MỤC LỤCA.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM3A.I.CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG3A.II.CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ5A.III.DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ9A.IV.ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC10A.V.SINH THÁI12B.ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI19B.I.CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG19B.II.CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ25B.III.DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ32B.IV.ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC36B.V.SINH THÁI39
I CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Câu 1 Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A Tất cả các loài động vật đều có tiêu hóa hóa học
B Trong ống tiêu hóa của người vừa diễn ra tiêu hóa nội bào vừa diễn ra tiêu hóa ngoại bào
C Tất cả các loài động vật có xương sống đều tiêu hóa theo hình thức ngoại bào
D Trâu, bò, dê, cừu là các loài thú ăn cỏ có dạ dày 4 túi
Câu 2 Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Nếu cây không có diệp lục a nhưng vẫn có diệp lục b và các sắc tố khác, cây vẫn có khả năng quang hợp, tuy nhiên, hiệu suất quang hợp sẽ thấp hơn so với khi có diệp lục a.
II Chỉ cần có ánh sáng, có nước và có CO2 thì quá trình quang hợp luôn diễn ra
III Nếu không có CO2 thì không xảy ra quá trình quang phân li nước
IV Quang hợp quyết định 90 đến 95% năng suất cây trồng
Câu 3 Ở thực vật, nước chủ yếu được thoát ra ngoài qua bộ phận nào sau đây của lá?
A Khí khổng B Bề mặt lá C Mô dậu D Mạch gỗ
Câu 4 Khi nói về hoạt động của hệ mạch trong hệ tuần hoàn của người, phát biểu nào sau đây sai?
A Máu di chuyển càng xa tim thì tốc độ lưu thông của máu càng chậm
B Máu di chuyển càng xa tim thì áp lực của máu lên thành mạch càng giảm
C Vận tốc máu phụ thuộc chủ yếu vào tổng thiết diện của mạch máu
D Nếu giảm thể tích máu thì sẽ làm giảm huyết áp
Câu 5 Cây xanh hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?
A CaSO4 B Ca(OH)2 C Ca2+ D Ca
Câu 6 Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A Ốc bươu vàng B Bồ câu C Rắn D Cá chép
Câu 7 Phôtpho ở dạng nào sau đây sẽ được rễ cây hấp thụ?
Câu 8 Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?
A Tiêu hóa nội bào B Tiêu hóa ngoại bào
C Tiêu hóa ngoại bào và nội bào D Tiêu hóa cơ học
Câu 9 Hiện tượng ứ giọt ở các cây thân thảo vào mỗi buổi sáng sớm là do
A lực thoát hơi nước của lá đã kéo nước từ rễ lên lá
B lực đẩy của áp suất rễ đã đẩy nước từ rễ lên lá
C lực liên kết giữa nước với thành phần mạch dẫn đã đẩy nước từ rễ lên lá
D quá trình hô hấp của cây đã tạo ra nước và ngưng tụ ở bề mặt lá
Câu 10 Ở loài động vật nào sau đây, hệ tuần hoàn không tham gia vận chuyển O2?
A Giun đất B Bồ câu C Châu chấu D Rắn
Câu 11 Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
A Châu chấu B Sư tử C Chuột D Ếch đồng
Câu 12 Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A Châu chấu B Cá sấu C Mèo rừng D Cá chép
Câu 13 Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
I Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phân
II Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa nội bào
III Ở người, vừa tiêu hóa nội bào vừa tiêu hóa ngoại bào
IV Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn
Câu 14 Chức năng chính của hệ tuần hoàn là:
A Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài
B Vận chuyển các chất đến các bộ phận trong cơ thể
C Hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn vào cơ thể
D Phân giải các chất cung cấp năng lượng ATP cho tế bào
Câu 15 Trong quá trình tiêu hóa ở loài Thủy tức, enzim tiêu hóa trong lòng túi được tiết ra từ đâu?
A Tế bào tuyến B Tế bào trong xúc tu
C Tế bào biểu mô D Lizôxôm trong tế bào thành túi
Câu 16 Quá trình tiêu hóa xenlulôzơ của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở
A dạ múi khế B dạ tổ ong C dạ lá sách D dạ cỏ
Câu 17 Cho nhiều hạt nảy mầm vào một bình nối kín với ống đựng nước vôi trong hay
Ca(OH)2 loãng, sau một thời gian nước vôi vẫn đục chứng tỏ
A hô hấp tiêu thụ ôxi B hô hấp sản sinh CO2
C hô hấp giải phóng hóa năng D hô hấp sinh nhiệt
Câu 18 Xét các đặc điểm sau:
(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?
Câu 19 Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3 - thành N2?
A Vi khuẩn amôn hóa B Vi khuẩn cố định nitơ
C Vi khuẩn nitrat hóa D Vi khuẩn phản nitrat hóa
Câu 20 Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
A Ếch đồng B Tôm sông C Mèo rừng D Chim sâu
Câu 21 Nhóm động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A Diều hâu, quạ, bồ câu B Voi, hươu, nai, bò
C Chuột, thỏ, ngựa D Hổ, báo, gà rừng.
II CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 22 Khi nói về di truyền ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A Nếu ADN trong nhân bị đột biến sẽ luôn di truyền cho đời con
B Tất cả các tế bào đều có ADN ti thể và lục lạp
C ADN luôn có các prôtêin histon liên kết để bảo vệ
D Quá trình tái bản ADN chủ yếu xảy ra trong nhân
Câu 23 Loại biến dị nào sau đây có thể sẽ làm cho sản phẩm của gen bị thay đổi về cấu trúc?
A Đột biến lệch bội B Biến dị thường biến
C Đột biến gen D Đột biến đa bội
Câu 24 Trong cà chua, alen A quy định quả đỏ hoàn toàn trội so với alen a quy định quả vàng Khi tiến hành phép lai giữa hai cây tứ bội Aaaa, quá trình giảm phân chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình ở đời con sẽ được xác định từ phép lai này.
