Bài viết trình bày xác định giá trị của bề dày nội mạc tử cung trong tiên đoán ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ ra máu tử cung bất thường quanh và sau mãn kinh. Đối tượng và phương pháp: Phụ nữ có ra máu tử cung bất thường từ 40 tuổi trở lên được siêu âm đầu dò âm đạo và có kết quả mô bệnh học để đối chiếu.
Trang 1Giá trị của bề dày nội mạc trong tiên đoán ung thư nội mạc tử cung ở phụ
nữ ra máu bất thường quanh và sau mãn kinh
Nguyễn Phúc Nhơn1, Nguyễn Văn Tuấn2, Nguyễn Trần Thảo Nguyên3, Nguyễn Thị Diễm Thư3,
Nguyễn Thị Ngọc Tỷ3, Trương Thị Thanh Thủy4, Đinh Thị Phương Minh4
1 Bệnh viện Từ Dũ
2 Trường Cao đẳng Y tế Huế
3 Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
4 Bệnh viện Trung ương Huế
doi:10.46755/vjog.2021.3.1268
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Nguyễn Phúc Nhơn; email: docternhon@gmail.com
Nhận bài (received): 20/8/2021 - Chấp nhận đăng (accepted): 5/10/2021
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định giá trị của bề dày nội mạc tử cung trong tiên đoán ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ ra máu tử cung
bất thường quanh và sau mãn kinh.
Đối tượng và phương pháp: Phụ nữ có ra máu tử cung bất thường từ 40 tuổi trở lên được siêu âm đầu dò âm đạo và có
kết quả mô bệnh học để đối chiếu.
Kết quả: Bề dày nội mạc ở nhóm ác tính là 23,99 ± 10,58 mm, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm lành tính là 12,70
± 7,53 mm với p < 0,01 Đặc biệt, ở phụ nữ ra máu sau mãn kinh, bề dày nội mạc tử cung có giá trị tốt trong tiên đoán ung thư nội mạc tử cung với AUC: 0,89, 95% CI: 0,79 – 0,99, p < 0,01 Ở phụ nữ mãn kinh dưới 5 năm chọn ngưỡng bề dày nội mạc ≥ 15,5 mm có độ nhạy, độ đặc hiệu là 100%, 95,7% Ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm chọn ngưỡng bề dày nội mạc ≥ 11,7 mm có độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 90,9%, 76,9%.
Kết luận: Bề dày nội mạc góp phần giúp phân biệt bệnh lý nội mạc tử cung lành tính và ác tính ở phụ nữ ra máu tử cung
bất thường quanh và sau mãn kinh Ở phụ nữ ra máu sau mãn kinh, bề dày nội mạc tử cung là một công cụ tốt giúp tiên đoán bệnh lý ung thư nội mạc tử cung.
Từ khóa: Bề dày nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ra máu tử cung bất thường.
Value of endometrial thickness in predicting endometrial cancer in
perimenopausal and postmenopausal women with abnormal uterine bleeding Nguyen Phuc Nhon1, Nguyen Van Tuan2, Nguyen Tran Thao Nguyen3, Nguyen Thi Diem Thu3,
Nguyen Thi Ngoc Ty3, Truong Thi Thanh Thuy4, Dinh Thi Phuong Minh4
1 Tu Du Hospital
2 Hue College of Medicine
3 Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital
4 Hue Central Hospital
Abstract
Objective: To determine the value of endometrial thickness in predicting endometrial cancer in perimenopausal and
postmenopausal women with abnormal uterine bleeding (AUB).
Methods: Women aged 40 years to postmenopause with AUB was investigated by transvaginal ultrasound and had
histopathological results for comparison.
Results: Endometrial thickness in the malignant group was significantly thicker than in the benign group (23.99 ±
10.58 mm vs 12.7 ± 7.53, p < 0.01) Endometrial thickness had a good value as a predictor of endometrial cancer
in postmenopausal women with AUC: 0.89, 95% CI: 0.79 – 0.99, p < 0.01 Using threshold of endometrial thickness greater than 15.5 mm had the sensitivity and the specificity were 100%, 95.7% in women with postmenopausal period under 5 years Conversely, in women with postmenopausal period greater than 5 years, using threshold of endometrial thickness more than 11.7 mm had the sensitivity and the specificity were 90.9%, 76.9%.
