC sử dụng nguồn đơn 24V
- IC có một đường dao động vào và một đường ra lái tia
- Nguồn Vcc 24V lấy từ khối nguồn
Hình 3.6: Nếu mất 24V màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang
- Sau lái tia có tụ thoát lái xuống Mass
- Điện áp ra lái tia IC này đo được 12V DC so với mass,khi hỏng IC điện áp này thường bị lệch khỏi giá trị trên
Hình 3.8:Hình dáng IC sử dụng nguồn đơn 24V
* Khối quét mành có IC công suất nguồn Kép +12V và -12V
- Xung V.SYN và điện áp điều khiển từ CPU tương tự mạch trên
- Mạch tạo dao động tạo ra hai đường xung cung cấp đến IC công suất, điện áp dao động đo được khoảng 2V DC
IC công suất được cung cấp hai nguồn điện áp đối xứng là +12V và -12V, cả hai điện áp này đều được cung cấp từ khối nguồn
Có hai đường ra lái tia từ IC công suất, với điện áp ở chân lái tia của IC này là 0V DC, nghĩa là cả hai chân đều có điện áp 0V một chiều so với mass.
Hình 3.9:Nếu mất nguồn +12V màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang
Hình 3.10:Nếu mất nguồn -12V màn hình bị co một nửa hình phía dưới
Hình 3.11:Khối quét mành sử dụng IC công suất nguồn kép 12V và 46V
Hình 3.12 Hình dáng IC sử dụng nguồn kép +12V và +46V
Phân tích sơ đồ khối quét mành Monitor Samsung Synmaster 793DFX
Tín hiệu xung đồng bộ mành V.SYN từ máy tính được truyền đến chân (30) của CPU để xử lý, sau đó xuất ra chân (29) và đi qua trở R331 đến chân (2) của IC dao động Tín hiệu này điều khiển tần số dao động mành, thay đổi theo độ phân giải màn hình do thiết lập trong Windows Nếu tín hiệu V.SYN không được truyền đến chân (2) của IC dao động, thường do đứt cáp tín hiệu, tần số dao động sẽ sai lệch, dẫn đến hiện tượng màn hình bị trôi hình theo chiều dọc.
Hình 3.14 Hiện tượng trôi hình
Hình 3.15: Đầu cáp nối với máy tính
IC OSC dao động Dòng - Mành - và Regu, phần dao động mành gồm các chân 2, 19, 20, 22, 23 trong đó
- Chân 2 nhận xung đồng bộ để điều khiển tần số
- Chân 19 nối với tụ lọc nguồn cho mạch dao động
- Chân 20 nối với tụ của mạch AGC tự động điều chỉnh ổn định tần số dao động
Chân 22 của mạch dao động kết nối với tụ điện, và tụ điện ở chân 22 (C331) ảnh hưởng trực tiếp đến tần số dao động Khi giá trị của tụ này thay đổi, hình ảnh cũng sẽ bị trôi giống như hiện tượng đã nêu trước đó.
Chân 23 là chân dao động ra, cung cấp tín hiệu dao động cho tầng công suất với tần số từ 60 đến 85Hz và điện áp DC khoảng 2 đến 3V Để đo được dao động ra từ chân này, ta sử dụng đồng hồ có thang đo tần số.
V.OUT là IC khuếch đại công suất bao gồm các chân :
- Chân 1 nhận tín hiệu dao động tới
- Chân 3 nối với tụ bù điện áp
- Chân 5 là chân xung mành đi ra lái tia, khi IC bình thường chân này có 0V một chiều
- Chân 7 nhận áp chuẩn V-REF
Hình 3.16 Màn hình còn một vạch sáng ngang
=> Nếu mất Vcc -14V cấp vào chân số 4 => màn hình bị co mất 1/2 hình phía dưới
Các lệnh điều khiển khối quét mành như V.CENT và V.SIZE được thực hiện thông qua hai đường SDA (Signal Data) và SCL (Signal Clock) từ CPU đến IC dao động Mạch DAC chuyển đổi hai đường SDA và SCL thành các lệnh điều khiển cần thiết.
Mạch khuếch đại mành
Tầng V.OSC tạo xung dao động có tần số từ 50Hz đến 120Hz cung cấp cho tầng công suất
Mạch khuếch đại công suất mành
Tầng công suất V.OUT khuếch đại xung lên biên độ đủ lớn rồi đưa ra lái tia điều khiển dòng tia điện tử quét theo chiều dọc.