A 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng B 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng
C 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng D 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng
Câu 25 Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là
A nguyên tắc nhân đôi B chiều tổng hợp
C nguyên liệu dùng để tổng hợp D số điểm đơn vị nhân đôi
Câu 26 Ở người có bộ NST 2n = 46 Một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân, số
NST có trong tế bào là
Câu 27 Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen?
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của một cơ thể có kiểu gen AaBbDd, nếu không xảy ra đột biến, ta cần xác định tỉ lệ giao tử chứa 3 alen trội Theo lý thuyết di truyền, giao tử có thể chứa các tổ hợp khác nhau của các alen, và tỉ lệ giao tử chứa cả ba alen trội (A, B, D) sẽ được tính toán dựa trên các khả năng tổ hợp của các alen này.
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, do đó, tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội sẽ chứa 3n = 36 nhiễm sắc thể.
Câu 30 Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm
A lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1 3
B phân tử histôn được quấn bởi một đoạn ADN dài 156 cặp nuclêôtit
C lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử prôtêin histôn
D 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit
Câu 31 Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?
A Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế
B Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế
C Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng
D ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã
Câu 32 Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I Một mã di truyền luôn mã hoá cho một loại axit amin
II Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X
III Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin
IV Ở trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất
Cậu 33 Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
A Đột biến gen B Đột biến đa bội
C Đột biến đảo đoạn D Đột biến lặp đoạn
Sử dụng cônsixin để xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb và cho phát triển thành cây hoàn chỉnh có khả năng tạo ra thể tứ bội với kiểu gen tương ứng.
Câu 35 Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử tế tất cả các gen
II Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt
III Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới
IV Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào
Câu 36 Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng
A tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n
B tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể n
C tồn tại thành từng chiếc tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n
D tồn tại thành từng cặp tương đồng khác nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n
Câu 37 Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen
B Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến
C Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen
D Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 38 đến 42
Quá trình phiên mã gen cấu trúc diễn ra trong nhân tế bào nhân thực, tạo ra tiền mARN Tiền mARN sau đó được gắn mũ 5’P, cắt bỏ intron, nối các exon và gắn đuôi polyA để hình thành mARN trưởng thành MARN trưởng thành sau đó di chuyển ra ngoài nhân để tham gia vào quá trình dịch mã Mỗi intron có trình tự cắt đầu 5’, nhánh A và trình tự cắt đầu 3’, và quá trình cắt intron diễn ra theo thứ tự nhất định.
(2) Nối đầu 5’ với vị trí nhánh A
(3) Cắt trình tự đầu 3’, loại bỏ intron
Quá trình ghép nối thay đổi cho phép một số gen tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành từ một tiền mARN ban đầu Ví dụ, một tiền mARN với trình tự “Exon 1- intron 1- êxôn 2 – intron 2 – êxôn 3” có thể trải qua hai kiểu ghép nối Kiểu 1 là cắt bỏ hai intron và nối ba êxôn lại, trong khi kiểu 2 cắt trình tự đầu 5’ của intron 1 và nối với nhánh A của intron 2, loại bỏ “intron 1- êxôn 2 - intron 2” để tạo ra mARN trưởng thành ngắn hơn Quá trình này không chỉ tạo ra nhiều loại mARN mà còn dẫn đến việc dịch mã nhiều loại polipeptit, nhấn mạnh vai trò quan trọng của intron trong tiến hóa.
Câu 38 Giai đoạn nào sau đây không xảy ra trong quá trình hình thành mARN trưởng thành?
A Cắt intron và nối các êxôn B Gắn đuôi polyA
C Gắn mũ 5’P D Cuộn xoắn với protein Histon
Câu 39 Cho các quá trình sau: (1) Cắt trình tự 3’ của intron; (2) Cắt trình tự 5’ của intron;
(3) Nối đầu 5’ của intron với vị trí nhánh A; (4) loại bỏ các intron Thứ tự đúng với quá trình ghép nối mARN là:
Câu 40 Nếu 1 mARN có cấu trúc “êxon 1 - intron 1 - êxôn 2 - intron 2 - êxôn 3 - intron
Giả sử chiều dài của intron và êxôn đều bằng 340A 0, phức hợp enzym cắt intron có khả năng loại bỏ đoạn ARN dài tối đa 1.020A 0 Với quá trình ghép nối thay đổi này, có thể tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau.
Câu 41 mARN trưởng thành được tạo ra theo kiểu ghép nối thứ 2 trong ví dụ trên, có thành phần là
A êxôn 1 – êxôn 2 – êxôn 3 B êxôn 1 – intron 2 – êxôn3
Câu 42 Kết quả của quá trình ghép nối thay đổi một tiền mARN là:
A tạo nhiều loại mARN trưởng thành B tạo 1 loại mARN trưởng thành
C tạo 1 loại polipeptit D tăng hiệu suất phiên mã của một gen
Câu 43 Sự kết hợp giữa giao tử (n + 1) và giao tử (n + 1) có thể làm phát sinh thể dị bội nào dưới đây?
A Thể bốn nhiễm B Thể bốn nhiễm kép
C Thể một nhiễm kép D Thể ba nhiễm
Câu 44 Đột biến lệch bội là
A làm giảm số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng
B làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng
C làm tăng số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng
D làm thay đổi số lượng NST ở tất cả các cặp tương đồng
Câu 45 Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
B Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’
D Nhờ các Enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ
Câu 46 Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau khi phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp
(4) mARN sau khi phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
Câu 47 Hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết nào sau đây?
A Hiđro B Cộng hóa trị C Ion D Este.
III DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Trong một quần thể thực vật lưỡng bội có 3 alen, việc thu thập hạt ngẫu nhiên và xử lý bằng cônxisin để tạo ra các cây tam bội và tứ bội, sau đó cho các cây giao phối ngẫu nhiên qua nhiều thế hệ, dẫn đến sự hình thành nhiều kiểu gen khác nhau Giả sử rằng các cây lưỡng bội, tam bội và tứ bội đều có khả năng tạo giao tử sống và sinh sản bình thường mà không có sự xuất hiện của đột biến gen mới, số kiểu gen tối đa có thể đạt được trong quần thể này sẽ phản ánh sự đa dạng di truyền của nó.