Conclusion: Endometrial thickness contributes to help in differentiating malignant from benign endometrial pathologies
in perimenopausal and postmenopausal women with AUB In postmenopausal women, endometrial thickness is a good tool for predicting endometrial cancer.
Keyword: Endometrial thickness, endometrial cancer, abnormal uterine bleeding.
Trang 21 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ra máu tử cung bất thường (RMTCBT) gặp ở 10 - 30%
phụ nữ độ tuổi sinh sản, chiếm 1/3 số lượng bệnh nhân
đến phòng khám phụ khoa và trên 70% phụ nữ quanh
mãn kinh (QMK) và sau mãn kinh (SMK), gây ảnh hưởng
nhiều đến sức khỏe của người phụ nữ ở giai đoạn này [1],
[2] Trong đó, các bệnh lý buồng tử cung (BTC) là nguyên
nhân thực thể gây ra máu tử cung thường gặp bao gồm:
polyp, quá sản nội mạc, u xơ dưới nội mạc và ung thư
NMTC [3] Ung thư NMTC xảy ra chủ yếu ở phụ nữ sau
mãn kinh, hầu hết ở độ tuổi 60-70, chỉ có khoảng dưới
5% trường hợp gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi Theo Hiệp hội
Ung thư thế giới, năm 2012, có 320.000 trường hợp mới
được chẩn đoán Tần suất ung thư NMTC ở phụ nữ có
RMTCBT là 8 - 20% Nguy cơ ung thư NMTC ở phụ nữ 50
tuổi là 1% và tăng lên 25% ở tuổi 80 [2] Theo Tổ chức Y
tế Thế Giới, tuổi thọ của phụ nữ ngày càng tăng dẫn đến
tỉ lệ ung thư NMTC cũng tăng theo Nguy cơ trọn đời mắc
ung thư NMTC là 1,1%, và nguy cơ trọn đời tử vong do
ung thư NMTC là 0,4% [4]
Cùng với sự phát triển của nền y học, lĩnh vực phụ
khoa ngày nay đã có nhiều phương tiện thăm dò hình
ảnh hữu ích để chẩn đoán các trường hợp ra máu tử
cung bất thường thay thế cho nạo sinh thiết mù trước
đây Nội soi buồng giúp khảo sát tốt các bệnh lý buồng
tử cung (BTC) nhưng có thể bỏ sót các trường hợp quá
sản - tiền ung thư nếu không kết hợp thêm với sinh thiết
trực tiếp [5] Trong khi đó, nguy cơ tiến triển thành ung
thư NMTC có liên quan đến sự hiện diện và mức độ nặng
của tế bào không điển hình Nguy cơ này đối với quá sản
đơn giản điển hình là 1%, quá sản phức tạp điển hình là
3%, quá sản đơn giản không điển hình là 8% và tăng lên
đến 29% đối với quá sản phức tạp không điển hình [6]
Mặt khác, nội soi BTC là một kỹ thuật xâm lấn, có thể
gặp tai biến, thường gây lo lắng cho bệnh nhân, chi phí
cao và không phải cơ sở y tế nào cũng được trang bị
sẵn Đặc biệt, ở các phụ nữ đã mãn kinh, cổ tử cung bị
teo, chắc, trong trường hợp chảy máu nặng thường gây
khó khăn cho phẫu thuật Chưa kể, có giả thuyết còn
cho rằng nội soi BTC có thể làm phát tán tế bào ung thư
vào khoang ổ bụng [7], [8], [9]
Trong khi đó, siêu âm 2D là công cụ chẩn đoán hình
ảnh đầu tiên không xâm lấn, chi phí rẻ, thuận lợi, có
thể lặp lại dễ dàng để tìm hiểu các nguyên nhân gây
RMTCBT Ung thư nội mạc tử cung có thể được loại trừ nếu bề dày nội mạc dưới 4 mm [10] Do đó, Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Mỹ (ACOG) không khuyến cáo sinh thiết NMTC nếu bề dày nội mạc ≤ 4 mm khi đo bằng siêu âm qua đường âm đạo Điều này đã giúp giảm bớt 50% các trường hợp sinh thiết không cần thiết [11] Do đó chúng
tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích xác định “Giá
trị của bề dày nội mạc tử cung trong tiên đoán ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ ra máu tử cung bất thường quanh và sau mãn kinh”
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn: Tất cả phụ nữ ra máu bất thường