Cuộn dây lái mành
Có nhiệm vụ nhận tín hiệu lái mành từ vi mạch công suất mành để kéo tia điện tử dịch chuyển theo chiều từ trên xuồng
Cuộn lái tia quét mành được quấn chung lõi với cuộn lái dòng và nằm bên ngoài, quấn trên lõi ferit Cuộn lái mành ít khi bị hỏng do điện áp làm việc thấp, trong khi cuộn lái dòng phía trong thường xuyên gặp sự cố chập do điện áp làm việc cao.
Hình 3.18:Đầu rắc lái tia cắm trên máy, dây vàng và dây xanh lá cây cho cuộn lái mành, dây đỏ và dây xanh lơ cho cuộn lái dòng
Chú ý: Một số hiện tượng hư hỏng chủ yếu của khối khối quét mành
Monitor màn hình máy tính
Hiện tượng : Máy có đèn báo chờ mầu vàng , không lên màn sáng
Hiện tượng trên là do cao áp chưa hoạt động thông thường do một trong các nguyên nhân sau
- Mất điện áp B+ cấp vào cao áp
- Hỏng vi xử lý làm mất lệnh Stanby điều khiển mạch công tắc cấp nguồn vào IC dao động dòng
- Đứt cáp tín hiệu (dây H.syn hoặc V.syn) => cũng dẫn đến mất lệnh điều khiển Stanby
- Hỏng IC tạo dao động dòng mành
* Đo kiểm tra xem có điện áp B+ đi vào chân cao áp không (điện áp B+ từ 50V trở lên là cao áp có thể hoạt động)
Nếu không có điện áp B+ bạn cần kiểm tra mạch cấp nguồn từnguồn B1 => đi qua mạch Regu
* Tiếp theo bạn đo dao động ở chân B sò dòng xem có 0,6V AC không ?
Vị trí đo kiểm tra dao động
Nếu chân B sò dòng vẫn đo được 0,6V, có khả năng cao áp đang hoạt động Bạn nên tăng triết áp G2 (trên thân cao áp) và kiểm tra áp sợi đốt chân (HT) của đèn hình xem có đạt 6,3VDC hay không.
=> Kiểm tra áp G1 xem áp âm có bao nhiêu ? ( G1 bình thường có -30V, nếu áp G1 lên tới âm -120V sẽ mất ánh sáng )
Nếu mất dao đông ở chân B sò dòng > bạn hãy >
- Đo chân C đèn kích dòng xem có điện áp không ? ( bình thường điểm này có khoảng 15V )
- Đo Vcc cho IC dao động xem có 12V DC không ? (chân Vcc ở chân có tụ lọc to nhất cạnh IC )
- Đo chân dao động ra (chân x - dò từ đèn kích về ) phải có từ 2 đến 3 VDC
=> nếu chân này không có áp ra là hỏng IC
Các điểm đo của khối quét dòng
=> Nếu không có Vcc đi vào IC dao động thì bạn cần kiểm tra :
>> Kiểm tra mạch công tắc cấp nguồn cho IC
>> Kiểm tra IC vi xử lý
Kiểm tra cáp tín hiệu như sau :
Dùng thang x1Ω đo sự thông mạch của hai dây tín hiệu H.syn và V.syn
Kiểm tra mạch công tắc như sau :
Hai đèn công tắc Q4 và Q5 cung cấp nguồn cho IC dao động, và nếu chúng hỏng hoặc lỏng chân, nguồn cung cấp cho IC sẽ bị mất Hai đèn này được điều khiển bởi lệnh Standby từ vi xử lý.
Mạch công tắc Q4, Q5 cấp nguồn cho IC dao động
Nếu mạch vi xử lý không hoạt động thì sẽ mất lệnh Stanby và không điều khiển được hai đèn công tắc Q4, Q5
Kiểm tra vi xử lý như sau :
- Đo điện áp Vcc cho vi xử lý phải có 5V DC
- Các phím bấm ( trước máy ) không được dò hoặc chập
- Xung quanh IC vi xử lý phải khô ráo, không có dấu hiệu của ẩm ướt hay côn trùng xâm nhập
- Phải có đủ tín hiệu H.syn và V.syn đi tới
Hiện tượng: Đèn báo nguồn chớp chớp tự kích, nguồn có tiếng rít nhẹ Đèn báo nguồn tự kích - chớp chớp
Trong một số trường hợp, dù không thấy đèn báo, khi đo điện áp ra sau biến áp nguồn vẫn có điện, nhưng lại tự kích và kim dao động Khi đo điện áp AC ra sau biến áp xung, nếu thấy điện áp ra thấp và tự kích, điều này cho thấy nguồn đang bị chập phụ tải.