A 31 kiểu gen B 6 kiểu gen C 10 kiểu gen D 15 kiểu gen
Câu 49 Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên NST thường và một gen có
2 alen trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là
Trong một loài sinh vật lưỡng bội, khi xét hai locut gen, locut I nằm trên nhiễm sắc thể thường với 2 alen, trong khi locut II nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X cũng có 2 alen Quá trình ngẫu phối trong quần thể của loài này có thể tạo ra tối đa 8 loại kiểu gen khác nhau cho hai locut trên.
Một loài sinh vật lưỡng bội có hai locut gen trên cùng một NST thường, trong đó locut I có 2 alen và locut II có 3 alen Nếu không có đột biến mới xảy ra, quá trình ngẫu phối có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen cho hai locut này trong quần thể của loài?
Trong quần thể người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, trong khi alen a gây ra bệnh mù màu đỏ và lục Gen B quy định máu đông bình thường, và alen b gây ra bệnh máu khó đông Cả hai gen này đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y Ngoài ra, gen D quy định thuận tay phải, còn alen d quy định thuận tay trái nằm trên nhiễm sắc thể thường Do đó, số kiểu gen tối đa về ba locut này trong quần thể người là một vấn đề thú vị trong di truyền học.
Trong quần thể của một loài thú, có hai locut cần xem xét: locut I với 3 alen (A1, A2, A3) và locut II với 2 alen (B, b) Cả hai locut này nằm trên đoạn không tương đồng của NST X và các alen của chúng liên kết không hoàn toàn Giả sử không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa cho hai locut này trong quần thể sẽ được tính toán.
Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, khi xem xét một locut có 3 alen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, và giả sử không có đột biến xảy ra, số loại kiểu gen tối đa cho locut này trong quần thể có thể được xác định.
Trong một loài động vật, khi xem xét hai locut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, locut I có 2 alen và locut II có 3 alen Đồng thời, trên nhiễm sắc thể thường, locut III có 4 alen Qua quá trình ngẫu phối, quần thể của loài này có thể tạo ra tối đa 24 loại kiểu gen khác nhau.
IV ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Câu 56 đề cập đến việc lai tế bào sinh dưỡng của hai loài, trong đó tế bào I mang kiểu gen AaBb và tế bào II mang kiểu gen Ddee, tạo ra tế bào lai Khi nuôi tế bào lai trong môi trường đặc biệt, cây lai được hình thành Câu hỏi đặt ra là cây lai này tự thụ phấn có khả năng tạo ra bao nhiêu dòng thuần về tất cả các gen.
Câu 57 Một cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn có thể tạo ra số dòng thuần có kiểu gen khác nhau là
Câu 58 Nội dung không phải là cơ sở di truyền của ưu thế lai?
A Cơ thể lai ở trạng thái dị hợp
B Tác động cộng gộp của các gen trội có lợi
C Tương tác gen alen trội, lặn làm mở rộng phạm vi kiểu hình
D Cơ thể lai biểu hiện ưu điểm tốt hơn dạng bố mẹ
Câu 59 Ở thuốc lá, cây aa có khả năng chịu lạnh tới 10 o C, cây AA chịu nóng đến
35 o C Cây thuốc lá Aa chịu được giới hạn nhiệt độ là
Câu 60 Để tạo ra những giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về thân, lá, củ, quả…có giá trị, người ta tiến hành
A tạo ưu thế lai B tạo thể đa bội
C tạo đột biến NST D tạo đột biến gen
Câu 61 Lai tế bào đã có những thành công bước đầu trên đối tượng
A vi sinh vật B thực vật
C động vật D thực vật và động vật
Câu 62 Lai tế bào sinh dưỡng khác loài tạo ra cây có bộ NST là
A thể đơn bội B thể lưỡng bội
C thể lệch bội D của 2 loài
Câu 63 Công nghệ tế bào thực vật không có phương pháp
A nuôi cấy mô B nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn
C cấy truyền phôi D lai tế bào sinh dưỡng
Câu 64 Nhân bản vô tính ở động vật không có vai trò nào sau đây?
A Nhân nhanh động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
B Tạo cơ quan nội tạng động vật đã được chuyển gen người cung cấp để thay thế, ghép nội tạng cho người bệnh
C Nhân nhanh giống vật nuôi có năng suất, giá trị cao
D Cải tạo giống năng suất thấp hoặc tạo ra giống mới
Câu 65 Chọn cụm từ thích hợp cho chỗ trống trong câu sau:
Thành tựu nổi bật nhất của kỹ thuật chuyển gen là sản xuất hoocmon… dùng để chữa bệnh đái tháo đường ở người
Câu 66 Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen
Từ hai dòng thực vật ban đầu có kiểu gen AaBb và DdEe, phương pháp lai xa kết hợp với đa bội hóa có thể tạo ra nhiều quần thể thực vật mới với các kiểu gen đa dạng Những quần thể này sẽ bao gồm các tổ hợp gen khác nhau, góp phần tăng cường tính đa dạng di truyền và khả năng thích ứng của thực vật trong môi trường sống.
A AAbbDDEE, aabbDDee, AABBddee B AAbbDDEE, AabbDdEE, AaBBDDee
C AAbbDDEE, aabbDdEE, aabbDdee D AAbbDDEe, AABbDDee, Aabbddee
Câu 68 Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A Tạo chủng vi khuẩn E coli sản xuất insulin của người
B Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia
C Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp p-carôten (tiền vitamin A) trong hạt
D Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua
Câu 69 Phương pháp tạo giống nào dưới đây có thể áp dụng đối với cả thực vật, động vật và vi sinh vật ?