có nguồn gốc từ buồng tử cung ≥ 40 tuổi Có kết quả siêu âm đo bề dày NMTC và có kết quả mô bệnh học để đối chiếu Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: Ra máu không có nguồn gốc từ buồng tử cung và < 40 tuổi Không có kết quả siêu âm
đo bề dày NMTC và mô bệnh học để đối chiếu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung Ương Huế, trong thời gian: 06/2016 - 6/2019
2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu
Phụ nữ ra máu tử cung bất thường từ 40 tuổi trở lên nhập viện được chỉ định siêu âm đo bề dày NMTC
Xác định bề dày NMTC:
Bề dày NMTC là số đo lớn nhất của nội mạc trên mặt phẳng sagittal và bao gồm cả hai bờ NMTC [12] Thấy được đường nội mạc liên tục từ kênh cổ tử cung đi vào BTC Con trỏ “+“ được đặt ở 2 phía của bờ nội mạc, tại ranh giới cơ-nội mạc, phóng đại màn hình để thấy hình ảnh rõ ràng và NMTC đo ở nơi dày nhất vuông góc với đường giữa NMTC (Hình A) Phép đo tổng bề dày hai lớp phải được tính bằng milimet (mm), làm tròn đến số thập phân thứ nhất Đối với trường hợp BTC có dịch thì để con trỏ “+” đo bề dày nội mạc mỗi bên sau đó cộng hai số đo lại để cho kết quả bề dày NMTC (Hình B) Nếu NMTC dày không đối xứng, độ dày lớn nhất trước và sau của NMTC cũng nên được ghi nhận riêng biệt Khi toàn bộ nội mạc
tử cung không thể được nhìn thấy rõ ràng, nó được ghi nhận là “không thể đo được/ không xác định được” và không đo trong trường hợp này
a
b
Hình 1 Phương pháp đo bề dày nội mạc tử cung theo IETA [13].
Trang 3Khi trong BTC có tổn thương bệnh lý, tổng bề dày
NMTC bao gồm cả tổn thương được ghi nhận Tuy nhiên,
nếu khối u xơ được quan sát thấy rõ ràng thì khối u xơ
không được tính trong bề dày NMTC
Bệnh nhân có chỉ định can thiệp thủ thuật nạo sinh
thiết BTC, phẫu thuật nội soi BTC cắt polyp, hay cắt tử
cung sẽ được thu thập mẫu để có được kết quả mô bệnh
học đối chiếu Kết quả phân nhóm như sau:
- Nội mạc tử cung bình thường, xuất huyết NMTC,
viêm NMTC
- Polyp NMTC
- Quá sản NMTC điển hình, quá sản NMTC không
điển hình
- Ung thư NMTC (loại tế bào, mức độ biệt hóa)
Trường hợp bệnh nhân được cắt tử cung vì u xơ dưới NMTC hoặc polyp thì kết hợp mô tả vị trí khối bất thường của phẫu thuật viên và kết quả mô bệnh học để đưa
ra chẩn đoán cuối cùng, tương tự trong các trường hợp polyp được nội soi BTC
2.4 Phân tích và xử lý số liệu
Bề dày nội mạc tử cung là các biến số liên tục, thu thập dựa trên kết quả siêu âm, làm tròn đến số thập phân thứ 2 Kết quả mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bao gồm viêm teo NMTC, quá sản nội mạc tử cung điển hình/ không điển hình, polyp NMTC, u xơ dưới NMT và ung thư NMTC Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu
Sơ đồ 1 Sơ đồ nghiên cứu
3 KẾT QUẢ
Đặc điểm bề dày nội mạc tử cung trong các bệnh lý buồng tử cung
Biểu đồ 1 Phân bố bề dày nội mạc tử cung trong các bệnh lý buồng tử cung
Trang 4Trong nhóm ác tính, không có trường hợp ung thư NMTC nào có bề dày < 5 mm, đa số trường hợp bề dày > 10
mm, có 7 trường hợp ung thư NMTC không xác định được bề dày nội mạc Trong các bệnh lý lành tính đa số NMTC mỏng < 5 mm hoặc dày từ 5 – 20 mm
Giá trị bề dày nội mạc tử cung theo nhóm bệnh lý buồng tử cung
Bảng 1 Giá trị bề dày nội mạc trung bình theo nhóm bệnh lý buồng tử cung Giá trị
Lành
tính
< 0,01
Giá trị bề dày trung bình NMTC nhóm ác tính cao hơn nhóm lành tính, 23,99 ± 10,58 mm so với 12,83 ± 7,46 mm, với p < 0,01 Trong các nhóm bệnh lý lành tính thì quá sản NMTC có bề dày trung bình là 14,25 ± 7,24 mm, dày hơn