Biến áp xung của bộ nguồn
Khi nguồn bình thường bạn thấy điện áp ra đúng và kim đứng yên ( đo thang
AC vào chân biến áp )
- Hiện tượng chập phụ tải thông thường do chập sò dòng hoặc Mosfet của mạch Regu nâng áp
- Một số ít trường hợp là do hỏng mạch hồi tiếp so quang của bộ nguồn cũng làm cho nguồn tự kích
Lưu ý rằng bệnh này thường không phải do hỏng bên sơ cấp nguồn Một số người khi đo áp bên sơ cấp thấy áp dao động đã vội vàng thay thế IC, đèn công suất, v.v., nhưng kết quả lại không đúng với bệnh thực sự.
+ Trước hết bạn hãy kiểm tra sò dòng xem có chập không ?
Vị trí sò công suất dòng gắn trên tấm toả nhiệt quanh cao áp Để đồng hồ thang x1Ω đo giữa C và E đèn công suất dòng
Thấy một chiều đo kim không lên Đảo lại thấy kim lên quá nửa thang đo
=> Kết quả như trên là trở kháng bình thường, sò dòng không hỏng
Nếu đo thấy cả hai chiều đo kim lên bằng = 0Ω => là bị chập sò dòng
Nguyên nhân chính gây ra chập sò dòng là do chập cao áp, chiếm khoảng 90% Điều này xảy ra khi mất hồi tiếp từ cao áp về dao động Regu, dẫn đến áp B+ tăng cao (10%) Chập cao áp thường liên quan đến việc chập tụ ABL trong cao áp, và bạn có thể kiểm tra điều này bằng cách đo kiểm tra cao áp với thang 1KΩ hoặc 10KΩ giữa núm.
HV với Mass máy ( để chiều đo bất kỳ )
- Kim không lên thì => Đa số là cao áp tốt ( vẫn có 10% hỏng )
- Kim lên một chút => Cao áp bị hỏng , dò tụ ABL
- Kim lên = 0 Ω => Cao áp bị chập tụ ABL
Trường hợp cao áp bị dò hay chập tụ ABL => bạn hãy tháo cao áp ra mang tới thợ chuyên sửa cao áp để thay tụ
Vị trí tụ ABL trong cao áp
- Sau khi sửa cao áp và lắp lại máy, lắp sò dòng mới vào là máy có thể hoạt động trở lại
- Một số trường hợp khi chập cao áp => kéo theo cháy đen điện trở trên đường ABL (mất trị số) => bạn hãy thay bằng điện trở 33K
Nếu cao áp không hỏng => bạn lắp sò dòng vào => Nếu như sò dòng lại hỏng trở lại thì bạn lưu ý => nguyên nhân do áp B+ tăng cao
=> Bạn kiểm tra kỹ đường hồi tiếp từ cao áp về mạch Rugu như lược đồ dưới đây
Kiểm tra kỹ các linh kiện trong mạch hồi tiếp cao áp, bao gồm R511, D501, C505, R506, R505 và R504 Sự hỏng hóc của bất kỳ linh kiện nào trong số này sẽ dẫn đến mất hồi tiếp, làm cho điện áp B+ tăng cao và có thể gây hỏng sò dòng.
Hiện tượng: Màn ảnh co hai bên, co thẳng mép
Màn ảnh co hai bên thẳng mép
- Do thiếu điện áp B+ cấp vào cao áp, thông thường do mạch Regu nâng áp không hoạt động
Lưu ý : Bạn cần phân biệt hiện tượng này với hiện tượng co hai bên và méo gối như sau :
Co hai bên và méo gối => Trường hợp này là do hỏng mạch dãn ngang => bạn xem trong chương " Các mạch phụ "
Trước hết bạn cần dò xác định các linh kiện trong mạch Regu theo phương
Dò mạch Regu bắt đầu từ chân B+ Cao áp, thường là chân số 2 theo chiều kim đồng hồ Quá trình này tiếp tục qua Diode, sau đó đến cuộn dây và đèn Mosfet Từ đèn Mosfet, ta có thể xác định được IC dao động.
Cắm cáp tín hiệu vào máy tính hoặc hộp Tivi box, cấp nguồn và bật công tắc Monitor Sau đó, kiểm tra điện áp B1 bằng cách đo với thang 250V DC để xác định giá trị Vol DC.