A Gây đột biến B Sử dụng công nghệ gen
C Dung hợp tế bào trần D Nhân bản vô tính
V SINH THÁI
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 70 đến 72
Cá tuyết nam cực (họ Chaenichthyidae) có hoạt động và trao đổi chất rất chậm, là loài động vật có xương sống duy nhất không chứa hồng cầu và hemoglobin Với hình dạng trong suốt, cá tuyết nặng khoảng 2kg và dài khoảng 0,6m Trong hệ gen của chúng, gen β-globin và α-globin đã bị đột biến thành gen giả, không tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin Là loài biến nhiệt, máu cá tuyết thiếu hemoglobin giúp chúng thích nghi với điều kiện sống lạnh giá của Nam Cực (-2°C) và nồng độ O2 cao Cá tuyết chủ yếu thu nhận O2 qua cơ chế khuếch tán trực tiếp vào máu, với diện tích mang nhỏ và hoạt động trao đổi khí chủ yếu diễn ra qua da nhờ vào mạng lưới mạch máu nhỏ dưới da, giúp cung cấp đủ O2 cần thiết.
Câu 70 Nhiệt độ trong nước tăng thì:
A Nhiệt độ cơ thể cá tăng B Nhiệt độ cơ thể cá giảm
C Nhiệt độ cơ thể cá không đổi D Nhiệt độ cơ thể cá tăng và giảm liên tục
Câu 71 Giải thích nào sau đây đúng về sự thích nghi của loài cá tuyết?
A Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của máu tăng, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của máu
B Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của máu giảm, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của máu
C Khi nhiệt độ tăng, độ nhớt của máu tăng, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của máu
D Độ nhớt của máu không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của máu
Câu 72 Nếu bắt cá tuyết con và nuôi trong vùng biển nhiệt đới thì:
A Cá không thể sống và phát triển
B Cá sống và phát triển bình thường do có đặc điểm thích nghi tốt
C Cá tuyết sống nhưng có nhiều đặc điểm hình thái thay đổi
D Cá tuyết sống và có sản xuất hemoglobin trong máu
Câu 73 Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A Rừng mưa nhiệt đới B Hoang mạc
C Rừng lá rụng ôn đới D Thảo nguyên
Câu 74 Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật
B Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa
C Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt
D Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm
Câu 75 Khi nói về bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A Trong một lưới thức ăn, các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng
B Trong một chuỗi thức ăn, một loài có thể thuộc nhiều bậc đinh dưỡng khác nhau
C Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao nhất là mắt xích khởi đầu của chuỗi thức ăn
D Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các loài động vật ăn thực vật
Câu 76 Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường
B Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường
C Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm
D Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất
Câu 77 Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I Chim ăn sâu và chim ăn hạt cùng sống trên cây nên ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn
II Ổ sinh thái đặc trưng cho loài
III Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng
IV Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó
Câu 78 Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:
A Đồng rêu hàn đới →Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa)
B Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) →Rừng mưa nhiệt đới
C Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) →Đồng rêu hàn đới
D Rừng mưa nhiệt đới →Đồng rêu hàn đới →Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa)
Câu 79 Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau
II Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất
III Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau
IV Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường
Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa mà môi trường không thể cung cấp đủ nguồn sống cho tất cả cá thể, điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cá thể Hệ quả là, một số cá thể có thể không sinh tồn, dẫn đến suy giảm quần thể Tình trạng này cũng có thể gây ra sự suy thoái của môi trường sống và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của hệ sinh thái.
A Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm
B Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau
C Mức sinh sản của quần thể giảm
D Kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng
Câu 81 Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thế
II Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể có sức cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể
Quan hệ cạnh tranh xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao, dẫn đến việc nguồn sống của môi trường không đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá thể.
Quan hệ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức hợp lý, từ đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của quần thể.
Câu 82 Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật
B Bậc dinh dưỡng cẩp 3 là tất cả các loài động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao
C Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất
D Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn
Câu 83 Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
A Mức độ tác động của nhân tố hữu sinh lên cá thể sinh vật không phụ thuộc vào mật độ của quần thể
B Khi mật độ cá thể của các quần thể càng cao thì mức độ tác động của nhân tố hữu sinh càng mạnh
C Khi quần thể chịu tác động của nhân tố hữu sinh thì sẽ không chịu tác động của nhân tố sinh thái vô sinh
D Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh
Câu 84 Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh
II Ổ sinh thải của mỗi loài khác với nơi ở của chúng
III Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng
IV Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau
Câu 85 Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A Lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn ở thảo nguyên
B Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản
C Lưới thức ăn của quần xã vùng ôn đới luôn phức tạp hơn so với quần xã vùng nhiệt đới
D Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã đỉnh cực phức tạp hơn so với quần xã suy thoái
Câu 86 Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống
B Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể
C Nếu kích thước quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ nhau
D Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường
Câu 87 Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây được xếp vào sinh vật sản xuất?
A Động vật bậc thấp B Động vật bậc cao
C Thực vật D Động vật ăn mùn hữu cơ
Câu 88 Cho lưới thức ăn sau, có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng?
Khi tìm hiểu về lưới thức ăn, người ta rút ra một số nhận định:
1 Lưới thức ăn bao gồm 6 chuỗi thức ăn
2 Không tính đến sinh vật phân giải, có 5 mắt xích chung giữa các chuỗi thức ăn
3 Khi gà biến mất khỏi lưới thức ăn thì số lượng thỏ sẽ giảm mạnh
4 Có ba loài sinh vật thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 2
5 Thỏ tham gia vào ba chuỗi thức ăn
Câu 89 Kích thước tối thiểu của quần thể là
A giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường
B số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì sự tồn tại và phát triển
C số lượng các cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng) phân bố trong khoảng không gian của quần thể
D khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển
Câu 90 Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
A Tất cả các quần xã sống ở vùng khí hậu nhiệt đới thường có thành phần loài giống nhau
B Trong quần xã, thường chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật mà không có sự phân tầng của các loài động vật
C Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ đa dạng về loài của quần xã thường vẫn được duy trì ổn định theo thời gian
D Trong cùng một quần xã, nếu điều kiện môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao
Câu 91 Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?
A Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu
B Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
C Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất
D Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường
Câu 92 Khi nói về kích thước quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có đế duy trì và phát
Kích thước tối đa của quần thể là số lượng cá thể lớn nhất mà nó có thể đạt được, dựa trên khả năng cung cấp nguồn sống từ môi trường xung quanh.