so với các bệnh lý lành tính khác
Bảng 2 Giá trị bề dày nội mạc trung bình ở nhóm quá sản nội mạc tử cung
Bề dày NMTC
Quanh mãn
kinh
0,331
Sau mãn
kinh
0,857
Bề dày NMTC khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm quá sản NMTC điển hình và không điển hình với
p > 0,05
Giá trị của bề dày nội mạc trong tiên đoán ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ ra máu sau mãn kinh
Biểu đồ 2 Biểu đồ đường cong ROC của bề dày nội mạc tử cung
Trang 5Bề dày NMTC có giá trị tốt trong tiên đoán ung thư
NMTC ở phụ nữ ra máu SMK với AUC 0,89, 95% CI: 0,79
– 0,99, p < 0,01 Ở phụ nữ mãn kinh dưới 5 năm chọn
ngưỡng bề dày nội mạc ≥ 15,5 mm có độ nhạy, độ đặc
hiệu là 100%, 95,7% Ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm chọn
ngưỡng bề dày nội mạc ≥ 11,7 mm có độ nhạy, độ đặc
hiệu lần lượt là 90,9%, 76,9%
4 BÀN LUẬN
4.1 Giá trị bề dày NMTC giữa nhóm lành tính và ác tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, bề dày nội
mạc khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm
điển hình và không điển hình ở phụ nữ ra máu quanh và
sau mãn kinh (Bảng 2) Ngược lại, chúng tôi nhận thấy
có sự khác biệt rõ rệt về bề dày nội mạc giữa nhóm lành
tính và ác tính Trong nhóm ác tính, bề dày NMTC lớn hơn
so với nhóm lành tính, 23,99 ± 10,58 mm so với 12,78 ±
7,51 mm, có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 Trong nhóm
ung thư NMTC, bề dày NMTC có giá trị lớn nhất là 46
mm, nhỏ nhất là 6 mm, trong nhóm lành tính lần lượt là
39 mm và 2 mm Tương tự với kết quả nghiên cứu của
tác giả Mayuri và cộng sự (2014), bề dày NMTC ở nhóm
ác tính là 26 ± 12,4 mm so với nhóm lành tính là 10,5 ±
4,0 mm, của tác giả Develioglu (2003) trên 97 phụ nữ
ra máu SMK, bề dày nội mạc trung bình cao hơn có ý
nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân ung thư NMTC so với
nhóm bệnh nhân lành tính (19,5 ± 9,9 mm so với 6,8 ±
6,8 mm, p < 0,001) [14], [15] Tác giả Aboul-Fotouh ở Ai
Cập cũng nhận thấy bề dày NMTC khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm ung thư NMTC và nhóm NMTC bình
thường, 18 ± 6 mm so với 4,6 ± 2,08 mm với p = 0,021,
nhiều nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự [16],
[17], [18]
4.2 Giá trị tiên đoán ung thư nội mạc tử cung của bề
dày nội mạc ở phụ nữ ra máu quanh mãn kinh
Theo lý thuyết, bề dày nội mạc chỉ có giá trị khi được
đánh giá cùng với các giai đoạn của chu kỳ kinh Tuy
nhiên, trong thực hành lâm sàng đôi lúc khó đánh giá
được thông tin ngày kinh cuối cùng hoặc tình trạng kinh
nguyệt của bệnh nhân Các tác giả kết luận rằng xác định
giới hạn trên của bề dày nội mạc ở phụ nữ tiền mãn kinh
hữu ích trong thực hành lâm sàng Trong thực tế, một vài
báo cáo đánh giá bệnh lý BTC qua siêu âm đầu dò âm
đạo ở phụ nữ tiền mãn kinh với giá trị ngưỡng của bề dày
nội mạc mà không cần xem xét chu kỳ kinh nguyệt [19]
Ở phụ nữ ra máu QMK, hiện tại chưa có đồng thuận
về điểm cắt giữa nhóm NMTC bình thường và bệnh lý,
các tác giả lấy nhiều ngưỡng bề dày nội mạc khác nhau
từ 8 đến 16 mm để chẩn đoán dày NMTC tùy thuộc vào
nghiên cứu Hơn nữa bề dày nội mạc ở phụ nữ QMK còn
thay đổi giữa các lần đo so với phụ nữ SMK do sự bong
tróc của lớp nội mạc Trong bài báo cáo phân tích tổng
hợp của tác giả Farquhar và cộng sự (2003), sử dụng
ngưỡng bề dày nội mạc 12 mm ở phụ nữ ra máu âm đạo
tiền mãn kinh có độ nhạy cao để chẩn đoán quá sản
NMTC, tương tự với tác giả Ngô Lê Phương Thảo và cộng