Kiểm tra điện áp B+ xem có bao nhiêu Vol DC Đo kiểm tra điện áp B+ bằng thang 250V DC
So sánh hai điện áp đo được từ áp B1 và B+
- Nếu B+ = B1 thì => Mạch Regu không hoạt động
- Nếu B+ > B1 thì => Mạch Regu đang hoạt động
Nếu mạch Regu không hoạt động, hãy kiểm tra dao động tại chân G của đèn Mosfet Sử dụng thang 50V DC để đo, chân G Mosfet thường có dao động từ 5 đến 10V khi hoạt động Tương tự, chân ra của IC cũng có dao động từ 5 đến 10V trong trạng thái làm việc.
Từ kết quả đo ở hai vị trên cho ta biết :
- Nếu điện áp ra của IC dao động (chân2) = 0V => hỏng IC dao động
Nếu điện áp đầu ra từ IC không ổn định so với điện áp sau hai đèn khuếch đại đệm Q1 và Q2, sẽ dẫn đến hỏng hóc cho các đèn này Cần lưu ý rằng Q1 và Q2 có chức năng khuếch đại dòng, và điện áp trước và sau hai đèn này luôn giữ nguyên không thay đổi.
=> Trường hợp này bạn cần thay hai đèn đệm Q1 và Q2
-Trường hợp đo vẫn có điện áp dao động tại chân G => Bạn hãy thay thử đèn Mosfet Q3
Lưu ý rằng trong một số trường hợp, IC có thể hỏng nhưng vẫn phát ra áp một chiều Để xác định chính xác tín hiệu dao động, bạn nên sử dụng đồng hồ Digital Multimeter với thang đo tần số để thực hiện phép đo kết hợp.
Dùng đồng hồ Digital Multimeter đo tần số dao động
- Nếu tần số = 0 Hz là áp một chiều ( không phải dao động )
- Nếu tần số là từ 25KHz đến 40KHz là tần số dao động
Trong các trường hợp đo thấy áp dao động ra = 0V hoặc ra áp một chiều thì bạn cần phải thay IC dao động
Khi bật công tắc, cao áp hoạt động trong 1-2 giây rồi ngắt Để kiểm tra hoạt động của cao áp, cần đo điện áp G2 tại chân đế đèn hình Sau khi bật công tắc, điện áp G2 xuất hiện nhưng lại mất sau 1-2 giây, cho thấy cao áp vừa chạy lại ngắt.
=> Do điện áp B+ tăng => cao áp hoạt động mạnh => mạch bảo vệ (XR ngắt) dao động dòng để bảo vệ đèn hình
Mạch bảo vệ đèn hình có thể gặp sự cố do cao áp chập nhẹ, dẫn đến dòng tiêu thụ cao áp tăng cao Khi đó, mạch bảo vệ sẽ tự động ngắt dao động dòng để đảm bảo an toàn cho thiết bị.
Mạch bảo vệ đèn hình thường có Diode Zener, khi áp B+tăng
=> cao áp hoạt động mạnh => điện áp đi qua Diode Zener D2 vào chân 2
(chân XRAY) => cắt dao động
Mạch bảo vệ đèn hình ( mạch mầu tím) trong máy SAMSUNG 753DFX
Kiểm tra: Đây là bệnh khó sửa vì :
- Điện áp tồn tại trong thời gian ngắn => khó khăn cho việc đo đạc
- Dò xác định mạch bảo vệ trên máy là rất khó khăn nếu không có sơ đồ nguyên lý
- Trước hết bạn hãy kiểm tra kỹ cao áp và đảm bảo chắc chắn là cao áp không hỏng trước khi kiểm tra tiếp
- Đo và theo dõi nhanh điện áp B+ xem điện áp có tăng cao bất thường không
? (thông thường nếu để độ phân giải 600 x 800 thì điện áp B+ không quá 100V DC) Đo nhanh áp B+ nếu để độ phân giải 600 x 800 thì áp B+ phải không quá 100V
Nếu áp B+ vượt quá 120V, bạn cần kiểm tra mạch hồi tiếp từ cao áp về mạch dao động Regu Đối với mạch SAMSUNG 753DFX, hãy kiểm tra các linh kiện R511, D501, C505, R506, R505 và R504.