C Kích của quần thể thường được duy trì ổn định, ít thay đổi theo thời gian
D Kích thước quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, nhập cư và xuất cư
Câu 93 Khi nói về quần xã, người ta đưa ra các nhận định sau:
1 Quần xã càng đa dạng thì số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn
2 Ở các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài ưu thế
3 Loài chủ chốt thường là sinh vật ăn thịt đầu bảng
4 Loài thứ yếu đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó
Mức độ đa dạng của quần xã sinh vật chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh thái, bao gồm sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt, cũng như sự biến đổi của môi trường vô sinh.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
Câu 94 Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A Trong tự nhiên, chỉ có một loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng
B Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn
C Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau
D Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung
Câu 95 Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu sau đây sai?
Sự phân bố cá thể trong tự nhiên giúp giảm thiểu cạnh tranh giữa các loài và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn sống của môi trường.
B Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài
C Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi
D Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật
Câu 96 Hệ sinh thái nông nghiệp
A có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
B có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
C có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
D có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên
Câu 97 Khi nói về lưới và chuỗi thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?
A Trong một lưới thức ăn, sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau
B Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật
C Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau
D Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau
Câu 98 Cho các phát biểu sau đây về quần xã sinh vật:
(1) Cộng sinh là mối quan hệ chặt chẽ giữa hai loài và các loài cùng có lợi
(2) Trong các quan hệ đối kháng, không có loài nào được lợi
(3) Phong lan bám trên cây gỗ là quan hệ kí sinh
(4) Trong các quan hệ hỗ trợ khác loài, có ít nhất 1 loài được lợi, không có loài nào bị hại
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Câu 99 Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về hệ sinh thái?
(1) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất
Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng di chuyển một chiều từ sinh vật sản xuất đến các bậc dinh dưỡng và cuối cùng là môi trường, mà không có quá trình tái sử dụng.
Chu trình trao đổi chất trong tự nhiên giữa môi trường và quần xã sinh vật sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi hệ sinh thái thiếu vắng các sinh vật tiêu thụ.
(4) Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ
(5) Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn nên hiệu suất sinh thái của các loài sinh vật không cao
Cá chép có khả năng chịu đựng nhiệt độ từ +2°C đến +44°C, trong khi cá rô phi có giới hạn nhiệt độ từ +5,6°C đến +42°C Dựa vào các số liệu này, có thể nhận định rằng cá chép có khả năng sống trong môi trường có nhiệt độ thấp hơn so với cá rô phi, nhưng lại có thể chịu đựng nhiệt độ cao hơn.
A Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn
B Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn
C Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn
D Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn
I CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Câu 1 Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A Tất cả các loài động vật đều có tiêu hóa hóa học
B Trong ống tiêu hóa của người vừa diễn ra tiêu hóa nội bào vừa diễn ra tiêu hóa ngoại bào
C Tất cả các loài động vật có xưong sống đều tiêu hóa theo hình thức ngoại bào
D Trâu, bò, dê, cừu là các loài thú ăn cỏ có dạ dày 4 túi
A đúng vì động vật dù tiêu hóa nội bào hay ngoại bào đều có các enzyme giúp chúng tiêu hóa thức ăn
C đúng vì tiêu hóa ngoại bào có ở sinh vật bậc cao như ĐVCXS
D đúng vì các loài đó là đông vật nhai lại có dạ dày 4 túi
B sai vì ở người chỉ có 1 hình thức tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào (ống tiêu hóa)
Câu 2 Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Nếu cây không có diệp lục a nhưng vẫn chứa diệp lục b cùng các sắc tố khác, cây vẫn có khả năng quang hợp, tuy nhiên, hiệu suất quang hợp sẽ thấp hơn so với khi có diệp lục a.
II Chỉ cần có ánh sáng, có nước và có CO2 thì quá trình quang hợp luôn diễn ra
III Nếu không có CO2 thì không xảy ra quá trình quang phân li nước
IV Quang hợp quyết định 90 đến 95% năng suất cây trồng
Diệp lục b và các sắc tố carotenoit, bao gồm carôten và xantôphin, đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền tải năng lượng đó cho diệp lục a Chỉ diệp lục a mới trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng trong các phản ứng quang hợp.
- II sai vì quang hợp phụ thuộc vào nguyên tố khoáng, nhiệt độ,
Quá trình quang hợp phụ thuộc vào CO2 để diễn ra chu trình Calvin, từ đó tạo ra NADP+ cần thiết cho pha sáng NADP+ đóng vai trò là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền điện tử, vì vậy nếu không có NADP+, quang phân nước sẽ không thể xảy ra.
- IV đúng vì quang hợp tạo ra 90% đến 95% lượng chất khô trong cơ thể thực vật (gồm
3 loại nguyên tố là C, H, O) Vây có 2 ý đúng (III, IV) => Chọn A
Câu 3 Ở thực vật, nước chủ yếu được thoát ra ngoài qua bộ phận nào sau đây của lá?
A Khí khổng B Bề mặt lá C Mô dậu D Mạch gỗ
Sự thoát hơi nước của lá qua 2 cách:
- Qua tế bào khí khổng (chủ yếu)
- Qua lớp cutin trên bề mặt lá
Câu 4 Khi nói về hoạt động của hệ mạch trong hệ tuần hoàn của người, phát biểu nào sau đây sai?
A Máu di chuyển càng xa tim thì tốc độ lưu thông của máu càng chậm
B Máu di chuyển càng xa tim thì áp lực của máu lên thành mạch càng giảm
C Vận tốc máu phụ thuộc chủ yếu vào tổng thiết diện của mạch máu
D Nếu giảm thể tích máu thì sẽ làm giảm huyết áp
- A sai vì tốc độ lưu thông của máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó tăng dần từ mao mạch về tĩnh mạch
- B đúng vì càng xa tim thì huyết áp càng giảm
Vận tốc máu chủ yếu phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch máu, bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng bởi lực bơm của tim và độ đàn hồi của thành mạch.
- D đúng vì giảm thể tích máu thì lực tác động của máu lên thành mạch sẽ giảm nên sẽ giảm huyết áp
Câu 5 Cây xanh hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?