sự (2005) [20], [21]
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có trường hợp ung thư nào bề dày nội mạc dưới 12 mm ở 2 trường hợp ra máu QMK được chẩn đoán ung thư NMTC trong mẫu nghiên cứu Với ngưỡng bề dày NMTC 12 mm để chẩn đoán quá sản NMTC, có 9 trường hợp quá sản có
bề dày nội mạc từ 7 - 10 mm bị bỏ sót qua SA Qua đó, cho thấy quá sản NMTC là sự thay đổi ở mức độ mô bệnh học về tỷ lệ tế bào tuyến / mô đệm, chứ không chỉ
là bề dày lớp nội mạc [22] Mặt khác, tình trạng ra máu
có thể làm cho lớp nội mạc bị bong tróc nên làm giảm
bề dày nội mạc qua hình ảnh SA, trong khi bản chất về
mô học là tế bào biến đổi quá sản Tác giả Kim và cs (2016) cho rằng không phải RMTCBT hay dày nội mạc liên quan có ý nghĩa với quá sản NMTC Trong nghiên cứu của tác giả này, bề dày nội mạc ở nhóm không có triệu chứng ra máu dày hơn nhóm có triệu chứng ra máu (14,4 ± 4,4 so với 13,0 ± 5,2 mm, p = 0,08) Bề dày nội mạc khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm quá sản NMTC và nhóm không quá sản NMTC (13,5 ± 5,2 so với 13,4 ± 5,0 mm, p = 0,92) trong nhóm có triệu chứng RMTCBT Nghiên cứu này cũng cho rằng những bất thường về hình thái nội mạc như mức độ hồi âm hỗn hợp hoặc cấu trúc dạng nang đi kèm có vai trò quan trọng theo dõi quá sản NMTC để thực hiện sinh thiết nội mạc [23]
Vì trong nghiên cứu của chúng tôi không thực hiện sinh thiết BTC cho tất cả các trường hợp ra máu QMK có
bề dày nội mạc dưới 12 mm Hơn nữa, chỉ có 2 trường hợp ung thư NMTC ở nhóm này nên chúng tôi chưa thể kết luận về điểm cắt bề dày nội mạc để phân biệt nhóm nội mạc lành tính và ác tính một cách có ý nghĩa thống kê Trong nghiên cứu của tác giả Getpook (2006) trên 111 phụ nữ ra máu tiền mãn kinh, 31 trường hợp
có bất thường NMTC, nhận thấy bề dày nội mạc có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính để chẩn đoán bất thường NMTC lần lượt là 83,9%, 58,8%, 90,4% Với ngưỡng bề dày nội mạc ≤ 8 mm, thường ít liên quan đến ung thư NMTC ở phụ nữ tiền mãn kinh Getpook.C (24) Theo Mayuri và cộng sự (2014), tại điểm cắt bề dày nội mạc ≥ 8 mm, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị
dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính lần lượt là: 78,6%, 87,6%, 81,5%, 85,7% với p < 0,001 [15] Tương
tự tác giả Ozdemir và cộng sự (2010) nhận thấy rằng
bề dày nội mạc trên 8 mm cần được chỉ định nạo sinh thiết NMTC, tại ngưỡng 8 mm có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính lần lượt là 83,6%, 56,4%, 95,6%, có
ý nghĩa thống kê [25]
4.3 Giá trị tiên đoán ung thư nội mạc tử cung của bề dày nội mạc ở phụ nữ ra máu sau mãn kinh
Biểu đồ 1 cho thấy trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp ung thư NMTC nào bề dày nội mạc dưới 5 mm Tương tự nghiên cứu của tác giả AbdelMamoud (2015) nhận thấy rằng tất cả trường hợp bệnh lý NMTC ác tính và 94,7% trường hợp bệnh
lý NMTC lành tính đều có bề dày nội mạc ≥ 5 mm (p < 0,05) [26] Trong nghiên cứu tiến cứu đa trung tâm của Ferrazzi và cộng sự ở Italia năm 1996 trên 930 trường
Trang 6hợp nhận thấy rằng bề dày NMTC ≤ 4,0 mm thì khả năng
tiên lượng teo NMTC cao, bệnh nhân chỉ cần được theo
dõi, không cần phải dùng các biện pháp xâm lấn, điều
này cũng không làm chậm trễ việc chẩn đoán ung thư
NMTC [27] Trong nghiên cứu của tác giả Bano và cộng
sự (2013) ở Ấn Độ nhận thấy có sự tương quan có ý nghĩa
thống kê giữa bệnh lý nội mạc và bề dày NMTC, không có