- Nếu áp B+ bình thường => bạn cần tìm chân XRAY ( IC dao động ) để kiểm tra các linh kiện liên quan
- Tìm Diode Zener xung quanh IC dao động để kiểm tra, hoặc tạm tháo thử ra (nếu có) sau đó thử lại
- Nếu tháo Diode zener ( bảo vệ ) ra mà máy chạy bình thường thì bạn cần thay thế Diode zener mới
Phần đồng bộ (Khối đồng bộ)
Mạch tách xung đồng bộ
4.1.1 Mạch khuếch đại và tách xung đồng bộ
Xung đồng bộ bao gồm xung đồng bộ dòng H.SYN và xung đồng bộ mành V.SYN, được gửi đến màn hình cùng với tín hiệu Video Hai xung đồng bộ này có vai trò quan trọng trong việc điều khiển khối quét dòng và quét mành đúng tần số như bên phát Nếu bên thu sai tần số quét dòng, hình ảnh sẽ bị đổ xiên, và nếu sai tần số quét mành, hình ảnh sẽ bị trôi theo chiều dọc.
4.1.2 Sơ đồ khối của khối đồng bộ :
Hình 4.1: Sơ đồ khối của khối đồng bộ
Mạch tách xung đồng bộ : Tách tín hiệu đồng bộ chung ra khỏi tín hiệu Video tổng hợp
Mạch khuếch đại : Khuếch đại biên độ xung đồng bộ chung
Mạch tích phân : Cho tín hiệu đồng bộ mành V.SYN đi qua
Mạch vi phân : Cho tín hiệu đồng bộ dòng H.SYN đi qua
Sơ đồ mạch chi tiết :
Hình 4.2 :Khối đồng bộ trong màn hình Samsung
R1, C1, R2, C2 là mạch tách xung đồng bộ, tách hai xung V.SYN và H.SYN ra khỏi tín hiệu Video tổng hợp Đèn Q1 là tầng khuếch đại hai xung đồng bộ trên
R7, C3 và R8, C4 là hai mắt lọc tích phân , cho tần số thấp V.SYN đi qua và lọc bỏ tần số cao
C5, R9 là bộ lọc vi phân cho phép tần số cao H.SYN đi qua trong khi ngăn chặn tần số thấp Xung V.SYN sau khi đi qua mạch lọc tích phân sẽ được đưa đến mạch dao động mành.
Xung V.SYN sau mạch vi phân đi tới mạch so pha
4.1.3 Hư hỏng của khối đồng bộ :
Do khô tụ của mạch tách xung đồng bộ
Do hỏng tầng khuếch đại xung đồng bộ chung
Mạch đồng bộ dòng
Điều khiển khối quét dòng với tần số chính xác tương ứng với bên phát là rất quan trọng để khôi phục hình ảnh Nếu màn hình không được điều chỉnh đúng tần số quét dòng, hình ảnh sẽ bị sai lệch.
Mạch đồng bộ dòng hoạt động với tần số cao, nhưng do nhiễu lọt vào nhiều, nên không thể trực tiếp đưa xung đồng bộ dòng vào tầng dao động Thay vào đó, cần sử dụng mạch so pha để đảm bảo quá trình quét dòng được đồng bộ chính xác.
Hình 4.3: Sơ đồ mạch đồng bộ dòng
Mạch đồng bộ mành
Xung đồng bộ mành V.SYN được truyền đến màn hình cùng với tín hiệu video, có vai trò quan trọng trong việc điều khiển khối quét mành với tần số chính xác Việc đồng bộ tần số quét giữa bên phát và bên thu là cần thiết để khôi phục hình ảnh đúng cách Nếu tần số quét mành không chính xác, hiện tượng mất đồng bộ sẽ xảy ra, dẫn đến hình ảnh bị trôi theo chiều dọc.
Hình 4.4.: Sơ đồ mạch đồng bộ mành
Chú ý: Một số hiện tượng hư hỏng chủ yếu của khối đồng bộ Monitor màn hình máy tính
TT Hiện tượng Nguyên Nhân Hình minh hoạ
1 Mất tín hiệu đồng bộ chung => màn hình vừa đổ , vừa trôi
Do khô tụ của mạch tách xung đồng bộ
Do hỏng tầng khuếch đại xung đồng bộ chung
2 Màn hình bị trôi do mất tín hiệu đồng bộ dòng
- Do khối quét dòng bị chập hoặc lỏng
Phương pháp kiểm tra, khắc phục bệnh 1
Kiểm tra tụ C1 của mạch tách xung đồng bộ, thay tụ C1 nếu bị lỗi
Kiểm tra mạch khuếch đại xung đồng bộ chung Q1 Tháo sò dòng và Diode bảo vệ trên đường 103V ra khỏi máy, tam thời để hở tải đường này
Tháo IC công suất nguồn ra khỏi máy
Kiểm tra các Diode xung quanh IC xem có bị chập không ?