A CaSO4 B Ca(OH)2 C Ca 2+ D Ca
Cây hấp thụ các nguyên tố khoáng dưới dạng ion hòa tan, và trong số các ion này, chỉ có ion Ca2+ là cây có khả năng hấp thụ.
Câu 6 Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A Ốc bươu vàng B Bồ câu C Rắn D Cá chép
Hệ tuần hoàn hở xuất hiện chủ yếu ở đa số động vật thân mềm, ngoại trừ mực ống, và các loài chân khớp Trong số những động vật này, ốc bươu vàng là đại diện duy nhất thuộc nhóm thân mềm.
Câu 7 Phôtpho ở dạng nào sau đây sẽ được rễ cây hấp thụ?
HPO4 - là dạng photpho rễ cây hấp thụ được => Chọn B
Câu 8 Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?
A Tiêu hóa nội bào B Tiêu hóa ngoại bào
C Tiêu hóa ngoại bào và nội bào D Tiêu hóa cơ học
Giải Động vật đơn bào có cấu tạo đơn giản chỉ gồm 1 tế bào nên tiêu hóa bằng hình thức nội bào => Chọn A
Câu 9 Hiện tượng ứ giọt ở các cây thân thảo vào mỗi buổi sáng sớm là do
A lực thoát hơi nước của lá đã kéo nước từ rễ lên lá
B lực đẩy của áp suất rễ đã đẩy nước từ rễ lên lá
C lực liên kết giữa nước với thành phần mạch dẫn đã đẩy nước từ rễ lên lá
D quá trình hô hấp của cây đã tạo ra nước và ngưng tụ ở bề mặt lá
Hiện tượng ứ giọt ở các cây thân thảo vào mỗi buổi sáng sớm là do lực đẩy của áp suất rễ đã đẩy nước từ rễ lên lá => Chọn B
Câu 10 Ở loài động vật nào sau đây, hệ tuần hoàn không tham gia vận chuyển O2?
A Giun đất B Bồ câu C Châu chấu D Rắn
Vì côn trùng có hệ thống ống khí đưa khí đến tận các tế bào => Chọn C
Câu 11 Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
A Châu chấu B Sư tử C Chuột D Ếch đồng
Câu 12 Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A Châu chấu B Cá sấu C Mèo rừng D Cá chép
Hệ tuần hoàn hở có ở thân mềm và chân khớp
B là động vật bò sát, C là lớp thú, D là lớp cá Chúng đều có hệ tuần hoàn kín
Câu 13 Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
I Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phân
II Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa nội bào
III Ở người, vừa tiêu hóa nội bào vừa tiêu hóa ngoại bào
IV Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn
- Có hai phát biểu đúng là I, II
- III sai vì ở người chỉ có tiêu hóa ngoại bào
- IV sai vì ngựa, thỏ là động vật ăn cỏ, nhưng chúng có dạ dày đơn chứ không phải dạ dày 4 ngăn => Chọn B
Câu 14 Chức năng chính của hệ tuần hoàn là:
A Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài
B Vận chuyển các chất đến các bộ phận trong cơ thể
C Hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn vào cơ thể
D Phân giải các chất cung cấp năng lượng ATP cho tế bào
Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất cần thiết giữa các bộ phận trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra hiệu quả.
- Vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng tới các tế bào
- Vận chuyển chất thải đến cơ quan bài tiết…
- Đáp án A sai vì đó là chức năng của hệ hô hấp ở động vật
- Đáp án C sai vì là chức năng của hệ tiêu hóa
- Đáp án D sai vì đó là kết quả của quá trình dị hóa Ví dụ: Hô hấp ở cấp độ tế bào Phương trình hô hấp tổng quát:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (Nhiệt + ATP)
Câu 15 Trong quá trình tiêu hóa ở loài Thủy tức, enzim tiêu hóa trong lòng túi được tiết ra từ đâu?
A Tế bào tuyến B Tế bào trong xúc tu
C Tế bào biểu mô D Lizôxôm trong tế bào thành túi
Túi tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều tế bào và có một lỗ thông duy nhất, vừa đóng vai trò là miệng vừa là hậu môn Trên thành túi, nhiều tế bào tuyến có chức năng tiết enzyme tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả.
Câu 16 Quá trình tiêu hóa xenlulôzơ của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở
A dạ múi khế B dạ tổ ong C dạ lá sách D dạ cỏ
Quá trình tiêu hóa xenlulôzơ ở động vật nhai lại chủ yếu diễn ra trong dạ cỏ, nơi có vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim xenlulaza cùng các enzim tiêu hóa khác Những enzim này giúp phân hủy các chất hữu cơ trong tế bào thực vật thành các chất dinh dưỡng đơn giản, cung cấp năng lượng cho động vật.
- Dạ múi khế tiết pépin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ
- Dạ tổ ong: Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
- Dạ lá sách: Hấp thụ bớt nước trong thức ăn
Câu 17 Cho nhiều hạt nảy mầm vào một bình nối kín với ống đựng nước vôi trong hay
Ca(OH)2 loãng, sau một thời gian nước vôi vẫn đục chứng tỏ
A hô hấp tiêu thụ ôxi B hô hấp sản sinh CO2
C hô hấp giải phóng hóa năng D hô hấp sinh nhiệt
Hạt đang nảy mầm thực hiện quá trình hô hấp, dẫn đến sự sinh ra khí CO2 Khi khí CO2 này tác dụng với dung dịch nước vôi, sẽ làm cho nước vôi trở nên vẩn đục do sự hình thành kết tủa CaCO3.
Câu 18 Xét các đặc điểm sau:
(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?
Hệ tuần hoàn hở chủ yếu xuất hiện ở động vật thân mềm như ốc sên và trai, cũng như ở chân khớp như côn trùng và tôm Trong hệ thống này, máu được tim bơm vào động mạch và sau đó chảy vào khoang cơ thể qua tĩnh mạch, nơi nó tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào Máu trong động mạch có áp lực thấp và chảy với tốc độ chậm, không có mao mạch Các đặc điểm chính của hệ tuần hoàn hở bao gồm: 1, 2, 4, 5.