trường hợp ung thư NMTC nào có bề dày nội mạc dưới 4
mm, với độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 13,33%, giá trị dự báo
dương tính 23,53%, giá trị dự báo âm tính 100% Do đó sử
dụng bề dày nội mạc có thể loại trừ được ung thư NMTC
với độ tin cậy cao, tránh việc sinh thiết BTC cho số lượng
lớn phụ nữ ra máu SMK có bề dày nội mạc < 4 mm, tuy
nhiên lại không phân biệt được giữa nhóm lành tính và ác
tính với bề dày > 4 mm (p < 0,05) [28] Tác giả Aboul-Fotouh
và cộng sự thì lấy ngưỡng bề dày nội mạc 5 mm làm giá trị
điểm cắt để tiên lượng ung thư NMTC với độ nhạy, độ đặc
hiệu, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính lần
lượt là 100%, 51,9%, 60,9% và 100%, tương tự tác giả Arslan
ở Thổ Nhĩ Kỳ [16], [29] Riêng trong nghiên cứu của tác giả
Sladkevicius và cộng sự ở Thụy Điển trên 138 phụ nữ SMK
từ 46 đến 85 tuổi, trong đó có 23 trường hợp ung thư nhận thấy rằng nếu lấy giá trị điểm cắt 14 mm để phân biệt giữa nhóm lành tính và ác tính thì độ nhạy là 88% và độ đặc hiệu là 81%, nếu chọn điểm cắt 8 mm để phân biệt giữa nhóm nội mạc bình thường và nội mạc bệnh lý thì độ nhạy,
độ đặc hiệu lần lượt là 75%, 76% [30] Gần đây nhất, tác giả
Li và cộng sự (2019) dùng ngưỡng bề dày nội mạc ≥ 12
mm để chẩn đoán ung thư NMTC trong 488 trường hợp
có bề dày nội mạc từ 5 mm trở lên (5 - 30 mm), kết quả AUC là 0,716, 95% CI: 0,534 - 0,897, p = 0,019 [17] Biểu đồ 2 cho thấy, giá trị của bề dày nội mạc giúp phân biệt bệnh lý lành tính và ác tính ở phụ nữ SMK với AUC: 0,895, (95% CI: 79,5 - 99,5%), p < 0,01 Ở phụ nữ mãn kinh dưới 5 năm chọn ngưỡng bề dày nội mạc ≥ 15,5 mm
có độ nhạy, độ đặc hiệu là 100%, 95,7% Ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm chọn ngưỡng bề dày nội mạc ≥ 11,7 mm có độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 90,9%, 76,9%
Trong báo cáo phân tích tổng hợp của Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ năm 2018, giá trị của các điểm cắt bề dày NMTC được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3 So sánh ngưỡng điểm cắt bề dày nội mạc giữa
các nghiên cứu
Tác giả Bề dày NMTC Số trường hợp chẩn đoán đoán dày NMTC/ cỡ mẫu Số trường hợp ung thư NMTC bị sót Giá trị dự báo âm
Wong 2016
Qua đó, Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ (ACOG) kết luận
rằng: Bề dày nội mạc ở phụ nữ ra máu SMK ≤ 4 mm có
giá trị dự báo âm tính trên 99% để loại trừ ung thư NMTC
nên không cần phải làm sinh thiết trong những trường
hợp này Trong trường hợp bệnh nhân còn ra máu tái
phát nhưng sinh thiết mù không tìm thấy bất thường, nên
nội soi BTC kèm sinh thiết trực tiếp [11] Tác giả Breijer
và cộng sự (2010) cũng đồng ý với quan điểm này trong
báo cáo “Chiến lược chẩn đoán ra máu sau mãn kinh” ở
Hà Lan [31]
5 KẾT LUẬN
Bề dày nội mạc ở nhóm ác tính là 23,99 ± 10,58 mm,
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm lành tính là
12,7 ± 7,53 mm với p < 0,01 Bề dày NMTC có giá trị tốt
trong tiên đoán ung thư NMTC ở phụ nữ ra máu SMK với
AUC: 0,89, p < 0,01 Ở phụ nữ mãn kinh dưới 5 năm chọn
ngưỡng bề dày nội mạc ≥ 15,5 mm có độ nhạy, độ đặc
hiệu là 100%, 95,7% Ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm chọn
ngưỡng bề dày nội mạc ≥ 11,7 mm có độ nhạy, độ đặc
hiệu lần lượt là 90,9%, 76,9%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ACOG “Diagnosis of abnormal uterine bleeding in reproductive-aged women” Practice Bulletin 2012;128