Kiểm tra và thay các Diode trong mạch chỉnh lưu cầu ( nếu hỏng )
Phương pháp kiểm tra, khắc phục bệnh 2
Kiểm tra khối quét dòng bằng cách dùng đồng hồ đo
Nếu khối quét dòng bị hỏng thì phải thay mới
Khối khuếch đại video
Mạch khuếch đại Video
5.1.1 Nguyên lý tổng hợp tín hiệu hình ảnh trên máy tính
Tín hiệu hình ảnh trên máy tính được lưu trữ dưới dạng tín hiệu số trên đĩa cứng hoặc đĩa CD Rom Khi mở hình ảnh, dữ liệu của file ảnh sẽ được nạp lên bộ nhớ RAM và ánh xạ sang bộ nhớ của Card Video, từ đó chuyển đổi thành tín hiệu Analog.
Tín hiệu Video Analog mà Card Video cho ra gồm 3 đường
- Tín hiệu Video - R ( mang thông tin về mầu đỏ của ảnh )
- Tín hiệu Video - G ( mang thông tin về mầu xanh lá của ảnh )
- Tín hiệu Video - B ( mang thông tin về mầu xanh lơ của ảnh )
Hình 5.1: Hình ảnh được khối video xử lý
Nguồn gốc của tín hiệu R, G , B
Theo nguyên lý phân tích và tổng hợp màu sắc trong tự nhiên, mọi màu sắc đều có thể được phân tích thành ba màu cơ bản: đỏ (R), xanh lá (G) và xanh lơ (B) Ngược lại, từ ba màu cơ bản này, chúng ta có thể tổng hợp thành bất kỳ màu sắc nào Do đó, một bức ảnh có hàng triệu màu sắc, nhưng thực tế, máy tính chỉ lưu trữ ba màu cơ bản cho mỗi điểm ảnh.
Tín hiệu R, G, B xuất phát từ việc phân tích bức ảnh màu thành ba bức ảnh riêng biệt ngay từ khi thu nhận Các bức ảnh này sau đó được chuyển đổi thành tín hiệu video thông qua nguyên lý quét hoặc cảm biến Để lưu trữ và xử lý trên máy tính, các tín hiệu R, G, B cần được chuyển đổi thành tín hiệu số dưới dạng 0 và 1.
Hình 5.2: Quá trình biến đổi 3 màu R,G,B
Khi hiển thị bức ảnh trên màn hình, các tín hiệu số được chuyển đổi thành tín hiệu Analog qua Card Video, tạo ra ba tín hiệu R, G, B Những tín hiệu này sau đó được khuếch đại qua tầng khuếch đại Video trước khi được gửi đến đèn hình để tổng hợp hình ảnh.
Hình 5.3 Xử lý tín hiệu trong máy tính khi phát hình
Hình 5.4 Khuếch đại tín hiệu Video trên Monitor
Nguyên lý tổng hợp ảnh mầu trên đèn hình
Khi có đủ ba tín hiệu mầu đưa đến ba Katôt , màn hình sẽ cho ra bức ảnh
Hình 5.5: Tổng hợp ảnh mầu trên đèn hình
Nếu tín hiệu màu đỏ gửi đến Katôt R bị mất, màn hình sẽ hiển thị màu xanh lam do chỉ còn lại hai tín hiệu xanh lá và xanh lơ trộn lẫn với nhau.
Hình 5.6: Màn hình sẽ lệch sang mầu xanh lam
Nếu mất tín hiệu mầu xanh lá đưa tới Katôt G, màn hình sẽ lệch sang mầu tím
Hình 5.7: Màn hình sẽ lệch sang mầu tím
Nếu mất tín hiệu mầu xanh lơ đưa tới Katôt B, màn hình sẽ lệch sang mầu vàng
Hình 5.8: Màn hình sẽ lệch sang mầu vàng
Nếu mất hai tín hiệu thì trên màn hình sẽ có mầu của tín hiệu còn lại
Hình 5.9: Màn hình sẽ lệch sang mầu còn lại
Nếu mất cả ba tín hiệu thì màn hình mất ảnh, chỉ còn màn sáng mờ
Khối Video có chức năng khuếch đại ba tín hiệu màu cơ bản: R (đỏ), G (xanh lá) và B (xanh dương) đến biên độ đủ lớn, nhằm điều khiển các katot của đèn hình phát xạ.