Câu 19 Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3 - thành N2?
A Vi khuẩn amôn hóa B Vi khuẩn cố định nitơ
C Vi khuẩn nitrat hóa D Vi khuẩn phản nitrat hóa
Câu 20 Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
A Ếch đồng B Tôm sông C Mèo rừng D Chim sâu
- Ếch hô hấp bằng phổi và da
- Mèo và chim hô hấp bằng phổi => Chọn B
Câu 21 Nhóm động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A Diều hâu, quạ, bồ câu B Voi, hươu, nai, bò
C Chuột, thỏ, ngựa D Hổ, báo, gà rừng
- Lớp chim có dạ dày kép (da dày cơ, dạ dày tuyến)
- Thú ăn thịt dạ dày đơn và một số thú ăn cỏ dạ dày đơn (thỏ, ngựa)
II CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 22 Khi nói về di truyền ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A Nếu ADN trong nhân bị đột biến sẽ luôn di truyền cho đời con
B Tất cả các tế bào đều có ADN ti thể và lục lạp
C ADN luôn có các prôtêin histon liên kết để bảo vệ
D Quá trình tái bản ADN chủ yếu xảy ra trong nhân
Đột biến chỉ có thể được di truyền cho thế hệ sau khi nó xuất hiện trong giao tử Giao tử này phải tham gia vào quá trình thụ tinh để tạo ra hợp tử, và hợp tử đó sẽ phát triển thành một cơ thể mới.
- B sai vì ở tế bào động vật không có ADN lục lạp
- C sai vì ADN tế bào chất (ở ti thể, lục lạp) không cấu thành nên NST nên không có prôtêin histôn
Tế bào có hai hệ thống di truyền chính: hệ thống di truyền trong nhân và hệ thống di truyền tế bào chất Trong đó, hệ thống di truyền trong nhân giữ vai trò chủ yếu trong việc truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 23 Loại biến dị nào sau đây có thể sẽ làm cho sản phẩm của gen bị thay đổi về cấu trúc?
A Đột biến lệch bội B Biến dị thường biến
C Đột biến gen D Đột biến đa bội
Sản phẩm của gen bao gồm ARN hoặc chuỗi pôlipeptit, và chỉ có sự thay đổi trong gen do đột biến mới có thể làm biến đổi sản phẩm này Trong các loại biến dị, chỉ đột biến gen mới có khả năng thay đổi sản phẩm của gen.
Các loại đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST) ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm của gen Cụ thể, đột biến đa bội làm tăng số lượng sản phẩm của gen, trong khi đột biến thể một (2n - 1) dẫn đến sự giảm số lượng sản phẩm của gen.
- Thường biến chỉ làm biến đổi về kiểu hình mà không làm biến đổi về kiểu gen nên không làm thay đổi sản phẩm của gen
Câu 24 Trong cà chua, alen A quy định quả đỏ hoàn toàn trội so với alen a quy định quả vàng Cây tứ bội khi giảm phân chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường Theo lý thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội Aaaa x Aaaa sẽ cho tỷ lệ kiểu hình nhất định.
A 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng B 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng
C 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng D 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng
Kiểu gen Aaaa tạo ra giao tử aa với tỉ lệ 1/2 Khi thực hiện phép lai giữa hai cá thể Aaaa, đời con sẽ có kiểu hình đồng hợp lặn (aaaa) với tỉ lệ 1/4.
=> Tỉ lệ kiểu hình ở đời con = 3 đỏ : 1 trắng
Câu 25 Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là
A nguyên tắc nhân đôi B chiều tổng hợp
C nguyên liệu dùng để tổng hợp D số điểm đơn vị nhân đôi
Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và nhân sơ diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn Quá trình này tổng hợp theo chiều 5’ → 3’ và sử dụng nucleotit từ môi trường nội bào.
- Điểm khác nhau là sinh vật nhân thực có nhiều điểm đơn vị nhân đôi nên rút ngắn được thời gian nhân đôi
Câu 26 Ở người có bộ NST 2n = 46 Một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân, số
NST có trong tế bào là
Kỳ sau của nguyên phân, tế bào có bộ NST là 4n đơn Ở người là 4n = 92 đơn
Câu 27 Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen?
Kiểu gen dị hợp là cặp gen có 2 alen khác nhau (Aa, Bb )
Trong một cơ thể có kiểu gen AaBbDd, khi tiến hành quá trình giảm phân tạo giao tử mà không xảy ra đột biến, tỷ lệ giao tử chứa cả ba alen trội (A, B, D) sẽ được tính toán Theo lý thuyết di truyền, tỷ lệ này chiếm 1/8 hoặc 12,5% tổng số giao tử được tạo ra.
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24 Tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội phát sinh từ loài này sẽ chứa 3n = 36 nhiễm sắc thể.
Câu 30 Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm
A lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1 3
B phân tử histôn được quấn bởi một đoạn ADN dài 156 cặp nuclêôtit
C lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử prôtêin histôn
D 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit
Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 13/4 vòng => Chọn A
Câu 31 Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?
A Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế
B Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế
C Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng
D ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã
- Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, khi môi trường có hay không có lactôzơ thì gen điều hòa R luôn tổng hợp prôtêin ức chế
- A sai vì khi môi trường có lactôzơ thì một số phân tử lactôzơ mới liên kết với prôtêin ức chế
- C sai vì khi môi trường có lactôzơ thì các gen cấu trúc Z, Y, A mới phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng
- D sai vì ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã khi môi trường có lactôzơ => Chọn B
Câu 32 Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I Một mã di truyền luôn mã hoá cho một loại axit amin
II Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X
III Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin
IV Ở trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất
- Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV
- I sai vì mã kết thúc không quy định tổng hợp axit amin
Cậu 33 Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
A Đột biến gen B Đột biến đa bội
C Đột biến đảo đoạn D Đột biến lặp đoạn
- Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc gen
- Đột biến đảo đoạn và lặp đoạn làm thay đổi cấu trúc NST
- Đột biến đa bội làm thay đổi số lượng NST
Sử dụng cônsixin để xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb và cho phát triển thành cây hoàn chỉnh có thể tạo ra thể tứ bội với kiểu gen AABB.