2 Hoffman.B.L SJO, Schaffer.J.I, Halvorson.L.M, Bradshaw.K.D, Cunningham.F.G, “ Abnormal uterine bleeding”, “Pelvic mass”, “Menopausal transition”, “ Endometrial cancer”, Williams Gynecology, 2nd ed Department of Obstetrics and Gynecology, University
of Texas Southwestern Medical Center at Dallas: McGrawHill Medical; 2012
3 Munro.M.G, Critchley.H.O, Broder.M.S, Fraser I S
“FIGO classification system (PALM-COEIN) for causes
of abnormal uterine bleeding in nongravid women of reproductive age” International Journal of Gynecology and Obstetrics 2011;113(1):3-13
4 Marina.D PT, Sophia.B, Alexandros.D, Vasileios.L, Georgios.M, Alexander.T.T Clinical evaluation of women with PMB Is it always necessary for an endometrial biopsy to be performed? A review of the literature GENERAL GYNECOLOGY 2011;283:261-6
5 Meena.N, Rekha.R “Role of Hysteroscopy in Diagnostic
Trang 7Evaluation of Intrauterine Causes of Abnormal Uterine
Bleeding Compared to Pathology Reports” Journal of
Dental and Medical Sciences 2017;16(9): 46-52
6 Bereck.J.S, Novak.E “Menopause”, “ Uterine cancer”,
“Endometrial hyperplasia”, “Endometrial cancer”, Bereck
and Novak’s Gynecology, 15 ed: Lippincott Williams and
Wilkins, a Wolters Kluwer business.; 2012
7 Kotdawala.P, Kotdawala.S, Nagar.N “Evaluation of
endometrium in peri-menopausal abnormal uterine
bleeding” Journal of mid-life health 2013;4(1):16-21
8 Stachowicz N, Mazurek D, Łoziński T, Czekierdowski
A “Diagnostic hysteroscopy and the risk of malignant
cells intraabdominal spread in women with endometrial
cancer” Ginekologia Polska 2017;88(10):562-7
9 Catala.L, Lacoeuille.C.L, Sentilhès.L, Mezzadri.M,
Simon.G, Jeanneret.C, et al “Hyperplasie de l’endomètre
et stades précoces du cancer de l’endomètre Reste-t-il
des indications au curetage ?” Paris: Collège National
Des Gynécologues et Obstétriciens FranÇais; 2008 pp
239-52 p
10 Azmy.O.M, Haitham.B “Ultrasound imaging
of endometrial cancer”, Gynecologic neoplasia
Ultrasonography in Gynecology Cambridge: Cambridge
University Press; 2014 p pp 224-32
11 ACOG “The Role of Transvaginal Ultrasonography
in Evaluating the Endometrium of Women With
Postmenopausal Bleeding” The Role of Transvaginal
Ultrasonography 2018;131(5):e124-e9
12 Gilles Grangé, Frédéric Bargy “ Échographie
gynécologique pelvienne”, “ Pathologies utérines
et endométriales”, Guide pratique de l’échographie
obstétricale et gynécologie, 2 ed Paris: Elsevier
Masson; 2016
13 Leone.F P, Timmerman D, Bourne T, Valentin L,
Epstein.E, Goldstein S R, et al “Terms, definitions and
measurements to describe the sonographic features of
the endometrium and intrauterine lesions: a consensus
opinion from the International Endometrial Tumor
Analysis (IETA) group” Ultrasound in obstetrics &
gynecology : the official journal of the International
Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology
2010;35(1):103-12
14 Develioglu.O.H, Bilgin.T, Yalcin.O.T, Özalp.S
“Transvaginal ultrasonography and uterine artery
Doppler in diagnosing endometrial pathologies and
carcinoma in postmenopausal bleeding” Archives of
gynecology and obstetrics 2003;268:175-80
15 Mayuri.M, Abha.S, Narula M.K “Role Of Transvaginal
Sonography, Power Doppler And Hysteroscopy In Women
With Abnormal Uterine Bleeding: A Comparative Study”
Journal of Dental and Medical Sciences 2014;13(11):
82-9
16 AboulFotouh.E.M “Transvaginal power Doppler
sonography can discriminate between benign and