Ngoài ra khối Video còn trộn tín hiệu hiển thị, điều chỉnh độ tương phản, cân bằng trắng cho màn hình
Khối Video bao gồm bộ khuếch đại video và khuếch đại công suất, tạo thành mạch khuếch đại từ máy tính đến màn hình Nhiệm vụ chính của khối này là khuếch đại tín hiệu để hiển thị trên màn hình một cách rõ ràng.
Khối tiền khuếch đại video R,G,B (R,G,B Preamp) có chức năng khuếch đại tín hiệu R,G,B từ CPU máy tính Ngoài ra, khối này còn thực hiện các chức năng điều chỉnh độ tương phản và phân cực các tia R,G,B, bao gồm việc chỉnh cân bằng trắng, hiện nay thường được thực hiện tự động.
5.1.2 Sơ đồ khối khuếch đại Video
Khối này có nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu R,G,B cấp cho đèn hình Khối khuếch đại Video có hai tầng chính và hai mạch phụ
- Tầng tiền khuếch đại Video - Pred Video Amply
- Tầng khuếch đại công suất - Video OUT
- Mạch tạo hiển thị - Display
- Mạch cân bằng trắng - Bias
Hình 5.11 Sơ đồ tổng quát khối khuếch đại Video
Tầng tiền khuếch đại Video có chức năng khuếch đại ba tín hiệu từ Card Video, giúp nâng cao biên độ đủ lớn để cung cấp cho tầng khuếch đại công suất Ngoài ra, tầng này còn thực hiện việc điều chỉnh độ tương phản và cân bằng ba tín hiệu màu R, G, B.
Tầng khuếch đại công suất Video bao gồm ba tầng khuếch đại song song, mỗi tầng tương ứng với một màu cơ bản R, G, B Tầng này có thể được thiết kế bằng cách sử dụng các cặp Transistor hoặc IC công suất để đảm bảo hiệu suất tối ưu trong việc khuếch đại tín hiệu video.
Mạch BIAS là mạch phân cực áp một chiều cho ba Katôt, có nhiệm vụ cân bằng trắng cho màn hình Ở các máy đời cũ, mạch này thường sử dụng ba biến trở cân chỉnh là R-Bias, G-Bias và B-Bias Trong khi đó, các máy đời mới đã thay thế các biến trở này bằng các lệnh từ vi xử lý.
Mạch Display có chức năng giải mã tín hiệu hiển thị từ vi xử lý qua hai đường Data và Clock IC Display sẽ lấy ra các tín hiệu R, G, B và chèn vào tín hiệu Video Ngoài ra, IC Display có thể được tích hợp trong IC tiền khuếch đại Video.
Vị trí khối khuếch đại Video
Hình 5.12: Khối khuếch đại Video nằm trên vỉ đuôi đèn hình
Trên vỉ đuôi đèn gồm có các IC
IC tiền khuếch đại Video là một loại IC nhiều chân hoạt động với nguồn Vcc 12V Ba tín hiệu từ CPU được truyền trực tiếp vào IC này, sau đó ba tín hiệu đầu ra sẽ được chuyển tiếp đến IC khuếch đại công suất.
IC khuếch đại công suất là loại IC được gắn trên tản nhiệt, có điện áp Vcc lên tới 90V Tín hiệu đầu vào được đưa từ IC tiền khuếch đại, trong khi tín hiệu đầu ra được cung cấp cho ba Katôt của đèn hình.
IC giải mã hiển thị Display là một thành phần nhỏ, hoạt động với nguồn Vcc 5V Tín hiệu đầu vào bao gồm Data và Clock được lấy từ IC vi xử lý, trong khi tín hiệu đầu ra là các màu R, G, B Những tín hiệu này sau đó được truyền đến IC tiền khuếch đại để trộn với tín hiệu Video.
5.1.3 Card Video trên máy tính
Hình 5.14: Card Video trên máy tính
Nhiệm vụ của Card Video :
- Card Video có nhiệm vụ đổi tín hiệu hình ảnh từ dạng Digital sang tín hiệu Analog cho ra các tín hiệu R, G , B đưa sang màn hình
- Điều khiển tần số quét ngang và quét dọc trên màn hình thông qua các tín hiệu đồng bộ H.SYN và V.SYN
Mạch giải mã
Mạch Display có chức năng giải mã tín hiệu hiển thị từ vi xử lý thông qua hai đường Data và Clock IC Display sẽ lấy ra các tín hiệu R, G, B và chèn vào tín hiệu Video Ngoài ra, IC Display còn có thể được tích hợp trong IC tiền khuếch đại.