Cây lưỡng bội (2n) → cây tứ bội (4n)
Câu 35 Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử tế tất cả các gen
II Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt
III Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới
IV Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV Giải thích:
- I đúng vì khi đa bội hóa thì tất cả các gen đều được gấp đôi thành đồng hợp
- II sai vì thể dị đa bội có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội nên thường có khả năng sinh sản hữu tính bình thường
- III đúng vì thể dị đa bội có bộ NST mới nên bị cách li sinh sản với dạng bố mẹ nên có thể trở thành loài mới
Việc dung hợp tế bào trần khác loài tạo ra tế bào song nhị bội là một quá trình quan trọng Tế bào song nhị bội này, khi được nuôi cấy trong điều kiện thích hợp, sẽ phát triển thành một cơ thể song nhị bội hoàn chỉnh.
Câu 36 Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng
A tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n
B tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể n
C tồn tại thành từng chiếc tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n
D tồn tại thành từng cặp tương đồng khác nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n
Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng xuất hiện theo từng cặp tương đồng, có hình thái, kích thước và trình tự gen giống nhau, tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.
Câu 37 Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen
B Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến
C Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen
D Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến
- A đúng nếu như đột biến thay thế 1 căp nu cùng loại Ví dụ: A = T bằng T = A
- B đúng vì đột biến điểm có thể có lợi hoặc trung tính
- C đúng vì khi đột biến thay thế khác cặp nu hay đột biến mất hoặc thêm sẽ làm thay đổi số liên kết hidro của gen
- D sai vì Aa không là thể đột biến ( alen a là alen đột biến) => Chọn D
Câu 38 Giai đoạn nào sau đây không xảy ra trong quá trình hình thành mARN trưởng thành?
A Cắt intron và nối các êxôn B Gắn đuôi polyA
C Gắn mũ 5’P D Cuộn xoắn với protein Histon
D: ADN cuộn xoắn với protein Histon tạo nên cấu trúc NST => Chọn D
Câu 39 Cho các quá trình sau: (1) Cắt trình tự 3’ của intron; (2) Cắt trình tự 5’ của intron;
(3) Nối đầu 5’ của intron với vị trí nhánh A; (4) loại bỏ các intron Thứ tự đúng với quá trình ghép nối mARN là:
Mỗi intron đều có trình tự cắt đầu 5’, nhánh A, trình tự cắt đầu 3’ Quá trình cắt intron xảy ra theo thứ tự:
(2) Nối đầu 5’ với vị trí nhánh A
(3) Cắt trình tự đầu 3’, loại bỏ intron
Câu 40 Nếu 1 mARN có cấu trúc “êxon 1 - intron 1 - êxôn 2 - intron 2 - êxôn 3 - intron
Giả sử chiều dài của intron và êxôn đều là 340A0, phức hợp enzym cắt intron sẽ loại bỏ đoạn ARN dài tối đa 1.020A0 Trong quá trình ghép nối thay đổi, có thể tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau.
Chiều dài của các đoạn intron cần cắt không được vượt quá chiều dài của phức hợp enzyme cắt intron Do đó, đoạn ARN tối đa có thể bị cắt bỏ bao gồm "intron 1 – exon 2 – intron 2" và "intron 2 – exon".
3 – intron 3”; đoạn ngắn nhất là từng intron
Cắt đoạn intron 1 – exon 2 – intron 2, ta có 1 loại: Exon 1- Exon 3- Exon 4
Cắt đoạn intron 2 – exon 3 – intron 3, ta có 1 loại: Exon 1- Exon 2- Exon 4
2 exon đầu và cuối cố định không thay đổi, cắt từng đoạn intron (intron 1, intron 2, intron 3), ta có 2 loại:
Exon 1- Exon 3- Exon 2- Exon 4 Vậy ta có 4 loại mARN trưởng thành
Câu 41 mARN trưởng thành được tạo ra theo kiểu ghép nối thứ 2 trong ví dụ trên, có thành phần là
A êxôn 1 – êxôn 2 – êxôn 3 B êxôn 1 – intron 2 – êxôn3
Cắt đoạn intron 1- exon 2- intron 2, ta có cấu trúc mARN trưởng thành:
Câu 42 Kết quả của quá trình ghép nối thay đổi một tiền mARN là:
A tạo nhiều loại mARN trưởng thành B tạo 1 loại mARN trưởng thành
C tạo 1 loại polipeptit D tăng hiệu suất phiên mã của một gen
Quá trình ghép nối thay đổi tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành từ một gen, dẫn đến việc dịch mã tạo ra nhiều loại polipeptit khác nhau Điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của intron trong tiến hóa.
Câu 43 Sự kết hợp giữa giao tử (n + 1) và giao tử (n + 1) có thể làm phát sinh thể dị bội nào dưới đây?
A Thể bốn nhiễm B Thể bốn nhiễm kép
C Thể một nhiễm kép D Thể ba nhiễm
Thể bốn hoặc thể ba kép
Câu 44 Đột biến lệch bội là
A làm giảm số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng
B làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng
C làm tăng số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng
D làm thay đổi số lượng NST ở tất cả các cặp tương đồng
Giải Đột biến lệch bội là làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng.
Câu 45 Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo
B Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’
D Nhờ các Enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ
Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ → 3’ => chọn C
Câu 46 Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau khi phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp
(4) mARN sau khi phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
A (1) và (4) B (2) và (3) C (3) và (4) D (2) và (4) Giải
- (1) sai vì sau phiên mã ở nhân thực chỉ tạo tiền mARN trong khi ở nhân sơ tạo mARN trưởng thành tham gia ngay vào dịch mã
- (4) đúng với sv nhân thực
Câu 47 Hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết nào sau đây?
A Hiđro B Cộng hóa trị C Ion D Este
Hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết hiđro: A liên kết T bằng 2 liên kết H, G liên kết với X bằng 3 liên kết H => Chọn A.