malignant endometrial conditions in women with
postmenopausal bleeding” Middle East Fertility Society
Journal 2012;17:22-9
17 Li.Z, Li.L “Risk of malignancies among asymptomatic postmenopausal women with thickened endometrium:
A cohort study” Medicine 2019;98(6):e14464
18 Sherif.A, Ramy.ARM, M Zeid.R.M “Study of Endometrial Volume and Vascularity by 3D Power Doppler Ultrasound in Women with Perimenopausal Bleeding’’ Investigations in Gynecology Research & Women’s Health 2017;1(1):pp 1-8
19 Tsuda.H, Ito.Y.M, Todo.Y, Iba.T, Tasaka.K, Sutou.Y
et al “Measurement of endometrial thickness
in premenopausal women in office gynecology” Reproductive Medicine and Biology 2018;17:29-35
20 Ngô Lê Phương Thảo, Nguyễn Ngọc Thoa “Giá trị của siêu âm trong đánh giá tăng sinh nội mạc ở tuổi quanh mãn kinh” Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh 2005;9(1):tr.160-6
21 Farquhar.C, Ekeroma.A, Furness.S, Arroll.B “A systematic review of transvaginal ultrasonography, sonohysterography and hysteroscopy for the investigation
of abnormal uterine bleeding in premenopausal women” Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica 2003;82: 493-504
22 Palmer.J.E, Perunovic.B, Tidy.J.A “Review Endometrial hyperplasia” The Obstetrician & Gynaecologist 2008;10:211-6
23 Kim.M.J KJJ, Kim.S.M Endometrial evaluation with transvaginal ultrasonography for the screening of endometrial hyperplasia or cancer in premenopausal and perimenopausal women Korean Society of Obstetrics and Gynecology 2016;59(3):192-200
24 Getpook.C WS “Endometrial thickness screening in premenopausal women with abnormal uterine bleeding” Journal of Obstetrics and Gynaecology Research 2006;32(6):588-92
25 Özdemir.S, Çelik.Ç, Gezginç, KÂreoi.D, Esen.H
“Evaluation of endometrial thickness with transvaginal ultrasonography and histopathology in premenopausal women with abnormal vaginal bleeding” Archives of gynecology and obstetrics 2010;282:395-9
26 AbdelMaboud.N.M, Elsaid.H.H “Role of transvaginal ultrasonography and colour Doppler in the evaluation
of postmenopausal bleeding” The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine 2015;46:235-43
27 Ferrazzi.E, Torri.V, Trio.D, Zannoni.E, Filiberto.S, Dordoni.D “Sonographic endometrial thickness: a useful test to predict atrophy in patients with postmenopausal bleeding An Italian multicenter study” Ultrasound
in obstetrics & gynecology : the official journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology 1996;7(5):315-21
28 Bano.I, Mittal.G, Khalid.M, Akhtar.N, Arshad.Z “A Study of Endometrial Pathology by Transvaginal Color Doppler Ultrasonography and its Correlation with Histopathology in Post-menopausal Women” Indian Medical Gazette 2013:134-8
29 Arslan.M, Erdem.A, Erdem.M, Yazici.G, Himmetoglu Bo, Gursoy.R “Transvaginal color Doppler ultrasonography
Trang 8for prediction of precancerous endometrial lesions”
International Journal of Gynecology and Obstetrics
2003:299-306
30 Sladkevicius.P, Valentin.L, and Marsal.K
“Endometrial thickness and Doppler velocimetry of the
uterine arteries as discriminators of endometrial status
in women with postmenopausal bleeding: A comparative
study” American Journal of Obstetrics & Gynecology
1994;171(3):723-8
31 Breijer.M.C, Timmermans.A, Van Doorn.H.C,
Mol.B.W.J, Opmeer.B.C “Diagnostic Strategies for
Postmenopausal Bleeding” Obstetrics and Gynecology
International 2010;2019