Hình 5.22: Sơ đồ tổng quát khối khuếch đại Video bao gồm mạch giải mã Díplay
Mạch khuếch đại công suất Video
Tầng khuếch đại công suất Video bao gồm ba tầng khuếch đại song song, mỗi tầng tương ứng với một màu cơ bản là Đỏ (R), Xanh lá (G) và Xanh dương (B) Các tầng này có thể được xây dựng bằng cách sử dụng các cặp transistor hoặc các IC công suất.
Hình 5.23:Sơ đồ tổng quát khối khuếch đại Video bao gồm mạch Video Out
* Chú ý: Một số bệnh thường gặp của khối video và phương pháp sửa chữa
TT Hiện tượng Nguyên Nhân Hình minh hoạ
- Do đứt cáp tín hiệu
- Mất tín hiệu vào các chân R,G,B
- Do chênh lệch điện áp giữa các chân
- Do mất điện áp lệnh Contras
Phương pháp kiểm tra, khắc phục bệnh 1
Kiểm tra cáp tín hiệu :
Nếu hình ảnh hiển thị bình thường khi sử dụng cáp mới, điều này cho thấy cáp tín hiệu đã bị đứt Ngược lại, nếu cáp tín hiệu vẫn hoạt động tốt, hãy thử cắm lại các chân cáp để đảm bảo kết nối ổn định.
Dùng VOM đo điện trở các chân, thấy sự chênh lệch thì bị hỏng ta phải thay thế
Phương pháp kiểm tra, khắc phục bệnh 2
Kiểm tra điện áp lệnh Contras bằng VOM, nếu hỏng phải thay mới.Nếu điện áp lệnh Contras không hỏng thì ta kiểm tra các chân của IC
Chân 1 - V BLK nhận xung mành từ IC công xuất mành tới cung cấp cho mạch giải mã hiển thị
=> Nếu mất xung V BLK đi vào chân này màn hình sẽ mất hiển thị
Chân 2 - V_CAP Chân nối với tụ lọc nguồn
Chân 3 - VREF_REXT qua trở thoát mass
Chân 5 - RIN chân nhận tín hiệu R từ CPU đưa tới
=> Nếu mất tín hiệu đi vào chân này, màn hình sẽ mất mầu đỏ, hình ảnh ngả sang mầu xanh
Chân 6 - GIN chân nhận tín hiệu G từ CPU đưa tới => Nếu mất tín hiệu đi vào chân này, màn hình sẽ mất mầu xanh lá, hình ảnh ngả sang mầu tím
Chân 7 - BIN chân nhận tín hiệu B từ CPU đưa tới => Nếu mất tín hiệu đi vào chân này, màn hình sẽ mất mẫntnh lơ, hình ảnh ngả sang mầu vàng
Chân 8 - PLL_GND mass của mạch PLL
Chân 9 - PLL_FILTER chân dao động của mạch PLL
Chân 10 - PLL_VCC Chân cấp nguồn cho mạch PLL ( Vòng khoá pha ), mạch PLL sửa dạng xung cho mạch tạo hiển thị => Mất điện áp chân này màn hình sẽ mất hiển thị
Chân 11 - SDA - Dữ liệu Data từ vi xử lý cung cấp cho mạch hiển thị và giải mã lệnh
=> Nếu mất tín hiệu Data => màn hình sẽ mất hiển thị
Chân 12 - SCL - Xung đồng hồ Clock từ vi xử lý cung cấp cho mạch hiển thị và giải mã lệnh
=> Nếu mất xung Clock => màn hình sẽ mất hiển thị
Chân 13 - ABL ( không kết nối )
Chân 14 - RCT ( R Control ) lệnh điều khiển tia đỏ, lệnh này đưa đến IC
104 điều khiển thay đổi áp DC trên Katot R
Chân 15 - GCT ( tương tự chân 14 )
Chân 16 - BCT ( tương tự chân 14 )
Chân 18 - VCC_DIGITAL - cung cấp 5V cho mạch khuếch đại Video và giải mã hiển thị , giải mã lệnh
=> Nếu mất điện áp 5V ở chân này => màn ảnh mất hình chỉ còn màn sáng mờ